Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

CƠ sở lí LUẬN về GIÁO dục ý THỨC bảo tồn GIÁ TRỊ văn hóa LỊCH sử CHO CỘNG ĐỒNG dân cư ở hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.5 KB, 73 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO
TỒN GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH SỬ CHO
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở HẢI PHÒNG


- Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
-.Những nghiên cứu về giáo dục ý thức bảo tồn giá trị văn
hóa lịch sử
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử đã
được đặt ra từ lâu, được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu, chủ yếu là trên phương diện thực hành, tức là công việc
sưu tầm, chỉnh lý, nghiên cứu và công bố về tư liệu di tích
lịch sử văn hóa, còn việc nghiên cứu lý thuyết về phương diện
này chỉ gần đây mới được khoa học chú ý.
Vào thập kỷ 60 xuất hiện một sự kiện quan trọng là nước
Ai Cập dự định xây dựng đập nước Aswan trên sông Nil. Hậu
quả của việc xây dựng đập nước sẽ làm cho toàn bộ đền đài
son ở Nubia bị nhấn chìm trong dòng nước. Cộng đồng thế
giới nhận thấy nếu mất đi những đền đài son kính này sẽ làm
tổn thất nặng nề không chỉ đối với nước Ai Cập và Xu Đăng,
mà còn là thiệt thòi cho cả nhân loại. Người ta còn biết rằng
việc cứu trợ các di sản quý báu trên đây đòi hỏi có một nguồn
kinh phí to lớn, vượt quá khả năng của hai nước hữu quan. Do
đó, ngày 8/3/1960, ông René Maheu, Tổng giám đốc
UNESSCO đã phát đi lời kêu gọi và sau đó thu được 30 triệu


đô la, đóng góp vào quỹ cứu trợ các ngôi đền của Nubia.
Cũng vào thời gian này, trên thế giới xuất hiện nhiều tiếng nói
đòi bảo vệ môi trường thiên nhiên và giữ gìn di sản văn hóa.
Phong trào ngày càng lớn mạnh dẫn tới về hoàn thiện công


ước về di sản thế giới. Công ước đã được Hội đồng UNESCO
có đại biểu của 112 quốc gia tham gia thông qua vào năm
1970. Công ước khẳng định: Các tác phẩm của con người và
các tác phẩm của thiên nhiên hợp thành vốn di sản duy nhất
cần được bảo vệ chu đáo. Các quốc gia tham gia công ước có
quyền lập ra cho quốc gia mình một danh mục tài sản, đủ tiêu
chuẩn thì được xếp vào “Danh mục di sản thế giới”, một tổ
chức về di sản thế giới được thành lập. Đó là cơ quan liên
chính phủ gồm đại diện của 21 nước tham gia công ước, được
luân phiên bầu vào. Dựa vào báo cáo của hai tổ chức phi
Chính phủ là Hội đồng quốc tế về các đền đài và di chỉ (gọi
tắt là ICOMOS) và Liên hiệp quốc tế bảo tồn thiên nhiên (gọi
tắt là IUCN), Ủy ban sẽ nghiên cứu hồ sơ hàng năm quyết
định việc công nhận di sản thế giới.
Từ khi thành lập gần 72 năm tới nay, tổ chức UNESCO
của Liên hiệp quốc đã tập trung hoạt động, hướng vào công
tác bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc. Từ thập kỷ 80 trở lại


đây, UNESCO đã triển khai một chương trình hành động với
chủ đề "Bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể".
Vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị
các di tích lịch sử văn hóa được Đảng, Nhà nước và xã hội rất
quan tâm. Có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đi
trước đã đề cập đến, ở các phương diện khác nhau vấn đề mà
luận văn nghiên cứu:
Những hoạt động nghiên cứu, bảo tồn các di tích lịch sử
văn hóa đã được ghi chép lại khá cẩn thận, chi tiết và cụ thể:
Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1 đã ghi: “Lý Cao Tông,
năm Kỷ Dậu (1189), tháng 3 vua đi ngự khắp núi sông, phàm

xe vua đi đến đâu mà có thần linh đều cho phong hiệu và lập
miếu để thờ” [33]. “Lý Nhân Tông hoàng đế năm Mậu Thìn
năm thứ tư (1088) “định các chùa trong nước làm ba hạng
đại, trung và tiểu danh lam, cho quan văn chức cao kiêm làm
đề cử (chức quan của nhà Lí quản lý ruộng đất và tài sản của
nhà chùa). Bấy giờ nhà chùa có điền nô và kho chứa đồ vật
nên đặt chức ấy” [33]
Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1 “Lê Thái Tông năm Ất
Mão (1435) sai các quan đi tế khắp các thần kỳ trong nước có


ghi trong tự điển” [33] Kiến văn tiểu lục (Chép vặt những
điều mắt thấy tai nghe) của Lê Qúy Đôn có ghi: Năm Bảo
Thái thứ ba (1727), tra cứu tự điển các xư, đền thờ thưởng
đẳng thần 832 ngôi, thượng trung đẳng 1 ngôi, trung đẳng 817
ngôi, trung hạ đẳng, hạ đẳng 860 ngôi, cộng 2511 ngôi. Vũ
Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ ghi lại: “Nước Nam ta dựng
nước từ thời Lạc Hùng; khoảng giữa lại phải phụ thuộc về
Hán, đời Đường, rồi đến đời Đinh, đời Lê, Lí, Trần; ngoài
việc tế giao miếu, tế sơn xuyên ra, còn các đền thờ ghi trong
tự điển. Về đời Trần đã thấy Việt điện u linh chép cả thảy 29
đền, các đời sau lại thêm mãi ra. Khoảng đời Quang Thiệu
(niên hiệu LêChiêu Thống 1516 - 1526), Thống Nguyên (niên
hiệu Lê Cung Hoàng - 1527) lại thấy chép trong sổ ghi các
đền thờ đến 110 đền...Khoảng đời Quang Hưng (niên hiệu Lê
Thế Tông 1578 - 1599) vua Lê Thế Tông khôi phục kinh đô,
truy xét những bầy tôi tiết nghĩa, đều cho lập đền cúng tế, đến
27 đền; lại còn những bậc thiên thần hiển linh có công trạng
đều được bao phong và lập đền thờ...” [33].
Như vậy, dưới các triều đại phong kiến, ý thức giữ gìn,

bảo quản, kiểm kê và tu bổ các giá trị văn hóa lịch sử đã được
chính quyền trung ương và toàn xã hội quan tâm.


Vào cuối thế kỷ mười chín, đầu thế kỷ hai mươi, người
Pháp đã tiến hành điều tra, nghiên cứu di tích của nước ta. Di
tích lịch sử văn hóa Việt Nam là một lĩnh vực được các nhà
nghiên cứu đặc biệt quan tâm như: Gustave Dumoutier (1850
-1904), Madeein Colani (1866 -1943), Henri Paramentier
(1883 -1945)....Những công trình nghiên cứu về di tích Việt
Nam đã đóng góp lớn trong việc đặt nền móng cho nền khảo
cổ Việt Nam, cho công tác bảo tồn và phát huy các di tích lịch
sử văn hóa như đánh giá của nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn:
“Những đóng góp của các nhà học giả Pháp là vô cùng to lớn”
và “chúng ta không những biết ơn các học giả Pháp trong việc
nghiên cứu các nền văn hóa cổ trên đất nước Việt Nam mà
còn biết ơn họ trong việc bảo tồn và lưu giữ nhiều di tích của
các nền văn hóa đó”.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong
lúc phải đối phó với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm,
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
quan tâm ngay đến việc bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc.
Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 65
thành lập Đông Phương Bác Cổ học viện và bảo vệ di tích
lịch sử văn hóa trên toàn đất nước. Việc ban hành sắc lệnh đã


khẳng định quan điểm đúng đắn của Chính phủ đối với vai trò
và ý nghĩa quan trọng của các di tích trong công cuộc kiến
thiết đất nước. Trong sắc lệnh, Chính phủ quy định giành ra

những khoản tài chính hàng năm từ ngân sách quốc gia phục
vụ cho hoạt động của Đông Phương Bác Cổ học viện.
Năm 2001, Nhà nước ban hành Luật Di sản văn hóa,
trong văn bản luật đã ban hành đã dành 1 chương để quy định
những việc có liên quan đến di tích, đó là một bước tiến quan
trọng trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc nói
chung và bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa nói riêng.
Từ năm 2002, khi Luật Di sản văn hóa có hiệu lực, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Hội đồng
Di sản văn hóa quốc gia; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã
thành lập Hội đồng khoa học về Bảo tồn di tích để tư vấn cho
Nhà nước các vấn đề bảo tồn, tôn tạo di tích.
Như vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích văn
hóa lịch sử đã được đặt ra từ lâu, thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu, chủ yếu là trên phương diện thực hành,
tức là công việc sưu tầm, chỉnh lý, nghiên cứu và công bố về
tư liệu di tích lịch sử văn hóa, còn việc nghiên cứu lý thuyết


về phương diện này chỉ gần đây mới được khoa học chú ý.
Nhìn chung, chưa có công trình nghiên cứu đi sâu một cách
có hệ thống về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
lịch sử cũng như huy động cộng đồng dân cư trong bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa . Vì vậy "Giáo dục
ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử" là một vấn đề cần
đi sâu và làm rõ.
Nghiên cứu về bảo tồn và giáo dục ý thức bảo tồn các
giá trị văn hóa lịch sử đã được nhiều tác giả quan tâm. Trong
đó có các nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong việc bảo
tồn các giá trị văn hóa lịch sử ở các công trình, bài viết có

liên quan như: “Vai trò của cộng đồng nhìn từ góc độ bảo tồn
di sản văn hóa” của tác giả Quang Minh và Nguyễn Thị Thu
Trang[18]. Trong nghiên cứu này các tác giả đã khẳng định:
cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị
văn hóa lịch sử vì: cộng đồng chính là môi trường cho sự tồn
tại của các giá trị. Các giá trị không tồn tại tự nó mà tồn tại
trong chủ thể là cộng đồng. Cộng đồng là chủ thể hưởng lợi từ
các giá trị văn hóa trong nhiều mặt: tinh thần, vật chất, kinh
tế, ngoại giao…“Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch
sử phục vụ cho công tác giáo dục thế hệ trẻ” của tác giả


Phạm Văn Phương trường Đại học Sài Gòn [19]. “Kỷ yếu hội
thảo khoa học Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam” của
Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội văn
phòng Ban chỉ đạo Quốc gia 1000 năm Thăng Long Hội sử
học Hà Nội xuất bản tháng 9 năm 2010[24]. Luận văn“Huy
động cộng đồng dân cư trong bảo tồn và phát huy giá trị các
di tích lịch sử văn hóa tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên”
của Ngô Viết Hải[7]. Giáo dục môi trường trong cộng đồng
làng nghề của Lê Thành Nam[13].
- Những nghiên cứu về giáo dục ý thức bảo tồn giá trị văn
hóa lịch sử cho cộng đồng.
Những nghiên cứu về giáo dục cộng đồng đã bắt đầu được
thực hiện trong thời gian gần đây, được áp dụng ở các địa
phương, đem lại hiệu quả cao.
Các luận văn về giáo dục và phát triển cộng đồng đã đề
cập đến một loạt các vấn đề:
Giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho cộng đồng:
Trên thực tế đã có nhiều biện pháp phòng chống ma túy,

nhưng mới đạt được kết quả nhất định, cũng còn nhiều hạn
chế chưa thực sự đi vào chiều sâu. Với đề tài Giáo dục phòng


chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn
thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long của tác giả Đặng Văn
Thông đã có những biện pháp giáo dục thiết thực, phù hợp
đạt kết quả[26].
Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử
văn hóa: Bởi các giá trị lịch sử văn hoá là tài sản quí báu được
lưu truyền qua nhiều thế hệ, do đó, việc bảo tồn và phát huy
giá trị các giá trị di tích lịch sử văn hoá dân tộc phục vụ phát
triển kinh tế, xã hội là hết sức cần thiết. Luận văn của Ngô
Viết Hải “Huy động cộng đồng dân cư trong bảo tồn và phát
huy các giá trị các di tích lịch sử văn hóa tại huyện Đông Hòa,
tỉnh Phú Yên, đã giúp người dân nâng cao nhận thức trong
việc bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hoá dân tộc, tạo
môi trường văn hoá lành mạnh trong cộng đồng dân cư, tạo sự
ổn định về mặt xã hội và phát huy giữ gìn tốt bản sắc văn hóa
của dân[7].
Giáo dục ý thức xã hội: Trong công cuộc đổi mới đất
nước, xây dựng ý thức xã hội mới là vấn đề bức thiết. Xây
dựng ý thức xã hội là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng, trên cơ sở “xây dựng và phát triển nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, vận dụng sáng tạo và phải


biết dựa vào cộng đồng dân cư. Xây dựng ý thức xã hội,
chúng ta cần phải đẩy mạnh công cuộc xây dựng cuộc sống
văn hoá mới, con người mới; không ngừng hoàn thiện ý thức

xã hội theo hướng khoa học, cách mạng, tiến bộ, mang tính
cộng đồng.
Giáo dục môi trường trong cộng đồng làng nghề của tác
giả Lê Thành Nam đã cải thiện được điều kiện về môi trường
và giải quyết những tồn tại về việc tổ chức giáo dục môi
trường trong cộng đồng làng nghề là hết sức quan trọng và
cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức về môi trường và ý
thức bảo vệ môi trường của các thế hệ người dân, doanh
nghiệp và cộng đồng tại các làng nghề góp phần vào sự phát
triển bền vững của tự nhiên, con người và xã hội trong sự
hình thành những quan điểm, niềm tin để thay đổi thái độ,
hành vi của cá nhân tác động đến môi trường [13].
- Một số khái niệm cơ bản
- Cộng đồng
Trong

đời

sống



hội,

khái

niệm

cộng


đồng(Community) có nhiều tuyến nghĩa khác nhau: “Khái
niệm cộng đồng bao gồm từ các thực thể xã hội có cơ cấu tổ


chức chặt chẽ cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt là nhóm
xã hội có lúc khá phân tán, chỉ được liên kết với nhau bằng lợi
ích chung trong một không gian tạm thời trong thời gian nhất
định chẳng hạn như: phong trào quần chúng, công chúng và
đám đông. Như vậy, có thể phân thành hai dạng cộng đồng
dựa trên cấu trúc xã hội và tính chất liên kết xã hội”.
Dạng cộng đồng thể hiện mối quan hệ xã hội trong đó có
những đặc trưng được xác định như: tình cảm, ý thức và
chuẩn mực xã hội. Dạng cộng đồng này được gọi là cộng
đồng tính.
Dạng cộng đồng mà được xác định là nhóm người cụ
thể, những nhóm xã hội có liên kết với nhau ở nhiều quy mô
khác nhau, kể từ đơn vị nhỏ nhất như gia đình cho đến các
quốc gia và toàn thế giới. Dạng cộng đồng này gọi là cộng
đồng thể. Cộng đồng thể có 2 nghĩa:
Là một nhóm dân cư cùng sinh sống trong một địa vực
nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản.Theo
đó, cộng đồng là một làng,xã hay một huyện.
Là một nhóm dân cư có cùng mối quan tâm cơ bản.
Cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư sinh sống trong


một địa vực nhất định, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có cùng
một giá trị cơ bản như một thực thể xã hội.
Đặc tính của cộng đồng: “sự cố kết xã hội, sự tương
quan xã hội và cơ cấu xã hội. Sự cố kết xã hội Theo quan

niệm Mác-xít, cộng đồng là mối quan hệ qua lại qua lại giữa
các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng hoá lợi ích
giống nhau của các thành viên về các điều kiện tồn tại và hoạt
động của những con người hợp thành cộng đồng đó. Quan
niệm bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt
động khác của họ, sự gần gũi giữa các cá nhân về tư tưởng,
tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng như các quan niệm chủ
quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động. ở Việt
Nam, làng, xã đã có từ lâu đời, có giá trị tốt đẹp của cộng
đồng tính. Sự phát triển của xã hội cùng với sự xuất hiện của
đô thị hoá ngày càng tăng và cơ chế thị trường ngày càng ảnh
hưởng rộng lớn, nên các giá trị của cộng đồng tính trong các
làng, xã cũng ngày một giảm. Cố kết xã hội luôn được các
nhà nghiên cứu cộng đồng coi là đặc tính hàng đầu của mỗi
cộng đồng. Đây là ý chí và tình cảm của những người cùng
sống trong một địa vực có những mối liên hệ về mặt huyết
thống hay quan hệ láng giềng. Quá trình tổ chức đời sống xã


hội bởi các thiết chế xã hội lại càng thống nhất ý chí, tình cảm
của cộng đồng qua một số giá trị, chuẩn mực và biểu tượng
riêng. Đây cũng là mục tiêu mà các cộng đồng đều mong
muốn tập hợp và duy trì. Các lệch chuẩn xã hội xuất hiện
trong cộng đồng là do mất ý thức đoàn kết xã hội, đi kèm theo
đó là sự mất ý thức và nhân cách cá nhân.Ngược lại, khi các
cá nhân đồng nhất với cộng đồng, hoà mình trong cộng đồng
đã làm tăng tính đoàn kết xã hội đồng thời cũng làm tăng ý
thức và nhân cách của cá nhân. Cộng đồng tồn tại được là do
từng thành viên trong các nhóm thành viên của cộng đồng có
tiếng nói thống nhất trong các hành động tập thể, khi không

còn tâm thức chung thì cộng đồng đó bắt đầu lụi tàn.Chẳng
hạn, trong các làng, xã hiện đang tồn tại các nhóm thành
viên(tổ chức xã hội) như: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội
Nông dân, một khi các thành viên của nhóm có cùng tiếng nói
và ý chí thì sức mạnh của nhóm sẽ tăng lên, các nhóm thành
viên đều hướng theo sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền ở địa
phương thì sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng được củng cố
và trở thành làng,xã mạnh”.
Sự liên kết xã hội: “Đây là sự tương quan giữa người với
người, có tính kết hợp hay những phản ứng tương hỗ, theo đó


con người được gần nhau và phối hợp chặt chẽ với nhau hơn.
Sự tương quan và kết hợp giữa các thành viên trong cộng
đồng được biểu hiện qua các hoạt động thực tiễn hàng ngày
và củng cố thêm sự đoàn kết trong cộng đồng. Các cộng đồng
ở nông thôn, do sự phân tán về nghề nghiệp không cao nên
các thành viên trong cộng đồng thường xuyên quan hệ với
nhau trong công việc hơn ở các cộng đồng đô thị, nơi có sự
phân tán nghề nghiệp khá cao. Chính vì thế, sự đoàn kết trong
cộng đồng ở nông thôn thường cao hơn cộng đồng ở đô thị.
Kiểu liên kết cao nhất trong cộng đồng chính là các quan hệ
mang tính hội nhập, ở đó có mức độ hợp tác tích cực giữa các
cá nhân trong các đoàn thể hay hội mà các cá nhân đó tham
gia. Như vậy, ở góc độ cá nhân, khi một người tham gia nhiều
các hội, đoàn thể thì người đó có mối quan hệ rộng”[23].
Các cơ cấu xã hội:“Khi không có giá trị chung, không có
sự định hướng để quy tụ nhau hay không có những quy tắc
ứng xử của các thành viên trong cộng đồng thì không có cơ sở
xã hội để tạo thành cộng đồng. Những định hướng, những qui

tắc này được nằm trong tổ chức đoàn thể của cộng đồng,
chẳng hạn các hương ước, nội qui, qui chế là do làng, xã đặt
ra. Quá trình thể chế hoá các giá trị chuẩn mực trong các tổ


chức xã hội tương đương là bước quan trọng để các liên kết
xã hội trong cộng đồng được bền vững và có giá trịđối với tất
cả mọi người, tạo nên sức mạnh của cộng đồng”.
- Văn hóa lịch sử
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn
trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển
xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
- Giá trị văn hóa lịch sử
Giá trị: là những điều được con người đề cao, coi trọng,
coi là có ý nghĩa với cuộc sống của họ.
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử
loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của
con người từ khi xuất hiện đến
ngày nay.
Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại
toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người
trong quá khứ.


Giá trị văn hóa lịch sử: những giá trị hình thành và phát
triển trong suốt chiều dài lịch sử của một cộng đồng, được
cộng đồng nhận thức và mong muốn duy trì, phát triển.
- Bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử
Giá trị văn hóa lịch sử do lịch sử để lại, chúng đã tồn tại

khách quan, cụ thể. Hoạt động bảo tồn để các giá trị văn hóa
đó tồn tại vĩnh cửu, lâu dài cùng lịch sử.
Trong nghiên cứu bảo tồn các gái trị văn hóa thường gặp
các cụm từ: bảo quản, bảo vệ và bảo tồn. Trong đó:
Bảo quản: mang nghĩa là tạo những phương tiện, sử
dụng những biện pháp kỹ thuật để giữ gìn đối tượng được
tồn tại lâu dài.Bảo vệ, chứa đựng nội dung, gồm có những
quy chế hoạt động pháp chế cùng với công việc bảo quản.
Bảo tồn mang nghĩa rộng hơn, chẳng những phải hoạt
động bảo vệ, giữ gìn cho đối tượng tồn tại lâu dài, mà còn
khai thác khả năng phát huy tác dụng của đối tượng, phục vụ
tiến bộ xã hội. Bảo tồn gắn liền với di tích lịch sử - văn hóa,
thành khái niệm và mang nội dung là hoạt động bảo tồn di
tích lịch sử - văn hóa.


Bảo tồn di tích ngày nay cùng với nhiệm vụ giữ gìn sao
cho nguyên gốc di tích tồn tại lâu dài còn phải đem vào khai
thác, phát huy giá trị phong phú của di sản, di tích, phục vụ
nghiên cứu phát triển khoa học, phục vụ tham quan thưởng
ngoạn của con người.
- Giáo dục cộng đồng
- Giáo dục
Trong tiếng Anh, từ “giáo dục” được biết đến với từ
“education”, đây là một từ gốc Latin được ghép bởi hai từ là
“Ex” và “Ducere” - “Ex-Ducere”. Có nghĩa là dẫn (“Ducere”)
con người vượt ra khỏi (“Ex”) hiện tại của họ để vươn tới
những gì hoàn thiện, tốt lành hơn và hạnh phúc hơn.
Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam
đều trình bày “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản

chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người’’ [02]. Định nghĩa này nhấn
mạnh về sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh
đến yếu tố dạy học, nhưng không đề cập đến mục đích sâu xa
hơn, mục đích cuối cùng của việc đó.


Theo John Dewey (1859 - 1952), nhà triết học, nhà tâm
lí học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ, ông cho rằng cá
nhân con người không bao giờ vượt qua được quy luật của sự
chết và cùng với sự chết thì những kiến thức, kinh nghiệm mà
cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, tồn tại xã hội
lại đòi hỏi phải những kiến thức, kinh nghiệm của con người
phải vượt qua được sự khống chế của sự chết để duy trì tính
liên tục của sự sống xã hội. Giáo dục là “khả năng” của loài
người để đảm bảo tồn tại xã hội. Ngoài ra, ông John Dewey
cũng cho rằng, xã hội không chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, nhưng
còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy ấy. Như vậy, theo
quan điểm của ông John Dewey, ông cũng đề cập đến việc
truyền đạt, nhưng ông nói rõ hơn về mục tiêu cuối cùng của
việc giáo dục, là dạy dỗ.
Giáo dục ban đầu được thực hiện một cách đơn giản,
trực tiếp ngay trong lao động và trong cuộc sống, ở mọi lúc,
mọi nơi. Khi xã hội ngày càng phát triển lên, kinh nghiệm xã
hội được đúc kết nhiều hơn, yêu cầu của xã hội đối với con
người ngày càng cao hơn, các loại hình hoạt động xã hội ngày
càng mở rộng hơn thì giáo dục theo phương hướng trực tiếp
không còn phù hợp mà đòi hỏi phải có một phương thức giáo


dục khác có hiệu quả hơn. Giáo dục gián tiếp theo phương

thức nhà trường, được thực hiện một cách chuyên biệt ra đời
và ngày càng phát triển đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của xã
hội. Do đó, xã hội ngày càng phát triển, giáo dục ngày càng
trở nên phức tạp hơn và mang tính chuyên biệt hơn. Sự phát
triển đó là do yêu cầu tất yếu của xã hội và do những sức
mạnh to lớn của giáo dục tạo ra sự phát triển của xã hội. Vai
trò của giáo dục đối với sự phát triển về mọi mặt của xã hội
thì không ai có thể phủ nhận về nó.
Như vậy, “từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố
cơ bản thúc đẩy sự phát triển thông qua việc thực hiện các
chức năng xã hội của nó. Đó chính là những tác động tích cực
của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sự
phát triển cho xã hội. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái
niệm giáo dục”:
Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển
nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên
ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của con người trong
nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ: Ảnh hưởng của
các hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường;
ảnh hưởng của lối dạy bảo, nếp sống trong gia đình; ảnh


hưởng của sách vở, tạp chí; ảnh hưởng của những tấm lòng
nhân từ của người khác;…
Giáo dục còn được hiểu là hệ thống những tác động có
mục đích xác định được tổ chức một cách khoa học (có kế
hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của các cơ quan giáo
dục chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát triển toàn diện nhân
cách. Qua những môn học trên trường, lớp cũng như qua
những hoạt động như báo cáo thời sự, biểu diễn văn nghệ,

cắm trại, thăm quan,… được tổ chức ngoài giờ lên lớp, sẽ tạo
ra những ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành và phát triển
nhân cách của người được giáo dục, dưới tác động của giáo
viên, của nhà giáo dục.
Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển
nhân cách người giáo dục dưới quan hệ của những tác động
sư phạm của nhà trường, chỉ liên quan đến các mặt giáo dục
như: trí học, đức học, mĩ dục, thể dục, giáo dục lao động.
Ngoài ra, giáo dục còn được hiểu là quá trình hình thành
và phát triển nhân cách người được giáo dục chỉ liên quan đến
giáo dục đạo đức. Sự ra đời và phát triển của giáo dục gắn
liền với cự ra đời và phát triển của xã hội. Một mặt, giáo dục


phục vụ cho sự phát triển xã hội, bởi lẽ, xã hội sẽ không phát
triển thêm một bước nào nếu như không có những điều kiện
cần thiết cho giáo dục tạo ra. Mặt khác, sự phát triển của giáo
dục luôn chịu sự quy định của xã hội thông qua những yêu
cầu ngày càng cao và những điều kiện ngày càng thuận lợi do
sự phát triển xã hội mang lại. Chính vì vậy, trình độ phát triển
của giáo dục phản ánh những đặc điểm phát triển của xã hội.
- Giáo dục cộng đồng
Giáo dục cộng đồng là một quá trình trong đó việc học
hỏi sẽ mang lại sự phát triển, thay đổi tốt hơn cho cả cá nhân
và cộng đồng. Giáo dục cộng đồng có các đặc tính như bao
gồm mọi người ở mọi lứa tuổi; việc học hỏi, sử dụng các tài
nguyên và nghiên cứu mang đến những thay đổi cho cộng
đồng; nhận thức rằng người dân có thể học cùng nhau, với
nhau và học từ nhaunhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Chúng ta có thể hiểu GDCĐ như là “giáo dục cho cộng

đồng trong phạm vi cộng đồng”. Nói cách khác, khi nói về
cộng đồng không có nghĩa chỉ là nơi chốn hay hoàn cảnh
trong đó việc giáo dục được tiến hành. Giáo dục cộng đồng
còn là mối quan tâm chung, trọng tâm của cộng đồng. Đó là


một quá trình mà cộng đồng trở thành một phần của mạng
lưới xã hội hiện tại nhằm khuyến khích đối thoại và học hỏi.
GDCĐ là một quá trình được thiết kế nhằm làm giàu
thêm cuộc sống mỗi cá nhân và các nhóm thông qua sự tham
gia của mọi người sống trên cùng một vùng địa lý, hoặc chia
sẻ cùng một mối quan tâm, để tự nguyện phát triển một phạm
vi hay lĩnh vực học tập, học hỏi và các cơ hội suy nghĩ và
hành động. Những học hỏi, suy nghĩ và hành động này xuất
phát từ nhu cầu chính trị, kinh tế, xã hội và từ bản thân các
thành viên của cộng đồng.
GDCĐ giúp cho một cộng đồng đựơc trang bị đầy đủ
những

kiến

thức,

hiểu biết để hành động chung, cùng giải quyết các vấn đề của
mình. Vì thế giáo dục cộng đồng là xây dựng năng lực và tạo
sức mạnh cho người dân trong cộng đồng. GDCĐ là biến đổi
cộng đồng, làm cho cộng đồng phát triển và từ đó biến đổi xã
hội.
- Ý thức
Từ ý thức có thể được dùng với nghĩa rộng hoặc nghĩa

hẹp. Theo nghĩa rộng, ý thức thường được dùng đồng nghĩa


với tinh thần tư tưởng... (ý thức tổ chức, ý thức kỉ luật...).
Theo nghĩa hẹp, khái niệm ý thức được dùng để chỉ một cấp
độ đặc biệt trong tâm lý con người.
Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con
người mới có, được phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con
người hiểu được các tri thức (hiểu biết) và con người đã tiếp thu
được (là tri thức về tri thức.,phản ánh của phản ánh). Có thể ví ý
thức như "cặp mắt thứ hai"soi vào kết quả (các hình ảnh tâm lý)
do "cặp mắt thứ nhất)"(cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy cảm
xúc...) mang lại. Với ý nghĩa đó ta có thể nói: ý thức là tồn tại
được nhận thức.
- Giáo dục ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa
lịch sử cho cộng đồng dân cư
- Mục tiêu giáo dục
Giá trị văn hóa lịch sử của mỗi giai đoạn lịch sử là một
bộ phận rất quan trọng của nền văn hóa dân tộc; là chứng tích
cho sự phát triển của cộng đồng. Nhân dân lao động vừa là
chủ nhân, vừa là lực lượng nòng cốt để xây dựng nên kho
tàng các giá trị văn hóa lịch sử ấy. Bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa lịch sử là trách nhiệm của toàn dân và của cả xã


hội. Giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo tồn về các giá trị văn
hóa lịch sử là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hết sức
cần thiết. Như vậy việc giáo dục ý thức bảo tồn các giá trị văn
hóa lịch sử cho cộng đồng dân cư góp phần nâng cao đời sống
văn hóa tinh thần cho nhân dân, có ý thức giữ gìn các giá trị

văn hóa lịch sử, đồng thời xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Mục đích của nội dung giáo dục chính là sự tham gia
cộng đồng, lôi kéo mọi người đóng góp tài năng, trí tuệ và
công sức vào quá trình quản lý các giá trị văn hóa lịch sử gắn
liền với phát triển kinh tế. Sự tham gia của người dân địa
phương trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản là cần
thiết bởi hai lý do có tính nguyên tắc:
Thứ nhất, nếu thiếu sự tham gia của cộng đồng địa
phương thì sự bền vững lâu dài của di sản sẽ bị đe doạ.
Thứ hai, người dân địa phương có quyền được hưởng lợi
nhờ khai thác các giá trị văn hóa lịch sử cho sinh kế, các nhu
cầu văn hoá xã hội và các lý do tâm linh của họ.
- Nội dung giáo dục


×