Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BTL luật tố tụng hình sự HLU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.66 KB, 19 trang )

Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự

MỤC LỤC

BẢNG TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................3
MỞ ĐẦU...................................................................................................................4
NỘI DUNG...............................................................................................................4
I/ Khái quát về thẩm quyền sửa bản án sơ thẩm của Toà án cấp phúc thẩm.4
II/ Thẩm quyền sửa bản án sơ thẩm của Toà án cấp phúc thẩm theo
BLTTHS năm 2003...............................................................................................5
1. Sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo...................................................6
a) Miễn TNHS hoặc miễn hình phạt cho bị cáo.........................................6
b) Áp dụng điều khoản của BLHS về tội nhẹ hơn.....................................7
c) Giảm hình phạt cho bị cáo......................................................................7
d) Sửa việc xử lí vật chứng...........................................................................7
e) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn..................................8
f) Giữ nguyên hình phạt tù và cho hưởng án treo....................................8
g) Giảm mức BTTH.....................................................................................9
2. Sửa bản án theo hướng bất lợi cho bị cáo.................................................9
a) Tăng hình phạt đối với bị cáo...............................................................11
b) Áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn........................................11
c) Tăng mức BTTH....................................................................................12

Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 1


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự
III/ Thẩm quyền sửa bản án sơ thẩm của Toà án cấp phúc thẩm theo
BLTTHS năm 2015.............................................................................................12


1. Về căn cứ để Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm......................14
2. Về phạm vi XXPT.....................................................................................14
a) Về việc áp dụng hình phạt bổ sung, áp dụng biện pháp tư pháp......14
b) Về việc cho bị cáo hưởng án treo..........................................................15
IV/ Kiến nghị hoàn thiện một số điểm hạn chế về thẩm quyền sửa bản án sơ
thẩm của HĐXX phúc thẩm của BLTTHS 2003 chưa được khắc phục ở
BLTTHS 2015.....................................................................................................16
KẾT LUẬN............................................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................19

Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 2


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

BLHS

Bộ luật Hình sự

HĐXX

Hội đồng xét xử


VKS

Viện kiểm sát

TNHS

Trách nhiệm hình sự

XXST

Xét xử sơ thẩm

XXPT

Xét xử phúc thẩm

BTTH

Bồi thường thiệt hại

Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 3


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự
MỞ ĐẦU
Trong chế định về XXPT vụ án hình sự, quyền sửa bản án sơ thẩm là một
quyền rất quan trọng của Toà án cấp phúc thẩm. Nếu không có quyền này, thì khi

các bản án sơ thẩm có sai sót sẽ không được sửa chữa, khắc phục kịp thời. Nếu bất
kì sai sót nào của bản án sơ thẩm cũng bị huỷ để xét xử lại hoặc y án để xét lại theo
thủ tục giám đốc thẩm thì sẽ vừa gây tốn kém thời gian, kinh phí, vừa không kịp
thời bảo vệ được quyền con người và tạo niểm tin của nhân dân vào pháp luật.
Quyền sửa bản án sơ thẩm khắc phục được tất cả những điểm hạn chế đó nên sự
nghiên cứu sâu về nội dung này là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở này, em xin lựa
chọn phân tích đề tài: “Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành về thẩm
quyền sửa bản án sơ thẩm của Toà án cấp phúc thẩm – so sánh với quy định
của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”.
NỘI DUNG
I/ Khái quát về thẩm quyền sửa bản án sơ thẩm của Toà án cấp phúc thẩm
Quyền sửa bản án sơ thẩm của HĐXX phúc thẩm được quy định tại Điều
249 BLTTHS năm 2003 và Điều 357 BLTTHS năm 2015. Sửa bản án sơ thẩm là
việc HĐXX phúc thẩm làm thay đổi nội dung của bản án sơ thẩm trong những
trường hợp luật định như định tội danh, quyết định hình phạt, BTTH hoặc các biện
pháp tư pháp (nếu có).
Khi có căn cứ xác định Toà án cấp sơ thẩm áp dụng không đúng các quy
định của BLHS hoặc BLTTHS, HĐXX phúc thẩm có thể sửa một phần hoặc toàn
bộ bản án sơ thẩm theo hướng có lợi hoặc bất lợi cho bị cáo. Quyền sửa bản án sơ
thẩm là quyền quan trọng để Toà án cấp phúc thẩm khắc phục những sai lầm, thiếu
sót của Toà án cấp dưới trực tiếp, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước. Quyền này xuất phát từ tính chất
Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 4


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự
của XXPT là xét xử lại vụ án. Có thể nói đây là quyền của Toà án cấp phúc thẩm
với ý nghĩa đưa ra những phán quyết cuối cùng nhằm giải quyết trọn vẹn về nội

dung của một vụ án chứ không chỉ giải quyết gián tiếp qua huỷ án để điều tra lại
hoặc xét xử lại. Đây cũng là quyền năng tạo nên điểm khác biệt trong thẩm quyền
của Toà án cấp phúc thẩm mà Hội đồng Giám đốc thẩm và tái thẩm không có.
II/ Thẩm quyền sửa bản án sơ thẩm của Toà án cấp phúc thẩm theo BLTTHS
năm 2003.
Điều 249 BLTTHS 2003 quy định về thẩm quyền sửa bản án sơ thẩm của
Toà án cấp phúc thẩm như sau:
“ Điều 249. Sửa bán án sơ thẩm
1.
a)
b)
c)
d)

Toà án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo;
Áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
Giảm hình phạt cho bị cáo;
Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lí vật chứng;

đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình
phạt tù và cho hưởng án treo.
2. Nếu có căn cứ, Toà án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt và áp dụng
Điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại
nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo cả cho những bị cáo
không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.
3. Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo
yêu cầu thì Toà án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ
luật hình sự về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của
Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự; nếu có căn cứ,

Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 5


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự
Toà án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ
hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù
và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.”
1. Sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo.
Việc sửa án theo hướng có lợi cho bị cáo là việc thay đổi nội dung bản án sơ
thẩm theo hướng giảm nhẹ TNHS cho bị cáo so với tình trạng của bị cáo mà bản án
sơ thẩm đã tuyên trước đó. Thẩm quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ
của HĐXX phúc thẩm không phụ thuộc vào yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị do
đây là quyết định có lợi cho bị cáo. Nếu có căn cứ, Toà án cấp phúc thẩm vẫn có
thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn, giữ nguyên
mức hình phạt tù và cho hưởng án treo cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc
không bị kháng cáo, kháng nghị. HĐXX phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng
có lợi cho bị cáo dưới các hình thức sau:
a) Miễn TNHS hoặc miễn hình phạt cho bị cáo
Miễn TNHS là việc Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng
không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội mà người đó đã phạm. Căn cứ
để Toà án cấp phúc thẩm quyết định sửa bản án sơ thẩm theo hướng miễn TNHS là
các trường hợp được miễn TNHS quy định trong BLHS tại Điều 19, Điều 25,
khoản 2 Điều 69, khoản 3 Điều 80, đoạn 2 khoản 6 Điều 289 và khoản 3 Điều 314.
Miễn hình phạt cho bị cáo là không buộc người phạm tội phải chịu biện
pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước là hình phạt về tội mà người đó đã
thực hiện. Căn cứ pháp lí để Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng
miễn hình phạt cho bị cáo là Điều 54 và khoản 3 Điều 514 BLHS.


Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 6


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự
b) Áp dụng điều khoản của BLHS về tội nhẹ hơn
Nếu trong quá trình xét xử, xét thấy việc định tội danh và quyết định hình
phạt áp dụng nặng hơn so với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
thì HĐXX phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng áp dụng điều khoản của
BLHS về tội nhẹ hơn. Việc sửa bản án sơ thẩm theo hướng áp dụng điều khoản
BLHS về tội nhẹ hơn có thể là việc HĐXX phúc thẩm tuyên bị cáo một tội danh
khác nhẹ hơn so với tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm hoặc chuyển từ khung hình
phạt ban đầu sang khung hình phạt nhẹ hơn trong cùng một tội. Tuy nhiên, áp dụng
điều khoản của BLHS về tội nhẹ hơn không phải luôn đồng thời với quyết định
giảm hình phạt cho bị cáo.
c) Giảm hình phạt cho bị cáo
Nếu xét thấy mức hình phạt mà Toà án cấp sơ thẩm đã áp dụng với bị cáo
cao hơn so với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, HĐXX phúc
thẩm có thể quyết định giảm mức hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung ( hoặc cả
hai) hoặc bỏ bớt một trong các hình phạt đã tuyên trong bản án sơ thẩm mà không
thay đổi tội danh đối với bị cáo.
Khi sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, Toà án
không giảm hình phạt xuống dưới mức tối thiểu là 3 tháng ( Điều 33 BLHS), cũng
không giảm hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt liền kề nhẹ hơn
khung hình phạt đã được áp dụng với bị cáo ( Điều 47 BLHS).
d) Sửa việc xử lí vật chứng
HĐXX phúc thẩm có thể quyết định xử lí vật chứng nếu như quyết định xử
lí vật chứng của Toà án cấp sơ thẩm không tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 76
BLTTHS 2003, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người có quyền lợi liên quan đến

vụ án. Việc sửa quyết định xử lý vật chứng của HĐXX phúc thẩm theo Điều 249
Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 7


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự
BLTTHS không quy định nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị thì mới được sửa. Do
đó Toà án cấp phúc thẩm sửa quyết định xử lý vật chứng của Toà án cấp sơ thẩm
theo hướng bất lợi hay không bất lợi cho bị cáo và những người tham gia tố tụng
không phụ thuộc vào việc có hay không có kháng cáo, kháng nghị. Vì vậy, khi xét
thấy Toà án cấp sơ thẩm quyết định xử lý vật chứng không đúng thì Viện kiểm sát
có thể kháng nghị và yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm sửa lại cho đúng.
e) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn
Là việc HĐXX phúc thẩm quyết định chuyển từ loại hình phạt chính mà
HĐXX sơ thẩm đã áp dụng với bị cáo sang loại hình phạt khác nhẹ hơn.
Riêng đối với hình phạt trục xuất khi được áp dụng làm hình phạt chính là
một hình phạt đặc biệt, không thể so sánh mức độ nặng nhẹ của hình phạt này với
các loại hình phạt khác trong hệ thống hình phạt, do tính chất đặc thù của hình phạt
trục xuất là chỉ được áp dụng với bị cáo là người nước ngoài trong trường hợp luật
định do yêu cầu chính trị, ngoại giao,… với những thủ tục đặc biệt. Trong những
trường hợp cần thiết, HĐXX phúc thẩm nếu có đủ căn cứ luật định có quyền quyết
định áp dụng hình phạt trục xuất đối với bị cáo mà không phụ thuộc vào việc có
hay không không có kháng cáo, kháng nghị.
f) Giữ nguyên hình phạt tù và cho hưởng án treo
Là quyết định của HĐXX phúc thẩm trong đó vẫn giữ mức hình phạt tù đối
với bị cáo như trong bản án sơ thẩm nhưng cho bị cáo được hưởng án treo là biện
pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Những trường hợp Toà án cấp phúc
thẩm cho bị cáo hưởng án treo nhưng không giữ nguyên mức hình phạt mà có thể
tăng hoặc giảm hình phạt tù thì không thuộc trường hợp này.


Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 8


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự
g) Giảm mức BTTH
Là việc HĐXX phúc thẩm quyết định thay đổi mức BTTH của bị cáo và
những người có liên quan thấp hơn so với bản án sơ thẩm nếu thấy quyết định tại
bản án sơ thẩm về phần BTTH cao hơn mức thiệt hại thực tế do hành vi phạm tội
gây ra.
Toà án chỉ giảm mức BTTH nếu có kháng cáo, kháng nghị yêu cầu, nhưng
không được giảm mức BTTH cho bị cáo nếu người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự
có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt tại phiên toà có lí do
chính đáng ( theo tiểu mục 3.2 Nghị quyết số 05/2005/NQ – HĐTP). Quy định trên
xuất phát từ nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, phù hợp với
bản chất của quan hệ dân sự là sự bình đẳng và tôn trọng thoả thuận giữa các bên
tham gia ( Điều 28 BLTTHS). Việc giảm mức BTTH không phụ thuộc vào việc
HĐXX phúc thẩm miễn TNHS, miễn hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội
nhẹ hơn, giảm hình phạt hoặc cho bị cáo hưởng án treo.
2. Sửa bản án theo hướng bất lợi cho bị cáo.
Căn cứ khoản 3 Điều 249 BLTTHS, về phần hình sự thì HĐXX phúc thẩm
chỉ sửa bản án theo hướng bất lợi cho bị cáo khi có kháng cáo của người bị hại
hoặc kháng nghị của VKS yêu cầu tăng nặng TNHS đối với bị cáo. HĐXX không
có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng khi không có kháng cáo, kháng
nghị, điều này đã phần nào thể hiện nguyên tắc: Toà án cấp phúc thẩm không được
làm xấu đi tình trạng của người kháng cáo nếu chỉ có kháng cáo của họ.
Bản án hoặc quyết định phúc thẩm được coi là không có lợi cho bị cáo hoặc
đương sự vắng mặt tại phiên toà theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2005/NQHĐTP, cụ thể: đối với bị cáo, nếu Toà án cấp phúc thẩm tăng hình phạt; chuyển

khung hình phạt nặng hơn; áp dụng điều khoản của BLHS về tội nặng hơn; không
Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 9


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự
cho hưởng án treo; tăng mức BTTH; áp dụng thêm hình phạt bổ sung; áp dụng
thêm biện pháp tư pháp so với bản án hoặc quyết định sơ thẩm; đối với các đương
sự, nếu Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án hoặc quyết định sơ thẩm theo hướng
ngược lại kháng cáo của họ hoặc giảm quyền lợi hoặc tăng nghĩa vụ đối với họ so
với bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
Khi sửa bản án theo hướng bất lợi cho bị cáo thì không được vượt quá nội
dung của kháng cáo, kháng nghị. Nếu kháng cáo, kháng nghị chỉ yêu cầu tăng mức
hình phạt thì chỉ được tăng hình phạt trong giới hạn của khung hình phạt toà sơ
thẩm đã tuyên; nếu kháng cáo, kháng nghị yêu cầu chuyển khung hình phạt nặng
hơn hoặc tội danh nặng hơn thì Toà án cấp tỉnh khi XXPT có thể áp dụng khung
hình phạt và tội danh nặng hơn đó để sửa án nếu khung hình phạt hoặc tội danh
này thuộc thẩm quyền XXST của Toà án cấp huyện.
Nếu quyết định của Toà án cấp phúc thẩm gây bất lợi cho những người vắng
mặt tại phiên toà có lí do chính đáng thì phải hoãn phiên toà và ra quyết định sửa
án một phiên toà khác với đầy đủ những người tham gia theo quy định của pháp
luật ( Điều 245 BLTTHS 2003). Ngoài ra, theo hướng dẫn tại điểm c tiểu mục 3.2
mục 30 phần II Nghị quyết số 05/2005/NQ - HĐTP về trường hợp người bị hại “là
người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị hoặc là người kháng cáo đã được
triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt không có lí do chính đáng thì HĐXX phúc thẩm
coi như người bị hại đó đã từ bỏ quyền liên quan đến kháng cáo, kháng nghị”.
Trong trường hợp này cũng như trong trường hợp người có nghĩa vụ liên quan đến
kháng cáo, kháng nghị vắng mặt không có lí do chính đáng thì Toà án cấp phúc
thẩm tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung như thông thường.


Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 10


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự
a) Tăng hình phạt đối với bị cáo
Là việc HĐXX phúc thẩm quyết định áp dụng một mức hình phạt mới nặng
hơn so với mức hình phạt mà HĐXX sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo.
HĐXX phúc thẩm chỉ tăng hình phạt đối với bị cáo khi xét thấy quyết định
áp dụng hình phạt đối với bị cáo trong bản án sơ thẩm quá nhẹ, chưa tương xứng
với mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, hoặc khi có kháng nghị
của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại hoặc có kháng nghị
của VKS với nội dung yêu cầu tăng nặng hình phạt đối với bị cáo. Tăng hình phạt
bao gồm: Tăng hình phạt chính và tăng hình phạt bổ sung ( nếu có), chuyển sang
loại hình phạt chính khác nặng hơn, áp dụng thêm loại hình phạt.
Trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị yêu cầu tăng hình phạt mà
không yêu cầu áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn đối với bị cáo thì Toà án
cấp phúc thẩm chỉ có quyền tăng mức hình phạt trong khung hình phạt mà Toà án
cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo mà không có quyền áp dụng điều khoản
BLHS về tội nặng hơn và chuyển sang khung hình phạt khác nặng hơn.
b) Áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn.
Là trường hợp Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điều khoản của BLHS mà điều
khoản đó so với điều khoản mà Toà án cấp sơ thẩm áp dụng là nặng hơn. HĐXX
phúc thẩm căn cứ vào hồ sơ tài liệu và những chứng cứ thu thập được đã được
thẩm tra tại phiên toà thấy rằng những điều khoản mà Toà án cấp sơ thẩm đã áp
dụng đối với bị cáo là quá nhẹ so với mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi
phạm tội, cần áp dụng điều khoản khác phù hợp hơn.
Nếu VKS kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu áp dụng điều

khoản BLHS về tội nặng hơn đối với bị cáo mà không yêu cầu tăng hình phạt, thì
Toà án cấp phúc thẩm vẫn có quyền áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn và
tăng nặng hình phạt đối với bị cáo.
Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 11


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự
c) Tăng mức BTTH
Việc tăng mức BTTH chỉ được HĐXX phúc thẩm xem xét và quyết định khi
có kháng nghị của VKS, kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc
người đại diện hợp pháp của họ. Việc tăng mức BTTH không chỉ áp dụng với bị
cáo mà còn có thể là người giám hộ của bị cáo hoặc bị đơn dân sự.
Khi tăng mức BTTH, HĐXX phúc thẩm cần căn cứ mức độ thiệt hại do
hành vi phạm tội gây ra và trên cơ sở kháng cáo, kháng nghị để đưa ra quyết định.
Do có ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng về vật chất của các đối tượng có liên
quan nên đây là nguyên tắc mang tình bắt buộc. Mức độ thiệt hại do hành vi phạm
tội gây ra có thể ảnh hưởng tới quyết định định tội danh và hình phạt đối với bị cáo
nên quyết định tăng mức BTTH cần được xem xét và có thể được thực hiện song
song với các quyết định khác.
III/ Thẩm quyền sửa bản án sơ thẩm của Toà án cấp phúc thẩm theo BLTTHS
năm 2015.
Điều 357 BLTTHS 2015 quy định về thẩm quyền sửa bản án sơ thẩm của
Toà án cấp phúc thẩm như sau:
“ Điều 357. Sửa bản án sơ thẩm
1. Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính
chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết
mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp

dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
c) Giảm hình phạt cho bị cáo;
d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;
Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 12


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự
đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;
e) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.
2. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì
Hội đồng XXPT có thể:
a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn;
áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;
c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;
d) Không cho bị cáo hưởng án treo.
Nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều,
khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại
nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường
thiệt hại.
3. Trường hợp có căn cứ, Hội đồng XXPT có thể sửa bản án sơ thẩm theo
quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị
kháng cáo, kháng nghị.”
Thẩm quyền sửa bản án sơ thẩm của Toà án cấp phúc thẩm giữa hai
BLTTHS năm 2003 và năm 2015 về cơ bản có sự tương đồng, chẳng hạn như các
hình thức sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi hay bất lợi cho bị cáo, hay đối với
những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị, nếu có căn

cứ, HĐXX phúc thẩm vẫn có thể sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo. Bênh
cạnh đó, BLTTHS 2015 ra đời đã phần nào tháo gỡ được những điểm bất cập còn
tồn tại của BLTTHS 2003.

Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 13


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự
1. Về căn cứ để Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm.
Khoản 1 Điều 357 BLTTHS 2015 so với BLTTHS 2003 đã quy định rõ ràng,
cụ thể hơn về trường hợp Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, đó là “ khi có
căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu
quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới…”
Việc bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tình chất, mức độ, hậu quả
của hành vi phạm tội thực chất cũng là việc Toà án cấp sơ thẩm không tuân thủ các
quy định của BLHS và BLTTHS. Đối với các tình tiết mới tại phiên toà phúc thẩm,
căn cứ Điều 246 BLTTHS 2003 và Điều 353 BLTTHS 2015, trước khi xét xử hoặc
trong khi xét hỏi tại phiên tòa, VKS có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Tòa án
bổ sung chứng cứ mới; người đã kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của
đương sự cũng có quyền bổ sung tài liệu, đồ vật. Các chứng cứ này đều phải được
xem xét tại phiên toà.
2. Về phạm vi XXPT
a) Về việc áp dụng hình phạt bổ sung, áp dụng biện pháp tư pháp.
Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính
nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình phạt chính. Đối với từng trường hợp
phạm tội cụ thể, Toà án có thể không áp dụng, áp dụng một hoặc nhiều hình phạt
bổ sung.

Các biện pháp tư pháp, cùng với hệ thống hình phạt, là biện pháp cưỡng chế
nhà nước thứ hai được quy định trong luật hình sự và do Toà án áp dụng với mục
đích thay thế hoặc hỗ trợ cho hình phạt trong những trường hợp đặc biệt nhất định.
Đối với việc áp dụng hình phạt bổ sung, áp dụng biện pháp tư pháp, theo
Điều 249 BLTTHS 2003 thì không có quy định nào đề cập đến việc Toà án cấp
Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 14


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự
phúc thẩm có quyền áp dụng thêm hình phạt bổ sung hoặc áp dụng thêm các biện
pháp tư pháp đối với bị cáo. Thực tế đã gây ra nhiều ý kiến khác nhau, đó là đối
với những vụ án mà cấp sơ thẩm không áp dụng hình phạt bổ sung hoặc biện pháp
tư pháp đối với bị cáo, sau khi XXST, VKS kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu
cầu cấp phúc thẩm áp dụng hình phạt bổ sung hoặc biện pháp tư pháp, nếu xét thấy
kháng nghị, kháng cáo có căn cứ thì Toà án phúc thẩm có thể áp dụng hình phạt bổ
sung hoặc biện pháp tư pháp cho bị cáo hay không?
BLTTHS 2015 đã bổ sung quy định Toà án cấp phúc thẩm có quyền không
áp dụng hình phạt bổ sung, không áp dụng biện pháp tư pháp “khi có căn cứ xác
định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành
vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới” theo điểm a khoản 1 Điều 357
BLTTHS 2015 và áp dụng hình phạt bổ sung, áp dụng biện pháp tư pháp “khi có
kháng cáo của VKS hoặc kháng nghị của bị hại” theo điểm a khoản 2 Điều 357
BLTTHS 2015. Những quy định này đã tạo cơ sở pháp lý cho Toà án cấp phúc
thẩm trong việc khắc phục sai sót của bản án sơ thẩm.
b) Về việc cho bị cáo hưởng án treo.
Một vấn đề khác liên quan đến phạm vi XXPT đó là Toà án cấp phúc thẩm
có quyền chuyển từ án treo sang hình phạt tù (giam) hay không, hiện BLTTHS
không quy định vấn đề này. Thực tiễn đã có nhiều cách hiểu và vận dụng khác

nhau, nhiều trường hợp Toà án cấp phúc thẩm sửa án không cho bị cáo được hưởng
án treo. Để tạo cơ sở pháp lý cho Toà án cấp phúc thẩm trong việc khắc phục việc
Toà án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo không đúng, việc bổ sung thẩm quyền cho
Toà án cấp phúc thẩm trong việc sửa bản án sơ thẩm với nội dung không cho bị cáo
hưởng án treo là rất cần thiết.

Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 15


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự
Để khắc phục hạn chế này của BLTTHS 2003, điểm d khoản 2 Điều 357
BLTTHS 2015 đã quy định Toà án cấp phúc thẩm có quyền “không cho bị cáo
hưởng án treo”. Quy định này góp phần tháo gỡ vướng mắc cho Toà án trong việc
xét xử phúc thẩm, khi mà trong thực tiễn cách hiểu và việc áp dụng các quy định
của pháp luật tố tụng hình sự còn chưa đồng nhất.
IV/ Kiến nghị hoàn thiện một số điểm hạn chế về thẩm quyền sửa bản án sơ
thẩm của HĐXX phúc thẩm của BLTTHS 2003 chưa được khắc phục ở
BLTTHS 2015.
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 249 BLTTHS 2003, Toà án cấp
phúc thẩm có quyền sửa án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ kể cả đối với những bị
cáo không bị kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiên Toà án cấp phúc thẩm chỉ có quyền
sửa bản án sơ thẩm theo các hình thức: giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản
BLHS về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên
mức hình phạt tù và cho hưởng án treo. Đối với hình thức miễn TNHS, miễn hình
phạt, sửa lại phần BTTH thì Toà án cấp phúc thẩm lại không có quyền. Quy định
này đã hạn chế thẩm quyền cũng như chưa thể hiện đầy đủ tính chất của XXPT.
Trong trường hợp, có căn cứ miễn TNHS hoặc miễn hình phạt đối với bị cáo không
có kháng cáo, kháng nghị nhưng cấp sơ thẩm không áp dụng mà phải kiến nghị

giải quyết bằng thủ tục giám đốc thẩm sẽ tốn thời gian và công sức, quyền và lợi
ích hợp pháp của bị cáo không được bảo vệ kịp thời, việc cá thể hóa hình phạt và
nguyên tắc công bằng trong BLTTHS không được đảm bảo.
Thứ hai, theo quy định tại điểm d khoản 1 và khoản 3 Điều 249 BLTTHS,
khi sửa án theo hướng không có lợi cho người bị kết án Toà án cấp phúc thẩm
không được buộc bị cáo chịu hình phạt tù nếu Toà án cấp sơ thẩm đã cho hưởng án
treo, áp dụng thêm hình phạt bổ sung, áp dụng thêm biện pháp tư pháp so với bản
án hoặc quyết định sơ thẩm. Mặc dù, điểm a mục 3.3 Phần II Nghị quyết số
Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 16


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự
05/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn những trường hợp này là không có lợi cho bị cáo
hoặc đương sự nhưng không phải là hướng dẫn chung, mà chỉ là hướng dẫn trong
trường hợp cụ thể bị cáo hoặc đương sự vắng mặt tại phiên toà phúc thẩm. Vì vậy,
cần bổ sung vào khoản 3 Điều 249 BLTTHS những trường hợp này để có cơ sở
pháp lý sửa bản án sơ thẩm đúng với bản chất của XXPT là một cấp xét xử.
Thứ ba, khoản 3 Điều 249 BLTTHS quy định Toà án cấp phúc thẩm có thể
sửa án theo hướng không có lợi cho bị cáo, đương sự khi Viện kiểm sát kháng nghị
hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 51 và Điều 231
BLTTHS thì người đại diện hợp pháp của người bị hại cũng có quyền kháng cáo
bản án về mức bồi thường cũng như hình phạt đối với bị cáo. Ngoài ra, theo quy
định tại điểm g khoản 2 Điều 52 BLTTHS thì nguyên đơn dân sự cũng được kháng
cáo về phần BTTH và tại điểm d khoản 3 Điều 59 BLTTHS thì “đối với đương sự
là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì
người bảo vệ quyền lợi của họ có quyền … kháng cáo phần bản án, quyết định của
Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ”.
Để đảm bảo sự thống nhất giữa các Điều 51, Điều 52, Điều 59, Điều 231 và

khoản 3 Điều 249 BLTTHS, cần bổ sung vào khoản 3 Điều 249 BLTTHS căn cứ
để Toà án cấp phúc thẩm có thể sửa án theo hướng bất lợi cho bị cáo khi có kháng
cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại. Đối với việc sửa án sơ thẩm về
mức BTTH thì khi có kháng cáo của nguyên đơn dân sự, người đại diện hợp pháp
của nguyên đơn dân sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại,
nguyên đơn dân sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần
hoặc thể chất HĐXX phúc thẩm cũng có quyền sửa theo hướng tăng mức BTTH.
Thứ tư, thực tiễn xét xử cũng đã xảy ra nhiều vụ án mà các cơ quan tiến
hành tố tụng có cách hiểu và vận dụng khác nhau. Một nguyên nhân rất cơ bản dẫn
đến thực tế đó là trong BLTTHS chỉ quy định giới hạn xét xử tại Điều 196 trong
phần XXST mà không quy định giới hạn xét xử trong phần XXPT. Vì vậy, để hạn
Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 17


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự
chế sự tuỳ tiện của Toà án trong việc áp dụng pháp luật, nên bổ sung thêm vào
khoản 3 Điều 249 BLTTHS từ “áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn” thành
“áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn nhưng không được vượt quá phạm vi
xét xử quy định tại Điều 196 Bộ luật này”.
KẾT LUẬN
Nếu như thủ tục xét xử sơ thẩm nhằm mục đích xem xét tính công khai, trực
tiếp tất cả các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được, trên cơ sở đó Toà án cấp sơ thẩm
ra bản án, quyết định hợp pháp và có căn cứ, thì mục đích của giai đoạn phúc thẩm
là kiểm tra lại tính đúng đắn, hợp pháp của bản án, quyết định ở Toà án cấp sơ
thẩm. Xét xử phúc thẩm, với ý nghĩa là cấp xét xử thứ hai, được tiến hành sau giai
đoạn xét xử sơ thẩm, chính là nội dung của nguyên tắc hai cấp xét xử mà hệ thống
Tòa án của Việt Nam cũng như của nhiều nước trên thế giới áp dụng nhằm đảm
bảo cho các phán quyết nhân danh Nhà nước, đồng thời tránh tình trạng oan sai,

bảo vệ và thể hiện sự tôn trọng quyền các quyền con người, giúp cho pháp luật
được thực thi một cách có hiệu quả nhất. Tuy những quy định của pháp luật về
thẩm quyền tòa án cấp phúc thẩm vẫn còn nhiều bất cập, việc áp dụng các quy định
của pháp luật trong nội dung này vẫn chưa được hoàn thiện. Nhưng trong thời gian
tới, với cơn gió cải cách tư pháp, hy vọng rằng pháp luật của chúng ta sẽ hoàn
thiện để tòa án cấp phúc thẩm hoạt động có hiệu quả hơn.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song bài làm không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót.
Rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của thầy cô để bài làm được hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 18


Bài tập học kì môn Luật Tố tụng hình sự

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung 2009.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Nxb. Chính trị quốc gia.
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb.CAND, Hà Nội,

2010.
5. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Tố tụng hình

sự Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, 2013.
6. Nguyễn Ích Sáng, Quyền hạn, trách nhiệm của HĐXX phúc thẩm theo quy
định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Hà Nội,
2013.
7. Mai Thanh Hiếu, Nguyễn Chí Công, Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình
sự, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội, 2008.
8. TS. Đỗ Đức Hồng Hà (Chủ biên), Chỉ dẫn áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự
Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2013.
9. Võ Khánh Vinh, Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự, Nxb. CAND,
Hà Nội,
10. PGS. TS Nguyễn Ngọc Hoà, PGS. TS Lê Thị Sơn, Từ điển pháp luật hình
sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006.
11. />12. TS. Vũ Gia Lâm, Quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợi cho
bị cáo về phần hình sự của Toà án cấp phúc thẩm, Tạp chí Luật học số
04/2011.
13. Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định
trong phần thứ tư “Xét xử xử phúc thẩm” của BLTTHS.

Trần Thị Bích Ngọc 390813

Page 19



×