VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO THANH HẢI
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO THANH HẢI
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 9.38.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người huướngghẫnghhua hục: GS.TS Võ Khánh Vinh
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các thông tin nêu trong luận án là trung thực, chính xác. Các trích
dẫn trong luận án đều đûợc chú thích đầy đủ và chính xác. Các kết quả
trình bày trong luận án chûa đûợc ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận án
Đào Thanh Hải
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN .............................................................................................................. 8
1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài luận án ................................................................ 8
1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu về đề tài luận án ................................................................................. 26
1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................... 28
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ ....................................................................................................... 30
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự
an toàn giao thông đường bộ ................................................................................ 30
2.2. Chủ thể, nội dung, trình tự áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an
toàn giao thông đường bộ..................................................................................... 54
2.3. Nội dung áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông
đường bộ............................................................................................................... 58
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an
toàn giao thông đường bộ..................................................................................... 74
Chương 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH
VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI ...................................................................................................... 93
3.1. Tình hình trật tự an toàn giao thông tại địa bàn Hà Nội và các yếu tố ảnh
hưởng đến giao thông tại Hà Nội ......................................................................... 93
3.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông
đường bộ............................................................................................................. 105
3.3. Đánh giá chung về thực trạng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an
toàn giao thông đường bộ................................................................................... 115
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ........................................ 127
4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an
toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................. 127
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an
toàn giao thông đường bộ................................................................................... 135
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............. 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 148
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADPL
Áp dụng pháp luật
ATGT
An toàn giao thông
BCA
Bộ Công an
CP
Chính phủ
CSGT
Cảnh sát giao thông
CSND
Cảnh sát nhân dân
GTVT
Giao thông vận tải
HĐND
Hội đồng nhân dân
LHQ
Liên hợp quốc
NĐ
Nghị định
NXB
Nhà Xuất bản
QH
Quốc hội
TNGT
Tai nạn giao thông
TT
Thông tư
TTATGT
Trận tự an toàn giao thông
UBND
Uỷ ban Nhân dân
UBTVQH
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Viết tắt
Viết đầy đủ
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trật tự, an toàn giao thông của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói
riêng trong những năm gần đây đang đặt ra vô cùng nhiều vấn đề nan giải đối
với bất kỳ người có trách nhiệm nào, đặc biệt là các nhà quản lý [2]. Tai nạn
giao thông là một nỗi ám ảnh và để lại rất nhiều hậu quả đau lòng, tình trạng
ùn tắc giao thông là vô cùng nghiêm trọng, diễn biến ngày càng phức tạp gây
ra rất nhiều hậu quả năng nề cho toàn xã hội. Là một thành phố lớn - Thủ đô của
một đất nước đang phát triển, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố
Hà Nội có rất nhiều vấn đề cần giải quyết cả về mặt xã hội, về các vấn đề xây
dựng, vấn đề quy hoạch, vấn đề pháp lý. ADPL trong lĩnh vực an toàn giao
thông ở Hà Nội là một trong những vấn đề cần được quan tâm, cần được nghiên
cứu một cách nghiêm túc cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn để có
những giải pháp giúp cho hoạt động này trở nên thực sự có hiệu quả.
Thời gian gần đây, vấn đề trật tự an toàn giao thông (TTATGT) ở thành
phố Hà Nội đã trở thành một hiện tượng được đặc biệt quan tâm từ nhiều
phía. nhất là dân cư nội thành, của các du khách khi đến với Hà Nội. Không
chỉ như vậy, tai nạn và tắc nghẽn giao thông của Hà Nội còn mang đến cho
dân cư Hà Nội những bức xúc, lãng phí và ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt,
sức khỏe của con người do môi trường không khí bị nhiễm bụi, khí thải, mất
thời gian chờ đợi, các phương tiện mất quá nhiều nhiên liệu khi lưu thông ở
Hà Nội làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường vốn đã rất nặng nề ở
thành phố này [2]. Hơn nữa, tai nạn và ùn tắc giao thông ở Hà Nội đã làm hạn
chế đi rất nhiều cơ hội cho sự phát triển. Ngoài việc là Thủ đô một quốc gia một trung tâm chính trị của cả nước, Hà Nội còn luôn được coi là một trung
tâm kinh tế, văn hóa, có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Vì vậy, có
rất nhiều nguồn lực có thể đầu tư vào đây để phát triển toàn diện kinh tế, xã
1
hội, môi trường văn hóa, du lịch, dịch vụ… Nhưng tai nạn và ùn tắc giao
thông đã làm cho các nhà đầu tư phải thực sự cân nhắc khi đầu tư vào Hà Nội.
Công tác bảo đảm TTATGT cũng còn nổi lên một số tồn tại, hạn chế
cần phải được khắc phục, đó là: tai nạn giao thông tuy được kiềm chế và giảm
nhưng số người chết do tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, còn xảy ra một số
vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; tình trạng vi phạm các quy định
về TTATGT vẫn còn khá phổ biến mà chưa được xử lý kịp thời; ùn tắc giao
thông kéo dài vẫn là vấn đề phức tạp; công tác điều tra cơ bản làm còn hạn
chế, công tác nắm tình hình, dự báo tình hình còn chưa đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ; việc chấp hành chế độ báo cáo ở một số đơn vị, địa phương chưa
nghiêm, chưa đúng thời gian quy định, chất lượng báo cáo chưa bảo đảm. Việc
xây dựng và triển khai các kế hoạch tuyên truyền chuyên đề để định hướng dư
luận còn chậm, thiếu nhạy bén, nhất là đối với các vấn đề “nóng” đang được dư
luận quan tâm; Công tác thanh tra kiểm soát (TTKS), xử lý vi phạm có nơi, có
lúc chưa thực sự quyết liệt; hiệu quả TTKS, xử lý vi phạm còn thấp; Công tác
điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) còn hạn chế; việc phối hợp giữa
cảnh sát giao thông (CSGT) với Cảnh sát điều tra (CSĐT) trong công tác điều
tra, giải quyết TNGT có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ dẫn đến quá trình điều tra,
giải quyết gặp nhiều khó khăn; Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm chưa
tương xứng với tình hình phức tạp và chủ yếu là thông qua hoạt động tuần tra,
kiểm soát hoặc phối hợp với các lực lượng khác [5]. Việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác bảo đảm TTATGT cho một số địa phương, một số tuyến
nhưng chưa được quan tâm thực hiện nghiêm túc nên hiệu quả chưa cao, nhất là
trong lĩnh vực giám sát, xử lý vi phạm hành chính.
Việc ADPL trong lĩnh vực TTATGT ở Hà Nội cần được nghiên cứu
thấu đáo: về quy hoạch giao thông, tổ chức giao thông và xử lý vi phạm. Khá
nhiều trường hợp ùn tắc và tai nạn giao thông xảy ra do khâu tổ chức giao
2
thông chưa hợp lý. Cùng một con phố, cảnh ùn tắc kéo dài, gây bức xúc cho
người tham gia giao thông, nhưng chỉ cần tổ chức lại, phân luồng hợp lý, tín
hiệu giao thông bố trí hợp lý là giao thông lại thông suốt. Việc thực hiện pháp
luật trong xây dựng đường xá cũng là vấn đề được người dân quan tâm. Nhiều
công trình kéo dài thời gian, đội vốn, cản trở giao thông, gây tai nạn giao thông...
Vấn đề xây dựng những luận cứ khoa học cho hoạt động ADPL nói
chung cũng như ADPL trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông ở Hà Nội nói
riêng một cách chính xác, có hiệu quả trở nên hết sức cần thiết trong điều kiện
hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Áp dụng pháp luật
trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố
Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đây là đề tài mang tính cấp thiết, có
ý nghĩa lý luận và thự tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mụchđícuhnggui ênghcứu
Mục đích của nghiên cứu là trên cơ sở phân tích thực trạng giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, tìm ra được các các căn cứ khoa học
nhằm xác định các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ADPL trong lĩnh
vực TTATGT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án:
những công trình nghiên cứu ở Việt Nam và ở nước ngoài để từ đó đặt vấn đề
tiếp tục nghiên cứu;
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật và hình thức
quan trọng của thực hiện pháp luật là ADPL trong lĩnh vực TTATGT đường
bộ ở Hà Nội;
- Nghiên cứu về thực hiện pháp luật trong việc quy hoạch giao thông, tổ
chức giao thông và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Hà Nội;
3
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả về ADPL bảo
đảm TTATGT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1.hĐối htượng nghiên cứu
Thực trạng áp dụng pháp luật trong bảo đảm TTATGT đường bộ ở Hà
Nội; các vấn đề lý luận về ADPL, thực tiễn ADPL trong lĩnh vực TTATGT
thông đường bộ; kinh nghiệm ADPL trong việc bảo đảm TTATGT đường bộ ở
thủ đô một số nước trên thế giới, bài học đối với Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận ADPL trong việc bảo đảm
TTATGT đường bộ.
Về không gian: trên địa bàn thành phố Hà Nội được nghiên cứu trong
luận án là các quận nội thành và khu vực giáp ranh. Luận án không nghiên
cứu về TTATGT địa bàn các huyện ngoại thành cũng như các quận, thị xã
được sáp nhập vào Hà Nội từ Hà Tây cũ.
Về thời gian: khoảng 20 năm trở lại đây.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1.hPuươngghpuáphluận
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên
cứu các vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài. Luận án sử dụng các quan
điểm của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm
chỉ đạo của Đảng và chính sách của Nhà nước Việt Nam về nhà nước và pháp
luật, về tính tối cao của luật, về thực hiện pháp luật.
4.2.hPuươngghpuáphnggui ênghcứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận án là:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong cả ba chương
4
(Chương 2, 3, 4) để phân tích, khái quát các vấn đề lý luận cũng như đánh giá
thực trạng, đề xuất giải nâng cao hiệu quả ADPL trong bảo đảm trật tự an toàn
giao thông ở Hà Nội;
- Phương pháp hệ thống được sử dụng chủ yếu tại Chương 2 và
Chương 3 nhằm phân tích, hệ thống hóa các vấn đề nghiên cứu đặt ra của
ADPL trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong Chương 1 và Chương 2 của
luận án khi đề cập tới những công trình nghiên cứu, những bài viết TTATGT
ở thủ đô một số nước trên thế giới để so sánh, rút ra những giá trị tham khảo
để từ đó định hướng những giải pháp nâng cao hiệu quả ADPL về TTATGT
đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng trong tất cả các chương của luận
án để phân tích, đánh giá thực trạng giao thông đường bộ ở Hà Nội cũng như
nâng cao hiệu quả ADPL trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Phương pháp thống kê được sử dụng trong Chương 3 của luận án khi
đánh giá thực trạng giao thông ở Hà Nội.
- Phương pháp khái quát hóa được sử dụng trong Chương 4 của luận án
nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ADPL trong bảo đảm trật tự an
toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tới.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã có những đóng góp mới về khoa học về ADPL trong bảo
đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thứ nhất, việc ADPL trong bảo đảm TTATGT đường bộ trên địa bàn
thành phố Hà Nội không chỉ nói về hoạt động ADPL của các lực lượng trực
tiếp điều tiết giao thông, xử lý vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ
mà còn bao quát cả việc ADPL trong quy hoạch giao thông, tổ chức giao
thông, ADPL trên nền tảng công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công
5
nghiệp lần thứ tư.
Thứ hai, Luận án đã nghiên cứu một cách động bộ sự phối hợp giữa các
lực lượng cánh sát giao thông và các lực lượng khác của Công an thành phố
Hà Nội trong điều tiết, hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông vốn đa
dạng và phức tạp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thứ ba, Luận án đã nêu các giải pháp đồng bộ trong tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật và đặc biệt là phổ biến giáo dục pháp luật về giao
thông cho những người nước ngoài làm việc, sinh sống ở Hà Nội và khách du
lịch đến từ các địa phương, các nước khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1.hÝhngguĩa lý luận
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ, đưa ra cách nhìn
toàn diện, sâu sắc, khoa học và thực tiễn hơn về lý luận ADPL trong bảo đảm trật
tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần xây
dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tiếp tục nâng cao hiệu quả ADPL bảo
đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6.2.hÝhngguĩ htuực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức. Đồng thời, luận án cũng là nguồn tham khảo cho các cơ
quan, tổ chức liên quan trong việc tổ chức thực hiện pháp luật liên quan đến
quản lý cán bộ, công chức.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận án bao gồm 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến
đề tài;
6
Chương 2: Những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật trong lĩnh vực
trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn
giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa
bàn Hà Nội
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài luận án
1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấnghđề lý luận về áp dụng pháp
luậthtrangghlĩnguhvực trật tự anghtaànghgi ahtuôngghđường bộ
Trước hết, về lý luận, có thể kể đến các giáo trình về lý luận về Nhà
nước và pháp luật của các trường đại học: Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa
Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Huế... [19, 34, 35, 77]. Các
giáo trình này đã tiếp cận một cách khá đơn giản về thực hiện và ADPL, trong
đó, thực hiện pháp luật được hiểu là hoạt động, hành vi hợp pháp của các chủ
thể pháp luật phù hợp với các quy định của pháp luật, ADPL được hiểu “là
hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực của Nhà nước do các cơ quan nhà
nước, nhà chức trách có thẩm quyền thực hiện nhằm cá biệt hóa các quy phạm
pháp luật vào các trường hợp cụ thể với các cá nhân, tổ chức cụ thể. Trong tất
cả các giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của cơ sở đào tạo và
nghiên cứu này đều đề cập đến vấn đề thực hiện và ADPL nhất là trong thời
gian gần đây. Các nghiên cứu ngày càng có sự toàn diện và có chiều sâu.
Trong giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Đại học Quốc
gia Hà Nội, Khoa Luật phát hành năm 2005, (Chủ biên Hoàng Thị Kim QuếNXB Đại học Quốc gia) [19], vấn đề thực hiện và ADPL đã được tiếp cận đầy
đủ hơn về các vấn đề như khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực
hiện pháp luật, các trường hợp cần ADPL, khái niệm ADPL (gồm cả định
nghĩa, đặc điểm của áp dụng pháp luật), kết quả của ADPL, các giai đoạn của
ADPL. Ngoài ra, giáo trình này cũng đưa ra vấn đề có liên quan là ADPL
tương tự. Trong giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật năm
2005, thực hiện pháp luật được hiểu là: “một quá trình hoạt động có mục đích
8
làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực
tế hợp pháp của chủ thể pháp luật” (34, tr 494). ADPL thì được định nghĩa là:
“hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện
thông qua những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các
tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy
phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể”
[34, tr 503].
ADPL có các loại hình như sau: 1) Về đối tượng điều chỉnh pháp luật
(theo ngành luật)- luật hiến pháp, pháp luật hình sự, luật hành chính...; Về
chủ thể áp dụng pháp luật - hành vi của người đứng đầu nhà nước, của các cơ
quan tư pháp, cơ quan công tố...; Về giá trị pháp lý: Văn bản cá biệt (quyết
định xử phạt hành chính, bản án)...; Về hình thức văn bản: Văn bản áo dụng
pháp luật, hành vi pháp lý, tuyên bố bằng lời nói..; Về hiệu lực về thời gianáp dụng một lần (thí dụ phạt tiền) và cũng có thể kéo dài (thí dụ quy định về
trợ cấp hưu trí); Về tính chất- quy định nghĩa vụ, trách nhiệm, quy định cấm,
ủy quyền...; Về chức năng điều chỉnh pháp luật- bảo về pháp luật, điều chỉnh
hành vi..
Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật phát hành năm 2010, Giáo
trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật phát hành năm 2016 của
Trường Đại học Luật Hà Nội [77] cũng đều đề cập đến vấn đề thực hiện pháp
luật và ADPL với tư cách là những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học pháp
lý. Các nội dung của vấn đề thực hiện và ADPL cũng được đề cập và có sự
phát triển nhất định như khái niệm (gồm định nghĩa, đặc điểm) thực hiện và
ADPL, các trường hợp cần ADPL, các giai đoạn của ADPL, kết quả của
ADPL (các quyết định áp dụng pháp luật), trong đó, các trường hợp cần
ADPL đã được cụ thể hơn do sự phát triển của đời sống xã hội với nhiều tình
huống phát sinh. Trong các giáo trình này, thực hiện pháp luật được tiếp cận
9
tương tự như Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa
Luật Đại học Quốc gia 2005 là “hoạt động có mục đích làm cho các quy định
của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của chủ
thể pháp luật” [35, tr 468]. Nhưng ADPL lại được định nghĩa một cách rất
đơn giản là “hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt
hóa các quy phạm pháp luật thành quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý cụ
thể, đối với các cá nhân, tổ chức trong các trường hợp cụ thể” [35, tr 409].
Nhà khoa học Nga....phân tích khái niệm áp dụng pháp luật rất rõ: Áp
dụng pháp luật (правоприменение)- một trong những hình thức thi hành pháp
luật là hoạt động mang tính quyền lực của các cơ quan nhà nước và người
được ủy quyền để đảm bảo việc thực thi pháp luật. Các dấu hiệu cơ bản của
áp dụng pháp luật: hoạt động được thực hiện bởi ý chí đơn phương của cơ
quan và cá nhân có thẩm quyền; Là một loại của hoạt động quản lý nhà nước ;
Là hoạt động có tổ chức, nghĩa là tổ chức thực hiện pháp luật trong một tình
huống cụ thể cho các cá nhân cụ thể; Hoạt động có tính thủ tục, nghĩa là, được
thực hiện theo các hình thức thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật;
Xác định đúng, nghĩa là chỉ định (cá nhân hóa) quy tắc hành vi chung (quy tắc
pháp luật) trực tiếp cho trường hợp này; Có tính quyền lực, nghĩa là, nó chỉ
được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền (ví dụ: các cơ quan chính phủ,
chính quyền địa phương); Được bảo đảm, nghĩa là đảm bảo việc thực hiện
quyền của bên thứ ba.
Áp dụng pháp luật có các giai đoạn sau: Xác định cơ sở thực tế của vụ
việc; Xác định cơ sở pháp lý của vụ việc; Quyết định xử lý vụ việc. Ở giai
đoạn đầu tiên, việc thu thập và phân tích tất cả các tài liệu thực tế đáng tin cậy
(thông tin có liên quan về mặt pháp lý) liên quan đến sự kiện pháp lý được
thực hiện để xác định sự thật khách quan trong trường hợp cụ thể. Ở giai đoạn
thứ hai, đánh giá pháp lý được đưa ra đối với tài liệu thực tế của vụ việc trên
10
cơ sở lựa chọn ngành luật liên quan và quy phạm pháp luật, giải thích văn bản
pháp luật. Ở giai đoạn thứ ba, một quyết định được đưa ra cho vụ việc (phải
hợp lý, hợp pháp, nhanh chóng, công bằng). Văn bản áp dụng luật là văn bản
cá biệt do một chủ thể được ủy quyền ban hành, quyết định đối một trường
hợp pháp lý cụ thể [89, tr. 24].
Về thực hiện pháp luật, Tạp chí Luật học có riêng một số dành cho
chuyên đề về thi hành pháp luật (Số chuyên đề Tháng 9- 2009). Đây là một tài
liệu bàn tương đối sâu về một số vấn đề về thực hiện pháp luật. Trong số
chuyên đề này, các chuyên đề bàn khá kỹ về các vấn đề lý luận như: Bàn về
khái niệm thi hành pháp luật của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồi [29], Hiệu quả thi
hành pháp luật của Tiến sĩ Nguyễn Minh Đoan [22], Các yếu tố bảo đảm thi
hành pháp luật của PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh [46], Các yếu tố ảnh hưởng
đến việc thi hành pháp luật của Bùi Xuân Phái [61], hay các vấn đề thực tiễn
thi hành pháp luật như: Bàn về phạm vi, nội dung theo dõi chung việc thi hành
pháp luật và trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong việc phối
hợp thực hiện nhiệm vụ theo dõi chung về thi hành pháp luật của Nguyễn
Quốc Việt [83], Hoạt động giám sát thi hành pháp luật của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam của Đỗ Duy Thường [75], Thực tiễn công tác theo dõi thi hành pháp
luật của Ủy ban nhân dân- Một số kiến nghị của Sở tư pháp Hà nội.
Bên cạnh đó, Tạp chí Tòa án nhân dân (kỳ II, Tháng 4-2012) có bài
Một số kiến nghị về quy định và áp dụng chế tài pháp luật ở Việt Nam hiện
nay của PGS. TS Nguyễn Minh Đoan, trong đó tác giả nhấn mạnh về ý nghĩa
của các biện pháp chế tài nói chung, nhận xét về chế tài pháp luật ở Việt Nam
và việc áp dụng chúng, đồng thời đưa ra một số kiến nghị có giá trị tham khảo
cao [23].
Về sách chuyên khảo, năm 2009, NXB Tư pháp đã phát hành cuốn
chuyên khảo "Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay- một số vấn đề lý luận
11
và trực tiễn" (chủ biên Nguyễn Thị Hồi). Chuyên khảo này có sự tham gia của
nhiều nhà khoa học về nhiều lĩnh vực khác nhau trong lĩnh vực luật học với
nhiều vấn đề nghiên cứu lý luận và thực tiễn chuyên sâu như: Khái niệm
ADPL, quy trình ADPL, quyết định ADPL, ADPL tương tự, ADPL trong lĩnh
vực hình sự, ADPL trong lĩnh vực dân sự, ADPL trong lĩnh vực hành chính,
ADPL trong lĩnh vực thương mại, trong lĩnh vực lao động, lĩnh vực thuế, hôn
nhân gia đình và ADPL nước ngoài… [30]. Trong tài liệu này, thực hiện pháp
luật được định nghĩa là “hành vi (hành động hoặc không hành động) hợp pháp
của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật” (30, tr.16). Đây là chuyên khảo
đáng tham khảo phục vụ tốt cho quá trình nghiên cứu đề tài.
Liên quan đến ADPL là vấn đề trách nhiệm pháp lý có cuốn Trách
nhiệm pháp lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy cơ
quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay (chủ biên Nguyễn Minh Đoan, NXB
Hồng Đức, 2013). Trong chuyên khảo này, vấn đề trách nhiệm đối với công
chức được đặt ra và giải quyết ở nhiều góc độ, trong đó có nói tới năng lực
giải quyết các vấn đề thực tiễn khi ADPL.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luậthtrangghlĩnguhvực
gi ahtuôngghđường bộ
Cuốn Một số vấn đề về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
đuờng bộ – NXB Chính trị quốc gia, (2002) với sự hợp tác của các tác giả
Trần Văn Luyện, Trần Sơn, Nguyễn Văn Chính [45].
Nghiên cứu quy hoạch tổng thể về an toàn giao thông đường bộ tại
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2020 là một trong những
nghiên cứu bài bản và toàn diện được thực hiện bởi chuyên gia cả trong nước
và nước ngoài, tài trợ bởi JICA, hoàn thành năm 2009 [55]. Nghiên cứu đã đề
cập đến nhiều vấn đề quan trọng hiện tại như chính sách và thể chế về an toàn
giao thông, cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống cấp phép lái xe, kiểm định
12
phương tiện giao thông vận tải và quản lý hoạt động vận tải, cưỡng chế, giáo
dục về an toàn giao thông, cấp cứu y tế. Trên cơ sở này, nghiên cứu đã đề xuất
6 nhóm giải pháp quan trọng để nâng cao an toàn giao thông, bao gồm phát
triển môi trường đường an toàn, lái xe an toàn và phương tiện an toàn, duy trì
trật tự đường bộ, phát triển giáo dục và tuyên truyền, hệ thống cấp cứu y tế và
trợ giúp nạn nhân tai nạn, thể chế và nguồn lực. Tuy nhiên, nghiên cứu này
chưa chỉ ra được đối tượng, phạm vi, lộ trình áp dụng, trong điều kiện hạn chế
về nguồn lực. Ngoài ra, do đối tượng khác nhau nên tác dụng, sự cần thiết của
các giải pháp cũng khác nhau, nếu không làm rõ được vấn đề này, các giải
pháp trên sẽ rơi vào tình trạng treo, tính khả thi thấp. Ngoài ra nghiên cứu này
hầu như chưa đưa ra được các giải pháp pháp lý, trong đó có hoạt động
ADPL, nhất là trong lĩnh vực trật tự giao thông đường bộ.
Các bài viết Các giải pháp đồng bộ về cơ sở hạ tầng nhằm tăng cường
an toàn giao thông đường bộ Việt Nam (Tạp chí Giao thông vận tải số
11/2014) và Những giải pháp đồng bộ về nhân tố con người nhằm nâng cao
an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam (tạp chí Giao thông vận tải, số
12/2014 của tác giả Nguyễn Ngọc Thạch [47, 36];
Tìm hiểu hoạt động của lực lượng Cảnh sát giao thông trong công tác
tổ chức điều khiển giao thông đường bộ, Chuyên đề An toàn giao thông - Tạp
chí Cảnh sát nhân dân, Số 2/2016 – Nghiên cứu này hướng tới các hoạt động
tổ chức điều khiển giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông có
khai thác sử dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học: khoa học về tổ
chức, về quản lý điều hành, về giao thông vận tải, về kỹ thuật an toàn giao
thông với các trang thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại, cơ khí hóa,
tự động hóa… nhằm góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, làm giảm
ùn tắc và tai nạn giao thông ở các đô thị và địa bàn giao thông trọng điểm nên
có ý nghĩa quan trọng trong công tác thực tiễn của lực lượng cảnh sát giao
13
thông cũng như ý nghĩa trên phương diện lý luận nghiệp vụ của cảnh sát giao
thông có liên quan đến hoạt động ADPL [76, tr17].
Nâng cao hiệu quả xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về xử
phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ của
lực lượng Cảnh sát giao thông - Chuyên đề An toàn giao thông - Số 4/2016,
Tạp chí Cảnh sát nhân dân [47] - Đây là một nghiên cứu chuyên đề xác định
cơ sở dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực trật tự an toan giao
thông đường bộ liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực
trật tự an toàn giao thông đường bộ - một hoạt động ADPL quan trọng trong
lĩnh vực trật tự an toàn giao thông. Kết quả nghiên cứu mang tính thực tiễn
cao, có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho việc xử lý vi phạm pháp luật khi áp
dụng Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 trong lĩnh vực trật tự an toàn
giao thông nên cũng là một tài liệu tham khảo tốt cho quá trình nghiên cứu đề
tài và có một số nội dung có thể tiếp tục nghiên cứu và phát triển được trong
luận án.
Các tác giả nước ngoài đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên
quan đến ADPL trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các
thành phố lớn.
Trong Bài viết của Vukan R. và Vuchik. "Hệ thống giao thông đô thị và
công nghệ" Inc., 2007 (Vukan R. Vuchik. Urban transit system and
technology. John Willey and sons. Inc., 2007) [87] các tác giả đã đề xuất các
biện pháp bảo đảm an toàn giao thông ở London trên cư sở áp dụng các thành
tựu của công nghệ. Đó là công nghệ thông tin kết nối, công nghệ định vị vệ
tinh và thông báo về tình trạng giao thông cho các phương tiện giao thông ở
các thành phố lớn nhằm tránh ùn tắc, rủi ro và tạo giao thông thông thoáng
khí các phương tiện giao thông được hướng dẫn kịp thời.
14
Chin Hoong Chor năm 1998 đã cho xuất bản cuốn Kế hoạch hóa vận
chuyển hành khách ở Singapore (Urban transport planning in singapore)[85]
Giao thông vận tải luôn đóng một vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế của Singapore hiện đại. Khi Sir Stamford Raffles đáp xuống
Singapore năm 1819, ý định thành lập một điểm giao dịch trên đảo là tạo điều
kiện thuận lợi giao thông giữa Trung Quốc và Anh và mở rộng lợi ích thương
mại của Anh trong quần đảo Malayan. Lịch sử hiện đại của Singapore bắt đầu
với tầm nhìn của Raffles để biến làng chài nhỏ thành một trung tâm thương
mại tuyệt vời và một cảng miễn phí. Trong vòng một vài năm sau khi ông
đến, Raffles đã đặt ra kế hoạch và nguyên tắc cho phát triển Singapore
thành “niềm tự hào về phương Đông” của ông. Với kế hoạch cẩn thận và
tầm nhìn xa vời của người sáng lập, Singapore nhanh chóng trở thành một
trong những các trung tâm giao thông và phân phối thu hút cả hai người
(người nhập cư và thương nhân) và hàng hóa từ các vùng lân cận cũng như
Viễn Đông và Trung Đông.
Trong những năm sau chiến tranh, Singapore phải đối mặt với những
vấn đề ghê gớm, đặc biệt nghiêm trọng thất nghiệp và thiếu nhà ở. Năm 1960,
dân số đã vượt quá 1,6 triệu và đến năm 1968, nó đã vượt mốc 2 triệu. Nhiệm
vụ cấp bách phải đối mặt với các nhà lãnh đạo đã giành được sự cai trị từ các
nhà cầm quyền thuộc địa vào năm 1959, để bắt tay vào một chương trình xây
dựng đường giao thông cho mọi người cũng như đặt ra một chương trình công
nghiệp hóa quy mô lớn để tạo việc làm cho dân chúng. Hơn nữa, để duy trì
những nỗ lực của công nghiệp hóa, các nhà lãnh đạo một cách khôn ngoan
thấy sự cần thiết phải giáo dục trẻ và đào tạo lực lượng lao động. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển là những vụ tai nạn giao thông liên tiếp xảy ra. Chính vì
lẽ đó, kế hoạch hóa phát triển giao thông cần phải gắn với những biện pháp
bảo đảm an toàn giao thông. Tác giả cho rằng, an toàn giao thông phải xây
15
dựng trên cơ sở vững chắc là pháp luật và tuân thủ pháp luật một cách nghiêm
ngặt. Việc thực hiện pháp luật được đặt ra trong mọi khâu của giao thông: xây
dựng mạng lưới giao thông, tổ chức giao thông, cải tiến kỹ thuật trong
phương tiện vận tải hành khách và đặc biệt là xử lý nghiêm tất cả các hành vi
vi phạm luật giao thông, tạo thành nếp sống của cư dân trong tuân thủ pháp
luật về giao thông.
Luận án tiến sĩ luật học của Boyko Grigory Vladimirovich "Phương
pháp tối ưu hóa cấu trúc vận tải để duy trì giao thông hành khách đô thị"
(Бойко Григорий Владимирович "Методика оптимизации структуры
транспорта для обслуживания городских пассажирских перевозок" [91]
đã nghiên cứu về an toàn trật tự giao thông trong vận tải hành khách trên địa
bàn thành phố Moskva. Trong luận án, tác giả đã phân tích phương pháp tiếp
cận tổ chức quá trình vận chuyển hành khách tại các thành phố của Liên bang
Nga, nghiên cứu thực trạng vận chuyển hành khách, chất lượng vận chuyển
hành khách, vận chuyển an toàn và môi trường sinh thái, các yếu tố ảnh
hưởng, điều kiện giao thông đường bộ ở các thành phố của Liên bang Nga.
Trong cuốn sách "Phân tích chính sách giao thông của Trung Quốc" (Mao, B.
and Chen, H. (2001) Sustainability analysis of Chinese transport policy.
International Journal of Sustainable Development and World Ecology, 8 (4).
[86, pp. 323-336]. Các tác giả Mao, B. and Chen, H. đã nghiên cứu tình trạng
giao thông ở các thành phố của Trung Quốc và đưa ra những kiến nghị về
chính sách giao thông đô thị. Theo các tác giả, trong khi nền kinh tế thế giới
được phát triển, cuộc sống và sự phát triển của con người đã bị đe dọa bởi sự
mất cân đối giữa môi trường và các khía cạnh sinh thái. Vì vậy, tính bền vững
ngày càng trở thành trọng tâm của các lĩnh vực xã hội khác nhau. Đối với hầu
hết các nước đang phát triển, một chiến lược tốt tính bền vững cho phát triển
xã hội có ý nghĩa lâu dài để giữ cho nền kinh tế mở rộng. Bài báo này đầu tiên
16
đánh giá khung khái niệm và đánh giá tình hình giao thông hiện tại của Trung
Quốc và nhu cầu tương lai của Trung Quốc.
Trong cuốn sách "Các tuyến giao thông nhanh trong xây dựng thành
phố" (Александер К.Э., Руднева Н. А. Скоростной рельсовый транспорт
в градостроительстве. - М.: Стройиздат, 1985. - 138 с) [90], tác giả
Aleksandr K. Je, Rudneva N. A đã phân tích hiệu quả của việc xây dựng các
tuyến đường chuyên chở hành khách nhanh trong nội đô các thành phố khi
thiết kế, tổ chức giao thông trong các thành phố lớn. Theo các tác giả, bên
cạnh các tuyến đường thông thường, cần phải xây dựng các tuyến đường ưu
tiên cho vận tải hành khách nhanh. Muốn vậy, việc bố trí đồng thời cho các
phương tiện khác cũng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh xung đột giao
thông gây ùn tắc và tai nạ giao thông.
Nghiên cứu của nhà khoa học Mikheyev Tatiana (Михеева Татьяна
Ивановна) Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học liên bang Nga được đánh giá năm
2007,
(Михеева
Т.И.
Структурно-параметрический
синтез
интеллектуальных транспортных систем/ Самара: Самар. науч. центр
РАН, 2008. 380 с) [92] (“Tổng hợp cấu trúc tham số của hệ thống điều khiển
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ”). Trong công trình này, tác giả đã đi sâu
phân tích các nội dung sau: Xác định khung lý thuyết và phương pháp luận
cho việc phân tích và mô hình hóa quá trình kết cấu hạ tầng giao thông
(HTGT), bao gồm cả việc giải thích chính thức, nguyên tắc cơ bản hợp lý vật lý và cách thức hình thành các nhiệm vụ để đảm bảo việc xây dựng mô
hình tích hợp của hệ thống điều khiển kết cấu HTGT đường bộ. Đồng thời mô
hình tổ chức cơ cấu chức năng của cơ sở HTGT vận tải, trình bày dựa trên các
khái niệm về thiết kế hướng đối tượng của lý thuyết đồ thị, công nghệ thông
tin địa lý (GIS), cho phép chúng ta xây dựng các biến thể hợp lý cấu trúc tĩnh
và động của các thành phần đối với hệ thống giao thông thông minh. Phương
17
pháp quản lý giao thông địa phương và phối hợp với di chuyển tự do, năng
lực của mạng lưới đường bộ làm giảm sự chậm trễ giao thông. Mô hình cung
cấp tổng hợp cấu trúc và tham số của hệ thống giao thông thông minh được
thiết kế để giải quyết vấn đề của hệ thống, bao gồm cả các tổ chức và xử lý
các nguồn tài nguyên thông tin không đồng nhất của máy tính hiện đại. Luận
án Tiến sĩ Luật học của Golovko Vladimir Vladimirovich, thành viên Viện
Hàn lâm khoa học liên bang Nga, đánh giá năm 2009, “Hoạt động hành chính
pháp lý của cơ quan quản lý đường bộ” (Административноюрисдикционная деятельность органов внутренних дел в области
дорожного движения, диссертация на соискание ученой степени
доктора юридических наук) [93]. Trong công trình này tác giả đã đi sâu
phân tích các nội dung sau: Khái niệm hiện đại của hoạt động hành chính và
pháp lý về các vấn đề nội bộ trong lĩnh vực giao thông cần được dựa trên
những ý tưởng cơ bản, theo đó một nhà nước dân chủ được thiết kế để đảm
bảo việc bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân. Thực hiện các
nguyên tắc dẫn đến cách tiếp cận mới với nội dung và thực hiện các hướng
dẫn thực hành quyền tài phán hành chính, sự bình đẳng của công dân và các
quan chức, quy định của pháp luật không thể tránh khỏi sự trừng phạt, sự thật
khách quan, từ đó dẫn đến sự phát triển của các khía cạnh mới của mối quan
hệ của các cơ quan thực thi pháp luật với người dân, đặc biệt là cán bộ CSGT
và các công dân như người sử dụng đường, dựa trên luật pháp liên bang được
cập nhật. Nghiên cứu các khái niệm, bản chất của nó là để đảm bảo rằng cần
cải thiện hơn nữa ATGT là không thể không có cải cách hoạt động của CSGT
và xác định rõ quyền hạn của họ; pháp luật điều chỉnh việc sử dụng các
phương tiện kỹ thuật để đảm bảo cảnh sát thực thi pháp luật giao thông, quản
lý giao thông, cũng như những thay đổi trong hệ thống đào tạo lái xe, áp dụng
chế tài hành chính. Hiện nay trong quá trình hành chính các hoạt động pháp lý
18
kiểm tra giao thông (STSI) nên làm nổi bật quan trọng nhất của các cơ sở hành
chính và pháp lý: đăng ký, kiểm tra, cấp giấy phép, an ninh thủ tục, hạn chế,
trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB thực thi; đề xuất, ứng
dụng và khiếu nại của công dân.
Ông cũng là tác giả của Giáo trình "Thanh tra giao thông đường bộ"
(Головко, Владимир Владимирович "Учебник инспектора ГИБДД".
(2007) [95]. Trong giáo trình này, tác giả đặc biệt quan tâm đến hoạt động
thực thi pháp luật của cảnh sát giao thông để đảm bảo an toàn giao thông
đường bộ trong trường hợp vi phạm hành chính giao thông đường bộ. Ông
cũng là tác giả của giáo trình "Chấp hành hình phạt hành chính, (2006)
(Исполнение административных наказаний. Учебное пособие) [94].
Trong giáo trình này, tác giả những vấn đề cấp bách của khoa học về luật
hành chính - giai đoạn thực hiện các quyết định về việc chỉ định xử phạt hành
chính. Một phân tích lý thuyết về giai đoạn thực hiện các thủ tục hành chính
được đưa ra. Các biện pháp chấp hành hình phạt hành chính chủ yếu trong
lĩnh vực vi phạm luật lệ giao thông đường bộ.
Trong các công trình của các nhà khoa học Nga nghiên cứu về trật tự an
toàn giao thông đường bộ còn phải kể đến Luận án Tiến sĩ Luật học của
Amel'chakov Igor' Filippovich "Cơ sở pháp lý và tổ chức bảo đảm an toàn
con người khi tham gia giao thông" (Правовые и организационные основы
обеспечения безопасности личности на объектах транспорта) [89]. Tác
giả luận án đã nghiên cứu toàn diện về vấn đề an ninh cá nhân khi tham gia
giao thông. Dựa trên tổng hợp kinh nghiệm trong và ngoài nước, tác giả đưa
ra các đề xuất để áp dụng trong thực tiễn của các cơ quan thuộc Bộ Công an.
Tác giả đã đề xuất khái niệm và giải thích bản chất của an ninh con người tại
các cơ sở giao thông; phân loại các yếu tố chính ảnh hưởng đến an ninh con
người tại các cơ sở giao thông. Luận án cũng đã phân tích tình trạng chung,
19