Tải bản đầy đủ (.pdf) (573 trang)

bảo tồn và phát triển văn hóa thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (qua thực tế một số tỉnh đồng bằng bắc bộ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 573 trang )


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH





BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2009
Mã số: B.09-02


B¶O TåN Vµ PH¸T HUY DI S¶N V¡N HO¸
THêI Kú §ÈY M¹NH C¤NG NGHIÖP HO¸, HIÖN §¹I HO¸
(QUA THỰC TẾ MỘT SỐ TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ)




Cơ quan chủ trì : Viện Văn hóa và phát triển
Chủ nhiệm đề tài : TS. Nguyễn Toàn Thắng
Thư ký đề tài : CN. Đặng Mỹ Dung


8092

Hà Nội - 2009

* CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. Nguyễn Toàn Thắng
* THƯ KÝ ĐỀ TÀI : CN Đặng Mỹ Dung
* CÁC CỘNG TÁC VIÊN:


- PGS, TS. Lê Quý Đức
- PGS,TS. Nguyễn Duy Bắc
- TS. Nguyễn Văn Thắng
- TS. Lê Trung Kiên
- TS Nguyễn Thị Tuyến
- Th.S Lê Xuân Kiêu
- Th.S Phạm Thị Thúy
- Th.S Bùi Kim Chi
- Th.S Vũ Phương Hậu
- Th.S Nguyễn Thị Cúc
- Th.S Phùng Quang Trung
-
CN. Phạm Thanh Tùng

Ban Chủ nhiệm đề tài xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo
các đơn vị khoa học trong Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh, Ban lãnh đạo Viện Văn hóa và phát triển cùng các nhà khoa
học đã nhiệt tình cộng tác giúp đỡ để đề tài được hoàn thành !



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

- DSVH : Di sản văn hóa
- VH : Văn hóa
- TT : Thể thao
- TD : Thể dục
- DL : Du lịch
- XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- CNH : Công nghiệp hóa

- HĐH : Hiện đại hóa

MC LC
Trang
PHN M U
1
Chng 1:
MT S VN Lí LUN V BO TN, PHT HUY DSVH
NG BNG BC B TRONG QU TRèNH CNH, HH

12
1.1. Lý lun chung v di sn vn hoỏ 12
1.2. Quan im, ng li ca ng, chớnh sỏch ca Nh nc v bo
tn v phỏt huy DSVH 26
1.3. Khụng gian vn hoỏ vựng ng bng Bc B thi k y mnh
CNH, HH 32
1.4. Mi quan h gia quỏ trỡnh y mnh CNH, HH v hot ng
bo tn v phỏt huy DSVH vựng ng bng Bc B
43
Chng 2:
THC TRNG BO TN V PHT HUY DI SN VN
HểA THI K Y MNH CNH - HH NG BNG
BC B
(Qua thc t ti H Ni, H Tõy c, Bc Ninh
v Hi Dng)
53
2.1. Thc trng bo tn v phỏt huy phong tc, tp quỏn, np sng,
li sng dõn gian lng quờ ng bng Bc B
53
2.2. Thc trng bo tn v phỏt huy l hi c truyn vựng ng bng

Bc B 67
2.3. Thc trng bo tn v phỏt huy lng ngh c truyn vựng ng
bng Bc B

87
2.4. Thực trạng bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian vùng đồng
bằng Bắc Bộ 105
2.5. Thc trng bo tn v phỏt huy h thng di tớch lch s vn hoỏ:
ỡnh, chựa, n, miu, lng tm, vn bia vựng ng bng Bc B 125
2.6. Thc trng xó hi hoỏ hoạt động bo tn v phỏt huy DSVH
ng bng Bc B 139
2.7. Thc trng u t xõy dng cỏc thit ch vn hoỏ trong vic bo
tn v phỏt huy DSVH vựng ng bng Bc b 150
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY
DI SẢN VĂN HÓA THỜI KỲ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CNH,
HĐH Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY

166
3.1. Những vấn đề đang đặt ra trong quá trình bảo tồn và phát huy
DSVH đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH 166
3.2. Phương hướng và giải pháp bảo tồn, phát huy di sản văn hoá
vùng đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH
hiện nay 176
3.2.1. Quan điểm ®−êng lèi của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo tồn
và phát huy DSVH th
ời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiÖn nay 176
3.2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo tồn và phát huy di
sản văn hoá đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH 179
KẾT LUẬN
187

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
187


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế
giới là bằng mọi cách khơi dậy sức sống mãnh liệt của dân tộc để hội nhập
quốc tế và phát triển hợp lý, phù hợp với xã hội hiện đại. Để làm được điều
đó, nhiều nước đã tìm v
ề di sản văn hoá (DSVH), bởi DSVH chính là một
trong những cội nguồn sức sống tiềm tàng to lớn của dân tộc được tạo ra
trong quá khứ, cần phải được bảo vệ, duy trì và phát huy trong xã hội hiện
đại. Văn hoá là tiềm lực tinh thần to lớn của mỗi dân tộc, thể hiện ra ở những
giá trị hàm chứa trong vốn DSVH dân tộc được tích luỹ theo thời gian lịch sử.
DSVH dân tộc giống nh
ư một nguồn lực kép: nguồn lực vật thể (hữu hình) và
nguồn lực phi vật thể (vô hình). DSVH trở thành điểm tựa quan trọng, tạo thế
đi vững chắc cho hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Trải qua hàng ngàn năm, những giá trị DSVH phi vật thể và DSVH vật
thể Việt Nam vẫn hiện diện như muôn trùng con sóng cuộn chả
y trong dòng
sông văn hoá truyền thống của dân tộc.
Kế thừa di sản quá khứ là quy luật phát triển tất yếu của văn hoá.
Muốn kế thừa và phát huy DSVH thì trước hết cần phải nghiên cứu, tiếp cận
mọi phương diện lý luận về DSVH dân tộc. Đó là một đòi hỏi bức xúc về
phương diện lý luận mà quá trình nghiên cứu đề tài “Bảo tồn và phát huy di

sản văn hoá thờ
i kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (qua thực tế một số tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ)” có thể tìm được những phương án giải trình một cách có hệ thống,
hợp lý và logic.
Mặc dù chỉ nghiên cứu về DSVH ở đồng bằng Bắc Bộ nhưng đề tài
vẫn có điều kiện hệ thống hoá, bao quát và đi sâu hơn về một số vấn đề lý
luận DSVH
đương đại, đóng góp chung vào những thành tựu lý luận về lĩnh
vực này.
1.2. Trong xu thế giao lưu hội nhập và toàn cầu hoá hết sức sôi động
hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy DSVH lại càng có ý nghĩa vô cùng quan

2
trọng nhằm gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, để hội nhập mà
không bị hoà tan.
DSVH nước ta giống như một kho báu của quá khứ cần phải được kế
thừa một cách khoa học, tích cực, có chọn lọc đúng đắn để tiến hành xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
“Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VIII” của Đảng đã khẳng định:
“Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức,
tâm hồn, tình cảm lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho sự
phát triển xã hội. Kế thừa và phát huy các giá trị
tinh thần, đạo đức và thẩm
mỹ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích
lịch sử, văn hoá danh thắng của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường
và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản
sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt
đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới,

làm giàu đẹp cho nền văn hoá Việt Nam”.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh
vấn đề bảo tồn phát huy DSVH dân tộc trong sự nghiệp phát triển văn hoá,
nền tảng tinh thần của xã hội: “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các
di tích l
ịch sử cách mạng, kháng chiến, các di sản văn hoá vật thể và phi vật
thể của dân tộc, các giá trị văn hoá nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ
tục của cộng đồng các dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hoá, văn nghệ dân
gian. Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá với các hoạt
động phát triển kinh tế du lịch”.
Xuất phát từ quan điểm đường lối c
ủa Đảng, việc thực hiện đề tài
nghiên cứu Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
(qua thực tế một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ)” là một hoạt động có ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc và ý nghĩa thời sự cấp bách đối với các tỉnh đồng bằng Bắc
Bộ nói riêng, đối với các vùng miền cả nướ
c nói chung.
1.3. DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ có vị trí trọng yếu trong toàn bộ
không gian DSVH phía Bắc nước ta - một vùng văn hoá lâu đời, tiêu biểu cho

3
văn hoá dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa, bao gồm nhiều tiểu vùng văn hoá mở
rộng theo đồng bằng Bắc Bộ, trải dài theo sông Hồng cùng với hệ thống sông
ngòi phía Bắc và vùng châu thổ rộng lớn.
Nghiên cứu, khảo sát DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ sẽ giúp chúng ta
khai thác, tiếp cận những vỉa tầng quan trọng hàng đầu của văn hoá Việt Nam
trong tiến trình lịch sử. Đây là một trong những “
địa chỉ” trọng điểm cất giữ
những vẻ đẹp tinh hoa nhất, cốt lõi nhất của văn hoá nước ta. Bởi vậy, muốn
xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân

tộc, cần phải nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát huy DSVH đồng bằng Bắc
Bộ nói riêng, DSVH Việt Nam nói chung.
1.4. Vừa qua, hoạt động bảo tồn, kế th
ừa và phát huy DSVH đã diễn ra
rất đa dạng tại các địa phương vùng đồng bằng Bắc Bộ. Theo đó, tình hình
CNH, HĐH, giao lưu hội nhập quốc tế ngày càng sôi động, vừa có thời cơ lại
vừa có những thách thức không nhỏ đối với hoạt động bảo tồn và phát huy di
sản văn hoá. Đã đến lúc cần phải thực hiện một công trình nghiên cứu chuyên
biệt, nhằm khảo sát th
ực trạng bảo tồn và phát huy DSVH vùng đồng bằng
Bắc Bộ trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, tìm ra những thành tựu và hạn
chế của hoạt động này, kiến nghị và đề xuất những phương hướng và giải
pháp có tính khả thi, nhằm bảo tồn và phát huy tốt hơn DSVH đồng bằng Bắc
Bộ giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ của hoạt động bảo tồn, phát huy DSVH
với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, hướng tới
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đề tài đi sâu
phân tích, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH ở một số tỉnh vùng
đồng bằng Bắc Bộ thời gian qua (bao gồm các tỉnh Hà Tây (c
ũ), Hà Nội, Hải
Dương, Bắc Ninh).
Đề tài sẽ cố gắng làm nổi rõ những thành tựu, những mặt tồn tại trong
các hoạt động nêu trên, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó,

4
đồng thời đề ra phương hướng và giải pháp hiệu quả nhất, nhằm bảo tồn và
phát huy DSVH trong giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH tại

đồng bằng Bắc Bộ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Vận dụng các quan điểm mác xít, quan điểm lý luận của Đảng và
chính sách của Nhà nước, những quan niệm của nhân loại tiến bộ về
bảo tồn
và phát huy DSVH, kết hợp với những kết quả nghiên cứu tổng kết thực tiễn,
đề tài thuyết minh sáng rõ về mối quan hệ, vai trò của hoạt động bảo tồn, phát
huy DSVH với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, hướng tới mục tiêu phát triển
kinh tế và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở
vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
- Khảo sát, điều tra, nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bảo tồn,
phát huy các DSVH vật thể, DSVH phi vật thể tại một số tỉnh vùng đồng bằng
Bắc Bộ (chủ yếu là ở Hà Nội, Hà Tây cũ, Hải Dương và Bắc Ninh) trên các
mặt thành tựu, hạn chế, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thực tiễn đó.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp, kiến nghị nh
ằm bảo tồn
và phát huy DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH, đóng góp những tư liệu cần thiết để hoàn thiện thêm chính sách bảo tồn
và phát huy DSVH dân tộc phù hợp với những đòi hỏi từ thực tiễn của đồng
bằng Bắc Bộ nói riêng, trong phạm vi cả nước nói chung.
- Qua nghiên cứu, đề tài bước đầu giới thiệu kinh nghiệm thành công
của mộ
t số quốc gia trên thế giới về lĩnh vực bảo tồn phát huy DSVH trong
phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận
- Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hoá, đề tài
tiếp cận một cách có hệ th
ống những tiền đề lý luận về DSVH, về bảo tồn di

sản văn hoá và phát huy DSVH.
- Theo đó, đề tài nghiên cứu, vận dụng hợp lý những thành tựu về lý
luận DSVH của thế giới đương đại vào thực tiễn nghiên cứu như:

5
+ Quan niệm của UNESCO về văn hoá và DSVH, về kế thừa, bảo tồn
và phát huy DSVH, về vai trò chức năng của DSVH đối với việc lựa chọn mô
hình phát triển của văn hoá mỗi dân tộc.
+ Những thành tựu về lý thuyết vùng văn hoá và tiểu vùng văn hoá của
giới nghiên cứu văn hoá học trên thế giới đầu thế kỷ XXI.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phân tích - Tổ
ng hợp tài liệu văn bản
Đề tài sẽ nghiên cứu những văn bản, tài liệu liên quan đến nội dung
nghiên cứu:
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các
văn kiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn
hoá, về DSVH, luật DSVH, về bảo tồn và phát huy DSVH.
- Các công trình nghiên cứu của nước ngoài về DSVH vật thể, DSVH
phi vật thể
.
- Các công trình nghiên cứu, sưu tầm trong nước về DSVH vật thể,
DSVH phi vật thể Việt Nam nói chung, vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
* Điều tra xã hội học, quan sát, khảo tả: phỏng vấn sâu (các nghệ
nhân, các nhà quản lý, cán bộ chuyên trách, người dân tại các vùng miền),
bảng hỏi (tổng thể, chi tiết), thống kê, phân loại
* Lịch sử - Logic: nghiên cứu, phán đoán, suy luận, thuyết minh những
cơ sở lịch s
ử xã hội hình thành nên DSVH.
* So sánh văn hoá: Đối chứng vùng văn hoá và tiểu vùng văn hoá ở

đồng bằng Bắc Bộ theo hai chiều lịch đại và đồng đại để tìm ra những nét
đặc sắc.
* Phương pháp phân tích SWOT (Điểm mạnh - Điểm yếu - Thời cơ -
Thách thức: Stengths, Weaknesses, Opportunities, Threatts)
4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nói tới văn hóa người ta thường đề cập ngay tới di sản văn hoá
(Cultural heritage). Diện mạo văn hoá dân tộc trước tiên dễ nhận ra chính là
những tài sản văn hoá đời trước để lại cho đời sau. Vẻ đẹp giá trị của DSVH

6
giống như những lớp vàng ròng trầm tích kết đọng thành đồng bằng châu thổ
đôi bờ con sông văn hoá miệt mài uốn lượn qua những bến bờ thời gian. Có lẽ
vì thế mà khi nghiên cứu văn hoá, DSVH là một lĩnh vực được giới nghiên
cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm tìm hiểu trước tiên và khảo sát ở
nhiều cấp độ khác nhau trên các phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn.
* Nhữ
ng thành tựu nghiên cứu lý luận về văn hoá và di sản văn hoá
Vào thời gian nửa sau thế kỷ XX, các tổ chức quốc tế như UNESCO,
UNDP đều nỗ lực nghiên cứu đánh giá tiềm năng quá khứ của nhân loại, đặc biệt
là về di sản văn hoá. UNESCO chia di sản văn hoá thành hai loại: di sản “văn hóa
vật thể” (tangible culture) và di sản “văn hoá phi vật thể” (nonphysicalculture).
Trên thế giới nhiều họ
c giả đã nghiên cứu khái niệm Di sản văn hoá
(Cultural heritage). Abraham Moles quan niệm DSVH như một “mã di truyền
xã hội”, một thứ “ký ức tập thể”. Feredico Mayor hình dung DSVH như một
“hệ thống các giá trị”, những nhân tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc.
Người Nhật quan niệm giá trị văn hoá như một thứ tài sản - “tài sản văn
hoá” (Cultural propeties) và họ chia di sản văn hoá thành hai loại: tài sản văn
hoá “hữ
u hình” và tài sản văn hoá “vô hình”. Các thuật ngữ vật thể, phi vật

thể, vô hình, hữu hình giờ đây được sử dụng rộng rãi trên thế giới khi nói về
di sản văn hoá.
Trong Hội nghị quốc tế “Bảo vệ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể:
Hướng đến Phương pháp tiếp cận tổng thể” tổ chức tại Nara, Nhật Bản từ 19
đến 23/10/2004, Tuyên b
ố Yamato về Phương pháp tiếp cận tổng thể trong
bảo vệ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đã được thông qua. Với bản
Tuyên bố này, các quan niệm về DSVH đã được nhân loại định nghĩa cụ thể
trên phương diện lý luận theo Công ước và Quy chế của UNESCO. Đây là
những quan niệm cụ thể nhằm giúp nhận diện một cách đúng đắn khoa học về
DSVH v
ật thể và phi vật thể trên thế giới.
Ở nước ta, nghiên cứu về DSVH trước tiên phải kể đến công trình Việt
Nam Văn hoá sử cương của học giả Đào Duy Anh từ năm 1938 với quan
điểm : “Ta muốn trở thành một nước cường thịnh về vật chất, vừa về tinh thần

7
thì phải giữ văn hoá cũ (di sản) làm thể (gốc, nền tảng); mà lấy văn hoá mới
làm dụng nghĩa là phải khéo điều hoà tinh tuý của văn hoá phương Đông với
những điều sở trường về khoa học của văn hoá phương Tây”.
Năm 1997, GS,TS. Hoàng Vinh hoàn thành cuốn sách Một số vấn đề về
bảo tồn và phát triển di sản văn hoá dân tộc
. Trên cơ sở những quan niệm
DSVH của quốc tế và Việt Nam, tác giả đã đưa ra một hệ thống lý luận về
DSVH, đồng thời bước đầu vận dụng nghiên cứu DSVH nước ta. Năm 2002,
Luật di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành được coi là văn bản pháp
quy về DSVH.
Trong sách Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể do Bộ Văn hoá - Thể thao
và Du lịch phát hành n
ăm 2007, GS,TS. Ngô Đức Thịnh (nguyên Viện trưởng

viện Văn hoá dân gian) đã bàn đến Văn hoá phi vật thể: Bảo tồn và phát huy.
Trưởng Ban Di sản phi vật thể Văn phòng UNESCO Pari - ông Rieks Smeets
đã nghiên cứu về Bối cảnh, nhận thức và quá trình xây dựng Công ước về bảo
vệ Di sản văn hoá phi vật thể. Tổng giám đốc ACCU- ông Sato Kunio đề cập
đến Các chương trình của ACCU và tầm nhìn về bảo vệ di sản v
ăn hoá phi
vật thể. Hai nhà nghiên cứu Trung Quốc là Cố Quân & Uyển Lợi nghiên cứu
về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể và những quy tắc nên theo. Partrik J.
Bolyan nghiên cứu Di sản văn hoá phi vật thể, cơ hội và thách thức đối với
Bảo tàng và công tác đào tạo cán bộ chuyên môn bảo tàng.
Công trình Một con đường tiếp cận di sản văn hoá do Bộ Văn hoá -
Thông tin ấn hành, Hà Nội năm 2006 đ
ã tập hợp nhiều bài nghiên cứu về lý
luận DSVH cũng như thực tiễn, có thể làm tư liệu nghiên cứu tốt cho đề tài.
Trong đó tiêu biểu nhất là các bài: Khảo cổ học với công tác bảo vệ và phát
huy di sản văn hoá (Vũ Quốc Hiền), Bảo tồn di tích, nhân tố quan trọng của
phát triển bền vững (Lê Thành Vinh); Di tích lịch sử và văn hoá đồng bằng
sông Hồng (Đặ
ng văn Bài); Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử -
văn hoá Đường Lâm (Phan Huy Lê).
Sách Giữ gìn, phát huy di sản văn hoá các dân tộc Tây Bắc do NXB
Văn hoá Dân tộc - Tạp chí Văn hoá nghệ thuật phát hành có thể giúp người
đọc có thể nhận diện một số vấn đề lý luận về DSVH.

8
Trên Tạp chí Cộng sản số 20, năm 2003, PGS, TS. Nguyễn Văn Huy
đã có nhiều cố gắng nghiên cứu Một số vấn đề bảo tồn và phát huy những di
sản văn hoá các dân tộc hiện nay. Tác giả bài báo đã đề cập đến những vấn đề lý
luận và thực tiễn của công tác bảo tồn phát huy DSVH trên phạm vi cả nước.
Cùng hướng nghiên cứu này, Ngô Phương Thảo viết bài Bả

o vệ di sản,
cuộc chiến từ những góc nhìn đăng ở Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 289
tháng 07/2008. Bài viết đã đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ DSVH hiện nay.
Theo tác giả thì “Mỗi ngày, di sản văn hoá càng đối mặt với nhiều nguy cơ,
xuất phát từ những hệ lụy của cuộc sống hiện đại. Cũng mỗi ngày, ý thứ
c về
trách nhiệm phải gìn giữ các giá trị văn hoá đã tồn tại với thời gian càng lan
toả sâu rộng trong toàn xã hội, trong mỗi cộng đồng để dẫn tới những chương
trình dự án ngày càng có hiệu quả hơn trong việc gìn giữ các giá trị văn hoá
vật thể và phi vật thể”.
* Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát
huy di sản văn hoá đồng bằng Bắc Bộ.
Gần đây xuất hiện một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
như Vai trò của văn hoá trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông thôn
vùng đồng bằng sông Hồng do PGS, TS Lê Quý Đức chủ biên (do NXB Văn
hoá Thông tin - Viện Văn hoá, Hà Nội xuất bản năm 2005). Đây là một công
trình khảo sát khá sâu rộng công phu về văn hoá nông thôn đồng bằng sông
Hồng, trong đó đề cập đến lĩnh vực DSVH trong thời kỳ CNH, HĐH. Võ
Quang Trọng nghiên c
ứu về Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi
vật thể của Thăng Long Hà Nội (Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Viện nghiên
cứu Văn hoá - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam)
Tìm về Di sản văn hoá dân gian trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam
(NXB Thuận Hoá, Huế, 1996), tác giả Chu Quang Trứ đề cập đến di sản văn hoá
vùng đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh chung của DSVH dân tộ
c.
Qua công trình Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng
bằng sông Hồng (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội - sách do Tô Duy Hợp chủ
biên năm 2000), người đọc có thể tìm thấy phần nào diện mạo DSVH đồng
bằng Bắc Bộ.


9
Sách Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống của người Việt ở
đồng bằng Bắc bộ của TS.Nguyễn Quang Lê (NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội, năm 2001) đã giúp cho người đọc có cái nhìn hệ thống về DSVH phi vật
thể nơi đây.
Năm 2003, Hiếu Giang đã nghiên cứu khá công phu Về giá trị văn hoá
phi vật thể Thăng Long - Hà Nội (Tạp chí Di sản Vă
n hoá - Bộ Văn hoá
Thông tin, số 3). Viết bài trên tạp chí Văn hoá nghệ thuật năm 2002, nhà
nghiên cứu Lưu Trần Tiêu đưa ra vấn đề Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá
Viêt Nam. Năm 2006, nghiên cứu sinh Đàm Hoàng Thụ bảo vệ thành công
luận án TS với đề tài: Nghiên cứu vấn đề bảo tồn di sản văn hoá nghệ thuật
trong giai đoạn hiện nay. Có thể xem đây là công trình nghiên cứu khá sâu v

lý luận DSVH.
Năm 2007, trong tư cách một nhà nghiên cứu có nhiều năm quan tâm
đến DSVH, PGS,TS. Nguyễn Chí Bền viết bài nghiên cứu Bảo tồn di sản văn
hoá phi vật thể ở nước ta hiện nay đăng trên báo Văn hoá. Bài báo bàn sâu về
cách thức bảo tồn văn hóa phi vật thể hiện nay. Với kinh nghiệm của một
người quản lý văn hóa, tác giả Nguyễn Hữu Kim - giám đốc Sở Văn hoá ,Thể
thao và Du l
ịch Vĩnh Phúc có nhiều đề xuất về Bảo tồn và phát triển di sản
văn hoá ở Vĩnh Phúc.
Trong thời gian qua, các tạp chí Người đưa tin UNESCO, tạp chí Di
sản Văn hoá (do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ấn hành), tạp chí Văn hiến
lần lượt giới thiệu một số bài viết nghiên cứu về DSVH nói chung, về thực
trạng bảo tồn và phát huy DSVH vùng đồng bằng Bắ
c Bộ nói riêng.
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã tham khảo, kế thừa

kết quả của một số tài liệu khoa học là cơ sở gợi mở cho hướng nghiên cứu về
bảo tồn và phát huy DSVH đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm: Hồ Chí Minh toàn
tập (1995 - 2000), Cơ sở lý luận văn hoá Mác - Lê nin ; Văn kiện Hội nghị
Trung ương V khoá VIII (BCH TW khoá VIII); Văn kiện Đại h
ội Đại biểu toàn
quốc lần thứ X; sách Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nông nghiệp vùng
đồng bằng sông Hồng của Nguyễn Trung Quế; Công trình Khảo sát thực

10
trạng văn hoá lễ hội truyền thống của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ của
Nguyễn Quang Lê; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng
bằng sông Hồng thời kỳ 1996 - 2000 (Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường phát hành tháng 4/1996); Nghề thủ công mỹ nghệ
đồng bằng sông Hồng - tiềm năng, thực trạ
ng và một số kiến nghị, (Đề tài cấp
Bộ, Hà Nội, Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian -1999); sách Địa lý các tỉnh,
thành phố Việt Nam, Phần I: Các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng (năm
2001); Đề tài khoa học Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá do TS Mai Thế Hởn (chủ biên) GS,TS. Hoàng
Ngọc Hoà, PGS,TS. Vũ văn Phúc (đồng chủ biên) (2002); Sách Bảo tồn và
phát huy giá trị danh nhân văn hoá truyền thống Vi
ệt Nam của Diêm Thị
Đường; sách Hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của Đào Thế
Tuấn và Pascal Bergeret; Văn hoá Thăng Long - Hà Nội hội tụ và toả sáng
của GS,TS. Trần Văn Bính (chủ biên); Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam của Nguyễn Sinh Cúc - Lê Mạnh Hùng;
Sách Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ c
ủa tác giả Trần Từ; sách
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn các nước và Việt Nam
của Nguyễn Điền (1997); Số liệu thống kê về cơ sở hạ tầng của nông thôn

Việt Nam, NXB Thống kê (2005) v.v
Nhận xét chung
- Phần lớn các công trình nghiên cứu và tư liệu trên đây đều trực tiếp
hoặc gián tiếp đề cập đến DSVH và thực trạng bảo tồn phát huy DSVH vùng
đồng bằng B
ắc Bộ ở nhiều góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau.
- Dường như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt,
hệ thống và quy mô về thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH đồng bằng Bắc
Bộ trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH.
- Các công trình chủ yếu nghiên cứu về bảo tồn và phát huy DSVH
thuần túy mà chưa đề cập nhiều đến mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy
DSVH và quá trình đẩy mạnh CNH, HĐ
H ở đồng bằng Bắc Bộ với những
biểu hiện phong phú, đa dạng và phức tạp của quan hệ này.

11
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Nội dung đề tài triển khai
trong 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo tồn và phát huy DSVH ở
đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình CNH, HĐH
Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐ
H ở đồng bằng Bắc Bộ (qua thực tế tại Hà Nội, Hà Tây cũ, Bắc
Ninh và Hải Dương)
Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo tồn và phát huy DSVH
thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài sau khi được thực hiệ

n thành công sẽ góp phần hệ thống hoá lý
luận về văn hoá, lý luận về DSVH, về vùng văn hoá và tiểu vùng văn hoá, về
vấn đề kế thừa, bảo tồn, phát huy DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH.
- Đề tài là sự vận dụng lý luận nghiên cứu văn hóa vào một trường hợp cụ
thể: tìm hiểu về DSVH tại một không gian v
ăn hóa vùng (đồng bằng Bắc Bộ).
- Đề tài bước đầu nghiên cứu về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy
DSVH với tiến hành CNH, HĐH trên các phương diện lý luận.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung, gợi mở, góp phần hoàn
thiện chính sách bảo tồn và phát huy DSVH trong cả nước nói chung, vùng
đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
- Đề tài bước đầ
u hệ thống hoá về DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ, đưa
ra các kiến nghị và giải pháp giúp cho các cơ quan chức năng làm tốt công tác
bảo tồn và phát huy DSVH kết hợp với đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện
CNH, HĐH.
- Đề tài trở thành tài liệu tham khảo cho học viên hệ Cao cấp lý luận
chính trị, học viên Cao học và nghiên cứu sinh tại Viện Văn hoá và phát triển,
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia H
ồ Chí Minh.
- S¶n phÈm cña ®ề tài xuất bản thành sách tham khảo nhằm giới thiệu,
quảng bá hình ảnh DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ.

12
NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY DSVH
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH


1.1. Lý luận chung về di sản văn hoá
1.1.1. Khái niệm “di sản văn hoá”
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Di sản là cái của thời trước để lại [84, tr. 254].
Di sản văn hoá theo nghĩa Hán Việt là những tài sản văn hóa có giá trị của quá kh

còn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai. Di là để lại, còn lại, dịch
chuyển, chuyển lại. Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị. Di sản văn
hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên.
Khái niệm DSVH trong tư cách là một thuật ngữ khoa học đã có một
quá trình hình thành khá lâu dài. Điều mà ít ai ngờ tới nhất, chính là thuật ngữ
này lạ
i được hình thành và được biết đến từ cuộc cách mạng tư sản Pháp
1789. Quá trình tịch thu được tài sản của tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ
giáo hội để tập trung tất cả lại thành tài sản quốc gia sau cách mạng tư sản
Pháp đã dần dần hình thành khái niệm di sản. Để tránh sự thất thoát và phá
hoại loại tài sản này, nhà nước Pháp lúc bấy giờ đã tiến hành kiểm kê, mô tả
sắp xếp, phân loại các công trình lịch sử để xác định thứ tự ưu tiên nhằm khôi
phục và bảo tồn di sản quốc gia. Di sản lúc đó được hiểu như “ý niệm về một
tài sản chung, tài sản của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó
là ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia”. [83, tr.32]
Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương qu
ốc Anh đã định
nghĩa : “di sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao cho
thế hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện
nay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai”. [56, tr.20]
Như vậy, DSVH được hiểu như là tài sản, là báu vật của thế hệ trước
để lại cho thế hệ sau. DSVH là các tài sản văn hóa như các tác phẩm nghệ
thuật dân gian, các công trình ki
ến trúc, các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm

văn học mà các thế hệ trước để lại cho hậu thế mai sau.

13
Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp
quốc, gọi tắt là UNESCO họp phiên thứ 32 tại Paris từ 29-9 đến 17-10-2003
đã bàn thảo và ra Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Công ước đã
ghi nhận: Các quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng với
các điều kiện khác đã tạo nhiều cơ hội đối thoại m
ới giữa các cộng đồng,
đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa về sự suy thoái biến mất và
hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể.
Luật Di sản văn hoá của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
xác định: “di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn
hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật ch
ất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”. [3, tr.17]
Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, vận động thay đổi theo
thời gian. Ngày nay khái niệm di sản không hoàn toàn đồng nhất với khái
niệm tài sản từ quá khứ nữa. Bởi lẽ không phải bất cứ cái gì của quá khứ
cũng được coi là di sản. Di sản là sản phẩm của quá khứ nhưng đó là quá khứ
đã được lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại. Di sản là sự lựa chọn từ
quá khứ lịch sử những ký ức, báu vật của cộng đồng, thể hiện nhu cầu,
nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện đại. Do đó, sự ra đời của Luậ
t Di
sản văn hóa năm 2001 cùng với các văn bản hướng dẫn đi kèm đã trở thành
cơ sở pháp lý quan trọng, nhằm tăng cường nhận thức và hành động cho toàn
xã hội, tăng cường sự hiểu biết về di sản và quá trình bảo vệ, phát huy kho
tàng di sản văn hóa của dân tộc.
Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phê chuẩn

Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vậ
t thể năm 2003 của UNESCO và là
thành viên của Ủy ban Liên Chính phủ tham gia xây dựng phương hướng hoạt
động và các chính sách quốc tế có liên quan đến Công ước này. Di sản văn
hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, chuyển tải bản sắc văn hóa của một cộng
đồng xã hội. DSVH Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn

14
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Như vậy, bảo tồn và
phát huy các giá trị DSVH là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào việc
giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng DSVH nhân loại.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước đã ban hành
nhiều chủ trương đường lối và chính sách b
ảo vệ và phát huy giá trị DSVH
nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế
xã hội của đất nước. DSVH Việt Nam khi được bảo tồn, kế thừa và phát huy
sẽ có tác dụng tích cực trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đương
đại, kết hợp với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.
1.1.2. Phân loại di sản văn hoá
Phân loại (classification) sự v
ật và hiện tượng là một trong những cách
nhận thức và thâu tóm bản chất của sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội đa
dạng phong phú. Phân loại DSVH là một nhu cầu chính đáng trong nghiên
cứu. Theo quan niệm của UNESCO, DSVH bao gồm hai loại:
Di sản “văn hóa vật thể” (tangible culture) được hiểu là những sản
phẩm văn hóa có thể “sờ thấy được”. Văn hóa vật thể là một dạng thức t
ồn tại

của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng,
trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời
gian xác định. DSVH vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người,
để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt. Văn hóa vật thể được khách thể hóa và tồn tại như
một thực thể ngoài bả
n thân con người. DSVH vật thể luôn chịu sự thách thức
của quy luật bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại
sau. DSVH vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều
so với nguyên gốc. Hiện nay, vấn đề bảo tồn những DSVH vật thể lâu đời đòi
hỏi công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như c
ũ.
Di sản “Văn hóa phi vật thể” (intangible culture) là dạng thức tồn tại
của văn hóa không phải chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối trong không
gian và thời gian, mà nó tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành

15
vi ứng xử của con người và thông qua các hoạt động sống của con người
trong sản xuất, giao tiếp xã hội mà thể hiện ra. Từ đó người ta có thể nhận biết
được sự tồn tại của “văn hóa phi vật thể”.
Đặc trưng rõ nhất của “văn hóa phi vật thể” là nó luôn tiềm ẩn trong
tâm thức của một cộng đồng xã hội và chỉ bộc lộ ra qua hành vi và hoạt độ
ng
của con người. “Văn hóa phi vật thể” được lưu giữ trong thế giới tinh thần của
con người và thông qua các hình thức diễn xướng, nó được bộc lộ sinh động
trong tư cách một hiện tượng văn hóa.
“Di sản “văn hóa phi vật thể” (intangible culture) được hiểu là các tập
quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là các
công cụ, đồ vật, đồ t
ạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các
cộng đồng, các nhóm và một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một

phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác,
di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và nhóm không ngừng tái tạo
để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự
nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ
một ý thức về bản sắc
và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và
tính sáng tạo của con người” [17, tr.142].
Cũng giống như DSVH vật thể, các hiện tượng văn hóa phi vật thể
cũng có thể bị mai một, biến dạng, hoặc mất đi vĩnh viễn bởi thử thách của
thời gian, bởi sự
vô ý thức của con người. Trong thực tế, người ta thường có
xu hướng thêm bớt hoặc lãng quên trong quá trình lưu giữ những giá trị phi
vật thể. Cho nên, văn hóa phi vật thể vừa có tính bền vững (trong ký ức của
cộng đồng) lại vừa mang tính mong manh, dễ bị tổn thương (phụ thuộc vào
cuộc sống của một cá nhân - nghệ nhân với những may rủi bất ngờ). Hơ
n nữa,
văn hóa phi vật thể còn có nguy cơ biến dạng rất cao bởi tính dị bản của nó do
sự can thiệp của các nhóm xã hội qua các thời đại. Trên cơ sở đồng thuận với
quan niệm của UNESCO, Luật Di sản văn hoá của Việt Nam phân loại di sản
văn hóa như sau:
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa h
ọc, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng

16
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền
khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,
ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí
quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn
hóa ẩm thự

c, về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia ( ) Giá trị đặc biệt quý hiếm của bảo vật quốc gia được
thể hiện bằng các tiêu chí sau đây:
a) Hiện vật nguyên gố
c, độc bản;
b) Hình thức độc đáo;
c) Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thể hiện:
- Là vật chứng của một sự kiện lớn hoặc gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp
của anh hùng dân tộc, danh nhân kiệt xuất.
- Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng - nhân văn, giá trị
th
ẩm mỹ và hình thức thể hiện tiêu biểu cho một khuynh hướng, một
phong cách, một thời đại;
- Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu có giá trị thực tiễn cao,
có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định;
d) Được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận sau khi có ý kiến của
thẩm định của Hội đồng Di sản v
ăn hóa Quốc gia” [3, tr. 46].
Như vậy, rõ ràng là DSVH phi vật thể luôn sống trong tâm trí con
người, được con người nắm giữ các tri thức về nó để trình diễn các kỹ năng
thực hành biểu hiện giá trị của nó. DSVH phi vật thể luôn đồng hành cùng
con người, gắn với ký ức của con người theo dòng lịch sử. DSVH vật thể tồn
tại trong tri giác, được nhận biết thông qua các giác quan của con người, trong
sự thừa nhận của mộ
t cộng đồng xã hội kéo dài theo thời gian lịch sử xã hội.
1.1.3. Quan điểm về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Trước hết là quan điểm bảo tồn DSVH. Từ điển Tiếng Việt cắt nghĩa:
“bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi”, còn “phát huy là làm cho cái hay, cái

tốt tỏa sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm”.

17
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng
thức vốn có của nó. Bảo tồn là không để mai một, “không để bị thay đổi, biến
hóa hay biến thái”. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có khái
niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng
bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng đị
nh giá trị đích thực
và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức khác
nhau của đối tượng được bảo tồn.
Đối tượng bảo tồn (tức là các giá trị DSVH vật thể và phi vật thể) cần
thỏa mãn hai điều kiện:
- Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực được
thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi.
- Hai là, nó ph
ải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu
dài (tức là có giá trị lâu dài, có thể “trơ gan cùng tuế nguyệt”) trước những
biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay với chính sách mở cửa và bối cảnh
nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra cực kỳ
sôi động.
Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng “tĩnh”)
Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa vật thể ở dang “tĩnh” là vận dụng thành
quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiện
vật như sự vốn có về kích thước, vị trí, đường nét màu sắc, kiểu dáng. Khi cần
phục nguyên các di sản văn hóa vật thể cần sử
dụng hiệu quả các phương tiện
kỹ thuật như: đồ họa kỹ thuật vi tính công nghệ 3D theo không gian ba chiều;
chụp ảnh; băng hình video; xác định trong lượng, thành phần chất liệu của di

sản văn hóa vật thể. Sau khi tiến hành bảo tồn nguyên vẹn, phải so sánh đối
chiếu số liệu với nguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm biến dạng
di sản văn hóa vật thể.
Bảo tồn văn hóa phi vật thể ở dạng “tĩnh” là tiến hành điều tra sưu tầm,
thu thập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa
học nghiêm túc chặt chẽ, “giữ” chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng
băng hình (video), băng tiếng (audio), ảnh.v.v Tất cả các hiện tượng văn
hóa phi vật thể này có thể lưu giữ
trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng.

18
Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng “động”)
Bảo tồn “động”, tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế
thừa. Các di sản văn hóa vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những
nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng di sản văn hóa vật
thể b
ằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại. Đối với các di sản văn hóa phi vật
thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo tồn các hiện tượng văn hóa đó
ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng không những là môi
trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn là nơi tốt nhất để
giữ gìn, bảo vệ
, làm giàu và phát huy văn hóa phi vật thể trong đời sống xã
hội theo thời gian. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng
đồng, nương náu trong tiếng nói, trong các hình thức diễn xướng, trong các
nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian.
Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của con
người mà chúng ta thường mệnh danh họ là những nghệ nhân hay là những
Báu vật nhân văn sống. Do đó bảo tồn và phát huy các giá tr
ị văn hóa phi vật
thể còn đồng nghĩa với việc bảo vệ những Báu vật nhân văn sống. Đó là việc

xã hội thừa nhận các tài năng dân gian, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo điều
kiện tốt nhất để trong hoàn cảnh có thể, để họ sống lâu, sống khỏe mạnh, phát
huy được khả năng của họ trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truy
ền thống. Cần phải phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể một cách
khách quan, sáng suốt, tin cậy, chứ không thể chủ quan tùy tiện. Tất cả những
giá trị văn hóa phi vật thể phải được kiểm chứng qua nhiều phương pháp
nghiên cứu có tính chất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng, thuyết phục
thông qua các dự án điều tra, sưu tầm bảo quản, biên dịch và xuất bản các dấu
tích DSVH phi v
ật thể.
Bảo tồn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng DSVH phi vật thể chính
là mong muốn “lý tưởng” nhất, hoàn hảo nhất. Nếu không thể bảo tồn nguyên
dạng thì phải bảo tồn theo hiện dạng đang có. Bởi theo quy luật của thời gian
thì các DSVH phi vật thể ngày càng có xu hướng xa dần nguyên gốc. Do vậy,
nếu không thể khôi phục được nguyên gốc thì bảo tồn hiệ
n dạng là điều cần
phải thực hiện và có ý nghĩa khả thi nhất.

19
Tuy nhiên, hiện dạng phải có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên dạng.
Theo đó, cần xác định rõ thời điểm bảo tồn để sau này khi có thêm tư liệu tin
cậy thì sẽ tiếp tục phục nguyên ở dạng gốc DSVH.
1.1.4. Kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc của một số nước
châu Á
* Xác định DSVH như là tài sản văn hoá
DSVH là bộ phận cơ b
ản và trọng yếu trong nền văn hóa của mỗi dân
tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao
lưu văn hóa. Trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện

nay, nhiều quốc gia châu Á đều phải xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hoá truyền thống trước sự tác động mạnh mẽ
của văn hoá
phương Tây. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là những nước có nhiều thành
công trong việc giải quyết mối quan hệ này.
Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có chung một hằng số cho lịch
sử phát triển văn hoá dân tộc. Đó là nền văn minh lúa nước. Trước thế kỷ
XIX, cả hai nước đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Trung Hoa, cùng
với Triều Tiên là những nước “
đồng văn”. Trong lịch sử, khi tiếp xúc với văn
minh phương Tây, mỗi nước lại chọn những giải pháp khác nhau, đưa đến
cách ứng xử khác nhau đối với DSVH dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, bối
cảnh thế giới đã có nhiều thay đổi, văn hoá các dân tộc có sự gần gũi hơn
trong một định hướng chung cho sự phát triển. Do vậy, mô hình bảo tồn và
phát huy văn hoá dân tộc của Nh
ật Bản qua hơn một thế kỷ mở cửa với
phương Tây có nhiều bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.
Khi tiến hành mở cửa với phương Tây, Nhật Bản vẫn là một quốc gia
lạc hậu hàng thế kỷ so với các nước đã công nghiệp hoá. Với điều kiện như
vây, người Nhật đã huy động mọi tiềm năng sức mạnh dân tộ
c để phát triển
đất nước. Những giá trị văn hoá truyền thống đã trở thành lực cố kết sức
mạnh của toàn dân tộc cho mục tiêu hiện đại hoá đất nước. DSVH đã được
người Nhật quan niệm và đối xử như một tài sản đặc biệt quan trọng - tài sản
văn hoá. Ở thời kỳ đầu, những thành tựu của văn minh phương Tây đã hấ
p

20
dẫn người Nhật, khuynh hướng Tây hoá ồ ạt đã làm cho không ít thành tựu
văn hoá truyền thống bị mai một. Cũng trong giai đoạn này, Nhật Bản đã phá

huỷ nhiều công trình kiến trúc lịch sử và chùa chiền liên quan đến Phật giáo
và nghệ thuật truyền thống. Hiện tượng này chấm dứt khi đạo luật về bảo tồn
di sản văn hoá ra đời năm 1897. Kể từ đấy, các yế
u tố bản địa được phục hồi
với tất cả vẻ đẹp độc đáo của nó trong một định hướng giá trị mới, biểu tượng
cho tinh hoa dân tộc.

Đối với Nhật Bản, quan niệm di sản văn hoá là tài sản
văn hoá không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn được cụ thể hoá trong những
đạo luật, chính sách văn hoá, nổi bật nhất là Bộ luật bảo tồn các tài sản văn
hoá được ban hành vào những năm 80 của thế kỷ trước. Bộ luật ra đời nhằm
thực hiện bảo tồn di sản văn hoá trên cơ s
ở xác lập quyền sở hữu và bảo trợ
của nhà nước. Trong đó, Bộ luật quy định rõ, mọi tài sản văn hoá đều thuộc
quyền sở hữu của các công dân, các cơ quan sự vụ, các tổ chức chính phủ và
phi chính phủ. Quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản văn hoá bao
gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền đị
nh đoạt. Việc công nhận
quyền của các chủ sở hữu được đảm bảo bằng một “Giấy chứng nhận” do
Bộ trưởng Bộ Giáo dục cấp. Bộ luật cũng quy định rõ, chính phủ và các
cấp chính quyền địa phương phải tôn trọng quyền của các chủ sở hữu và
quyền sở hữu của những người hữu quan. Như vậy, từ m
ột khái niệm triết
học (di sản văn hoá), các vật thể mang các giá trị văn hoá được gọi là tài
sản văn hoá (thuật ngữ luật học) có thể sở hữu. Khi di sản văn hoá được
công nhận là tài sản văn hoá sẽ tạo nên chuyển biến mạnh mẽ trong nhận
thức và hành động nhằm bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá. Bởi vì,
việc bảo tồn và khai thác tài sản văn hoá chỉ có th
ực hiện tốt khi nó thuộc
quyền sở hữu của một chủ thể cụ thể nào đó. Nếu chưa được pháp luật

công nhận, các di sản đó luôn phải đứng trứớc nguy cơ bị thất thoát, mai
một làm tổn hại đến vốn tài sản văn hoá dân tộc, một hiện tượng đã xảy ra
phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Không những đượ
c coi là
tài sản văn hoá, DSVH còn được xác định là một thứ văn hoá đặc biệt,
thuộc về những chủ sở hữu cụ thể nhưng giá trị của nó luôn là tài sản quốc

×