Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

KHẢO SÁT CHẾ PHẨM DƯỢC LIỆU TÁC DỤNG TRÊN GAN TẠI QUẬN CÁI RĂNG TP CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.74 MB, 90 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƢỢC – ĐIỀU DƢỠNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƢỢC
MÃ SỐ: 77202201

KHẢO SÁT CÁC CHẾ PHẨM NGUỒN GỐC
DƢỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG TRÊN GAN TẠI
QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cán bộ hƣớng dẫn:
DS. TRÌ KIM NGỌC



Sinh viên thực hiện:
HOÀNG THỊ THU LINH
MSSV: 4BD720401132
LỚP: LTĐH DƢỢC 9B

Cần Thơ – Năm 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƢỢC – ĐIỀU DƢỠNG


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƢỢC
MÃ SỐ: 77202201

KHẢO SÁT CÁC CHẾ PHẨM NGUỒN GỐC
DƢỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG TRÊN GAN TẠI
QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cán bộ hƣớng dẫn:
DS. TRÌ KIM NGỌC

Sinh viên thực hiện:

HOÀNG THỊ THU LINH
MSSV: 4BD720401132
LỚP: LTĐH DƢỢC 9B

Cần Thơ – Năm 2018


LỜI CẢM ƠN
-----Sau quá trình học tập tại trƣờng Đại Học Tây Đô và quá trình đi thực tế các nhà thuốc
tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ, tính đến thời điểm này, em đã kết thúc đợt thực tập và
hoàn thành bài tiểu luận tốt nghiệp với đề tài “ Khảo sát các chế phẩm nguồn gốc dƣợc
liệu có tác dụng trên gan”.

Có đƣợc kết quả này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc
đến quý Thầy, Cô thuộc khoa Dƣợc và Cô Trì Kim Ngọc giáo viên trực tiếp hƣớng
dẫn giao đề tài tận tình và truyền đạt những kiến thức, tạo mọi điều kiện cho em hoàn
thành tốt bài tiểu luận này. Em cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các anh chị tại các
nhà thuốc mà em khảo sát, cảm ơn các anh chị đã hỗ trợ em về mặt cung cấp các chế
phẩm cần thiết có liên quan đến bài tiểu luận để em có nhiều tài liệu hơn cho bài.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhƣng bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em
rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến, kinh nghiệm quý báo của Thầy, Cô để bài tiểu luận
sẽ hoàn thiện hơn nữa.
Sau cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô khoa Dƣợc Trƣờng Đại Học Tây Đô, quý anh
chị nhà thuốc đƣợc dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!


Cần Thơ, ngày…… tháng …..năm 2018
Sinh viên ký tên

Hoàng Thị Thu Linh

i


LỜI CAM ĐOAN
------


Em xin cam đoan:
1. Những nội dung trong bài tiểu luận này điều do em thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn
trực tiếp của cô Trì Kim Ngọc.
2. Mọi tham khảo dùng trong bài tiểu luận đều đƣợc trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên
trang web, tên sách.
3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá, em hoàn toàn
chịu trách nhiệm.

Cần Thơ, Ngày ……….tháng ……..năm 2018
Sinh viên ký tên

Hoàng Thị Thu Linh


ii


TÓM TẮT
-----Gan là một cơ quan của con ngƣời. Cơ quan này đóng một vai trò quan trọng trong quá
trình chuyển hóa và một số các chức năng khác trong cơ thể nhƣ dự trữ glycogen, tổng
hợp protein huyết tƣơng và thải độc. Gan đƣợc xem là nhà máy hóa chất của cơ thể vì
nó đảm trách cũng nhƣ điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh mà các phản ứng này
chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt của cơ thể mà thôi. Nhƣng dƣới nhiều hoạt động
của con ngƣời, môi trƣờng ô nhiễm và nhiều tác nhân khác lá gan của chúng ta bị tổn
thƣơng làm suy giảm chức năng của gan.

Hiện nay dƣới sự phát triển của con ngƣời và khoa học kỹ thuật việc giúp duy trì bảo
vệ cơ quan quan trọng lá gan của chúng ta không còn quá khó khăn và gần gũi với mọi
ngƣời. Việc chữa bệnh bằng thảo dƣợc là một trong những lựa chọn của nhiều ngƣời.
Thảo dƣợc thiên nhiên có ƣu điểm dễ tìm, lành tính. Chúng còn đƣợc bào chế thành
các bài thuốc thải độc, mát gan với dƣợc tính nhẹ, ít độc, ít tác dụng phụ ngoài ý
muốn. Dƣới đây là một số cây thảo dƣợc có công dụng hữu hiệu giúp giải độc gan,
mát gan, tăng cƣờng chức năng của gan: Actiso, Diệp hạ châu, Nhân trần, Mật nhân,
Cà gai leo...
Và vì vậy đề tài " Các chế phẩm có tác dụng trên gan nguồn gốc dƣợc liệu tại quận Cái
Răng, TP Cần Thơ " đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp khảo sát nhằm tìm hiểu các
chế phẩm có tác dụng trên gan nguồn gốc thảo dƣợc đƣợc kinh doanh trên địa bàn.
Qua thời gian khảo sát kết quả thu đƣợc cho thấy 100% nhà thuốc đƣợc khảo sát đều

kinh doanh các chế phẩm có tác dụng trên gan nguồn gốc từ dƣợc liệu và sự đa dạng
về mẫu mã cũng nhƣ công ty sản xuất. Đã khảo sát 18 nhà thuốc và tìm đƣợc 18 chế
phẩm. Từ đó cho thấy nhu cầu sử dụng các loại chế phẩm có nguồn gốc dƣợc liệu
trong nhân dân rất cao, là điều kiện để phát triển nuôi trồng, thu hái và chế biến dƣợc
liệu phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii

TÓM TẮT ...................................................................................................... iii
CHƢƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................ 1
CHƢƠNG II. TỔNG QUAN LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU........................... 2
1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH GAN ............................................................... 2
1.1. NÓNG GAN ............................................................................................ 2
1.2. GAN NHIỄM MỠ .................................................................................. 3
1.3. BỆNH VIÊM GAN DO SIÊU VI KHUẨN GÂY RA ......................... 3
1.4. XƠ GAN .................................................................................................. 4
1.5. UNG THƢ GAN ..................................................................................... 4
2. TỔNG QUAN VỀ DƢỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG TRÊN GAN .......... 6
2.1. CÂY ACTISO ......................................................................................... 6
2.2. CÂY NHÂN TRẦN ................................................................................ 7

2.3. CÂY DIỆP HẠ CHÂU ........................................................................... 8
2.4. CÂY CÀ GAI LEO ................................................................................ 9
2.5. CÂY BIỂN SÚC ..................................................................................... 10
2.6. CÂY BÌM BÌM BIẾC ............................................................................ 11
2.7. CÂY RAU MÁ ........................................................................................ 12
2.8. CÂY HẠ KHÔ THẢO ........................................................................... 13
2.9. CÂY THỔ PHỤC LINH ........................................................................ 14
2.10. CÂY BẠCH THƢỢC........................................................................... 15
2.11. CÂY CỎ NHỌ NỒI ............................................................................. 16
2.12. CÂY ĐẬU XANH ................................................................................. 17
2.13. CÂY MẬT NHÂN ................................................................................ 18
iv



2.14. CÂY CHÈ DÂY .................................................................................... 20
2.15. CÂY KẾ SỮA ....................................................................................... 21
2.16. CÂY NGÒ OM ..................................................................................... 22
2.17. CÂY DỨA DẠI.....................................................................................23
CHƢƠNG III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 25
1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 25
2. CÁC NHÀ THUỐC KHẢO SÁT ............................................................ 25
2.1. NHÀ THUỐC LAN THẢO ................................................................... 25
2.2. NHÀ THUỐC THANH TÙNG ............................................................. 25
2.3. NHÀ THUỐC MINH THÚY ................................................................ 25

2.4. NHÀ THUỐC MỸ NGÂN ..................................................................... 25
2.5. NHÀ THUỐC GIANG NAM ................................................................ 26
2.6. NHÀ THUỐC MỸ NGỌC..................................................................... 26
2.7. NHÀ THUỐC HỮU KHOA .................................................................. 26
2.8. NHÀ THUỐC LÊ HOÀNG ................................................................... 26
2.9. NHÀ THUỐC CÁT TƢỜNG ................................................................ 27
2.10. NHÀ THUỐC NGUYỄN KHÁNH ..................................................... 27
2.11. NHÀ THUỐC 68 .................................................................................. 27
2.12. NHÀ THUỐC HỒNG CÚC ................................................................ 27
2.13. NHÀ THUỐC GIA HƢNG ................................................................. 28
2.14. NHÀ THUỐC NGUYÊN ĐĂNG ........................................................ 28
2.15. NHÀ THUỐC HƢNG PHÚ ................................................................ 28

2.16. NHÀ THUỐC KHÁNH TRANG........................................................ 28
2.17. NHÀ THUỐC BẢO TRANG .............................................................. 29
2.18. NHÀ THUỐC ANH SƠN .................................................................... 29

v


CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN .......................... 30
1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ............................................................................ 30
1.1. BOGANIC ............................................................................................... 30
1.2. CARMANUS........................................................................................... 32
1.3. VG-5......................................................................................................... 34

1.4. BAR.......................................................................................................... 36
1.5. CHOLIVER ............................................................................................ 38
1.6. HAPPYGAN .......................................................................................... 40
1.7. CÀ GAI LEO TUỆ LINH...................................................................... 43
1.8. GIẢI ĐỘC GAN NAM DƢỢC ............................................................. 44
1.9. TONKA ................................................................................................... 45
1.10. TRÀ TAN BẢO BẢO........................................................................... 47
1.11. CHOPHYTOL. .................................................................................... 49
1.12. DIỆP HẠ CHÂU .................................................................................. 51
1.13. CHỨC NĂNG GAN BẢO NGUYÊN ................................................. 53
1.14. HERBA COOL ..................................................................................... 55
1.15. CHOBIL ............................................................................................... 58

1.16. ACTISO................................................................................................. 59
1.17. NATURENZ ........................................................................................ 60
1.18. NATURENZ LB ................................................................................... 62
2. BÀN LUẬN ................................................................................................ 64
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 66
1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 66
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 68
vi



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
HÌNH CÂY DƢỢC LIỆU
HÌNH 2.1. CÂY ACTISO ............................................................................. 6
HÌNH 2.2. CÂY NHÂN TRẦN .................................................................... 7
HÌNH 2.3. CÂY DIỆP HẠ CHÂU ............................................................... 8
HÌNH 2.4. CÂY CÀ GAI LEO..................................................................... 9
HÌNH 2.5. CÂY BIỂN SÚC .......................................................................... 10
HÌNH 2.6. CÂY BÌM BÌM BIẾC................................................................. 11
HÌNH 2.7. CÂY RAU MÁ ............................................................................ 12
HÌNH 2.8. CÂY HẠ KHÔ THẢO ............................................................... 13
HÌNH 2.9. CÂY THỔ PHỤC LINH ............................................................ 14
HÌNH 2.10. CÂY BẠCH THƢỢC ............................................................... 15

HÌNH 2.11. CÂY CỎ NHỌ NỒI .................................................................. 16
HÌNH 2.12. CÂY ĐẬU XANH ..................................................................... 17
HÌNH 2.13. CÂY MẬT NHÂN .................................................................... 18
HÌNH 2.14. CÂY CHÈ DÂY ........................................................................ 20
HÌNH 2.15. CÂY KẾ SỮA ........................................................................... 21
HÌNH 2.16. CÂY NGÒ OM ......................................................................... 22
HÌNH 2.17. CÂY DỨA DẠI ......................................................................... 23

vii


HÌNH CÁC LOẠI THUỐC KHẢO SÁT

HÌNH 4.1. BOGANIC ................................................................................... 30
HÌNH 4.2. CARMANUS ............................................................................... 32
HÌNH 4.3. VG-5 ............................................................................................. 34
HÌNH 4.4. BAR .............................................................................................. 36
HÌNH 4.5. CHOLIVER ................................................................................ 37
HÌNH 4.6. HAPPYGAN ............................................................................... 40
HÌNH 4.7. CÀ GAI LEO TUỆ LINH .......................................................... 42
HÌNH 4.8. GIẢI ĐỘC GAN NAM DƢỢC ................................................. 44
HÌNH 4.9. TONKA........................................................................................ 45
HÌNH 4.10. TRÀ TAN BẢO BẢO ............................................................... 47
HÌNH 4.11. CHOPHYTOL. ........................................................................ 49
HÌNH 4.12. DIỆP HẠ CHÂU ....................................................................... 51

HÌNH 4.13. CHỨC NĂNG GAN BẢO NGUYÊN ..................................... 53
HÌNH 4.14. HERBA COOL ......................................................................... 55
HÌNH 4.15. CHOBIL ................................................................................... 57
HÌNH 4.16. ACTISO ..................................................................................... 59
HÌNH 4.17. NATURENZ ............................................................................. 60
HÌNH 4.18. NATURENZ LB ....................................................................... 62

viii


HÌNH CÁC NHÀ THUỐC KHẢO SÁT
HÌNH PL 2.1. NHÀ THUỐC LAN THẢO ................................................. 68

HÌNH PL 2.2. NHÀ THUỐC THANH TÙNG ........................................... 68
HÌNH PL 2.3. NHÀ THUỐC MINH THÚY .............................................. 69
HÌNH PL 2.4. NHÀ THUỐC MỸ NGÂN ................................................... 69
HÌNH PL 2.5. NHÀ THUỐC GIANG NAM .............................................. 70
HÌNH PL 2.6. NHÀ THUỐC MỸ NGỌC ................................................... 70
HÌNH PL 2.7. NHÀ THUỐC HỮU KHOA ................................................ 71
HÌNH PL 2.8. NHÀ THUỐC LÊ HOÀNG ................................................. 71
HÌNH PL 2.9. NHÀ THUỐC CÁT TƢỜNG .............................................. 72
HÌNH PL 2.10. NHÀ THUỐC NGUYỄN KHÁNH ................................... 72
HÌNH PL 2.11. NHÀ THUỐC 68 ................................................................ 73
HÌNH PL 2.12. NHÀ THUỐC HỒNG CÚC .............................................. 73
HÌNH PL 2.13.NHÀ THUỐC GIA HƢNG ................................................ 74

HÌNH PL 2.14. NHÀ THUỐC NGUYÊN ĐĂNG ...................................... 74
HÌNH PL 2.15. NHÀ THUỐC HƢNG PHÚ............................................... 75
HÌNH PL 2.16. NHÀ THUỐC KHÁNH TRANG ...................................... 75
HÌNH PL 2.17. NHÀ THUỐC BẢO TRANG ............................................ 76
HÌNH PL 2.18. NHÀ THUỐC ANH SƠN .................................................. 76

ix


CHƢƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với sự phát triển của nền công nghiệp hóa dƣợc, nhiều loại thuốc mới rất
phong phú nhƣng đồng thời cũng xuất hiện nhiều tác dụng không mong muốn khi

dùng những thuốc này, do đó xu hƣớng của nhân dân nhiều nƣớc trên thế giới đang ƣa
thích trở lại là dùng các chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Việt Nam trong vùng khí hậu nhiệt đới có nguồn dƣợc liệu rất phong phú và đa dạng
nhƣ: Actiso, Diệp hạ châu, Nhân trần, Mật nhân, Cà gai leo,... Mặt khác các phƣơng
tiện phục vụ cho việc chiết xuất, phân lập các chất trong cây xác định cấu trúc hóa học
cũng nhƣ việc thử tác dụng sinh học ngày càng hiện đại, tạo điều kiện cho việc nghiên
cứu thu đƣợc kết quả cao hơn. Góp phần tiến tới tạo ra các sản phẩm từ nguồn nguyên
liệu sẵn có trong nƣớc phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Vì vậy để đáp ứng nhu cầu bổ sung các dƣợc chất có tác dụng trên gan, hiện nay các
công ty dƣợc đã nghiên cứu tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc từ dƣợc liệu nhằm đáp
ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.
Do đó, đề tài “Các chế phẩm nguồn gốc dƣợc liệu có tác dụng trên gan tại quận Cái

Răng, TP Cần Thơ” đƣợc nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
1. Tìm hiểu về bệnh gan và một số dƣợc liệu có tác dụng trên gan.
2. Khảo sát các chế phẩm có tác dụng đối với gan nguồn gốc từ dƣợc liệu trên các nhà
thuốc, ở địa bàn quận Cái Răng, tp Cần Thơ.

1


CHƢƠNG II. TỔNG QUAN LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH GAN MẬT

Gan là bộ phận nội tạng lớn nhất của cơ thể con ngƣời và đóng vai trò vô cùng quan

trọng. Vai trò chính của gan là nhà máy hóa chất của cơ thể, gan làm nhiệm vụ chuyển
hoá các chất dinh dƣỡng, thanh lọc các độc tố và tổng hợp chất mật, sản suất ra các
chất enzym cần thiết cho cơ thế. Ngoài ra gan còn giúp ổn định các cảm xúc của con
ngƣời. Gan cũng nhƣ các cơ quan khác có thể bị tàn phá bởi virut, vi khuẩn, các loại
bênh tật. Dƣới đây là các bệnh thƣờng hay gặp ở gan ( Trang web của công ty dƣợc
Eupharma, 24/5/2018 ).
Gan dễ gặp phải các bệnh nhƣ nóng gan, viêm gan, xơ gan, ung thƣ gan ( Trang web
của công ty dƣợc Eupharma, 24/5/2018 ).

1.1. Nóng gan
Đây là bênh khá phổ biến đặc biệt là ở nƣớc ta. Nóng gan là hiện tƣợng rối loạn chức
năng gan do quá trình sinh nhiệt trong gan quá cao. Nguyên nhân phổ biến là da uống

quá nhiều rƣợu bia, căng thẳng, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, … ( Trang web của công ty
dƣợc Eupharma, 24/5/2018 ).
Ngƣời bị nóng gan thƣờng có triệu chứng nhƣ nổi mẩn ngứa, táo bón, ợ nóng, khó
chịu, mất ngủ, ngủ không đƣợc sâu giấc hay tỉnh dậy ban đêm. Nóng gan nếu đƣợc
ngăn chặn kịp thời sẽ không để lại hậu quả gì, ngƣời bị nóng gan có thể dùng các loại
2


hỗ trợ gan thanh nhiệt giải độc, đặc biệt là nên có chế độ ăn uống khoa học, biết mình
nên ăn gì và không nên ăn gì, tránh đồ ăn cay nóng và nhiều chất kích thích (Trang
web của công ty dƣợc Eupharma, 24/5/2018 ).


1.2. Gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lƣợng mỡ tích tụ trong gan chiếm quá 5% trọng lƣợng của
gan, đây là bệnh hay gặp ở lối sống hiện đại. Gan nhiễm mỡ có thể thấy ở bất kỳ
những ai có lối sống thiếu khoa học, ít vận động và ăn uống bất hợp lý. Ngƣời bị gan
nhiễm mỡ sẽ dẫn đến chức năng gan bị suy yếu, Nếu không chữa trị sẽ là biểu hiện
của nhiều bệnh khác đặc biệt là xơ gan (Trang web của công ty dƣợc Eupharma,
24/5/2018 ).
Ngƣời bị gan nhiễm mỡ có thể gặp các triệu chứng nhức đầu thƣờng xuyên, đau nửa
đầu, đau ở vùng bụng, dễ chóng mặt, thiếu năng lƣợng, mất ngủ, trầm cảm, căng
thẳng, rất dễ xúc động, dễ khó chịu, đau bụng hành kinh, cholesterol cao, hội chứng
ruột kích thích, vấn đề tuyến giáp, … ( Trang web của công ty dƣợc Eupharma,
24/5/2018.


1.3. Bệnh viêm gan do siêu vi khuẩn gây ra
Viêm gan là hiện tƣợng sƣng gan nó vô cùng nguy hiểm nếu không đƣợc phát hiện kịp
thời sẽ phá hoại lá gan của bạn. Hiện nay, khoa học đã phát hiện và đƣa ra 5 chủng
bệnh về gan do siêu vi khuẩn gây ra đó là A, B, C, D, E ( Trang web của công ty dƣợc
Eupharma, 24/5/2018 ).
Viêm gan A: Là trƣờng hợp nhiễm siêu vi khuẩn HAV, ngƣời nhiễm viêm gan A
thƣờng khỏi hoàn toàn mà không gây vấn đề nghiêm trọng. Ngƣời nhiễm viêm gan A
thƣờng do thực phẩm và nƣớc nhiễm bẩn hoặc tiếp xúc gần với ngƣời nhiễm HAV (
Trang web của công ty dƣợc Eupharma, 24/5/2018 ).
Viêm gan B: Do siêu vi khuẩn HBV-DNA truyền nhiễm gây bệnh, là loại bệnh lây
nhiễm. Ngƣời nhiễm viêm gan B nếu không đƣợc hỗ trợ và điều trị kịp thời rất dễ dẫn

đến xơ gan, ung thƣ gan. Hiện tại, chỉ có phƣơng pháp duy nhất là xét nghiệm máu để
biết mình có bị bệnh hay không. Viêm gan B lây qua con đƣờng máu, tình dục và mẹ
sang con, và sử dụng các vật dùng thiếu vệ sinh nhƣ dao cạo, bàn chải … ( Trang web
của công ty dƣợc Eupharma, 24/5/2018 ).
Viêm gan C: Cũng nhƣ viêm gan B, viêm gan C cũng là bệnh lây nhiễm do siêu vi
khuẩn RNA kỳ lạ với khả năng thay đổi đặc tính di truyền một cách nhanh chóng và
dễ dàng. So với viêm gan B thì viêm gan C ít gặp hơn, ở Việt Nam và cũng chƣa có
3


thuốc đặc trị, viêm gan C nếu không đƣợc phát hiện cũng sẽ dẫn đến xơ gan, ung thƣ
gan ( Trang web của công ty dƣợc Eupharma, 24/5/2018 ).

Viêm gan D: Đây là bệnh truyền nhiễm có điều kiện, nó chỉ lây nhiễm đối với ngƣời
nhiễm viêm gan B, nó chỉ lây qua con đƣờng máu và sinh lý . Hiện tại, đã có thuốc đặc
trị viêm gan D là Interferon alpha. Khi ngƣời nhiễm cả 2 loại bệnh viêm gan B và D
nếu không đƣợc chữa trị cả 2 loại siêu vi khuẩn này sẽ cùng tấn công lá gan của bạn và
hậu quả nhƣ xơ gan, ung thƣ gan sẽ trong khoảng thời gian rất ngắn ( Trang web của
công ty dƣợc Eupharma, 24/5/2018 ).
Viêm gan E: Cũng nhƣ viêm gan A, đây là bệnh dễ lây nhiễm qua thức ăn và nƣớc
nhiễm khuẩn. Bệnh không để lại hậu quả nghiêm trọng, đa số là không cần chữa trị và
sẽ khỏi sau một thời gian, tuy nhiên riêng đối với phụ nữ có thai nếu không đƣợc phát
hiện có thể dẫn tới hƣ thai hoặc sinh ra bệnh ác tính có thể chết nếu không đƣợc ghép
gan kịp thời ( Trang web của công ty dƣợc Eupharma, 24/5/2018 ).


1.4. Xơ gan
Xơ gan là bệnh mà các mô tế bào khỏe đƣợc thay bằng mô sẹo làm giảm hoặc mất
hoàn toàn chức năng gan. Các nguyên nhân thƣờng gây ra xơ gan bao gồm sử dụng
các chất kích thích đặc biệt là rƣợu bia, do gan nhiễm mỡ và do virut viêm gan gây ra (
Trang web của công ty dƣợc Eupharma, 24/5/2018 ).
Xơ gan ở giai đoạn đầu thƣờng không có triệu chứng, về sau tùy thuộc từng mức độ có
các biểu hiện của hội chứng suy tế bào gan, hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bệnh
nhân mệt mỏi, kém ăn, vàng da, da sạm, dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng, phù,
cổ trƣớng, suy giảm chức năng tình dục… nặng hơn có những triệu chứng của biến
chứng nhƣ nôn ra máu và đi ngoài phân đen do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, hôn mê
gan, suy thận, các biểu hiện nhiễm khuẩn hoặc do xơ gan ung thƣ hóa… ( Trang web
của công ty dƣợc Eupharma, 24/5/2018 ).

Hiên nay, các tồn thƣơng trong xơ gan chƣa có biện pháp điều trị triệt để nhƣng hoàn
toàn có thể ngăn cản và làm chậm quá trình phát triển của nó nếu đƣợc điều trị một
cách thích hợp ( Trang web của công ty dƣợc Eupharma, 24/5/2018 ).

1.5. Ung thƣ gan
Ung thƣ gan là bệnh không có nguyên nhân rõ ràng, hiện tại khoa học vẫn chƣa đƣa ra
đƣợc nguyên nhân chính xác gây bệnh. Tuy nhiên, tỉ lệ ngƣời mắc bệnh ung thƣ gan
cao rơi vào những ngƣời bị viêm gan B mãn tính, xơ gan, di truyền, bị bệnh tiểu
đƣờng, béo phì. Ngƣời bị bệnh ung thƣ gan thƣờng không có biểu hiện trong giai đoạn
4



đầu nhiễm bệnh. Thậm chí đến giai đoạn cuốingƣời bệnh mới có cảm giác mệt mỏi,
chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân … ( Trang web của công ty dƣợc Eupharma,
24/5/2018 ).
Điều đáng nói là ngƣời dân vẫn còn chủ quan khi gặp các triệu chứng nhƣ đau sƣờn
bụng, mệt mỏi, giảm cân, chán ăn… vì chỉ nghĩ đó là các bệnh bình thƣờng và không
đi khám, xét nghiệm dẫn đến không có biện pháp đối phó kíp thời để ngăn chặn diễn
biến tình trạng của bệnh ( Trang web của công ty dƣợc Eupharma, 24/5/2018 ).
Hãy bảo vệ lá gan của bạn bằng cách: Khám định kì 3-6 tháng một lần để biết và ngăn
chặn điều trị kịp thời các bệnh về gan. Tiêm vắc xin gan đầy đủ và thực hiện ăn uống
khoa học, không sử dụng cung các vật dụng nhƣ dao cạo, bàn chải… để tránh lây
nhiễm các bệnh về máu và gan. Ăn uống một cách điều độ nhiều rau xanh trái cây,
tránh các thức ăn cay nóng, các chất kích thích, rƣợu bia thuốc lá, thức khuya, strees,

tránh tiếp xúc với môi trƣờng đôc hại...Khi gặp các vấn đề về gan nên đến các bệnh
viện và phòng khám uy tín để đƣợc tƣ vấn và điều trị đúng cách (Trang web của công
ty dƣợc Eupharma, 24/5/2018 ).

5


2. TỔNG QUAN VỀ DƢỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG TRÊN GAN MẬT
2.1. Cây Actiso ( Đỗ Tất Lợi, 2009 ).
2.1.1. Tên khoa học: Cynara scolymus L.
2.1.2. Họ: Cúc Asteraceae.


Hình 2.1. Cây actiso ( https: Cây thuốc quý Hòa Bình, 24/5/2018 ).

2.1.3. Mô tả: Cây Actiso cao gần 1m hay hơn, có khi tới hơn 2m, trên thân và lá có
lông trắng nhƣ bông. Lá to mọc cách, phiến lá bị khía sâu, có gai, mặt dƣới có lông
trắng. Cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt. Lá bắc ngoài của cụm hoa dầy và nhọn. Phần
gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn đƣợc.

2.1.4. Phân bố: Cây đƣợc di thực và trồng ở nƣớc ta, nhiều nhất ở Đà Lạt, Sapa, Tam
Đảo. Có thể trồng đƣợc ở đồng bằng.

2.1.5. Bộ phận dùng: Lá, hoa.
2.1.6. Thu hái: Lá hái vào lúc cây sắp hoặc đang ra hoa.

2.1.7. Bào chế: Rọc bỏ sống lá, sấy hay phơi khô.
2.1.8. Thành phần hóa học: Xynarin, inulin, inulinaza, tanin, muối kali, muối
magiê, muối natri.

2.1.9. Công dụng: Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, actiso dùng làm thuốc
thông tiểu tiện, thông mật, các bệnh yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên,
sƣng khớp xƣơng. Nhuận và tẩy máu nhẹ đối với trẻ em.

2.1.10. Cách dùng, liều dùng: Lá tƣơi và khô dùng dƣới hình thức thuốc sắc 5 10% hoặc cao lỏng 2 - 10g trong một ngày. Có khi chế thành cao mềm hay khô để chế
thuốc viên, thuốc tiêm dƣới da hay mạch máu. Có khi đƣợc chế thành dạng cao lỏng
6



đặc biệt dùng dƣới hình thức giọt. Ngày uống 1 - 3 lần, mỗi lần 10 - 40 giọt. Tại miền
Nam ở các chợ, ngƣời ta còn bán cả thân và rễ actiso thái mỏng phơi khô với cùng
công dụng nhƣ lá.

2.2. Cây Nhân trần ( Đỗ Tất Lợi, 2009 ).
2.2.1. Tên khoa học: Adenosma caeruleum B. Br,
2.2.2. Họ: Hoa Mõm chó Scrophulariaceae.

Hình 2.2. Cây Nhân trần ( https: Cây thuốc quý Hòa Bình, 24/5/2018 ).

2.2.3. Mô tả: Là một loại cỏ mọc hoang, sống hằng năm cao 0,3 - 1m, thân tròn,

màu tím trên có lông trắng mịn, ít phân cành. Lá mọc đối hình trứng, đầu lá dài và
nhọn, mép có răng cƣa to, mặt trên và mặt dƣới đều nhiều lông mịn, phiến lá dài 3 8cm, rộng 1 - 3,5cm, gân nổi rõ ở mặt dƣới, cuống 5 - 10mm. Toàn thân và lá vò có
mùi thơm. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá hay thành chùm bông ở đầu cành. Đài hình
chuông xẻ thành 5 thùy sâu. Tràng màu tím xanh dài 10 - 14mm, môi trên hình lƣỡi,
môi dƣới xẻ thành 5 thùy đều nhau. Quả nang hình trứng, dài bằng đài, nhiều hạt nhỏ.

2.2.4. Phân bố: Nhân trần thƣờng mọc hoang ở những đồi, những ruộng vùng trung
du miền Bắc, nhiều nhất tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh. Ở các tỉnh
phía Nam có nhân trần tía mọc xen với bồ bồ. Còn mọc ở Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia.

2.2.5. Bộ phận dùng: Toàn cây bỏ rễ.
2.2.6. Thu hái: Thƣờng thu hái vào mùa hè khi cây đang ra hoa.

2.2.7. Bào chế: Phơi hay sấy khô, bó thành từng bó dài 25 - 30cm, đƣờng kính 5 6cm, trọng lƣợng 40 - 60g, gồm chừng 20 cây mang hoa buộc lại thành một bó. Có khi
bó thành bó lớn hơn.
7


2.2.8. Thành phần hóa học: Trong nhân trần có saponin tritecpenic, flavonozit, acid
nhân thơm, cumarin và tinh dầu.

2.2.9. Công dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp, dùng chữa thân thể nóng, da vàng ngƣời
vàng, tiểu tiện không tốt, bệnh gan.

2.2.10. Cách dùng và liều dùng: Ngày dùng 4 - 6g, có khi tới 20g dƣới hình thức

thuốc sắc, siro, thuốc pha hay thuốc viên.

2.3. Cây Diệp hạ châu ( Đỗ Tất Lợi, 2009 ).
2.3.1. Tên khoa học: Phyllanthus amarus schum et Thonn.
2.3.2. Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae.

Hình 2.3. Cây Diệp hạ châu ( https: Cây thuốc quý Hòa Bình, 24/5/2018 ).

2.3.3. Mô tả: Cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng. Lá thuôn
hay hình bầu dục ngƣợc, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực
mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuốn rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục
ngƣợc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dƣới các cành. Quả nang không có cuốn, hạt hình

3 cạnh. Cây mọc hoang ở khắp nơi, trong nƣớc cũng nhƣ khác nơi trong các vùng
nhiệt đới.

2.3.4. Phân bố: Mọc ở khắp các tỉnh thành trên cả nƣớc, rất dễ mọc và dễ trồng.
Cách nhân giống: bằng hạt, chỉ cần rãi hạt lên luống, sau một tuần là cây phát triển rất
mạnh.

2.3.5. Bộ phận dùng: Toàn cây rễ lá đều dùng đƣợc.
8


2.3.6. Thu hái: Cây thu hái quanh năm, nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 10 hàng

năm. Khi thu hái ngƣời dân nhổ toàn bộ cây.

2.3.7. Bào chế: Phơi hay sấy khô,toàn bộ cây về rữa sạch đất cát bám vào rễ sau đó
băm thành từng đoạn ngắn.

2.3.8. Thành phần hóa học: Lá khô chứa các chất đắng hypophyllanthin 0,05%,
phyllathin 0,35%. Trong cây có niranthin, nirtetralin, phylteralin. Ngoài ra trong cây
còn có lignan, flavonoid, alcaloid.

2.3.9. Công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm gan B, ổn định chức năng gan, mát gan giải
độc gan, hạ men gan, bảo vệ gan giải độc bia rƣợu. Tác dụng tán sỏi thận rất hiệu quả.


2.3.10. Cách dùng và liều dùng: Ngày dùng 30gram sắc uống trong ngày.
2.4. Cây Cà gai leo ( Đỗ Tất Lợi, 2009 ).
2.4.1. Tên khoa học: Solanum hainanense-Hance Solanaceae.
2.4.2. Họ: Thuộc họ cà Solanaceae.

Hình 2.4. Cây Cà gai leo ( https: Cây thuốc quý Hòa Bình, 24/5/2018 ).

2.4.3. Mô tả: Cà gai leo thuộc họ gai leo nhỡ, thân dài 0,6-1m hay hơn, rất nhiều gai,
cành xòe rộng, trên phủ lông hình sao. Lá hình trứng hay thuôn, phía gốc lá hình rìu
hay hơi ròn, mép nguyên hay hơi lƣợn và khía thùy, hai mặt nhất là mặt dƣới phủ lông
nhạt, phiến dài 3-4cm, rộng 12-20mm, có gai cuống dài 4-5mm. Hoa màu trắng, nhị
vàng, gộp thành sim 2-5 hoa. Quả hình cầu khi chín có màu vàng, bóng nhẵn, đƣờng

kính 5-7mm. Hạt màu vàng hình thận, có mạng dài 5-7mm. Hoa tháng 4-5, quả tháng
7-9.

9


2.4.4. Phân bố: Cà gai leo chủ yếu phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh
miền Trung và một số nơi miền Nam.

2.4.5. Bộ phận dùng: Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ
phơi hay sấy khô, có khi dùng tƣơi.


2.4.6. Thu hái: Cây đƣợc thu hái quanh năm để sử dụng làm thuốc.
2.4.7. Bào chế: Phơi hay sấy khô, cắt ngắn sau đó sao vàng.
2.4.8. Thành phần hóa học: Rễ cây có chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác
nhƣ ancaloit, glycoancaloit...có khả năng bảo vệ gan rất tốt.

2.4.9. Công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm gan B, ổn định chức năng gan, mát gan giải
độc gan, hạ men gan, bảo vệ gan giải độc bia rƣợu. Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan. Rễ cây
dùng làm thuốc điều trị phong thấp, đau nhức răng , chảy máu chân răng, điều trị say
rƣợu giải rƣợu.

2.4.10. Cách dùng và liều dùng: Ngày dùng 40gram hãm nƣớc sôi hoặc sắc uống.
2.5. Cây Biển súc ( Đỗ Tất Lợi, 2009 ).

2.5.1. Tên khoa học: Herba polygoni Avicularis.
2.5.2. Họ: Hoa Rau răm Polygonaceae.

Hình 2.5. Cây Biển súc ( https: Cây thuốc quý Hòa Bình, 24/5/2018 ).

2.5.3. Mô tả: Cây thảo một năm cao 10-30 cm thân và cành mọc tỏa tròn, gần sát đất,
thân màu xanh lá cây hoặc tím đỏ. Lá đơn rất nhỏ, mép nguyên, hình mũi mác thuôn,
mọc so le, cuốn rất ngắn, có bẹ chìa. Hoa nhỏ màu hồng nhạt tụ họp 3-4 cái nách lá.
Quả bế 3 cạnh chứa một hạt đen.
10



2.5.4. Phân bố: Mọc hoang ở nơi ruộng ẩm, lòng suối cạn, cây dễ trồng và có khắp
cả nƣớc.

2.5.5. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất của cây.
2.5.6. Thu hái: Cây thu hái quanh năm, thu hái toàn cây kể cả rễ vào mùa xuân và hạ,
phơi nắng hay sấy khô.

2.5.7. Bào chế: Dùng sống hay sao vàng cho thơm.
2.5.8. Thành phần hóa học: Trong rau đắng có 0,35% chất tanin, 900mg vitamin C
ở cao đắng khô, 39% caroten, flavonozit avicularin, ngoài ra còn có tinh dầu, nhựa
sáp.


2.5.9. Công dụng: Thuốc có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, hạ áp. Thuốc có tác dụng ức
chế trực khuẩn và một số nấm ngoài da.

2.5.10. Cách dùng và liều dùng: Ngày dùng 10-15g sắc uống trong ngày.
2.6. Cây Bìm bìm biếc ( Đỗ Tất Lợi, 2009 ).
2.6.1. Tên khoa học: Ipomoeanil.
2.6.2. Họ: Hoa Bìm bìm Convolvulaceae.

Hình 2.6. Cây Bìm bìm biếc ( https: Cây thuốc quý Hòa Bình, 24/5/2018 ).

2.6.3. Mô tả: Bìm bìm biếc có dây leo bằng thân quấn, thân mảnh, có lông. Lá ba
thùy nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dƣới, dài 14cm, rộng 12cm,

cuống dài 5-9cm. Hoa màu hồng tím hay lam nhạt. Quả nang hình cầu nhẵn, có 3
ngăn, 2-4 hạt, ba cạnh lƣng khum, hai bên dẹt nhẵn, nhƣng ở tể hơi có lông, màu đen
hay trắng tùy theo thứ.
11


2.6.4. Phân bố: Mọc hoang ở nhiều nơi.
2.6.5. Bộ phận dùng: Dùng hạt đã phơi khô.
2.6.6. Thu hái: Thu hoạch khoảng tháng 7-10. Quả chín, hái về đập lấy hạt phơi khô.
2.6.7. Bào chế: Quả sao vàng thơm.
2.6.8. Thành phần hóa học: Có glycozit.
2.6.9. Công dụng: Thanh nhiệt, chữa phù thủng, thông đại tiện, chữa táo bón.

2.6.10. Cách dùng và liều dùng: Ngày dùng 4 - 6g, có khi tới 20g tùy bệnh.
2.7. Cây Rau má ( Đỗ Tất Lợi, 2009 ).
2.7.1. Tên khoa học: Centenlla asiatica Urban.
2.7.2. Họ: Hoa hoa tán Apiaceae.

Hình 2.7. Cây Rau má ( https: Cây thuốc quý Hòa Bình, 24/5/2018 ).

2.7.3. Mô tả: Thân cây rau má gầy và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay lục
ánh đỏ, có rễ ở các mấu. Lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn,
kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lƣới hình chân vịt. Các lá mọc từ cuống dài
khoản 5-20cm. Bộ rễ bao gồm các thân rễ mọc thẳng đứng. Hoa và quả rau má có màu
trắng hoặc phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ tròn. Quả có hình mắc lƣới dày đặc. Quả

chín sau 3 tháng và toàn bộ cây bao gồm cả rễ đƣợc thu hái thủ công.

2.7.4. Phân bố: Có khoản 40 loài, phân bố ở Nam và Đông Nam Châu Á. Ở Việt
Nam, rau má mọc tự nhiên khắp nơi, ƣa ẩm. Mùa hoa quả tháng 4-6.

2.7.5. Bộ phận dùng: Toàn cây.
12


2.7.6. Thu hái: Thƣờng thu hái quanh năm, ngƣời ta thƣờng nhổ cả cây, lấy cả rể về
sử dụng. Từ tháng 4-6 là thời điểm cây phát triển mạnh cho chất lƣợng tốt nhất.


2.7.7. Bào chế: Phơi hay sấy khô, ăn sống.
2.7.8. Thành phần hóa học: Trong rau má có chứa hoạt chất chính là saponin.
2.7.9. Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, mát gan, điều trị rôm sảy mẩn
ngứa. Hạ huyết áp.

2.7.10. Cách dùng và liều dùng: Rau má rửa sạch ăn sống, luộc hoặc nấu canh ăn.
Hoặc lấy 30-40g rau má tƣơi rửa sạch giã nát vắt lấy nƣớc uống trong ngày.

2.8. Cây Hạ khô thảo ( Đỗ Tất Lợi, 2009 ).
2.8.1. Tên khoa học: Brunella.
2.8.2. Họ: Hoa môi Lamiaceae.


Hình 2.8. Cây Hạ khô thảo ( https: Cây thuốc quý Hòa Bình, 24/5/2018 ).

2.8.3. Mô tả: Là cây sống dai có thân vuông màu tím đỏ, lá mọc đối hình trứng hay
hình mác dài mép nguyên hoặc hơi có răng cƣa, có ít lông ở thân và lá. Cụm hoa mọc
ở đầu cành, cánh hoa màu tím nhạt hình môi. Quả nhỏ cứng.

2.8.4. Phân bố: Loài cây của các vùng Âu, Á ôn đới, ở Việt Nam cây này phát hiện
đƣợc ở Lào Cai, Vĩnh phúc, Hà Giang vào các tháng 4-5-6 rất nhiều.

2.8.5. Bộ phận dùng: Dùng hoa và quả phơi sấy khô, có ngƣời còn dùng cả bộ phận
trên mặt đất về phơi hay sấy khô để dùng.


2.8.6. Thu hái: Thu hái vào mùa hạ khi một số quả dã chín thì hái cành mang hoa và
quả sấy khô hay phơi khô.
13


2.8.7. Bào chế: Phơi hay sấy khô.
2.8.8. Thành phần hóa học: Hạ khô thảo chứa alcaloid tan trong nƣớc, 3,5% muối
vô cơ, tinh dầu. Chất đắng.

2.8.9. Công dụng: Thanh can hóa, tán uất kết, tiêu ứ sáng mắt, làm thuốc chữa loa
dịch, giải trừ nhiệt độc ở cơ tử cung và âm hộ.


2.8.10. Cách dùng và liều dùng: Ngày dùng 8-16g dạng thuốc sắc, dùng riêng
hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

2.9. Cây Thổ phục linh ( Đỗ Tất Lợi, 2009 ).
2.9.1. Tên khoa học: Smilax glabra Roxb.
2.9.2. Họ: Họ Hành tỏi Similacaceae.

Hình 2.9. Cây Thổ phục linh ( https: Cây thuốc quý Hòa Bình, 24/5/2018 ).

2.9.3. Mô tả: Là một loài cây leo, thân mềm, không gai thuộc họ hành tỏi. Lá hình
trứng, gốc lá hơi hành tim, mọc so le, có cuống dài, mang tua cuốn. Cụm hoa hình
táng, mọc ở kẻ lá, có cuống dài. Hoa màu hồng hoặc điểm chấm đỏ gồm hoa đực và

hoa cái riêng biệt. Quả hình tròn, đƣờng kính 8 đến 10mm, khi chín thƣờng có màu
đen, quả có 2 đến 4 hạt hình trứng.

2.9.4. Phân bố: Cây thƣờng mọc hoang ở rừng núi nƣớc ta ở cả ba miền Bắc, Trung,
Nam.

2.9.5. Bộ phận dùng: Rễ củ đƣợc thu hái làm thuốc.
2.9.6. Thu hái: Thƣờng thu hái vào tháng 10 ngƣời dân vào rừng đào lấy củ về rửa
sạch, thái mỏng phơi hoặc sao khô làm thuốc.
14



×