Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Các nguyên tắc và chuẩn mực trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người của công chức văn phòng thuộc cơ quan nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.61 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................3
Phần I: Các cơ sở lý luận về nguyên tắc và chuẩn mực trong quan hệ ứng xử giữa
con người với con người của công chức văn phòng thuộc cơ quan nhà nước.......4
1.1.

Một số khái niệm cơ bản………………………………………………………4

Phần II: Các nguyên tắc và chuẩn mực trong quan hệ ứng xử giữa con người với
con người của công chức văn phòng thuộc cơ quan nhà nước…………………...5
2.1. Các mối quan hệ giữa con người với con người của công chức văn phòng……..5
2.2. Các nguyên tắc và chuẩn mực trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người
của công chức văn phòng thuộc cơ quan nhà nước…………………………………..6
2.2.1. Các nguyên tắc, chuẩn mực chung………………………………………6
2.2.2. Các chuẩn mực riêng trong mỗi loại quan hệ ứng xử…………………...8

KẾT LUẬN ……………………………………………………………………….10
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….............11


Đạo đức công vụ_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 2

MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế, các cơ quan,
tổ chức có nhiều những phương pháp, tiêu chí cụ thể để đánh giá năng lực của một
nhân viên; trong đó, phương pháp đánh giá năng lực theo mô hình ASK - Thái độ
(Attitude), Kỹ năng (Skill) và Kiến thức (Knowledge) là một trong những phương
pháp phổ biến nhất. Trước kia, đối với các cơ quan, tổ chức, họ quan niệm rằng yếu
tố kỹ năng và kiến thức là quan trọng nhất; tuy nhiên, với thời đại công nghệ 4.0
hiện nay, máy móc, kỹ thuật có thể hỗ trợ con người rất nhiều về mặt kỹ năng, kiến


thức; do đó, thái độ với một vai trò mờ nhạt như trước, giờ đây nó được đánh giá là
yếu tố quan trọng nhất, có tầm ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các cơ quan, tổ
chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Có đức mà không có tài làm việc gì cũng
khó, có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Nói như vậy, không có nghĩa Bác
tuyệt đối hoá vai trò của đạo đức, xem nhẹ yếu tố "tài năng" , thực chất Bác muốn
nhấn mạnh tới vị trí và tầm quan trọng của yếu tố "đạo đức" trong chỉnh thể "đức" và
"tài", giữa “đức” và “tài” thì “đức” là gốc rễ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là hiện
thân của mối quan hệ "đức" và "tài". Ở Người, "đức" và "tài" là một, "đức" là biểu
hiện của "tài" và "tài" là biểu hiện của "đức".
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước ta hiện nay, thực trạng việc vi
phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức đã gây ra những hậu quả
khó lường cho nhân dân và bản thân họ, trong đó chính người dân là người phải
gánh chịu những nhũng nhiễu, hách dịch, vụ lợi... những điều đó đã gây nên sự
bất bình của nhân dân, tạo dư luận không tốt. Trong khi thực chất cán bộ, công
chức là “công bộc của dân”, là “đầy tớ của dân”, quyền hành và lực lượng đều ở
nơi dân”. Do đó, đối với cán bộ, công chức trong thời kỳ đổi mới, cải cách hành
chính thì việc chủ động nâng cao đạo đức công vụ của bản thân khi thực thi công
vụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Khi thực thi công vụ, các cán
bộ, công chức sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều các mối quan hệ khác nhau chính vì
thế mà tôi làm đề tài: “Xác định các nguyên tắc và chuẩn mực trong quan hệ
ứng xử giữa con người với con người của công chức văn phòng thuộc cơ quan
nhà nước” với mục địch giúp họ nắm rõ được các nguyên tắc, chuẩn mực trong
các mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người từ đó có những hành vị,
thái độ ứng xử sao cho phù hợp.
Nội dung của đề tài được trình bày theo hai phần chính như sau:
 Phần I: Các cơ sở lý luận về nguyên tắc và chuẩn mực trong quan hệ ứng
xử giữa con người với con người của công chức văn phòng thuộc cơ quan nhà
nước.
 Phần II: Các nguyên tắc và chuẩn mực trong quan hệ ứng xử giữa con
người với con người của công chức văn phòng thuộc cơ quan nhà nước.



Đạo đức công vụ_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 3

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NGUYÊN TẮC VÀ CHUẨN MỰC
TRONG QUAN HỆ ỨNG XỬ GIỮA CON NGƯỜI VỚI CON NGƯỜI
CỦA CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG THUỘC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1.1. Một số khái niệm cơ bản

Theo khoản 2, điều 4 Luật Cán bộ, Công chức (2008): “Công chức là công dân
Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập),
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Theo PGS.TS. Vũ Thị Phụng, văn phòng là trụ sở, nơi làm việc của lãnh đạo và
bộ máy tham mưu, giúp việc; là trung tâm giao dịch, liên lạc chính thức của các cơ
quan, tổ chức. Hiểu theo cách khác thì văn phòng là bộ máy tham mưu, giúp việc có
chức năng thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều
hành đồng thời tổ chức, thực hiện hoặc theo dõi kết quả thực hiện những quy định
quản lý đã ban hành.
Theo PGS.TS. Vũ Cao Đàm, chuẩn mực là khái niệm của xã hội học. Đó là tập
hợp những mong đợi, yêu cầu, qui tắc đối với hành vi của các thành viên trong xã hội.
Chuẩn mực qui định cho mỗi thành viên những việc nào nên làm, không nên làm và
cần xử sự như thế nào cho đúng trong mỗi tình huống xã hội. Ngoài những chuẩn mực

chung mang tính toàn xã hội, mỗi nhóm xã hội, mỗi địa vị xã hội đều có những chuẩn
mực riêng biệt. Hay nói cách khác, chuẩn mực là những tiêu chí hoặc mức độ được đặt
ra dùng để làm thước đo cho việc đánh giá những gì được cho là đúng và phù hợp.
Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tử tưởng xuyên suốt toàn bộ hoặc một
giai đoạn nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo. Nguyên tắc đặt ra
dùng để điều chỉnh hành vi của con người.
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự
tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua
thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối
quan hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng
xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi,
cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người xung quanh.


Đạo đức công vụ_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 4

Theo TS. Cam Anh Tuấn, đạo đức công vụ là hệ thống nguyên tắc và chuẩn
mực quy định những hành động và nhận thức được xem là tốt hay xấu, nên làm hay
không nên làm trong hoạt động công vụ của công chức, viên chức. Đạo đức công vụ
bao hàm các nguyên tắc và chuẩn mực ứng xử của công chức, viên chức không chỉ
trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ công, đó là trong giao dịch hành chính với tổ chức,
công dân mà còn trong các mối quan hệ xã hội thông thường. Nếu quan niệm công vụ
là một nghề, thì đạo đức công vụ chính là một dạng đạo đức nghề nghiệp.
Tóm lại, các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử của công chức văn phòng là những
quan điểm, tư tưởng được đưa ra nhằm điều chỉnh và đánh giá cách thức thể hiện
trong quan hệ ứng xử, hành vi, giao tiếp của các công chức văn phòng với các đối
tượng khác trong hoặc ngoài cơ quan nhà nước sao cho phù hợp.

PHẦN II: CÁC NGUYÊN TẮC VÀ CHUẨN MỰC TRONG QUAN HỆ
ỨNG XỬ GIỮA CON NGƯỜI VỚI CON NGƯỜI CỦA CÔNG CHỨC

VĂN PHÒNG THUỘC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
2.1. Các mối quan hệ giữa con người với con người của công chức văn phòng
Công chức khi tiến hành thực thi công vụ phải tuân thủ những chuẩn mực vừa
mang tính đạo đức xã hội; đạo đức nghề nghiệp và những chuẩn mực quy định mang
tính pháp luật của nhà nước trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa
con người với xã hội; giữa con người với các tổ chức trên cơ sở hướng đến lợi ích
chung.
Trong mối quan hệ giữa con người với con người, công chức văn phòng sẽ phải
giao tiếp với bốn đối tượng chính gồm:
- Giao tiếp với công dân;
- Giao tiếp với đồng nghiệp;
- Giao tiếp với cấp trên (nếu công chức đảm nhận vị trí quản lý cấp thấp hơn);
- Giao tiếp với cấp dưới (nếu công chức đảm nhận vị trí quản lý cấp cao hơn).
Các bên tham gia được thiết lập gồm một bên là công chức trong khi thực thi
công vụ và một bên là các đối tác có liên quan. Các mối liên hệ này trong nhiều
trường hợp có thể mang nặng tính pháp lý.
Tóm lại, trong thực thi công vụ, công chức sẽ phải tham gia vào ba loại mối
quan hệ chính, đó là:
Thứ nhất, quan hệ giữa công chức cấp trên và công chức cấp dưới: đây là mối
quan hệ thể hiện tính thứ bậc trong khi thực thi công vụ tại cơ quan, tổ chức. Một công
chức có thể là cấp dưới của công chức này đồng thời cũng có thể là cấp trên của công
chức khác. Ví dụ, Trưởng phòng Văn thư - Lưu trữ là cấp trên của các chuyên viên


Đạo đức công vụ_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 5

làm việc trong phòng văn thư – lưu trữ đồng thời cũng là cấp dưới của Chánh Văn
phòng cơ quan.
Thứ hai, quan hệ giữa công chức ngang cấp: đây là mối quan hệ giữa các công
chức đảm nhận các chức vụ ngang cấp nhau trong cơ quan, tổ chức, hay còn gọi là

đồng nghiệp. Ví dụ, quan hệ giữa các chuyên viên làm việc trong phòng Hành chính,
quan hệ giữa Trưởng phòng Hành chính với Trưởng phòng Lễ tân trong cơ quan,….
Thứ ba, quan hệ giữa công chức với công dân: đây là mối quan hệ diễn ra khi
mà công chức thực hiện các hoạt động tiếp xúc, giao tiếp với nhân dân hay khách đến
cơ quan giao dịch, làm việc (gọi chung là công dân). Đây là mối quan hệ mà thể hiện
rõ nhất việc công chức có tuân thủ đúng các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử khi thực
thi công vụ hay không.
2.2. Các nguyên tắc và chuẩn mực trong quan hệ ứng xử giữa con người với
con người của công chức văn phòng thuộc cơ quan nhà nước.
Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật riêng về đạo đức công vụ, đạo đức
công chức, hay đạo đức của công chức trong thực thi công vụ. Song, vấn đề đạo đức
công vụ ít nhiều cũng đã được đề cập ở các khía cạnh khác nhau, thường là mang tính
định hướng đã tồn tại ở một số văn bản pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức những người làm việc trong cơ quan nhà nước nói riêng và trong toàn bộ hệ thống thể
chế chính trị, nhà nước nói chung (Luật Cán bộ, Công chức 2008; Quy chế Văn hoá
công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số
12/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ,….)
2.2.1. Các nguyên tắc, chuẩn mực chung
Theo tôi, mặc dù chưa có văn bản pháp luật riêng về các nguyên tắc, chuẩn
mực trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người của công chức nhà nước,
nhưng khi tham gia giao tiếp, ứng xử trong thực thi công vụ thì công chức vẫn phải
tuân theo các nguyên tắc, chuẩn mực chung sau đây:
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng: Dù đối tượng giao tiếp là ai (là cấp trên, cấp
dưới, đồng nghiệp hay nhân dân) thì đều phải tuân thủ nguyên tắc này đầu tiên vì con
người luôn có nhu cầu được tôn trọng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Cụ thể, “Trong giao
tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn
ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.” (Theo
điều 8, mục 2, chương 2 Quy chế Văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà
nước ban hành kèm theo Quyết định số 12/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ
tướng Chính phủ).
Thứ hai, nguyên tắc hợp tác: Khi thực thi công vụ thì dù đối tượng làm việc là

ai thì sự hợp tác đóng vai trò rất quan trọng vì nó quyết định, ảnh hưởng trực tiếp tới


Đạo đức công vụ_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 6

kết quả hay sự thành công của công việc. Nếu không có sự hợp tác giữa các bên trong
mối quan hệ thì người công chức không thể thực thi công vụ thành công từ đó gây ảnh
hưởng tới hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức. Ví dụ, “Chủ động thường xuyên
học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn
thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ;
giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Không được trốn tránh trách nhiệm,
thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia
đình công” (Theo Luật Cán bộ, Công chức 2008)
Thứ ba, nguyên tắc khách quan: Nguyên tắc này bao gồm sự công khai, minh
bạch và sự công bằng, dân chủ trong thực thi công vụ của người công chức. Người
công chức không được thực hiện hay bao che các hành vi lừa dối, lừa đảo dưới mọi
hình thức. Khi thực thi công vụ phải chú trọng đảm bảo tính minh bạch, công bằng,
dân chủ, chịu mọi sự kiểm tra, giám sát trong mọi hoạt động. Ngoài ra, trong quá trình
thực thi công vụ, người công chức phải nêu cao các chuẩn mực như cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư, không được ăn hối lộ, tham nhũng để phục vụ cho lợi ích cá
nhân.
Cụ thể, “Không được sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi. Không
được phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới
mọi hình thức” (Theo Luật Cán bộ, Công chức 2008). Ngoài ra, còn không được làm
những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật
phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc
khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. “Người đứng đầu,
cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được
góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp
thực hiện việc quản lý nhà nước. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ

quan, tổ chức không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của
mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho
trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hoá, giao dịch, ký kết hợp đồng cho
cơ quan, tổ chức đó”. (Theo pháp lệnh Cán bộ, công chức (1998 và sửa đổi) cùng với
các văn bản pháp luật có liên quan)
Thứ tư, nguyên tắc thứ bậc: Khi thực thi công vụ trong các mối quan hệ với các
bên liên quan, người công chức phải nhận thức rõ được vị trí, thứ bậc của mình trong
cơ quan đồng thời nắm rõ được quyền hạn, nhiệm vụ của mình khi giải quyết công
việc. Không được lạm quyền, vượt quyền tự ý quyết định những vấn đề không thuộc
quyền hạn, chức trách của bản thân. Ví dụ, “Không được lợi dụng, lạm dụng nhiệm
vụ, quyền hạn để vụ lợi” (Theo Luật Cán bộ, Công chức 2008)
Thứ năm, nguyên tắc bảo mật: Trong quan hệ ứng xử, khi thực thi công vụ,
công chức không được tiết lộ các thông tin bí mật liên quan đến cơ quan, nhà nước với


Đạo đức công vụ_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 7

các bên không trực tiếp liên quan hoặc các bên liên quan nhưng không có thẩm quyền
được biết.
Cụ thể, “Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật
nhà nước dưới mọi hình thức. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan
đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ
hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây
mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài
hoặc liên doanh với nước ngoài.” (Theo Luật Cán bộ, Công chức 2008).
Trên đây là một số các nguyên tắc, chuẩn mực chung mà tôi cho rằng các công
chức nhà nước khi tham gia thực thi công vụ hay giao tiếp, ứng xử trong các mối quan
hệ giữa con người với con người nói chung đều phải tuân thủ theo. Tuy nhiên, đó mới
chỉ là các nguyên tắc chung, thực tế trong các mối quan hệ giữa người với người khi
thực thi công vụ, người công chức nhà nước còn phải tuân theo một số các chuẩn mực

riêng tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể nhất định.
2.2.2. Các chuẩn mực riêng trong mỗi loại quan hệ ứng xử
Ngoài các nguyên tắc chung nêu trên, để thực thi công vụ hiệu quả và thành
công thì người công chức phải tuân theo một số các chuẩn mực riêng của từng mối
quan hệ cụ thể.
Đối với mối quan hệ giữa công chức với công dân: phải có cách ứng xử đúng
mực với công dân vừa đảm bảo tính quyền lực vừa đảm bảo tính phục vụ. Đảm bảo
tính quyền lực là cách ứng xử của họ phải thể hiện bản thân là người của cơ quan
quyền lực nhà nước. Chuẩn mực ứng xử là không được có thái độ quá thân thiết, niềm
nở, trong tác phong thì phải gương mẫu, tuân thủ pháp luật, .. Tính phục vụ thể hiện ở
cách thức làm việc, cách phục vụ của công chức đối với công dân, họ phải có thái độ
lịch sự, tôn trọng, gần gũi với nhân dân; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng,
mạch lạc; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn, đồng thời phải nhiệt
tình hướng dẫn, giải quyết những vướng mắc của nhân dân.
Luật Cán bộ, Công chức (2008), có điều khoản quy định công chức phải “tôn
trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý
kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm
liêm chính, chí công vô tư; không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng,
sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân. Cán bộ, công chức phải gần gũi với
nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp
phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc”. Quy chế văn hóa công sở do Chính phủ ban hành
có quy định “trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức
phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định
liên quan đến giải quyết công việc”,…..


Đạo đức công vụ_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 8

Đối với mối quan hệ giữa công chức với đồng nghiệp: Nên thể hiện thái độ lịch
thiệp, nhã nhặn, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhau, góp ý thẳng thắn; không tỏ thái

độ coi thường người khác. Ứng xử hòa đồng, thân thiện với mọi người, có thái độ hòa
nhã, xây dựng đội ngũ công chức đoàn kết, không bè phái, nói xầu đồng nghiệp, có
tinh thần giúp đỡ nhau trong công việc để đưa cơ quan ngày càng phát triển. Cụ thể,
Luật Cán bộ, công chức (2008) có quy định “cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến
của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân
chủ và đoàn kết nội bộ”. Theo Quy chế văn hóa công sở do Chính phủ ban hành,
“trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái
độ trung thực, thân thiện, hợp tác”.
Đối với mối quan hệ của công chức với cấp trên và cấp dưới trong cơ quan: Thể
hiện rất rõ tính thứ bậc, khi thực thi công vụ tại cơ quan cần có chuẩn mực ứng xử phù
hợp. Cấp dưới thì phải chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, không được có thái độ
chống đối, trong giao tiếp phải thể hiện sự tôn trọng, lễ độ, lời nói đúng mực, xưng hộ
đúng vị trí chức danh của thủ trưởng. Cấp trên khi đánh giá cấp dưới phải công khai,
minh bạch, khi phân công nhiệm vụ cho cấp dưới phải rõ ràng, đúng người, đúng việc,
đồng thời phải thể hiện sự lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp đúng đắn của cấp
dưới; tạo điều kiện tốt nhất cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, công bằng, bình đẳng
giữa các nhân viên..... Trong Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định cấp dưới phải
chấp hành quyết định, sự điều động, phân công công tác của cấp trên trong cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền. Nếu trong trường hợp chấp hành theo quyết định mà phát hiện ra
căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản
với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành
thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm
về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết
định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của
mình.
Trên đây là một số các chuẩn mực riêng tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể
mà tôi cho rằng các công chức nhà nước khi tham gia giao tiếp, ứng xử trong các mối
quan hệ giữa con người với con người nói chung đều phải tuân thủ theo nhằm thực thi
công vụ hiệu quả và thành công.



Đạo đức công vụ_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 9

KẾT LUẬN
Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng
khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc,
công việc thành công hay thất bại là do cán bộ”, qua đó ta nhận thấy vấn đề đạo đức
công vụ của công chức là vấn đề có tầm quan trọng rất lớn dẫn đến sự thành bại của
một nền hành chính. Trong bối cảnh cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng, mỗi
cán bộ, đảng viên hằng ngày, hằng giờ phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ đời
sống xã hội. Thực trạng suy thoái về đạo đức trong cán bộ, đảng viên đã và đang có
những diễn biến phức tạp. Công chức là lực lượng quan trọng quyết định sự thành
công của công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay do đó đạo đức công chức luôn là vấn đề được
Đảng, Nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi
hỏi một đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”, nhất là những cán bộ
được Đảng, Nhà nước giao những nhiệm vụ lãnh đạo chủ chốt. Chúng ta cần không
ngừng đổi mới công tác cán bộ các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương,
phải không ngừng vươn cao lên tầm trí tuệ, xứng đáng là công bộc của dân. Hình ảnh
cán bộ, công chức "sáng cắp ô đi, tối cắp về" không còn được tồn tại trong sự nghiệp
đổi mới đất nước mà thay vào đó là những cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức
tốt, vững chuyên môn nghề nghiệp, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Chính vì thế mà bản thân mỗi công chức nhà nước hiện nay đều phải chủ động rèn
luyện, nâng cao đạo đức công vụ của bản thân nói chung và tuân thủ các nguyên tắc,
chuẩn mực trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người của công chức văn
phòng thuộc cơ quan nhà nước nói riêng một cách nghiêm túc.


Đạo đức công vụ_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Đạo đức công vụ - Học viện Hành chính, NXB Lao động- 2012.
2. Bài giảng “Đạo đức công vụ” - TS. Cam Anh Tuấn
3. Quy chế Văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước ban hành kèm
theo Quyết định số 12/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
Một số các tài liệu tham khảo khác.

******** HẾT********



×