Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

CƠ sở lý LUẬN của GIÁO dục ý THỨC THOÁT NGHÈO CHO CỘNG ĐỒNG dân cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.65 KB, 84 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC Ý
THỨC THOÁT NGHÈO CHO CỘNG
ĐỒNG DÂN CƯ

1


Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Các nghiên cứu ở nước ngoài
Những năm qua, thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc
trong công cuộc giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện sức
khỏe con người.
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, xóa bỏ tình trạng
nghèo đói và bất bình đẳng xã hội không còn là mục tiêu của
riêng một quốc gia nào mà đã trở thành mục tiêu phấn đấu của
toàn thế giới. Để giải quyết tận gốc sự đói nghèo, biện pháp
duy nhất là phát triển kinh tế. Để lựa chọn con đường và giải
pháp thực hiện mục tiêu phát triển, nhất là phát triển bền vững
đang là mối quan tâm của các quốc gia, dân tộc.
Ở các nước Đông Nam Á, xóa đói giảm nghèo, hướng
tới xã hội phồn vinh về kinh tế, lành mạnh về xã hội, kết hợp
với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề thời sự

2


hiện nay. Đói nghèo về kinh tế luôn dẫn tới những sức ép
căng thẳng về xã hội. Xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là xóa đói
giảm nghèo về kinh tế ở nông thôn đối với các hộ nông dân là
tiền đề kinh tế cần thiết để giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
[33]


Theo nguồn tư liệu từ Thư viện Học liệu Mở Việt Nam
(VOER), Đại Học Kinh Tế Quốc Dân về “Những kết quả xoá
đói giảm nghèo trên thế giới và bài học kinh nghiệm”[dẫn
theo 45], cùng với đánh giá của ông Ngô Trường Thi, Chánh
văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội) ngày 27/5/2017 tại diễn đàn về cách chuyển
đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang
đa chiều giai đoạn 2016-2020 (Báo Thế giới & Việt Nam)
[46].

3


Hàn Quốc, chỉ sau 10 năm thực hiện (1970-1980), là
phong trào “Saemaulundong” (Nông thôn làng mới), phát huy
vai trò cộng đồng. Phong trào đạt kết quả tốt đến mức nông
thôn đã phát triển hơn cả thành thị, dẫn đến xu thế các nhà
khoa học, nghệ sỹ trở về nông thôn mở những trung tâm đào
tạo ở đây. Cũng chính vì thế, tinh thần phong trào này vẫn
mang tính thời sự, phong trào có xu hướng thế giới hóa, đang
được vận dụng ở Việt Nam và nhiều nước khác,... Phong trào
này có vai trò quan trọng đưa Hàn Quốc từ một trong những
quốc gia nghèo đói nhất trở thành nước có nền kinh tế đứng
thứ 12 thế giới, với thu nhập bình quân đầu người vượt trên
20.000 USD như hiện nay.
Phong trào này bắt nguồn từ sự đổi mới ở nông thôn và
đề cao tinh thần: “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”. “Chăm chỉ”
là động cơ tự nguyện của người dân, không ngừng vượt qua

4



khó khăn để tiến tới thành công, “Tự lực” là ý chí bản thân,
tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận
mệnh của bản thân, và “Hợp tác” là nhận thức về mong muốn
phát triển cộng đồng.
Người Hàn Quốc đi từ những thay đổi thiết thực trong
gia đình sau đến việc chung nhỏ, rồi mới đến việc chung lớn.
Như đi từ việc sửa nhà trong hộ gia đình mình, đến làm giếng
nước chung, đến đường xá,... tiếp đó, họ hỗ trợ cho sản xuất
để tạo ra thu nhập tích lũy, rồi họ mới làm liên thôn, liên bản.
Các dự án bưu điện, đường, trường, trạm do người dân làm
dưới sự hỗ trợ tối thiểu của Chính phủ.
Thái Lan thể hiện rõ quan điểm ưu tiên tối đa cho tăng
trưởng nhanh, xóa đói giảm nghèo sẽ được khắc phục dần dần
vào thời gian sau hơn là làm đồng bộ. Kế hoạch 5 năm lần thứ
sáu của Thái Lan đề ra hàng loạt biện pháp đồng bộ giải quyết

5


nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cấp thiết, trong đó vấn đề xóa
đói giảm nghèo được coi là mục tiêu quan trọng. Chiến lược
tăng trưởng không đồng bộ và thấp sẽ không thể giải quyết
được mất cân bằng thu nhập và giảm nghèo đói, vì vậy với
một đất nước đang phát triển mạnh như Thái Lan hiện nay thì
việc cân đối hai mục tiêu này sẽ có lợi hơn rất nhiều.
Malaysia, khi đề ra các chính sách phát triển, chính phủ
nước này luôn đặt mục tiêu là bảo đảm lợi ích hài hòa giữa
các dân tộc trên cơ sở chú trọng đến lợi ích của cộng đồng

người bản địa, vì họ là thành phần cư dân đông nhất và cũng
có tỉ lệ nghèo cao nhất. Thông qua các cơ chế quản lý hiệu
quả và đồng bộ, các chính sách xóa đói giảm nghèo của
Malaysia đã đến được với những đối tượng nghèo khổ và cần
sự trợ giúp. Ở Malaysia, nhà nước đi đầu và có vai trò nòng
cốt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nhà nước, thông qua

6


các chương trình xã hội như y tế, giáo dục,… đã giúp người
lao động nâng cao khả năng tìm kiếm cơ hội việc làm, từ đó
cải thiện thu nhập và mức sống. Trong các chương trình đầu
tư lâu dài này, chính phủ Malaysia đặc biệt chú trọng cho giáo
dục và đào tạo, phần chi ngân sách cho đầu tư và trợ cấp giáo
dục qua từng thời kỳ là rất lớn.
Thực tế cho thấy rằng hầu hết những người nghèo đều tập
trung ở khu vực nông thôn, bởi vì đây là khu vực hết sức khó
khăn về mọi mặt như: điện, nước sinh hoạt, đường, trạm y tế,...
ở các nước đang phát triển với nền kinh tế sản xuất là chủ yếu
thì sự thành công của chương trình xóa đói giảm nghèo phụ
thuộc vào chính sách của Nhà nước đối với chương trình phát
triển nông nghiệp và nông thôn của các quốc gia.[dẫn theo 35]
Các nghiên cứu ở trong nước

7


Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan
đến vấn đề XĐGN ở các khía cạnh khác nhau, có thể liệt kê

một số công trình sau:
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam – VASS (2011), Giảm
nghèo tại Việt Nam: Thành tựu và Thách thức, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
Báo cáo đã chỉ ra những thành tựu trong giảm nghèo của
Việt Nam trong giai đoạn qua là rất tốt, nhưng không đồng
đều và chưa bền vững; Công tác giảm nghèo trong bối cảnh
kinh tế mới trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới và những thách thức đi kèm trong
giai đoạn tới. Báo cáo cũng đã bước đầu chỉ ra phương pháp
đo lường nghèo ở Việt nam trong giai đoạn tới cần có sự thay
đổi theo hướng người nghèo cần tiếp cận được với các dịch
vụ xã hội cơ bản.[33]

8


Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2016), Tài liệu tập huấn cán bộ giảm
nghèo năm 2016.
Lê Thanh Bình (2016), “Một số vấn đề về công tác xóa
đói, giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số giai đoạn hiện nay”, Tạp
chí Cộng sản (Chuyên đề cơ sở), Số 117 (9-2016).
Tống Thanh Bình (2016), “Cần tiếp tục rà soát, giảm
chồng chéo các chính sách giảm nghèo”, Báo Lao động – Xã
hội, Số 133, ngày 6/11/2016.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một
số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 2016), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Dũng (2016), “Giảm nghèo đa chiều bền
vững: Những điểm mới và vận dụng vào điều kiện của Việt


9


Nam”, Tạp chí Cộng sản (Chuyên đề cơ sở), Số 118 (102016).
Ngân hàng thế giới (2001), Báo cáo về tình hình phát
triển thế giới tấn công đói nghèo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
Trần Quốc Điện (2015), với đề tài “Tỉnh ủy Vĩnh Long
lãnh đạo công tác giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay”.
Trong nghiên cứu, tác giả đã làm rõ lý luận và thực tiễn về sự
lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Long đối với công tác giảm nghèo,
trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
năng lực lãnh đạo công tác giảm nghèo của Tỉnh ủy Vĩnh
Long trong giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Thị Phượng (2015), với đề tài “Đánh giá thực
trạng nghèo và đề xuất giải pháp thoát nghèo bền vững tại
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”, đề tài nghiên cứu luận văn

10


tốt nghiệp cao học ngành phát triển nông thôn tại trường Đại
học Cần Thơ. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng,
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của huyện Tam
Bình và đề xuất các giải pháp thoát nghèo bền vững cho
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015),“Đề án
tổng thể chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ
đơn chiều dựa và thu nhập sang đa chiều áp dụng trong giai
đoạn 2016 - 2020”.

Ngoài ra còn nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên
cứu của nhiều tác giả khác, mỗi tác giả nghiên cứu ở những
góc độ khác nhau của vấn đề đói nghèo và giảm nghèo trong
phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương. Tuy nhiên, chưa có đề
tài nào nghiên cứu về giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng
đồng dân cư huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

11


Công tác thoát nghèo cho cộng đồng dân cư
Khái niệm
Cộng đồng dân cư:
Theo Nguyễn Kim Liên: Giáo trình phát triển cộng
đồng, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội-2008 [5] có
nội dung:
Quan điểm Mác-xít, cộng đồng là mối quan hệ qua lại
giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng hóa lợi
ích giống nhau của các thành viên về các điều kiện tồn tại và
hoạt động của những người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm
các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ,
sự gần gũi các cá nhân về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị
chuẩn mực cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các
mục tiêu và phương tiện hoạt động.

12


Xuất phát từ tiếng La-tinh, "cộng đồng" có nghĩa là
"chung/công cộng/được chia sẻ với mọi người hoặc nhiều

người". Nhưng đặc điểm, dấu hiệu chung của cộng đồng này
chính là đặc điểm để phân biệt nó với một cộng đồng khác.
Dấu hiệu, đặc điểm để phân biệt cộng đồng này với cộng
đồng khác có thể là bất cứ cái gì thuộc về con người và xã hội
loài người như màu da, đức tin, tôn giáo, lứa tuổi, ngôn ngữ,
nhu cầu, sở thích, nghề nghiệp,... nhưng cũng có thể là vị trí
địa lý của khu vực (địa vực), nơi sinh sống của nhóm người
đó như làng xã, quận huyện, quốc gia, khu vực,... Những dấu
hiệu này chính là những ranh giới để phân chia cộng đồng.
Về số lượng thành viên của cộng đồng có thể là vài chục
người, trăm người, cũng có thể là triệu người, thậm chí cả tỷ
người.

13


Cộng đồng những người dân cùng sống chung trong một
thôn, xóm, làng, xã, một quốc gia hoặc có thể là toàn thế giới,
tức họ cùng chia sẻ với nhau mảnh đất sinh sống gọi là cộng
đồng thể. Có nhiều người, nhiều cộng đồng người khác, tuy
không cùng sống chung một địa vực nào đó nhưng họ lại có
những đặc điểm, sở thích, nhu cầu chung, riêng biệt nào đó thì
cộng đồng đó được coi là cộng đồng tính.
Vì mỗi người cùng một lúc có nhiều đặc điểm nên một
người như các khái niệm ở trên có thể cùng một lúc thuộc
nhiều cộng đồng khác nhau.
Trong đời sống xã hội, cộng đồng là danh từ chung chỉ
một tập hợp người nhất định nào đó với hai dấu hiệu quan
trọng: 1) họ cùng tương tác (tác động qua lại với nhau; 2) họ
cùng chia sẻ với nhau (có chung với nhau) một hoặc một vài

đặc điểm vật chất hay tinh thần nào đó.

14


Cộng đồng dân cư là một tập thể có tổ chức, có mối
quan hệ chặt chẽ, có các đặc điểm văn hóa tương đối đồng
nhất, có nhu cầu và quyền lợi gần giống nhau cùng chung
sống trên một địa bàn nhất định. Ví dụ: khu phố, thôn, ấp,
bản, xã, phường,…
Cộng đồng dân cư là một dạng của cộng đồng. Hiểu một
cách đơn giản nhất, cộng đồng dân cư là nhiều người, nhiều nhà,
gia đình, cá thể, nhóm cùng sống trong một khoảng không gian
hoặc là những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ
hoặc đơn vị hành chính họ gắn bó, liên kết cùng nhau thực hiện
lợi ích, nghĩa vụ,… Khái niệm cộng đồng dân cư xuất hiện đồng
thời với sự ra đời của một quốc gia, dân tộc.
Nghèo và thoát nghèo:
Khái niệm nghèo được thể hiện qua rất nhiều quan niệm
khác nhau, trên thế giới.

15


Theo Tuyên bố của Liên hợp quốc (UN) tháng 6 năm
2008, được lãnh đạo của tất cả các tổ chức UN thông qua:
“Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào
các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ
mặc, không được đi học, không được đi khám bệnh, không có
đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống

bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa
là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá
nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo
hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi
ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an
toàn” .
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế Xã
hội Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tại
Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong
khu vực đã thống nhất cao rằng:

16


"Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không có
khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà
những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục
ấy được xã hội thừa nhận".
Theo ông Abapia Sen, người nhận được giải Nôben về
kinh tế năm 1998, chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO) cho rằng: Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn
tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng. Xét cho cùng sự
tồn tại của con người nói chung và của người giàu, người
nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt nó chính
là cơ hội lựa chọn của con người trong cuộc sống, thông
thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn người nghèo.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: Nghèo là một khái
niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất;

17



Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn
bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như: dinh dưỡng,
sức khoẻ, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có
quyền phát ngôn và không có quyền lực.[38]
Vì vậy, Nghèo đa chiều không chỉ là thiếu ăn, thiếu
uống, hoặc thiếu các điều kiện sống, sinh hoạt khác, mà nghèo
còn do các rào cản về xã hội và các tác nhân khác ngăn chặn
những cá nhân hoặc cộng đồng tiếp cận với các nguồn lực,
thông tin và dịch vụ, nghèo về chất lượng công việc và đe dọa
từ hành vi bạo lực. Nghèo không chỉ được đo lường bằng thu
nhập, chi tiêu mà còn bởi khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản như: Nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nước sạch,
thông tin và các mức sống xã hội khác, ngay cả các chỉ báo
phi vật chất.

18


Quan điểm nghèo của Việt Nam: Nghèo là tình trạng một
bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những
nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp
hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương
diện. Biểu hiện của sự nghèo khổ là thiếu ăn, thiếu mặc, nhà ở
dột nát, nước uống không hợp vệ sinh, thiếu vốn, thiếu đất,
thiếu phương tiện sản xuất, thiếu kiến thức, con cái thất học,
phong tục tập quán lạc hậu, thiếu việc làm hoặc việc làm
không hiệu quả,...[37]
Hiện nay, các tổ chức quốc tế đã áp dụng khái niệm

nghèo đa chiều và xây dựng các chỉ số đo lường nghèo đa
chiều. Khái niệm cơ bản chung Nghèo là một hiện tượng đa
chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt
không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người.
[38]

19


Việt Nam đã tiếp cận với thế giới, tiếp cận nghèo đa
chiều, ban hành chuẩn xác định người nghèo, hộ nghèo, vùng
nghèo phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển KT-XH
của từng thời kỳ. Người nghèo là người thuộc thành viên của
hộ được xác định là hộ nghèo. Hộ nghèo là hộ được xác định
trên cơ sở đảm bảo các điều kiện theo quy định của chuẩn hộ
nghèo. Huyện nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn là
huyện, xã thỏa mãn các tiêu chí về vị trí địa lý, điều kiện KTXH và tỷ lệ hộ nghèo theo quy định của Chính phủ. Nghèo
theo tiêu chí quy định là tình trạng một bộ phận dân cư có
mức sống dưới ngưỡng quy định của nhà nước.
Chuẩn nghèo giai đoạn hiện nay (2016-2020), lần đầu
tiên Chính phủ ban hành chuẩn nghèo theo hướng tiếp cận đa
chiều. Theo đó, có hai tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa
chiều là tiêu chí về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch

20


vụ xã hội (DVXH) cơ bản. Trên cơ sở đó, tại Quyết định số
59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 không những chỉ ban hành
chuẩn hộ nghèo, cận nghèo mà cả hộ trung bình để làm cơ sở

để định hướng các chính sách phát triển kinh tế vùng, lĩnh
vực, chính sách giảm nghèo (CSGN) và an sinh xã hội
(ASXH).
Cụ thể:
Hộ nghèo:
Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu
chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000
đồng trở xuống;

21


+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000
đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức
độ thiếu hụt tiếp cận các DVXH cơ bản trở lên.
Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí
sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000
đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000
đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức
độ thiếu hụt tiếp cận các DVXH cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo:
Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu

22



hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
DVXH cơ bản.
Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu
hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
DVXH cơ bản.
Hộ có mức sống trung bình:
Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.[32]
Tóm lại: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không
có khả năng thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống hay
những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người; có

23


mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân
cư và thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển
của cộng đồng.
Thoát nghèo cho cộng đồng dân cư:
Thoát nghèo là tình trạng hộ nghèo đã vượt lên chuẩn
nghèo, thoát khỏi tình trạng thiếu thốn, đáp ứng được các nhu
cầu tối thiểu của cuộc sống, hạn chế các nguy cơ dễ bị tổn
thương, rủi ro và tăng cường vị trí, tiếng nói của bản thân đối
với các quyết định của cộng đồng xã hội; Có sự chuyển biến
rõ nét về năng lực và nhận thức; Hoàn toàn có khả năng hội
nhập và tiếp cận với thị trường, nhất là thị trường lao động và
thị trường hàng hóa.

Như chúng ta đã biết, thoát nghèo là giảm nghèo bền
vững, hạn chế việc hộ nghèo tái nghèo, tạo điều kiện cho
người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ cơ bản,

24


cải thiện đời sống, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc
sống. Do đó, tùy vào vị trí địa lý của từng vùng dân cư khác
nhau mà chúng ta đầu tư và thực hiện cách phương pháp giảm
nghèo cũng khác nhau. Mục tiêu cao nhất là giúp cho cộng
đồng, hay nói cách khác là một ấp, xã, huyện hay chính xác
hơn là những người dân thuộc hộ nghèo được tiếp cận các
dịch vụ cơ bản và tự vươn lên thoát nghèo bằng chính khả
năng của mình, từ chính những hộ nghèo đó sẽ tạo nên một
cộng đồng cùng thoát nghèo.
Hiện nay quy định xét thoát nghèo mỗi năm một lần và
sau 5 năm chuẩn nghèo thay đổi một lần. Thoát nghèo ở đây
có thể hiểu là thoát nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều. Thoát
nghèo cho cộng đồng dân cư là tập hợp các giải pháp, chính
sách, hoạt động của Nhà nước, cộng đồng xã hội và của chính
bản thân người nghèo, hộ nghèo, cộng đồng nghèo nhằm mục

25


×