Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Triết học Hy LạpLa Mã cổ đại là tiếng chuông vàng, là nhịp cầu vững chắc, nối những bến bờ triết học sau này.Đến nay những gì mà triết học Hy Lạp cổ đại mang đến cho nhân loại vẫn còn nguyên giá trị đó.Triết học Hy Lạp cổ đại chia làm ba thời kỳ. Thời ky

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.89 KB, 17 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Triết học ra đời cách đây trên hai nghìn năm trăm năm ở một số trung
tâm lớn như: Hy Lạp La Mã cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Trung Quốc cổ đại…(Từ
khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ V TCN)
Trong lịch sử triết học nhiều người cố gắng đưa ra những định nghĩa khác
nhau về triết học.Triết gia Jules Lachelier, trong lớp dạy triết nhập môn của ông
ở Toulouse , đã mở đầu bằng câu: “Triết học là gì ?” và ông trả lời ngay là:
“Tôi không biết”. Câu trả lời của ông có vẻ khó hiểu, nhưng nó lại cho thấy
danh từ Triết Lý bao hàm một lãnh vựckhá rộng rãi nên có nhiều nhận định mâu
thuẫn nhau: “ Có người tưởng rằng : Triết lý tiết lộ những bí mật kỳ diệu. Người
khác lại thấy triết lý là một lối suy luận vô căn cứ, rồi họ bỏ qua luôn không
đếm xỉa tới nữa. Có khi người ta coi triết lý là một cố gắng đầy ý nghĩa của
những thiên tài.Người khác lại khinh thường triết lý, cho triết lý là một lôi suy
luận chủ quan, cố chấp, vô ích do một số đầu óc mơ mộng nghĩ ra. Có người
cho rằng: triết lý liên quan đến vận mệnh của mỗi người, nên triết lý phải đơn
sơ ai ai cũng hiểu được . Người khác lại tưởng rằng : triết lý quá khó, không thể
học hỏi hay sưu tầm được.” (Karl Jaspers. “Triết lý là gì?”, trong Triết học nhập
môn. Lê Tôn Nghiêm dịch.Bộ Giáo dục và Thanh niên – trung tâm học liệu xuất
bản, 1969).
Triết học Hy Lạp là một di sản quý giá không chỉ của dân tộc Hy Lạp, mà
còn của cả nhân loại.Thuật ngữ “triết học” lần đầu xuất hiện ở đây mang ý nghĩa
là “yêu mến sự thông thái”, nhà triết học là người yêu chân lý, muốn tìm đến sự
thông thái. Vì vậy, triết học được xem là hình thức cao nhất của tri thức.Với tư
cách một hệ thống hoàn chỉnh, triết học Hy Lạp cổ đại ra đời vào khoảng cuối
thế kỷ VII – đầu thế kỷ VI trước Công nguyên và tồn tại đến thế kỷ II – III sau
Công nguyên, trong thời chiếm hữu nô lệ. Với nền văn minh rực rỡ của mình,
Hy Lạp luôn thu hút sự quan tâm tìm hiểu của không ít người nghiên cứu và cho
đến nay, những thành tựu của nền văn minh ấy vẫn luôn khiến người ta phải
ngưỡng mộ, khâm phục. Mặc dù triết học Hy Lạp cổ đại là giai đoạn đầu tiên
1



trong sự phát triển của lịch sử tư tưởng phương Tây, nhưng những tư tưởng triết
học, những thành tựu mà nó đã đạt được thì không ai có thể phủ nhận. Không
chỉ thế, những thành tựu của triết học Hy Lạp còn có ảnh hưởng sâu sắc đến sự
phát triển của hầu hết các trào lưu triết học sau này. Ph.Ănghen đã đánh giá:
“Từ các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mầm mống
và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này”.Có thể nói, triết
học Hy Lạp cổ đại đã ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử tư tưởng mà đến tận
ngày nay, những giá trị của nó vẫn luôn cần được nghiên cứu.Nhất là những đặc
điểm trong tư tưởng triết học Hy Lạp La Mã cổ đại mang nhiều giá trị cho các
nền triết học khác sau này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Điều kiện ra đời.
1.1. Điều kiện tự nhiên.
Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây.Đây là quốc
gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa.Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng
(Balcans), miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egee.
Hy Lạp được chia làm ba khu vực:Bắc , Nam và Trung bộ. Trung bộ có
nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có thành phố lớn như
Athen.Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu
thuận lợi cho việc trồng trọt.Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban Căng
khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển.Các
đảo trên biển Êgiê (Egée) là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa Hy
Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi.Vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao
thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông.Với điều kiện tự nhiên thuận lợi
như vậy nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một
nền công thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa
dạng.Nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ.(NTH-Võ Tiến
Lâm.Trang 3.Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại).


2


1.2. Về kinh tế.
Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển
cả và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư
duy bay bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế. Thế kỷ VIII –
VI TCN, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại là thời kỳ
nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Lúc bấy giờ đồ sắt
được dùng phổ biến, năng xuất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ
sở hữu tư nhân được củng cố. Sự phát triển này đã kéo theo phân công lao động
trong nông nghiệp, giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Xu hướng chuyển
sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét. Sự phát triển mạnh
mẽ của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII TCN là lực đẩy quan
trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận. Engels đã nhận xét:
“Phải có những khả năng của chế độ nô lệ mới xây dựng được một quy mô phân
công lao động lớn lao hơn trong công nghiệp và nông nghiệp, mới xây dựng
được đất nước Hy Lạp giàu có. Nếu không có chế độ nô lệ thì cũng không có
quốc gia Hy Lạp, không có khoa học và công nghiệp Hy Lạp”.
1.3. Về chính trị - xã hội
Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị - xã hội, xã hội
phân hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ. Lao động bị phân
hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc.
Đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ.Mỗi nước lấy một thành phố
làm trung tâm.Trong đó, Sparte và Athen là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất,
nòng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại. Thành bang Athen nằm ở vùng đồng bằng
thuộc Trung bộ Hy Lạp, có điều kiện địa lý thuận lợi nên đã trở thành một trung
tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp cổ đại, và là cái nôi của triết học Châu Âu.
Tương ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa là thiết chế nhà nước chủ nô dân
chủ Athen. Thành Sparte nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất thích hợp với sự

phát triển nông nghiệp. Chủ nô quý tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối.
Chính vì thế Sparte đã xây dựng mộtthiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự
3


áp bức rất tàn khốc đối với nô lệ (NTH-Võ Tiến Lâm Trang 4.Lịch sử triết học
Hy Lạp cổ đại). Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên
tiến hành cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn
đến sự thất bại của thành Athen. Cuộc chiến tàn khốc đã lưu lại sự suy yếu
nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và quân sự của đất nước Hy Lạp. Chiến tranh,
nghèo đói đã nảy sinh các cuộc nổi dậy của tầng lớp nô lệ. Nhưng lại thất bại vì
họ xuất phát từ nhiều bộ lạc khác nhau, không có ngôn ngữ chung, không có
quyền hạn, không được tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị. Chớp lấy
thời cơ, Vua Philíp ở phía Bắc Hy Lạp đã đem quân xâm chiếm toàn bộ bán đảo
Hy Lạp thế kỷ thứ II TCN, Hy Lạp một lần nữa bị rơi vào tay của đế quốc La
Mã. Tuy đế quốc La Mã chinh phục được Hy Lạp, nhưng lại bị Hy Lạp chinh
phục về văn hóa. Engels đã nhận xét “không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế
quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được”.
Vì điều kiện kinh tế, nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa mà các chuyến
vượt biển đến với các nước phương Đông trở nên thường xuyên.Chính vì thế
tầm nhìn của họ cũng được mở rộng, những thành tựu văn hóa của Ai Cập,
Babilon đã làm cho người Hy Lạp ngạc nhiên.Tất cả các lĩnh vực, những yếu tố
của nước bạn đều được người Hy Lạp đón nhận, “Những người Hy Lạp mãi mãi
là đứa trẻ nếu không hiểu biết gì về Ai Cập”.Trong thời đại này Hy Lạp đã xây
dựng được một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc
các lĩnh vực khác nhau. Chúng là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương
Tây hiện đại:
Về văn học, người Hy Lạp đã để lại một kho tàng văn học thần thoại rất
phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh
cuộc sống sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những

lực lượng tự nhiên, xã hội của người Hy Lạp cổ đại.
Về nghệ thuật, đã để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá
trị.

4


Về luật pháp, đã sớm xây dựng một nền pháp luật và được thực hiện khá
nghiêm tại thành bang Athen. (NTH-Võ Tiến Lâm.Trang 5.Lịch sử triết học Hy
Lạp cổ đại).
Về khoa học tự nhiên, những thành tựu toán học, thiên văn, vật lý… được
các nhà khoa học tên tuổi như Thalés, Pythago, Heraclite sớm phát hiện ra.Và
đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô cùng đồ sộ và sâu
sắc.
2. Đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại.
Ra đời và phát triển trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử như vậy, Triết
học Hy Lạp – La Mã cổ đạicó những đặc điểm chính:
2.1 Đặc điểm thứ nhất: Mang tính giai cấp của giai cấp thống trị
Triết học Hi Lạp cổ đại là ngọn cờ lí luận của giai cấp chủ nô, ngay từ đầu
đã mang tính giai cấp sâu sắc.Về thực chất, đó là thế giới quan, ý thức hệ và
phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị, là công cụ để duy trì và bảo vệ
trật tự xã hội đương thời, phục vụ cho giai cấp chủ nô. Engel đã nhận xét:
“ Chính là vì trong các hình thức muôn vẻ của triết học Hi Lạp, đã có mầm
mống và đang nảy nở hầu hết các loại thế giới quan sau này” và “ Khoa học lí
luận và tự nhiên cũng không trở lại với người Hi Lạp nên nó muốn truy cứu lịch
sử phát sinh, phát triển của những nguyên lí phổ biến của nó ngày nay”
Quan Niệm Của Héraclite (530-470 TCN)
“Đấu tranh là nguồn gốc của sự hiện hữu và khởi nguyên của sự sống và
tồn tại”.[2] Ông cho rằng đấu tranh là điều kiện để hài hoà. Chiến tranh phân
hoá xã hội làm cho người này thành thế này, người kia thành thế kia. Thông qua

đấu tranh, bản chất của sự vật được bộc lộ và nhờ đó con người mới nhận chân
được sự vật. Về chính trị xã hội ông đứng trên lập trường của chủ nô quý tộc mà
chống đối quyết liệt tầng lớp chủ nô dân chủ.Ông cũng tỏ ra khinh miệt tầng lớp
quần chúng và yêu cầu đàn áp triệt để bất cứ cuộc khởi nghĩa nào của quần
chúng nhân dân.Ông đề cao vai trò của cá nhân xuất sắc, đối với ông, một người
ưu tú thì hơn cả vạn người bình thường.
5


Quan Niệm Của Pythagore (571-497 TCN)
Bản chất của trường phái do ông sáng lập không chỉ là triết học mà là một
tổ chức chính trị. Cũng giống như của Héraclite, ông chủ trương chống đối giai
cấp chủ nô dân chủ. Bởi trước đó, giai cấp chủ nô quý tộc bị giai cấp chủ nô dân
chủ đánh chiếm và thành lập chính quyền do đó ông thành lập một tổ chức chính
trị và triết học để kêu gọi đấu tranh giành lại chính quyền.
Tư tưởng triết học Đémocrite (460-370 TCN)
Quan điểm chính trị - xã hội Đémocrite đứng trên lập trường của
chủ nô dân chủ, bảo vệ nền dân chủ Athen chống lại chế độ chuyên chính.Ông
cho rằng “cái nghèo trong chế độ dân chủ cũng quý hơn cái hạnh phúc của công
dân dưới thời quân chủ y như là tự do quý hơn nô lệ”. Nhưng do xuất thân từ
tầng lớp chủ nô nên ông chỉ đề cập đến dân chủ của chủ nô và công dân tự do;
còn nô lệ phải biết tuân theo người chủ. Ông coi nhà nước là trụ cột của xã hội,
cần phải xử lý nghiêm khắc những kẻ vi phạm pháp luật hay các chuẩn mực đạo
đức.
Quan Niệm Của Socrate (469-399 TCN)
Thực ra Socrate cũng như những triết gia trước, không có đề cập gì nhiều
đến vấn đề chính trị xã hội mà chỉ nói đến đạo đức và lí trí. Ông nói: “một xã hội
sáng suốt là một xã hội mà trong đó người dân cảm thấy được hưởng quyền lợi
thì nhiều, mà bị hạn chế tự do thì ít. Trong xã hội ấy, ăn ngay ở thẳng là giữ
đúng quyền lợi và nghĩa vụ mình và an ninh trật tự cũng như thiện chí trong xã

hội”.
Về phần chính quyền,theo ông, là giai cấp lãnh đạo thì phải lo an dân,
chăm sóc đời sống và bảo vệ họ, còn ngược lại thì đó chỉ là một nhóm ô hợp hỗn
độn và không xứng đáng. Do vậy ông chủ trương chống chế độ chủ nô dân chủ
mà ủng hộ chủ nô quý tộc và đó là lí do mà ông đã bị kết án tử hình sau khi đám
chủ nô dân chủ lên nắm quyền. Để xây dựng một xã hội lớn mạnh tốt đẹp
thì mọi người phải nhận thức được đâu là quyền lợi chính đáng, thấu triệt được
luật nhân quả, kiểm soát được lòng ham muốn và chịu trách nhiệm đối với bản
6


thân mình (cái chết của ông là một lời khẳng định về tính trách nhiệm đó) để
khỏi cảnh hỗn độn tự diệt và đi đến một xã hội kỷ cương. Và tất nhiên, con
người phải luôn cố gắng học hỏi và phát triển trí tuệ để ngăn ngừa những tham
vọng, si mê bởi tất cả tội lỗi từ vô minh.
Quan điểm của Platon.
Xã hội trong quốc gia lí tưởng của Platon được phân chia thành ba giai
cấp rõ rệt tương ứng với từng bản tính và chức năng của mỗi giai cấp: giai cấp
lãnh đạo tức là những triết gia trí thức, hai là giai cấp chiến binh tức là những
người tham gia vào quan đội cảnh sát và ba là giai cấp thương nhân tức là những
người buôn bán và sản xuất lương thực.[13] Sở dĩ ông phân chia ba giai cấp xã
hội như vậy bởi ông căn cứ vào học thuyết ý niệm của ông, nó tương ứng với
phần lí trí, dũng cảm và bản năng hay dục vọng. Với những đức tính như vậy
con người cần có những biện pháp cư xử khác nhau thì những giai cấp trong xã
hội cũng cần phải phân biệt rạch ròi trong từng địa vị của mình.
Sự nhập nhằng, xáo trộn và bất phân biệt giữa các tầng lớp dẫn đến sự rối
loạn xã hội và cũng là nguyên nhân của sự mất nước. Hạng người thương nhân
thì thích hợp với buôn bán; quân nhân thì thích hợp ở chiến trường nhưng tất cả
họ sẽ là tai hại nếu làm chính trị bởi công việc trị nước vừa là khoa học vừa là
nghệ thuật, trong đó cần nhiều sự tận tâm và học hỏi nhưng với họ thì chỉ có sự

vụng về và những thủ đoạn. Do vậy, chỉ có hạng người triết gia, nhân đức mới
thích hợp và đủ khả năng lãnh đạo đất nước.
* Triết học Hi Lạp đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người. Mặc dù giữa
các nhà triết học vẫn còn nhiều bất đồng về vấn đề này, nhưng nhìn chung, họ
đều khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa. Tuy con người
đã được xem xét trong đời sống của nó nhưng vẫn chỉ là con người cá thể, giá trị
thẩm định con người chủ yếu ở khía cạnh đạo đức, giao tiếp và nhận
thức.Sựquan tâm đến vấn đề con người trong triết học Hy Lạp này lại rất khác
với tư tưởng triết học của phương Đông. Nếu triết học Ấn Độ hướng về sự giải
thoát con người, triết học Trung Quốc quan tâm tới vấn đề con người để phục vụ
7


cho mục đích chính trị thì triết học Hy Lạp cổ đại hình thành với mục đích nhằm
thỏa mãn khả năng nhận thức của con người.
Có thể thâu tóm ba chủ đề chính nổi bật lên trong sáng tác của các nhà
triết học Hy Lạp, từ thời kỳ hình thành các thị quốc đầu tiên đến thời kỳ Hy Lạp
hóa:
Trước hết là tìm hiểu tự nhiên. Câu hỏi "thế giới bắt đầu từ đâu và quay về
đâu?", "bản chất của thế giới là gì?" cho thấy nỗ lực của các triết gia mong muốn
vượt qua thế giới quan thần thoại, đem đến lời giải đáp nghiêm túc về tất cả
những gì diễn ra xung quanh và tác động trực tiếp lên đời sống con người. Sự
quan tâm đến tự nhiên không phải vì bản tính tự nhiên, mà, như Aristote nhấn
mạnh, vì chính con người, vì sự khẳng định vị trí của con người trong thế giới.
Do đó, chủ đề tiếp theo là lý giải khả năng nhận thức của con người. Bắt
đầu từ Talét và Pitago, con người không chỉ được xem như một thành viên của
vũ trụ, một vũ trụ đầy thần tính, mà còn luôn chứng tỏ sự hiện hữu vượt trội của
mình nhờ có năng lực nhận thức “ngang tầm thần linh”.Trong suy nghĩ của
Pitago về thiên chức của triết gia (triết gia là philosophos, người yêu mến sự
thông thái) đã ẩn chứa ý tưởng sâu xa đó. Các nhà triết học càng về sau càng tập

trung tranh luận với nhau về khả năng và giới hạn của nhận thức, về các phương
pháp và phương tiện nhận thức, về nguồn gốc, cơ sở và tiêu chuẩn của chân lý.
Triết học Hy Lạp, trong tính muôn vẻ của nó, đã xét đoán con người từ
nhiều góc độ khác nhau, song tất cả đều quy về một câu hỏi lớn: cần phải xác
lập một thiết chế xã hội như thế nào để ở đó con người được sống hạnh phúc,
bình yên? Từ Socrate trở đi, vấn đề con người và xã hội trở thành "điểm nóng",
thành mối quan tâm không thể thiếu trong sáng tác của các triết gia.


Mặc dù các nhà triết học còn có những ý kiến khác nhau về bản

chất con người, nhưng họ đều coi trọng con người, coi con người là tinh hoa cao
quý của tạo hóa, con người cần chinh phục tự nhiên để phục vụ cho mình.
Pi-ta-go cho rằng: “Con người là thước đo của tất thảy mọi vật”. Các nhà
triết học tập trung lý giải bản chất con người, hoạt động sống và
8


năng lực sáng tạo của họ, những vấn đề xã hội, đạo đức, quan hệ giữa người
với người, vẽ ra một thiết chế nhà nước lý tưởng phục vụ cộng đồng. Con người
trong triết học Hy Lạp cổ đại kết hợp lý trí với đức hạnh, sự khôn ngoan và mực
thước, khát vọng tự do và trách nhiệm công dân. Hoàn cảnh lịch sử không cho
phép các nhà triết học vượt qua những hạn chế nhất định về thế giới quan và
phương pháp luận trong quan niệm về xã hội và con người, nhưng xét đến cùng
chính họ đã khơi dòng cho truyền thống nhân văn hầu như xuyên suốt lịch sử
phương Tây .
Mặc dù chưa thoát khỏi tính chất trực quan, nhưng quan niệm của các nhà
triết học cổ đại Hy Lạp về nguồn gốc, bản chất con người đã đặt nền móng cho
quan niệm đúng đắn về con người trong triết học sau này.
2.2 Đặc điểm thứ hai: Chi ra hai trường phái duy vật và duy tâm rõ rệt.

Thế giới quan bao trùm triết học Hy Lạp cổ đại là duy vật và vô thần.
Triết học duy tâm và cuộc đấu tranh của họ chống lại triết học duy vật thường
diễn ra, song chủ nghĩa duy vật và thế giới vô thần luôn chiếm ưu thế; nó là vũ
khí lí luận cho giai cấp chủ nô chống lại nhứng thế lực chống đối, những điều
mê tín, dị đoan.
Triết học Hy Lạp cổ đại phân chia rõ rệt hai trường phái: Chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa duy tâm, mà đại diện cho hai trường phái này là:
* Chủ nghĩa duy vật:Chủ nghĩa duy vật được hình thành từ trường phái
Milet- trường phái Heraclite, trường phái Đa nguyên và đạt được đỉnh cao như
trong trường phái Nguyên tử luận.
Đémocrite là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật cổ đại Hy Lạp.
Thuyết nguyên tử là cống hiến nổi bật của ông đối với chủ nghĩa duy vật.Thuyết
nguyên tử đã được Lơxíp (Leucippe) nêu lên từ trước.Nhưng phải đến
Đémocrite họcthuyết đó mới trở lên chặt chẽ.(NTH-Võ Tiến Lâm Trang 6.Lịch
sử triết học Hy Lạp cổ đại).
Theo ông, vũ trụ được cấu thành từ hai thực thể đầu tiên: nguyên tử và
chân không. Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy được,
9


không thể phân chia nhỏ hơn được nữa.Nguyên tử không biến đổi, tồn tại vĩnh
viễn và vận động không ngừng.Nguyên tử không khác nhau về chất, chúng có
mùi vị, âm thanh và mầu sắc.Nguyên tử chỉ khác nhau về hình thức, kích thước,
vị trí và trình tự kết hợp của chúng.Có những nguyên tử hình cầu, hình tam giác,
hình móc câu, hình lõm v.v., nhờ đó chúng mới có thể bám dính được với nhau.
Mọi vật thể đều do sự kết hợp giữa các nguyên tử nên nếu tách rời chúng ra thì
vật thể bị tiêu diệt. Linh hồn của con người cũng do những nguyên tử hình cầu,
nhẹ, và nóng tạo nên. Khi người ta chết, linh hồn sẽ không còn; chúng rời thể
xác và tồn tại như những nguyên tử khác.Chân không là khoảng không gian
trống rỗng.Với Đémocrite, chân không cũng cần thiết như nguyên tử, nhờ nó

nguyên tử mới vận động được.Nếu tất cả là đặc sệt các nguyên tử thì sẽ không
có điều kiện cho vận động.Khác với nguyên tử có kích thước, hình dáng, chân
không thì vô hạn và không có hình dáng.
Trong vũ trụ có hằng hà sa số những nguyên tử vận động theo nhiều
hướng, khi thì tản ra, khi tụ lại. Khi tụ vào một điểm nào đó, chúng va chạm vào
nhau tạo thành một cơn xoáy tròn (cơn lốc nguyên tử). Cơn lốc này đẩy những
nguyên tử nhỏ, nhẹ ra ngoài chu vi, còn những nguyên tử to, nặng quy vào tâm,
nhờ đó các hành tinh, kể cả trái đất được hình thành. Những hành tinh xuất hiện
và mất đi một cách tự nhiên, không do thần thánh hoặc một ai tạo ra.Đémocrite
đứng trên lập trường vô thần phủ nhận Thượng Đế và Thần linh; Thần chỉ là sự
nhân cách hóa hiện tượng tự nhiên hay thuộc tính của con người.
Heraclite coi bản nguyên của thế giới là lửa. Vũ trụ không phải do
Thượng Đế hay một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra, mà nó “đã” và “đang” sẽ
mãi mãi là ngọn lửa vĩnh hằng không ngừng bùng cháy và lụi tàn. Tàn lụi và
bùng cháy theo cái logos tức là “quy luật, trật tự” nội tại của chính mình. Ông
xem thế giới “vừa tồn tại vừa không tồn tại”, “không ai tắm hai lần trong một
dòng sông”. Thế giới vật chất “vừa đa dạng vừa thống nhất, vừa mang tính hài
hòa vừa xung đột”

10


Empedocles thừa nhận khởi nguyên của thế giới là bốn yếu tố : đất, nước,
lửa và không khí.
Anaxagorax cho rằng cơ sở đầu tiên của tất cả mọi sự vật là “những hạt
giống”. Anaxagorax xem “ mọi cái được trộn lẫn trong mọi cái”.
* Chủ nghĩa duy tâm: Giai đoạn Hy Lap cổ đại, chủ nghĩa duy tâm được
hình thành trong trường phái triết học Pythagore, trải qua trường phái duy lý
Elee và đạt được đỉnh cao trong trường phái duy tâmkhách quan của Platon, tức
thế giới ý niệm.

Pytagore (Pythagore, 571 – 497 TCN) là nhà triết học, toán học uyên
bác.Sinh ra và lớn lên ở vùng Tiểu Á. Do ảnh hưởng của toán học ông cho rằng
“con số” là bản nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật. Một vật tương ứng
với một con số nhất định, con số có trước vạn vật. Và tư tưởng Pythagore cũng
thừa nhận sự bất tử và luân hồi của linh hồn. Ông cũng bàn đến các mặt đối lập
vốn có của mọi sự vật hiện tượng, ông quy về mười cặp đối lập hữu hạn và vô
hạn, chẵn và lẻ, đơn và đa, phải và trái, nam và nữ, động và tĩnh, thẳng và công,
sáng và tối, tốt và xấu, tứ giác và đa diện.Mười cặp đối lập này chia làm bốn
lĩnh vực là: toán học, vật lý, sinh học và đạo đức.
Platon là nhà triết học duy tâm khách quan, đấu tranh chống lại chủ nghĩa
duy vật đương thời.Khi nói về hai đường lối, hai trường phái trong triết học,
Lênin đã chỉ ra sự đối lập giữa đường lối duy vật của Đémocrite và đường lối
duy tâm của Platon.
Tư tưởng triết học của Platon chịu ảnh hưởng sâu sắc các yếu tố duy tâm
trong triết học của Pythagore và Socrate.Ngoài những cống hiến của ông về
phép biện chứng của ý niệm, vai trò của ý thức xã hội trong việc hình thành
nhân cách và ý thức cá nhân, triết học của ông tiêu biểu cho chủ nghĩa duy tâm
thời cổ đại.Ông xem nhẹ vai trò của nhận thức cảm tính, tuyệt đối hoá vai trò
của nhận thức lý tính, của khái niệm. Từ đó ông chia thế giới thành hai loại: thế
giới của những ý niệm (khái niệm) và thế giới của những sự vật cảm tính. Theo
ông, thế giới của những ý niệm là tồn tại chân thực, vĩnh viễn, tuyệt đối, bất
11


biến, nó là cơ sở tồn tại của thế giới các sự vật cảm tính.Còn thế giới các sự vật
cảm tính là tồn tại không chân thực, phụ thuộc vào thế giới của các ý niệm, nó là
cái bóng của ý niệm. Để minh hoạ cho quan niệm thế giới các sự vật cảm tính
được sinh ra từ thế giới các ý niệm như thế nào, Platon đã đưa ra ví dụ "Hang
động" như sau: Ở ngoài cửa của một cái hang tối có một đoàn người đi qua; ánh
sáng mặt trời chiếu vào cửa hang làm cho bóng của đoàn người được in lên vách

đá. Nếu nhìn lên vách hang bên trong, người ta sẽ thấy những bóng người đi
qua. Những bóng này chỉ là hình ảnh của đoàn người, chứ không phải bản thân
đoàn người.Thế giới các sự vật cảm tính cũng vậy, nó chỉ là cái bóng của ý niệm
đã có từ trước mà thôi.Như vậy, khi giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của
triết học, Platon cho rằng ý niệm là cái có trước, là nguyên nhân, là bản chất của
sự vật.Còn sự vật chỉ là cái có sau, là cái bắt chước, cái mô phỏng, là bản sao
của ý niệm (NTH-Võ Tiến Lâm.Trang 10. Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại)
2.3 Đặc điểm thứ ba
Triết học Hy Lạp La Mã cổ đại gắn bó mật thiết với các ngành khoa học
khác để tổng hợp mọi hiểu biết nhằm xây dựng một hình ảnh thế giới quan hoàn
chỉnh về bản chất, sự kiện hiện tượng và những mối quan hệ xảy ra trong đó.
Nó chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư duy lí luận chất phác nên chưa có sự phân tích
chia chẻ một cách có hệ thống mà chỉ là dựa vào sự quan sát trực tiếp để đi đến
kết luận mà thôi.
Sự phân công lao động xã hội giữa lao động trí óc và lao động chân tay
diễn ra lần đầu tiên trong xã hội chiếm hữu nô lệ. Kết quả của sự phân công này
là trong xã hội thời cổ đại đã hình thành một bộ phận trí thức chuyên nghiệp.
Lúc đầu, do khoa học chưa phát triển các bộ môn khoa học cụ thể cũng chưa
được hình thành, cho nên các nhà tri thức cũng chưa phân công nghiên cứu
chuyên ngành; họ nghiên cứu tự nhiên trong tổng thể. Người tri thức hay nhà
khoa học trong xã hội, đó vừa là nhà triết học, đạo đức học, mỹ học vừa là
nhà toán học, thiên văn học hay sinh vật học, vật lý học…Vì lẽ đó triết học thời
kỳ cổ đại là “bộ môn” tổng hợp. Mọi tri thức về tự nhiên đều được tổng hợp
12


trong hệ thống triết học để vẽ nên bức tranh tổng quát về thế giới.
Trong thời kỳ này không thể không nhắc đến Aristote - bộ óc bách khoa của
nền triết học và khoa học Hy Lạp cổ đại. Aristote (384 - 322 TCN) là học trò
xuất sắc của Platon - sinh tại Sta-gi-re, cách A-ten về phía bắc 300km, một thuộc

địa của xứ Macedoine. Sự nghiệp sáng tác của ông trải qua ba thời kỳ chính:
thời kỳ A-ten lần thứ nhất (367 - 347 TCN) hay thời kỳ Hàn Lâm Viện, chịu ảnh
hưởng trực tiếp của Platon; thời kỳ viễn du (những năm 40 - đầu 30 TCN) phê
phán một số luận điểm nền tảng trong triết học Platon, nhất là học thuyết về tồn
tại; thời kỳ A-ten lần thứ hai (những năm cuối đời), mở trường phái triết học ở
Lycée.
Sự nghiệp sáng tác của Aristote thật đồ sộ. Ngoài triết học ông còn thâm
nhập vào hầu như tất cả các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, để
lại nhiều công trình có giá trị. Những sáng tác của Aristote thuộc về ba nhóm
khoa học: Nhóm các khoa học lý thuyết, lấy tri thức làm đối tượng, gồm Siêu
hình học (triết học đệ nhất), vật lý học (triết học đệ nhị), toán học, lôgíc học cần
nhớ rằng tên lôgíc không phải do Aristote đặt ra). Đối tượng của triết học đệ
nhất là những gì tồn tại “đằng sau” tự nhiên hữu hình.Tự nhiên ở Aristote không
đồng nhất với thực tại.thực tại, hay cái đang tồn tại, được Aristote diễn đạt bằng
từ “on” để phân biệt với “tồn tại” (“to einai”). Thực tại rộng hơn tự nhiên, tự
nhiên chỉ là một phần thực tại. Siêu hình học như triết học đệ nhất là khoa học
nghiên cứu những bản chất (ousia) và nguyên nhân (aitia) phi cảm tính, vĩnh
cửu, ngược lại vật lý học, tức triết học đệ nhị, nghiên cứu những nguyên nhân
vật chất năng động của toàn bộ sự vật hữu hình, còn toán học - những sự vật bất
động. Triết học đệ nhất được nâng lên cấp độ khoa học về thần nhưng rộng hơn
cả thần học, vì nó bao quát toàn bộ nguyên nhân và bản chất của thực tại, với
tính cách đó nó cũng là khoa học về tồn tại.
- Nhóm các khoa học thực tiễn lấy hành động làm đối tượng, gồm đạo
đức học, chính trị học, kinh tế học...

13


- Nhóm các khoa học sáng tạo, lấy những gì hữu ích và ấn tượng do con
người sáng tạo ra làm đối tượng, gồm nghệ thuật, thi, ca, các khoa học ngôn

ngữ các hoạt động có tính chất kỹ thuật.
Trình tự nghiên cứu của triết học Aristote đầu tiên là lô-gíc học như nhập
môn vào các khoa học khác; tiếp theo là vật lí học (kể cả sinh vật học, tâm lí
học) tìm hiểu tự nhiên vô cơ, hữu cơ và đời sống con người; thứ ba là siêu hình
học nghiên cứu bản chất tồn tại; cuối cùng là đạo đức học và các khoa học ngôn
ngữ văn chương,...
- Đặc diểm thứ tư: Nó được xây dựng trên nền tư duy biện chứng chất
phác. Điều này thể hiện ở những phương pháp tranh luận, hùng biện của các triết
gia.
Nhìn chung do hạn chế của thời đại về trình độ phát triển kinh tế,khoa học
kĩ thuật,các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại chưa thể giải thích tự nhiên một
cách chích xác và không giải thích được mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội.Những tư tưởng triết học còn mang nặng tính thô sơ máy móc,nhiều
quan niệm duy vật nhưng sơ khai,tự phát.
Bên cạnh những quan niệm duy vật mang tính sơ khai,máy móc,thế giới
quan của Talet còn ít nhiều chịu ảnh hưởng của các quan niệm thần thoại và tôn
giáo nguyên thủykhi ông cho rằng thế giới chúng ta đầy rẫy các vị thần
linh,không lý giải được hiện tượng từ tính của nam châm và hổ phách,ông khẳng
định chúng có linh hồn.Các vị thần linh trong ý tưởng của ông,là những hoạt
động trong thế giới làm cho mọi sự vật có thể vận động và biến đổi được.
Cũng như Talet,Anaximan cũng chịu ảnh hưởng của thần thoại và tôn
giáo,khẳng định điểm tận cùng thế giới.Mọi sự vật theo ông đều sinh ra từ
apeirôn và có lỗi lầm với nhau,mọi cái cuối cùng đều trở thành apeirôn,ít nhiều
mang tính thần bí.
Ampeđôc,lại thần thánh hóa các khởi nguyên của thế giới và đi đến nhân
cách hóa mọi sự vật,tức là quy cho chúng những đặc tính mà trên thực tế chỉ
riêng con người mới có.Ông cho rằng mỗi khởi nguyên đều tồn tại độc lập,bất
14



biến,do đó mang tính thần thánh,chúng được coi như những vị thiên thần,chẳng
hạn lửa được coi là”thần Dớt chói lọi”,…
Đêmôcrit khi nói đến nguyên tử thì chưa đạt đến quan niệm khẳng định
khối lượng của nguyên tử,cho rằng nguyên tử không có trọng lượng.Ông thừa
nhận rằng trong con người có một phần bản chất thiên thần.Quan niệm của ông
về tư duy và ý thức còn ngây thơ,cảm tính.Đặc biệt coi chế độ nô lệ là hợp lý và
cũng cần sử dụng biện pháp có thể.
Tóm lại,tất cả những điều được thể hiện ở các tư tưỏng triết học Hy Lạp
cổ đại,đó là sự tự phát,hay chúng không được các nhà triết học ý thức được một
cách tự giác,còn mang những tính thô sơ,chất phác,mới chỉ chú ý đến các hiện
tượng bề ngoài mà không thể giải thích được một cách đầy đủ bản chất bên
trong của sinh vật cũng như mối liên hệ giữa các sinh vật và hiện tượng.
Đặc điểm thứ năm: Coi trọng vấn đề về con người.
Nhìn chung họ đều khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất của tạo
hóa.”Con người là thước đo tất thảy mọi vật” (Pitago). Con người thời cổ đại
được nhìn nhân chủ yếu với tổ chức cá thể, giá trị con người chủ yếu chỉ được
bàn đến ở khía cạnh đạo đức, giao tiếp, nhận thức luận.
Các nhà duy vật Hy Lạp cổ đại đặc biệt là Đêmôclit và Arixtôt đã có
những tư tưởng,những quan niệm tiến bộ hơn về con người và xã hội.Các ông đã
cung cấp cơ sở cho ý niệm về chủ nghĩa thế giới đại đồng,theo đó mọi con người
đều là những công dân bình đẳng của thế giới này.
Đêmôcrit thoát khỏi quan điểm máy móc về vấn đề đạo đức học.Ông đã
khai triển một bộ quy tắc đạo đức rất caovời cho hành vi con người,đòi hỏi sự
điều độ trong mọi sự và việc vun trồng văn hóa như cách thức chắc chắn nhất để
đạt những mục tiêu đáng ao ước nhất của cuộc đời,đó là sự vui tươi.
Đémocrite(460 – 370 TCN)
Theo Đêmôcrit, phẩm chất con người không phải ở lời nói mà ở việc
làm.Con người cần hành động có đạo đức ,còn hạnh phúc của con người là ở
khả năng trí tuệ,khả năng tinh thần nói chung,đỉnh cao của hạnh phúc là trở
15



thành nhà thông thái,trở thành công dân thế giới.Trái với quan niệm của Platôn
về xã hội rằng ông ủng hộ việc xây dựng nhà nước của ý niệm,ra sức bảo vệ lợi
ích của tầng lớp chủ nô dân chủ,đấu tranh chống lại chủ nô quý tộc.
Đối với Arixtôt thì vấn đề đạo đức học được ông xếp vào loại khoa học
quan trọng sau triết học.Trong đạo đức của ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề
phẩm hạnh.Theo ông phẩm hạnh là cái tốt đẹp nhất,là lợi ích tối cao mà mọi
công dân cần phải có.Phẩm hạnh của con người thể hiện ở quan niệm về hạnh
phúc,hạnh phúc phải gắn liền với hoạt động nhận thức,với ước vọng làm điều
thiện.
Vấn đề đạo đức được các nhà duy vật Hy Lạp lần đầu tiên đề cập đến như
là mối quan tâm hàng đầu của triết học,đã đạt tới một trong những bước ngoặt
quan trọng nhất.Lần đầu tiên con người được đề cập tới phẩm chất và hạnh phúc
của mình
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Triết học Hy Lạp-La Mã cổ đại là tiếng chuông vàng, là nhịp cầu vững
chắc, nối những bến bờ triết học sau này.Đến nay những gì mà triết học Hy Lạp
cổ đại mang đến cho nhân loại vẫn còn nguyên giá trị đó.Triết học Hy Lạp cổ
đại chia làm ba thời kỳ. Thời ky tiền Socrate, thời kỳ Socrate là thời kỳ cực
thịnh, thời kỳ hậu Socrate. Trong giai đoạn này có rất nhiều triết gia nổi bậc như:
Thales, Anaximandre, Heraclite, Pythagore, Xenophane, Parmenide, Zenon,
Anaxagore, Empedocle, Democrite, Socrate, Platon, Aristote…Triết lý Hy Lạp
cổ đại là những viên gạch đầu tiên xây nên toàn bộ ngôi nhà văn minh của Châu
Âu ngày nay. Ta có thể thấy cả bề mặt và bề trái của Châu Âu ngày nay qua nền
triết học Hy Lạp cổ đại. Điều đó làm cho nó sáng rực rỡ trên vũ đài triết học
nhân loại và trở nên bất hủ. Marx nói: “Dại dột cho ai không thấy giá trị Hy Lạp
cổ đại”

16



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hóa, Triết học cổ hy lạp giảng yếu, nxb. Thanh Niên, 2012
2. Bùi Văn Hóa, Triết học, ĐHXHVNV, 2005.
3. Hà Thúc Minh, Triết học cổ đại Hy Lạp La Mã, Nxb. Mũi Cà Mau, 2007
4. Will Durant, Câu truyện triết học, nxb. QNĐN, 2010

17



×