Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch ở bản Tân Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.03 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Trang


PHẦN I: KHÁI QUÁT
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và khảo sát thực tế, tôi đã hoàn
thành đề tài báo cáo thực hành của mình. Quá trình thực hành phát triển cộng
đồng chuyên ngành công tác xã hội là khoảng thời gian quý báu, tạo điều kiện
cho mỗi sinh viên được tiếp tục học hỏi, thực hành những kiến thức đã được học
tập tại trường học, từ đó tìm hiểu, đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn để từng
bước hoàn thiện, nâng cao nhận thức lý luận và thực hành đã được đào tạo. Đây
cũng là cơ hội để sinh viên có thể phát huy tính sáng tạo của mình đi đôi với tích
lũy kinh nghiệm phục vụ công việc sau khi ra trường.
Và trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo thực hànhphát triển cộng
đồng, ngoài sự nỗ lực của bản thân, đề tài còn nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ
phía thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, thân chủ và chính quyền địa phương
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo: Hoàng Quốc
Tuấn, cô giáo Võ Thị Cẩm Ly, cô giáo Phạm Thị Oanh, cô Phan Thị Thúy Hà,
Thầy Phùng Văn Nam và những người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo chúng tôi
hoàn thành đề tài này. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy
cô giáo trong tổ Công tác xã hội, khoa Lịch sử, trường Đại Học Vinh. Các cán
bộ, lãnh đạo UBND xã Môn Sơn - Con Cuông - Nghệ An, đặc biệt là Ban lãnh
đạo thôn bản Tân Sơn, các gia đình, cá nhân trên địa bàn Bản Tân Sơn và các
bạn trong tập thể K52 CTXH đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều.
Vì thời gian, kiến thức, kinh nghiệm và năng lực còn hạn chế nên bài báo
cáo thực hành công tác xã hội nhóm không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của quí thầy cô và các bạn để đề tài
được bổ sung và hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm


2


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bên cạnh sự phát triển không ngừng của nền kinh tếthì kéo theo đó xã hội
cũng đang có sự phát triển về mọi mặt trong đời sống. Tuy nhiên cùng với sự
phát triển đó thì cũng kéo theo rất nhiều hệ lụy đằng sau nó. Có nhiều vấn đề
tiêu cực đã và đang xảy ra, như là tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, thiếu việc
làm, phân chia xã hội. . . Vấn đề nghiêm trọng và có ảnh hưởng rất lớn lúc này
tới đời sống con người là ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch. Tưởng chừng
như đây là một vấn đề bình thường nhưng trước tình hình hiện nay thì đây là vấn
đề rất đáng quan tâm. Nếu như cứ để vấn đề này xảy ra mà không tìm biện pháp
giả quyết rứt điểm thì nó sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Có thể là các
bệnh tật về đường hô hấp, tiêu chảy, …Và hơn thế nữa còn trở thành một rào cản
lớn cho sự phát triển chung của cả xã hội nữa.
Ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch đang là mối quan tâm của nhiều
vùng miền trong cả nước. Bởi đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới đời
sống con người, có tác động vô cùng lớn tói toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường và
thiếu nước sạch ở vùng thành thị đã gặp nhiều khó khăn thì ở những vùng nông
hôn miền núi thì lại càng khó khăn hơn nữa. Ở vùng miền núi thì tình hình phát
triển chung đang còn khá khiêm tốn thế nên chưa thể nào khắc phục được tình
trạng này. Khi mà cái ăn cái mặc đang còn thiếu thốn thì để đi tìm giải pháp cho
ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch vẫn sẽ còn bỏ ngỏ lâu dài. Đảng và Nhà
nước đã đưa ra nhiều cách giải quyết cho vấn đề này nhưng vẫn chưa thể tìm ra
giải pháp hợp lý và triệt để được.
Đứng trước thực trang đó tôi đã lựa chọn ô nhiễm môi trường và thiếu
nước sạch ở vùng miền núi là vấn đề trọng tâm để tôi tìm hiểu sau hơn về địa
bàn này. Mà cụ thể ở đây là bản TÂN SƠN-MÔN SƠN-CON CUÔNG- NGHỆ
AN. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn và đưa ra cách giải pháp cho vấn đề này
nên tôi lựa chọn đề tài để thực hiện


3


PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC HÀNH
2.1. Tóm tắt đặc điểm tình hình ở xã Môn Sơn
Xã Môn Sơn - Con Cuông - Nghệ An nằm trong vùng của vườn quốc gia
Pù Mát
2.1.1. Về địa lý
Môn Sơn là xã biên giới vùng cao của huyện miền núi Con Cuông, có
diện tích tự nhiên: 40. 679, 26ha, có đường biên giới với nước bạn Lào dài
35km. Bản Tân Sơn cách trung tâm xã Môn Sơn khoảng 3km, phía Tây giáp với
bản Hua Nà - Lục Dạ, phía Nam giáp bản Thái Sơn 2, phía Đông giáp bản Cửa
Rào, phía Bắc giáp xã Đỉnh Sơn - Anh Sơn. Có tổng diện tích tự nhiên 525ha
trong đó đất sản xuất 55ha, đất rừng 163 là 242ha, đất rừng 01 là 218ha, đất thổ
cư 10ha
2.1.2. Về dân số
Xã Môn Sơn có tổng dân số là: 2069 hộ, 8. 939 nhân khẩu, được phân bố
trên 14 thôn bản. Có 03 dân tộc anh em cùng sinh sống với nhau từ bao đời nay
là Dân tộc Thái, Kinh và tộc người Đan Lai. (Trong đó: DT Thái 82%, tộc người
Đan Lai 10% và DT Kinh 8%). Bản Tân Sơn có tổng dân số là: 189 hộ, 806
khẩu ( Trong đó Dân tộc Đan Lai 2 hộ, 96 khẩu; Dân tộc Kinh 7 hộ, 36 khẩu;
Dân tộc Thái 161 hộ, 674 khẩu)
2.2. Lược sử và đặc điểm tình hình chung về cộng đồng
2.2.1. Mô tả lược sử cộng đồng

4


Bảng 1: Lược sử bản Tân Sơn, xã Môn Sơn, Huyện Con Cuông

TT

Mốc thời gian

1

Trước 1961

Sự kiện diễn ra
Đây là địa bàn sinh hoạt lâu đời của người Thái và
Đan Lai
Xã Môn Sơn được thành lập với 14 thôn bản đó
là:Khe Ló, Làng Cằng, Thái Sơn 1, Thái Sơn 2,

2

1961

Cửa Rào, Thái Hòa, Tân Sơn, Bắc Sơn, Nam Sơn,
cộng với bản của người Đan Lại(bản 1, 2, 3)
Và sau một thời gian ngắn thành lập thì bản phải

3

1974

di tản vì chiến tranh.
Sau một thời gian dài li tản vì chiển tranh bản đã
được lập lại và phát triển.
Cho đến nay được sự quan tâm của nhà nước và

các tổ chức và cá nhân, cũng như sự cổ gắng
không ngừng của người dân, cộng đồng đã đạt

4

1974- 2014

được nhiều thành tựu đáng khích lệ trên các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa chính trị xã hôi, giáo dục và
y tế. Đời sống của cộng đồng ngày càng được
nâng cao và phát triển.

2.2.2. Đặc điểm tình hình chung về cộng đồng bản Tân Sơn xã Môn
Sơn huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An
* Vị trí địa lí:
+ Phía Đông giáp bản Cửa Rào
+ Phía Tây giápbản Hua Nà
+ Phía Bắc giáp xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn
+ Phía Nam giáp bản Thái Sơn 2

- Dân số
5


+ Xã Môn Sơn có tổng dân số là 2069 hộ 8939 nhân khẩu được phân bố
trên 14 thôn bản có 3 dân tộc anh em chung sống với nhau từ bao đời nay là dân
tộc Thái, Kinh và dân tộc Đan Lai. Trong đó dân tộc Thái là 82%, tộc người Đan
Lai 10%, người Kinh 8%.
+ Bản Tân Sơn có tổng dân số là 192 hộ 806 nhân khẩu. trong đó dân tộc
Đan Lai là 22 hộ 96 nhân khẩu, dân tộc Kinh là 6 hộ 28 nhân khẩu, dân tộc thái

là 164 hộ 682 nhân khẩu.
+ Hộ nghèo 59 hộ chiếm 30, 7%, hộ cận nghèo 99 hộ chiếm 51, 5%, hộ
thoát nghèo là 25 hộ chiếm 13, 0%.
- Diện tích tự nhiên : 525 ha
+ Đất ruộng: 242 ha
+ Đất rừng :273 ha
+ Đất thổ cư:10 ha
2.3. Phương pháp và kỹ năng đã sử dụng
Trong thời gian thực tế tại cộng đồng, tôi đã sử dụng một số phương pháp
cơ bản sau:
• Phương pháp thâm nhập cộng đồng : tôi đã xuống tiếp cận địa bàn Bản
Tân Sơn – Xã Môn Sơn và tiến hành tiếp xúc với các cán bộ trong bản, tìm hiểu
từng gia đình, gặp gỡ, trao đổi với những hộ nghèo về vấn đề nghèo đói hiện nay
trong bản.
• Phương pháp xếp hạng ưu tiên: xác đinh vấn đề ưu tiên là một phương
pháp lựa chọn vấn đề cấp thiết nhất trong các vấn đề mà cộng đồng đang gặp
phải, đồng thời sử dụng phương pháp này sẽ có sự so sánh giữa các vấn đề để ìm
ra vấn đề bức thiết nhất nhằm phối hợp với người dân để tìm ra nguyên nhân
cũng như vạch lên kế hoạch hoạt động để giải quyết vấn đề ưu tiên.

6


• Phương pháp phỏng vấn sâu: Qua một số thông tin mà cán bộ trong
bản cung cấp tôi đã đến một số hộ gia đình được xem là hộ gia đình nghèo từ
nhiều năm nay, nhóm sinh viên chúng tôi đã chia thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm
ba sinh viên, tiến hành tiếp cận và phỏng vấn dựa trên một khung các vấn đề và
câu hỏi mà nhóm đã chuẩn bị để thu thập những thông tin về vấn đề nghèo đói
đã được nhóm xác định là vấn đề ưu tiên.
• Phương pháp PRA: Trong thực tế triển khai các dự án phát triển cộng

đồng, việc làm thế nào để dự án phản ánh tốt nhất nhu cầu và nguyện vọng thực
tế của người dân tại cộng đồng được đặt ra. PRA là một hình thái đặc biệt của
nghiên cứu mang tính định lượng được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin
tại cộng đồng. Ưu điểm của phương pháp PRA so với các phương pháp khác là
người dân tại cộng đồng tự phân tích thực tế nhu cầu và đời sống của họ. PRA là
một công cụ đặt biệt hữu ích trong công tác phát triển cộng đồng nói chung và
đây là một phương pháp trao quyền cho người dân để quyết định các công việc
của cộng đồng.
Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA/RRA) là một
phương pháp điều tra để học hỏi và cùng với các thành viên cộng đồng tìm hiểu,
phân tích và đánh giá các khó khăn, thuận lợi đồng thời đưa ra các giải pháp,
quyết định kịp thời nhằm giải quyết các khó khăn của cộng đồng
• Kỹ năng giao tiếp, quan sát, lắng nghe: đây là 1 trong những kỹ năng
khá quan trọng để giúp nhóm nắm bắt được những thông tin đầy đủ và cụ thể
nhất về vấn đề ưu tiên, từ đó giúp người dân nói lên được những suy nghĩ, tâm
tư, nguyện vọng của mình đối với vấn đề được chọn ưu tiên là như thế nào.
2.4. Thực trạng ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch ở bản Tân
Sơn-Môn Sơn
Bản tân sơn là một bản thuộc xã môn sơn huyện con cuông, nằm ở miền
tây tỉnh nghệ an. Là một trong những bản nghèo của xã điều kiện kinh tế và tình

7


hình xã hội còn gặp nhiều khó khăn, đời sống của người dân còn thấp. Tình hình
chung của bản hiện nay đang còn nhiều thiếu thốn về mọi mặt. Qua thời gian
thực tế được tiếp cận cùng sống và làm viecj với người dân trong bản tôi cũng
nắm bắt được những vấn đề mà địa bàn đang gặp phải. Cùng với sự tìm hiểu và
những thông tin thu thập được thì tôi xác đinh bản Tân Sơn đang gặp những vấn
đề sau: nghèo đói, ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch, khó khăn trong phát

triển kinh tế, khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội…Từ thực tế của bản và
tính cấp thiết của vấn đề tôi lựa chọn ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch là
vấn đề ưu tiên và quan trọng của bản lúc này.
Là một bản cách xa trung tâm xã(3km), lại chủ yếu là địa hình đồi núi
hiểm trở, giao thông không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thấp vì thế luôn gặp nhiều
khó khăn trong đời sống hằng ngày. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết lại không
ủng hộ người dân nơi đây, thường xuyên xảy ra mưa lũ, lũ quét, sạt lỡ đất, khô
hạn…làm hạn chế khả năng phất triển của bản. Dân số của bản khá đông và chủ
yếu là dân tộc thiểu số sống phân tán, người dân có thu nhập thấp, gặp khó khăn
trong tìm kiếm viêc làm. Người dân nơi đây, trinh độ sản xuất còn lạc hậu, cơ sở
hạ tầng con nhiều thiếu thốn làm cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của bản. Vì
nằm cách xa trung tâm xã nên gặp nhiều khó khăn trong việc giao lưu kinh tế-xã
hội, văn hóa với các bản xung quanh và các xã lân cận. Cũng bởi thế khó tiếp
thu những tiên bộ trong khoa học kỹ thuật để nắm bắt và kịp thời thích ứng.
Chính những thiếu thốn trên cũng là nhân tố tác động đến việc ô nhiễm
môi trường và thiếu nước sạch ở bản. Đây là một vấn đề cấp thiết cần sớm được
giải quyết triệt để. Do nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế nên ô nhiễm
môi trường lại càng xảy ra ngày một nghiêm trong hơn. Họ vẫn chưa có ý thức
tính tự giác về bảo vệ môi trường, đang còn hằn sâu suy nghĩ “cha chung không
ai khóc” không phải việc của mình nên mặc kệ không quan tâm. tình trạng vứt
rác bừa bãi xung quanh đườn làng thôn bản vẫn ngày một xảy ra thương xuyên.
Hay như tình trạng xả nước thải chăn nuôi ra ao hồ sông suối bừa bãi cũng đã

8


gây ô nhiễm trầm trọng. điều này không những ảnh hưởng đến bản thân mỗi cá
nhân, gia đình mà nó còn ảnh hưởng tới cả cộng đồng. Nếu cứ để tình trạng này
xảy ra thường xuyên thì đây sẽ vấn đề đáng báo động.
Không chỉ có vậy một điều không kém phần quan trọng nữa đó là do nhận

thức, ý thức, tập quán sinh hoạt của người dân cũng đã vô tình gây ra tinh
thường có thói quen chăn nuôi trâu bò ở dưới gầm sàn, hay chồng lợn gà thường
nằm ở gần nhà ở. Vì những điều này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới môi
trường sống trong gia đình. Hay còn do người dân vẫn chưa có ý thức về việc
xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh mà chủ yếu là nhà vệ sinh “lộ thiên”. Ban đầu
nghe ra cũng là một điều bình thường nhưng nếu cứ để nó kéo dài thì vô hình
chung nó sẽ trở thành tác nhân gây ra nhiều bệnh tật về đường hô hấp, tiêu
chảy…
Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường

9


10


Bên cạnh đó do cách thức sản xuất nông nghiệp trồng trọt còn nhiều lạc
hậu nên người dân bón phân, phun thuốc sâu không đúng quy định, thời hạn.
Đồng thời hay vứt vỏ thuốc trừ sâu bừa bãi, lung tung ra bên ngoài mương nước,
đồng ruộng cũng đã gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Vấn đề ô nhiễm môi
trường cũng đã để lại những hậu quả vô cung nghiêm trọng cho người dân trong
bản như suy giảm về sức khỏe, gây ô nhiễm ngồn nước, ô nhiễm không khí …
Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch thì thiếu nước sạch
cũng đang là thực trạng đáng báo động. Nguồn nước sạch sử dung trong sinh
hoạt hằng ngày của các hộ dân trong bản đang thiếu trầm trọng. Đây là vấn đề

11


vô cùng cấp thiết khi mà thiếu nước ăn nước sinh hoạt sẽ gây cản trở cho cuộc

sống của người dấn. Còn nhiều nguồn nước ô nhiễm chưa được sử lý, hệ thống
giếng đào gần ao hồ đầm lầy nên nước có màu vàng đục như gạch cua, khi đun
nước lên ở dưới đáy ấm thường có các lớp cặn lăn xuống. Hơn nữa lưu lượng
nước ở các giếng thường rất thấp, không đủ dung, vào mùa hè phải sang nhà
khác gánh nước về dung, và có đôi khi giếng hay bị cạn nước
Người dân trong bản chủ yếu dung nước giếng và nước suối để sinh hoạt.
Những gia đình ở xa sông suối thì phải đào giếng nhưng do độ dốc cao nên
lượng nước ít, nước thường lợ và khó uống. Có rất nhiều gia đình đào giếng
ngay cạnh chuồng gia súc gia cầm nên nguồn nước thường bị ô nhiễm do chất
thải từ các loài vật. Đôi khi còn đào giếng ngay cạnh ao hồ nên mạch nươc từ
các ao hồ chảy sang làm nước bj nhiễm khuẩn
Tuy đảng và nhà nước đã có những chính sách chương trình dự án giải
quyết vấn đề nước sạch như các dự an nước sạch, dự án xây dựng bể chứa nước
sạch lớn để dẫn nước sạch về cho người dân trong bản. Tuy nhiên những dự án
này khi đưa vào thực tiễn thật sự vẫn còn nhiều bất cập, chưa đi sát vào tinh
hình thực tế trong bản
2.5. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và thiếu
nước sạch ở bản Tân Sơn –Môn Sơn
Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn tới vấn đề ô nhiễm môi trường và thiếu
nước sạch thì tôi chia làm hai nhóm nguyên nhân chính:nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do chinh sách của đảng và nhà nước còn nhiều bất cập chưa sử lý dứt
điểm, còn chưa xuất phát từ thực tiễn của người dân. Đồng thời cũng chưa đi sâu
tìm hiểu về tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số nên giải pháp đưa
ra thường không khả thi

12



+ Nhiều chương trình, dự án về giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và
thiếu nước sạch vẫn chưa giải quyết triệt để hay có khi còn chưa tới được với
cộng đồng hay cũng có khi là không phù hợp với đặc điểm tình hình cộng đồng
+ Vì bản nằm xa trung tâm xã nên đôi khi vẫn chưa có sự quan tâm nhiệt
tình từ cán bộ cơ sở. Đồng thời khó nắm bắt được các chính sách dự án từ các cơ
quan ban nghành để giải quyết ấn đề của cộng đồng mình.
+ Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn
hạn chế, dẫn đến chưa phát huy đ ược ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công
tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm
tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp,
đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh
nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trườn
- Nguyên nhân chủ quan
+ Do trình nhận thức của cộng đồng còn nhiều hạn chế, bản thân mỗi
người dân trinh đọ đang còn thấp kém, ý thức tự giác còn chưa cao. Thiếu hiểu
biết, chưa nắm bắt được khoa hoac kỹ thuật tiến bộ dẫn tới không tự nhận thức
được về vấn đề của chinh cộng đồng mình
+ Do phong tục tập quán, lối sống của người dân còn nhiều lạc hậu, hủ
tục đã ăn sâu vào đời sống của người dân khó có thể thay đổi được.
+ Đời sống của người dân trong bản đang còn gặp nhiều khó khăn, hoàn
cảnh thiếu thốn nên họ không còn thời gian bận tâm tới những vấn đề khác
đên chính mình và ảnh hưởng tới cuộc song của mình và cộng đồng.
+ Do địa hình của bản hiểm trở nhiều đồi núi dốc núi cao nên dễ xảy ra
tình trạng thiếu nước sạch và nguồn nước bi ô nhiễm, khan hiếm trầm trọng.

13



+ Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn bừa bãi, đố rừng làm nương rẫy
cũng là nguyên nhân gây ô niễm môi trường và thiếu nước sạch.
+ Phương thức sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu chưa tự sử lý rác thải
sau khi chăn bón đồng ruộng.
Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường và thiếu nước canh tác sản xuất

14


15


2.6. Giai pháp trợ giúp giải quyêt tình trạng ô nhiễm môi trường và
thiếu nước sạch.
- Nâng cao nhận thức và năng lưc cho người dân thông qua việc thiết lập
mô hinh cung cấp thông tin hai chiều
+ Nâng cao nhận thức là công việc có tinh chiếm lược, chìa khóa để bà
con có thể tự nhận thức và cùng tìm cách giải quyết vấn đề của mình. Ý thức của
mỗi người dân sẽ là nhân tố giúp cho môi trường ngày một có sự thay đổi tích
cực hơn. Họ có thể tự bảo vệ môi trường của chính mình. Vì cộng đồng gồm 3
nhóm dân tộc sinh sống(dân tộc thái, kinh, dan lai) nên trinh đọ nhận thức của
người dân còn nhiều hạn chế cần thường xuyên giúp họ nâng caonhận thức để
chính họ sẽ tự giải quyết được vấn đề của chính cộng đòng mình
+ Thương xuyên phổ biến các chủ trương chính sách để bảo vệ môi
trường và thiếu nước sạch cho người dân trong bản. Các cán bộ cơ sở trong lĩnh
vực này phải về tận địa bàn để trực tiếp tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận
thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn nước sạch.
+ Phổ biến và tư vấn cho người dân về kiến thức và kĩ năng, đây là kênh
thông tin, là nhịp cầu nối giữa người dân và nhưng người làm khoa học trong
lĩnh vực này. Tại đây người dân sẽ tang them hiểu biết và tự mình có ý thức giữ

gìn môi trương xung quanh, hạn chế vứt rác thải từ thuốc trừ sâu sau khi làm
nông nghiệp ra bên ngoài. Hay có thể biết them nhiều cách để xử lý nguồn nước
sạch phục vụ cho sinh hoạt và đời sống.
- Giai pháp về việc tăng nguồn vốn cho vấn đề thiếu nước sạch vài xử lý
rác thải tránh ô nhiễm môi trường tại cộng đồng.
+ cần có các chính sach cho vay vốn để làm nguồn kinh phí cho các dự án
về nước sạch tới với người dân. Đảm bảo tình khả thi cho từng chương trình dự
án đối với bản Tân Sơn khi mà điều kiện và đặc điểm của bản còn nhiều khó
khăn và hiểm trở

16


+ Các cấp ban ngành cần sớm có các chương trình, hoạt động để xử lý rác
thải cũng như là dọn dẹp vệ sinh thôn bản vào những ngày cuối tuần để giúp cho
đường thôn bản sạch sẽ
+ Ưng dụng các dự án từ nơi khác vào địa bàn để nhằm tiếp thu kinh
nghiệm cũng như là học hỏi để đưa vào thực tiễn của bản
- nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng đầu nguồn cũng là bảo vệ môi
trường sống và nguồn nước sinh hoạt hằng ngày cho mỗi người dân trong bản
- Bản thân mỗi cá nhân sẽ là nhân tố quan trọng giữ gìn vệ sinh môi
trường trong mỗi gia đinh rồi tới cả cộng đồng. Từ đó hình thành ý thức chung
cho tất cả mọi người. Cho họ biết rằng chình họ sẽ tự mình bảo vệ “lá phổi xanh
của chình cộng đồng mình
- Nâng Cao trình độ chuyên môn cho cán bộ môi trường và nước sạch của
bản, xã để giúp họ biết về các chương trình dự án từ trên xuống cho địa phương
mình cũng như là áp dụng khao học kỹ thuật tiến bộ về bảo vệ môi trường và
thiếu nước sạch
- Đưa các dự án nước sạch đến địa bàn để người dân sớm có nguồn nước
sạch cho sinh hoạt hằng ngày cũng như là đảm bảo nguồn nước về lâu dàI

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn bản
nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức chấp hành bảo vệ môi trường,
trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn, xây dựng môi trường sinh thái
trong lành làm cho mỗi người dân tự ý thức một cách tự giác vê vị trí vai trò và
mỗi quan hệ mật thiết giữ tự nhiên-con người và xẫ hội
- Cán bộ của bản cần thường xuyên tổ chức các buổi họp để giúp người
dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cũng như là sử dụng nước tiết
kiệm nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định và trong lành

17


2.7. Những bài học kinh nghiệm
Sau một thời gian trực tiếp làm việc, tiếp xúc với người dân tại cộng đồng
bản Tân Sơn, xã Môn Sơn, huyện Con cuông các thành viên trong nhóm chúng
tôi đã có nhiều cơ hội học hỏi, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn tại cộng đồng.
Đặc biệt thông qua quá trình thực tế, nhóm chúng tôi đã rút ra được một số bài
học kinh nghiệm cho bản thân và cho quá trình làm việc sau này. Đó là:
Trong quá trình tiếp xúc tìm hiểu với người dân phải luôn có thái độ chân
thành cởi mở nhiệt tình, cầu thị, biết lắng nghe, học hỏi và thực hiện tốt nguyên
tắc “chấp nhận" và coi trọng sự tham gia.
Với mỗi sinh viên điều quan trọng trước khi đi thực hành phải nắm vững
kiến thức chuyên ngành. Cố gắng lĩnh hội, tiếp thu cho mình một lượng kiến
thức tổng quát nhất định, phải nắm chắc các kỹ năng và vận dụng kỹ năng ấy
vào thực tiễn.
Mỗi cá nhân phải luôn linh hoạt, năng động, nhạy bén sáng tạo vì mỗi
người dân đều có những điểm khác nhau để mình khái thác, học hỏi và trau dồi.
Mỗi thành viên cần nhận thức được rằng phát triển cộng đồng là một quá
trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, sự tôn trọng và động viên sự tham gia tích cực của
người dân vào các hoạt động.

Không được phủ nhận sức mạnh của các cộng đồng.
Phải luôn thành thật, trung thực, giản dị trong tác phong, cách sống để gây
dựng được lòng tin của người dân.
Đưa ra những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu sát với nội dung đề tài
không dung ngôn từ khoa học, câu hỏi phải sát với người dân thay vì thúc ép họ
trả lời.
Khi thực hiện bất kỳ một hành động hay việc làm tại cộng đồng thì tác
viên cộng đồng không nên có những lời hứa suông với người dân.

18


Tôn trọng người dân cộng đồng đặc biệt là tôn trọng những nét văn hóa,
phong tục tập quán của người dân.
Trong nhóm phải luôn đoàn kết, thẳng thắn, có thái độ cầu tiến chân
thành, phải luôn biết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Có thể nói rằng, qua những kinh nghiệm mà nhóm đã rút ra được trong
suốt quá trình hoạt động thực tiễn tại cộng đồng đã góp phần làm mỗi cá nhân tự
tin, trau dồi thêm những kiến thức, kỹ năng cho mọi thành viên để sau này giúp
ích cho công việc có hiệu quả hơn.

19


PHẦN III. KẾT LUẬN
Ô nhiểm môi trường và thiếu nước sạch không chỉ là vấn đề riêng của mỗi
cá nhân mà đó là vấn đề của toàn xã hội nó có ảnh hưởng vô cùng lớn tới chất
lượng cuộc sống của người dân. Bảo vệ môi trường và giữ gìn nguồn nước sạch
cũng là bảo vệ “lá phổi xanh “ của bản
Hướng đến một bản có môi trường trong lành Tân Sơn đag và sẽ xử lý dứt

điểm triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường và tình hình thiếu nước sạch cũng sẽ
sớm được khắc phục trong thời gian tới. Mỗi người dân trong bản cần nâng cao
ý thức tinh thần tự giác, ý thức trsch nhiệm về bảo vệ môi trường chung của bản
nhằm đảm bảo môi trường trong lành với thiên nhiên vốn đã được ưu đẫi bam
tặng. Cùng với đó là sự vào cuộc cảu các cấp chính quyền về các dự án nwosc
sạch đén với bản trong thời gian sớm nhất để đảm bảo nguồn nước ddaaay đủ
phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày của người dân trong bản
Qua thời gian đi thực tế tại địa bàn bản Tân Sơn tôi đã tìm hiểu cụ thể và
chi tiết về vấn đề kép của cộng đồng là ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch.
Trong qáu trình làm bài không tránh khỏi những sai sót và hạn chế rât mong
nhận được những góp ý từ thầy cô để hoàn thiện bài báo cáo này.

20



×