Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.5 KB, 1 trang )
Trịnh Công Sơn và bức thư 40 năm không gửi
Nằm trong đống đồ đạc lộn xộn, 40 năm qua, lá thư nhạc sĩ họ Trịnh gửi Joan Baez, người bạn
đồng chí hướng nhưng chưa một lần gặp mặt, trở thành kỷ
vật vô giá cố nhạc sĩ để lại trên cõi đời trần ai. Ngày 22/6
tới, cả ông và Baez cùng được tôn vinh tại "Giải thưởng
âm nhạc vì hòa bình".
Chị Joan Baez thân mến!
Trong lúc viết lá thư này cho chị, trước mắt tôi có lá thư
ngỏ và bên tai có tiếng hát We shall over come của chị.
Trịnh Công Sơn
Vào những năm 60, có một kỷ niệm nhỏ khiến tôi tình cờ
biết được tiếng hát của chị. Năm ấy, tôi lên một thành phố
nhỏ ở vùng cao nguyên Việt Nam và nhân tiện ghé quán cà
phê thăm người bạn cũng là ca sĩ. Vào quán, tôi thấy
những đĩa hát có hình chị dính ở bức tường bằng gỗ. Ở
ngoài trời rất lạnh, quán có đèn màu hồng, và ở chiếc quầy
ngồi trên ghế cao cách tôi khoảng 2m, có một người lính
Mỹ ngồi im lặng truớc ly rượu. Tiếng hát của chị bay la đà trên mặt bàn, ghé vào từng ly rượu, và
dường như muốn thăm hỏi từng trái tim con người. Khi người lính Mỹ đứng dậy bước ra, tôi thấy
trên mắt có một giọt nước màu hồng. Đến nay tôi không còn nhớ bài hát đó là bài gì, nhưng tiếng
hát của chị có lẽ đã gợi lên trong lòng người ấy nỗi nhớ quê hương.
Nếu lúc này tôi nói tôi yêu quê hương của tôi, tôi yêu những người thân thiết của tôi nơi này thì dĩ
nhiên, chị sẽ chẳng có gì để ngạc nhiên cả. Bởi vì trên mặt đất này ai cũng có một quê hương, nơi
đó cũng như một chiếc nôi êm ái, mỗi người đã được sinh ra, lớn lên, sống rồi chết. Ở đó cũng
còn có cả hạnh phúc lẫn sự khổ đau như hai khuôn mặt muôn đời của đời sống nhân loại.
... Nhưng chị làm thế nào hiểu được hết số phận của một đất nước, trên một ngàn năm, chưa hề
biết đến sự nghỉ ngơi. Khát vọng về hòa bình, về tình yêu, về hạnh phúc, chính chúng tôi cần hơn
bất cứ ai trên cuộc đời này. Tôi không muốn kể ra đây thật nhiều thí dụ, nhưng tôi tin rằng chị
chẳng bao giờ biết được trong những nhà tù cũ tại Việt Nam, có những người ở tù từ 1954 chưa
hề biết đến ổ bánh mỳ là gì. Làm thế nào nói cho hết được về con người trong một xứ sở mà
chiến tranh đè nặng suốt hơn một nghìn năm. Và số phận của những con người ấy sẽ như thế