Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã Biên sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.69 KB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG
KHOA KINH TẾ - TÀI CHÍNH

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Đề tài: Sự tham gia của phụ nữ đối với xây dựng nông thôn mới tại
xã Biên Sơn - huyện Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang

Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Khóa học

:
:
:
:

TS. Mai Thị Huyền
Vũ Thị Thu Hương
DLTV- Kinh tế 6B
2016 - 2019


BẮC GIANG - 2019

2


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. số liệu và
kết quả nghiên cứu là trung thực .
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo đều
đã đuợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đuợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Bắc Giang, ngày 17 tháng 4 năm 2019
Tác giả khoá luận

Vũ Thị Thu Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp đại học,
đến nay tôi đã hoàn thành bài báo cáo theo kế hoạch của trường Đại học Nông
lâm Bắc Giang với đề tài: “Sự tham gia của phụ nữ trong việc thực hiện xây
dựng nông thôn mới”. Ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận đuợc sự
quan tâm giúp đỡ của các cá nhân trong và ngoài truờng.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo
trong khoa Kinh tế -Tài chính, Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang đã dìu
dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tại truờng.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo - TS Mai Thị
Huyền, nguời đã tận tình huớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ Đảng ủy, UBND xã
Biên sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, các cán bộ và các chị em phụ nữ
trong xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Sinh viên


Vũ Thị Thu Hương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT.....................................................................vi
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ...................................................................viii
DANH MỤC HỘP...........................................................................................ix
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung...........................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..........................................4
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................4
1.1.1. Lý luận về tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới...............4
1.1.2. Lý luận về sự tham gia của phụ nữ Xã Biên sơn.....................................6
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ Xã Biên Sơn
trong thực hiện tiêu chí môi trường......................................................16
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN......................................................................................20
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về phát huy sự tham gia của phụ nữ

trong phát triển nông thôn....................................................................20
1.2.2. Kinh nghiệm phát huy sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng nông
thôn mới của một số địa phương Việt Nam...........................................22

iii


1.2.3. Kinh nghiệm phát huy sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng nông
thôn mới tỉnh Bắc Giang.......................................................................23
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...............................................................................................................25
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN...................................................................................25
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................25
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội........................................................................30
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................33
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin...........................................................33
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin.................................................................34
2.2.3. Phương pháp phân tích.........................................................................34
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu...................................................................................35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................37
3.1. KHÁI

QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ

SƠN, HUYỆN

3.2. SỰ

BIÊN


LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG............................................37

THAM GIA CỦA PHỤ NỮ

XÃ BIÊN SƠN

TRONG XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI..............................................................................................40

3.2.1. Sự tham gia của phụ nữ Xã Biên sơn trong công tác tuyên truyền,
vận động, nâng cao ý thức và bảo vệ môi trường.................................40
3.2.2. Sự tham gia của phụ nữ Xã Biên Sơn trong việc tham gia chỉ đạo
thực hiện tiêu chí môi trường................................................................46
3.2.3. Sự tham gia của phụ nữ Xã Biên sơn trong đóng góp nguồn lực trong
việc thực hiện tiêu chí môi trường xây dựng nông thôn mới................51
3.2.4. Sự tham gia của phụ nữ Xã Biên Sơn trong công tác quản lý, bảo vệ
môi trường trong thực hiện tiêu chí môi trường...................................55
3.2.5. Sự tham gia của phụ nữ Xã Biên Sơn trong kiểm tra, giám sát thực
hiện tiêu chí môi trường........................................................................56

iv


3.3. CÁC

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ

XÃ BIÊN


SƠN TRONG THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG.....................................58
3.3.1. Đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước......................................58
3.3.2. Nhận thức của chính quyền địa phương về sự tham gia của phụ nữ
Xã Biên sơn trong thực hiện tiêu chí môi trường..................................59
3.3.3. Trình độ nhận thức của phụ nữ Xã Biên Sơn trong thực hiện tiêu chí
môi trường xây dựng nông thôn mới.....................................................60
3.3.4. Vai trò của giới trong gia đình và xã hội..............................................60
KẾT LUẬN.....................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................66

v


DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT
BVMT
BQ
BCH
CC
CN-XD
ĐVT
GTSX
LHPN
MTTQ
NTM
NN
TM-DV
TN
UBND
SL
SX-KD


Bảo vệ môi trường
Bình quân
Ban chỉ huy
Cơ cấu
Công nghiệp-xây dựng
Đơn vị tính
Giá trị sản xuất
Liên hiệp phụ nữ
Mặt trận tổ quốc
Nông thôn mới
Nông nghiệp
Thương mại-dịch vụ
Tự nhiên
Ủy Ban nhân dân
Số lượng
Sản xuất-kinh doanh

vi


DANH MỤC BẢNG

BẢNG 1.1: NỘI DUNG THỰC HIỆN TIÊU CHÍ 17 (TIÊU CHÍ MÔI
TRƯỜNG).............................................................................................4
BẢNG 2.1. HIỆN TRẠNG DÂN SỐ XÃ BIÊN SƠN.................................30
BẢNG 2.2 HIỆN TRẠNG LAO ĐỘNG XÃ BIÊN SƠN...........................31
BẢNG 3.1: KẾT QUẢ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ
NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ BIÊN SƠN.........................................38
BẢNG 3.2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI

TRƯỜNG CỦA XÃ BIÊN SƠN........................................................39
BẢNG 3.3: PHỤ NỮ XÃ THAM GIA TUYÊN TRUYỀN XÂY THỰC
HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG NÔNG THÔM
MỚI......................................................................................................41
BẢNG 3.4: PHỤ NỮ XÃ BIÊN SƠN THAM GIA TUYÊN TRUYỀN,
VẬN ĐỘNG THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG................42
BẢNG 3.5: HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN CỦA PHỤ NỮ XÃ BIÊN
SƠN TRONG THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG..............43
BẢNG 3.6: NHIỆM VỤ TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG CỦA PHỤ
NỮ XÃ BIÊN SƠN..............................................................................45
BẢNG 3.7: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SỰ THAM GIA CÁC CUỘC HỌP
CỦA PHỤ NỮ......................................................................................50
BẢNG 3.8: NGUYÊN NHÂN PHỤ NỮ XÃ BIÊN SƠN KHÔNG
THAM GIA CÁC CUỘC HỌP PHÂN THEO TÌNH TRẠNG
HÔN NHÂN.........................................................................................50
BẢNG 3.9: PHỤ NỮ XÃ BIÊN SƠN THAM GIA ĐÓNG GÓP
NGUỒN LỰC......................................................................................52
BẢNG 3.10: PHỤ NỮ XÃ BIÊN SƠN THAM GIA ĐÓNG GÓP
NGUỒN LỰC PHÂN THEO TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN............54

vii


BẢNG 3.11: CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤ NỮ XÃ BIÊN SƠN THAM GIA
QUẢN LÝ THEO TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN..............................55
Bảng 3.12: Số lượng phụ nữ tham gia công tác kiểm tra, giám sát phân theo
tình trạng hôn nhân...............................................................................58

viii



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 3.1: CÁN BỘ NỮ TRONG BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI............................................................................47
BIỂU ĐỒ 3.2: TỶ LỆ PHỤ NỮ XÃ BIÊN SƠN THAM GIA CÔNG
TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT.........................................................57
SƠ ĐỒ 3.1: TRÁCH NHIỆM VÀ CƠ HỘI CỦA PHỤ NỮ XÃ BIÊN
SƠN TRONG BAN CHỈ ĐẠO..........................................................48

ix


DANH MỤC HỘP
HỘP 3.1: Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI......47
Hộp 3.2: Ý kiến đánh giá về đóng góp nguồn lực trong thực hiện tiêu chí
môi trường.............................................................................................52

x


MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bất kỳ thời đại nào, quốc gia nào, dân tộc nào thì sự tham gia của phụ
nữ luôn được thể hiện trên mọi lĩnh vực. Trong suốt chiều dài lịch sử, người
phụ nữ đã có nhiều đóng góp to lớn tham gia trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, xây dựng đất nước ngàn năm văn hiến. Trong thời kỳ hội nhập
và phát triển kinh tế của đất nước, phụ nữ tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và
thử thách vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động, tham gia vào tất cả
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và ngày
càng thể hiện vị trí và vai trò của mình.

Hiện nay có nhiều nghiên cứu về phụ nữ cho thấy, nước ta có gần 80%
phụ nữ ở khu vực nông thôn thì có đến 58% phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp. Họ không chỉ là chủ thể quan trọng mang lại thu nhập cho gia đình
mà còn là người góp phần to lớn vào sản xuất ra nông sản phẩm và xây dựng
nông thôn mới. Trong quá trình xây dựng và phát triển thì vấn đề về môi trường
ngày càng trở nên nghiêm trọng, hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày nay
không chỉ diễn ra ở thành thị mà diễn ra ở cả khu vực nông thôn đến báo động.
Tại xã Biên sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, nơi đây là một xã
miền núi sinh sống, đời sống bà con phụ thuộc chủ yếu vào nền nông nghiệp
truyền thống, hoạt động sản xuất diễn ra trên đất đá, chân núi và chỉ phụ thuộc
vào nước mưa nên có tốc độ phát triển kinh tế thấp, hạ tầng giao thông, y tế,
văn hóa, giáo dục, môi trường còn nhiều hạn chế. Trong công cuộc xây dựng
nông thôn mới đã xác định đây là nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt là tiêu chí môi
trường. Nguyên nhân là do đây là một xã miền núi địa hình phức tạp có các
thôn bản không tập trung, với nhiều hủ tục lạc hậu, nhận thức của cộng đồng
còn hạn chế. Riêng phụ nữ tại xã phần lớn có trình độ học vấn thấp, ít va
chạn với xã hội bên ngoài. Trong những năm qua, nhằm thay đổi bộ mặt nông
thôn giúp cho con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, môi trường xanh,

1


sạch, đẹpthì việc xây dựng nông thôn mới nói chung và thực hiện tiêu chí môi
trường nói riêng cùng với sự hưởng ứng phong trào “5 không 3 sạch” và mô
hình“nhà sạch, vườn đẹp” đã thu hút được đông đảo người dân tham gia trong
đó không thể không kể đến sự tham gia của phụ nữ xã. Tuy nhiên, sự tham gia
của phụ nữ xã còn nhiều hạn chế và bất cập do trình độ phụ nữ còn thấp, ý
thức tự giác chưa cao, kinh nghiệm của một bộ phận cán bộ còn thụ động,
trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ, dân cư; việc tuyên truyền, vận động,
sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước cho địa phương quản lý và Xuất phát

từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Sự tham gia của phụ
nữ trong thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã Biên sơn,
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng sự tham gia của phụ nữ xã biên sơn trong thực
hiên tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, từ đó đề xuất giải
pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ Xã Biên sơn trong thực hiện tiêu chí
môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Biên sơn, huyện Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của
phụ nữ Xã biên sơn trong việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới;
- Đánh giá thực trạng sự tham gia của phụ nữ Xã Biên sơn trong việc
thực hiên tiêu chí môi trường tại xã Biên sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ Xã Biên
Sơn trong việc thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Biên sơn, huyện Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang;

2


- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ
Xã Biên sơn trong việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông
thôn mới tại xã Biên sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiện cứu

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia của phụ
nữ Xã biên sơn.
 Đối tượng khảo sát của đề tài
- Hội phụ nữ, các tổ chức, cá nhân có tham gia thực hiện tiêu chí môi
trường tại xã Biên sơn, huyện Lục ngạn, tỉnh Bắc Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu về sự tham gia của phụ nữ Xã Biên sơn trong việc
thực hiện tiêu chí môi trường xây dựng nông thôn mới tại xã Biên sơn, huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
 Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn xã Biên sơn, huyện Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang.
 Phạm vi về thời gian
Thời gian thu thập thông tin thứ cấp từ 2015 đến 2018.
Thời gian thu thập thông tin sơ cấp năm2018.

3


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1. Lý luận về tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
Tiêu chí môi trường là tiêu chí 17 trong 19 tiêu chí nông thôn mới theo
Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tuớng Chính phủ về việc
ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Bảng 1.1: Nội dung thực hiện tiêu chí 17 (tiêu chí môi trường)
Tiêu chí 17
17.1
17.2

17.3
17.4
17.5
17.6
17.7

Nội dung tiêu chí 17
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn
Quốc gia
Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường
Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt
động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp
Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định
Hội gia đình có nhà vệ sinh (chỉ tiêu bổ sung của tỉnh)
Hội gia đình có chuồng trại gia xúc xa nhà(chỉ tiêu bổ sung
của tỉnh)
Nguồn: Đề án xây dựng nông thôn mới xã Biên sơn

Mục tiêu của tiêu chí môi trường
Mục tiêu chung
Bảo vệ môi trường, sinh thái, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường
khu vực nông thôn thông qua các hoạt động vận động tuyên truyền, nâng cao
nhận thức, ý thức và đi đến hành động cụ thể của các cấp, các ngành và cả
cộng đồng nhân dân.
Mục tiêu cụ thể
Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường
học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu
về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã. Phấn đấu đến năm


4


2020, có 70% số xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường.
Nhiệm vụ
Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã,
thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát
nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã;
chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong
khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng.
Các bước thực hiện
Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC
ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư,
Bộ Tài chính quy định các bước xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường
như sau:
Bước 1: Thành lập ban quản lý, thực hiện tiêu chí môi trường
Bước 2: Tuyên truyền vận động người dân tham gia
Bước 3: Huy động và phân bổ vốn
Bước 4: Thành lập dịch vụ vệ sinh môi trường
Bước 5: Quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa, bãi xử lý rác
Bước 6: Kiểm tra, xử lý.
Các hình thức tham gia phụ nữ Xã Biên sơn trong việc thực hiện tiêu
chí môi trường
a. Tham gia trong công tác tuyên truyền và nâng cao ý thức, trách
nhiệm bảo vệ môi trường
Việc tuyên truyền và nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường
luôn phát huy được cái tinh thần tình nguyện, tự giác, chủ động trong việc bảo
vệ môi trường của chị em phụ nữ Xã Biên sơn trên địa bàn xã Biên sơn.
b. Sự tham gia của phụ nữ trong việc xử lý rác thải và bảo vệ nguồn nước


5


Cần tăng cường công tác khuyến nông tốt trên địa bàn xã để vận động
được người dân tích cực tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái, vận
động chị em phụ nữ trong các thôn hãy thành lập hội thu gom và xử lý rác
thải, chất thải theo đúng nơi quy định, tránh gây ô nhiễm môi trường. Tích
cực chung tay bảo vệ nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, sử dụng
đúng mục đích, tiết kiệm đồng thời lên án mạnh mẽ những trường hợp cố tình
xả và thải gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
c. Sự tham gia của phụ nữ Xã Biên sơn trong việc xây dựng nhà vệ sinh
và cải tạo cảnh quan
Tăng cường vận động các hội dân xây nhà vệ sinh để đi vệ sinh có nơi
quy định, thay đổi tập quán đi lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Bảo vệ và
khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, tích cực trông thêm nhiều cây
bóng mát, cây ăn quả xung quanh đường làng ngõ xóm, hai bên đường... cải
tạo ao, hồ, vét kênh mương đảm bảo dòng chảy để tạo cảnh quan nông thôn
xanh, sạch, đẹp.
d. Tham gia của phụ nữ trong việc quản lý, vệ sinh đường làng ngõ xóm
Để đảm bảo môi trường luôn xanh, sạch, đẹp cần đăng ký, vận động
phụ nữ các thôn tích cực tham gia định kỳ vào công việc vệ sinh quét dọn, thu
gom và xử lý rác thải đúng nơi quy định, tự giác quản lý vệ sinh môi trường
xung quanh nhà đồng thời vận động mọi người hãy di rời chuồng trại ra xa
nhà ở để tạo môi trường trong lành, sạch đẹp.
1.1.2. Lý luận về sự tham gia của phụ nữ Xã Biên sơn
1.1.2.1. Giới và giới tính
Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối
quan hệ xã hội.Những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ là không thể
thay đổi được. Những đặc điểm có thể hoán đổi cho nhau giữa nam và nữ

được coi là thuộc về khía cạnh Giới. Ví dụ: Phụ nữ cũng có thể mạnh mẽ và
quyết đoán. Phụ nữ có thể trở thành lãnh đạo, phi công, thợ máy/kỹ sư…

6


Ngược lại nam giới có thể dịu dàng và kiên nhẫn, có thể làm đầu bếp, nhân
viên đánh máy, thư ký… Những đặc điểm có thể hoán đổi đó là những khái
niệm, nếp nghĩ và tiêu chuẩn mang tính chất xã hội. Đó là sự khác biệt về
Giới và nó thay đổi theo thời gian, không gian…
Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ.Giới tính là bẩm
sinh và đồng nhất (nam và nữ khắp nơi trên thế giới đều có chức năng/cơ
quan sinh sản giống nhau), không thể thay đổi được (giữa nam và nữ), do các
yếu tố sinh học quyết định. Chúng ta sinh ra là đàn ông hay đàn bà: chúng ta
không thể lựa chọn và không thể thay đổi được điều đó (Thanh Hương,
2015).
1.1.2.2. Khái niệm phụ nữ
Phụ nữ thường được dùng để chỉ một người trưởng thành, còn con
gái thường được dùng chỉ đến trẻ gái nhỏ hay mới lớn. Bên cạnh đó từ phụ
nữ, đôi khi dùng để chỉ đến một con người giống cái, bất kể tuổi tác.
Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được
cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là
trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử
dụng. Nó đề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là
không xấu, đến những giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ
những nữ giới này (Lương Trọng Nhàn, 2010).
1.1.2.3. Đặc điểm của phụ nữ Xã Biên sơn
Xã Biên sơn là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông ở miền
Bắc Việt Nam và thường sinh sống trên các sườn núi, chân núi, vùng sâu,
vùng xa. Cùng với 53 dân tộc anh em, người Xã Biên Sơn luôn luôn là một

phần của sự thống nhất khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần to lớn vào công
cuộc xây dựng bảo vệ quê hương đất nước.
Phụ nữ Xã Biên Sơn là người phụ nữ có trang phục rất độc đáo. Một
bộ nữ phục bao gồm váy, áo cánh, áo xẻ ngực có yếm lửng, thắt lưng, khăn

7


quấn đầu, xà cạp... Váy thường là hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng, cũng có khi
là váy ống, khi mặc xếp ở hai bên hông. Phụ nữ Xã Biên Sơn luôn mang theo
là những đức tính của người phụ nữ cần cù, chịu khó và chịu đựng. Họ ít khi
được đi học nên tầm hiểu biết hạn hẹp, bình thường hay bị bố mẹ bắt lấy
chồng sớm, nhiều người mới 15 tuổi đã phải đi làm dâuvì từ 25 tuổi trở lên họ
đã chê ế khó lấy chồng. Bố mẹ thường quan điểm rằng lấy chồng sớm sẽ sớm
xây dựng được gia đình ấm no hạnh phúc (Nguyễn Đăng Văn, 2011).
Phụ nữ xã Biên Sơn thường phụ trách các công việc từ nội trợ đến việc
làm trên nương rẫy theo giới phân công. Cuộc sống lao động và những quy
tắc ứng xử truyền thống đã khiến người phụ nữ Xã Biên Sơn có sức lao động
bền bỉ, dẻo dai, sự kiên trì, nhún nhịn để giữ yên ấm cho gia đình. Sau những
ngày lao động mệt nhọc, vợ cùng chồng xuống chợ phiên trong khi người vợ
phải đi tìm mua sắm đồ dùng thiết yếu cho gia đình thì người chồng lại dành
thời gian để gặp gỡ bè bạn, cùng vui vầy bên những bát rượu nồng uống đến
say mèm. Chợ tan, người chồng không còn được vững vàng, thế là người vợ
lại ngồi che nắng cho chồng ngủ đến tỉnh rượu và lại dặt dìu cùng chồng lên
núi về nhà (Quỳnh Thơ, 2014).
1.1.2.4. Các quan điểm về sự tham gia của phụ nữ
 Quan điểm WID (Women inDevelopment) và GAD (Gender and Development)

Trong nghiên cứu phụ nữ xuất hiện lý luận của nhà nữ quyền và nội
dung của hai quan điểm nổi tiếng ở hai giai đoạn khác nhau đó là “Phụ nữ

trong phát triển” gọi tắt là WID (Women in Development) và “giới và phát
triển” gọi tắt là GAD (Gender and Development). Đây chính là nguồn lý luận
cơ bản hình thành nên lý thuyết về giới. Vấn đề bình quyền được hình thành
từ các phong trào của hiệp hội đấu tranh đời quyền lợi và sự công bằng của
phụ nữ Anh, sau đó lan rộng và trở thành làn sóng chính trị quan trọng ở Hoa
Kỳ và các nước khác, thì cuộc tranh luận WID và GAD lại bắt nguồn từ thực
tế tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói ở các nước đang phát triển. Tiếp cận

8


WID và GAP được đặt trong nhưng khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ
giữa vai trò phụ nữ trong sự phát triển. Tiếp cận giới đưa ra câu trả lời về vai
trò người phụ nữ trong phát triển. Tuy nhiên, các câu trả lời này không giống
nhau và không có tranh cãi về vai trò của phụ nữ trong sự phát triển cộng
đồng (Trần Vân Anh và Lê Ngọc Hùng, 2000).
a, Quan điểm WID
Sau chiến tranh thế giới thứ II, hệ thống Liên hiệp quốc được hình
thành với các hoạt động điều phối hỗtrợ phát triển ngày càng được mở rộng.
Quan điểm “phụ nữ trong phát triển” chú trọng vào phụ nữ, vào các vấn đề
nảy sinh đối với phụ nữ trong phát triển như cơ hội được học hành, có việc
làm, được bình đẳng trong gia đình và tham gia các hoạt động xã hội, được
hưởng các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe và trong đời sống. Cách tiếp cận
WID đòi hỏi công bằng xã hội và quyền lợi cho phụ nữ.
Các quan niệm trước đây chỉ nhìn nhận phụ nữ trong vai trò người mẹ,
người vợ nên chính sách đối với phụ nữ chỉ giới hạn ở phúc lợi xã hội và sinh
đẻ. Với quan điểm WID đã chú trọng đến vai trò sản xuất của phụ nữ, chủ
trương đưa phụ nữ vào hòa nhập nền kinh tế đất nước, coi việc tiếp cận với cơ
hội có việc làm trong sản xuất và tham gia công tác xã hội là biện pháp nâng
cao vai trò, địa vị của phụ nữ. Quan điểm này khẳng định, việc không thừa

nhận và sử dụng vai trò sản xuất của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội là
những sai lầm dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực.
Quan điểm “phụ nữ trong phát triển” đã nhấn mạnh vai trò của phụ nữ
trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, coi trọng vai trò
của phụ nữ với tư cách là người hưởng thụ thành quả của sự phát triển, nắm
giữ được các nguồn lực như chìa khóa mở đường giúp cho phụ nữ thoát khỏi
sự lệ thuộc. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chỉ mới đặt phụ nữ trong khuôn khổ
phát triển đã được định sẵn chứ chưa coi phụ nữ là chủ thể của quá trình phát
triển kinh tế xã hội, do đó không chỉ hạn chế khả năng phát huy tính chủ

9


động, sáng tạo của phụ nữ mà có thể làm giảm hiệu quả của các quá trình kinh
tế. Hơn nữa, Cách tiếp cận WID còn xem xét vấn đề phụ nữ một cách tách
biệt, quá nhấn mạnh đến khía cạnh sản xuất trong công việc và lao động của
phụ nữ, nhất là việc tạo ra thu nhập, trong khi đó đã bỏ qua khía cạnh tái sản
xuất (Trần Vân Anh và Lê Ngọc Hùng, 2000).
b, Quan điểm GAD
Tiếp cận “giới và phát triển” ra đời sau tiếp cận “Phụ nữ trong phát
triển” nên có được kinh nghiệm từ những thất bại của nhiều chương trình phát
triển. Phương pháp tiếp cận “giới và phát triển” quan tâm đến mối tương quan
giữa phụ nữ và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Tiếp
cận giới và phát triển quan tâm đến sự phát triển bền vững, tập trung vào cân
bằng giới và các chương trình phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu cả nam và nữ.
Tức là GAD tạo sự chuyển biến trong suy nghĩ, cũng như nhìn nhận về vai
trò, trách nhiệm, các quyền tiếp cận, kiểm soát nguồn lực kinh tế của phụ nữ
và nam giới, điều chỉnh các yếu tố cơ cấu tác động ảnh hưởng nhằm cải thiện
tình trạng, vai trò của phụ nữ và cân bằng các quan hệ giới (Trần Thị Vân Anh
và Lê Ngọc Hùng, 2000).

Theo phương pháp tiếp cận này, phụ nữ được nhìn nhận, đánh giá như
là những nhân tố tích cực chứ không phải là những người thừa hưởng thành
quả của sự phát triển. Mục tiêu phát triển theo phương pháp này là sự tự lực,
sức mạnh của bản thân phụ nữ, tức là phụ nữ có cơ hội phát huy hết năng lực
của mình và có điều kiện phát triển một cách toàn diện và hoàn toàn bình
đẳng với nam giới. Sự tham gia của phụ nữ và phát huy hết tiềm năng, kinh
nghiệm của họ trong hoạt động kinh tế, xã hội hay quản lý cộng đồng có ý
nghĩa chính trị - xã hội tích cực, vừa tăng cường năng lực cá nhân, vừa tạo
quyền cho chính họ, vừa thúc đẩy tốc độ phát triển chung của xã hội.
Phương pháp tiếp cận này còn cho rằng, mỗi nam và nữ giới sẽ thường
được đảm nhận các vai trò quyền lực khác nhau, nên họ có nhu cầu thực tế

10


khác nhau. Chính vì vậy, phân tích theo quan điểm GAD đã đề xuất được các
hướng giải quyết không chỉ nhằm giải quyết những vấn đề trước mắt mà cả
những nguyên nhân sâu xa của vấn đề nghiên cứu. Đây là một phương pháp
tiếp cận được ưa chuộng và được đánh giá là phương pháp có hiệu quả trong
việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong thời gian hiện nay.
Quan điểm GAD cung cấp cơ sở lý luận cho việc xem xét vai trò của
phụ nữ trong mối tương quan với vai trò của nam giới trong phát triển cộng
đồng xã hội trên mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau. Cần đánh giá những đóng
góp của phụ nữ đối với cộng đồng, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, tạo điều
kiện để phụ nữ phát huy được năng lực của mình, chủ động cùng nam giới
tham gia các hoạt động phát triển kinh tế gia đình và cộng đồng, các hoạt
động văn hóa, chính trị, chăm sóc sức khỏe sinh sản.... Quan trọng là hình
thành được thói quen, các chuẩn mực và giá trị mới về vai trò phụ nữ trong
cộng đồng ở trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn hội nhập và phát triển (Trần
Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng, 2000).

 Quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự tham gia của phụ nữ
trong xã hội
Tư tưởng nhất quán xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ
Chí Minh là nhằm mục đích cao nhất giải phóng con người và ra sức tranh
đấu để đòi lại những quyền thiêng liêng của con người. Trong đó, Bác đặc
biệt quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ và đấu tranh bảo vệ quyền
bình đẳng cho họ. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng
phụ nữ vẫn còn nguyên giá trị.
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về phụ nữ được xuất phát từ tình cảm
đặc biệt đối với những người phụ nữ nói chung và từ thực trạng bất bình đẳng
của phụ nữ dưới chế độ phong kiến, sự cai trị thâm độc của thực dân Pháp đối
với nước ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bác Hồ luôn đánh giá cao vai trò
to lớn của phụ nữ Việt Nam và cho chúng ta thấy những nhà kinh điển của

11


chủ nghĩa xã hội khoa học đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong xã hội. Điều
này có thể lý giải tại sao từ năm 1910 thế giới tiến bộ lấy ngày 08 tháng 3 là
Ngày Phụ nữ quốc tế, nhằm đoàn kết phụ nữ các nước đấu tranh để giải
phóng giới mình, giành các quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị và xã hội
cho họ; cũng vì vậy mà khi thành lập Quốc tế Cộng sản (3/1919) hay Quốc tế
III đã tổ chức phụ nữ quốc tế vì những mục tiêu đó.
Cũng như Mác và Lênin, từ lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, Bác Hồ
thấy rõ sự tham gia của phụ nữ thế giới nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng.
Người nhận xét: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già,
ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Người cũng rút ra kết luận “Xem
trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà tham gia”, rồi
Người khẳng định: “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới
thành công” (Hồ Chí Minh, 1970). Với cách nhìn toàn diện, Bác Hồ nhấn

mạnh rằng phụ nữ chiếm một nửa nhân loại; “Nói đến phụ nữ là nói đến một
nửa xã hội”, cũng tương tự “Phụ nữ Việt Nam chiếm một nửa tổng số nhân
dân ta”; Người còn chỉ rõ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng”.
Vì vậy, theo Người, “Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hộichưa được
giải phóng”, “Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ
một nửa”.
Bác Hồ phân tích có lý, có tình, rằng: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội,
“Nhất định phải sản xuất thật nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều
sức lao động. Muốn nhiều sức lao động thì phải giải phóng lao động của phụ
nữ”. Quyền bình đẳng thực sự của người phụ nữ theo Bác là “Người phụ nữ
Việt Nam đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân”. Vấn
đề bình đẳng nam nữ được Bác đề cập trên nhiều lĩnh vực, nhưng nổi rõ nhất
trên hai lĩnh vực sau:
Một là, lĩnh vực quyền và lợi ích: Trong lời kêu gọi chống nạn thất học,
Bác viết “Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm. Đây là lúc

12


các chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử
trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử”. Hay “Phụ nữ phải tham gia vào các
cấp chính quyền, vào bộ máy lãnh đạo các ngành từ cơ sở đến trung ương,
vào ban quản trị” (Hồ Chí Minh, 1970).
Hai là, lĩnh vực gia đình: Người phụ nữ phải vất vả nhiều trong công
việc gia đình, như Lênin chỉ rõ: “Mặc dù có mọi luật lệ giải phóng phụ nữ,
nhưng phụ nữ vẫn cứ là nô lệ trong gia đình vì công việc nội trợ linh tinh cứ
đè nặng lên vai họ, làm cho họ nghẹt thở mụ mẫm, nhọc nhằn, ràng buộc họ
vào bếp núc, vào buồng con cái, lãng phí sức lực của họ vào một công việc
cực kỳ tủn mủn, làm cho họ nhọc nhằn, gò bó” (Hồ Chí Minh, 1993). Theo
Bác Hồ thì việc giải phóng sức lao động của phụ nữ chính là giải phóng phụ

nữ khỏi những công việc không tên của gia đình. Bác thường nói “Nên cố
gắng tổ chức những nhà ăn công cộng để giải phóng phụ nữ ra khỏi bếp núc”
(Hồ Chí Minh, 2002).
Bác Hồ phê phán mạnh mẽ vấn đề bạo hành trong gia đình, nhất là hiện
tượng chồng đánh vợ. Bác viết “Khinh rẻ phụ nữ, và dã man nhất là thói đánh
vợ... Những thói dã man đánh vợ và ép con cần phải chấm dứt. Lợi quyền của
phụ nữ cần được thực sự bảo đảm” (Hồ Chí Minh, 1970).
Từ những phân tích về sự bất bình đẳng nam nữ, Bác Hồ cũng nêu lên
các con đường có thể mang nặng định kiến giới, coi thường phụ nữ. Bác
khuyên “Phải thông cảm sâu sắc với quần chúng, và ra sức giúp đỡ chị em
giải quyết những thắc mắc khó khăn”. Đối với các đoàn thể phải có trách
nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Đối
với chính bản thân người phụ nữ, phải tự đấu tranh vì quyền lợi của mình,
không có tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Bác khuyên chị em phụ nữ cố gắng học
tập văn hóa, chính trị, nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ. Trong
công tác và cuộc sống hàng ngày, Bác Hồ rất coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ
và quan tâm, chăm sóc đến cuộc sống của người phụ nữ.

13


×