Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đánh giá tác động của rác thải điện tử đến môi trường, con người và kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.05 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
RÁC THẢI ĐIỆN TỬ ĐẾN MÔI TRƯỜNG,
CON NGƯỜI VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

VŨ THÙY DƯƠNG

NGUYỄN MINH
MSSV: 1909278

Ngày hoàn thành: Tháng 5/2019

MỤC LỤC


Mục lục..........................................................................................................1
Danh sách hình..............................................................................................2
Danh mục từ viết tắt.......................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................4
1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................5
1.2.1 Mục tiêu chung...............................................................................5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................5
1.3 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................6
1.3.1 Không gian.....................................................................................6


1.3.2 Thời gian........................................................................................6
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................6
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận....................................................................................7
2.1.1 Các khái niệm cơ bản.....................................................................7
2.1.1.1 Rác thải điện tử............................................................................7
2.1.1.2 Tiềm năng của rác thải điện tử.....................................................7
2.1.1.3 Tái chế rác thải điện tử................................................................7
2.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................8
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RÁC THẢI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM...........9
3.1 Thực trạng rác thải điện tử trên thế giới...................................................9
3.2 Thực trạng rác thải điện tử tại Việt Nam..................................................10
3.3 Tác động của rác thải điện tử...................................................................12
3.3.1 Môi trường và sức khỏe con người.................................................12
3.3.1.1 Môi trường không khí..................................................................13
3.3.1.2 Môi trường nước..........................................................................14
3.3.1.3 Môi trường đất.............................................................................14
3.3.2 Gây lãng phí về mặt kinh tế............................................................14
3.3.3 Nguy hại về an ninh thông tin.........................................................14
3.3.4 Lạm dụng lao động nghèo..............................................................15
3.4 Giải pháp..................................................................................................15
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................17
4.1 KẾT LUẬN.............................................................................................17
4.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................18
Tiếng Việt......................................................................................................18


DANH SÁCH HÌNH
Hìn

h
2.1
3.1

Tên hình

Trang

Trữ lượng vàng trong 1 tấn điện thoại di động
1 điểm thu gom rác thải điện tử ở phường Thành Công. Ba
Đình, Hà Nội

06
07


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UNEP

:

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc

CGFED

:

Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi
trường trong phát triển


E-WASTE :

Chất thải điện tử

CTĐT

Chất thải điện tử

:


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển, mức sống ngày càng nâng cao nhưng chưa
có chiến lược phát triển bền vững khiến cho môi trường đang bị hủy hoại nặng
nề. Nếu con người cứ mặc cho sự phát triển kinh tế mà không quan tâm đến
phát triển bền vững, thế hệ tương lai chắc chắn sẽ là những người trực tiếp
chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Cuộc sống hiện đại kéo theo công nghệ phát triển, việc một người sở
hữu một đến hai điện thoại di động, laptop là chuyện bình thường; sở hữu
nhiều thiết bị điện tử cùng một lúc là chuyện đương nhiên phải có. Con người
xem đó là đẳng cấp, là tiện dụng, là phụ thuộc… Khi sử dụng họ thẳng tay vứt
đi những thiết bị đó, không quá quan tâm đến những thứ “rác” mà họ vứt sẽ đi
về đâu, sẽ như thế nào, cũng không quá quan tâm nó có ảnh hưởng đến tương
lai họ hay không? Chỉ đơn giản cho rằng không ảnh hưởng cuộc sống hiện tại
của họ là đủ.
Đi kèm với công nghệ ngày càng phát triển, vòng đời của vật dụng
cũng trở nên ngắn hơn. Đây là nguyên nhân góp phần vào cuộc khủng hoảng
rác thải điện tử đang diễn ra.

Chất thải điện tử hiện là một trong những loại chất thải rắn phát triển
nhanh nhất ở các đô thị tại các nước trên thế giới. Mặc dù hầu như tất cả các
loại chất thải điện tử đều có thể tái chế, song tỷ lệ tái chế là không cao. Theo
thống kê, mỗi năm ở Việt Nam thải ra môi trường hàng trăm nghìn tấn rác thải
điện tử các loại (Phương Thảo, 2019) và việc xử lý rác thải điện tử vẫn đang là
vấn đề đau đầu.
Với sự phát triển của ngành công nghệ chóng mặt như hiện nay thì rác
điện tử đang có tốc độ tăng nhanh gấp 3 lần so với các loại rác thải khác
(Phương Thảo, 2019). Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người như các bệnh ung thư, đường hô hấp, tim mạch và thần kinh. Ở Việt
Nam, rác thải điện tử còn được quan tâm bởi cơ sở hạ tầng hạn chế đối với
việc tái chế và xử lý loại chất thải này, cũng như sự phân biệt còn mơ hồ giữa
một dạng chất thải nguy hại và một dạng tài nguyên đô thị điển hình.
Hiện rác thải điện tử ở Việt Nam đang rất báo động, dòng chảy của rác
thải điện tử đi từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển trong đó có
Việt Nam qua đường hợp pháp là các công ty được phép tạm nhập tái xuất,
nhập khẩu hàng điện tử cũ, đường không hợp pháp là qua các cửa khẩu chính
ngạch (lợi dụng sơ hở của hải quan) và đường tiểu ngạch (buôn lậu xuyên biên
giới), rác thải điện tử nội sinh như thiết bị điện tử hết hạn sử dụng.


Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP),
trong rác thải điện tử có chứa hơn 1.000 hợp chất khác nhau, chủ yếu là thành
phần kim loại nặng, kim loại quý, các chất hữu cơ cao phân tử khác… trong
đó có chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
Ngoài ra, chất độc có trong đồ điện tử cũ khi bị phát tán ra môi trường
sẽ khó có thể nhận biết, dễ gây tâm lý chủ quan với những tác hại mà các chất
độc này có thể gây ra, những hóa chất này tiềm ẩn nguy cơ gây ra các chứng
bệnh rất khó chữa trị và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người như bệnh

ung thư, bệnh về đường hô hấp, bệnh tim mạch và thần kinh.
Ngoài các nguy cơ đối với môi trường, rác thải điện tử cũng tạo ra mối
đe doạ về an ninh thông tin đối với cá nhân và tổ chức. Nếu một ổ cứng không
được xoá đi đúng cách trước khi bị bỏ đi, nó có thể bị xâm nhập và lấy đi các
thông tin nhạy cảm. Số thẻ tín dụng, dữ liệu tài chính và thông tin tài khoản có
thể bị lấy đi theo cách này. Có hàng loạt tội phạm có tổ chức ở Ghana chuyên
khai thác thông tin mật từ các ổ đĩa máy tính bị vứt bỏ (Phương Thảo, 2019).
Gần đây nhất vào ngày 03/12/2018 tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu
Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED) và mạng lưới Ban
Toxics-châu Á Thái Bình Dương tổ chức Hội thảo “Bổ sung lệnh cấm xuất
khẩu các chất thải độc hại xuyên biên giới theo Công ước Basel – Kinh
nghiệm một số nước.”
Hội thảo giúp các đại biểu tham dự cùng tìm hiểu về bổ sung lệnh cấm,
kinh nghiệm của một số nước (Thụy Sĩ và Indonesia) đã phê chuẩn sửa đổi bổ
sung lệnh cấm xuất khẩu theo Công ước Basel; thách thức Philippines phải đối
mặt khi tham gia phê chuẩn bổ sung lệnh cấm; thảo luận về những lợi ích và
thách thức nếu Việt Nam phê chuẩn bổ sung lệnh cấm xuất khẩu theo Công
ước Basel.
Để phân tích rõ hơn tác động của rác thải điện tử, tôi đã chọn đề tài
“Đánh giá tác động của rác thải điện tử đến môi trường, con người và
kinh tế xã hội”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của rác thải điện tử đến môi trường, sức khỏe con
người và kinh tế xã hội. Từ đó đề xuất biện pháp hiệu quả để giảm thiểu lượng
rác thải điện tử ra môi trường tự nhiên, hạn chế tác hại của rác thải điện tử đến
sức khỏe con người và kinh tế xã hội.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng rác thải điện tử ở Việt Nam.



- Đánh giá các tác động của rác thải điện tử đến môi trường.
- Đánh giá các tác động của rác thải điện tử đến sức khỏe con người.
- Đánh giá các tác động của rác thải điện tử đến sự phát triển kinh tế xã
hội.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu lượng rác thải điện tử ra môi trường
tự nhiên và giảm tác hại của rác thải điện tử đến con người.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian: Việt Nam.
1.3.2 Thời gian: Tháng 05/2019.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Rác thải điện tử.


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Rác thải điện tử (E-Waste)
Theo Phương Thảo, 2019 “Rác thải điện tử là một nhóm chất thải đặc
thù phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình và các văn phòng, công sở… Đó là các
thiết bị điện tử gia dụng bị hỏng không còn khả năng phục hồi hoặc không còn
được sử dụng bởi lỗi mốt”
Theo Nguyễn Thanh Huyền, 2019 “Rác thải điện tử là những sản phẩm
điện hoặc điện tử ở vòng đời cuối như hư hỏng, lỗi thời... và những loại rác
này có thể đem tái chế được như đầu đĩa DVD, máy in, tivi, điện
thoại, laptop...”
Đồ điện tử cũ hay thường được biết đến với tên gọi chất thải điện tử (Ewaste), hiểu đơn giản là các thiết bị điện, điện tử cũ, hỏng, lỗi thời bị người
tiêu dùng thải loại sau một thời gian sử dụng. Theo thống kê của Chương trình
Môi trường Liên hợp quốc, trong rác thải điện tử có chứa hơn 1000 các hợp
chất khác nhau, trong số đó có nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Định nghĩa hoàn chỉnh nhất cho rác thải điện tử là bất kỳ thiết bị bỏ đi,
vẫn còn hoạt động, được kết nối với nguồn điện (dây nguồn hoặc pin). Nó
cũng bao gồm thiết bị tạo ra điện năng như tấm pin năng lượng mặt trời. Đó là
rất nhiều thiết bị mà bạn thậm chí còn không nhớ về sự tồn tại của nó ngay
trong nhà. Con số thống kê chính xác các thiết bị điện tử trung bình trong một
hộ gia đình là 80 chiếc, nhưng khi bạn nói với mọi người chắc sẽ chẳng có ai
tin vào điều này (Việt Anh, 2019).
2.1.1.2 Tiềm năng của rác thải điện tử
Rác thải điện điện tử (E-waste) có giá trị lớn hơn nhiều những chiếc
điện thoại và laptop bỏ đi. Theo nghiên cứu của công ty Sofies (Anh), cứ mỗi
tấn điện thoại di động phế thải chứa một lượng vàng lớn gấp 80 lần so với khai
thác trực tiếp từ lòng đất, nghĩa là những chiếc smartphone, laptop hay console
có tiềm năng tái chế vô cùng lớn (Việt Anh, 2018).
2.1.1.3 Tái chế rác thải điện tử
Tái chế rác thải điện tử không phải là ý tưởng mới. The Verge cho biết
tại Mỹ, người ta dùng khái niệm “khai thác đô thị” (urban mining) để gọi
chung cho quy trình tái chế rác thải nói chung, trong đó có rác thải điện tử.
Lượng vàng được gia công trên các linh kiện của 1 chiếc điện thoại di
động thì có thể chẳng đáng là bao nhưng trong 1 tấn điện thoại di dộng thì


chứa tới 350 gram vàng. Đó là con số cao gấp 80 lần trong lượng vàng có thể
khai thác dưới lòng đất (Việt Anh, 2018).

Hình 2.1 Trữ lượng vàng trong 1 tấn điện thoại di động gấp 80 lần so với khai
thác trực tiếp từ thiên nhiên (Việt Anh, 2018)
Khai thác vàng từ rác thải điện tử hiệu quả hơn nhiều so với với bòn rút
từ thiên nhiên, tất nhiên chỉ khi rác thải điện tử được tập kết tại một địa điểm.
Quá trình tái chế từ rác thải điện tử có thể thu được nhiều vật liệu khác

nhau: sắt, đồng, nhôm, nhựa... Số lượng vật liệu quý như vàng, bạc, bạch kim,
palladium, iridi bên trong thực sự rất ít. Vài năm gần đây, các nhà sản xuất có
xu hướng sử dụng những kim loại hiếm khác như lithium, coban.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần lớn dữ liệu thứ cấp mà đề tài sử dụng có nguồn từ những bài báo,
tạp chí, bài nghiên cứu, luận án, luận văn của các nhà nghiên cứu có liên quan
đến chất thải nhựa được đăng tải trên Internet. Chính vì thế, để đảm bảo tính
chính xác của số liệu, tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,
đối chiếu, sử dụng những website đáng tin cậy để lựa chọn và lọc ra những dữ
liệu có tính chính xác cao nhất.


CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG RÁC THẢI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
3.1 THỰC TRẠNG RÁC THẢI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI
Tình trạng rác thải điện tử ngày càng gia tăng đang là vấn đề nan giải
tại nhiều quốc gia trên thế giới. Việc thu gom, tái chế, xử lý rác thải điện tử
không đúng cách sẽ gây ra những hiểm họa cho môi trường và sức khỏe con
người.
Trong năm 2014, khoảng 41,8 triệu tấn chất thải điện tử đã được tạo ra
trên toàn thế giới, trong đó có 12,8 triệu tấn thiết bị nhỏ, 11,8 triệu tấn thiết bị
lớn, 7 triệu tấn thiết bị trao đổi nhiệt độ (thiết bị đóng băng và làm mát), 6,3
triệu tấn màn hình và các thiết bị hiển thị, 3 triệu tấn thiết bị công nghệ thông
tin nhỏ và 1 triệu tấn đèn. Lượng chất thải điện tử trên toàn thế giới ước tính
có thể đạt mức cao kỷ lục 49,8 triệu tấn trong năm 2018, với mức tăng trưởng
hàng năm là 4-5% (Phương Nga, 2019).
Trong số 41,8 triệu tấn chất thải điện tử được thống kê nêu trên, chỉ tính
riêng một mình nước Mỹ con số này đã là 11,7 triệu tấn, trong khi trong cả
năm 2014 chỉ có khoảng 6,5 triệu tấn được xử lý bằng hệ thống thu gom đồ
điện tử quốc gia. Số liệu cho các năm 2015 và 2016 hiện vẫn chưa được công

bố (Phương Nga, 2019).
Trung bình một người Mỹ sử dụng một chiếc điện thoại di động trước
khi thay mới là 18 tháng. Với máy giặt nhiều khả năng sẽ bị vứt bỏ tại
các trung tâm tái chế trong dưới 3 năm (Trung tâm tin tức VTV24, 2019). Con
số miêu tả việc sử dụng và việc tái chế rác thải điện tử có chêch lệch cực lớn.
Hiện chỉ 40% rác thải điện tử được tái chế, 60% còn lại kết thúc ở các bãi
chôn lấp rác thải. Trong năm 2018, dự kiến lượng rác thải điện tử trên toàn cầu
sẽ đạt gần 50 triệu tấn, chưa dừng lại ở đó, con số này dự kiến sẽ tăng 45%/năm (Trung tâm tin tức VTV24, 2019). Tuy nhiên, không có nhiều quốc
gia được trang bị tốt để xử lý, tái chế số rác thải điện tử độc hại này.
Tại các nước châu Âu, việc quản lý, tái chế chất thải điện tử (CTĐT)
được triển khai nghiêm ngặt, giám sát chặt chẽ và thực hiện trong các nhà
máy. Đặc biệt, các nước không tái chế nhựa từ CTĐT để tránh nguy cơ phát
thải furan và dioxin ra môi trường. Một số quốc gia không tái chế CTĐT trong
nước, mà xuất khẩu bất hợp pháp sang các quốc gia đang phát triển, làm cho
các quốc gia này trở thành điểm tập kết rác thải điện tử. Theo kết quả thanh tra
tại 18 cảng biển của châu Âu trong năm 2005, khoảng 47% lượng CTĐT được
xuất khẩu là bất hợp pháp. Chỉ tính riêng ở Mỹ, trong năm 2009, đã có 2,37
triệu tấn CTĐT bị thải loại, trong đó, khoảng 50 - 80% CTĐT được thu gom
và đem đến các bãi rác để tái chế, hoặc xuất khẩu sang các nước đang phát


triển (Hoàng Dương, 2016) - nơi mà CTĐT có thể không được xử lý một cách
phù hợp, gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe của công nhân, người lao
động.
Các chính sách xử lý rác thải ở các nơi trên thế giới là khác nhau. Điển
hình là tại Mỹ, hệ thống sẽ khác nhau tùy thuộc vào địa điểm bạn sinh sống.
Nếu mua một chiếc máy tính tại bang California, bạn sẽ phải trả thêm một
khoản tiền nho nhỏ (cỡ 2-3 USD), số tiền này sẽ được chuyển vào quỹ dành
cho dịch tái chế và thu gom rác thải. Còn tại Châu Âu, các nhà sản xuất trả
tiền cho việc thu thập và tái chế những sản phẩm cũ do chính họ tạo ra. Nếu

bạn có một chiếc máy tính xách tay cũ, bạn có thể đổi trả tại cửa hàng hoặc
các điểm thu gom rác thải điện tử tại địa phương (Việt Anh, 2018).
Mặc dù việc xuất khẩu CTĐT sang nước khác là vi phạm quy định
của Công ước Basel về kiểm soát, vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên
giới và điều này bị cấm tại nhiều quốc gia, nhưng ở Mỹ lại được xem là hợp
pháp, vì Mỹ chưa tham gia vào Công ước Basel. Phần lớn, loại rác thải điện tử
được xuất khẩu sang những quốc gia đang phát triển dưới dạng đồ cũ để bán
lại hoặc tái chế. Tại các nước như Trung Quốc, Nigêria, quy trình tái chế
CTĐT tại các bãi rác được thực hiện rất thô sơ, đơn giản, chủ yếu làm bằng
tay và do trẻ em thực hiện. Việc tái chế CTĐT được tiến hành trái phép, nhằm
trích xuất kim loại có giá trị trong chất thải và sau đó, đốt các phần còn lại,
tiềm ẩn nhiều rủi ro cho môi trường và sức khỏe cộng đồng (Hoàng Dương,
2016).
3.2 THỰC TRẠNG RÁC THẢI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
Nằm trong danh mục các chất thải nguy hại, nhưng thời gian qua, rác
thải điện tử vẫn chưa được coi trọng phân loại, xử lý. Đây thực sự là nguy cơ
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Những năm gần đây, với sự xuất hiện ngày càng nhiều thiết bị điện,
điện tử trên thị trường nên lượng rác thải điện tử cũng ngày càng lớn. Theo số
liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ, trung bình mỗi năm, lượng rác thải điện
tử ở Việt Nam khoảng 90.000 tấn (Minh Hải, 2018), chủ yếu phát sinh từ hộ
gia đình (đồ gia dụng điện tử), văn phòng (máy tính, máy photocopy, máy
fax...), các bộ sản phẩm điện tử lỗi và các thiết bị thải được nhập khẩu bất hợp
pháp. Do chứa nhiều vật liệu có giá trị, loại rác thải điện tử này phải được
quản lý đặc biệt để tái chế. Tuy nhiên, việc tái chế rác thải điện tử ở nhiều nơi
mới dừng ở khâu tháo dỡ, phân loại một cách thủ công, gây nguy hại không
nhỏ đến sức khỏe và ô nhiễm môi trường.
Hiện rác thải điện tử ở Việt Nam đang rất báo động, dòng chảy của rác
thải điện tử đi từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển trong đó có
Việt Nam qua đường hợp pháp là các công ty được phép tạm nhập tái xuất,



nhập khẩu hàng điện tử cũ…, đường không hợp pháp là qua các cửa khẩu
chính ngạch (lợi dụng sơ hở của hải quan) và đường tiểu ngạch (buôn lậu
xuyên biên giới), rác thải điện tử nội sinh như thiết bị điện tử hết hạn sử dụng.
Thống kê từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, trung bình mỗi năm, lượng
rác thải điện tử ở Việt Nam tăng khoảng 90 ngàn tấn (Vũ Hoàng, 2017).
Rác thải điện tử nhiều là thế nhưng việc thu gom và tái chê vẫn còn rất
đơn sơ. Người dân hầu như không có trang bị bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp với
phế liệu. Nhiều người dân làm nghề thu gom, phân loại phế liệu điện tử trả lời
với nhận thức khá đơn giản: “Chúng tôi có đeo khẩu trang khi tách lấy đồng,
nhôm, sắt, nhựa... từ phế liệu điện tử để đem bán, phần còn lại đem đốt, hoặc
bỏ ra bãi rác” (Minh Hải, 2018).
Thực trạng trên cũng diễn ra ở nhiều địa phương. Theo ông Hoàng
Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và
Môi trường: Hiện nay, các làng nghề thực hiện việc phân loại, tái chế rác thải
điện tử rất thô sơ, chủ yếu làm thủ công, với các thiết bị cũ kỹ, lạc hậu.
Thấy rõ sự nguy hại của rác thải điện tử, cơ quan chức năng ở nhiều địa
phương đã triển khai các biện pháp xử lý. Tuy nhiên, sự bất hợp tác của người
dân khiến các dự án đưa ra đều chưa mang lại hiệu quả tích cực. Ví như điểm
thu mua rác thải điện tử được đặt tại địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) dường
như không mấy ai quan tâm. Điểm thu mua rác thải điện tử ở phường Thành
Công, quận Đống Đa, TP Hà Nội cũng trong tình trạng tương tự.
Theo thống kê của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, nước ta
hiện có hơn 10 cơ sở được cấp phép xử lý chất thải điện tử, công suất 0,5-3
tấn/ngày. Còn các cơ sở không chính quy (như các làng nghề) sử dụng công
nghệ cũ, thiết bị lạc hậu, gây tác hại đến môi trường; chất lượng sản phẩm và
lượng nguyên liệu thu hồi thấp (Minh Hải, 2018). Cũng theo các nhà khoa học
của viện, việc áp dụng công nghệ tái chế không mấy khó khăn, vấn đề là ở
khâu đầu vào. Hiện nay, chúng ta chưa có hệ thống quản lý để kiểm soát được

một lượng lớn chất thải điện tử và thu hồi vật liệu có giá trị. Việc thu gom rác
thải điện tử được thực hiện chủ yếu bởi cá nhân làm nghề thu mua phế liệu,
các cửa hàng tư nhân, càng khiến cơ quan chức năng khó kiểm soát rác thải
điện tử và nguồn rác thải không tập trung.
Một chiến dịch khác đã bắt đầu triển khai vào đầu năm - Dự án thí điểm
thu hồi và xử lý sản phẩm điện - điện tử thải bỏ (Dự án WEEE) có tên là "Việt
Nam tái chế". Dự án được khởi xướng bởi các nhà sản xuất thiết bị điện - điện
tử nhằm thu hồi miễn phí các thiết bị đã qua sử dụng hoặc bị hỏng để bảo đảm
việc tái chế an toàn và thân thiện với môi trường. Tất cả các thiết bị đã qua sử
dụng hoặc bị lỗi sẽ được thu gom một cách an toàn và xử lý một cách chuyên
nghiệp nhằm đạt được tỉ lệ thu hồi tối đa tài nguyên tự nhiên và đảm bảo việc


xử lý rác chuyên nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội đã thiết lập được 5
điểm thu gom các loại rác thải điện tử. Tuy nhiên cho đến nay, việc thu gom
này vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Một trong những
điểm thu gom của Chương trình được đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường
Thành Công. Tuy nhiên, số lượng đồ phế thải điện tử mà người dân trong khu
vực mang tới điểm thu gom chỉ là lèo tèo vài cục pin đã sử dụng hoặc một, hai
vật dụng điện tử khác.
Ông Ngô Ngọc Lâm - Phó chủ tịch UBND phường Thành Công cho
biết: “Chúng tôi khuyến khích người dân mang những đồ điện tử đã hỏng hóc
tới đây để giao nộp cho đơn vị thu gom. Đây là việc làm hết sức cần thiết
nhằm bảo vệ môi trường”. Cũng theo ông Ngô Ngọc Lâm, nhận thức của
người dân về sự nguy hại từ những thiết bị điện tử cũ, hỏng vẫn còn hạn chế,
dẫn đến tình trạng những gia đình mang đồ điện tử cũ, hỏng đến điểm thu gom
chưa nhiều. Một lý do khác, thay vì việc phải mang vác những chiếc tivi, nồi
cơm điện hay một đồ điện tử cũ nào đó tới tận tận điểm thu gom thì người dân
còn có thể bán cho những người đi thu mua đồ cũ tới tận nhà hỏi mua, như vậy
sẽ không mất công mà người dân còn được thêm chút tiền từ việc bán đồ.


Hình 3.1 Một điểm thu gom rác thải điện tử ở phường Thành Công, Ba Đình,
Hà Nội
3.3 TÁC ĐỘNG CỦA RÁC THẢI ĐIỆN TỬ ĐẾN MÔI TRƯỜNG, CON
NGƯỜI VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
3.3.1 Tác động đến môi trường và sức khỏe con người


Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP),
trong rác thải điện tử có chứa hơn 1.000 hợp chất khác nhau, chủ yếu là thành
phần kim loại nặng, kim loại quý, các chất hữu cơ cao phân tử khác… trong
đó có chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
Tình hình chung của thế giới là chưa có biện pháp xử lý chất thải điện
tử một cách tối ưu. Hiện nay còn nhiều nhà máy xử lý rác điện tử còn thô sơ,
không được vận hành một cách an toàn. Đốt cháy rác thải điện tử một cách
bừa bãi, làm khí đốt độc hại lẫn vào không khí gây ô nhiễm không khí, trong
đó có cả chất thải dioxin rất dễ gây ra quái thai, dị tật đối với thai nhi.
Ở Việt Nam, các vựa ve chai thường thu mua loại rác này và họ tự tháo
gỡ những bộ phận bên trong để bán lại. Chính vì sự vô tình này đã làm các
chất độc hại bám vào đất và tích tụ dần thẩm thấu vào nguồn nước ngầm.
Không chỉ vậy, tay chân họ cũng dính những chất kim loại nặng đó,
mặc dù rửa với xà bông nhưng nó vẫn sẽ còn bám lại và dễ gây bệnh cho họ
về đường hô hấp, thậm chí ưng thư, suy giảm nhận thức...
Chất độc có trong đồ điện tử cũ khi bị phát tán ra môi trường sẽ khó có
thể nhận biết, dễ gây tâm lý chủ quan với những tác hại mà các chất độc này
có thể gây ra, những hóa chất này tiềm ẩn nguy cơ gây ra các chứng bệnh rất
khó chữa trị và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người như bệnh ung thư,
bệnh về đường hô hấp, bệnh tim mạch và thần kinh…
Những rác điện tử như điện thoại, tủ lạnh... nhìn bề ngoài thì hoàn toàn

thấy vô hại nhưng những chất cấu tạo nên nó mới thực sự độc hại. Những loại
rác này thường được tạo bởi những kim loại nặng, những hợp chất hóa học dễ
xâm nhập vào đất và nước.
Rác thải điện tử là tivi, camera, màn hình máy tính thường có ống tia
cực âm bên trong, ống chứa những chất như chì và baric dễ ngấm vào đất
và nước ngầm nơi tái chế, chẳng những ảnh hưởng đến môi trường mà còn tác
động xấu đến hệ sinh thái, làm cho thảm thực vật tại nơi đó bị chết dần chết
mòn, đất bị nhiễm độc, người hoặc động vật sử dụng sẽ bị nhiễm độc, dễ gây
các bệnh khó chữa trị.
3.3.1.1 Môi trường không khí
Nhiều nhà máy xử lý rác thải điện tử thô sơ không được vận hành một
cách an toàn. Ví dụ, một số nhà buôn bán rác thải điện tử đốt cháy các dây cáp
máy tính hở để thu về kim loại đồng ở bên trong – một loại hàng hoá có giá trị.
Việc đốt cháy ngoài trời sẽ giải phóng hydrocarbon vào không khí, trong khi
quy trình hoá học để bóc tách lấy vàng từ con chip máy tính bọc vàng sẽ dẫn
đến việc tạo ra các chất thải dioxin và kim loại nặng. Một nghiên cứu gần đây
về tác động môi trường của bãi rác điện tử lớn nhất thế giới Guiyu tại Trung


Quốc cho hay, chất dioxin trong không khí đã tăng đột biến gấp 100 lần so với
bình thường trước đây (Cẩm Thịnh, 2016).


3.3.1.2 Môi trường nước
Ống tia âm cực, thường được tìm thấy trong các TV, camera video và
màn hình máy tính cũ trong tình trạng gãy vỡ, và vỏ bọc đã bị phá huỷ. “Nội
thất” bên trong lớp vỏ bọc, như chì và baric có thể rò rỉ vào đất và nước ngầm
mà người dân đang sinh sống và sử dụng. Điều này không chỉ nguy hiểm cho
người uống và tắm bằng nguồn nước này mà còn cho cả nhiều loại động thực
vật sinh sống dựa vào nguồn nước đó. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới

WB, con người sẽ thải ra môi trường hơn 11 triệu tấn chất thải rắn mỗi ngày
vào năm 2100 (Cẩm Thịnh, 2016).
3.3.1.3 Môi trường đất
Nghiên cứu chỉ ra rằng, 45 triệu người vùng đồng bằng Châu Giang,
Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ dòng gió mang các hạt độc hại reo rắc xuống
đất trồng của vùng đồng bằng rộng lớn này, từ đó qua các sản phẩm nông
nghiệp theo vào cơ thể người (Cẩm Thịnh, 2016).
3.3.2 Gây lãng phí về mặt kinh tế
EPA tiết lộ rằng sẽ có khoảng 9.071,85 kg đồng, 9,071 kg palladium,
249,48 kg bạc và 22,68 kg vàng được phục hồi nếu chúng ta tái chế 1 triệu
chiếc điện thoại di động (Phương Nga, 2019)
Theo một nghiên cứu do Hiệp hội Điện tử Tiêu dùng (CEA) thực hiện,
trong năm 2012, một hộ gia đình trung bình ở Mỹ đã đầu tư 1.312 USD để
mua sắm thiết bị điện tử tiêu dùng. Cuộc khảo sát của CEA cho thấy trung
bình mỗi gia đình tại Mỹ sở hữu 24 sản phẩm điện tử tiêu dùng riêng biệt và
trong năm 2012, điện thoại thông minh và máy tính bảng chính là hai nhân tố
giúp đẩy doanh số bán thiết bị điện tử tiêu dùng hàng năm trên toàn cầu lên
mức hơn 206 tỷ USD.
Công ty nghiên cứu thị trường iSupply cũng cho biết vào năm 2010 và
2011, có khoảng 1,56 tỷ và 1,6 tỷ thiết bị điện tử tiêu dùng đã được đặt mua
trên toàn cầu. Quá trình sản xuất một chiếc máy tính cùng với màn hình của nó
cần ít nhất 1,5 tấn nước, 21,77 kg hóa chất và 240,4 kg nhiên liệu hóa thạch.
So với việc xử lý tại các bãi chôn lấp hoặc trong lò đốt, việc tái sử dụng hoặc
tái chế máy tính có thể tạo thêm 296 việc làm mỗi năm cho mỗi 10.000 tấn
chất thải máy tính được xử lý. Việc tái chế 1 triệu máy tính xách tay có thể tiết
kiệm đủ năng lượng để vận hành 3.657 căn nhà ở Mỹ trong vòng một năm.
Trong khi đó, trong những chiếc điện thoại di động có chứa một lượng kim
loại quý rất cao như bạc và vàng. Điều đó có nghĩa là người Mỹ hiện đang vứt
bỏ khoảng 60 triệu USD giá trị tương đương bạc và vàng mỗi năm (Phương
Nga, 2019).

3.3.3 Nguy hại về an ninh thông tin


Ngoài các nguy cơ đối với môi trường, rác thải điện tử cũng tạo ra mối
đe doạ về an ninh thông tin đối với cá nhân và tổ chức. Nếu một ổ cứng không
được xoá đi đúng cách trước khi bị bỏ đi, nó có thể bị xâm nhập và lấy đi các
thông tin nhạy cảm. Số thẻ tín dụng, dữ liệu tài chính và thông tin tài khoản có
thể bị lấy đi theo cách này. Có hàng loạt tội phạm có tổ chức ở Ghana chuyên
khai thác thông tin mật từ các ổ đĩa máy tính bị vứt bỏ.
3.3.4 Lạm dụng người lao động nghèo
Theo một báo cáo chính thức, có khoảng 29,8 triệu người trên thế giới
hiện vẫn sống như nô lệ. Rất nhiều người tự đưa mình vào các công việc vất
vả và nguy hiểm với mức lương vô nghĩa, bởi đó là công việc duy nhất dành
cho họ. Và bởi 90% số rác thải điện tử là bị buôn bán trái phép, nên ngày càng
có nhiều kẻ trên thế giới khai thác người lao động nghèo qua các công việc xử
lý và bóc tách rác thải điện tử (Cẩm Thịnh, 2016). Những người lao động này
không có quyền con người, bị phơi nhiễm chất độc hại hàng ngày. Một số
trong đó bị ép buộc làm việc nhiều giờ, càng khiến họ bị đe doạ trước các
nguy cơ sức khoẻ nhiều hơn.
3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU LƯỢNG RÁC THẢI NHỰA,
GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
CON NGƯỜI
- Nâng cao ý thức người dân, tăng cường tuyên truyền về tác hại và lợi
ích của việc giảm thiểu rác thải điện tử cho người dân nắm rõ.
- Mang rác đến những địa điểm chuyên thu mua rác thải công nghiệp.
Rác thải điện tử nguy hiểm là thế, chính vì vậy không nên tái chế, đốt, xử lý
một cách bừa bãi, không đúng quy định. Rác thải điện tử phải được phân loại
và phải được xử lý đúng quy trình.
- Sử dụng máy lọc nước lọc sạch những kim loại nặng chứa trong nước.
Hiện nay, thì không nhiều gia đình sử dụng nguồn nước ngầm thay vào đó là

sử dụng nước máy, tuy nhiên nếu cứ tiếp tục xả rác thì không những nguồn
nước ngầm mà cả nguồn nước biển, nước sông cũng chứa đầy kim loại nặng.
Nước máy cũng không thể khử sạch hoàn toàn kim loại nặng chứa trong đó.
Biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bạn và gia đình là bạn nên sử dụng máy
lọc nước để lọc sạch các kim loại nặng, đảm bảo gia đình bạn có nguồn nước
uống sạch, an toàn cho sức khỏe.
- Tái chế rác thải điện tử nhằm tiết kiệm nguyên liệu, Tái chế có thể tạo
ra việc làm và quá trình tái chế được thực hiện đúng cách có thể tạo ra lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Một cách tốt nhất để giữ môi trường luôn sạch là giữ


tài nguyên trong vòng lặp, đồng thời điều này cũng mang lại lợi ích cho xã
hội.
Hành động tồi tệ nhất mà chúng ta từng làm là mua thiết bị điện tử mới
và cất giữ thiết bị cũ trong ngăn kéo. Hành động vô tâm đó có thể khiến chúng
ta phải đối mặt với khủng hoảng về chuỗi cung ứng hạn chế trong tương lai.
Ngoài ra việc tái chế rác thải điện tử còn có thể thu hoạch được kim
loại quý hiếm như vàng, bạc, đồng lithium, coban…(Việt Anh, 2018)
- Sửa chữa thiết bị cũ thay vì mua mới luôn là cách để bảo vệ môi
trường. Từ góc độ môi trường, sẽ tốt hơn nếu bạn không nâng cấp thiết bị quá
sớm, đồng thời nhà sản xuất sẽ không cần khai thác vật liệu tự nhiên để sản
xuất mẫu sản phẩm mới.


CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Rác thải điện tử đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên
thế giới trong đó có Việt Nam. Việc tiêu hủy rác thải điện tử không đúng cách
sẽ gây ra những tác động tiêu cực vô cùng lớn với môi trường sống của chúng

ta. Vì thế cần có những biện pháp thích hợp và nhanh chóng để giảm thiểu
lượng rác thải điện tử cũng như những tác động của nó đến môi trường, con
người và xã hội.
4.2 KIẾN NGHỊ
Hiện chúng ta mới chỉ tái chế rác thải điện tử ở giai đoạn thô sơ, sau đó
xuất sang nước khác. Do đó, cần có chính sách đầu tư, khuyến khích, ưu đãi
về vay vốn, công nghệ cho các cơ sở tháo dỡ và tái chế chính thức, đủ năng
lực thu hồi, tái chế.
Cùng với đó, cần tuyên truyền ý thức người dân, đem các sản phẩm
điện tử thải bỏ đến cơ sở thu gom chính thức. Muốn làm được điều đó, các
đơn vị sản xuất phải có hệ thống thu gom và biện pháp khuyến khích về kinh
tế để người dân tham gia.
Trách nhiệm đối với sản phẩm thải bỏ nói chung và rác thải điện tử nói
riêng cần được chia sẻ giữa các bên, kể cả người tiêu dùng, đó là trách nhiệm
xã hội đối với tất cả công dân.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
Cẩm Thịnh, 2016. Rác thải điện tử: Mối nguy hại rình rập con người.
Ngày 24/8/2016. [Ngày truy cập: 10/4/2019].
Hoàng Dương, 2016. Báo động tình trạng gia tăng chất thải điện tử
trên thế giới. Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 11/2016.
/>%C4%83ng-ch%E1%BA%A5t-th%E1%BA%A3i-%C4%91i%E1%BB%87nt%E1%BB%AD-tr%C3%AAn-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-45429.
[Ngày truy cập: 03/4/2019].
Minh Hải, 2018. Hiểm họa ô nhiễm từ rác thải điện tử. Ngày
16/01/2018.
[Ngày truy cập: 05/4/2019].
Nguyễn Thanh Huyền, 2019. Rác thải điện tử là gì? Tác hại của rác
thải

điện
tử
đến
môi
trường.
Tháng
3/2019.
[Ngày truy cập: 02/4/2019].
Phương Nga, 2019. Trạng thái chất thải điện tử toàn cầu: Cái giá quá
đắt về kinh tế. Ngày 25/3/2019. [Ngày truy cập: 04/4/2019].
Phương Thảo, 2019. Rác thải điện tử và những nguy hại cho môi
trường. Ngày 04/1/2019. />[Ngày truy cập 01/4/2019].
Trung tâm tin tức VTV24, 2019. Thế giới đang khủng hoảng rác thải
điện tử. Ngày 11/01/2019. [Ngày truy cập: 03/4/2019].
Việt Anh, 2018. Vì sao rác thải điện tử là mỏ vàng để ngỏ. Ngày
19/7/2018.
[Ngày truy cập: 02/4/2019].
Vũ Hoàng, 2017. Rác thải điện tử - mối nguy hại với môi trường. Ngày
11/4/2017.
[Ngày truy cập 05/4/2019].



×