Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 206 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

---------o0o--------

TRẦN THỊ THẮNG

THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN
TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

UẬN N TIẾN S

HÀ NỘI – 2019

INH TẾ


iii

MỤC ỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... II
MỤC LỤC ............................................................................................................... III
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... VI
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................. VIII
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÀI
CHÍNH TOÀN DIỆN ..............................................................................................25


1.1. TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN............................................................25
1.1.1. Khái niệm tiếp cận tài chính toàn diện........................................................................ 25
1.1.2. Vai trò của tiếp cận tài chính ....................................................................................... 27
1.2. CÁC CHỈ TIÊU Đ NH GIÁ TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ..........31
1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá tiếp cận tài chính toàn diện của Global Findex ............................ 32
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá tiếp cận tài chính toàn diện theo phương pháp phân tích thành
phần cơ bản (PCA) .................................................................................................................. 35
1.2.3. Chỉ số tiếp cận tài chính toàn diện của Sarma............................................................ 37
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN
...................................................................................................................................39
1.3.1. Nhóm nhân tố từ phía cầu ............................................................................................ 40
1.3.2. Nhóm nhân tố từ phía cung.......................................................................................... 41
1.3.3. Nhóm nhân tố môi trường kinh tế - xã hội ................................................................. 44
1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÀI CHÍNH
TOÀN DIỆN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM .....................................................46
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện ................................. 46
1.4.2. Bài học cho Việt Nam .................................................................................................. 57
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ..........................................................................................66
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN| TẠI
CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ .....................................................................67


iv

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC TỈNH ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ .......................................................................................................67
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................................... 67
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................................. 68
2.2. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI CÁC TỈNH
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ...........................................................................................71

2.2.1. Lựa chọn bộ chỉ số đánh giá ........................................................................................ 71
2.2.2. Thực trạng tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ ................. 72
2.3. Đ NH GIÁ THỰC TRẠNG TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI
CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ......................................................................87
2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................................... 87
2.3.2. Hạn chế .......................................................................................................................... 88
2.3.3. Nguyên nhân ................................................................................................................. 90
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ..........................................................................................97
CHƢƠNG 3..............................................................................................................98
MÔ HÌNH

ƢỢNG HÓA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI TIẾP CẬN

TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ...............98
3.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................98
3.2. MÔ TẢ DỮ LIỆU THU THẬP ......................................................................100
3.2.1. Giới tính và độ tuổi của khách hàng ......................................................................... 100
3.2.2. Nghề nghiệp của khách hàng ..................................................................................... 101
3.2.3. Thu nhập của khách hàng........................................................................................... 102
3.2.4. Nơi sống của khách hàng ........................................................................................... 103
3.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN
.................................................................................................................................105
3.3.1. Các nhân tố từ phía cầu .............................................................................................. 105
3.3.2. Các nhân tố từ phía cung ............................................................................................ 127
3.4. ƢỢNG HÓA ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TIẾP CẬN TÀI
CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ......................135


v


3.4.1. Lựa chọn mô hình ....................................................................................................... 135
3.4.2. Kết quả và bình luận ................................................................................................... 140
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ........................................................................................148
CHƢƠNG 4 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÀI
CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ .....................149
4.1. ĐỊNH HƢỚNG THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIÊN TẠI
CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ....................................................................149
4.1.1. Định hướng, chiến lược phát triển kinh tế các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ đến năm
2025 ........................................................................................................................................ 149
4.1.2. Định hướng thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ
................................................................................................................................................. 151
4.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÀI CHÍNH
TOÀN DIÊN TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ .....................................154
4.2.1. Khuyến nghị 1 ............................................................................................................. 154
4.2.2. Khuyến nghị 2 ............................................................................................................. 156
4.2.3. Khuyến nghị 3 ............................................................................................................. 158
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ........................................................................................161
KẾT LUẬN ............................................................................................................162
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC
GIẢ CÓ LIÊN QUAN ...........................................................................................164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................165
PHỤ LỤC ...............................................................................................................178


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

STT


Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt

Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh

1.

ATM

Máy rút tiền tự động

4.

CSDL

Cơ sở dữ liệu

5.

FATF

Tổ công tác hành động tài chính

6.

Fintech

Công nghệ tài chính số

7.


GDP

Thu nhập bình quân đầu người

8.

G2P

Chính phủ với cá nhân

Government to person

9.

ICT

Công nghệ thông tin và truyền

Information and

10.

KYC

thông
Yêu cầu về khách hàng

Communication Technology
Know Your Customer


11

MCC

Công ty tín dụng nhỏ

MicroCredit Mompany

12.

MSE

Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Micro and small enterprises

13.

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

14.

NHHTX

Ngân hàng Hợp tác xã

15.


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

16.

NHNNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

17.

NHTM

triên nông thôn
Ngân hàng thương mại

18.

NHPT

Ngân hàng phát triển

19.

NHTW

Ngân hàng trung ương

20.


P2P

Ngang hàng

Peer-to-peer

21.
.

POS

Điểm bán hàng

Point of sale

22

POT

Điểm giao dịch

Point of transaction

23.

RBI

Ngân hàng Trung ương Ấn Độ

Reserve Bank of India


24

RCC

Hợp tác xã tín dụng nông thôn

Rural credit cooperatives

25.

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

26.

TCTD

Tổ chức tín dụng

Automated teller machine

Financial Technology


vii

27.


TCTC

Tiếp cận tài chính

28.

TCVM

Tài chính vi mô

29.

TCTCVM

Tổ chức tài chính vi mô

30.

UBND

Ủy ban nhân dân

31.

WB

Ngân hàng thế giới

World Bank



viii

DANH MỤC C C BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các yếu tố về dân số vùng Đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 2013 - 2017 ............ 68
Bảng 2.2: Chỉ số đánh giá tiếp cận tài chính toàn diện của Global Findex sử dụng trong
nghiên cứu ................................................................................................................................ 72
Bảng 2.3: Số lượng chi nhánh ngân hàng tại các tỉnh của vùng Đồng bằng Bắc Bộ giai
đoạn 2013 - 2017 (Số chi nhánh/100.000 người trưởng thành).......................................... 74
Bảng 2.4: Số lượng chi nhánh ngân hàng tại các tỉnh của vùng Đồng bằng Bắc Bộ giai
đoạn 2013 - 2017 (Số chi nhánh/1.000km2) ........................................................................ 75
Bảng 2.5: Số lượng máy ATM và thẻ ATM tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 2013
– 2017 ....................................................................................................................................... 77
Bảng 2.6: Tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng của các tỉnh tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ giai
đoạn 2013 – 2017 .................................................................................................................... 80
Bảng 2.7: Vay vốn tại ngân hàng của các tỉnh tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn
2013 - 2017 .............................................................................................................................. 82
Bảng 2.8: Số lượng của POS và thẻ các loại vùng Đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 2013 –
2017 .......................................................................................................................................... 86
Bảng 3.1: Độ tuổi của khách hàng tham gia khảo sát ........................................................ 101
Bảng 3.2: Nghề nghiệp của khách hàng tham gia khảo sát ............................................... 102
Bảng 3.3: Thu nhập của khách hàng tham gia khảo sát .................................................... 103
Bảng 3.4: Địa phương của khách hàng tham gia khảo sát ................................................ 104
Bảng 3.5: Số lượng tài khoản ngân hàng giao dịch của khách hàng ................................ 105
Bảng 3.6: Số lượng tài khoản ngân hàng giao dịch theo độ tuổi ...................................... 106
Bảng 3.7: Số lượng tài khoản ngân hàng giao dịch theo nghề nghiệp ............................. 107
Bảng 3.8: Số lượng tài khoản ngân hàng giao dịch theo thu nhập ................................... 109
Bảng 3.9: Số lượng tài khoản ngân hàng giao dịch theo nơi sống ................................... 110
Bảng 3.10: Số người sử dụng thẻ ATM, thẻ tín dụng theo độ tuổi .................................. 112

Bảng 3.11: Số người sử dụng thẻ ATM, thẻ tín dụng theo nghề nghiệp ......................... 113


ix

Bảng 3.12: Số người sử dụng thẻ ATM, thẻ tín dụng theo thu nhập ............................... 114
Bảng 3.13: Số người sử dụng thẻ ATM, thẻ tín dụng theo nơi ở ..................................... 115
Bảng 3.14: Tần suất gửi tiết kiệm của khách hàng theo giới tính..................................... 116
Bảng 3.15: Tần suất gửi tiết kiệm của khách hàng theo độ tuổi ....................................... 117
Bảng 3.16: Tần suất gửi tiết kiệm của khách hàng theo nghề nghiệp .............................. 117
Bảng 3.17: Số lượng người sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng theo độ tuổi .... 119
Bảng 3.18: Số lượng người sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng theo nghề nghiệp
................................................................................................................................................. 120
Bảng 3.19: Số lượng người sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng theo thu nhập . 121
Bảng 3.20: Các hình thức thanh toán qua ngân hàng được khách hàng sử dụng ........... 122
Bảng 3.21: Các dịch vụ được thanh toán qua điện thoại di động ..................................... 123
Bảng 3.22: Khách hàng sử dụng vốn vay theo độ tuổi ...................................................... 124
Bảng 3.23: Khách hàng sử dụng vốn vay theo nghề nghiệp ............................................. 125
Bảng 3.24: Khách hàng sử dụng vốn vay theo thu nhập ................................................... 125
Bảng 3.25: Khách hàng sử dụng vốn vay theo nơi ở ......................................................... 126
Bảng 3.26: Nguồn vốn vay khách hàng sử dụng ............................................................... 127
Bảng 3.27: Lý do không gửi tiền tiết kiệm ngân hàng của khách hàng ........................... 130
Bảng 3.28: Lý do khách hàng không vay được vốn ngân hàng ....................................... 132
Bảng 3.29: Lý do khách hàng sử dụng nguồn vốn phi chính thức ................................... 134
Bảng 3.30: Lý do khách hàng sử dụng nguồn vốn phi chính thức ................................... 142
Bảng 3.31: Các nhân tố ảnh hưởng đến TCTC ở vùng Đồng bằng Bắc bộ. ................... 143


x


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tài chính toàn diện ......................................... 45
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng máy ATM tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 2013 - 2017 . 76
Biểu đồ 2.2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tiền gửi của dân cư vùng Đồng bằng Bắc Bộ
giai đoạn 2013 – 2017 ............................................................................................................. 78
Biểu đồ 2.3: Tình hình vay vốn tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 2013 - 2017 ..... 81
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng thẻ ngân hàng vùng Đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 2013
– 2017 ....................................................................................................................................... 84
Biểu đồ 2.5: Số lượng POS và giá trị giao dịch qua POS vùng Đồng bằng Bắc Bộ giai
đoạn 2013 – 2017 .................................................................................................................... 85
Biểu đồ 3.1: Giới tính của khách hàng tham gia khảo sát ................................................. 100
Biểu đồ 3.2: Nơi sống của khách hàng tham gia khảo sát ................................................. 103
Biểu đồ 3.3: Số lượng khách hàng có tài khoản ngân hàng .............................................. 105
Biểu đồ 3.4: Số lượng người sử dụng thẻ ATM, thẻ tín dụng .......................................... 111
Biểu đồ 3.5: Số người gửi tiết kiệm ngân hàng .................................................................. 116
Biểu đồ 3.6: Số lượng người sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ....................... 118
Biểu đồ 3.7: Số người sử dụng vốn vay .............................................................................. 123
Biểu đồ 3.8: Lý do khách hàng không có tài khoản ngân hàng ........................................ 129
Biểu đồ 3.9: Lý do khách hàng không sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ....... 131


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Tài chính toàn diện hay tiếp cận tài chính toàn diện được hiểu khái quát
là các dịch vụ tài chính được cung ứng tới mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là
đối với nhóm người dễ bị tổn thương, theo cách thức thuận tiện và phù hợp với nhu
cầu, nhằm thông qua đó góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư

và tiết kiệm trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Trải qua nhiều
thập kỷ, tài chính toàn diện đã trở thành tầm nhìn chung của toàn thế giới trong sứ
mệnh xóa đói, giảm nghèo, hướng tới một xã hội ổn định, công bằng và thịnh
vượng, nơi mọi người đều được thụ hưởng những thành quả do phát triển kinh tế
đem lại. Chính vì thế tiếp cận tài chính toàn diện đã trở thành chương trình nghị sự
không chỉ ở cấp quốc gia của một nước mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới.
Mặc dù trong thời gian qua các nước đã đạt được những thành quả nhất định
về tăng trưởng kinh tế và mở rộng tiếp cận tài chính, song vẫn còn khoảng trống lớn
trong việc tiếp cận tài chính vì trên thế giới vẫn còn rất nhiều người chưa được tiếp
cận với các dịch vụ ngân hàng. Ở Việt Nam, có đến 70% người dân Việt Nam chưa
tiếp cận với dịch vụ ngân hàng1, một tỷ lệ đáng kể người dân không có cơ hội tiếp
cận dịch vụ tài chính chính thức, cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch dịch vụ tài chính
chính thức thấp so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Nhất là
người dân nghèo, phụ nữ và các đối tượng dễ bị tổn thương, họ gặp nhiều rào cản
khi tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức do thiếu khuôn khổ pháp lý đồng
bộ; cơ sở hạ tầng tài chính phát triển chưa đồng đều và, kiến thức về tài chính và
bảo vệ người tiêu dùng còn hạn chế. Có đến một nửa dân số của Việt Nam không có
tài khoản ngân hàng tại một tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính chính thức (Đức
Dũng, 2018). Phần lớn người dân sống ở khu vực nông thôn chưa được tiếp cận với
những dịch vụ tài chính cơ bản của các tổ chức tài chính chính thức, họ vẫn quen
với cách sử dụng tài chính truyền thống. Những lý do chính được đưa ra là vì địa

1 />
20180323150709367.htm


2

bàn quá xa, mạng lưới quy mô ngân hàng còn hạn chế, số lượng máy ATM ít, chi
phí dịch vụ cho khoản tiết kiệm và cho vay nhỏ cao, thông tin tín dụng còn nghèo,

yêu cầu khi mở tài khoản nhiều giấy tờ, thủ tục rườm rà.
Đồng bằng Bắc Bộ là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, là
một vùng nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, với mật
độ dân số cao nhất Việt Nam, hơn 22 triệu người, chiếm tỷ lệ 22,3% tổng dân số cả
nước (Niên giám thông kê, 2017). Trong đó, người dân sống bằng nghề nông
nghiệp chiếm xấp xỉ 62% tổng người dân cả vùng, những người này thường không
có trình độ, thu nhập không ổn định và kiến thức về tài chính chưa nhiều. Cho nên
dân ở nông thôn thì khó tiếp cận tài chính hơn so với người người dân thành thị do
thu nhập thấp, mật độ chi nhánh ngân hàng thưa, trình độ hiểu biết về tài chính chưa
cao, việc sở hữu tài khoản của người dân trong vùng chưa cao, khả năng tiếp cận
với dịch vụ tiết kiệm, tín dụng còn gặp nhiều khó khăn… mà đây lại là nhóm khách
hàng tiềm năng. Nếu thúc đẩy TCTC ở đây thì sẽ thúc đẩy TCTC chung của cả
nước, kích thích tăng trưởng kinh, giảm đói nghèo và bất bình đẳng trong xã hội.
Chính vì thế, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu ―Thúc đẩy tiếp cận tài chính
toàn diện tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ‖ với mong muốn tìm hiểu thực trạng tiếp cận
tài chính toàn diện tại Việt Nam thông qua các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. Trên cơ sở
nghiên cứu những kết quả đạt được, một số hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại
để đề xuất một số khuyến nghị chính sách với các cơ quan chức năng nhằm thúc
đẩy tiếp cận tài chính toàn diện các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và trên cả
nước nói chung.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, chủ đề tiếp cận tài chính (TCTC) hay tiếp cận tài
chính toàn diện (Financial Inclusion) đã được các tổ chức, các nước trên thế giới
quan tâm, đồng thời có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng cho đến
nay chưa có định nghĩa thống nhất nào về TCTC, bản thân nó luôn có những điều
chỉnh và cụ thể hóa theo từng góc độ tiếp cận mà nó được sử dụng. Do vậy, khái
niệm về TCTC được thể hiện rất đa dạng, phụ thuộc vào mục tiêu của từng quốc gia


3


đối với TCTC, từng mục đích hoạt động của các tổ chức quốc tế.
a/ Về khái niệm TCTC toàn diện
Nhìn từ góc độ người dân và doanh nghiệp, TCTC là mức độ tiếp cận của các
hộ gia đình và doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ gia đình nghèo hơn, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, đối với các dịch vụ tài chính. Nhưng có sự khác biệt quan trọng
trong cách sử dụng và theo thời gian. Nếu như Cyn-Young Park & Rogelio V.
Mercado Jr. (2015) khẳng định "TCTC là sẵn sàng tiếp cận các hộ gia đình và
doanh nghiệp với các dịch vụ tài chính có giá cả hợp lý" thì năm 2014 WB cho rằng
―TCTC là tỷ lệ cá nhân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài chính". Đến năm 2017,
WB một lần nữa đưa ra khái niệm ―TCTC là các cá nhân và doanh nghiệp có thể
tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích và giá cả phải chăng đáp ứng
được nhu cầu của họ - giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - được
thực hiện một cách có trách nhiệm và bền vững.
Kể từ đầu những năm 2000, việc TCTC đã được triển khai rộng rãi như một
mối quan tâm chính sách ở nhiều quốc gia và có nhiều quan điểm khác nhau về
TCTC. Theo quan điểm của Peru, TCTC là phần lớn dân số có quyền truy cập rộng
rãi vào danh mục sản phẩm và dịch vụ tài chính chất lượng như các khoản vay, dịch
vụ gửi tiền, bảo hiểm, lương hưu và hệ thống thanh toán (Giovanna Prialé Reyes và
cộng sự, 2011). Cũng quan niệm này, WB (2014) khẳng định về sự TCTC là "phần
của dân số sử dụng dịch vụ tài chính" là "định nghĩa hữu ích nhất vì nó có thể được
đo lường và kết hợp dễ dàng vào lý thuyết và công việc thực nghiệm" (Naceur và
cộng sự, 2015). Do vậy, ở đây TCTC được mô tả một tình huống mà phần lớn các
dịch vụ tài chính ở một quốc gia đạt được một tỷ lệ phần lớn dân số sử dụng. Tuy
nhiên, các quốc gia có thu nhập thấp lại có xu hướng xem xét TCTC trên giác độ tỷ
lệ dân số và doanh nghiệp không tiếp cận được dịch vụ tài chính chính thức với một
số các lý do, bao gồm: mạng lưới quy mô ngân hàng và các định chế tài chính khác
còn hạn chế, số lượng máy ATM còn ít, chi phí dịch vụ với khoản tiết kiệm và cho
vay nhỏ còn cao, hạn chế tài sản thế chấp và thông tin tín dụng còn nghèo nàn
(Morgan và Pontines, 2014).



4

Nếu như Clámara & cộng sự (2014) xác định TCTC là quá trình tối đa hoá
việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức, đồng thời giảm thiểu
những rào cản không chủ ý, được nhận thức bởi những cá nhân không tham gia vào
hệ thống tài chính chính thức thì WB (2008) lại nhấn mạnh TCTC là loại bỏ các rào
cản về phí và chi phí trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính. Như vậy, có thể nói
TCTC là xu thế đưa các dịch vụ tài chính chính thức (tài khoản ngân hàng, tiết kiệm
và tín dụng) đến cho mọi đối tượng, đặc biệt là các đối tượng khó khăn nhất do gặp
phải các rào cản như thu nhập với chi phí hợp lý cho cả người dùng và đơn vị cung
cấp dịch vụ (Sarma, 2015).
TCTC là giúp cho tất cả mọi người có quyền tiếp cận và sử dụng hiệu quả các
sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, tiện lợi, nhanh
chóng ở mức chi phí chấp nhận được. Theo Khan (2011), TCTC là quá trình đảm
bảo tiếp cận dịch vụ tài chính và nhu cầu tín dụng cho đối tượng yếu thế như nhóm
khách hàng có thu nhập thấp với chi phí hợp lý. Cũng cùng quan điểm này, Ủy ban
Rangarajan (2008) lập luận rằng TCTC là quá trình tiếp cận các dịch vụ tài chính và
tín dụng kịp thời và đầy đủ khi cần thiết bởi các nhóm dễ bị tổn thương như các bộ
phận yếu hơn và các nhóm thu nhập thấp với chi phí phải chăng. Và WB (2014)
cũng chỉ ra, TCTC bao gồm từ "tiếp cận và sử dụng các dịch vụ được cung cấp một
cách có trách nhiệm và bền vững" tới "cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí
phải chăng cho các nhóm có hoàn cảnh khó khăn và có thu nhập thấp". Tuy nhiên,
nghiên cứu của Hannig và Jansen (2010) lại có quan điểm TCTC là thúc đẩy người
dân không sử dụng dịch vụ ngân hàng sang sử dụng dịch vụ tài chính chính thức để
họ có cơ hội tiếp cận dịch vụ từ tiết kiệm, thanh toán đến tín dụng, bảo hiểm.
Tác giả Park, C.-Y., and R. V. Mercado (2015) cho rằng TCTC là tập trung
vào việc mở rộng các dịch vụ tài chính cho người nghèo, đồng quan điểm này nhóm
tác giả Demirguc-Kunt A. and Levine R. E. (2008) lập luận TCTC không chỉ là sự

tăng trưởng thân thiện mà còn có lợi cho người nghèo. Nhưng nhóm tư vấn cho
Người nghèo (CGAP, 2013) lại cung cấp cái nhìn rộng hơn, TCTC là một thế giới
mà mọi người có thể truy cập và sử dụng có hiệu quả các dịch vụ tài chính mà họ


5

cần để cải thiện cuộc sống của họ, chứ không chỉ phát triển thị trường tài chính
riêng cho người nghèo.
Cũng tương tự, nghiên cứu của Chakraborty (2011) cho biết TCTC là quá
trình đảm bảo tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính thích hợp cần thiết cho các
nhóm dễ bị tổn thương như các bộ phận yếu hơn và các nhóm thu nhập thấp với chi
phí hợp lý một cách công bằng và minh bạch bởi các thể chế chính thống. Nghĩa là,
bộ phận yếu thế không chỉ là những người nghèo mà còn bao gồm cả những người
có thu nhập thấp. Ngoài ra RBI (2014) có bổ sung thêm TCTC là quá trình đảm bảo
tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính thích hợp cần thiết cho tất cả các bộ phận
của xã hội chứ không chỉ riêng các nhóm dễ bị tổn thương. Đồng thời, theo FATF
(2011a) cũng cho rằng TCTC là cung cấp các dịch vụ tài chính an toàn, tiện lợi và
giá cả phải rộng rãi hơn cho các tất cả các cá nhân (không chỉ các nhóm thiệt thòi và
dễ bị tổn thương, như những người có thu nhập thấp, ở nông thôn và không có giấy
tờ, những người chưa được phục vụ hoặc loại trừ khỏi khu vực tài chính chính
thức). Có thêm ý kiến của Hội đồng về TCTC Ấn Độ khẳng định TCTC là quá trình
đảm bảo tiếp cận các dịch vụ tài chính và các khoản tín dụng đủ và kịp thời cho các
nhóm gặp khó khăn nhất, như nhóm có thu nhập thấp, và ở mức chi phí hợp lý
(Kumar và Mishra, 2011). Tác giả Sarma (2015) cũng bày tỏ quan niệm TCTC là
quá trình đảm bảo sự dễ dàng, sẵn có và sử dụng của hệ thống tài chính chính thức
cho tất cả các thành viên trong xã hội. Thực vậy, các dịch vụ tài chính được xem
như tài sản công và được cho là nên để cho mọi người tiếp cận và không nên bị
phân biệt đối xử (Mehrotra và cộng sự, 2014).
TCTC không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng, mà

bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu
dùng. Nghĩa là, "tiếp cận" không có nghĩa là bất kỳ tiếp cận nào, mà là tiếp cận kèm
theo các biện pháp tự vệ, chẳng hạn như quy định đầy đủ của các công ty cung cấp
dịch vụ tài chính, luật pháp và các tổ chức để bảo vệ người tiêu dùng chống lại các
sản phẩm không phù hợp. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải có nền giáo dục tài
chính đầy đủ, vì người tiêu dùng không thể tận dụng được lợi ích của việc tiếp cận


6

các dịch vụ tài chính nếu họ không hiểu đúng.
Trong nghiên cửu của mình nhóm tác giả Islam và Mamun (2011) cho rằng,
TCTC là khả năng cá nhân tiếp cận dịch vụ và sản phẩm tài chính phù hợp. Hiểu
biết về sự phù hợp dịch vụ và sản phẩm tài chính bao gồm sự nhận thức về tài
chính, hiểu biết về ngân hàng, kênh dịch vụ ngân hàng và lợi ích khi sử dụng dịch
vụ tài chính qua ngân hàng. Dịch vụ tài chính cơ bản bao gồm dịch vụ tiết kiệm, tín
dụng ngắn hạn và dài hạn, cho vay mua nhà, cho thuê tài chính và bao thanh toán,
dịch vụ bảo hiểm, hưu trí, thanh toán, chuyển tiền trong nước và kiều hối. Gần
giống với đó, quan niệm của Atkinson và Messy (2013) cho biết TCTC là quá trình
quảng bá các sản phẩm và dịch vụ tài chính được kiểm soát và mở rộng phạm vi sử
dụng của họ cho tất cả các phân đoạn của xã hội thông qua việc thực hiện các cách
tiếp cận hiện tại và sáng tạo bao gồm nhận thức và giáo dục về tài chính. Nhưng
Giovanna Prialé Reyes và cộng sự (2011) còn khẳng định rằng TCTC ở Peru vừa có
cơ chế giáo dục tài chính và vừa có chế độ bảo vệ người tiêu dùng tài chính.
Theo European Commissions Report (2008) TCTC là phương tiện cung cấp
dịch vụ tài chính tới những đối tượng thiếu tiếp cận dịch vụ tài chính,bao gồm ba
yếu tố cấu thành cốt lõi đó là tiếp cận, sử dụng và chất lượng dịch vụ tài chính. Tuy
nhiên, chất lượng dịch vụ tài chính trong hệ thống toàn diện đầy đủ được cung cấp
với giá cả hợp lý, thuận tiện và đảm bảo chất lượng cho khách hàng.
Trong khi quan điểm về TCTC của Hồi giáo dựa trên hai trụ cột chính là các

công cụ phân chia lại và chia sẻ rủi ro với nghiên cứu của Iqbal (2014). Cả hai công
cụ này là hình thức thực hiện các nguyên tắc Hồi giáo về công bằng xã hội, sự bao
gồm và chia sẻ các nguồn lực. Cuối cùng, các công cụ này có thể bổ sung cho nhau
để cho phép người nghèo tiêu thụ được, xây dựng tài sản, tăng thu nhập và bắt đầu
kinh doanh (Ali, 2014). Iqbal (2014) giải thích cách tiếp cận có cấu trúc để tăng
cường sự tiếp cận tài chính. Thì tác giả Nhuệ Mẫn (2017) của Việt Nam lại cho rằng
TCTC là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và
tổ chức, đặc biệt đối vơi người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng
cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luận chuyển dòng vốn


7

đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
b/ Về vai trò của TCTC toàn diện
Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy tiếp cận tài
chính đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm nghèo, giảm sự chênh lệch về
thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đó là, mở rộng TCTC có tác động tiêu
cực đến sự nghèo nàn, tác động tích cực đến đầu tư và tăng trưởng kinh tế
TCTC có tác động giảm nghèo
TCTC là một thành phần thiết yếu của phát triển kinh tế và giảm nghèo.
Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh về vấn đề này. Tiêu biểu là DemirgucKunt, Beck và Honohan (2007), nhóm tác giả cho rằng TCTC không chỉ tạo sự tăng
trưởng thân thiện mà còn người đem lại lợi ích cho người nghèo. Sau đó đến
Odhiambo (2010) cũng nhận thấy rằng phát triển tài chính dẫn đến giảm đói nghèo
thông qua kênh tiết kiệm và Khan và cộng sự (2012) gợi ý rằng phát triển tài chính
sẽ làm giảm nghèo đói. Đồng quan điểm việc mở rộng tiếp cận các dịch vụ tài chính
đến công chúng sẽ làm giảm tác động trực tiếp của đói nghèo thông qua tăng trưởng
thu nhập (Fadun, 2013). Rộng hơn nữa, việc TCTC là bổ sung cho tăng trưởng kinh
tế và cả hai bên đóng góp cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Đây là nghiên cứu của
Hannig và Jansen (2010), các tác giả đã lưu ý rằng sự phát triển của TCTC là động

lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gián tiếp làm giảm đói nghèo và cải thiện phúc lợi
cho người nghèo. Có cùng quan điểm này nhưng tác giả Beck, Demirgüç-Kunt &
Levine (2007) lại lập luận theo một cách khác, đó là việc thiếu các dịch vụ tài chính
có thể dẫn đến bẫy đói nghèo và sự gia tăng khoảng cách bất bình đẳng.
Như vậy, nếu như các nghiên cứu trên đều cho rằng việc tiếp cận rộng rãi với
các sản phẩm và dịch vụ tài chính dẫn đến việc phân bổ nguồn lực hiệu quả và
mang lại đòn bẩy tài chính tốt hơn cho người nghèo để giảm nghèo. Thì nhóm tác
giả Aghion & Bolton (1997) lại khẳng định sự sẵn có của nguồn lực tài chính tăng
cường tiếp cận giáo dục, tăng việc làm và phát triển con người giúp giảm nghèo.
Các chính sách TCTC có hiệu quả tác động lên các nền kinh tế vì nó góp phần
giảm nghèo đói. Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu kết luận rằng tăng cường


8

TCTC đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm nghèo, trong đó có Honohan
(2008). Ngoài ra, tác giả Collins (2009) đã tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa tiếp
cận các dịch vụ tài chính phù hợp, giá cả phải chăng với cải thiện phúc lợi, thu nhập
của người nghèo trong một nghiên cứu về theo dõi nhật ký tài chính của người
nghèo ở Bangladesh, Ấn Độ và Nam Phi. Hơn thế nữa Aghion & Bolton (1997)
cũng đưa ra lập luận về sự sẵn có của nguồn lực tài chính sẽ tăng cường tiếp cận
giáo dục, tăng việc làm và phát triển con người giúp giảm nghèo.
Trái ngược với quan điểm trên, tác giả Honohan (2008) lại cho rằng TCTC chỉ
làm giảm đói nghèo ở các thị trường tài chính kém phát triển. Bởi vì cả hai nghiên
cứu này đều nghiên cứu gộp chung phần lớn các quốc gia không đồng nhất, do đó
kéo theo tính đa dạng có thể xảy ra. Và những yếu tố này đã làm cho mối quan hệ
ước tính yếu ớt giữa TCTC và nghèo đói.
TCTC giúp tạo việc làm
TCTC có nghĩa là cung cấp các dịch vụ tài chính sẵn có cho người nghèo, cho
họ các cơ sở tín dụng phù hợp với nhu cầu của họ và tạo cơ hội việc làm cho họ - đó

chính là điều mà Thorat (2008) đã nhận định trong nghiên cứu của mình. Xuất phát
từ đó, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh TCTC có tác động đến chất lượng cuộc
sống của người dân. Điển hình là World Bank, 2016 cho rằng mở rộng TCTC là
việc đầu tiên giúp mọi người xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Kết luận này dựa
trên bằng chứng chứng minh rằng người nghèo đã đang dần sử dụng tài chính vào
việc quản lý cuộc sống hàng ngày (Collins và cộng sự, 2009). Đó là, tăng khả năng
TCTC có tác động tích cực đến đầu tư cho giáo dục và sức khỏe, Dupas và
Robinson (2013b) cho biết khi sử dụng một sản phẩm cam kết tiết kiệm thì các
khoản đầu tư cho dự phòng sức khỏe đã tăng lên và giúp người dân có thể đối phó
với các cú sốc. Ngoài ra, nghiên cứu của Attanasio & cộng sự (2011) về Mông Cổ
cho thấy các khoản cho vay nhóm đối với tiêu dùng thực phẩm có tác động lớn đối
với cuộc sống của người dân.
TCTC thúc đẩy tiết kiệm
Đối với các hộ gia đình, TCTC như một con đường thực sự cải thiện việc tạo


9

ra các cơ hội tiết kiệm và hình thành vốn cho người nghèo (Ahmed, 2006). Đồng
thời, các bằng chứng thực nghiệm của Ashraf & cộng sự (2010) cho thấy việc tiếp
cận các công cụ tài chính làm tăng mức tiết kiệm và mức tiêu dùng (Ashraf và cộng
sự, 2010b). Ngoài ra, nghiên cứu của Han và Melecky (2013) còn đưa ra bằng
chứng về việc tiếp cận và sử dụng các khoản tiền gửi rộng rãi hơn của các hộ gia
đình có thể làm giảm đáng kể các khoản rút tiền gửi trong thời gian căng thẳng về
tài chính.
TCTC giúp hạn chế bất bình đẳng thu nhập
Trong nghiên cứu của mình, Beck và cộng sự (2004) kết luận rằng nếu nhu
cầu về các dịch vụ tài chính không được đáp ứng thông qua hệ thống tài chính chính
thức thì nó sẽ tự động chuyển sang nhiều nguồn không chính thức đắt đỏ. Những
người nghèo và bị tước đoạt buộc phải vay vốn với chi phí cao hơn làm giảm thu

nhập của họ và do đó họ tiếp tục bị từ chối các khoản trợ cấp tích lũy. Vì thế mà nếu
thiếu nguồn tài chính thì không chỉ làm cản trở tăng trưởng kinh tế mà còn dẫn đến
sự bất bình đẳng về thu nhập. Kakwani và Pernia (2000) nhận thấy rằng cải thiện
TCTC có thể dẫn đến giảm đáng kể sự chênh lệch thu nhập hay TCTC có mối quan
hệ tích cực với mức thu nhập (Beck & cộng sự, 2007). Cùng quan điểm, Fadun
(2013) cho biết việc mở rộng các dịch vụ tài chính cho người dân có thể thúc đẩy
tăng trưởng thu nhập, song song với đó nghiên cứu của Townsend (2010) cũng nhấn
mạnh sự phát triển tài chính cho phép các hộ gia đình tiếp cận với nhiều quỹ đầu tư
cần thiết để tăng lương.
TCTC đem lại hiệu quả trong đầu tư
Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản như tín dụng, huy
động tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ đạt được hiệu quả đầu tư cao (Dupas & Robinson, 2009). Có cùng quan
niệm này, các nghiên cứu của Karlan & Valdivia (2011) đã chứng minh rằng có một
mối quan hệ tích cực và quan trọng giữa việc sử dụng tín dụng và phát triển của
doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu đã nghiên cứu sự tác động của việc thúc


10

đẩy TCTC đến các hộ gia đình. Karlan & Valdivia (2011) đều cho biết thông qua
dịch vụ gửi tiền, tín dụng các hộ gia đình có thể ổn định tài chính, hoặc chủ động
hơn trong việc tích lũy và tiêu thụ hàng hóa trong thời gian dài để phục vụ cho việc
sản xuất, tăng cường đầu tư và kinh doanh hiện tại. Đặc biệt, Brune và cộng sự
(2011) đã lập luận mở rộng TCTC sẽ cải thiện các khoản tiết kiệm có tác động tích
cực đến việc tăng năng suất nông nghiệp cho các hộ gia đình.
TCTC thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định hệ thống tài chính
TCTC là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá
nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm

tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng
vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Về phía các tổ chức kinh tế, đã có một số nghiên cứu chứng minh sự liên kết
chắc chắn giữa TCTC và tăng trưởng của các doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của
mình vào năm 1998, các tác Rajan & Zingales chứng minh TCTC phát triển sẽ tạo
điều kiện cho các công ty tăng trưởng tốt. Và thời gian lại một lần nữa đưa ra bằng
chứng thực nghiệm nhấn mạnh về lập luận này, đó là vào năm 2006, Beck,
Demirguc-Kunt & Levine đã tiếp tục sử dụng phương pháp tiếp cận của Rajan và
Zingales (1998) và cung cấp các bằng chứng bổ sung cho thấy sự phát triển TCTC
ngày càng tăng lên sẽ thúc đẩy cho sự tăng trưởng của các công ty. Bên cạnh sự
tăng trưởng của các doanh nghiệp mà TCTC mang lại, nghiên cứu của Bruhn &
Love (2014) đã có bằng chứng về hiệu quả của việc thúc đầy TCTC làm tăng
trưởng mở rộng mạng lưới các chi nhánh ngân hàng của Ấn Độ, Mexico và Ma-rốc.
Tuy nhiên khi nói đến tăng trưởng kinh tế là đề cập đến sự gia tăng bền vững về
giá trị của các hoạt động kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian, trong đó
có hệ thống tài chính. Nếu hệ thống tài chính phát triển tốt sẽ có tác động tích cực
mạnh mẽ đối với tăng trưởng kinh tế (Hanning & Jansen, 2010). Ngoài ra, có rất nhiều
nghiên cứu đã kết nối các hoạt động của hệ thống tài chính với tăng trưởng kinh tế.
Theo Levine (2005), cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính góp phần làm giảm sự không
đối xứng về thông tin tài chính, giảm chi phí giao dịch, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh


11

tế. Tác giả Demirguc-Kunt & Klapper (2012) cũng cho thấy một hệ thống tài chính
hoạt động tốt và liên kết gắn liền với tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. Cùng với đó, trong
nghiên cứu của mình Rajan & Zingales (2003) cũng đưa ra quan điểm phát triển hệ
thống tài chính thực sự đã nói lên sự tăng trưởng kinh tế. Có một sự đồng ý rộng rãi
giữa các nhà kinh tế về sự kết nối các hoạt động của hệ thống tài chính với tăng trưởng
kinh tế. Theo Levine (2005), cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính góp phần làm giảm

sự không đối xứng về thông tin tài chính, giảm chi phí giao dịch, từ đó thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Đồng thời, Collins & cộng sự (2009) cũng lập luận, nền móng của một
hệ thống tài chính tốt sẽ góp phần làm giảm chi phí thông tin và giao dịch từ đó thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh các nghiên cứu chứng minh việc mở rộng TCTC sẽ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thông qua sự phát triển của hệ thống tài chính. Còn có rất nhiều
nghiên cứu khác xác định mối liên hệ giữa phát triển TCTC với tăng trưởng kinh tế
thông qua các kênh truyền dẫn khác nhau. Đó là, các bằng chứng khảo sát của
Ayyagari, Demirguc-Kunt & Maksimovic (2007) đã chứng minh TCTC thúc đẩy
tăng trưởng thông qua việc tăng năng suất. Vào năm 2008, WB nhận định một cách
tổng thể là mở rộng TCTC giúp các cá nhân bị bỏ qua có thể hòa nhập vào nền kinh
tế bằng cách tạo ra cơ hội cho mọi người từ đó sẽ dẫn tới sự phân tán công bằng hơn
về các lợi ích tăng trưởng. Tác giả Johnson và Nino-Lazarawa (2009) đã phân tích
chi tiết hơn về việc huy động tiết kiệm và đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sẽ làm tăng
trưởng kinh tế. Với một góc nhìn khác, Martinez (2011) lập luận việc TCTC như là
một công cụ chính sách quan trọng được chính phủ sử dụng để kích thích tăng
trưởng nhờ khả năng phân bổ hiệu quả các nguồn lực sản xuất hiệu quả thông qua
giảm chi phí vốn.
Mặc dù phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng TCTC thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, song vẫn còn có một số nhà nghiên cứu như Banerjee & cộng sự (2015) đã
không tìm ra các tác động biến đổi của tiếp cận tín dụng với thu nhập và việc làm
của người dân. Hay Sahay & cộng sự (2015) không có bằng chứng thuyết phục ở
cấp vĩ mô về việc TCTC gắn liền với tăng trưởng cao hơn.


12

Có nhiều giải thích lý thuyết về mối liên hệ giữa TCTC và tăng trưởng kinh tế
bao gồm bốn mô hình chính như sau. Thứ nhất, có một giả thiết cung cấp hàng đầu
đưa ra giả thuyết rằng sự điều khiển nhân quả xuất phát từ TCTC sang lĩnh vực thực

(Calderón và Liu, 2003). Thứ hai, có giả thuyết về nhu cầu mà giả định rằng tăng
trưởng kinh tế dẫn đến sự phát triển các nhu cầu về dịch vụ tài chính (Demetriades
& Hussein, 1996). Thứ ba, có giả thuyết nhân quả hai hướng, là sự kết hợp của giả
thuyết dẫn đầu về cung và nhu cầu (Dermiguc-Kunt & Levine, 2001). Cuối cùng, có
một giả thuyết độc lập cho rằng việc tăng cường TCTC và tăng trưởng kinh tế là
độc lập về mặt nguyên tắc (Habibullah & Eng 2006).
Để làm rõ hơn các giả thuyết đó, Calderon và Liu (2002) đã chứng minh tất cả
sự phát triển tài chính đã dẫn đến tăng trưởng kinh tế một cách tự nhiên. Nghiên cứu
cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa Granger giữa sự phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế vẫn tồn tại song sự phát triển tài chính trong việc gây ra tăng trưởng
kinh tế cao hơn ở các nước phát triển hơn ở các nước đang phát triển. Một nghiên
cứu quan tâm khác là Christopoulos và cộng sự (2004) đã xác minh xem mối quan
hệ dài hạn có tồn tại giữa TCTC và tăng trưởng kinh tế trong khuôn khổ đa biến cho
10 nước đang phát triển trong giai đoạn 30 năm (1970-2000). Tuy nhiên, nghiên
cứu về những nhận định trên ở Nigeria lại có phần không thuyết phục trong. Trong
đó có nghiên cứu của Ayadi và cộng sự (2008), điều tra mối quan hệ giữa phát triển
TCTC và tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế chương trình điều chỉnh giai đoạn
sau. Kết quả cho thấy sự thiếu nhất quán trong mối quan hệ giữa các biến chính.
Tương tự, Onwioduokit (2007) đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ nhân quả từ
biến đổi của TCTC đối với tăng trưởng kinh tế nhưng không có bằng chứng phản
hồi về chỉ số phát triển của phát triển tàiài khoản
Vì không có nhu cầu
Lý do khác: ………………………………………..
7. Số lƣợng ngân hàng mà bạn đang mở tài khoản
1

2

3


4

Từ 5 trở lên

III - THÔNG TIN VỀ DỊCH VỤ THẺ
8. Bạn có thẻ ATM không? (Thẻ ATM là một thẻ cho phép bạn thực hiện thanh toán, nhận tiền hoặc mua
hàng và tiền được đưa ra khỏi tài khoản ngân hàng của bạn ngay).


Không

9. Ban có thẻ tín dụng không? (Thẻ tín dụng là một thẻ cho phép bạn thực hiện thanh toán hoặc mua hàng,
nhưng tiền không được lấy từ tài khoản của bạn ngay. Và bạn thanh toán số dư sau đó).


Không

IV - THÔNG TIN VỀ TIẾT KIỆM
10. Nếu bạn có lƣợng tiền nhàn rỗi bạn có gửi vào ngân hàng không?




Không

Nếu câu 10 trả lời là “Có”, xin vui lòng trả lời từ câu hỏi 12., nếu trả lời là “ hông”, xin vui lòng trả lời câu hỏi 11

11. Vui lòng cho tôi biết lý do vì sao bạn không gửi tiền vào ngân hàng
Vì điều kiện đến ngân hàng không thuận tiện
Vì lãi suất ngân hàng thấp

Vì thủ tục gửi và rút phức tạp
Vì đang gửi vào hội, hụi
Vì đang là thành viên của một câu lạc bộ tiết kiệm
Lý do khác: ………………………………………………………………………………………………
12. Trong một tháng bình thƣờng, có bao nhiêu lần tiền đƣợc gửi vào tài khoản tiết kiệm của bạn?
0

1 - 2 lần

3 - 5 lần

6 lần hoặc hơn 6 lần

V - THÔNG TIN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN
13. Bạn có sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng không?



Không

Nếu câu 13 trả lời là “Có”, xin vui lòng trả lời từ câu hỏi 15., nếu trả lời là “ hông”, xin vui lòng trả lời câu hỏi 14

14. Vui lòng cho tôi biết lý do vì sao không sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
Vì chưa biết thông tin
Vì không biết cài đặt
Vì phí giao dịch cao
Vì không hiểu giao diện
Vì không dùng 3G
Lý do khác: ……………………………………………………………………………………………
15. Hiện tại bạn đang sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng nào

Tại quây giao dịch của NH bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
Ủy nhiệm chi
Qua cây ATM
Qua Internet banking
Qua mobile banking
Tại các điểm chấp nhận thẻ POS
Hình thức khác: ..................................................................................................................... .................
16. Bạn đã sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động cho những giao dịch nào
Tiền điện
Tiền cước viễn thông
Tiền cước truyền hình
Nộp học phí
Tiền nước
Vé máy bay
Mua hàng online


Chuyền tiền
Không sử dụng
VI - THÔNG TIN VỀ TÍN DỤNG
17. Từ năm 2017 đến nay, bạn có vay vốn từ nguồn nào không:



Không

Nếu câu 17 trả lời là "Có", trả lời tiếp từ câu 18; nếu trả lời là "Không", trả lời tiếp từ câu 23
18. Bạn đã vay vốn vì lý do nào sau đây:

Để mua nhà hoặc căn hộ của bạn

Để mua vật liệu hoặc dịch vụ để xây dựng, mở rộng, hoặc cải tạo nhà hoặc căn hộ của bạn
Để trả học phí
Cho các mục đích khẩn cấp/sức khoẻ
Cho đám tang hoặc đám cưới
Lý do khác: ……………………………………………………………………………………
19. Từ năm 2017 đến nay, bạn
Nguồn chính thức (ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín

đã vay vốn từ những nguồn

dụng nhân dân...)

nào:
(có thể lựa chọn nhiều phương

Nguồn phi chính thức (họ hàng, bạn bè, người cho vay nặng

lãi...)
Cả hai nguồn

án)
- Nếu câu 19 chỉ trả lời là "Nguồn chính thức", vui lòng trả lời tiếp các câu 20 và 22;
- Nếu câu 19 chỉ trả lời là "Nguồn phi chính thức", vui lòng trả lời tiếp các câu 21 và 22;
- Nếu câu 18 lựa chọn cả "Nguồn chính thức" và "Nguồn phi chính thức", vui lòng trả lời tiếp các câu
20,21, 22.
20. Bạn vay từ nguồn vốn chính thức
20.1. Lần vay vốn gần nhất của bạn là lần vay thứ mấy?
20.2. Thông tin về các khoản vay:
Lần vay vốn gần nhất tại


a) Mục đích sử dụng vốn:
- Sản xuất kinh doanh
b) Giá trị khoản vay (triệu đồng)
khoản vay

Thông tin cơ bản về

- Tiêu dùng
c) Thời điểm vay
d) Thời điểm trả hết nợ
e) Lãi suất vay (%/năm)
f) Hình thức bảo đảm tiền vay:
- Tài sản thế chấp
- Tín chấp
- Không

19.2.1:

19.2.2:

19.2.3:

Agribank

NHCSXH

NHTM

19.2.4:
Tổ chức

TCVM

19.2.5: Quỹ
TDND


Lần vay vốn gần nhất tại

g) Hướng dẫn làm thủ tục vay:
- Cụ thể
- Sơ sài
- Không hướng dẫn
h) Thủ tục vay vốn:
- Đơn giản
- Bình thường
- Phức tạp
i) Giá trị khoản vay so với nhu cầu:
- Cao
- Trung bình
- Thấp
j) Thời hạn vay so với nhu cầu:
- Dài

Đánh giá của hộ gia đình

- Trung bình
- Ngắn
k) Lãi suất cho vay so với khả năng tài
chính: - Cao
- Trung bình

- Thấp
l) Điều kiện hồ sơ pháp lý:
- Dễ đáp ứng
- Bình thường
- Khó đáp ứng
m) Điều kiện về phương án SXKD: - - Dễ
đáp ứng
- Bình thường
- Khó đáp ứng
n) Điều kiện về năng lực tài chính:
- Dễ đáp ứng
- Bình thường
- Khó đáp ứng
o) Điều kiện bảo đảm tiền vay:
- Dễ đáp ứng
- Bình thường
- Khó đáp ứng

19.2.1:

19.2.2:

19.2.3:

Agribank

NHCSXH

NHTM


19.2.4:
Tổ chức
TCVM

19.2.5: Quỹ
TDND


Lần vay vốn gần nhất tại
19.2.1:

19.2.2:

19.2.3:

Agribank

NHCSXH

NHTM

19.2.4:
Tổ chức

19.2.5: Quỹ

TCVM

TDND


p) Thủ tục giải ngân:
- Khó khăn
- Bình thường
- Thuận lợi
q) Cách thức giám sát:
- Khó khăn
- Bình thường
- Thuận lợi
r) Cách thức thu nợ:
- Khó khăn
- Bình thường
- Thuận lợi

20.3. Trong quá trình sử dụng vốn vay, bạn có nhận được hỗ trợ nào từ các đơn vị hỗ trợ dưới đây không:
Đơn vị hỗ trợ
20.3.1: Chính quyền

20.3.2:

địa phương (UBND,

Ngân

Phòng Nông nghiệp

hàng cho

& PTNT ...)

vay


20.3.3:

20.3.4: Tổ chức chính trị xã

20.3.5: Tổ

Doanh

hội (Hội Nông dân, Hội Phụ

tiết kiệm &

nghiệp

nữ, Đoàn Thanh niên ...)

vay vốn

a) Hỗ trợ kỹ thuật SXKD
Loại hình hỗ trợ

b) Hỗ trợ đầu vào cho SXKD
c) Hỗ trợ đầu ra cho SXKD
d) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,
gia hạn nợ
e) Miễn, giảm lãi
f) Xoá nợ

20.4. Đánh giá tác động của tín dụng từ nguồn vốn chính thức tới các tiêu chí sau của bạn:

a. Mức thu nhập

1: Suy giảm nhiều 2: Suy giảm ít 3: Không đổi 4: Cải thiện ít 5: Cải thiện nhiều

b. Mức tiết kiệm (để dành)

1: Suy giảm nhiều 2: Suy giảm ít 3: Không đổi 4: Cải thiện ít 5: Cải thiện nhiều

c. Mức độ tiếp cận các dịch vụ giáo dục

1: Suy giảm nhiều 2: Suy giảm ít 3: Không đổi 4: Cải thiện ít 5: Cải thiện nhiều

d. Mức độ tiếp cận các dịch vụ đào tạo nghề

1: Suy giảm nhiều 2: Suy giảm ít 3: Không đổi 4: Cải thiện ít 5: Cải thiện nhiều

e. Mức độ tham gia bảo hiểm y tế

1: Suy giảm nhiều 2: Suy giảm ít 3: Không đổi 4: Cải thiện ít 5: Cải thiện nhiều

f. Mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế, thuốc men

1: Suy giảm nhiều 2: Suy giảm ít 3: Không đổi 4: Cải thiện ít 5: Cải thiện nhiều

g. Mức độ sử dụng nước sạch

1: Suy giảm nhiều 2: Suy giảm ít 3: Không đổi 4: Cải thiện ít 5: Cải thiện nhiều

h. Mức độ hợp vệ sinh của nhà tiêu


1: Suy giảm nhiều 2: Suy giảm ít 3: Không đổi 4: Cải thiện ít 5: Cải thiện nhiều

i. Đời sống văn hoá tinh thần

1: Suy giảm nhiều 2: Suy giảm ít 3: Không đổi 4: Cải thiện ít 5: Cải thiện nhiều


×