Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN LUẬT HÌNH SỰ 1 HLU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.7 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
Tran
g
CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG
GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
Câu 1: Phân tích dấu hiệu xác định động cơ phạm tội và lỗi của A đối với
hành vi phạm tội trong tình huống nêu trên. ( 2 điểm)
Câu 2: Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong
tình huống nêu trên. (1.5 điểm)
Câu 3: Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm và hình phạt cao nhất mà
tòa án có thể áp dụng đối với hành vi phạm tội của A ? ( 1.5 điểm)
Câu 4 Giả định trước khi thực hiện hành vi phạm tội như tình huống nêu
trên, A đã bị kết án về tội chộm cắp tài sản nhưng chưa được xóa án tích,
thì lần phạm tội này của A bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? ( 2
điểm)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG
Tình huống
A có ý định giết chị C ( là vợ của A) để tự do lấy nhân tình. A bỏ thuốc độc vào
ấm thuốc bắc của chị C làm chị C bị ngộ độc nhưng không chết, tổn hại sức khỏe
không đáng kể. khoảng một tháng sau đó, A tán thuốc ngủ thành bột và trộn với
sắn dây. Chị C không biết bột sắn dây có trộn thuốc ngủ nên pha một cốc uống và
đã tử vong. A bị kết án về tội giết người theo khoản 1 điều 123 bộ luật hình sự.
Câu hỏi:
1.

Phân tích dấu hiệu xác định động cơ phạm tội và lỗi của A đối với hành vi
phạm tội trong tình huống nêu trên. ( 2 điểm)


2.

Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong tình huống
nêu trên. (1.5 điểm)

3.

Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm và hình phạt cao nhất mà tòa án có
thể áp dụng đối với hành vi phạm tội của A ? ( 1.5 điểm)

4.

Gỉa định trước khi thực hiện hành vi phạm tội như tình huống nêu trên, A đã
bị kết án về tội chộm cắp tài sản nhưng chưa được xóa án tích, thì lần phạm tội
này của A bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? ( 2 điểm)


GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
Câu 1 Phân tích dấu hiệu xác định động cơ phạm tội và lỗi của A đối với hành
vi phạm tội trong tình huống nêu trên.
a. Động cơ phạm tội
Động cơ phạm tội là động cơ bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện
hành vi phạm tội. Đồng thời động cơ phạm tội cũng chính là cơ sở để thảo mãn
nhu cầu của người có hành vi phạm tội.
Vậy trong tình huống nêu trên động cơ A giết vợ mình là để tự do lấy nhân
tình.
b. Lỗi
Hình thức lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp
Giải thích:
Cố ý trực tiếp là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm

cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Về lí trí: A có nhận thức rõ được hành vi của mình là bỏ thuốc ngủ vào bột
sắn dây nếu chị C uống thì sẽ gây ra chết người nhưng anh A vẫn làm điều đó.
Qua việc A bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của chị C để hạ độc nhưng chị C
không chết, nên tiếp tục hạ độc C bằng thuốc ngủ lần hai. Cho thấy A là một
người hoàn toàn bình thường

Về ý trí: A mong muốn hậu quả thiệt hại phát sinh. Đó chính là A mong
muốn chị C chết, để A lấy nhân tình.
Câu 2. Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong tình
huống nêu trên
a. Hành vi khách quan
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài thế
giới khách quan. Bao gồm hành vi khách quan , hậu quả nguy hiểm cho xã hội,
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, phương
pháp, thủ đoạn, hoàn cảnh, địa điểm phạm tội.
Trong tình huống nêu trên, hành vi của A là hành vi dùng thủ đoạn nhằm
làm cho người khác chấm dứt cuộc sống thông qua hình thức không dùng vũ
lực: nghĩa là dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng sức mạnh vật chất để


tác động lên cơ thể nạn nhân, cụ thể là A tán thuốc ngủ thành bột và trộn với
bột sắn dây cho chị C uống
b. Hậu quả thiệt hại
Hậu quả thiệt hại là các thiệt hại do hành vi khách quan gây ra cho quan hệ xã
hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự và cũng là khách thể của tội phạm.Cũng là
khách thể của tội phạm, thể hiện dưới các dạng:
- Thiệt hại về thể chất bao gồm: thiệt hại về tính mạng (hậu quả chết người) như
ở tội giết người (Điều 123 BLHS), tội vô ý làm chết người, tội vô ý làm chết người

(Điều 128 BLHS) và thiệt hại về sức khỏe (hậu quả thương tích hoặc các tổn hại
cho sức khỏe) như ở tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác (Điều 134 BLHS), tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác (Điều 138 BLHS)
- Thiệt hại về tinh thần, đó là thiệt hại gây ra cho nhân phẩm, danh dự, tự do của
con người.
- Thiệt hại về vật chất, thiệt hại này có thể dưới dạng tài sản bị phá hoại (Điều
114 BLHS), bị phá hủy (Điều 303 BLHS), bị hủy hoại (Điều 178 BLHS) hoặc dưới
dạng tài sản bị chiếm đoạt (Điều 168 đến Điều 175 BLHS) hoặc dưới dạng tài sản
bị sử dụng trái phép (Điều 177 BLHS) hoặc dưới dạng tài sản bị chiếm giữ trái
phép(Điều 176 BLHS)
- Các biến đổi khác
Trong tình huống nêu trên, hậu quả thiệt hại thể hiện dưới dạng thiệt hại
về thể chất, cụ thể là thiệt hại về tính mạng (hậu quả chết người): chị C đã tử
vong.
c) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
Người có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác chỉ phải chịu
TNHS về hậu quả chết người đã xảy ra nếu hành vi họ đã thực hiện là nguyên nhân
của hậu quả chết người đã xảy ra đó
Trong thực tế, quan hệ nhân quả (QHNQ) là giữa hành vi khách quan và hậu
quả thiệt hại tồn tại dưới nhiều dạng cụ thể khác nhau, trong đó có 2 dạng phổ biến
đó là: QHNQ đơn trực tiếp và QHNQ kép trực tiếp.
Trong tình huống nêu trên, QHNQ giữa hành vi khách quan và hậu quả
thiệt hại tồn tại dưới dạng QHNQ đơn trực tiếp: hành vi tán thuốc ngủ thành
bột và trộn với bột sắn dây của A là hành vi xảy ra trước và là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến hậu quả là cái chết của chị C


d) Các biểu hiện khác của mặt khách quan của tội phạm
- Về công cụ, phương tiện phạm tội của A là: thuốc ngủ

- Về phương pháp, thủ đoạn phạm tội cuar A là: thủ đoạn phạm tội là tán
thuốc ngủ thành bột và trộn với bột sắn dây
Câu 3. Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm và hình phạt cao nhất mà tòa án
có thể áp dụng với hành vi phạm tội của A
a. Giai đoạn thực hiện tội phạm
● Căn cứ Điều 15 BLHS năm 2015 định nghĩa phạm tội chưa đạt như sau: “Phạm
tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì
những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”
Theo đó, hành vi phạm tội lần thứ nhất của A thỏa mãn các dấu hiệu để xác
định đó là trường hợp phạm tội chưa đạt
- Thứ nhất, người phạm tội bắt đầu thực hiện tội phạm, thể hiện ở chỗ: Người
phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Cụ thể: Anh A đã bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của chị C.
- Thứ hai, người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng, nghĩa là
hành vi của họ chưa thoả mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách quan) của cấu
thành tội phạm. Chẳng hạn như, người phạm tội đã thực hiện được hành vi khách
quan nhưng chưa gây hậu quả của tội phạm.
Cụ thể: Anh A bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của chị C chị C bị ngộ độc nhưng
không chết mà chị bị tổn hại không đáng kể
- Thứ ba, người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng do những
nguyên nhân ngoài ý muốn của họ, mặc dù bản thân người phạm tội vẫn muốn tội
phạm hoàn thành nhưng tội phạm không hoàn thành như ý muốn.
Cụ thể: Anh A hạ độc là muốn chị C chết nhưng kết quả không như mong muốn
của anh A, chị C không chết, nguyên nhân có thể do Chị C uống thuốc độc liều
lượng ít không đủ để giết chết chị hoặc chưa đủ thời gian phát huy tác dụng của
thuốc thì chị C đã kịp thời được cứu chữa.
Như vậy, lần thứ nhất cố giết chị C không thành nhưng về tính nguy hiểm là
đáng kể bởi hành vi mà anh A thực hiện là do cố ý giết người, vì vậy, giai đoạn
thực hiện tội phạm ở hành vi này là phạm tội chưa đạt

Mặt khác, căn cứ vào thái độ, tâm lý người phạm tội đối với hành vi mà họ đã
thực hiện, có thể phân biệt phạm tội chưa đạt trong hai trường hợp là phạm tội
chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Trường hợp thứ
nhất, người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các


hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả thiệt hại được mô tả trong CTTP. Trường
hợp hai, người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu
quả thiệt hại được mô tả trong CTTP nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu
quả đó vẫn không xảy ra. Vì A đã thực hiện đủ hành vi thỏa mãn về mặt khách
quan (bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của chị C làm chị C bị ngộ độc) nhưng lại
chưa đạt được mục đích do chị C không chết nên hành vi của A thực hiện là giai
đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành


Trong tình huống đã nêu, ta có thể xác định được giai đoạn phạm tội của lần
thứ hai của A là giai đoạn tội phạm hoàn thành theo Điều 14 và Điều 15 BLHS
2015

Có thể thấy trong tình huống đã nêu, hành vi của A đã thỏa mãn các dấu hiệu
để xác định đó là trường hợp tội phạm hoàn thành. Trong đó “Tội phạm hoàn
thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn tất cả các dấu hiệu được mô tả
trong CTTP”
Thứ nhất, A đã bắt đầu thực hiện tội phạm, biểu hiện ở chỗ A đã thực hiện
hành vi khách quan được mô tả trong CTTP của tội giết người. Trước hết, A đã
thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác, cụ thể là A tán thuốc ngủ thành
bột và trộn với bột sắn dây.
Thứ hai, A đã thực hiện tội phạm được đến cùng, hành vi của A thỏa mãn hết
các dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong CTTP của tội giết người. Hành vi của A
có mục đích (giết chị C), động lực thúc đẩy, lỗi của A là lỗi cố ý, đã có hành vi

nguy hiểm diễn ra trong thực tế, có hậu quả xảy ra: Chị C không biết bột sắn dây
có trộn thuốc ngủ nên pha một cốc uống và đã tử vong. Như vậy, hành vi phạm tội
của A đã có đủ các dấu hiệu phản ánh tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội giết
người.
Vì vậy, giai đoạn thực hiện tội phạm của A là tội phạm hoàn thành
b) Hình phạt cao nhất mà tòa án có thể áp dụng với hành vi phạm tội của A
Với các tình tiết đã được nêu ra trong tình huống thì A đã phạm tội giết người
thuộc trường hợp tăng nặng là giết người vì động cơ đê hèn ( giết vợ để tự do lấy
nhân tình) và cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (lúc đầu A bỏ thuốc độc vào ấm
thuốc bắc của chị C làm chị C bị ngộ độc nhưng không chết, tổn hại sức khỏe
không đáng kể. Khoảng một tháng sau đó, A tiếp thực hiện hành vi tán thuốc ngủ
thành bột và trộn với bột sắn dây làm chị C tử vong) được quy định tại điểm q
khoản 1 Điều 123 và điểm e khoản 1 Điều 52 BLHS 2015


Như vậy, A phạm tội giết người được quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS với
lỗi cố ý trực tiếp, do vậy A sẽ bị xử theo điểm q khoản 1 Điều 123: giết người “vì
động cơ đe hèn” và hình phạt mà A có thể phải chịu là “phạt tù từ 12 năm đến 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình”
Theo điểm d khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 về phân loại tội phạm:
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy
định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
Kết hợp với điểm d khoản 1 Điều 9 BLHS thì ta xác định được tội phạm mà A thực
hiện là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Do đó, hình phạt cao nhất mà tòa án có thể áp dụng với hành vi phạm tội của A
là tử hình
Câu 4. Giả định trước khi thực hiện hành vi phạm tội như tình huống nêu
trên, A đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản nhưng chưa được xóa án tích, thì
lần phạm tội này của A bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.

Căn cứ pháp lý
● Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi
phạm
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169,
170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội…
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;


c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều
này;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều

này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều
này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
● Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện
hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:


a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do
cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
● Theo khoản 1 Điều 9. Phân loại tội phạm: Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm
được phân thành bốn loại.
……
Giải thích
Do tình huống nêu trên không nói rõ A có án tích về Tội trộm cắp tài sản theo
khoản nào Điều 173 BLHS 2015 nên áp dụng các quy định pháp luật ở trên, có 4
trường hợp như sau:
- Nếu A trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 thì tội của A là tội ít nghiêm

trọng, lối cố ý, chưa được xóa án tích. Do đó, lần phạm tội này của A sẽ là trường
hợp tái phạm
- Nếu A trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 thì tội của A là tội nghiêm trọng,
lối cố ý, chưa được xóa án tích . Do đó, lần phạm tội này của A sẽ là trường hợp tái
phạm
- Nếu A trộm cắp tài sản theo khoản 3 Điều 173 thì tội của A là tội rất nghiêm
trọng, lối cố ý, chưa được xóa án tích. Do đó, lần phạm tội này của A sẽ là trường
hợp tái phạm nguy hiểm
- Nếu A trộm cắp tài sản theo khoản 4 Điều 173 thì tội của A là tội đặc biệt
nghiêm trọng, lối cố ý, chưa được xóa án tích. Do đó, lần phạm tội này của A sẽ là
trường hợp tái phạm nguy hiểm


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2015.
2. Giáo trình luật hình sự Việt Nam.
3. />4. />5. />


×