Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tiểu luận_cơ quan dinh dưỡng của thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.81 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 7720201

KHẢO SÁT CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA
THỰC VẬT

Cán bộ hướng dẫn:
DS. TRÌ KIM NGỌC

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ CAO SANG
MSSV: 13D720401244
LỚP: ĐH DƯỢC 8C

Cần Thơ, năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 7720201

KHẢO SÁT CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA
THỰC VẬT


Cán bộ hướng dẫn:
DS. TRÌ KIM NGỌC

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ CAO SANG
MSSV: 13D720401244
LỚP: ĐH DƯỢC 8C

Cần Thơ, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tây Đô khoa Dược - Điều dưỡng
và sáu tháng làm tiểu luận tốt nghiệp về đề tài “Khảo sát cơ quan sinh dưỡng của thực
vật”. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ của các thầy, cô, giảng
viên, cán bộ các phòng trường Đại học Tây Đô đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận
này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ds.Trì Kim Ngọc - cô giáo đã trực
tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em, giúp em rất nhiều trong quá trình làm tiểu luận. Do kiến
thức còn hạn chế nên cũng không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình làm tiểu
luận, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để em có thể
học hỏi được nhiều hơn và hoàn thiện bài tiểu luận tốt hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc quí thầy cô của khoa Dược – Điều dưỡng cũng như toàn
bộ thầy cô giáo của trường Đại học Tây Đô thật nhiều sức khỏe và niềm tin để tiếp tục
thực hiện hiện sứ mệnh cao đẹp truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng!


ii


LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em.
Các kết quả, hình ảnh nêu trong tiểu luận là trung thực và chính xác.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Cao Sang


iii

TÓM TẮT
Giới thiệu
Việc phân loại chính xác từng loài thực vật, trong đó có hai phương pháp chính là dựa
vào: hình thái và vi phẩu. Nhận thấy được đây là hành động không thể thiếu trong
công tác nhận dạng và phân loại nguồn thực vật dồi dào, tạo tiền đề cho nghiên cứu và
làm nên các sản phẩm có giá trị chữa bệnh cho con người.
Vì thế, tiểu luận ‘‘Khảo sát cơ quan sinh dưỡng của thực vật’’ được thực hiện với các
mục tiêu cụ thể như sau :
- Mô tả hình thái, phân loại các cơ quan sinh dưỡng của thực vật
- Phân tích cấu tạo vi phẩu của các cơ quan sinh dưỡng của thực vật
Tiểu luận này sẽ cung cấp thêm dữ liệu về hình thái và vi phẩu các cơ quan sinh dưỡng
của thực vật, làm cơ sở phân loại thực vật cho các nghiên cứu sâu hơn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng: một số loại thực vật ở Thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận
Hình thái: tìm mẫu ở Thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận, chụp hình và so sánh các
tài liệu mô tả hình thái thực vật, cắt vi phẩu , gieo trồng mẫu trên ly nhỏ, vẽ lược đồ
một số mẫu đại diện
Kết quả
- Khảo sát ở nhiều loại rễ cây như: Đậu đen, Đu đủ, Cải xanh, Hành lá, Lúa, Cải trắng,

Cà rốt, Mía, Đước, Bần, Trầu không, Phong lan, Dây tơ hồng, Chuối.
- Khảo sát ở nhiều loại thân cây như: Còng, Sung, Da, Bàng, Ổi, Dừa, Cau, Trúc đào,
Lúa, Cà rốt, Cỏ cú, Cỏ ống, Rau má, Cúc dại, Mồng tơi, Bầu, Trầu không, Huỳnh anh,
Rong đuôi chồn, Bèo tấm, Chuối, Su hào, Gừng, Hành tây, Diếp cá.
- Khảo sát ở nhiều loại lá cây như: Dương, Tre, Lúa, Lục bình, Mít, Vú sữa, Khoai mì,
Đu đủ, Sen, Súng, Dâm bụt, Nhãn, Hoa hồng, Muồng trâu, Phượng, Còng, Đinh lăng,
Ngũ gia bì, Lá lốt, Mận, Hẹ, Hành lá, Rau má, Bàng, Ổi, Mướp, Ngãi cứu, Trầu bà,
Diếp cá, Thông thiên, Hành tây, Trắc bách diệp, Xương rồng, Bầu, Lạc tiên, Hoa giấy,
Nắp ấm, Bắp, Húng chanh, Huỳnh anh, Trúc đào, Ác ó, Huệ
Kết luận
Tham khảo được nhiều nguồn tài liệu về các cơ quan sinh dưỡng của thực vật nhưng
tài liệu tham khảo chính trong bài này là: giáo trình thực vật dược của Trường đại học
Tây đô (2013) và sách Thực vật dược của cô Trương Thị Đẹp (2007).
Sưu tập được nhiều mẫu rễ thân lá ở Thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận.
Dựa vào tài liệu tham khảo mô tả được hình thái: chóp rễ, miền tăng trưởng, miền
trường thành, miền lông hút ở rễ cây Đậu đen, cổ rễ ở rễ cây Đu đủ, các phần của thân
cây và lá cây.
Cắt nhuộm, phân tích vi phẩu: đối với lớp Hành đã làm được các mẫu rễ cây chuối,
thân Cỏ ống, lá Sả và lá Huệ ta. Còn lớp Ngọc lan đã làm được mẫu rễ cây Cải xanh,
thân cây Diếp cá, lá cây Trúc đào và lá cây Ác ó. Ngoài ra còn cắt nhuộm và so sánh
được cấu tạo đặc biệt ở Củ dền
Chọn được các tiêu bản đẹp, rửa hình phục vụ tham khảo.


iv

MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 2

1. RỄ CÂY ................................................................................................................... 2
1.1. Định nghĩa.......................................................................................................... 2
1.2. Các phần của rễ cây ........................................................................................... 2
1.2.1. Chóp rễ ........................................................................................................ 2
1.2.2. Miền tăng trưởng ......................................................................................... 2
1.2.3. Miền lông hút .............................................................................................. 2
1.2.4. Miền trưởng thành (miền hóa bần).............................................................. 2
1.2.5. Cổ rễ ............................................................................................................ 3
1.3. Các loại rễ .......................................................................................................... 3
1.3.1. Rễ trụ (rễ cọc) .............................................................................................. 3
1.3.2. Rễ chùm ....................................................................................................... 3
1.3.3. Rễ củ ............................................................................................................ 3
1.3.4. Rễ bất định................................................................................................... 3
1.3.5. Rễ chống và phế căn.................................................................................... 3
1.3.6. Rễ trong không khí ...................................................................................... 4
1.4. Cấu tạo giải phẩu rễ ........................................................................................... 4
1.4.1. Cấu tạo sơ cấp ............................................................................................. 4
1.4.1.1. Rễ cây lớp Ngọc lan ................................................................................ 4
1.4.1.2. Rễ cây lớp Hành...................................................................................... 5
1.4.2.Cấu tạo thứ cấp ............................................................................................. 5
1.4.3. Cấu tạo bất thường ...................................................................................... 6
1.4.4.Sự tăng trưởng chiều dài của rễ - Cách mọc rễ con ..................................... 7
2. THÂN CÂY ............................................................................................................. 7
2.1. Định nghĩa.......................................................................................................... 7
2.2. Các phần của thân cây ....................................................................................... 8
2.2.1. Thân chính ................................................................................................... 8
2.2.2. Chồi ngọn .................................................................................................... 8
2.2.3. Mấu .............................................................................................................. 8
2.2.4. Lóng............................................................................................................. 8
2.2.5. Chồi bên ...................................................................................................... 8

2.2.6. Cành............................................................................................................. 9


v
2.3. Các thứ thân cây ................................................................................................ 9
2.3.1. Thân khí sinh ............................................................................................... 9
2.3.1.1. Thân đứng ............................................................................................... 9
2.3.1.2. Thân bò (Stolon) ..................................................................................... 9
2.3.1.3. Thân leo ................................................................................................ 10
2.3.2. Thân thủy sinh ........................................................................................... 10
2.3.3. Thân ngầm / địa thực vật ........................................................................... 10
2.4. Cấu tạo giải phẩu ........................................................................................... 111
2.4.1. Cấu tạo cấp 1 ........................................................................................... 111
2.4.1.1 Cấu tạo thân cây lớp Ngọc lan ............................................................. 111
2.4.1.2 Cấu tạo thân cây lớp Hành ................................................................... 111
2.4.2. Cấu tạo cấp 2 ........................................................................................... 122
2.4.2.1. Cấu tạo cấp 2 ở cây lớp Ngọc lan ....................................................... 122
2.4.2.2. Cấu tạo cấp 2 ở cây lớp Hành ............................................................. 123
2.4.3.Cấu tạo bất thường của thân ....................................................................... 13
3. LÁ CÂY ................................................................................................................. 14
3.1. Định nghĩa........................................................................................................ 14
3.2. Các phần của lá cây ......................................................................................... 14
3.2.1. Phiến lá ...................................................................................................... 14
3.2.2. Cuống lá .................................................................................................... 14
3.2.3. Bẹ lá ........................................................................................................... 14
3.3. Các thứ gân lá .................................................................................................. 15
3.3.1. Lá một gân ................................................................................................. 15
3.3.2. Gân lá song song ....................................................................................... 15
3.3.3. Gân hình cung ........................................................................................... 15
3.3.4. Gân lá hình lông chim ............................................................................... 15

3.3.5. Gân lá hình chân vịt................................................................................... 15
3.3.6. Gân lá hình lọng ........................................................................................ 15
3.4. Các kiểu lá ....................................................................................................... 15
3.4.1. Lá đơn ........................................................................................................ 15
3.4.2. Lá kép ........................................................................................................ 15
3.4.3. Hình dạng của phiến lá .............................................................................. 16
3.4.4. Hình dạng của mép phiến lá ...................................................................... 16
3.4.5. Hình dạng của gốc lá ................................................................................. 16
3.4.6. Hình dạng của ngọn lá ............................................................................... 16


vi
3.5. Các lá biến đổi ................................................................................................. 16
3.5.1. Vẩy ............................................................................................................ 16
3.5.2. Gai ............................................................................................................. 16
3.5.3. Tua cuốn .................................................................................................... 16
3.5.4. Lá bắc ........................................................................................................ 17
3.5.5. Lá cây ăn thịt ............................................................................................. 17
3.5.6. Tuyến mật của lá ....................................................................................... 17
3.5.7. Lá chìm dưới nước .................................................................................... 17
3.5.8. Lá cây ở khí hậu khô ................................................................................. 17
3.6. Cách sắp xếp lá trên cành ................................................................................ 17
3.6.1. Mọc cách/ mọc xen.................................................................................... 17
3.6.2. Mọc đối...................................................................................................... 17
3.6.3. Mọc vòng ................................................................................................... 17
3.7. Cấu tạo giải phẩu ............................................................................................. 17
3.7.1. Lá cây lớp Ngọc lan .................................................................................. 18
3.7.2. Lá cây lớp Hành ........................................................................................ 19
3.7.3. Cấu tạo lá cây Hạt trần .............................................................................. 19
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 20

1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 20
1.1. Nguyên liệu ...................................................................................................... 20
1.2. Dung môi, hóa chất .......................................................................................... 20
1.3. Trang thiết bị nghiên cứu ................................................................................. 20
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................... 20
2.1. Hình thái .......................................................................................................... 20
2.2. Vi phẩu ............................................................................................................. 20
2.3. Vẽ lược đồ một số mẫu đại diện ...................................................................... 20
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 21
1. RỄ CÂY ................................................................................................................. 21
1.1. Hình thái .......................................................................................................... 21
1.1.1. Các miền của rễ ......................................................................................... 21
1.1.2. Các loại rễ cây ........................................................................................... 22
1.2. Cấu tạo giải phẩu ............................................................................................. 26
1.2.1. Rễ cây lớp Ngọc lan .................................................................................. 26
1.2.2. Rễ cây lớp Hành ........................................................................................ 27
1.2.3. Rễ đặc biệt ................................................................................................. 28


vii
2. THÂN CÂY ........................................................................................................... 29
2.1 Hình thái ........................................................................................................... 29
2.1.1. Các phần của thân cây ............................................................................... 29
2.1.2. Các thứ của thân cây ................................................................................. 30
2.2. Cấu tạo giải phẩu ............................................................................................. 39
2.2.1. Thân cây lớp Ngọc lan .............................................................................. 39
2.2.2. Thân cây lớp Hành .................................................................................... 41
3. LÁ CÂY ................................................................................................................. 42
3.1. Hình thái .......................................................................................................... 42
3.1.1. Các phần của lá cây ................................................................................... 42

3.1.2. Các thứ gân lá ............................................................................................ 43
3.1.3. Các kiểu lá ................................................................................................. 46
3.1.4. Hình dạng phiến lá .................................................................................... 49
3.1.5. Hình dạng mép lá ...................................................................................... 53
3.1.6. Các lá biến đổi ........................................................................................... 57
3.1.7. Cách sắp xếp lá trên cành .......................................................................... 60
3.2. Cấu tạo giải phẩu ............................................................................................. 61
3.2.1. Lá cây lớp Ngọc lan .................................................................................. 61
3.2.2. Lá cây lớp Hành ........................................................................................ 64
4. THẢO LUẬN......................................................................................................... 66
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................... 67
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 67
2. ĐỀ XUẤT .............................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 68


viii

DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1. Chóp rễ ở cây Đậu đen ............................................................................... 21
Hình 4.2. Miền tăng trưởng ở cây Đậu đen ............................................................... 21
Hình 4.3. Miền lông hút ở cây Đậu đen ..................................................................... 21
Hình 4.4. Miền trưởng thành ở cây Đậu đen ............................................................. 22
Hình 4.5. Cổ rễ ở cây Đu Đủ ..................................................................................... 22
Hình 4.6. Rễ trụ (rễ cọc)............................................................................................. 22
Hình 4.7. Rễ chùm ..................................................................................................... 23
Hình 4.8. Rễ củ........................................................................................................... 23
Hình 4.9. Rễ bất định ở rễ cây Mía (Saccharum offcinarum L.) ............................... 24
Hình 4.10. Rễ chống ở cây Đước (Rhizophora mucronata) ...................................... 24
Hình 4.11. Rễ hô hấp ở cây Bần (Sonneratia) ........................................................... 24

Hình 4.12. Rễ bám trong không khí ở rễ cây Trầu không (Piper betle L.)................ 25
Hình 4.13. Rễ khí sinh ở rễ cây Phong lan (Orchidaceae) ........................................ 25
Hình 4.14. Rễ ký sinh ở rễ dây Tơ hồng (Cuscuta shinesis Lam.) ............................ 26
Hình 4.15. Vi phẩu rễ Cải Xanh và sơ đồ kèm theo. ................................................. 26
Hình 4.16. Chi tiết các bộ phận rễ Cải xanh. ............................................................. 26
Hình 4.17. Vi phẩu rễ cây Chuối và sơ đồ kèm theo ................................................. 27
Hình 4.18. Chi tiết các bộ phận rễ cây Chuối ............................................................ 27
Hình 4.19. Rễ đặc biệt ở Củ dền ................................................................................ 28
Hình 4.20. Sau khi nhuộm ở Củ dền .......................................................................... 28
Hình 4.21. Các phần của thân cây .............................................................................. 29
Hình 4.22. Cây thân gỗ .............................................................................................. 30
Hình 4.23. Cây đại mộc ở thân cây Da (Ficus microcarpa) ...................................... 30
Hình 4.24. Cây trung mộc ở thân cây Bàng (Terminalia catappa) ........................... 31
Hình 4.25. Cây tiểu mộc ở thân cây Ổi (Psidium guyava L.) .................................... 31
Hình 4.26. Cây thân cột.............................................................................................. 32
Hình 4.27. Cây bụi ở thân cây Trúc đào (Nerium oleander) ..................................... 32
Hình 4.28. Cỏ nhứt niên ở cây Lúa (Oryza Sativa L.) ............................................... 33
Hình 4.29. Cỏ nhị niên ở Cà rốt (Daucus carota L.) ................................................. 33
Hình 4.30. Cỏ đa niên ở cây Cỏ cú (Cyperus rotundus L.) ....................................... 34
Hình 4.31. Thân rạ ..................................................................................................... 34
Hình 4.32. Thân bò..................................................................................................... 35
Hình 4.33. Thân tự leo ở thân cây Mồng tơi (Basella rubra L.) ............................... 35
Hình 4.34. Thân leo nhờ tua cuốn ở Bầu (Lagenaria siceraria) ............................... 36


ix
Hình 4.35. Thân leo nhờ rễ phụ ở thân cây Trầu không (Piper betle L.) .................. 36
Hình 4.36. Thân trườn ở thân cây Huỳnh anh (Allamanda cathartica L.) ................ 37
Hình 4.37. Thân chìm dưới nước ở Rong đuôi chồn (Myriophyllum) ....................... 37
Hình 4.38. Thân nổi ở cây Bèo tấm (Lemna minor) .................................................. 37

Hình 4.39. Thân ngầm ở thân cây Chuối (Musa spp.) ............................................... 38
Hình 4.40. Thân củ ở Su hào (Brassica oleracea) ..................................................... 38
Hình 4.41. Thân rễ ở cây Gừng (Zinggiber officinale Rosc.) .................................... 39
Hình 4.42. Thân hành ở Hành tây (Allium cepa) ....................................................... 39
Hình 4.43. Vi phẩu thân Diếp cá và sơ đồ kèm theo ................................................. 39
Hình 4.44. Chi tiết cá bộ phận thân Diếp cá .............................................................. 40
Hình 4.45. Vi phẩu thân Cỏ ống và sơ đồ kèm theo .................................................. 41
Hình 4.46. Chi tiết các bộ phận của thân Cỏ ống....................................................... 41
Hình 4.47. Các phần của lá ........................................................................................ 42
Hình 4.48. Lá một gân ở lá cây Dương (Casuarina equisetifolia J.R et G. Forst) .... 43
Hình 4.49. Gân lá song song ...................................................................................... 43
Hình 4.50. Gân lá hình cung ở lá cây Lục bình (Eichhoriaceae crassipes solms) .... 44
Hình 4.51. Gân lá hình lông chim .............................................................................. 44
Hình 4.52. Gân lá hình chân vịt ................................................................................. 45
Hình 4.53. Gân lá hình lọng ....................................................................................... 45
Hình 4.54. Lá đơn ...................................................................................................... 46
Hình 4.55. Lá kép lông chim chẵn ở lá cây Nhãn (Dimocarpus longan) .................. 46
Hình 4.56. Lá kép lông chim lẻ ở lá Hoa hồng (Rosa Chinensis Jacq.) .................... 47
Hình 4.57. Lá kép lông chim 1 lần ở lá cây Muồng trâu (Cassia alata L.) ............... 47
Hình 4.58. Lá kép lông chim 2 lần ............................................................................. 48
Hình 4.59. Lá kép lông chim 3 lần ở lá cây Đinh lăng (Polycias fruticosa (L.)
Harms.) ....................................................................................................................... 48
Hình 4.60. Lá kép hình chân vịt ở lá cây Ngũ gia bì (Acanthopanax senticosus Rupr.
et) ............................................................................................................................... 49
Hình 4.61. Phiến lá hình tròn ở lá cây Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) ................... 49
Hình 4.62. Phiến lá hình bầu dục ở lá cây Mít (Artocarpus heterophyllus) .............. 50
Hình 4.63. Phiến lá hình trứng ở lá cây Dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis L.) .......... 50
Hình 4.64. Phiến lá hình trứng ngược ........................................................................ 51
Hình 4.65. Phiến lá hình dài ....................................................................................... 51
Hình 4.66. Lá hình kim ở lá cây Dương (Casuarina equisetifolia J.R et G. Forst)... 52

Hình 4.67. Phiến lá hình tim ở lá Rau má (Centella asiatica (L) Urb.)..................... 52
Hình 4.68. Mép lá nguyên .......................................................................................... 53


x
Hình 4.69. Mép lá răng cưa ở lá Hoa hồng (Rosa Chinensis Jacq.) .......................... 53
Hình 4.70. Mép lá khía tròn ở lá Rau má (Centella asiatica (L) Urb.) ..................... 54
Hình 4.71. Mép lá thùy ở lá cây Mướp (Momordica cylindrica L.) .......................... 54
Hình 4.72. Mép lá xẻ hình lông chim ở lá cây Ngãi cứu (Artemisia vulgaris) .......... 55
Hình 4.73. Mép lá xẻ hình chân vịt ở lá cây Khoa mì (Manihot esculenta Crant) ... 55
Hình 4.74. Gốc lá hình tim ở lá Trầu bà (Epipremnum aureum) ............................... 56
Hình 4.75. Gốc lá hình thận ở lá cây Diếp cá (Houttuynia cordata Thunb.) ............ 56
Hình 4.76. Ngọn lá nhọn ở lá cây Thông thiên (Thevetia peruviana) ....................... 57
Hình 4.77. Lá biến đổi thành vẩy ............................................................................... 57
Hình 4.78. Lá biến đổi thành gai ................................................................................ 58
Hình 4.79. Lá biến đổi thành tua cuốn ....................................................................... 58
Hình 4.80. Lá bắc ....................................................................................................... 59
Hình 4.81. Lá cây ăn thịt ở cây Nắp ấm (Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce.) ........ 59
Hình 4.82. Lá cây ở khí hậu khô ở cây Xương rồng (Euphorbia antiquorum) ......... 60
Hình 4.83. Lá mọc cách ở cây Bắp (Zea mays L.) ..................................................... 60
Hình 4.84. Lá mọc đối chéo chữ thập ở cây Húng chanh (Coleus amboinicus Lour.)61
Hình 4.85. Lá mọc vòng ............................................................................................. 61
Hình 4.86. Vi phẩu Trúc đào và sơ đồ kèm theo ....................................................... 61
Hình 4.87. Chi tiết các bộ phận lá Trúc đào .............................................................. 62
Hình 4.88. Vi phẩu lá Ác ó và sơ đồ kèm theo .......................................................... 63
Hình 4.89. Chi tiết các bộ phận lá Ác ó ..................................................................... 63
Hình 4.90. Vi phẩu lá Sả và sơ đồ kèm theo .............................................................. 64
Hình 4.91. Chi tiết các bộ phận lá Sả ......................................................................... 64
Hình 4.92. Vi phẩu lá Huệ và sơ đồ kèm theo ........................................................... 65
Hình 4.93. Chi tiết các bộ phận lá Huệ ...................................................................... 65



1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trên vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới
gió mùa và hệ động thực vật đa dạng, phong phú và khá phức tạp với tỷ lệ bình quân
chung các loài động vật và thực vật so với thế giới là 6,2%, về thực vật có đến 40% số
loài là đặc hữu (Lê Tùng Châu, 1998).
Vì vậy, có thể thấy tầm quan trọng rất lớn của việc phân loại chính xác từng loài thực
vật, trong đó có hai phương pháp chính là dựa vào: hình thái và vi phẩu. Nhận thấy
được đây là hành động không thể thiếu trong công tác nhận dạng và phân loại nguồn
thực vật dồi dào, tạo tiền đề cho nghiên cứu và làm nên các sản phẩm có giá trị chữa
bệnh cho con người.
Vì thế, tiểu luận ‘‘Khảo sát cơ quan sinh dưỡng của thực vật’’ được thực hiện với các
mục tiêu cụ thể như sau :
- Mô tả hình thái, phân loại các cơ quan sinh dưỡng của thực vật
- Phân tích cấu tạo vi phẩu của các cơ quan sinh dưỡng của thực vật
Tiểu luận này sẽ cung cấp thêm dữ liệu về hình thái và vi phẩu các cơ quan sinh dưỡng
của thực vật, làm cơ sở phân loại thực vật cho các nghiên cứu sâu hơn.


2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Cơ quan sinh dưỡng thực vật bậc cao bao gồm : rễ, thân, lá.
1. RỄ CÂY
1.1. Định nghĩa
Rễ là cơ quan sinh dưỡng của cây, thường mọc dưới đất theo hướng từ trên xuống, để
giữ chặt cây xuống đất, đồng thời có nhiệm vụ hấp thu nước và các muối vô cơ hòa tan

để nuôi cây. Một số rễ còn tích lũy chất dinh dưỡng. Rễ không bao giờ mang lá, không
có lục lạp trừ rễ khí sinh của họ Lan (Trương Thị Đẹp, 2007).
Ngoài ra, rễ cây còn là cơ quan sinh sản sinh dưỡng của thực vật. Ở thực vật có mạch,
rễ là một cơ quan của thực vật thông thường nằm dưới mặt đất (khi so sánh với thân).
Tuy nhiên, nó vẫn có ngoại lệ, chẳng hạn ở một số loài có rễ khí (nghĩa là nó mọc trên
mặt đất) hoặc thông khí (nghĩa là mọc trên mặt đất hoặc trên mặt nước). Rễ cũng đóng
vai trò quan trọng trong tổng hợp cytokinin, một dạng hormone tăng trưởng của thực
vật, một trong các nhu cầu để phát triển các chồi và cành cây (Từ điển wikipedia,
09/11/2017)
1.2. Các phần của rễ cây
Rễ cây thường có hình trụ nón, màu trắng hay màu nâu, gồm có 5 phần: chóp rễ, miền
sinh trưởng, miền lông hút, miền trưởng thành (miền hóa bần), cổ rễ
1.2.1. Chóp rễ
Chóp rễ: giống như một bao trắng úp lên ngọn rễ, có nhiệm vụ che chở đầu ngọn rễ.
Nó do nhiều lớp tế bào tạo nên, lớp ngoài rụng đi từ từ, trong lúc nhiều lớp mới được
tạo ra ở phía bên trong. Chóp rễ có thể không có ở các rễ được phủ bởi một lớp sợi
nấm, ở rễ mút của những cây ký sinh (Trương Thị Đẹp, 2007).
Tế bào ngoài của chóp rễ thường có màng nhầy, hóa bần để giảm bớt ma sát khi đâm
sâu vào đất. Các tế bào của chóp rễ là những tế bào sống, thuộc mô mềm bên trong có
chứa nhiều tinh bột (Thư viện word 123doc.org, 09/11/2017).
1.2.2. Miền tăng trưởng
Miền tăng trưởng: trên chóp rễ có vùng dài khoảng vài mm và láng, đó là vùng tăng
trưởng, giúp rễ mọc dài ra. Vùng này do các tế bào mô phân sinh ngọn ở phía đầu
ngọn rễ tạo nên (Trương Thị Đẹp, 2007).
1.2.3. Miền lông hút
Trên miền tăng trưởng là miền lông hút, mang nhiều lông nhỏ, mịn để hấp thu nước và
muối khoáng cho cây. Các lông này bắt đầu mọc từ phía dưới, càng lên trên càng mọc
dài, rồi sẽ rụng đi, trong khi phía dưới lại có những lông hút mới bắt đầu mọc. Vì vậy,
chiều dài của lông hút không thay đổi đối với mỗi loài (Trương Thị Đẹp, 2007).
1.2.4. Miền trưởng thành (miền hóa bần)

Trên miền lông hút là miền trưởng thành hay miền hóa bần, đó là một vùng trống,
không láng. Do lông hút đã rụng đi nên tầng tế bào ở phía dưới các lông hút lộ ra và
vách bị tẩm chất bần (đó là tầng tẩm chất bần ở rễ cây lớp Ngọc lan hay tầng suberoid
ở rễ cây lớp Hành) có nhiệm vụ che chở
Ở lớp Ngọc lan và ngành Thông, trong vùng hóa bần có các rễ con mọc ra và cũng
mang đủ các bộ phận như rễ cái. Các rễ con xếp thành hàng dọc trên rễ cái. Số lượng
hàng rễ con là một con số không đổi ở mỗi loài cây và đặc trưng cho loài. Các rễ con
bậc nhất lại có thể mọc ra các rễ con bậc 2, những rễ con bậc 2 lại mọc ra những rễ con
bậc 3… Tất cả hợp thành hệ thống rễ (Trương Thị Đẹp, 2007)


3
1.2.5. Cổ rễ
Cổ rễ: là đoạn nối liền rễ với thân, tại vùng này hệ thống rễ sẽ chuyển tiếp sang cấu tạo
hệ mạch dẫn của thân (Trương Thị Đẹp, 2007).
1.3. Các loại rễ
Dựa vào hình thái để phân loại rễ thì có 6 loại rễ: rễ trụ (rễ cọc), rễ chùm, rễ củ, rễ bất
định, rễ chống và phế căn, rễ trong không khí
1.3.1. Rễ trụ (rễ cọc)
Hệ rễ có rễ cái (rễ chính) phát triển mạnh, các rễ bên (rễ phụ) phát triển ngày càng
nhỏ, nhiều gọi là rễ trụ (taproot system). Rễ cái là rễ mọc từ phôi (mầm) và mọc thẳng
từ trên xuống đất (địa hướng động), nơi tiếp giáp sát với phần trên mặt đất là gốc (rễ),
phần bên trên của rễ chính nối liền với trụ dưới lá mầm. Trên rễ chính đầu tiên mọc từ
cây mầm gọi là rễ sơ cấp (primary root) trên một gốc rễ to, hình thành phần lớn khối
lượng của rễ và vẫn còn hiện diện suốt đời sống của thực vật; Rễ chính phát triển
nhanh và đâm sâu xuống đất, gia tăng sự nâng đỡ và cho phép thực vật sử dụng vật
chất nằm sâu bên trong đất. Rễ chính có thể sâu đến 53m dưới đất. Rễ chính phân
nhánh thành những rễ bên hay rễ thứ cấp (secondary root) và hệ thống rễ được thành
lập, rễ mới mọc (non nhất) luôn ở gần đầu rễ ngày càng nhỏ hơn và mọc ngang hay
xiên. Rễ trụ đặc trưng cho các cây đại mộc, cây thân cỏ của hầu hết lớp song tử diệp và

của nhiều cây Hạt trần (Trường đại học Tây đô, 2013).
1.3.2. Rễ chùm
Ở nhiều cây họ Lúa (Poaceae), họ Dừa (Palmae)… và hầu hết các cây lớp đơn tử diệp.
Rễ chính thường hoại đi từ trong mầm hay có đời sống ngắn, thân cho ra nhiều rễ gần
bằng nhau và có thể phân nhánh hay không. Rễ các cây này thường không có sự sinh
trưởng thứ cấp nên thường tương đối đồng đều về kích thước và giống nhau về hình
dạng (Trường đại học Tây đô, 2013).
1.3.3. Rễ củ
Rễ củ: rễ có thể trở thành những bộ phận tích trữ dưỡng liệu như tinh bột hoặc insulin,
khi đó rễ phồng lên to tạo thành rễ củ. Ví dụ: Cà rốt, củ Nhân sâm, củ Bình vôi,…
(Trương Thị Đẹp, 2007).
Rễ củ phát triển như cơ quan dự trữ của cây sống hai năm (cây nhị niên) và năm thứ
hai, từ trên rễ sẽ phát triển một thân mang hoa. Rễ củ có thể phát triển từ rễ chính như
Cà rốt, Củ cải… hoặc có thể phát triển từ rễ bên như Khoai lang, Mì,…(Trường đại
học Tây đô, 2013).
1.3.4. Rễ bất định
Nhiều loài thân bò như (Rau má, Rau muống), thân ngầm (Ngải hoa, Cỏ cú), thân khí
sinh (Đa, Mía) mang nhiều rễ ở mắt của thân và được gọi là rễ bất định. Rễ bất định
cũng có thể mọc từ kẽ răng của lá (lá Trường sanh Kolanchoe)
Thường các rễ bất định là các rễ bó, trên đó có thể mang các rễ phụ nhỏ hơn. Rễ bất
định ở Dứa gai (Pandanus) to và mọc ở phần đáy của thân làm thành những cột chống
thân trên bùn. Ở các cây Đa (Ficus), rễ bất định nảy sinh từ trên nhánh cao, lúc đầu
nhỏ và có dạng rễ bó, khi đụng đất, rễ ấy phù to và mang rễ phụ trên đó, trường hợp
này cũng gặp ở rễ Đước (Trường đại học Tây đô, 2013).
1.3.5. Rễ chống và phế căn
Rễ chống: còn gọi là rễ cà kheo, là đặc tính của rễ sống trong rừng ngặp mặn thủy triều
lên xuống ven biển. Rễ phụ mọc tua tủa từ thân hay cành hình vòng cung rồi cấm
xuống đất thành hệ thống rễ chống nâng đỡ cho cây đứng vững trong môi trường “đất
không có chân” và thường xuyên ngập. Gặp ở các cây họ Đước (Rhizophoraceae) như



4
Đước (Rhizophora mucronata), Vẹt (Bruguiera gymnorhiza) họ Verbenaceae, Vỏ dà
(Ceriop roxburghiana), Bần (họ Sonneratiaceae) (Trường đại học Tây đô, 2013).
Phế căn (rễ hô hấp): là rễ chuyên hóa mọc ngoi lên khỏi mặt nước hay đất ra ngoài
không khí để hô hấp, đặc trưng cho thực vật sống vùng đầm lầy, có nhiều bùn nên rễ
khó hấp thu được không khí. Thường thấy ở cây Bụt mọc (Taxodium distichum) những
cây của rừng ngập mặn như Bần (Sonneratia), Sú, Vẹt (Bruguiera)… (Trường đại học
Tây đô, 2013).
1.3.6. Rễ trong không khí
Rễ bám: là những rễ mọc ra từ các mấu thân để giúp cây bám chặt vào cây khác hoặc
giàn leo. Ví dụ: rễ bám ở cây Trầu không (Trường đại học Tây đô, 2013).
Rễ khí sinh: rễ mọc trong không khí, mặt ngoài có một lớp mô xốp bao bọc để hút hơi
ẩm của không khí, gọi là lớp màn. Rễ có màu xanh vì có diệp lục nên có chức năng
đồng hóa. Ví dụ: rễ phụ ở các loài họ Lan (Orchidaceae) (Trường đại học Tây đô,
2013).
Rễ giác mút (rễ ký sinh): rễ của thực vật ký sinh và nữa ký sinh sống nhờ vào những
chất hữu cơ sẵn có của cây chủ. Những rể này đâm sâu vào mô mềm và các bó mạch
của cây chủ, hút nhựa nguyên (cây nữa ký sinh) hay hút nhựa luyện (cây toàn ký sinh).
Ví dụ: dây Tơ hồng, thân Tầm gửi,… (Trường đại học Tây đô, 2013).
1.4. Cấu tạo giải phẩu rễ
1.4.1. Cấu tạo sơ cấp
1.4.1.1. Rễ cây lớp Ngọc lan (Trường đại học Tây đô, 2013).
Cắt ngang qua một rễ cây lớp Ngọc lan còn non cho thấy lát cắt có dạng tròn, đối xứng
qua một trục, miền vỏ dày quan trọng hơn miền trụ trung tâm, đặc tính này giúp phân
biệt giữa rễ và thân. Gồm 2 miền: miền vỏ (dày) và miền trụ trung tâm mỏng.
Miền vỏ: từ ngoài vào trong gồm:
+ Tầng lông hút: nếu lát cắt đi ngang qua vùng lông hút, bên ngoài cũng là tầng lông
hút, gồm các tế bào vách mỏng bằng cellulose, bên ngoài tế bào không có cutin bao
phủ, vài tế bào biểu bì mọc dài ra thành lông hút có nhiệm vụ hấp thu nước và muối

khoáng
+ Tồn tích tầng lông hút: nếu lát cắt đi ngang qua vùng cao hơn lông hút rụng, vách tế
bào tẩm suberin và ta có lớp tồn tích tầng lông hút
+ Ngoại bì: hay tầng tẩm suberin (suberoid) thường chỉ gồm 1 lớp tế bào với vách tế
bào tẩm suberin hay mộc tố, kích thước tế bào thường to có chức năng như là một mô
che chở
+ Vỏ cấp 1: do tầng sinh vỏ của mô phân sinh đầu ngọn rễ sinh ra. Vỏ cấp 1 gồm các
tế bào có vách mỏng bằng cellulose, thường chia làm 2 vùng:
Mô mềm vỏ trong: là các tế bào có vách mỏng, xếp thành các vòng tròn đồng tâm và
dãy xuyên tâm. Trong tế bào mô mềm thường có chứa nhiều tinh bột và rải rác còn có
thể có các tế bào tiết, ống tiết hoặc túi tiết. Mô mềm vỏ của rễ Lan mọc phụ sinh trên
cây hay rễ Ấu sống thủy sinh có thể có màu lục vì có chứa lục lạp
Mô mềm vỏ ngoài: bao gồm nhiều tế bào vách bằng cellulose, các tế bào có kích thước
tương đối đồng đều, sắp xếp chừa đạo, bọng hay khuyết tùy theo môi trường mà thực
vật sống
+ Nội bì: là một lớp tế bào giới hạn bên trong cùng của miền vỏ, vách tế bào theo
đường kính có một khung dày bao vòng tế bào, chính khung này tẩm mộc tố hay
suberin. Đó là khung Caspary có tính không thấm và rất quan trọng trong sinh lý của
rễ, do làm ngăn cản sự khuếch tán các chất đi trong vách tế bào qua bên kia vòng. Sự


5
hiện diện của khung Caspary là đặc sắc ở rễ nhóm song tử diệp. Chức năng của nội bì
là làm giảm bớt sự xâm nhập của nước vào trụ giữa. Ở các cây khác nhau, nội bì phát
triển ở mức độ khác nhau. Nội bì phát triển mạnh ở rễ còn ở thân thì yếu hơn, hoặc gần
như không phát triển. Trong tế bào nội bì thường chứa tinh bột nên có tác giả còn gọi
là đai tinh bột
Miền trụ trung tâm (stele): hay trung trụ/trụ/trụ giữa là phần vị trí trung tâm của rễ
gồm mô dẫn và phần nhu mô đi kèm với nó, thường nhỏ hơn miền vỏ. Hệ dẫn truyền
của rễ thường liên tục, được bao bởi một hoặc vài lớp vỏ trụ. Từ ngoài vào trong gồm:

+ Chu luân (pericycle): hay trụ bì gồm một lớp tế bào nằm bên dưới nội bì và xen kẽ
với nội bì, vách thế bào bằng cellulose mỏng. Các tế bào của lớp này có hoạt động
phân sinh có nghĩa có thể tạo ra tế bào mới, rễ bên ở thực vật Hạt trần và Hạt kín được
hình thành từ mô này, tầng này có khi hình thành tầng sinh bần
+ Mô dẫn truyền: gồm các bó libe gỗ xếp xen kẽ nhau trên một vòng tròn và nằm ngay
dưới lớp chu luân. Bó gỗ có sự chuyển hóa hướng tâm với mạch tiền mộc nhỏ xuất
hiện trước nằm ngoài (vì thế gỗ còn được gọi ngoại cổ) sát với chu luân; mạch hậu
mộc to xuất hiện sau nằm bên trong. Bó libe cũng có sự chuyển hóa giống bó gỗ với
libe cấp 1 nằm ngoài và libe cấp 2 nằm trong
Trên lát cắt ngang, những chỗ đầu tiên xuất hiện mạch tiền mộc và tiền libe gọi cực,
cực gỗ 1 và cực libe 1; thường số lượng các cực đó bằng nhau
Số bó mạch gỗ thay đổi tùy loài: ở Ficus indica có 8 bó mạch gỗ và 8 bó libe,.. tuy
nhiên số bó có thể lên đến hàng trăm như ở họ Cau dừa (Palmae). Dứa dại
(Pandanaceae). Số lượng bó libe và bó gỗ là đặc sắc của các nhóm cây, nhưng cũng có
thể biến thiên trên cùng một cây tùy theo đường kính của rễ
+ Tủy (pith): nhỏ nằm trong các bó mạch do nhiều lớp tế bào nhu mô có thể tẩm mộc
tố hay bị mạch gỗ mọc lấn mất, tủy được xem như hiện tượng biến đổi dần của mô
phân sinh thành mô cơ bản hay tầng trước tầng phát sinh của rễ có dạng một ống tròn
liên tục bao lấy một ít mô phân sinh cơ bản ở giữa
1.4.1.2. Rễ cây lớp hành (Trường đại học Tây đô, 2013).
Cũng có cơ cấu tương tự như rễ cây ở lớp Ngọc lan với 2 miền: miền vỏ và miền trụ
trung tâm nhưng miền trụ trung tâm dày hơn miền trụ trung tâm ở rễ cây lớp Ngọc lan.
Ngoài đặc tính chung của rễ, rễ cây lớp Hành khác với rễ cây lớp Ngọc lan ở những
đặc điểm sau:
Bên dưới tầng lông hút hay tồn tích là vùng gồm nhiều lớp tế bào có vách tẩm suberin
Nội bì có khung tẩm suberin hình chữ U hay khung sube hình móng ngựa do vách tế
bào tẩm suberin dày lên ở các phía trừ phía ngoài có vách tế bào vẫn còn cellulose
Số bó libe gỗ thường nhiều hơn 10 bó nhưng bó gỗ không có hình sao như ở song tử
diệp.
1.4.2.Cấu tạo thứ cấp (Trường đại học Tây đô, 2013).

Rễ của đa số cây lớp Hành và một số ít cây lớp Ngọc lan chỉ có cấu tạo sơ cấp và cấu
tạo sơ cấp của rễ được giữ suốt trong đời sống của cây, thường rễ không gia tăng
đường kính
Ở hầu hết cây lớp Ngọc lan và cây Hạt trần, rễ gia tăng đường kính, do sự sinh trưởng
thứ cấp và kích thước của rễ trở nên quan trọng để phù hợp với sự phát triển của cây.
Khi cây tiếp tục sinh trưởng, kích thước tế bào lớn lên, vách tế bào dày lên, mức độ
hóa gỗ và hóa bần tăng lên. Khi những lá đầu tiên xuất hiện thì trong rễ đã chuyển
sang cấu tạo cấp tạo cấp 2. Sự phát triển này do hoạt động của tầng phát sinh


6
Tầng phát sinh ngoài còn gọi là tầng phát sinh bần – lục bì: thường xuất hiện ở vị trí từ
trụ bì trở ra biểu bì. Tầng phát sinh này gồm một lớp tế bào có khả năng phân chia
mạnh tạo ra bên ngoài những lớp tế bào đều đặn có vách hóa bần và bên trong những
tế bào có vách mỏng gọi là lục bì. Các lớp bần, tầng sinh bần và lục bì được gọi là chu
bì. Sự hoạt động của lớp bần làm cho các mô bên ngoài nó như nội bì, vỏ cấp 1 và biểu
bì bị chết đi và bong ra. Tầng sinh bần hoạt động một thời gian rồi ngừng. Sau đó có
thể xuất hiện một tầng sinh bần khác, tạo nên nhiều chu bì. Các phần ngoài sẽ thành
thụ bì
Tầng phát sinh trong còn gọi là tầng phát sinh libe gỗ: hay được gọi tắt là tầng sinh gỗ.
Một số tế bào có vách mỏng nằm giữa bó libe cấp 1 và bó gỗ cấp 1 bắt đầu phân chia
và sinh trưởng tạo nên một dãy tế bào có khả năng phân sinh. Các tế bào này kéo dài
ra và phân chia theo hướng tiếp tuyến sẽ nối với tế bào phân sinh của trụ bì đối diện
với phần gỗ trước, tạo thành một vòng tròn liên tục uốn lượn gọi là tầng sinh gỗ. Tầng
sinh gỗ hình thành libe cấp 2 ở bên ngoài và gỗ cấp 2 ở bên trong. Sự hoạt động này
làm cho vòng tầng sinh gỗ tròn dần lại do gỗ cấp 2 ở vị trí đối diện với libe cấp 1 sinh
ra trước. Dưới áp lực của các mô cấp 2, các tế bào của bó libe cấp 1 bị hẹp lại và khó
nhận ra. Ngoài ra, sự hoạt động của tầng phát sinh libe gỗ cũng tạo thành tia ruột, gồm
các tế bào có vách mỏng bằng cellulose. Tia ruột cấp 2 đảm nhiệm sự trao đổi chất và
khí giữa mô mềm ruột và các tổ chức bên ngoài

Gỗ thứ cấp của rễ chiếm phần lớn khối lượng chủ yếu của rễ, vừa đảm nhận chức năng
dẫn truyền nước và các chất khoáng hòa tan, vừa đảm nhận chức năng cơ học chống
đỡ cho cây, đồng thời cũng có thể là nơi dự trữ chất dinh dưỡng cho cây
Vỏ sơ cấp được xem là phần ngoài trụ trung tâm tính từ căn bì và giới hạn trong cùng
là lớp nội bì. Vỏ thứ cấp là phần có thể tách ra được khỏi phần gỗ, libe thứ cấp và mô
mềm libe là thành phần chủ yếu của vỏ thứ cấp, có thể dự trữ các chất dinh dưỡng như
tinh bột, insulin…
1.4.3. Cấu tạo bất thường (Trường đại học Tây đô, 2013).
Rễ khí sinh: phần ngoài của rễ khí sinh có thể có lục lạp, do đó có nhiệm vụ quang
hợp. Rễ của các loài Lan phụ sinh có mạc
Rễ mọc trong nước: thông thường không có lông hút, mô mềm của chúng có nhiều
khuyết to, mô nâng đỡ gần như không có hoặc có rất ít và số bó gỗ cũng rất ít
Rễ củ: sự phồng lên của rễ thành củ thường gặp trong những cây tích trữ dưỡng liệu
trong mô cho năm sau (củ Cà rốt, củ Cải đường). Rễ củ có dạng hình tháp, mặt đáy
quay về phía thân và không có chồi bất định. Củ được hình thành do sự phì đại của
một vùng nào đó trong rễ. Ví dụ: củ Cà rốt là do sự phì đại của libe 2; củ Cải trắng là
do sự phì đại của gỗ 2. Ở củ Mì, tượng tầng hoạt động tạo ra gỗ 2 gồm toàn mô mềm
chứa đầy dưỡng liệu, cái gọi là chỉ bên trong củ Mì là mạch gỗ. Đôi khi sự thành lập
củ không phải do sự phát triển thái quá của mô bình thường mà do sự xuất hiện của
mô cấp 3. Ví dụ ở củ Cải đường, củ Dền, tượng tầng bình thường giữa libe 1 và gỗ 1
hoạt động sinh ra libe 2 gỗ 2 liên tục; sau đó, nó ngừng hoạt động. Trong lúc đó, trụ bì
phân hóa thành nhiều lớp tế bào, một tượng tầng phụ xuất hiện trong vùng trụ bì này
hoạt động tạo ra những bó libe và gỗ không liên tục nhờ vậy, rễ càng ngày càng phồng
to nhờ sự thành lập những vòng đồng tâm libe, gỗ. Sự hình thành củ theo kiểu này gặp
ở một số cây của họ Rau muối, Bông phấn, Rau dền, Khoai lang. Ở củ Đại hoàng
(Rheum offcinale), củ được thành lập do sự xuất hiện những lớp cấu tạo bất thường
trong vùng quanh tủy, ở đó có những tượng tầng phụ hình vòng tròn nhỏ sinh ra libe ở


7

mặt trong và gỗ ở mặt ngoài; sự hiện diện của những tia tủy tỏa ra tạo thành những
hình sao đặc sắc
Libe trong gỗ: đôi khi ngay trong mô mềm gỗ có những cụm libe phát sinh từ sự phân
hóa đặc biệt của một vài tế bào mô mềm. Libe trong gỗ tương tự libe quanh tủy gặp ở
thân của vài họ thực vật. Libe trong gỗ chỉ có ở các họ có libe quanh tủy nhưng không
phải có ở tất cả các loài của họ. Ví dụ ở học Cà, libe trong gỗ có ở rễ cây Atropa
belladonna
Cấu tạo đầu ngọn rễ: nếu cắt dọc qua đầu ngọn rễ rồi quan sát dưới kính hiển vi, ta
thấy đầu ngọn rễ được cấu tạo bởi những lớp tế bào nhỏ xếp sít vào nhau và sinh sản
rất nhanh: đó là vùng sinh mô. Trong đám sinh mô đó có những tế bào nguyên thủy (tế
bào khởi sinh) vì nó sinh ra tất cả các tế bào khác của rễ.
Ở Hạt kín, các tế bào nguyên thủy xếp thành 3 tầng: sự phân cắt ở các tế bào của mỗi
tầng sẽ tạo ra các vùng của rễ. Tầng trên cùng tạo ra trung trụ, tầng giữa tạo phần vỏ
của rễ, tầng dưới cùng tạo chóp rễ. Chóp rễ chỉ phủ vùng tế bào rất non còn ở trạng
thái phôi sinh. Trên một chút chóp rễ được tạo bởi tầng lông hút. Trên tầng lông hút là
tầng hóa bần có nhiệm vụ che chở cho các mô bên trong. Như vậy các tế bào của chóp
rễ từ từ bong ra và rụng đi
Ở lớp Ngọc lan (trừ họ Sen súng), chóp rễ không rụng hết, tầng trong cùng của chóp rễ
vẫn dính vào vỏ và mọc dài ra thành các lông hút. Đây là những loại cây có rễ cấp hình
(climacorhize). Ở lớp Hành và ở họ Sen súng, các tế bào của chóp rụng hoàn toàn.
Tầng ngoài cùng nhất của vỏ sẽ mọc dài ra thành các lông hút. Đây là những loại cây
có rễ láng (liorhize). Ở Hạt trần có 2 tầng tế bào nguyên thủy, tầng trên tạo ra trung
trụ, tầng dưới tạo ra vỏ và chóp. Hạt trần là những cây có rễ cấp hình vì tầng lông hút
được tạo ra từ lớp tế bào trong cùng của chóp. Ở những cây thuộc ngành Quyết, đỉnh
sinh trưởng chỉ có một tế bào nguyên thủy hình khối 4 mặt, đỉnh quay lên trên vì phân
chia theo 4 mặt để tạo thành các mô của rễ và chóp rễ.
1.4.4. Sự tăng trưởng chiều dài của rễ - Cách mọc rễ con (Trương Thị Đẹp, 2007).
Sự tăng trưởng chiều dài: rễ tăng trưởng do sự tạo liên tục những tế bào mới ở vùng
sinh mô. Sự tăng trưởng chiều dài của các tế bào này sau khi ra khỏi vùng sinh mô.
Nếu trên một rễ đang tăng trưởng ta ghi những vạch cách nhau đều đặn, ta thấy những

vùng tăng trưởng của rễ nằm ở gần chóp
Cách mọc rễ con: rễ con phát sinh từ một cụm tế bào sinh rễ, đó là những tế bào của
trụ bì còn giữ tính phôi sinh. Sự phân cách của những tế bào sinh rễ sẽ tạo ra 3 tầng tế
bào xếp chồng lên nhau. Tầng trong cùng tạo ra các tế bào nguyên thủy của trung trụ,
tầng giữa tạo tế bào nguyên thủy của vỏ, tầng ngoài cùng tạo ra chóp. Trong khi phát
triển, rễ con đẩy một số tế bào nội bì ra ngoài thành một túi tiêu hóa úp lên trên ngọn
rễ con. Túi tiêu hóa có nhiệm vụ tiêu hóa các tế bào vùng vỏ của rễ cái ở trước ngọn
của rễ con để rễ con mọc ra ngoài. Ra đến ngoài, túi tiêu hóa sẽ rụng, chóp rễ sẽ làm
nhiệm vụ bảo vệ đầu ngọn rễ và lông hút bắt đầu xuất hiện phía trên chóp rễ con.
Vị trí xuất hiện của rễ con có mối quan hệ với số lượng bó gỗ trong rễ mẹ. Khi số bó
gỗ ở rễ mẹ ≥ 3, rễ con mọc trước mặt bó gỗ. Khi bó gỗ ở rể mẹ bằng 2, rễ con phát
sinh ở hai bên bó gỗ.
2. THÂN CÂY
2.1. Định nghĩa
Thân là cơ quan sinh dưỡng trung gian giữa lá và rễ, thường mọc ở trên không, từ dưới
lên trên. Ngoài nhiệm vụ dẫn truyền nước và muối khoáng, trong nhiều trường hợp


8
thân còn là cơ quan đồng hóa, cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng, đồng thời thân cũng rất
biến thiên đễ thích ứng với môi trường và cây sống (Trường đại học Tây đô, 2013).
Thân cây thường được chia thành các mấu và lóng. Các mấu giữ các chồi (nụ) mà từ
đó phát triển thành một hoặc nhiều lá, quả hình nón, rễ, thân khác, hoặc hoa (cụm
hoa). Các lóng cây tạo khoảng cách từ các mấu này đến mấu khác. Thuật ngữ “chồi
cây (shoot)” thường hay bị nhầm lẫn với “thân (stem)”, “chồi cây (shoot)” thường
dùng để chỉ các cây non mới phát triển, bao gồm cả thân và các cấu trúc khác như lá
hoặc hoa. Ở hầu hết các cây thân thường ở trên mặt đất nhưng một số cây có thân
ngầm. Thân cây tạo chồi và chồi cây thường phát triển ở trên mặt đất. Bên trong thân
cây, vật chất di chuyển lên và xuống các mô của hệ thống vận chuyển
Ngoài ra, thân cây còn có chức năng là hỗ trợ và giúp nâng cao lá, hoa, quả. Thân cây

giữ lá trong ánh sáng và tạo nơi cho cây để giữ hoa và quả của nó. Vận chuyển chất
lỏng giữa rễ và chồi cây bên trong xylem và phloem. Tạo ra các mô sống mới. Tuổi
thọ bình thường của tế bào thực vật là từ một đến ba năm, thân cây có các tế bào được
gọi là mô phân sinh mà hàng năm tạo ra mô sống mới (Từ điển wikipedia, 09/11/2017)
2.2. Các phần của thân cây
Thân cây gồm 6 phần chính: thân chính, chồi ngọn, mấu, lóng, chồi bên, cành
2.2.1. Thân chính
Thân chính: là một trục thường đứng, kích thước của thân rất biến thiên, có thể phân
nhánh hay không, tận cùng bằng một chồi ngọn và nối tiếp rễ bằng một vùng gọi là cổ
rễ. Nhánh phát sinh từ những chồi bên mọc ở nách lá. Tùy theo tỷ lệ tương đối của
thân và cành, người ta phân biệt các loại thân: thân cỏ, thân gỗ, thân cột hay thân rạ
Khi còn non thân cây có màu xanh lục, đến khi già thì có màu nâu. Chiều cao của thân
cây rất đa dạng. Một số cây không có thân như cây Mã đề (Plantago major L.) có lá
mọc hình hoa thị sát mặt đất. Bên cạnh đó, một số cây có thân rất cao như cây Chò chỉ
(Cúc phương) cao tới 70m. Mặt ngoài của thân có thể nhẵn, có khía dọc (họ Cần –
Apiaceae) hoặc có cánh (cây Củ cải họ Củ nâu – Dioscoreaceae). Trong thân cây có
thể đặc hoặc rỗng (họ Lúa – Poaceae). Thân có thể mang các lông che chở, lông tiết
(họ Bạc hà – Lamiaceae) hoặc mọng nước (họ Xương rồng – Cactaceae, họ Thuốc
bỏng – Crassulaceae). Cây có thể mang một thân giả do các bẹ lá úp lên nhau tạo
thành như ở các cây họ Gừng (Zingiberaceae) (Trường đại học Tây đô, 2013).
2.2.2. Chồi ngọn
Ở đầu ngọn thân cây, cấu tạo bởi các lá non úp lên trên đỉnh sinh trưởng của cây che
chở đỉnh sinh trưởng. Ở một số cây, chồi ngọn được bảo vệ bởi lá kèm rụng sớm (cây
Đa búp đỏ) (Trương Thị Đẹp, 2007).
2.2.3. Mấu
Là chỗ lá đính vào thân (Trương Thị Đẹp, 2007).
2.2.4. Lóng
Là khoảng cách giữa hay mấu kế tiếp nhau. Các lóng ở ngọn có thể tiếp tục mọc dài
đến khi đạt độ dài cố định tùy theo từng loài và môi trường. Như vậy vùng sinh trưởng
của cây không những đặt trong chồi ngọn mà còn kéo dài xuống một số lóng ở phía

dưới, đó là sự sinh trưởng long (Trương Thị Đẹp, 2007).
2.2.5. Chồi bên
Cấu tạo giống chồi ngọn nhưng mọc ở nách lá, khi phát triển cho cành hoặc hoa
(Trương Thị Đẹp, 2007).


9
2.2.6. Cành
Phát sinh từ chồi bên và cũng có đủ các bộ phận như thân chính, chỉ khác nhỏ hơn và
mọc đâm xiên chứ không mọc thẳng đứng. Góc giữa cành và thân khác nhau ở từng
loại cây, làm cho mỗi cây có một dáng riêng:
+ Góc đó có thể rất nhỏ và cành gần như mọc đứng như cây Trắc bách diệp
+ Góc đó có thể vuông và cành nằm ngang như cây Bàng
+ Góc đó có thể là một góc tù và các cành sẽ rủ xuống như cây Liễu
Ở vài loại cây, cành biến đổi thành lá gọi là cành hình lá hay diệp chi (Thiên đông,
Măng tây), cành hình lá khác lá thật ở chỗ nó không mang chồi ở nách. Cành có thể
biến đổi thành gai (Bưởi, Bồ kết), gai do cành biến đổi khác với gai thật trong cách cấu
tạo gai thật là những lông bị hóa mô cứng và do biểu bì nhô lên tạo thành. Cành có thể
biến đổi thành tua cuốn (Lạc tiên, Nho) (Trương Thị Đẹp, 2007).
2.3. Các thứ thân cây
2.3.1. Thân khí sinh (Trường đại học Tây đô, 2013).
2.3.1.1. Thân đứng:
- Cây thân gỗ (thân mộc = woody stem): thường sống nhiều năm, thân có sinh trưởng
thứ cấp, thân chính phát triển mạnh, phân nhiều cành. Cây gỗ thường khá cao, có khi
cao đến hàng trăm mét với vòm lá rất rõ. Tùy theo chiều cao của thân mà người ta
phân biệt:
+ Cây đại mộc: khi chiều cao của thân từ hơn 25m. VD: cây Phượng, cây Bồ đề, cây
Đa,…
+ Cây trung mộc: có chiều cao từ 15- 25m. VD: cây Bàng
+ Cây tiểu mộc: chiều cao dưới 15m như Bưởi, Ổi…

- Cây thân cột: gồm những cây sống nhiều năm, thân không phân nhánh và thường
mang một chùm lá ngọn. Ví dụ: Dừa, Cau, Thốt lốt…
- Cây bụi: là dạng cây thân gỗ sống nhiều năm, thân chính không hoặc kém phát triển,
sự phân cành thường từ gốc của thân chính. Ở cây bụi không thể hiện thân và vòm lá
rõ rệt, chiều cao không vượt quá từ 4 – 6m. Ví dụ: Sim, Mua,…
- Cây thân thảo (herbaceous stem): có thân mềm nhỏ, thường cây không có cơ cấu thứ
cấp hoặc có nhưng ít, phần cây trên mặt đất chết vào cuối thời kỳ sinh dưỡng nhưng
phần thân ngầm bên dưới đất vẫn còn chờ mùa mưa năm sau có thể phát triển trở lại.
Ta phân biệt:
+ Cỏ nhứt niên (annual): khi cây từ lúc mọc cho đến khi ra hoa và kết trái cũng kết
thúc luôn đời sống của cây trong một mùa sinh dưỡng. Ví dụ: Sà lách, Lúa, Bắp,
Mía,...
+ Cỏ nhị niên: khi cây sống 2 năm với năm đầu chỉ phát triển cho lá gần gốc thân, thân
mang hoa vả quả sẽ xuất hiện ở năm thứ 2 và sau đó cây sẽ chết đi. Ví dụ Cà rốt,...
+ Cỏ đa niên: như cỏ May cỏ thân ngầm bên dưới đất sống nhiều năm, phần thân trên
mặt đất hàng năm sẽ chết đi, chồi mới phát triển từ thân ngầm sẽ mọc thay thế cho
thân đã chết, ở những vùng nhiệt đới, các chồi trên mặt đất có khi không bị chết đi mà
thường xuyên được phát triển từ thân ngầm. Ví dụ: cỏ Mực, cỏ May, cỏ Gà, cỏ Cú…
- Thân rạ: khi thân bọng, thường rỗng ở phần lóng và đặc ở phần mắt. Các thân này
thường gặp ở họ Hòa bản (Poaceae), cây Lúa, Tre, cỏ Ống…
2.3.1.2. Thân bò (Stolon):
Thân mọc nằm bò trên mặt đất ở phần gốc, nhưng phần ngọn lại vươn lên thân bò
vươn thẳng như rau Dệu (Alternanthera sessilis), rau Ngổ (Enhydra fluctuans). Thân
bò thường có rễ bất định mọc ở các mắt của thân như Rau má, Rau muống…


10
2.3.1.3. Thân leo:
Hay dây leo là thân mọc nhưng không tự đứng được mà phải tựa vào giàn, trụ hay leo
quấn trên nhánh các cây khác. Thân leo có dạng một đường quấn xoắn quanh một thể.

Ta phân biệt:
- Thân tự leo (dây leo): có thể là thân leo gỗ hay thân leo cò, do chính thân của nó
quấn xoắn vào giàn để leo, có thể quấn bên phải như Củ từ, Củ nâu trong họ Củ nâu
(Dioscoreaceae) hoặc quấn bên trái như Mồng tơi (Bsella rubra), Sắn dây
(Pueraria),…
- Thân leo nhờ tua cuốn (tendrils): các vòi chạm vào giá thể và quấn xoắn vào đó. Ta
phân biệt các loại tua cuốn: tua cuốn tương đồng với nhánh như ở họ Nho (Vitaceae),
họ Bầu bí (Cucurbitaceae),… Tua cuốn có thể là chót lá như Mây nước (Flagellaria),
Mây (Calamus),… Tua cuốn có thể là lá phụ như ở Đậu (Petit Pois)… có thể là cuống
lá, bẹ như ở dây Kim cang (Smilax)
- Thân leo nhờ gai móc: gặp ở Dây công chúa (Artabotrys), Dây trung quân
(Ancistrocladus) có những nhánh đặc biệt mọc cong thành móc
- Thân leo nhờ rễ phụ: các rễ phụ nầy mọc từ mắt và bám vào giá thể, gặp ở Trầu
không (Piper betle), các loài Môn ráy (Pothos)…
- Thân trườn: khi thân không leo quấn và không có vòi nhưng cấu tựa vào trụ như
Bông giấy, Huỳnh anh… vài loài Tre…
2.3.2. Thân thủy sinh (Trường đại học Tây đô, 2013).
Là những thân sống trong nước, ta phân biệt:
Thân chìm: ít hay nhiều trong nước và dính vào đáy. Thân có thể chỉ chìm một phần
như Nghể (Polygonum hydropiper) hoặc thân chìm hoàn toàn trong nước như Rong
đuôi chồn (Myriophyllum) …
Thân nổi: nằm trên mặt nước không dính xuống đáy. Bèo tấm (Lemna minor) có thân
không lá, phân nổi trên mặt nước là thân.
2.3.3. Thân ngầm / địa thực vật (Trường đại học Tây đô, 2013).
Thân ngầm; của các cây Dương xỉ, Chuối... là thân mọc ngầm bên dưới đất, thân khí
sinh của Chuối là thân giả gồm các lá bẹ mọc ôm sát vào nhau tạo thành.
Thân củ là thân phù to ra thành củ chứa chất dự trữ, thân củ có thể hình thành trên mặt
đất như Su hào (Brassica oleracea)… hay bên dưới mặt đất như Khoai môn, Khoai tây
(Solanum tuberosum)… trên thân củ có các mắt, nơi đó có các sẹo lá, trong nách các
sẹo lá có các chòi nách.

Căn hành (thân rễ); khi thân ngầm nằm dưới đất và thường phù mập chứa chất dinh
dưỡng cho cây, lá teo thành vẩy, trong nách các vẩy có chồi sẽ phát triển thành những
chồi mọc thành thân khí sinh và dưới cho các rễ phụ. Gặp ở những cây họ Gừng
(Zingiberaceae), Huỳnh tinh (Marantaceae), Ngải hoa (Cannaceae)…
Thân hành: thân đứng thẳng rất ngắn, mặt dưới mang rễ, xung quanh mang những lá
biến đổi thành vẩy mọng nước chứa nhiều chất dự trữ. Có 3 loại thân hành:
+ Thân hành áo: các lá mọng nước ở bên ngoài bao bọc hoàn toàn các vẩy ở bên trong,
các vẩy ở ngoài cùng chết, khô, tạo thành như một áo che chở hoàn toàn các lá bên
trong (Hành, Tỏi)
+ Thân hành vẩy: các lá mọng nước úp lên nhau như những viên ngói trên máy nhà
(Lys)
+ Thân hành đặc: phần thân phù to vì chứa chất dự trữ, chỉ có một số ít vẩy mỏng khô,
có nhiệm vụ che chở.


11
Hành có thể mang nhiều chòi nách, mỗi chòi nách lại phát triển thành một hành con,
Ví dụ như ở Tỏi,…
2.4. Cấu tạo giải phẩu
2.4.1. Cấu tạo cấp 1 (Trương Thị Đẹp, 2007).
2.4.1.1. Cấu tạo thân cây lớp Ngọc lan:
Cắt ngang thân cây lớp Ngọc lan (lớp 2 lá mầm) ta thấy cấu tạo thân gồm 3 phần:
Biểu bì: cấu tạo bởi một lớp tế bào sống, không có lục lạp và tinh bột, vách ngoài biểu
bì hóa cutin dày hay mỏng tùy loại cây. Trên biểu bì có thể có lỗ khí, lông tiết, lông
che chở hoặc lông ngứa. Thân chìm dưới nước, biểu bì không có cutin và lỗ khí.
Vỏ cấp 1: vỏ thực sự chỉ gồm mô mềm vỏ, giới hạn bên ngoài là biểu bì, bên trong là
nội bì. Mô mềm vỏ ở thân mỏng hơn ở rễ, cấu tạo bởi những tế bào sống, vách mỏng
bằng cellulose sắp xếp không thứ tự, những lớp mô mềm vỏ ngoài có lục lạp làm cho
thân cây có màu xanh. Ở một số cây, dưới lớp biểu bì có thêm lớp mô dày để làm
nhiệm vụ nâng đỡ. Lớp mô dày này thường tập trung ở những chỗ lồi của thân, có khía

dọc như ở các họ Hoa tán hoặc ở góc những thân vuông như các cây thuộc họ Hoa
môi. Trong mô mềm vỏ có thể có mô cứng, những tế bào chứa calci oxalat, tế bào tiết,
ống tiết, những vết lá đó là yếu tố dẫn nhựa. Lớp tế bào trong cùng của mô mềm vỏ là
nội bì, là một lớp tế bào sống chứa nhiều hạt tinh bột. Nội bì khung Caspary ở thân
thường không rõ như ở rễ.
Trung trụ: Cây 2 lá mầm chỉ có một trung trụ gồm các phần sau:
+ Trụ bì: là lớp tế bào ngoài cùng của trung trụ gồm 1 hay nhiều lớp tế bào, xếp xen kẽ
nội bì. Vách tế nào trụ bì có thể còn cellulose hoặc hóa mô cứng, sự hóa mô cứng có
thể không hoàn toàn, khi đó ta thấy những cụm tế bào sợi trụ bì hoặc tế bào mô cứng
úp trên libe; khi sự hóa mô cứng hoàn toàn thì trụ bì là một vòng mô cứng
+ Bó dẫn: nằm phía dưới trụ bì, bó libe hình bầu dục chồng lên bó gỗ (bó dẫn kiểu
chồng) và sắp xếp trên một vòng, trừ ở họ Cây tiêu (Piperaceae) có 2 vòng bó libe gỗ
gỗ phân hóa ly tâm nghĩa là các mạch gỗ nhỏ xuất hiện trước tiên ở trong, các mạch
non (to hơn) ở ngoài, giữa libe và gỗ có tượng tầng. Ở thân Mướp có bó dẫn kiểu
chồng kép nghĩa là bên trong gỗ còn có thêm libe gọi là libe quanh tủy. Số lượng các
libe gỗ thay đổi tùy loại cây và trong một loài tùy theo vị trí trên thân. Khoảng cách
giữa các bó libe gỗ có những dảy mô mềm gọi là tia ruột (tia tủy). Phía trong các bó
libe gỗ là một khối mô mềm gọi là tủy, tủy có thể phát triển nhiều hay ít và đôi khi hóa
mô cứng vài loại cây có ruột rỗng vì tủy bị tiêu hủy. Trong tủy có thể gặp yếu tố tiết
2.4.1.2. Cấu tạo thân cây lớp Hành:
Thân cây lớp Hành cũng gồm có 3 phần: biểu bì, vỏ và một trung trụ nhưng có những
điểm khác biệt so với thân lớp Ngọc lan như sau: thường khó phân biệt vỏ và trung trụ,
số lượng bó libe gỗ rất nhiều, sắp xếp từ 2 vòng trở lên hoặc không theo thứ tự, số
lượng các mạch gỗ trong một bó libe gỗ thường ít, đôi khi chỉ gồm 1 hay 2 mạch rất
to, cũng có khi các mạch gỗ xếp thành hình chữ V, kẹp libe ở giữa. Vì không có tầng
sinh gỗ ở giữa libe và gỗ nên các bó dẫn của cây lớp Hành được gọi là bó mạch kín.
Thân lớp Hành không có cấu tạo cấp 2, trừ vài cây ngoại lệ như ở cây Ngọc giá
(yucca), Hồ thiệt (Aloe),…Tủy thường bị tiêu hủy. Ngoài ra, thân cây lớp Hành không
có mô dày, vai trò nâng đỡ được đảm nhận bởi vùng mô cứng dưới biểu bì hoặc trong
trung trụ và xung quanh các bó libe gỗ. Đôi khi trong vỏ có thêm vết lá đó là những bó

libe gỗ từ trung trụ đi qua vỏ trước khi rẽ sang lá.


12
2.4.2. Cấu tạo cấp 2 (Trường đại học Tây đô, 2013).
2.4.2.1. Cấu tạo cấp 2 ở cây lớp Ngọc lan
Ở các cây lớp Ngọc lan, thân cũng tương tự như rễ ở đặc điểm phát triển theo chiều
ngang nhờ hoạt động của 2 tầng phát sinh thứ cấp: tượng tầng và tầng phát sinh bần lục bì. Mỗi tầng phát sinh cấu tạo bởi một lớp tế bào non, có khả năng sinh sản rất
nhanh, lần lượt ở phía ngoài và phía trong, tạo thành ở hai bên vòng tế bào đó hai lớp
mô cấp 2 phân hóa dần dần thành các mô khác. Đặc tính của các lớp mô cấp 2 này là
cấu tạo bởi những lớp tế bào xếp rất đều thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm;
những tế bào non thì ở sát tầng phát sinh; nhưng càng xa càng phát sinh thì tế bào càng
già
Tầng phát sinh bần – lục bì: có vị trí không cố định trong vỏ cấp 1, từ biểu bì đến trụ
bì, khi hoạt động cho bần ở phía ngoài và lục bì ở phía trong. Bần là mô che chở cấp 2,
cấu tạo bởi những tế bào chết, vách ngấm chất bần không thấm nước và khí; do đó sự
trao đổi khí từ môi trường ngoài vào trong thân được thực hiện nhờ lỗ vỏ. Lục bì là mô
mềm cấp 2, cấu tạo bởi những tế bào sống, vách bằng cenllulose, xếp thành dãy xuyên
tâm. Trong các tế bào này, khi thân cây chưa quá già, vẫn còn có lục lạp do đó mới có
tên là lục bì. Sau khi bần đã được thành lập, tất cả các mô phía ngoài bần cùng với bần
tạo thành vỏ chết hay thụ bì
Tượng tầng: có vị trí cố định, nằm phía trong libe 1 và phía ngoài gỗ 1. Trong thân,
tượng tầng tạo thành 1 vòng liên tục nối các bó libe gỗ với nhau. Khi hoạt động, tượng
tầng tạo libe 2 ở ngoài và gỗ 2 ở trong. Các tế bào này xếp thành dãy xuyên tâm đều.
Ta có thể dựa vào đặc điểm này để phân biệt mô cấp 2 với mô cấp 1 cấu tạo bởi các tế
bào không đều, xếp lộn xộn. Libe 2 dồn libe 1 ra ngoài, vì các tế bào này mềm nên bị
đè bẹp lại. Libe 2 cấu tạo gồm mạch rây, mô mềm libe, tế bào kèm, tia libe, đôi khi có
thêm sợi libe để tăng cường nhiệm vụ nâng đỡ. Đôi khi sợi libe xếp xen kẽ với mạch
rây và mô mềm libe tạo thành libe kết tầng đặc sắc ở bộ Bông (Malvales).
Trong ngành Dược, có thể dựa vào đặc điểm của các sợi libe để kiểm nghiệm dược

liệu như vỏ cây thuốc Canhkina, vỏ Quế (Cinnamomum cassia Presl). Đôi khi, gặp
trường hợp các sợi libe xếp thành từng lớp xen kẽ rất đều với các mạch rây và mô
mềm libe, tạo thành liên kết tầng (thân Râm bụt Hibiscus rosa – sinensis L.). Về phía
trong, tầng sinh gỗ tạo ra một lớp gỗ cấp 2 cấu tạo bởi các mạch gỗ và mô mềm gỗ.
Mạch gỗ có vách dày hóa gỗ và có khoang rộng, dùng để dẫn nhưạ nguyên. Mô mềm
gỗ cũng có vách dày hóa gỗ nhưng với khoang tế bào hẹp hơn. Ngoài ra, còn có thể
gặp các sợi gỗ để tăng cường nhiệm vụ nâng đỡ. Qua quá trình sinh trưởng và phát
triển, hằng năm tầng sinh gỗ lại sinh ra một lớp libe cấp 2 và một lớp gỗ cấp 2. Do cấu
trúc mềm và dễ bị ép bẹp nên lớp libe cũ bị lớp libe mới dồn ra phía ngoài nên bị ép đi
và trông giống như những tờ giấy của một quyển sách (tiếng latin từ liber nghĩa là
sách). Các lớp gỗ tạo thành hàng năm rất dễ phân biệt với nhau vì ở các cây sống
nhiều năm hoạt động của tượng tầng giảm vào mùa thu, nhưng ngưng vào mùa đông
vào hoạt động trở lại vào mùa xuân, nên các mạch mùa xuân hay mùa mưa to hơn các
mạch mùa thu hay mùa khô. Do đó, ta có thể đếm được các lớp gỗ hàng năm để tính
tuổi của cây.
Theo quan niệm thông thường của nhân dân, một thân cây già gồm hai phần:
+ Phần bóc ra được ở phía ngoài, quen gọi là “vỏ” gồm (từ ngoài vào trong): lớp vỏ
chết, lớp bần cấp 2, tầng phát sinh bần - lục bì, lục bì (mô mềm vỏ cấp 2), mô mềm vỏ
cấp 1, libe cấp 1, libe cấp 2, tượng tầng. Trên đây là cấu tạo các “vỏ” cây thường dùng
để làm thuốc như: vỏ Quế, vỏ Canhkina…


13
+ Phần còn lại ở trong gọi là gỗ, thường được chia thành 2 vùng: lớp gỗ ngoài gọi là
gỗ dác, cấu tạo bởi các mạch gỗ dẫn nhựa nguyên, mô mềm gỗ và đôi khi có thêm sợi
gỗ để nâng đỡ. Phần này là phần gỗ sống và mềm có các tia tuỷ rộng hay hẹp đi xuyên
qua. Lớp gỗ trong gọi là gỗ ròng hay lõi, là phần gỗ chết, mạch gỗ đã bị bít bởi thế nên
không thể dẫn nhựa. Gỗ ròng có thể mục làm cho thân cây rỗng ở giữa nhưng cây vẫn
sống. Trong cùng là mô mềm tủy cấp 1 với vết tích của các bó gỗ 1 rất khó phát hiện ở
những thân cây quá già.

2.4.2.2. Cấu tạo cấp 2 ở cây lớp Hành
Hầu hết thân cây lớp Hành không có cơ cấu thứ cấp và không bao giờ có tượng tầng
libe gỗ trong thân, nhưng thân đơn tử diệp cũng to ra và sự tăng dày này xảy ra theo 3
cách:
Ở Cau bụng (Roystonia elata), thân gia tăng vì các tế bào mô mềm phù to ra. Ở nhiều
cây họ Dừa, thân lúc còn non thì nhỏ, sau đó thân to ra và đến mức nào đó thì đường
kính thân không tăng nữa. Sự gia tăng này là do các bó mạch của lá dẫn vào thân và
chính sự gia tăng các bó mạch này làm cho thân to ra.
Sự sinh trưởng thứ cấp ở Aloe, Yucca, Dracoena là nhờ tầng phát sinh xuất hiện trong
mô mềm, phía ngoài các bó dẫn. Tầng phát sinh này không phải là tượng tầng vì nó
không cho libe hay gỗ mà cho mô mềm, mô mềm này thường bị tẩm chất gỗ. Trong
mô mềm này phân hóa thành các bó libe gỗ thứ cấp, các bó dẫn thứ cấp thường được
sắp xếp thành dãy xuyên tâm, còn các bó sơ cấp không xếp theo thứ tự nào cả. Ở một
vài cây họ Cói, họ Hành, trong các bó mạch của bẹ lá và trục phát hoa cho thấy giữa
libe và gỗ có vài lớp tế bào xếp thành dãy xuyên tâm, chứng tỏ chúng có nguồn gốc từ
tầng phát sinh.
Đây là những cấu tạo cấp 2 đơn sơ.
2.4.3.Cấu tạo bất thường của thân (Trường đại học Tây đô, 2013).
Vị trí bất thường của các bó mạch
Bó trong vỏ: ngay nơi lá gắn vào mắt của thân, ta gặp các bó mạch của lá đi vào thân
và nằm trong vỏ, đó là các vết lá. Thường thì các vết lá sẽ phối hợp với hệ thống dẫn
truyền của thân do vết lá có thể ở lâu trong thân, trong nhiều lóng như ở nhiều loài họ
Đậu, họ Cúc…
Bó trong tủy: vài loài có hệ thống dẫn truyền do các bó rời, có thể gặp trong tủy nhiều
bó mạch. Ở Rau cần (Oenanthe crocata), trước mỗi bó của thân lá có 3 bó của tủy
hướng ngược lại với libe ở trong và gỗ ở ngoài, ở cuống lá cũng vậy.
Libe quanh tủy:
Libe này có thể làm thành bó rời như ở Rau muống, ở họ Muôi, họ Cúc,.. Trong thân
họ Bầu bí, mỗi bó gỗ có 2 bó libe nằm hai bên và gọi là bó song kèm; giữa bó libe
trong hay giữa bó gỗ và bó libe ngoài đều có tượng tầng libe gỗ, nhưng chỉ có tượng

tầng giữa gỗ và libe ngoài là hoạt động. Ở họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Thiên lý
(Asclepiadaceae), họ Bìm bìm (Convolvulaceae), vài loài của họ Gentianaceae, họ Ổi,
Lựu có vòng libe liên tục nằm quanh tủy, có khi có tượng tầng. Vài cây họ Muôi, họ
Gentianceae còn có thêm nhiều có mặt trong tủy.
Sự hiện diện của nhiều tượng tầng:
Ở Bìm bìm núi (Porana volubilis), tượng tầng libe gỗ ngưng sau 2 năm hoạt động, một
tượng tầng mới khác được thành lập trong chu luân sẽ tiếp tục hoạt động. Vài Móng bò
(Bauhinia), vài giống của họ Sapindaceae như Paullinia, Serjania, trong vỏ có nhiều
đoạn tượng tầng tạo ra nhiều hệ thống dẫn truyền có tủy riêng biệt hình sao, gỗ này


×