Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bức thư của Tổng Pháp gửi các thầy, các cô những người làm nghề GD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.35 KB, 4 trang )


Thưa các vị,
Nhân dịp khai trường đầu tiên từ khi được bầu làm Tổng thống, cho phép tôi được trao đổi
với các vị về tương lai của con em chúng ta.
Tôi rất muốn được nói với các vị về tương lai con em chúng ta. Tương lai của các em đang
nằm trong tay của mỗi một người trong số các các vị, những người có trách nhiệm đào tạo,
hướng dẫn bảo vệ tâm hồn và tình cảm chưa phát triển toàn diện, chưa được chín chắn, còn
đang hình thành, còn mỏng manh, yếu ớt và dễ bị tổn thương của trẻ. Các vị có trách nhiệm
giúp đỡ trẻ phát triển khả năng trí tuệ, tình cảm đạo đức, thể lực từ lúc trẻ còn thơ bé cho đến
lúc trưởng thành. Đây là một trong những trách nhiệm nặng nề nhất nhưng cũng là trách
nhiệm đẹp đẽ và vinh quang nhất.
Giúp cho trí tuệ và tình cảm phát triển và tìm thấy đường đi thì còn gì cao cả và đẹp đẽ hơn?
Nhưng cũng có gì khó khăn hơn thế? Bởi bên cạnh niềm tự hào được thấy trẻ lớn lên, tính
cách và suy luận của trẻ tự khẳng định, bên cạnh niềm hạnh phúc được truyền cho trẻ những
gì mỗi chúng ta cho là quý giá nhất trong chúng ta, luôn tồn tại sự e ngại rằng chúng ta kìm
hãm một tài năng, sợ đà phát triển bị chặn đứng, sợ chúng ta quá dễ dãi hoặc quá nghiêm
khắc, sợ không hiểu những suy nghĩ thầm kín của trẻ, những điều trẻ thể hiện và cả những
điều trẻ có khả năng thực hiện.
Một sự đảo chiều đáng buồn
Giáo dục là sự dung hòa giữa hai hoạt động trái ngược nhau: Một là giúp mỗi đứa trẻ tìm
thấy con đường riêng của các em, và hai là khắc sâu vào tâm trí các em những gì mà chính
bản thân chúng ta tin là lẽ phải, thật và đẹp.
Người lớn khi đối xử với một đứa trẻ đang lớn cần lưu ý: Không được bóp nghẹt tính cách
của trẻ mà phải nỗ lực giáo dục. Mỗi một đứa trẻ, mỗi một thiếu niên đều là những cá nhân
thực sự, các em cũng có tính cách riêng, suy nghĩ riêng, cảm nhận riêng. Các em phải có
quyền giãi bày những suy nghĩ hay cảm giác đó. Nhưng chúng cũng phải học hỏi thêm.
Nhiều năm nay, giáo dục đã bỏ qua cá tính của trẻ. Tất cả trẻ em đều phải chui vào một
khuôn mẫu duy nhất, phải học những thứ giống nhau, tại cùng thời điểm, bằng phương pháp
giống nhau. Kiến thức đã được đặt lên trên hết thảy. Cách giáo dục kiểu này cũng có tầm vóc
của nó. Đòi hỏi và khắt khe khiến học sinh tiến lên, hướng học sinh vượt quá niềm mong đợi
của chính bản thân chúng dù bản thân các em có muốn hay không.


Yêu cầu và tính chất khắt khe của nền giáo dục này đã biến nó thành một nhân tố mạnh mẽ
của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, nhiều đứa trẻ phải chịu đựng nó, và cảm thấy chính bản
thân mình bị loại khỏi những lợi ích của nền giáo dục này. Điều này không phải vì các em
không có tài năng hay không có khả năng học, không có khả năng hiểu biết, mà vì sự cảm
nhận của các em, trí thông minh hay tính cách của các em không phù hợp với khuôn khổ duy
nhất mà chúng ta áp đặt cho mọi trẻ em.
Như một kiểu phản ứng, từ vài thập kỉ nay, chính tính cách của trẻ mới được xem là trung
tâm của nền giáo dục thay vì kiến thức.
Coi trọng hơn những gì đặc biệt trong một đứa trẻ, những gì có thể giúp trẻ thể hiện cá nhân,
tính cách tâm lý của các em là cần thiết và đáng được hoan nghênh. Điều quan trọng là giúp
trẻ thể hiện phần tốt đẹp nhất, điểm mạnh của các em và sửa đổi những điểm yếu. Nhưng nếu
chúng ta coi trọng quá mức những điều này, quá sợ hãi rằng có thể cản trở trẻ phát triển tính
cách, và chỉ còn nhìn thấy giáo dục qua lăng kính tâm lý, chúng ta sẽ lại rơi vào một thái cực
khác. Thái cực không truyền đạt đầy đủ kiến thức.
Trong quá khứ, giáo dục tập trung quá nhiều vào văn hóa mà không mấy chú trọng vào yếu
tố tự nhiên. Nhưng ngày nay có lẽ giáo dục lại chú ý quá nhiều đến yếu tố tự nhiên và không
chú tâm đầy đủ vào văn hóa. Xưa kia, chúng ta quá đề cao việc truyền đạt tri thức và những
giá trị của nó. Còn ngày nay, ngược lại, chúng ta lại không coi trọng nó đúng mức.
Kết quả là, quyền hạn của giáo viên bị suy yếu. Quyền hạn của các bậc cha mẹ và trường học
cũng vậy.
Văn hóa chung được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời ngày càng phong phú
hơn đã bị lung lay đến mức chúng ta khó giao tiếp với nhau hơn, khó hiểu nhau hơn. Thất bại
học đường đã đến mức không thể chấp nhận được.
Sự bất bình đẳng về mặt tri thức và văn hóa đã gia tăng khi khắp nơi trên thế giới, xã hội kiến
thức áp đặt lôgic, tiêu chí và đòi hỏi của nó. Cơ hội thăng tiến trong xã hội bị thu nhỏ lại đối
với những đứa trẻ trong những gia đình không có điều kiện học những gì mà trong trường
học không dạy chúng.
Tuy nhiên, sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta tìm cách khơi gợi lại thời hoàng kim chưa bao giờ tồn
tại của giáo dục, văn hóa và tri thức. Mỗi giai đoạn có những chờ đợi của riêng nó.
Chúng ta sẽ không tái tạo trường học của nền Cộng Hòa thứ Ba hay những ngôi trường thời

cha mẹ chúng ta hoặc như của chính chúng ta. Điều chúng ta cần làm là vượt qua thách thức
của nền kinh tế tri thức và của cuộc cách mạnh thông tin.
Điều chúng ta cần làm là xây dựng những nguyên lý của nền giáo dục thế kỷ 21, những
nguyên lý không thể làm hài lòng nguyên lý của ngày hôm qua và lạI càng không phảI của
ngày hôm kia.
Chúng ta muốn con cái chúng ta trở thành những người như thế nào? - Những người đàn ông,
những người đàn bà tự do, luôn muốn tìm hiểu cái đẹp và sự vĩ đại, có tấm lòng nhân hậu,
mạnh mẽ, biết yêu và nghĩ cho chính bản thân mình nhưng cũng mở lòng với tất cả mọi
người, học được một nghề và có thể tự nuôi sống bản thân.
Vai trò của chúng ta không phải là giúp trẻ mãi mãi chỉ là trẻ, hay thậm chí trở thành những
đứa trẻ cao lớn, mà phải giúp chúng trở thành người lớn, trở thành những công dân . Tất cả
chúng ta đều là những nhà giáo dục.
Các em có tài làm được những điều mà các em tưởng là xa vời...
Giáo dục là công việc khó, để đến đích, thường phải bắt đầu lại từ đầu, không bao giờ được
nản lòng, không bao giờ được ngần ngại yêu cầu. Mỗi một đứa trẻ đều có một khả năng tiềm
ẩn chỉ cần được khám phá. Mỗi đứa trẻ đều có một trí thông minh riêng chỉ cần được phát
triển. Chúng ta phải tìm. Chúng ta phải hiểu được khả năng và trí thông minh ấy. Cũng như
đòi hỏi với trẻ, nhà giáo dục cũng phải có đòi hỏi với chính bản thân mình.
Mục đích không phải là vạch ra một lượng tri thức tối thiểu chúng ta bắt trẻ phải lĩnh hội
được, cũng không phải nhấn chìm trẻ dưới dòng chảy của nguồn thông tin quá nhiều đến nỗi
chúng không thể tiếp thu được thông tin nào. Mục đích của chúng ta là phải cố gắng truyền
đạt cho mỗi đứa trẻ một lượng kiến thức tối đa chúng có thể tiếp thu trong lúc khuyến khích
tối đa các em có được khát khao học tập, ham muốn hiểu biết, mở rộng tâm hồn, và hiểu về
giá trị của sự nỗ lực. Sự tự tin chính là động lực chính của phương pháp giáo dục này.
Làm cho mỗi trẻ em, mỗi thiếu niên của đất nước chúng ta khám phá ra rằng các em có tài
làm được những gì mà trước đây các em cứ tưởng rất xa với với mình, theo tôi đó là triết lý
của sự chuyển đổi cơ bản của hệ thống giáo dục của chúng ta.
Sống không phải là mọi thứ đều được phép làm!
Vì chúng ta yêu thương và tôn trọng con cái, nên phải luôn luôn dạy dỗ, giáo dục để làm cho
các em phát triển lên, đừng bao giờ xem thường các em, làm cho tài năng thui chột đi. Vì

tình yêu và tôn trọng con cái nên chúng ta không thể từ bỏ trách nhiệm phải giáo dục các em
từ khi các em gặp những khó khăn đầu tiên. Không phải vì trẻ con khó tập trung, không học
một cách nhanh chóng và thường gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài học mà các em bị tước
bỏ kho tàng kiến thức. Thiếu kho tàng ấy, chúng sẽ không bao giờ trở thành những người
thực sự tự do.
Vì tình yêu và tôn trọng con cái, chúng ta có nghĩa vụ dạy cho các em biết khắt khe với chính
bản thân mình, phát triển lên một tầm cao mới, rằng mọi nền văn minh đều dựa trên trật tự
những giá trị, rằng học sinh thì không bình đẳng với giáo viên. Chúng ta có nghĩa vụ dạy cho
trẻ biết rằng không ai có thể sống mà không e dè, không bao giờ có tự do mà không đi kèm
với một luật lệ nào đó.
Chúng ta sẽ trở thành những nhà giáo dục như thế nào nếu không dạy cho con trẻ phân biệt
được cái gì tốt và cái gì xấu, điều được làm và điều cấm kỵ? Chúng ta sẽ trở thành những nhà
giáo dục như thế nào nếu không có khả năng trừng phạt con khi chúng làm điều sai trái? Trẻ
nhỏ sẽ luôn khẳng định mình bằng cách nói “không”. Sẽ không tốt nếu chúng ta luôn nói
“được” với con trẻ. Ý nghĩ không bị phạt thật nguy hiểm với con trẻ bởi các em luôn luôn
kiểm tra giới hạn mà thế giới người lớn đặt ra cho các em.
Chúng ta không thể giáo dục trẻ bằng cách để cho chúng tin rằng chúng được phép làm mọi
thứ, rằng chúng có quyền chứ không hề có trách nhiệm. Chúng ta không giáo dục trẻ bằng
cách để chúng tin rằng cuộc sống chỉ là một trò chơi và mọi thứ đều có sẵn trên mạng nên
không cần phải học gì nữa cả. Công nghệ thông tin là trọng tâm của nền giáo dục trong thế kỉ
XXI. Song, chúng ta không được quên rằng mối quan hệ giữa nhà giáo dục và trẻ em vẫn là
cốt lõi và giáo dục cũng phải làm cho trẻ thích thú khi cố gắng, làm cho chúng cảm thấy vui
sướng được hiểu biết sau khi đào sâu suy nghĩ.
Tôi muốn con em chúng ta học được phép lịch sự
Hãy thưởng khi trẻ làm điều tốt, phạt khi trẻ làm điều sai trái, dạy trẻ biết ngưỡng mộ lẽ phải,
cái đẹp, sự vĩ đại, sự thật và sự sâu sắc và ghét cái xấu, sự sai trái, sự thù địch, nhỏ nhen dối
trá, nông cạn và sự tầm thường: Nhà giáo dục phải phục vụ trẻ - người mà nhà giáo dục có
trách nhiệm chăm lo, đồng thời thể hiện một cách tốt nhất với chúng tình yêu và sự tôn trọng.
Chính sự tôn trọng phải là nền tảng cho mọi nền giáo dục. Thầy giáo tôn trọng học sinh, cha
mẹ tôn trọng con cái, học sinh tôn trọng thầy giáo, con cái tôn trọng cha mẹ, tôn trọng người

khác và tôn trọng chính bản thân mình, đó chính là điều mà giáo dục cần phải đem đến. Nếu
như trong xã hội của chúng ta không còn nhiều sự tôn trọng thì tôi tin chắc rằng, đó là một
vấn đề của giáo dục.
Tôi muốn khôi phục nền giáo dục của sự tôn trọng. Tôi muốn con em chúng ta học được
phép lịch sự, có đầu óc rộng mở, và có lòng khoan dung, làm được những điều đó tức là
chúng đang tôn trọng người khác và chính bản thân mình.

×