Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Câu 1. So sánh những quan niệm cơ bản, ưu điểm và giới hạn của thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo. Câu 2. Phân tích những khả năng vận dụng các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn. Câu 3. Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÀI THU HOẠCH
MÔN LÍ LUẬN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI

Giảng viên

: PGS.TS Trịnh Thúy Giang

Lớp

: Lí luận dạy học hiện đại 5

Khoa

: Địa lý

Nhóm thực hiện : Nhóm 1
Thành viên

: Dương Thị Thu Hằng
Lương Thị Hồng
Nguyễn Thị Hồng
Nguyễn Thị Hưng
Lã Thanh Loan

Hà Nội, tháng 11 năm 2016


LỜI CẢM ƠN


Môn Lí luận dạy học hiện đại là một môn học đại cương đã mang lại
cho nhóm em một sự hứng khởi và nhiều điều mới mẻ về các lý luận dạy
học hiện đại mà chúng em trước đây chưa có cơ hội để hiểu biết và tiếp cận
khi tiến hành dạy chương trình phổ thông. Môn học dưới sự hướng dẫn tận
tình, các tiết học giàu tâm huyết của PGS.TS. Trịnh Thúy Giang đã mang
đến cho chúng em những gợi mở về sự đổi mới tư duy trong dạy học phổ
thông theo hướng hiện đại và phát huy tính tự chủ, khơi dậy tư duy sáng
tạo cho học sinh. Đó chính là những tri thức bổ ích, thiết thực, khởi nguồn
cho những thay đổi và sáng tạo cho chúng em trong quá trình dạy học.
Trong thời gian học tập, chúng em đã nỗ lực cố gắng hết sức để
hoàn thành bài thu hoạch của môn Lí luận dạy học hiện đại. Tuy nhiên với
thời gian ít ỏi và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn giới hạn nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm chúng em kính mong cô và các bạn
góp ý để bài thu hoạch này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, chúng em xin chúc cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc để
tiếp tục truyền cảm hứng sáng tạo cho các khóa học tiếp theo. Chúng em
chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ 1........................................................................................................1
1. So sánh các quan điểm cơ bản, ưu điểm và giới hạn của thuyết hành
vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo..........................................................1
2. Những khả năng vận dụng các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn
......................................................................................................................3
3. Ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận động một hay các lí
thuyết học tập..............................................................................................11
NHIỆM VỤ 2......................................................................................................20
1. Phân tích cơ sở đổi mới dạy học theo quan điểm dạy học định hướng
phát triển năng lực, trong đó cần:...............................................................20

2. Đề xuất một số biện pháp đổi mới dạy học môn học theo định hướng
phát triển năng lực?.....................................................................................25
3. Trình bày một ví dụ phác thảo kế hoạch dạy học theo định hướng phát
triển năng lực...............................................................................................38
NHIỆM VỤ 3......................................................................................................46
1. Phân tích và so sánh các cấp độ của PPDH...........................................46
2. Phân tích ý nghĩa của việc sắp xếp các khái niệm trong phạm tru
phương pháp dạy học theo 3 bình diện nêu trên trong việc lập kế hoạch
và tổ chức thực hiện quá trình dạy học........................................................50
3. Phác thảo một kế hoạch dạy học môn học trong đó thể hiện sự vận
dụng các cấp độ của phương pháp dạy học................................................55
NHIỆM VỤ 4......................................................................................................62
1. So sánh để chỉ ra sự giống, khác nhau về bản chất giữa DH GQVĐ,
PP NC TH, PPDH DA................................................................................62
2. Phân tích khả năng vận dụng DH GQVĐ, PP NC TH, PPDH DA
trong dạy học môn học cụ thể.....................................................................62
3. Trình bày một ví dụ về vận dụng mọt hoặc các quan điểm, phương
pháp dạy họ nêu trên trong dạy học môn học anh/chị phụ trách...............67



NHIỆM VỤ 1
Câu 1. So sánh những quan niệm cơ bản, ưu điểm và giới hạn của thuyết hành
vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo.
Câu 2. Phân tích những khả năng vận dụng các lý thuyết học tập trong dạy học
bộ môn......................................................................................................................
Câu 3. Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận động
một hay các lí thuyết học tập?
BÀI THỰC HIỆN
1. So sánh các quan điểm cơ bản, ưu điểm và giới hạn của thuyết hành vi,

thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo.
Mở đầu
Các lí thuyết học tập với tư cách là đối tượng nghiên cứu của tâm lí học
dạy học là những mô hình lí thuyết nhằm mô tả và giải thích cơ chế tâm lí của
việc học tập. Các lí thuyết học tập đặt cơ sở lí thuyết cho việc tổ chức quá trình
dạy học và cải tiến phương pháp dạy học. Có nhiều mô hình lí thuyết khác nhau
giải thích cơ chế tâm lí của việc học tập, trong đó có 3 nhóm lí thuyết hay được
nhắc đến và sử dụng trong quá trình dạy học, đó là: Thuyết hành vi, thuyết nhận
thức và thuyết kiến tạo. Nhiệm vụ của chúng ta là chỉ ra những quan điểm cơ
bản, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét so sánh những ưu điểm và giới hạn của
các thuyết trên.
Nội dung cụ thể
- Thứ nhất: Thuyết hành vi dựa trên lý thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov,
năm 1913 nhà tâm lý học người Mỹ Watson đã xây dựng lý thuyết hành vi
nhằm giải thích cơ chế tâm lý của việc học tập. Thorndike (1864 – 1949),
Skinner (1904 – 1990) và rất nhiều tác giả khác đã tiếp tục phát triển những mô
hình khác nhau của thuyết hành vi.
- Thứ hai:Thuyết nhận thức (thuyết tri nhận) ra đời trong nửa đầu thế kỉ XX và
phát triển mạnh trong nửa cuối thế kỉ này với những đại biểu lớn như Piagie –
nhà tâm lý học người Áo hay Vưgotski, Leontev – các nhà tâm lý học Liên
Xô....
1


- Thứ ba: Lý thuyết kiến tạo được phát triển từ khoảng những năm 60 của thế kỉ
XX, được đặc biệt chú ý từ cuối thế kỉ này. Piagie, Vưgotski được coi là người
đại diện tiên phong cho thuyết này bởi người ta cho rằng thuyết kiến tạo là bước
phát triển tiếp theo của thuyết nhận thức.
Điểm giống nhau:
- Các lí thuyết học tập đều là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học dạy học.

- Các thuyết đều đề cập đến các yêu tố: người học, tri thức, giáo viên, phương
pháp tác động,...
-Các lý thuyết học tập đặt cơ sở lý thuyết cho việc tổ chức quá trình dạy học, cải
tiến phương pháp dạy học, là cơ sở để tối ưu hóa quá trình dạy học.
- Là cơ sở của những quan niệm dạy học, cơ sở cho việc lựa chọn và sử dụng
các phương pháp và kĩ thuật dạy học.
- Cả ba thuyết đều có khả năng vận dụng trong các bước, các khâu của quá trình
dạy học.
Điểm khác nhau:
NỘI
TT

DUNG
SO SÁNH

CÁC LÍ THUYẾT HỌC TẬP
Thuyết nhận
Thuyết hành vi
Thuyết kiến tạo
thức
Quan tâm đến hành vi Quan tâm đến Quan tâm đến sự
của cá nhân

hoạt động trí tuệ tương tác của cá
của cá nhân

1

QUAN
ĐIỂM

CƠ BẢN

Học là sự thay đổi Học
hành vi
Coi trọng
khách

2

ƯU ĐIỂM

quan

yếu



nhân với môi trường
học tập
giải Học là tìm kiếm và

quyết vấn đề
khám phá.
tố Coi trọng vai trò Nhần mạnh vai trò

(kích của chủ thể

của chủ thể

thích, kích động….)

Có thể hình thành Phát triển được -Phát triển được tư
những kĩ năng với tư tư

duy

cho duy phê phán, tư

cách là thao tác của người học với duy biện chứng, tư
2


NỘI
TT

DUNG
SO SÁNH

CÁC LÍ THUYẾT HỌC TẬP
Thuyết nhận
Thuyết hành vi
Thuyết kiến tạo
thức
hành động với mức mức độ khác duy sáng tạo cho
độ như nhau ở những nhau ở các chủ người học.
chủ thể khác nhau.

thể khác nhau.

-Chủ thể tự kiến tạo
nên tri thức, kĩ năng


cho mình.
Chỉ quan sát được -Không quan sát -Phủ nhận sự tồn tại
hành vi, không xem được các hoạt của tri thức khách
3

NHƯỢC
ĐIỂM

xét đến hoạt động động trí tuệ.

quan. Đòi hỏi nhiều

nhận thức, các quá -Đòi hỏi nhiều thời gian, yêu cầu
trình xúc cảm.

thời gian.

cao về năng lực và
trình độ của giáo
viên.

2. Những khả năng vận dụng các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn
Nhằm mô hình hóa và giải thích cụ thể các cơ chế tâm lí của việc học tập,
khoa học nghiện cứu về tâm lí dạy học đã ra đời, trong đó các lí thuyết học tập
được đi sâu phân tích như một đối tượng nghiên cứu cơ bản nhất. Thông qua
việc vận dụng các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn sẽ giúp người dạy có
được phương pháp dạy học tốt nhất nhằm đạt được mục đích học tập ở mức tối
đa, vừa tạo được sự hứng thú cho người dạy – người hoc.
* Thuyết hành vi

Mô hình học tập theo thuyết hành vi

GV đưa thông tin

đầu vào

HỌC SINH
3

Giáo viên kiểm tra kết quả
đầu ra (Phản ứng của học
sinh)


- Thuyết hành vi cho rằng học tập là một quá trình đơn giản mà trong đó
những mối liên hệ phức tạp sẽ được làm cho dễ hiểu và rõ ràng thông qua các
bước học tập nhỏ được sắp xếp một cách hợp lý. Thông qua những kích thích về
nội dung, phương pháp dạy học, người học có những phản ứng tạo ra những
hành vi học tập và qua đó thay đổi hành vi của mình.
- Giáo viên hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của người học, tức
là sắp xếp giảng dạy sao cho người học đạt được hành vi mong muốn mà sẽ
được đáp lại trực tiếp ( khen thưởng và công nhận).
- Giáo viên thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để
kiểm soát tiến bộ học tập và điều chỉnh ngay lập tức những sai lầm.
- Thuyết hành vi được ứng dụng đặc biệt:
+ Trong dạy học chương trình hoá
+ Trong dạy học được hỗ trợ bằng máy vi tính
+ Trong dạy học thông báo tri thức và huấn luyện thao tác
- Đối với nhóm chúng em, những thành viên đang trực tiếp giảng dạy môn
địa lí ở chương trình phổ thông, thuyết hành vi đang được chúng em áp dụng

trong các hoạt động dạy học như:
+Khi hướng dẫn học sinh nắm được các bước tiến hành để vẽ các dạng
biểu đồ cơ bản của chương trình phổ thông như biểu đồ cột, tròn, đường, miền,
biểu đồ kết hợp...., các bước tiến hành để vẽ lược đồ Việt Nam. Trong hoạt động
dạy học này, để vẽ được các dạng biểu đồ thì học sinh phải ghi nhớ và gần như
bắt chước lại các thao tác mà giáo viên đã tiến hành.
+ Hướng dẫn học sinh khai thác các thông tin cơ bản từ Atlat. Ví dụ giáo
viên có thể hướng dẫn học sinh dựa vào thang màu sắc có trong phần chú giải
để biết được các dạng địa hình ở một khu vực cụ thể, độ nông sâu, rộng hẹp của
thềm lục địa, sự phân bố dân cư của các vùng. Dựa vào các kí hiệu về các loại
khoáng sản và quan sát bản đồ khoáng sản có thể cho biết sự phân bố của các
mỏ khoáng sản. Dựa vào các kí hiệu của các cây trồng, vật nuôi và bản đồ nông
nghiệp có thể chỉ ra được sự phân bố của chúng dựa trên vị trí xuất hiện các kí
hiệu trên bản đồ.

4


+ Thuyết hành vi còn được sử dụng khi yêu cầu học sinh ghi nhớ một số
số liệu cơ bản về tự nhiên, kinh tế - xã hội, ví dụ như ghi nhớ về diện tích, dân
số, số lượng sông ngòi, nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trong năm, diện tích
trồng lúa, năng suất, sản lượng lúa, lượng gạo xuất khẩu ... của Việt Nam.
*Thuyết nhận thức
Mô hình học tập theo thuyết nhận thức
HỌC SINH
Thông tin đầu
Kết quả đầu ra
(Quá trình nhận thức,
vào
Giải quyết vấn đề)

Theo thuyết nhận thức, mục đích của dạy học là tạo những khả năng để
người học hiểu thế giới thực. Vì vậy để đạt được các mục tiêu học tập, không chỉ
kết quả học tập mà quá trình học tập và quá trình tư duy cũng là điều quan trọng.
Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên
khuyến khích các quá trình tư duy, học sinh cần được tạo cơ hội hành động và tư
duy tích cực. Các quá trình tư duy không thực hiện thông qua các vấn đề nhỏ,
đưa ra một cách tuyến tính mà thông qua việc đưa ra các nội dung học tập phức
hợp. Thuyết nhận thức cũng cho rằng, các phương pháp học tập có vai trò quan
trọng. Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, giúp tăng cường
những khả năng về mặt xã hội. Đồng thời cần có sự kết hợp giữa những nội
dung do giáo viên truyền đạt và những nhiệm vụ tự lực chiếm lĩnh và vận dụng
tri thức của học sinh.
-Thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy học, đặc biệt:
+ Dạy học giải quyết vấn đề
+ Dạy học định hướng hành động
+ Dạy học khám phá và dạy học theo nhóm
-Trong giảng dạy địa lí, thuyết nhận thức được nhóm em ứng dụng trong nhiều
tình huống. Ví dụ khi dạy bài Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, để giúp
học sinh nhận thức được vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái, hiểu được
hiện trạng rừng nước ta và các nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng. Giáo
viên cho học sinh quan sát một số các tranh ảnh miêu tả những cánh rừng trơ
trọi, rồi các bức ảnh về lũ lụt, lũ quét, hạn hán…. Nghiên cứu bảng số liệu về
hiện trạng rừng nước ta Rồi đặt ra các câu hỏi:
5


+ Cho biết nguyên nhân làm gia tăng các thiên tai nước ta trong thời gian
qua?
+ Cho biết các biện pháp giảm thiểu thiên tai?


Nhiều cánh rừng nước ta hiện nay

Sự gia tăng các thiên tai ở nước ta trong thời gian qua
6


Bảng số liệu về hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng nước ta
giai đoạn 1943 đến 2005
Năm

Tổng diện tích

Rừng tự

Rừng

rừng (triệu ha) nhiên(triệu ha) trồng(triệu ha)

1943
1976
1983
1990
2000
2005

14,3
11,1
7,2
9,2
10,9

12,7

14,3
11,0
6,8
8,4
9,4
10,2

Độ che phủ
rừng(%)

0
0,1
0,4
0,8
1,5
2,5

43,0
33,8
22,0
27,8
33,1
38,0

Trên cơ sở các thông tin mà học sinh khai thác được từ các bức ảnh về
hiện trạng rừng nước ta học sinh sẽ rút ra được:
+ Tài nguyên rừng nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng về cả diện tích
và chất lượng rừng. Trước đây chủ yếu là các cánh rừng giàu, hiện nay chủ yếu

là rừng nghèo, rừng mới trồng chưa khai thác được.
+ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm tài nguyên rừng là do hiện
tượng khai thác rừng bừa bãi, trái phép. Do nạn du canh du cư, đốt rừng làm
nương rẫy, do cháy rừng, do chiến tranh tàn phá…
+ Hậu quả của suy giảm tài nguyên rừng là sự gia tăng các thiên tai như
bão, lũ lụt, hạn hán, lũ quét.
+ Các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng là: Trồng rừng, phủ xanh đất
trống đồi núi trọc. Bảo vệ rừng đầu nguồn, ổn định cuộc sống cho người dân
miền núi.
*Thuyết kiến tạo

GV tạo môi trường và nội dung học tập phức hợp
Học sinh
(Cá nhân và nhóm)

Tương tác

Mô hình học tập theo thuyết kiến tạo.
Môi trường học tập
7

Nội dung học tập


- Theo thuyết kiến tạo, không có kiến thức khách quan tuyệt đối. Kiến
thức là một quá trình và sản phẩm được kiến tạo theo từng cá nhân. Về mặt nội
dung, dạy học phải định hướng theo những lĩnh vực và vấn đề phức hợp, gần với
cuộc sống và nghề nghiệp, được khảo sát một cách tổng thể. Việc học tập chỉ có
thể được thực hiện trong một quá trình tích cực vì chỉ từ những kinh nghiệm và
kiến thức mới của bản thân thì mới có thể thay đổi và cá nhân hoá những kiến

thức và khả năng đã có. Học tập trong nhóm có ý nghĩa quan trọng, góp phần
cho người học tự điều chỉnh sự học tập của bản thân mình.
- Trong dạy học hiện nay, thuyết kiến tạo thách thức một cách cơ bản tư
duy truyền thống về dạy học. Không phải người dạy mà là người học trong sự
tương tác với các nội dung học tập sẽ nằm trong tâm điểm của quá trình dạy học.
Nhiều quan điểm dạy học mới bắt nguồn từ thuyết kiến tạo như:
+ Học tập tự điều chỉnh
+ Học tập với những vấn đề phức hợp
+ Học theo tình huống
+ Học theo nhóm
+ Học qua sai lầm, nhấn mạnh nhiều hơn vào dạy học định hướng quá
trình thay cho định hướng sản phẩm.
Như vậy, các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn được vận dụng một
cách linh hoạt, phối hợp một cách thích hợp sẽ đem lại những hiệu quả nhất định
trong quá trình dạy học.
- Vận dụng:
Trong những năm gần đây dạy học Địa lí đã đa dạng hóa về hình thức như
cho HS tham quan ngoại khoá, đi thực tế, học tập tại thực địa tại các địa phương
để HS được trải nghiệm sáng tạo.
Ví dụ với lý thuyết học tập theo thuyết kiến tạo trong bộ môn địa lí được
áp dụng vào chương trình địa lí địa phương trong địa lí 12 như:
Để giúp học sinh hiểu về thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa
phương nơi mình sinh sống, giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh một buổi học
ngoại khóa tại địa phương hoặc có thể tổ chức dạy học theo phương pháp dạy
học dự án cho học sinh.
8


a. Dự án : Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương
Mục tiêu

•Kiến thức: HS nắm được thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương.
•Kĩ năng: hình thành cho học sinh một số năng lực phương pháp: Thu
thập, xử lí thông tin, biết trình bày báo cáo
•Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nhận thức được sự hài hòa
trong phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Các bước tiến hành
1) Xác định chủ đề, mục đích dự án
Giáo viên đưa ra chủ đề chung, gợi ý các chủ đề nhỏ. Học sinh lựa chọn
chủ đề nhỏ theo hứng thú riêng. Thành lập các nhóm làm việc theo chủ đề:
Nhóm 1: Ô nhiễm môi trường nước tại địa phương
Nhóm 2: Ô nhiễm môi trường đất tại địa phương
Nhóm 3: Ô nhiễm không khí tại địa phương.
2) Xây dựng kế hoạch làm việc
- Cụ thể hoá mục đích của dự án.
- Chọn địa điểm, đối tượng tìm hiểu;
- Dự kiến, công việc, PP tiến hành, phân công nhiệm vụ trong nhóm.
3) Thực hiện dự án:Các nhóm thực hiện công việc theo nhiệm vụ cụ thể.
Các hoạt động chủ yếu bao gồm:
- Điều tra, đi thực địa, ghi chép;
- Chụp ảnh;
- Viết báo cáo.
4) Giới thiệu sản phẩm
Các nhóm học sinh giới thiệu kết quả tìm hiểu của nhóm:
- Bài viết;
- Ảnh, phim minh họa;
9


- Thảo luận, góp ý.
5) Đánh gía

- Học sinh tự đánh giá trong nhóm, đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm về
kết quả và quá trình thực hiện dự án;
- GV nhận xét, tổng kết;
- Rút ra những kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
Tuy nhiên với thuyết kiến tạo người học khó thực hiện các nhiệm vụ học
tập do chưa có nhiều trải nghiệm. Thời gian thực hiện bài dạy theo học thuyết
này đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị và thực thi, khi thực thi có thể đúng, có thể
sai. Một số nhiệm vụ tốn nhiều chi phí (dạy học theo dự án). Và những vấn đề
nguy hiểm không nên áp dụng thuyết kiến tạo.
3. Ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận động một hay các lí thuyết
học tập.
Áp dụng vào bài dạy cụ thể của môn: Địa lí
Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN.
Tiết 1: I. Nhận thức cảm tính
1.
Cảm giác
Mục

Nội dung

Phương pháp

đích
-Hs nắm 1.Khái quát về Biển * Các phương pháp:
được các Đông.
bản vùng biển rộng.
biển tương đối kín.

- Học sinh đơn thuần


- Phương pháp nêu dựa trên các quan sát

của Biển - Biển Đông là vùng vấn đề
Đông

thuyết học tập
- Vận dụng thuyết

- Phương pháp trực hành vi.

đặc điểm - Biển Đông là một quan


Lập luận về lý

trên bản đồ, kiến

- Phương pháp so thức sách giáo khoa

- Biển Đông nằm sánh

và tài liệu để đưa ra

trong vùng nhiệt đới * Tiến hành dạy học:

các đặc điểm của

ẩm gió mùa.

- Gv cho học sinh Biển Đông.

quan sát về bản đồ
thế giới và bản đồ
10


Mục
đích

Nội dung

Phương pháp

Lập luận về lý
thuyết học tập

khu vực Đông Nam
Á, yêu cầu học sinh
so sánh diện tích,
quan sát và tìm ra các
đặc điểm của Biển
Đông.
- HS trả lời...
-HS khác nhận xét,
bổ sung.
- GV nhận xét các câu
trả lời, và đưa ra các
gợi ý về các đặc điểm
của biển Đông.
- Yêu cầu học sinh
đưa ra các dẫn chứng

cho các đặc điểm nêu
trên.
- GV kết luận lại đặc
-

điểm của Biển Đông.
HS 2. Ảnh hưởng của * Các phương pháp:

nắm

- Vận dụng thuyết

Biển Đông đến thiên - Phương pháp thảo hành vi:

được các nhiên Việt Nam.

luận nhóm

đặc điểm

-Phương pháp nghiên những thông tin từ
cứu tài liệu

Học sinh dựa trên

của cảm

a/ Khí hậu :

giác.


Làm giảm tính khắc - Phương pháp đàm để đưa ra các ảnh
nghiệt của khí hậu thoại gợi mở

kênh hình, kênh chữ,
hưởng của biển đến

vào mùa đông và - Phương pháp thuyết thiên nhiên nước ta.
mùa hè

trình
11


Mục
đích

Nội dung
b/ Địa hình

Phương pháp

Lập luận về lý

thuyết học tập
và hệ - Phương pháp tồng - Vận dụng thuyết

sinh thái biển ::

hợp, khái quát


Có nhiều vũng vịnh, Tiến hành dạy học

nhận thức.Vd:
+ Nhóm 1: Từ sự

tam giác châu, bãi - Giáo viên chia lớp tương phản của hai
triều rộng lớn..

thành 4 nhóm và phân bức ảnh về thiên

Hệ sinh thái biển đa chia nhiệm vụ:

nhiên Việt Nam và

dạng : chủ yếu là + Nhóm 1: Nghiên thiên nhiên Tây Nam
rừng ngập mặn

cứu kiến thức sách Á, Bắc Phi, phải liên

c/ Tài nguyên thiên giáo khoa, tài liệu sưu hệ với các đặc điểm
nhiên vùng biển :

tầm và nghiên cứu 2 về vị trí địa lí của

+ Khoáng sản và hải bức ảnh mà giáo viên Việt Nam và Tây
sản :Dầu khí, Titan ; cung cấp (Một bức Nam Á, Bắc Phi, từ
muối, trên 2000 loài ảnh chụp về thiên đó rút ra được mối
cá, 100 loài tôm nhiên Việt Nam xanh liên hệ giữa vị trí địa
hàng nghìn loài sinh tươi đầy sức sống, lí với khí hậu và sau

vật phù du, rạn san một bức ảnh về khu đó là cảnh quan,
hô quý.

vực Tây Nam Á và trong đó đặc biệt là

d/ Thiên tai :

Bắc Phi với khí hậu vị trí giáp biển.

Bão nhiệt đới

khô hạn, cảnh quan sa + Nhóm 4: Từ video

Sóng, gió → sạt lỡ mạc và sa van). Hãy về hoạt động của
bờ biển

cho biết ảnh hưởng Bão ở Việt Nam, học

Cát bay lấn chiếm của Biển Đông đến sinh
đồng bằng

thấy

được

khí hậu nước ta? Tại nguyên nhân, hậu
sao khí hậu nước ta quả của Bão và mức
không khô hạn như độ cao hơn cần tìm
các nước cùng vĩ độ ra các biện pháp hạn
nằm ở Tây Nam Á và chế tác hại do bão

Bắc Phi.
12

gây ra.


Mục
đích

Nội dung

Lập luận về lý

Phương pháp

thuyết học tập
+ Nhóm 2: Nghiên …….
cứu bản đồ địa hình
Việt Nam, kiến thức
sách giáo khoa, tài
liệu sưu tập và các
bức ảnh về vùng ven
biển của Việt Nam.
Cho biết ảnh hưởng
của biển Đông đến
địa hình và hệ sinh
thái vùng ven biển
nước ta?
+ Nhóm 3:


Xem 1

video

về

nói

tài

nguyên thiên nhiên
của

Biển

Đông,

nghiên cứu kiến thức
sách giáo khoa, tài
liệu tham khảo. Tìm
hiểu về ảnh hưởng
của Biển Đông đến
tài

nguyên

thiên

nhiên vùng biển nước
ta

+ Nhóm 4:
Xem 1 video nói về
quá trình hình thành,
di chuyển và hậu quả
13


Mục
đích

Nội dung

Phương pháp
mà bão gây ra ở vùng
ven biển nước ta. Hãy
cho biết các thiên tai
ở Biển Đông? Cần có
các biện pháp nào để
phòng chống thiên
tai?
- GV phát phiếu học
tập cho các nhóm và
yêu cầu các nhóm
giải quyết các yêu cầu
trong phiếu học tập.
- HS thảo luận nhóm
và sau 5- 7 phút thì
GV gọi 1 nhóm trình
bày kêt quả làm việc
của nhóm, các nhóm

khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và đưa
ra các kết luận về ảnh
hưởng của Biển Đông
đến thiên nhiên nước
ta.

Phụ lục:
Một số tranh ảnh phục vụ cho bài giảng:

14

Lập luận về lý
thuyết học tập


Ảnh biển Đông chụp từ vệ tinh
(dành cho việc tìm đặc điểm của Biển Đông)

Bản đồ địa hình Việt Nam (dành cho nhóm 2)

15


Thiên nhiên Việt Nam

Thiên nhiên Tây Nam Á và Bắc Phi (Dành cho nhóm 1)

16



Phá Tam Giang vung ven biển

Bãi biển Nha Trang

Cồn cát Mũi Né

hệ sinh thái
(Dành cho nhóm 2)

17


Tài nguyên sinh vật biển

Các bể dầu khí

Sản xuất muối.

Khai thác ti tan
(Nhóm 3)

18


NHIỆM VỤ 2
1. Phân tích cơ sở đổi mới dạy học theo quan điểm dạy học định hướng
phát triển năng lực, trong đó cần:
- Lập luận vì sao cần chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học
định hướng phát triển năng lực?

- Phân tích khái niệm và cấu trúc của khái niệm năng lực?
- Chỉ ra những đặc điểm của mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá
theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực?
2. Đề xuất một số biện pháp đổi mới dạy học môn học theo định hướng phát
triển năng lực?
3. Trình bày một ví dụ phác thảo kế hoạch dạy học theo định hướng phát
triển năng lực (trong đó thể hiện sự vận dụng một hay một số biện pháp đã
nêu ở câu 2).
Bài thực hiện
1. Phân tích cơ sở đổi mới dạy học theo quan điểm dạy học định hướng phát
triển năng lực, trong đó cần:
- Lập luận vì sao cần chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học
định hướng phát triển năng lực?
- Phân tích khái niệm và cấu trúc của khái niệm năng lực?
- Chỉ ra những đặc điểm của mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá
theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực?
Trả lời:
* Cần phải chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học định
hướng phát triển năng lực vì:
Chương trình định hướng nội dung chú trọng viêc truyền thụ hệ thống tri
thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình học. Tuy
nhiên định hướng nội dung không còn thích hợp vì một số nhược điẻm:
+ Mục tiêu: Mô tả không chi tiết, không nhất thiết phải quan sát, đánh giá
được một cách cụ thể

19


+ Nội dung: Dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với các tình
huống thực tiễn. Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình dạy học

nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại.
+ Phương pháp dạy học: Giaó viên là người truyền thụ tri thức, là trung tâm
của quá trình dạy học. Học sinh tiếp thu thụ động những tri thức được quy định
sẵn, hạn chế khả năng sang tạo.
+ Đánh giá: tiêu chi đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ
và tái hiện nội dung đã học mà ít định hướng vào khả năng vận dụng tri thức
trong những tình huống thực tế.
Do vậy, dạy học định hướng nội dung không đáp ứng được yêu cầu ngày
càng cao của xã hội và thị trường lao động đối với người lao động về hành động,
khả năng sang tạo và tính năng động.
Dạy học định hướng phát triển năng lực có ưu điểm là tạo điều kiện quản lí
chất lượng theo kết quả năng lực đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận
dụng của học sinh.
Các đặc trưng cơ bản của chương trình dạy học định hướng năng lực:
+ Mục tiêu: Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát
đánh giá được, thể hiện được tiến bộ của học sinh một cách liên tục.
+ Nội dung: Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được năng lực đầu ra đã
quy định, gắn với các tình huống thực tiễn, chương trình chỉ quy định nội dung
chính, không quy định chi tiết.
+ Phương pháp dạy học: Gíao viên là người tổ chức,hỗ trợ; học sinh tự lực
và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng khả năng giải quyết vấn đề, khả năng
giao tiếp.
+ Đánh giá: Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đễn sự tiến
bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vân dụng sáng tạo trong các tình
huống thực tiễn.
Như vậy, chương trình dạy học định hướng năng lực có thể khắc phục
được những hạn chế của chương trình dạy học định hướng nội dung. Do đó cần
chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học định hướng năng lực.
* Phân tích khái niệm và cấu trúc của khái niệm năng lực:
20



- Khái niệm năng lực
Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng la tinh "comwsqaxb petentia“, có
nghĩa là gặp gỡ. Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau.
Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm
đạo đức.
Năng lực là những khả năng và kỹxảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm
giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội…
và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và
hiệu quả trong những tình huống linh hoạt..
Khái niệm phát triển năng lực ở đây cũng được hiểu đồng nghĩa với phát
triển năng lực hành động.
Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành
động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội
hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ
xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.
- Cấu trúc năng lực bao gồm:
Có nhiều loại năng lực khác nhau, do đó việc mô tả cấu trúc và các thành
phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô
tả là sự kết hợp của bốn năng lực thành phần: Năng lực cá thể, năng lực chuyên
môn, năng lực phương pháp và năng lực xã hội.

21


×