Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Hoàn thiện một bước hệ thống tổ chức bộ máy văn phòng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.52 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu ..................................................................................... 1
Chương I: Những khái quát chung về Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam.......................................................... 2
1. Lịch sử ra đời ................................................................ 2
2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ ................................. 3
Chương II: Thực trạng về hoạt động của bộ máy Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam ............................................. 7
1. Tổ chức hoạt động bộ máy Ngân hàng trong năm 2000
7
2. Những thành tựu đã đạt được ....................................... 8
3. Đánh giá tài chính ....................................................... 10
Chương III: Tổ chức bộ máy văn phòng Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam .................................................................... 11
1. Nguyên tắc tổ chức văn phòng ................................... 11
2. Mô hình công tác tổ chức văn phòng ......................... 13
3. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng ......................... 16
4. Vấn đề nhân sự của văn phòng .................................. 17
5. Trang thiết bị của văn phòng ...................................... 17
Một số giải pháp nhằm thực hiện một bước ............................. 17
Kết luận ........................................................................................ 19
BÁO CÁO THỰC TẬP
LỜI MỞ ĐẦU
Bước vào thiên niên kỷ mới trong bầu không khí sôi động của quá
trình toàn cầu hoá và hội nhập. Ở Việt Nam, tuy môi trường đầu tư còn
không ít trở ngại, thị trường tiền tệ còn nhiều bất cập, cung cầu ngoại tệ
chưa ổn định, đầu tư nước ngoài chưa như mong muốn. Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam mong muốn được cùng bạn bè trong nước và
quốc tế chia sẻ những thành tựu đã đạt được trong những năm qua. Đặc
biệt trong công cuộc đổi mới hiện nay, khi mà cả nước đang bước vào
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc xây dựng hệ thống tổ chức


bộ máy văn phòng là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.
Qua quá trình nghiên cứu thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam được tiếp thu những ý kiến cơ bản và kết hợp với thực tế cho
thấy tổ chức bộ máy văn phòng hợp lý và chặt chẽ góp phần đem lại
những thành công lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Hoàn thiện một bước hệ thống tổ chức
bộ máy văn phòng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam" cho báo cáo
của mình.
2
Chương I
NHỮNG KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
* Thành lập ngày 01/4/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam được Nhà nước xếp hạng là 1 trong 23 doanh
nghiệp đặc biệt, là thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thành viên
Hiệp hội Ngân hàng Châu Á.
- Là Ngân hàng Thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất ở Việt
Nam. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn được biết đến như là một
Ngân hàng có uy tín nhất trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập
khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh Ngân hàng và các dịch vụ tài
chính, Ngân hàng Quốc tế, kể cả nghiệp vụ thẻ tín dụng Visa, Master
Card.
- Đến cuối năm 2000, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã phát
triển thành một hệ thống gồm 22 chi nhánh trong nước, 1 Công ty tài
chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài với tổng số 2800 cán bộ
công nhân viên: đầu tư vốn cổ phần vào 14 doanh nghiệp: 3 liên doanh
với nước ngoài; 6 Ngân hàng Cổ phần; 2 Công ty bảo hiểm; 3 Công ty
liên doanh bất động sản. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã thiết lập

quan hệ đại lý với hơn 1000 Ngân hàng tại 85 nước trên Thế giới, được
nối mạng Swift quốc tế, được trang bị hệ thống vi tính hiện đại nhất
trong các Ngân hàng Việt Nam. Và nhất là một đội ngũ cán bộ năng
động, nhiệt tình và được đào tạo lành nghề.
Với phương châm luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt,
mục tiêu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là duy trì vai trò Ngân
3
hàng Thương mại hàng đầu ở Việt Nam và trở thành một Ngân hàng
Quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
cam kết xây dựng mô hình tổ chức tiên tiến theo các chuẩn mực quốc tế,
đa dạng hoá hoạt động, đi đầu về ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện
đại nhằm cung cấp những dịch vụ tài chính Ngân hàng chất lượng cao
cho mọi thành phần kinh tế. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ giữ
vững niềm tin của đông đảo bạn hàng trong và ngoài nước.
2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
* Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Ngoại
thương) là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, bao gồm các đơn vị
thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính,
công nghệ thông tin, đào tạo nghiên cứu tiếp thị trong hoạt động kinh
doanh. Ngân hàng Ngoại thương hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
tiền tệ
tín dụng và các hoạt động liên quan đến hoạt động tài chính tiền tệ,
Ngân hàng.
Ngân hàng Ngoại thương được thành lập theo Nghị định số 115/CP
ngày 30/12/1962 của Hội đồng Chính phủ và được Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước ký quyết định số 286/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 thành lập
lại theo mô hình tổng Công ty Nhà nước quy định tại quyết định số
90/TTg ngày 7/3/1994 theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ nhằm
tăng cường, tích tụ, tập trung phân công chuyên môn hoá và hợp tác kinh
doanh để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu

quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Ngân hàng Ngoại
thương, đáp ứng nhu cầu kinh tế.
* Ngân hàng Ngoại thương có:
- Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
- Tên giao dịch Quốc tế bằng tiếng Anh: Bank for Foreign Trade of
Vietnam (Vietcombank).
4
- Trụ sở chính: Tại Hà Nội
* Trụ sở tổng hàng: 198 Trần Quang Khải - Hà Nội
Telex: 411209 VCB - Vietcombank
Swift: BFTVVNVX
Điện tín: VIETCOMBANK
* Văn phòng: 198 Trần Quang Khải - Hà Nội
Tel: 8.251322 - 8.240876
Fax: 8.269067
* Phòng quan hệ Quốc tế: 198 Trần Quang Khải - Hà Nội
Tel: 8.265503 - 8.266150
Fax: 8.265548
* Sở giao dịch: 23 Phan Chu Trinh - Hà Nội
Tel: 9.343137
Fax: 8.241395
- Điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý điều hành.
- Vốn và tài sản trong đó vốn điều lệ được Chính phủ ấn định là:
1.100.000.000.000 (một nghìn một trăm tỷ đồng Việt Nam) và chịu trách
nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn và tài sản thuộc sở hữu
của Nhà nước do Ngân hàng Ngoại thương quản lý.
- Con dấu riêng, tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước và tại các
Ngân hàng trong nước và nước ngoài.
- Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của pháp luật.
* Ngân hàng Ngoại thương có thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ

ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định thành lập lại theo
mô hình Tổng Công ty Nhà nước.
* Ngân hàng Ngoại thương được quản lý bởi Hội đồng quản trị và
được điều hành bởi Tổng Giám đốc.
5
* Ngân hàng Ngoại thương chịu sự quản lý Ngân hàng của Ngân
hàng Nhà nước và qua các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương theo
chức năng quy định, đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này với
tư cách là cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà
nước theo quy định tại Luật Doanh nghiệp Nhà nước và các quy định
khác của pháp luật.
* Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong Ngân hàng Ngoại
thương hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và quy định của Đảng cộng sản Việt Nam.
* Danh sách các đơn vị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam liên
doanh hoặc có cổ phần:
1) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu.
2) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công thương
3) Ngân hàng Thương mại cổ phần Gia Định
4) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
5) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế
6) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông
7) Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
8) Công ty bảo hiểm Xăng dầu
9) Công ty bảo hiểm Nhà Rồng
10) Công ty Cổ phần Đồng Xuân (kinh doanh Văn phòng)
11) Ngân hàng Chohung Vina bank
12) Công ty Vietcombank Tower (198 Trần Quang Khải)
13) Vinalease

14) Công ty Vietcombank Banday (kinh doanh Văn phòng)
6
Sơ đồ
7
Chương II
THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
I. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BỘ MÁY CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM
Sau năm 2000, thị trường tiếp tục có nhiều bước phát triển khả
quan. Bên cạnh sự hình thành một số thị trường mới như thị trường
chứng khoán, thị trường mở, các đề án tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng
Thương mại Quốc doanh và củng cố hệ thống Ngân hàng cổ phần được
khẩn trương xây dựng và thực hiện, các chính sách tiền tệ đã tiếp tục
được cải tiến để ngày càng gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế.
Sau nhiều năm chuẩn bị, trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên
của Việt Nam được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ra đời và đi vào
hoạt động. Tuy hàng hoá trên thị trường chứng khoán chưa nhiều, hoạt
động mua bán chưa sôi động nhưng đây sẽ là một kênh bổ sung vốn quan
trọng cho nền kinh tế. Cũng trong năm 2000 nghiệp vụ thị trường mở đã
được khai trương. Với tư cách là một công cụ quan trọng của chính sách
tiền tệ thị trường này sẽ góp phần điều hoà tiền tệ trên thị trường và có
tác động tích cực tới vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, giúp các tổ
chức này sử dụng vốn linh hoạt và hiệu quả hơn.
Các Ngân hàng Thương mại quốc doanh - bộ phận chủ đạo của hệ
thống Ngân hàng Việt Nam - đã tích cực xây dựng đề án tái cơ cấu để có
thể sớm triển khai năm 2001. Đề án tái cơ cấu các Ngân hàng Thương
mại Quốc doanh sẽ tập trong giải quyết những khó khăn và điểm yếu về
8

×