Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Khảo sát, đánh giá tổ chức bộ máy văn phòng của bệnh viện phổi trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 13 trang )

z

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn



BÀI TIỂU LUẬN:

“Khảo sát, đánh giá tổ chức bộ máy văn
phòng của Bệnh viện Phổi Trung ương”.
Môn học: Tổ chức văn phòng
(Bài tiểu luận cuối kỳ)


Tổ chức văn phòng_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 2

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................3
Phần I: Khái quát chung về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và văn phòng cơ
quan…………………..................................................................................................4
1.1.

Khái quát chung về Bệnh viện Phổi Trung ương.……………………………..4

1.2.

Khái quát chức năng, nhiệm vụ của văn phòng Bệnh viện Phổi Trung ương...4

1.3.



Sơ đồ tổ chức bộ máy văn phòng của Bệnh viện Phổi Trung ương…………..6

Phần II: Nhận xét, đánh giá, so sánh và đề xuất….…………….………………...7
2.1. Nhận xét, đánh giá về tổ chức bộ máy văn phòng của bệnh viện...……………..7
2.2. So sánh tổ chức bộ máy văn phòng của bệnh viện với các cơ quan khác……….8
2.3. Một số đề xuất...……………………………………………………..…………..9

KẾT LUẬN ……………………………………………………………………….10
PHỤ LỤC………………………………………………………………………….11
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………............13


Tổ chức văn phòng_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 3

MỞ ĐẦU
Một cơ quan, tổ chức bất kỳ đều đảm nhận một chức năng, nhiệm vụ nào đó,
không có cơ quan, tổ chức nào được sinh ra mà không có mục tiêu và chức năng. Vì
mọi vật đều có mối quan hệ với nhau, đều thuộc một hệ thông nhất định nên để một
cơ quan, tổ chức có thể hiện thực hóa được mục tiêu, chức năng của họ thì cơ quan
đó cần phải có sự tổ chức; từ tổ chức bộ máy đến tổ chức nhân sự và sau đó là tổ
chức công việc đồng thời kèm theo là các phương pháp điều hành chúng sao cho
hợp lý và hiệu quả nhất. Theo PGS.TS. Vũ Thị Phụng, tổ chức (hiểu theo nghĩa
động từ) là việc sắp đặt có hệ thống các yếu tố hoặc bộ phận hoạt động tạo thành
một chỉnh thể; một cấu trúc tương đối ổn định; trong đó các yếu tố hoặc bộ phận
hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Và tổ chức bộ máy là việc phân chia
hệ thống quản lý thành các bộ phận và xác định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ
của các bộ phận trong bộ máy và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Đối với văn
phòng của một cơ quan, tổ chức cũng vậy, việc tổ chức giúp cho hoạt động của văn
phòng mang tính thống nhất, trật tự, hệ thống, dễ kiểm soát. Tổ chức văn phòng cho

thấy sự tư duy và trình độ của người quản trị, giúp nhà quản trị điều khiển, kiểm soát
tốt hoạt động của văn phòng. Nếu không có tổ chức, hoạt động của văn phòng sẽ rối
loạn và không hiệu quả.
Thông qua môn học “Tổ chức văn phòng” của PGS.TS. Vũ Thị Phụng, tôi đã
được tìm hiểu về tổ chức bộ máy văn phòng của rất nhiều cơ quan, tổ chức từ cơ
quan nhà nước đến tổ chức, doanh nghiệp tư nhân; từ các cơ quan cấp Trung ương
đến các cơ quan cấp địa phương như: văn phòng Quốc hội; văn phòng Chính phủ;
văn phỏng Chủ tịch nước; văn phòng các Bộ, sở, ban, ngành; văn phòng UBND các
cấp; văn phòng của các tổ chức chính trị xã hội; văn phòng Tòa án nhân dân tối cao;
văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và văn phòng của các tập đoàn, công ty,…
v..v. Tuy nhiên, vì thời lượng môn học có hạn nên còn một số loại hình cơ quan, tổ
chức tôi chưa được tìm hiểu như các đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Trường đại
học, cao đẳng, trung cấp hay các bệnh viện từ trung ương đến địa phương,…Do đó,
tôi chọn đề tài: “Khảo sát, đánh giá tổ chức bộ máy văn phòng của Bệnh viện Phổi
Trung ương” nhằm tìm hiểu và sau đó nhận xét, đánh giá, tìm ra những điểm giống
và khác nhau trong tổ chức bộ máy văn phòng của bệnh viện nói chung so với các
loại hình cơ quan, tổ chức tôi đã được tìm hiểu trên lớp học.
Nội dung của đề tài được trình bày theo hai phần chính như sau:
 Phần I: Khái quát chung về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và văn phòng
cơ quan
 Phần II: Nhận xét, đánh giá, so sánh và đề xuất


Tổ chức văn phòng_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 4

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CƠ
QUAN VÀ VĂN PHÒNG CỦA CƠ QUAN
1.1. Khái quát chung về Bệnh viện Phổi Trung ương
Bệnh viện Phổi Trung ương là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế
(theo Quyết định số 1874/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành danh sách

các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế); là bệnh viện đầu ngành, chuyên khoa tuyến
cao nhất chịu trách nhiệm khám, chữa bệnh lao, bệnh phổi và chỉ đạo công tác phòng,
chống lao và bệnh phổi trong phạm vi toàn quốc. Bệnh viện là đơn vị thường trực điều
hành và là đầu mối hợp tác quốc tế của dự án phòng chống lao, chương trình chống
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, và là cơ sở thực hành đào tạo đại học và sau đại
học trong lĩnh vực chuyên khoa. Hiện nay, bệnh viện toạ lạc tại số 463 Hoàng Hoa
Thám, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội.
Tiền thân của Bệnh viện Phổi trung ương là Bệnh viện Miền Nam chuyên khám
chữa bệnh cho các cán bộ miền Nam tập kết. Ngày 24/06/1957, Phó Thủ tướng Chính
phủ Phan Kế Toại đã ký nghị định số 273-TTG thành lập Viện chống lao trên cơ sở
Bệnh viện Miền Nam. Trong quá trình phát triển, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định
số 1004/BYT-QĐ ngày 11-09-1985 đổi thành Viện Lao và bệnh Phổi. Tiếp đó, với
quyết định số 2215 /QĐ-BYT ngày 18/06/2003 đổi tên thành Bệnh viện Phổi Trung
Ương.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Phổi Trung ương gồm có Ban giám đốc
(01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc) cùng bốn Khối đơn vị trực thuộc chính: Khối
phòng chức năng; khối khoa lâm sàng; khối khoa cận lâm sàng và khối trung tâm.
Trong đó, Khối phòng chức năng gồm 10 phòng ban hỗ trợ điều hành bệnh viện, giúp
việc trực tiếp cho Ban giám đốc ở các lĩnh vực khác nhau. Ba khối đơn vị còn lại đảm
nhiệm chức năng khám, chữa bệnh mang tính chuyên môn, đặc thù của bệnh viện. (Sơ
đồ tổ chức bộ máy hành chính của Bệnh viện Phổi trung ương: ở Phụ lục)
Mục tiêu của bệnh viện là tăng cường các chương trình chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng, triển khai các kỹ thuật mũi nhọn về chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức
năng và quản lý theo dõi sức khoẻ thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng cho
người bệnh sau điều trị nội, ngoại khoa trong bệnh viện.
1.2. Khái quát chức năng, nhiệm vụ của văn phòng Bệnh viện Phổi Trung ương
Như đã trình bày ở trên, Bệnh viện Phổi Trung ương có 04 Khối đơn vị trực
thuộc. Trong đó, Khối phòng chức năng gồm 10 phòng ban hỗ trợ điều hành bệnh
viện, giúp việc trực tiếp cho Ban giám đốc ở các lĩnh vực khác nhau như: phòng Hành
chính – Quản trị (Văn phòng); phòng Tổ chức cán bộ; phòng kế hoạch tổng hợp;

phòng tài chính kế toán;; phòng vật tư trang thiết bị; phòng quản lý chất lượng bệnh
viện; phòng điều dưỡng; phòng chỉ đạo chương trình; phòng công nghệ thông tin và
phòng công tác xã hội - truyền thông.
Sau đây, tôi sẽ tiếp cận văn phòng Bệnh viện Phổi trung ương dưới góc độ là
một Phòng ban bộ phận (Phòng Hành chính – Quản trị) có chức năng giúp việc điều
hành, tham mưu, đảm bảo điều kiện làm việc cho Giám đốc bệnh viện và toàn bộ bộ


Tổ chức văn phòng_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 5

máy tham mưu, giúp việc của bệnh viện (đơn vị Khối các phòng chức năng) ( Theo
định nghĩa văn phòng số 3 của PGS.TS. Vũ Thị Phụng)
Phòng Hành chính – Quản trị (văn phòng) của bệnh viện có chức năng, nhiệm
vụ như sau:
 Chức năng:
Phòng Hành chính - quản trị là phòng chức năng hỗ trợ điều hành và giúp việc
cho Ban giám đốc; chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác hành chính văn thư và công tác quản trị
trong Bệnh viện.
 Nhiệm vụ:
 Công tác hành chính văn thư
1) Căn cứ kế hoạch công tác của Bệnh viện, lập kế hoạch công tác của phòng
để trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2) Tổ chức tốt công tác quản lí có hệ thống các công văn đi và đến của Bệnh
viện, hệ thống bảo quản lưu trữ hồ sơ theo quy định. Đảm bảo hệ thống thông tin liên
lạc của Bệnh viện.
3) Đảm bảo công tác tiếp khách, phục vụ các buổi hội nghị toàn Bệnh viện.
4) Lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết bị thông dụng cho các khoa, phòng
trong Bệnh viện theo kế hoạch đã được duyệt, đảm bảo đầy đủ, đúng chủng loại, đúng
quy định về quản lý tài chính.

 Công tác quản trị
 Quản lý cơ sở vật chất, vật tư trang thiết bị
5) Quản lý nhà cửa, kho tàng, vật tư thiết bị thông dụng của Bệnh viện. Định kỳ
tổng kết công tác cung cấp, mua sắm vật liệu, vật tư trang thiết bị thông dụng, báo cáo
giám đốc Bệnh viện. Tham gia kiểm tra chế độ bảo quản, sử dụng, vận hành các máy,
thiết bị thông dụng của các khoa, phòng trong Bệnh viện.
6) Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao vật tư thông dụng để trình Giám
đốc bệnh viện duyệt và tổ chức thực hiện. Kiểm tra đôn đốc việc sử dụng hợp lý, có
hiệu quả; chống lãng phí, tham ô. Định kỳ báo cáo Giám đốc về nhận xét việc sử dụng
hợp lý vật tư tiêu hao ở các khoa, phòng trong bệnh viện để Giám đốc xem xét quyết
định việc khen thưởng, kỷ luật.
 Quản lý công tác trật tự an ninh, vệ sinh môi trường
7) Đảm bảo vệ sinh ngoại cảnh sạch, đẹp (vườn hoa, cây cảnh), hệ thống cống
rãnh thông thoát trong Bệnh viện. Định kỳ tổ chức kiểm tra vệ sinh chung trong Bệnh
viện.
8) Đảm bảo công tác trật tự trị an chung.
 Quản lý điện nước, công tác xây dựng
9) Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch, cung ứng điện trong Bệnh viện.
10) Tổ chức, thực hiện sửa chữa nhà cửa, duy tu, bảo dưỡng các máy thông
dụng theo kế hoạch.
11) Tham gia kiểm tra công tác bảo hộ lao động trong Bệnh viện.


Tổ chức văn phòng_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 6

 Quản lý công tác vận tải
12) Quản lý các phương tiện vận tải của Bệnh viện. Điều động xe ô tô đi công
tác và cấp cứu theo quy định.
1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy văn phòng của Bệnh viện Phổi Trung ương
TRƯỞNG PHÒNG


PHÓ TRƯỞNG
PHÒNG 1

TỔ HÀNH
CHÍNH VĂN
THƯ

TỔ QUẢN
TRỊ

PHÓ TRƯỞNG
PHÒNG 2

TỔ ĐIỆN
NƯỚC –
XÂY DỰNG

TỔ Ô TÔ

 Cơ cấu tổ chức, nhân sự hiện tại
 Lãnh đạo đương nhiệm: gồm 01 Trưởng phòng và 02 Phó trưởng phòng (ảnh
chân dung ở phần Phụ lục)
- Trưởng phòng: CN. Phạm Tuấn Phương
- Phó trưởng phòng: ThS.KS. Trần Văn Quý và ThS. Nguyễn Thị Hương
 Số lượng và trình độ nhân sự
- Tổng số cán bộ viên chức: 34 viên chức
- Trình độ: 09 nhân viên trình độ Đại học và trên đại học; 04 nhân viên trình độ
Cao đẳng và trung cấp và 21 nhân viên thuộc các ngành, nghề khác.
 Đơn vị trực thuộc: gồm 04 tổ công tác

Bảng 1: Chức năng, nhiệm vụ tương ứng của các đơn vị trực thuộc
Tên đơn vị
Tổ Hành chính
Văn thư

Chức năng, nhiệm vụ đảm nhiệm
Phụ trách công tác hành chính văn thư ( nhiệm vụ tương ứng
1,2,3,4)
Phụ trách công tác quản lý cơ sở vật chất, vật tư trang thiết bị;
Tổ Quản trị
quản lý công tác trật tự an ninh, vệ sinh môi trường ( nhiệm vụ
tương ứng 5,6,7,8)
Tổ Điện, nước - Phụ trách công tác điện nước, xây dựng ( nhiệm vụ tương ứng
xây dựng
9,10,11)
Tổ Ô tô
Phụ trách toàn bộ công tác vận tải ( nhiệm vụ tương ứng 12)


Tổ chức văn phòng_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 7

PHẦN II: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH VÀ ĐỀ XUẤT
2.1. Nhận xét, đánh giá về tổ chức bộ máy văn phòng của bệnh viện
Dựa vào chức năng, nhiệm vụ, sơ đồ tổ chức bộ máy văn phòng của Bệnh viện
Phổi Trung ương đã trình bày ở trên và các căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu khi tổ chức bộ
máy văn phòng, tôi đưa ra những nhận xét, đánh giá như sau:
Đầu tiên, tổ chức bộ máy văn phòng của bệnh viện đảm bảo được nguyên tắc 1:
“Các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đều có các bộ phận phụ trách”. Vì phòng Hành
chính – Quản trị có 2 chức năng chính đó là phụ trách công tác hành chính văn thư và
công tác quản trị của bệnh viện, theo đó phòng có 4 tổ đơn vị trực thuộc thì cả 4 tổ

đơn vị đều được phân công đảm nhận đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của Phòng
Hành chính – Quản trị (đã trình bày như Bảng 1), do đó đã đảm bảo được nguyên tắc
số 1.
Tiếp theo, tổ chức bộ máy văn phòng của bệnh viện cũng tuân thủ được nguyên
tắc 2 đó là: “ Không chồng chéo” về chức năng nhiệm vụ khi phân công. Vì theo Bảng
1 ở trên, ta thấy các chức năng, nhiệm vụ của từng tổ đơn vị trực thuộc đều được phân
công rõ ràng, cụ thể, không có chức năng, nhiệm vụ của tổ nào bị chồng chéo với tổ
nào, do đó đã tuân thủ được nguyên tắc 2.
Đối với nguyên tắc 3: “Phù hợp với điều kiện nhân lực và cơ sở vật chất hiện
có”, nhắc lại tổng số cán bộ viên chức của văn phòng bệnh viện hiện nay là 34 viên
chức. Đối chiếu với khối lượng công việc họ phải làm để hỗ trợ Ban giám đốc điều
hành, quản lý toàn bộ 1 bệnh viện tuyến cao nhất (cấp trung ương) thì đây là số lượng
khá đảm bảo và ổn định, vì thế đảm bảo được nguyên tắc 3.
Cuối cùng là nguyên tắc 4: “Phù hợp với năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý
cấp trung”, như phần trên đã nói trong tổng số 34 viên chức thì có 9 người có trình độ
đại học và trên đại học, 4 người trình độ Cao đẳng và trung cấp, 21 người còn lại là
nhân viên các ngành, nghề khác. Qua đây, ta thấy trình độ năng lực của đội ngũ nhân
viên chưa được cân bằng, chưa được chú trọng và chưa đạt tiêu chuẩn cao so với quy
mô một bệnh viện cấp trung ương (40% nhân viên có trình độ từ trung cấp đến đại
học, 60% nhân viên còn lại không phải nhân viên chuyên môn, họ là nhân viên chuyên
môn khác kiêm nhiệm hoặc là nhân viên hợp đồng). Do đó, tôi nhận thấy tổ chức bộ
máy văn phòng của bệnh viện hiện chưa đảm bảo được nguyên tắc 4.
Tóm lại, nhìn chung bộ máy văn phòng của Bệnh viện Phổi Trung Ương được
tổ chức khá tốt, khá ổn định và hợp lý, đạt 3/4 tiêu chuẩn, nguyên tắc bắt buộc; các tổ
đơn vị được phân công nhiệm vụ phù hợp, đảm nhiệm được hết chức năng, nhiệm vụ
của văn phòng, không có sự chồng chéo nhiệm vụ giữa các phòng ban, các tổ đơn vị
có sự liên hệ chặt chẽ khi thực hiện các nhiệm vụ chung của bệnh viện, tên các tổ đơn
vị được đặt hợp lý. Tuy nhiên, nguyên tắc 4 còn chưa thực sự đảm bảo; trong tương
lai, bệnh viện nên chú trọng, đầu tư công tác đào tạo, phát triển năng lực của đội ngũ
nhân sự văn phòng để từ đó đảm bảo thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được phân

công, đạt tiêu chuẩn của một bệnh viện lớn tuyến cao nhất (cấp trung ương).


Tổ chức văn phòng_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 8

2.2. So sánh tổ chức bộ máy văn phòng của bệnh viện với các cơ quan khác
Nhìn chung, tổ chức bộ máy văn phòng của các đơn vị sự nghiệp công lập nói
chung và tổ chức bộ máy văn phòng của bệnh viện nói riêng có nhiều điểm cơ bản
giống với tổ chức bộ máy văn phòng của các loại hình cơ quan khác như: đều có lãnh
đạo văn phòng và các đơn vị trực thuộc; các đơn vị trực thuộc đều được phân công
chức năng, nhiệm vụ rõ ràng nhằm hỗ trợ, tham mưu, giúp việc thủ trưởng cơ quan
điều hành các hoạt động chung của cơ quan từ hành chính, văn thư, lễ tân đến quản lý
cơ sở vật chất, phương tiện vận tải, an ninh trật tự,…v…v..
Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt như sau:
Tổ chức bộ máy văn phòng của bệnh
viện Phổi trung ương
1, Văn phòng (Phòng Hành chính –
Quản trị) của bệnh viện Phổi trung
ương không có tư cách pháp nhân
(mặc dù có con dấu nhưng không có tài
khoản riêng và các điều khoản kèm
theo theo quy định của pháp luật).

2, Văn phòng (Phòng Hành chính –
Quản trị) của bệnh viện Phổi trung
ương chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
Giám đốc bệnh viện (thủ trưởng cao
nhất cơ quan) mà không qua một cấp
quản lý trung gian nào do đó họ có thể
báo cáo và nhận chỉ thị trực tiếp từ

Giám đốc bệnh viện.
 Giúp cho tổ chức bộ máy gọn
gàng hơn, giảm thiểu được hiện tượng
“quan liêu” trong lối làm việc. Tuy
nhiên khi giải quyết công việc nếu khối
lượng đầu công việc nhiều và lớn thì sẽ
khó khăn trong việc thu thập, tổng hợp
và xử lý thông tin của Giám đốc bệnh
viện.

3, Vì tôi đang tiếp cận văn phòng Bệnh

Tổ chức bộ máy văn phòng một số loại
hình cơ quan khác
Một số văn phòng khác như: văn phòng
Chính phủ, các văn phòng cấp Bộ, văn
phòng UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc
trung ương,…đều là những văn phòng lớn
có tư cách pháp nhân (có con dấu riêng, tài
khoản riêng cùng các điều khoản đi kèm
theo quy định của pháp luật).
Một số các văn phòng khác như: văn phòng
Chính phủ, các văn phòng cấp Bộ, văn
phòng UBND các cấp từ trung ương đến địa
phương,… đều không chịu sự quản lý trực
tiếp từ thủ tưởng cao nhất của cơ quan (ví
dụ như: văn phòng Bộ không chịu sự quản
lý trực tiếp từ Bộ trưởng; văn phòng UBND
không chịu sự quản lý trực tiếp từ Chủ tịch
UBND) mà đều phải qua một cấp quản lý

trung gian ở giữa đó là Chánh và Phó
chánh văn phòng. Các Chánh và Phó chánh
văn phòng đóng vai trò là cấp quản lý trung
gian vì các thông tin, văn bản, tài liệu từ các
phòng, ban đơn vị trực thuộc muốn đến
được với thủ trưởng cao nhất của cơ quan
(Bộ trưởng, Chủ tịch UBND,…) thì đều phải
tập trung qua họ rồi sau đó mới trình lên đến
cấp tiếp theo.
 Tổ chức bộ máy có thể cồng kềnh
hơn, “quan liêu” trong lối làm việc nhưng sẽ
thuận lợi hơn trong việc nắm bắt thông tin
khi có một cấp quản lý trung gian hỗ trợ.
Một số văn phòng khác như: văn phòng


Tổ chức văn phòng_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 9

viện Phổi trung ương dưới góc độ là
một Phòng ban bộ phận (Phòng Hành
chính – Quản trị) có chức năng giúp
việc điều hành, tham mưu, đảm bảo
điều kiện làm việc cho Giám đốc bệnh
viện và toàn bộ bộ máy tham mưu,
giúp việc của bệnh viện (đơn vị Khối
các phòng chức năng) nên 9 phòng
ban còn lại của Khối các phòng chức
năng đều ngang hàng với văn phòng
(Phòng Hành chính – Quản trị) của
bệnh viện và đều chịu sự chỉ đạo trực

tiếp từ Ban Giám đốc bệnh viện. (Tiếp
cận theo định nghĩa văn phòng số 3
của PGS.TS. Vũ Thị Phụng), (Sơ đồ tổ
chức bộ máy hành chính của Bệnh viện
Phổi trung ương: ở Phụ lục)

Chính phủ, văn phòng Chủ tịch nước, văn
phòng cấp Bộ, văn phòng UBND các cấp,..)
do phần lớn đều có cấp quản lý Chánh và
Phó Chánh văn phòng nên thường được tiếp
cận dưới góc độ là cả một bộ máy tham
mưu, giúp việc của lãnh đạo và cơ quan do
đó các phòng ban chức năng thường được
tập hợp thành một bộ máy chung gọi là văn
phòng (đứng đầu là Chánh văn phòng và các
Phó chánh văn phòng) nên dưới góc độ này
các phòng ban chức năng sẽ là đơn vị trực
thuộc của văn phòng. (Tiếp cận theo định
nghĩa văn phòng số 2 của PGS.TS. Vũ Thị
Phụng)

2.3. Một số đề xuất
Để tổ chức bộ máy văn phòng của bệnh viện Phổi trung ương được hoàn thiện
hơn thì tôi đề xuất trong tương lai, bệnh viện nên chú trọng, đầu tư công tác đào tạo,
phát triển năng lực của đội ngũ nhân sự văn phòng. Vì hiện nay trình độ năng lực của
đội ngũ nhân viên văn phòng bệnh viện chưa đạt tiêu chuẩn so với quy mô một bệnh
viện cấp trung ương (nguyên tắc 4 chưa đảm bảo) để thực hiện tốt các chức năng,
nhiệm vụ được phân công.
Về một số các vấn đề khác của môn học, tôi có một số đề xuất như sau:
Ngoài 4 nguyên tắc, yêu cầu tổ chức văn phòng bắt buộc trên, tôi xin đề xuất

thêm một nguyên tắc mới. Nguyên tắc 5: “Tổ chức bộ máy văn phòng phải phù hợp,
phản ánh đúng cơ chế hoạt động của cơ quan và cơ chế phối hợp giữa các phòng
ban bộ phận trong văn phòng”. Đồng thời, trong môn học này tôi mong muốn giảng
viên sẽ đi sâu và giảng kỹ hơn về các loại hình cơ cấu tổ chức (cơ cấu trực tuyến, cơ
cấu chức năng, cơ cấu trực tuyến – chức năng, cơ cấu trực tuyến - tham mưu, cơ cấu
chương trình – mục tiêu, cơ cấu ma trận) và hướng dẫn vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy sao
cho thể hiện rõ được loại hình cơ cấu tổ chức của một cơ quan, tổ chức và doanh
nghiệp.


Tổ chức văn phòng_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 10

KẾT LUẬN
Qua những tìm hiểu và phân tích ở trên, tôi nhận thấy mặc dù còn một số điểm
hạn chế nhưng tổ chức bộ máy văn phòng của Bệnh viện Phổi trung ương nhìn chung
là hợp lý, khoa học và ổn định, đảm bảo hỗ trợ, giúp việc cho Ban giám đốc điều hành
các hoạt động chung của bệnh viện một cách tốt nhất. Hiện nay, bộ máy văn phòng
của bệnh viện đã và đang thực hiện rất tốt chức năng và nhiệm vụ được phân công;
minh chứng là: Trong 7 năm liền (từ năm 2011 đến năm 2017), phòng Hành chính –
Quản trị của bệnh viện đã liên tiếp đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được
trao bởi Giám đốc bệnh viện Phổi trung ương và Bộ trưởng Bộ Y tế. Đặc biệt vào năm
2013, họ đã trực tiếp nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế. Với những thành
tích trên, ta có thể thấy được phần nào sự nỗ lực, cố gắng của các cá nhân và sự phối
hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các tổ đơn vị trực thuộc. Mong rằng trong tương lai
không xa, họ sẽ khắc phục được những thiếu sót và phát huy được những điểm mạnh
của mình, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao.
Trên đây là bài tiểu luận cá nhân của tôi về chủ đề: “Khảo sát, đánh giá tổ
chức bộ máy văn phòng của Bệnh viện Phổi Trung ương” nhằm tìm hiểu, nhận xét,
đánh giá và tìm ra những điểm giống và khác nhau trong tổ chức bộ máy văn phòng
của bệnh viện nói chung so với các loại hình cơ quan, tổ chức khác tôi đã được tìm

hiểu trên lớp học. Mặc dù đã có sự đầu tư và cố gắng hết sức song đây mới chỉ là bài
làm cá nhân cùng với nhiều quan điểm, ý kiến mang tính chủ quan do đó không thể
tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Chính vì thế, tôi/em rất mong nhận được những
phản hồi và góp ý từ giảng viên PGS.TS. Vũ Thị Phụng để nhận thức cũng như bài
làm của tôi/em trở nên hoàn thiện hơn.
Tôi/em xin chân thành cảm ơn !


Tổ chức văn phòng_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 11

PHỤ LỤC
1. Chân dung Lãnh đạo văn phòng (Phòng Hành chính – Quản trị)

Trưởng phòng: CN. Phạm Tuấn Phương

Phó trưởng phòng: ThS.KS. Trần Văn
Quý

Phó trưởng phòng: ThS. Nguyễn Thị
Hương

2. Một số hình ảnh hoạt động của các tổ đơn vị trực thuộc
Hình 1:
Tổ
Hành
chính
văn thư

Hình 2:
Tổ Điện

nước –
Xây
dựng

Hình 3
& 4: Tổ
Quản
trị và
Tổ ô tô
3. Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính của Bệnh viện Phổi Trung ương


Tổ chức văn phòng_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 12


Tổ chức văn phòng_Vũ Khánh Huyền_K61-QTVP 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lý thuyết tổ chức – PSG.TS. Nguyễn Hữu Tri, NXB Chính trị quốc
gia – Sự thật, 2013;
2. Bài giảng “Tổ chức văn phòng” – PGS.TS. Vũ Thị Phụng;
3. Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Phổi Trung ương ( />4. Quyết định số 1874/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành danh sách
các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế;
Một số các tài liệu tham khảo khác.

******** HẾT********




×