Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý đội NGŨ GIÁO VIÊN ở TRƯỜNG TIỂU học CÔNG lập CHẤT LƯỢNG CAO đáp ỨNG yêu cầu PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG tự CHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.42 KB, 45 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG TỰ CHỦ


Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất của nền giáo
dục tiên tiến là phải có một ĐNGV giỏi. Giáo dục nói chung
và đặc biệt là đào tạo giáo viên là chiến lược đầu tư phát triển
của đất nước. Việc tạo điều kiện để mọi giáo viên có cơ hội
học tập, bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, năng động, sáng tạo trong giảng dạy để phù hợp
với sự phát triển kinh tế - xã hội là phương châm hành động
của các cấp quản lý giáo dục.
Ở phương Đông cổ đại, nhất là ở Trung Hoa và Ấn Độ
đã xuất hiện tư tưởng quản lý từ rất sớm. Theo đánh giá của
các nhà nghiên cứu hiện đại thì những tư tưởng này vẫn còn
ảnh hưởng đậm nét trong phương pháp quản lý và văn hóa
của nhiều quốc gia Châu Á như: Tư tưởng về phép trị nước
của Khổng Tử (551-419 TrCN), Mạnh Tử (372 - 289 TrCN),
… [33]
Còn ở phương Tây cổ đại, vào thế kỉ IV - III TrCN, tư
tưởng quản lý đã được nhà triết học nổi tiếng Xôcơrat viết:


“Những người nào biết cách sử dụng con người sẽ điều khiển
được công việc, hoặc cá nhân hay tập thể một cách sáng suốt.
Những người không biết làm như vậy sẽ mắc sai lầm trong
công việc” [33]
Vào thế kỉ thứ XVII, có nhiều nhà nghiên cứu về quản lí


rất tiêu biểu như Robert Owen (1771 - 1853), Charles
Babbage (1792 - 1871), hay người được coi là cha đẻ của
thuyết quản lý theo khoa học là F.Taylor.
Một nhà nghiên cứu khác được coi là ông tổ của nền sư
phạm cận đại đã có nhiều đóng góp to lớn cho nền giáo dục
thế giới đó là J.A Coomenxki (1592 - 1870). Trong các công
trình nghiên cứu của mình, ông đặc biệt chú trọng đến việc
kết hợp học tập trên lớp và hoạt động ngoài lớp nhằm thoát
khỏi hình thức học tập giam hãm trong bốn bức tường của hệ
thống trường giáo hội thời trung cổ. Ông khẳng định: “Học
tập không phải là lĩnh hội những kiến thức trong sách vở mà
còn lĩnh hội kiến thức từ bầu trời, mặt đất, cây sồi, cây dẻ”
[13 ]
Không thể phủ nhận rằng, chính bởi tầm quan trọng của
quản lý mà sang thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX xuất hiện hàng


loạt các công trình nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác
nhau về quản lý. Các công trình đó nghiên cứu để trả lời các
câu hỏi như: “Làm thế nào để việc đưa ra quyết định quản lý
đạt hiệu quả cao, tính khoa học, tính nghệ thuật trong quản
lý?” hay “Động cơ nào để thúc đẩy một tổ chức phát triển?”…
Một số nước đạt được nhiều thành tựu đáng kể, có những
bước nhảy vọt trong việc phát triển kinh tế - xã hội là do
thành công của công tác quản lý mang lại. [15]
Điểm qua những công trình nghiên cứu về quản lý nhân
sự, phát triển nguồn nhân lực trong các cơ sở giáo dục, có thể
kể đến nghiên cứu mô hình phát triển nguồn nhân lực của
Leonard Nadler (1984). Nghiên cứu này đã phác hoạ được các
nội dung quản lý, phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức,

bao gồm các khâu tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng, đánh giá,
đào tạo bồi dưỡng, tạo môi trường động lực làm việc cho
nhân viên. Nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu
về phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức giáo dục.
Nghiên cứu về nhà trường tự chủ thể hiện trong nhiều
nghiên cứu về quản lý dựa vào nhà trường (school based
managememt) của Ibtisam Abu-Duhou 1999, Cadlwell 2005...
Các tác giả xây dựng lý thuyết, mô hình, mức độ tự chủ của


các nhà trường và ảnh hưởng của nó tới chất lượng giáo dục.
Quản lý dựa vào nhà trường được xem là một trong những xu
hướng cải cách trong quản lý trường học mạnh mẽ nhất từ cuối
thế kỷ XX khắp các quốc gia từ Tây sang Đông.
- Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu tuy muộn hơn
nhưng tư tưởng về quản lý cũng đã có từ lâu đời. Nguyễn Trãi
có viết trong “Bình ngô đại cáo”: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên
dân”… Qua đó thấy được tư tưởng lấy dân làm gốc trong việc
cai trị đất nước của các ông vua hiền tài đất Việt xa xưa.
Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên
cứu về khoa học quản lý đã được công bố và giải quyết tương
đối những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý về khái niệm,
bản chất, chức năng, nghệ thuật, biện pháp,…trong quản lý
như các tác giả Nguyễn Ngọc Quang, Trần Quốc Thành,
Nguyễn Minh Đạo, Nguyễn Gia Quý,…
Vấn đề phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng
ĐNGV đã có nhiều tác giả nghiên cứu và để lại những bài học
quý giá như: Nguyễn Thị Phương Hoa với cuốn Con đường
nâng cao chất lượng cải cách các cơ sở đào tạo giáo viên



[19], Bùi Văn Quân, Nguyễn Ngọc Cầu và một số tác giả
khác với công trình nghiên cứu Một số cách tiếp cận trong
nghiên cứu và phát triển đội ngũ giảng viên [29]. Hay cuốn
Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên
của tác giả Đặng Quốc Bảo [4]; , … Các công trình này chủ
yếu nghiên cứu về phát triển đội ngũ theo hướng phát triển
nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng ĐNGV đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục hay xây dựng và phát triển ĐNGV trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu về nhà trường tự chủ và quản lý dựa vào nhà
trường có thể kể đến công trình nghiên cứu của Nguyễn Tiến
Hùng về “Quản lý giáo dục phổ thông trong bối cảnh phân
cấp quản lý giáo dục” [22]. Nghiên cứu đã làm rõ những vấn
đề lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý trong giáo dục trên
thế giới, ở Việt Nam. Bên cạnh đó Quản lý trường tiểu học
theo tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường (2016) của Vũ Thị
Mai Hường [23] lại đi cụ thể hơn vào vấn đề phân cấp, tự chủ
ở bậc tiểu học. Riêng về tài chính, công trình nghiên cứu
“Quản lí tài chính trong nhà trường Trung học phổ thông
theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm” [1] của
Nguyễn Vân Anh (2015) đã nêu được những thuận lợi, khó


khăn của quản lý tài chính ở các trường phổ thông công lập
Việt Nam hiện nay.
Riêng về mô hình trường phổ thông chất lượng cao, gần
đây có nghiên cứu trình độ tiến sĩ của tác giả Đỗ Kiều Tâm về
Quản lý phát triển trường trung học phổ thông chất lượng

cao trong thời kỳ đổi mới [32]. Có thể nói đây là một trong số
ít những công trình nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về mô hình
trường phổ thông chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, các công trình kể trên hầu hết chưa nghiên
cứu về quản lý ĐNGV trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, về chính sách tuyển dụng, sử dụng,
bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ hay vai trò của GV trong thời
kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đặc biệt
là vấn đề quản lý đội ngũ trong cơ chế tự chủ thì chưa thực sự
được nghiên cứu một cách chuyên sâu để phù hợp với nhu cầu
phát triển hiện nay của xã hội.
Chính vì vậy, với mong muốn góp phần nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên trong các nhà trường tiểu học nói
chung và trong các trường công lập chất lượng cao tự chủ tài
chính nói riêng tác giả đã chọn hướng nghiên cứu đề tài


“Quản lý đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học chất lượng cao
Đô thị Sài Đồng đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường tự
chủ”.
- Quản lý đội ngũ giáo viên trường tiểu
học
- Quản lý nhà trường
Trường học là tế bào cơ sở, chủ chốt của bất kỳ hệ thống
giáo dục ở cấp nào (từ trung ương đến địa phương). Trường
học là tổ chức giáo dục cơ sở trực tiếp làm công tác đào tạo
nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục con người. Trường học
còn là một hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Thành tích
thực chất của trường học làm nên chất lượng giáo dục. Như
vậy, chất lượng của giáo dục chủ yếu do chất lượng của

trường học tạo nên.
Có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về quản
lý nhà trường. Theo giáo sư Phạm Minh Hạc: “Quản lí nhà
trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vị trách
nhiệm của mình, tức là đưa trường vận hành theo nguyên lí
giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục và thế hệ
trẻ và với từng học sinh.” [15].


Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lí nhà
trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lí
đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác nhằm tận
dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội
đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có. Hướng vào
việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ
là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục
tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái
mới.” [28]
Còn tác giả Nguyễn Phúc Châu đưa ra khái niệm:
“Quản lí nhà trường là những tác động tự giác (có mục đích,
có ý thức, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ
thể quản lí nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lí
nhà trường (giáo viên , nhân viên và người học…) nhằm đưa
hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục
tiêu giáo dục” [10]
Như vậy, dù được định nghĩa như thế nào thì về thực
chất quản lý nhà trường luôn bao gồm các hoạt động quản lý
giáo dục diễn ra trong nhà trường và các quan hệ giữa trường
học với xã hội. Quản lý các hoạt động giáo dục diễn ra trong
nhà trường chính là quản lý về nội dung, phương pháp giáo



dục nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục và thực chất là sự
quản lý các hoạt động của giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất
và các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
giảng dạy và học tập. [33]
Đồng thời, bên cạnh các hoạt động quản lý giáo dục diễn
ra trong nhà trường thì quản lý nhà trường còn bao gồm cả
việc quản lý các mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội, vì
vậy hoạt động quản lý trong nhà trường nói chung và trường
tiểu học nói riêng bao gồm quản lý các lĩnh vực sau:
Quản lý chương trình dạy học và giáo dục
Quản lý nhân sự trong nhà trường (trong đó có đội ngũ
giáo viên)
Quản lý tài chính, cơ sở vật chất trường học
Quản lý văn hoá nhà trường
Như vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà
trường thì cần tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả của từng
lĩnh vực quản lý nói trên. Các lĩnh vực quản lý này cũng có
mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại, hỗ trợ lẫn
nhau.


Sau đây luận văn xin đi sâu phân tích về quản lý nhân sự
trong nhà trường.
- Quản lý nhân sự trong trường tiểu học
- Quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự là khái niệm được sử dụng phổ biến ở
những năm 1950 - 1960. Khái niệm này được đề cập ở nhiều
góc độ khác nhau, chỉ một số hoạt động quản lý về theo dõi,

phân công, thực hiện các nội quy, quy chế của tổ chức hay các
vấn đề liên quan khác đến nhân viên như chế độ chính sách,
lương thưởng, tuyển dụng,….
Có thể hiểu “Nhân sự là việc bố trí, sắp xếp, quản lý con
người trong một cơ quan, tổ chức” [35, trang 502] . Quản lý
nhân sự phải gắn với một tổ chức, với việc bố trí các vị trí nhất
định trong tổ chức đó. Xét về vai trò và chức năng của quản lý
nhân sự thì có thể nói rằng: Quản lý nhân sự trong nhà trường
gồm các hoạt động tuyển chọn nhân sự, bồi dưỡng và phát
triển đội ngũ, động viên khích lệ tinh thần để tạo động lực và
những điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong nhà trường
hoạt động hiệu quả nhằm mang lại kết quả cao nhất cho nhà
trường.


Đối tượng của quản lý nhân sự trong nhà trường là giáo
viên, nhân viên làm việc trong nhà trường và các vấn đề có
liên quan đến họ như vị trí công việc, quyền lợi và nghĩa vụ
của cá nhân đối với nhà trường. Về thực chất thì quản lý nhân
sự trong nhà trường là công tác quản lý con người trong phạm
vi nhà trường, là các hoạt động hay đối xử của CBQL đối với
CBGVNV nhà trường. Nó là một lĩnh vực quan trọng trong
quản lý nhà trường. Để quản lý và vận hành tốt tất cả các hoạt
động trong nhà trường thì người hiệu trưởng trước tiên phải
thực hiện tốt công tác quản lý nguồn nhân lực. Do đó, hiệu
trưởng phải nắm vững những kiến thức, kĩ năng, tích lũy kinh
nghiệm quản lý để công tác quản lý nhân sự đạt hiệu quả cao
nhất.
- Quản lý đội ngũ giáo viên trong nhà trường
Trong nhà trường có nhân sự quản lý và những nhân sự

làm công tác giảng dạy. Nhân sự làm công tác giảng dạy chính
là đội ngũ giáo viên. Quản lý nhân sự trong nhà trường, quan
trọng nhất là quản lý đội ngũ giáo viên.
Với quan điểm ĐNGV có vai trò đặc biệt quan trọng, tác
động đến chất lượng dạy học, giáo dục nên quản lý và phát


triển ĐNGV ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đã kế thừa
khuynh hướng chuẩn hóa hoặc dựa vào chuẩn của các nước
trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển và quán triệt các
yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực. Để quản lý ĐNGV
nhằm phát triển nhà trường hướng tới mục tiêu chung cần có
sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu của nhà trường và cá nhân
giáo viên theo Khung chuẩn nghề nghiệp.
Quản lý đội ngũ giáo viên trường tiểu học là hoạt động
của chủ thể quản lý/hiệu trưởng gồm xây dựng kế hoạch,
tuyển chọn, sử dụng, phát triển, động viên và tạo những điều
kiện thuận lợi cho giáo viên và nhóm giáo viên hoạt động có
hiệu quả nhằm đạt được những mục tiêu cao nhất của nhà
trường, đem đến sự phát triển nghề nghiệp cho giáo viên và
nhờ vậy tạo ra lợi thế cạnh tranh cho nhà trường. [12]
- Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục
quốc dân
Theo điều lệ trường tiểu học được ban hành tại Thông tư
số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và
Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012
sửa đổi, bổ sung Điều 40; bổ sung Điều 40a của Thông tư số


41/2010/TT-BGDĐT thì “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục

phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp
nhân, có tài khoản và con dấu riêng.” [6]
“Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình: công
lập và tư thục. Trường tiểu học công lập do Nhà nước thành
lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho các
nhiệm vụ chi thường xuyên; Trường tiểu học tư thục do các tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế
hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo
đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà
nước.” [6]
- Yêu cầu năng lực giáo viên tiểu học (theo
chuẩn nghề nghiệp)
Theo Quyết

định

số 14/2007/QĐ-BGDĐT

ngày

04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học: “Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản
về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng
sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp
ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học. Chuẩn nghề nghiệp giáo


viên tiểu học được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế,
xã hội và mục tiêu của giáo dục tiểu học ở từng giai đoạn.”

[5]
Đặc biệt là những yêu cầu về năng lực thể hiện bằng
những quy định cụ thể về các mặt:
Kiến thức: Trong đó có những quy định giáo viên cần
đạt những kiến thức cơ bản như: “Nắm vững kiến thức cơ
bản; Có kiến thức chuyên sâu và khả năng hệ thống hóa kiến
thức của cả cấp học; Truyền đạt kiến thức đảm bảo đủ, chính
xác, có hệ thống. Có kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm
lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học để từ đó sử dụng và lựa
chọn các phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm trong
giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh tiểu học, đặc
biệt là học sinh khuyết tật hay học sinh có hoàn cảnh khó
khăn. Đồng thời giáo viên phải có kiến thức về kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh để thực hiện
việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính
giáo dục và đúng quy định. Ngoài ra, giáo viên cần phải có
kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến
thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ,


tiếng dân tộc; Có kiến thức về về nhiệm vụ chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi mình công tác.” [5]
Kĩ năng: “Giáo viên cần lập được kế hoạch dạy học; biết
cách soạn giáo án theo hướng đổi mới. Tổ chức và thực hiện
các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động
sáng tạo của học sinh. Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp;
tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thực hiện
thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi
trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục.
Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và

giảng dạy.” [5]
Như vậy, thông qua các yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp,
người GV biết mình còn đang khiếm khuyết điều gì, cần điều
chỉnh như thế nào. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
cũng giúp các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo giáo
viên tiểu học có cơ sở để hoạch định các kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học theo hướng đạt Chuẩn
và trên Chuẩn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục
tiểu học. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học có tính ổn
định tương đối, nó sẽ được điều chỉnh theo từng giai đoạn
phát triển của kinh tế - xã hội.


Chất lượng là sự phù hợp với mục đích và mục đích có
thể không giống nhau đối với người sử dụng “sản phẩm”, nên
khái niệm chất lượng mang tính tương đối [34], chất lượng
giáo viên có thể hiểu thông qua hai khía cạnh:
Đảm bảo theo các chuẩn quy định đã được phân tích ở
trên.
Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Đó là người giáo viên cần có tư tưởng tiến bộ, khả năng hội
nhập, nắm bắt nhanh các kiến thức mới, có khả năng giáo dục
học sinh theo hướng chủ động, sáng tạo, tự giải quyết vấn đề,
biết nâng cao vai trò của người học, …
- Mô hình trường tiểu học công lập chất
lượng cao tự chủ
-Trường tiểu học công lập
“Trường tiểu học công lập do Nhà nước thành lập, đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho các nhiệm
vụ chi thường xuyên.” [7]



“Trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu là trường
đáp ứng những yêu cầu cơ bản để đảm bảo chất lượng phù
hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học.
Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 là trường
đạt các tiêu chuẩn cần thiết của trường tiểu học đạt chuẩn
quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất
lượng toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học.
Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là trường đạt
các tiêu chuẩn cần thiết của trường tiểu học đạt chuẩn quốc
gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng
toàn diện mức độ cao hơn so với mức độ 1, tạo tiền đề tiếp
cận với trình độ phát triển của trường tiểu học ở các nước tiên
tiến trong khu vực và trên thế giới.” [7]
Như vậy, trường tiểu học công lập bao gồm 3 mức độ:
Mức độ tối thiểu, chuẩn quốc gia mức độ 1, chuẩn quốc gia
mức độ 2. Để đạt được các mức độ này, nhà trường cần đảm
bảo các tiêu chí được quy định cụ thể tại Thông tư số
59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công
nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu
học đạt chuẩn quốc gia.


-Trường tiểu học công lập chất lượng cao
Theo “Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng
6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc
ban hành quy định cụ thể tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ
giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ

giáo dục chất lượng cao áp dụng tại một số cơ sở giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao” [40] thì trường
tiểu học CLC là trường tiểu học phải đáp ứng được đầy đủ,
đúng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về trường tiểu
học chuẩn quốc gia; tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường tiểu học và các chuẩn khác về đội ngũ, chương trình;
đồng thời bổ sung một số tiêu chí sau:
Tiêu chí cơ sở vật chất
Nhà trường có khung cảnh, khuôn viên, cảnh quan xanh,
sạch, đẹp, an toàn và thân thiện với học sinh;
Khu giáo dục thể chất có nhà đa năng, có đủ các dụng cụ
tập luyện theo chương trình chất lượng cao đảm bảo giáo dục
toàn diện cho học sinh;


Trường có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học, trang
thiết bị đồng bộ, hiện đại đáp ứng các hoạt động dạy và học;
các trang thiết bị văn phòng phục vụ tốt công tác quản lý, dạy
và học;
Các phòng học đảm bảo về ánh sáng, nhiệt độ, có đủ các
trang thiết bị hiện đại đáp ứng việc dạy và học. Số phòng học
đủ đảm bảo cho học sinh học 02 buổi/ngày (mỗi lớp không
quá 30 học sinh);
đ) Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện tiên tiến trở lên, đáp
ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh;
Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet và có
Website thông tin trên mạng Internet đáp ứng yêu cầu về
thông tin quản lý và dạy - học;
Có phòng học ngoại ngữ, phòng máy tính để dạy ngoại

ngữ và tin học;
Trường có đủ thiết bị đảm bảo an ninh trật tự, an toàn,
phòng chống cháy nổ cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân


viên. Bếp ăn đúng quy định có trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ
và hiện đại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. [40]
Tiêu chí đội ngũ giáo viên
Có 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn theo quy
định; 100% giáo viên có Chứng chỉ A tiếng Anh trong đó có ít
nhất 10% giáo viên có Chứng chỉ B tiếng Anh; 100% giáo
viên biết ứng dụng được công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục; 100% giáo viên có khả năng tự làm đồ dùng
dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả. Kết quả đánh
giá xếp loại của giáo viên: 100% đạt từ loại khá, trong đó có ít
nhất 80% giáo viên xếp loại xuất sắc theo quy định về chuẩn
nghề nghiệp giáo viên tiểu học; có ít nhất 80% đạt danh hiệu
giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó có ít nhất 60% giáo
viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp quận (huyện, thị
xã) trở lên; có 70% trở lên số sáng kiến kinh nghiệm được xếp
loại cấp quận (huyện, thị xã) hoặc Thành phố;
Đủ số lượng nhân viên, kế toán, văn thư, y tế, viên chức
phụ trách công tác thiết bị dạy học, thư viện có trình độ trung
cấp trở lên theo đúng chuyên môn; các nhân viên khác được


bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vị trí công việc đảm bảo quy
định; 100% hoàn thành các nhiệm vụ được giao;
Có đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước tham gia
giảng dạy và hỗ trợ chuyên môn; hàng năm giáo viên được tổ

chức tham gia giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm giáo dục
ở trong hoặc ngoài nước. [40]
Tiêu chí chương trình giáo dục
Có chương trình giáo dục bổ sung cho các môn học, hoạt
động giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực và phù hợp với
khả năng phát triển của học sinh;
Có hoạt động hỗ trợ giáo dục (như tổ chức câu lạc bộ
các môn năng khiếu, hoạt động tập thể theo chủ đề, chương
trình giáo dục kỹ năng sống) đáp ứng nhu cầu của học sinh;
Có chương trình dạy tăng cường tiếng Anh nghe, nói với
người nước ngoài;
Có tổ chức lớp song ngữ môn Toán và môn khoa học cho
học sinh lớp 4, 5;
đ) Hàng năm có chương trình tham quan, giao lưu học
tập học sinh với các trường trong và ngoài nước;


Có chương trình, hoạt động tư vấn tâm lý, sức khỏe ít nhất
03 lần/năm.” [40]
Tiêu chí phương pháp giảng dạy
Tiếp cận mô hình trường học mới và phương pháp dạy
học tích cực phù hợp với đặc thù môn học;
100% cán bộ quản lý và giáo viên có kiến thức và kỹ
năng thực hiện phương pháp dạy học tích cực; chủ động thực
hiện mô hình dạy học phân hóa đảm bảo phù hợp với từng đối
tượng;
Trong hoạt động dạy học giáo viên thường xuyên chú
trọng đến việc hình thành và bồi dưỡng phương pháp tự học,
phương pháp tư duy khoa học cho học sinh, giúp học sinh làm
chủ hoạt động học tập, ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc.

Đảm bảo chuẩn kiến thức của chương trình bổ sung và rèn kỹ
năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc
sống;
Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá đảm bảo theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng của chương trình và chú ý động viên
khuyến khích học sinh; chú trọng đến khả năng và sự chuyển


biến về kiến thức, kỹ năng học tập và kỹ năng sống của từng
học sinh. [40]
Tiêu chí các dịch vụ giáo dục chất lượng cao
Có các dịch vụ chăm sóc bán trú, có dịch vụ đưa đón,
trông giữ đáp ứng nhu cầu của cha mẹ học sinh;
Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa nhà trường với Ban
Đại diện cha mẹ học sinh, giữa giáo viên với cha mẹ học sinh
để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Có hệ thống thông
tin hai chiều trực tuyến;
Trường chủ động tham mưu với chính quyền và phối hợp
các tổ chức đoàn thể ở địa phương nhằm huy động các nguồn
lực về tinh thần, vật chất để xây dựng trường và môi trường
giáo dục, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục;
Cam kết chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo
chất lượng:
Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh,
chú trọng phát huy năng lực cá nhân. 100% học sinh được
tham gia các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống và


các môn năng khiếu như giáo dục thể chất, giáo dục nghệ
thuật theo nhu cầu.

80% trở lên học sinh xếp loại giáo dục đạt loại giỏi,
không quá 5% học sinh xếp loại giáo dục loại trung bình,
không có học sinh bỏ học, không có học sinh lưu ban. 100%
học sinh được đánh giá hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ nhiệm
vụ học sinh.
Có học sinh tham gia và đạt thành tích trong các kỳ giao
lưu olympic của học sinh tiểu học cấp quận (huyện, thị xã),
thành phố trở lên.
100% học sinh được khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ 06
tháng/lần và tiêm chủng phòng bệnh.
Kết quả đánh giá hàng năm của các ban, ngành liên quan
xếp loại tốt.
Trắc nghiệm mức độ hài lòng của học sinh và cha mẹ
học sinh về điều kiện học tập, chất lượng dạy và học hàng
năm đạt 80% xếp loại tốt. [40]
Như vậy, để thực hiện thành công mô hình trường tiểu
học chất lượng cao cần rất nhiều tiêu chí khác biệt so với


×