Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích dưới góc độ lý luận về các văn bản pháp luật quy định về đạo đức của một số nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.71 KB, 10 trang )

 Tìm hiểu và tóm tắt nội dung, phân tích dưới góc độ lý luận về các
văn bản pháp luật quy định về đạo đức của một số nghề.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, có bao nhiêu nghề thì có bấy nhiêu đạo
đức nghề nghiệp. Mỗi một tổ chức nghề nghiệp đều cố gắng đưa ra những
chuẩn mực giá trị nhất định của ngành nghề mà họ theo đuổi và ngoài khuôn
khổ pháp luật nhà nước quy định những điều mang tính “cưỡng bức, bắt buộc
phải tuân thủ”, thì quy định mang tính cam kết của các tổ chức nghề nhiệp,
hiệp hội nghề nghiệp trở thành những hoạt động không thể thiếu. Đạo đức
nghề nghiệp là đạo đức xã hội, thể hiện một cách đặc thù, cụ thể trong các hoạt
động nghề nghiệp. Với tính cách là một dạng của đạo đức xã hội, nó có quan
hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân, thông qua đạo đức cá nhân để thể hiện. Đồng
thời, đạo đức nghề nghiệp liên quan đến hoạt động nghề và gắn liền với một
kiểu quan hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định nên nó cũng mang
tính giai cấp, mang tính dân tộc. Tóm lại, đạo đức nghề nghiệp chính là tập hợp
tất cả những hành vi được coi là phù hợp với các nhân viên, người lao động
trong một công ty, doanh nghiệp. Tất cả những hành vi ứng xử, các mối quan
hệ của người thực thi một nghề nghiệp nào đó cần phải tuân theo dựa trên
những quy định chung, quy định của hiệp hội và quy định của ngay chính tổ
chức sử dụng người đó.
Hiện nay, đạo đức của một số nghề có thể được quy định chính thức
(thành quy tắc văn bản) hoặc không chính thức (truyền tụng nhau). Đồng thời
có những quy tắc mang tính nghề nghiệp do nhà nước quy định.
Cụ thể, đối với nghề báo, nghề báo là một loại nghề “viết” đặc biệt, mang
tính xã hội rất cao. Nghề báo là nghề liên quan đến công chúng không chỉ
trong một địa phương mà cả quốc gia và nhiều khi còn mang tính quốc tế. Bởi
vậy, chữ tín là điều tối quan trọng đối với một nhà báo, với một người làm báo,
nếu chữ tín có vấn đề hoặc bị nghi ngờ thì sẽ không bao giờ phục hồi được.


Khi độc giả không còn tin vào những gì một nhà báo viết, thì nhà báo đó nên
“giải nghệ”.


Ở Việt Nam có Luật Báo Chí song chưa có quy định cụ thể về đạo đức
nhà báo mà chỉ mới quy định chung về báo. Mới đây, đạo đức nghề nghiệp của
người làm báo đã được luật hóa thông qua Luật Báo chí năm 2016 và gắn liền
với vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam. Cụ thể, tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật
Báo chí quy định: Hội Nhà báo Việt Nam “Ban hành và tổ chức thực hiện quy
định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”, tháng 12-2016, Hội Nhà
báo Việt Nam đã ban hành “10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người
làm báo Việt Nam gồm:
Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của
đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt
Nam trên trường quốc tế.
Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền
và các quy định của pháp luật Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy, quy
chế của cơ quan báo chí nơi công tác.
Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi Bảo
vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia
rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết,
hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.
Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không
xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ
chức và cá nhân.
Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các
phương tiện truyền thông khác.


Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí một nguồn tin theo quy định của pháp
luật.
Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại

ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.
Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Bảo vệ và phát huy các giá
trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy
định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách
nhiệm của người làm báo.
Nghề báo hiện nay được thực hiện bởi nhiều nhóm người khác nhau, cả
khu vực nhà nước lẫn khu vực tư nhân. Họ có thể là nhà báo chuyên nghiệp
(phóng viên, biên tập viên) hoặc không chuyên (hành nghề này còn có một đội
ngũ đông đảo những nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các nhà quản lý cũng
khai thác hình thức “báo chí” để cung cấp thông tin cho xã hội và những kết
quả nghiên cứu). Nhưng có thể thấy nhiều người chưa thực sự quan tâm đến
“những chuẩn mực hành vi khi thực hiện nghề này” mặc dù ở nhiều nước, báo
chí được coi là cơ quan quyền lực thứ tư sau cơ quan lập pháp, hành pháp và tư
pháp.
Một trong những xu hướng của nghề báo ở Việt Nam là phấn đấu để trở
thành “nhà báo cách mạng”. Cần xây dựng chuẩn mực đạo đức dựa trên sự
thống nhất về chuẩn mực đạo đức hành nghề báo chí “mang tính cách mạng”.
Nó là sản phẩm của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà báo ; nhưng đồng
thời lại mang tính đạo đức nghề nghiệp báo chí hiện đại theo tư duy của Hội
nhà báo quốc tế. Muốn trở thành nhà báo tốt, một nhà báo có đạo đức, trước
hết phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của văn bản quản lý nhà nước


về báo chí, đồng thời phải tôn trọng những chuẩn mực giá trị của nghề được
Hiệp hội nhà báo Việt Nam quy định.
Tiếp theo, ta bàn đến đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Luật sư là người
hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật, bằng kiến thức pháp luật, kỹ năng
nghề nghiệp của cá nhân, luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của
khách hàng cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn

bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật và có thể đại
diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá
trình tiến hành tố tụng. Người muốn hành nghề luật phải được công nhận là
luật sư. Thông thường trên thế giới không đưa ra khái niệm luật sư mà chỉ quy
định về tiêu chuẩn để trở thành luật sư. Tiêu chuẩn phổ biến để được công nhận
luật sư là: công dân ở nước sở tại; có bằng cử nhân luật; có phẩm chất đạo đức
tốt.
Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp
của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ; góp phần phát triển kinh tế, vì sự nghiệp dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tính chuyên nghiệp và đạo đức
nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật sư phải có bổn phận tự
mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn; nêu gương trong việc tôn trọng,
chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội.
Ở Việt Nam, Luật Luật sư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006. Luật có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007 và thay thế Pháp lệnh Luật sư năm 2001.
Luật Luật sư ra đời đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và
hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta đồng thời tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò
quan trọng của luật sư và nghề luật sư đối với quá trình phát triển kinh tế - xã


hội của đất nước trong thời kỳ mới. Theo Luật Luật sư, một người muốn trở
thành luật sư phải hội đủ các tiêu chuẩn: “là công dân Việt Nam trung thành
với tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có
bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành
nghề luật sư và có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư”. Cùng với quy định
trên, để chuẩn hóa về mặt đạo đức của luật sư, ngày 20/7/2011 Hội đồng Luật
sư toàn quốc đã ban hành Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ kèm theo bản quy

tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Bản quy tắc trên đã đưa
ra các chuẩn mực về đạo đức để luật sư phải khắc ghi trong suốt đời hành nghề
của mình.
Các quy tắc chung về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt
Nam gồm các quy tắc sau:
Quy tắc 1. Bảo vệ công lý và nhà nước pháp quyền
Luật sư có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Bằng hoạt động nghề
nghiệp của mình, luật sư góp phần bảo vệ công lý và xây dựng nhà nước pháp
quyền theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Quy tắc 2. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì
lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và
đạo đức nghề nghiệp.
Quy tắc 3. Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng
Luật sư có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho
khách hàng, tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức
chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi
ích của khách hàng theo quy định của pháp luật, Quy tắc Đạo đức và Ứng xử
nghề nghiệp luật sư.
Quy tắc 4. Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí


Trợ giúp pháp lý miễn phí là lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của
luật sư. Luật sư có nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người
nghèo và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn
Luật sư Việt Nam bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như các
vụ việc có nhận thù lao
Quy tắc 5. Xứng đáng với sự tin cậy của xã hội
Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư,
thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, giữ gìn phẩm chất và uy

tín nghề nghiệp; thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối
sống để luôn tạo được và xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với
luật sư và nghề luật sư.
Ngoài ra, bản quy tắc được ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐHĐLSTQ ngày 20/7/2011 của Hội đồng Luật sư toàn quốc về đạo đức và ứng
xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam còn quy định rõ ràng, chi tiết các quy tắc
ứng xử trong quan hệ với khách hàng; quan hệ với đồng nhiệp; quan hệ với cơ
quan tiến hành tố tụng; quan hệ với các cơ quan nhà nước khác và quan hệ với
các cơ quan thông tin đại chúng.
Cùng với vai trò là người hướng dẫn pháp luật, vai trò của luật sư cũng
không thể thiếu trong hoạt động phản biện. Sức mạnh của luật sư là những lý
luận mang tính phản biện. Hoạt động của luật sư cần đảm bảo sao cho tính chất
phản biện của mình có khoảng cách rõ nét không để lẫn lộn với ngụy biện. Đó
cũng là nền tảng của đạo đức nghề nghiệp luật sư
Ở Việt Nam hiện nay, nghề luật sư đang dần khẳng định được vai trò quan
trọng, tuy nhiên trong các văn bản pháp lý cũng như quan niệm của cơ quan
nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và quan niệm của doanh nghiệp, người
dân thì vai trò của luật sư chưa được coi trọng xứng với tầm thực tế của luật sư.
Đó cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến đạo đức và văn hóa nghề


nghiệp của luật sư Việt Nam. Để góp phần tạo nên một nét văn hóa riêng của
nghề luật sư, mỗi luật sư phải có nhìn nhận đúng mực về nét văn hóa tư pháp
nói chung và và phong cách văn hóa nói riêng của nghề luật sư. Muốn làm
được điều này, những người trong nghề luật sư phải thực sự yêu nghề nghiệp
mình đã chọn lựa. Mỗi luật sư ai cũng có trách nghiệm phát huy và duy trì
những điểm sáng của nghề, phải có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm giá của mình,
giữ mối quan hệ tốt với mọi người, với đồng nghiệp. Bên cạnh đó nhà nước
cần quan tâm hơn nữa đối với nghề luật sư chẳng hạn như: Luật hóa văn hóa tư
pháp nói chung văn hóa nghề nghiệp luật sư nói riêng nhằm nâng cao vị thế
của luật sư trong xã hội. Trong các giải pháp hoàn thiện lực lượng bổ trợ tư

pháp, việc đào tạo nghề luật sư cần được chú trọng, quan tâm hơn, cũng như
nên bố trí thêm thời gian, nội dung để các học viên học về đạo đức và văn hóa
của nghề nghiệp luật sư. Từ đó mới hình thành một đội ngũ luật sư thật sự có
đạo đức, văn hóa và tài giỏi, đương đầu với những vi phạm, tranh chấp tiềm ẩn
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Cuối cùng, ta bàn về đạo đức hành nghề dược. Vào thế kỷ thứ VI trước
Công nguyên, ngành Dược xuất hiện trên thế giới đầu tiên do người Ai cập cổ
đại và người Ấn độ với việc chiết xuất thảo dược. Khác với y đức - là nguyên
tắc đạo đức áp dụng trong thực hành y khoa thì ngành Dược là 1 ngành độc lập
với ngành Y nhưng lại có mối quan hệ gắn bó mật thiết với ngành Y. Thời gian
đầu, vị trí của Dược sĩ chỉ bó hẹp trong phòng xét nghiệm, phòng pha chế,…
Do vậy đạo đức trong hành nghề dược cũng chỉ trong phạm vi tính chính xác
và trung thực. Mãi đến thế kỷ XIX, công nghiệp Dược mới thực sự phát triển
vững mạnh. Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, người Dược sĩ
bước ra xã hội công tác trong nhiều lĩnh vực: kinh doanh, tiếp thị , chăm sóc
dược, dược lâm sàng,… Đạo đức trong hành nghề dược (Dược đức) do đó
cũng mở rộng hơn.


Trên thế giới, năm 1995 đã xuất hiện từ Pharmacy Ethics nghĩa là Đạo
đức dược, nghề nghiệp dược sĩ vừa chuyên nghiệp đòi hỏi sự chính xác tinh
thông vừa không chuyên nghiệp do công việc lặp lại thường nhật. Trong dược
khoa, các tình huống đạo đức có thể thuộc nhóm vĩ mô liên quan đến toàn xã
hội như sự phá thai, tự tử bằng thuốc, kỹ thuật di truyền, thụ tinh trong ống
nghiệm… cũng có thể thuộc nhóm vi mô như sử dụng placebo (giả dược),
thông tin cho bệnh nhân….Trước đây, dược sĩ ít khi trực tiếp ra quyết định cho
bệnh nhân. Tuy nhiên gần đây, vai trò dược sĩ đã chuyển sang nhiều lĩnh vực
như chăm sóc thuốc hay tư vấn sức khỏe, vì vậy cần có hệ thống nguyên tắc
đạo đức chuyên nghiệp về dược nhằm định hướng cho hành động chuyên môn
của dược sĩ giúp công việc hiệu quả hơn.

Dược sĩ cũng là một bộ phận thuộc những người làm công tác y tế, người
hành nghề dược cũng có trách nhiệm thực hiện 12 điều quy định về Y đức
(giống với người hành nghề y: bác sĩ, điều dưỡng viên,…), đồng thời phải có
những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng- đạo đức hành nghề dược để rèn
luyện, tu dưỡng, phấn đấu góp phần thực hiện sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ nhân dân. Ở Việt Nam, năm 1999 Bộ Y tế có ban hành quyết định số
2397/1999/QĐ-BYT về quy định đạo đức hành nghề dược trong đó có đề ra 10
điều đạo đức trong hành nghề dược gồm:
1. Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ nhân dân lên trên hết.
2. Phải hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm cho người
bệnh và nhân dân. Tích cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
3. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, những bí mật liên quan
đến bệnh tật của người bệnh.
4. Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và những quy định chuyên
môn; thực hiện Chính sách quốc gia về thuốc. Không lợi dụng hoặc tạo điều


kiện cho người khác lợi dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm
pháp luật.
5. Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, kiên quyết đấu
tranh với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp.
6. Phải trung thực, thật thà, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn trọng
đồng nghiệp. Sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng
nghiệp và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
7. Phải hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện tốt nhiệm
vụ phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.
8. Phải thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong khi hành nghề. Không được vì
mục đích lợi nhuận mà làm thiệt hại sức khoẻ và quyền lợi của người bệnh,
ảnh hưởng xấu đến danh dự và phẩm chất nghề nghiệp.

9. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề
nghiệp, tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, phát
huy sáng kiến, cải tiến, đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ xã hội trong mọi tình
huống.
10. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực
hiện nếp sống văn minh; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn
xã hội.
Cụ thể người dược sĩ cần thể hiện đạo đức nghề nghiệp trong từng lãnh
vực như sau:
Trong pha chế kiểm nghiệm: phải trung thực, chính xác, tỉ mỉ. Tuyệt đối
không làm thuốc giả. Không cho kết quả xét nghiệm sai với thực tế khách
quan.
Trong xét nghiệm huyết học: phải chính xác,giữ bí mật cho người bệnh.
Nhân viên không có chức năng thông báo cho bệnh nhân về kết quả bệnh lý
của họ mà phải để bác sĩ dược sĩ phụ trách được đào tạo về tâm lý tư vấn cho


bệnh nhân hay thân nhân( đặc biệt với các xét nghiệm di truyền, HIV,ung
thư…)
Trong nghiên cứu lâm sàng: phải tôn trọng con người, giữ bí mật riêng tư
về bệnh lý của bệnh nhân, không gây hại vật chất tinh thần của người thử
nghiệm.
Trong bảo quản thuốc: phải trung thực ghi vào hồ sơ khi điều kiện bảo
quản thay đổi, chú ý chất lượng thuốc đảm bảo sức khỏe bệnh nhân.
Trong kinh doanh: không chạy theo lợi nhuận, không quảng cáo sai sự
thực, phải tư vấn trung thực lợi ích và tác hại của thuốc cho bệnh nhân.
Trong thương mại: thực hiện tốt đăng ký kinh doanh, tuân thủ quy định về
thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán, cập nhật chính xác và kịp thời
số liệu.
Tóm lại, xã hội càng hiện đại thì đạo đức nghề nghiệp càng có vai trò xã

hội to lớn, nó không chỉ là một chi nhánh đặc sắc trong hệ thống đạo đức xã
hội mà còn là một cấp độ phát triển đạo đức tiêu biểu, một loại đạo đức đã
được thực tiễn hoá. Nói tới đạo đức là đề cập đến lương tâm, trong hoạt động
nghề nghiệp, con người phải có lương tâm nghề nghiệp. Lương tâm nghề
nghiệp là biểu hiện tập trung nhất của ý thức đạo đức trong thực tiễn, vừa là
dấu hiệu, vừa là thước đo sự trưởng thành của đời sống đạo đức. Trong mỗi
con người, với tư cách là một chủ thể đạo đức đã trưởng thành bao giờ cũng là
một người sống có lương tâm, điều đó thể hiện rõ nét nhất trong hoạt động
nghề nghiệp.



×