Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

THAM số THỐNG kê các TÍNH TRẠNG NĂNG SUẤT lợn nái f1 LANDRACE x YORKSHIRE NUÔI tại TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.22 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THAM SỐ THỐNG KÊ CÁC TÍNH TRẠNG NĂNG SUẤT
LỢN NÁI F1 LANDRACE x YORKSHIRE NUÔI TẠI TỈNH
GIA LAI
Sinh viên: Phạm Văn Tuấn
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011

Đắk Lắk, thắng 6 năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THAM SỐ THỐNG KÊ CÁC TÍNH TRẠNG NĂNG SUẤT
LỢN NÁI F1 LANDRACE x YORKSHIRE NUÔI TẠI TỈNH
GIA LAI
Sinh viên: Phạm Văn Tuấn
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y

Người hướng dẫn
PGS.TS. Trần Quang Hân

Đắk Lắk, tháng 6 năm 2015



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
đến PGS.TS. Trần Quang Hân đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú
y cùng toàn thể Ban giám hiệu Trường ĐH Tây Nguyên, đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức chuyên ngành trong xuốt quá trình tôi học tập tại trường.
Đây là những kiến thức tạo cơ sở cho tôi ứng dụng và phát huy trong sự
nghiệp của tôi sau này.
Tôi xin cảm ơn các chú, anh, chị tại Trại giống vật nuôi Iakhươl và
Trạm truyền giống gia súc Biển Hồ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn anh Trần Văn Thương lớp cao học Chăn nuôi khóa
2013 – 2015 đã nhiệt tình chỉ bảo, đưa ra nhiều lời khuyên quý báu trong quá
trình tôi thu thập số liệu cũng như thời gian tôi thực tập tại trung tâm.
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên tập thể lớp Chăn nuôi - Thú y K2011
luôn ở bên giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận.
Cuối cùng con rất biết ơn công sinh thành dưỡng dục của bố mẹ nuôi
con khôn lớn và tạo mọi điều kiện cho con được học tập đến ngày hôm nay,
một lần nữa con cảm ơn bố mẹ rất nhiều.
Đắk Lắk, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Phạm Văn Tuấn

i


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................I
MỤC LỤC.......................................................................................................II
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU..................................................................................iv

DANH MỤC BẢNG.......................................................................................V
MỞ ĐẦU.........................................................................................................4
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

4
5
5
5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU....................................................6
2.1. TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG
6
2.2. SỰ DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG
7
2.3. CÁC THAM SỐ KIỂU HÌNH
10
2.4. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
11
2.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái....................................................................11
2.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản ở lợn................................................................16
2.5. LAI TẠO VÀ ƯU THẾ LAI
18
2.5.1. Lai tạo............................................................................................................................................18

2.5.2. Ưu thế lai.......................................................................................................................................18
2.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
20

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................23
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
23
3.1.1. Lợn Yorkshire.................................................................................................................................23
3.1.1.1. Nguồn gốc...................................................................................................................................23
3.1.2. Lợn Landrace.................................................................................................................................24
3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
24
3.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
25
3.3.1. Nội dung nghiên cứu......................................................................................................................25
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái F1 Landrace x Yorkshire.....................25
SỐ TAI NÁI
27
PHIẾU THU NHẬN SỐ LIỆU ĐỀ TÀI
27
NGÀY SINH
27
TUỔI PHỒI GIỐNG LẦN ĐẦU
27
NGÀY PHỐI
27
PHỐI GIỐNG
27
VỚI ĐỰC
27

...
27
4
27
3
27
2
27
1
27
Ổ ĐẺ
27
SƠ SINH
27
NGÀY ĐẺ
27
SỐ CON SƠ SINH
27
KL Ổ SƠ SINH
27
KLTB 1 CON SƠ SINH
27
SỐ CON 21 NGÀY
27
21 NGÀY
27

ii



KL Ổ 21 NGÀY
KLTB 1 CON 21 NGÀY
SỐ CON CAI SỮA
CAI SỮA
KL Ổ CAI SỮA
KLTB 1 CON CAI SỮA
NGÀY CAI SỮA
KC GIỮA HAI Ổ ĐẺ
3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU

27
27
27
27
27
27
27
27
27

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................28
4.1. SỐ CON ĐẺ RA/Ổ.................................................................................28
BẢNG 4.1. PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON ĐẺ RA/Ổ
HÌNH 4.1. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON ĐẺ RA/Ổ

28
29

4.2. KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 LỢN CON SƠ SINH.....................30
BẢNG 4.2. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 LỢN CON SƠ SINH

HÌNH 4.2. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON SƠ SINH

30
31

4.3. KHỐI LƯỢNG Ổ SƠ SINH..................................................................32
BẢNG 4.3. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ SƠ SINH
HÌNH 4.3. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ SƠ SINH

32
33

4.4. SỐ CON 21 NGÀY.................................................................................34
BẢNG 4.4. PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON 21 NGÀY
HÌNH 4.4. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON 21 NGÀY

34
35

4.5. KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON 21 NGÀY..............................36
BẢNG 4.5. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON 21 NGÀY
HÌNH 4.5. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON 21 NGÀY TUỔI

36
37

4.6. KHỐI LƯỢNG Ổ 21 NGÀY.................................................................38
BẢNG 4.6. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ 21 NGÀY
HÌNH 4.6. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ 21 NGÀY


38
39

4.7. SỐ CON CAI SỮA.................................................................................40
BẢNG 4.7. PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON CAI SỮA
HÌNH 4.7. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON CAI SỮA

40
41

4.8 KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON CAI SỮA...............................42
BẢNG 4.8. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH CAI SỮA
HÌNH 4.8. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON CAI SỮA

42
43

4.9. KHỐI LƯỢNG Ổ CAI SỮA.................................................................44
BẢNG 4.9. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ CAI SỮA
HÌNH 4.9. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ CAI SỮA

44
45

4.10. KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI Ổ ĐẺ.................................................46
BẢNG 4.10. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI Ổ ĐẺ
HÌNH 4.10. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI Ổ ĐẺ

46
47


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................................48
5.1. KẾT LUẬN.............................................................................................48
5.2. ĐỀ NGHỊ.................................................................................................49
iii


TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................50
PHỤ LỤC.......................................................................................................55
.........................................................................................................................55
HÌNH 7.2. LỢN ĐỰC PĐ.............................................................................55
.........................................................................................................................56
HÌNH 7.4. LỢN LAI ( LY X PĐ) 3 NGÀY TUỔI.......................................56
.........................................................................................................................56
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN.........................................................57

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU

Du : Duroc
K: Kurtosis (Độ nhọn)
KC: Khoảng cách
KL: Khối lượng
KLTB: Khối lượng trung bình
L: Landrace
LY: Landrace x Yorkshire
M: Mean (trung bình)
Pi: Pietrain
PiDu: Pietrain x Duroc
S: Skewnes (Độ lệch)
Y : Yorkshire


iv


DANH MỤC BẢNG
Trang
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................I
MỤC LỤC.......................................................................................................II
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................V
MỞ ĐẦU.........................................................................................................4
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

4
5
5
5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU....................................................6
2.1. TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG
2.2. SỰ DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG
2.3. CÁC THAM SỐ KIỂU HÌNH
2.4. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
2.5. LAI TẠO VÀ ƯU THẾ LAI
2.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

6
7

10
11
18
20

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................23
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
SỐ TAI NÁI
PHIẾU THU NHẬN SỐ LIỆU ĐỀ TÀI
NGÀY SINH
TUỔI PHỒI GIỐNG LẦN ĐẦU
NGÀY PHỐI
PHỐI GIỐNG
VỚI ĐỰC
...
4
3
2
1
Ổ ĐẺ
SƠ SINH
NGÀY ĐẺ
SỐ CON SƠ SINH
KL Ổ SƠ SINH
KLTB 1 CON SƠ SINH
SỐ CON 21 NGÀY
21 NGÀY
KL Ổ 21 NGÀY

KLTB 1 CON 21 NGÀY
SỐ CON CAI SỮA
CAI SỮA
KL Ổ CAI SỮA
KLTB 1 CON CAI SỮA
NGÀY CAI SỮA
KC GIỮA HAI Ổ ĐẺ
3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU

23
24
25
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27

27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27

v


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................28
4.1. SỐ CON ĐẺ RA/Ổ.................................................................................28
BẢNG 4.1. PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON ĐẺ RA/Ổ
HÌNH 4.1. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON ĐẺ RA/Ổ

28
29

4.2. KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 LỢN CON SƠ SINH.....................30
BẢNG 4.2. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 LỢN CON SƠ SINH
HÌNH 4.2. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON SƠ SINH

30
31


4.3. KHỐI LƯỢNG Ổ SƠ SINH..................................................................32
BẢNG 4.3. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ SƠ SINH
HÌNH 4.3. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ SƠ SINH

32
33

4.4. SỐ CON 21 NGÀY.................................................................................34
BẢNG 4.4. PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON 21 NGÀY
HÌNH 4.4. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON 21 NGÀY

34
35

4.5. KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON 21 NGÀY..............................36
BẢNG 4.5. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON 21 NGÀY
HÌNH 4.5. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON 21 NGÀY TUỔI

36
37

4.6. KHỐI LƯỢNG Ổ 21 NGÀY.................................................................38
BẢNG 4.6. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ 21 NGÀY
HÌNH 4.6. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ 21 NGÀY

38
39

4.7. SỐ CON CAI SỮA.................................................................................40
BẢNG 4.7. PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON CAI SỮA

HÌNH 4.7. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON CAI SỮA

40
41

4.8 KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON CAI SỮA...............................42
BẢNG 4.8. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH CAI SỮA
HÌNH 4.8. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON CAI SỮA

42
43

4.9. KHỐI LƯỢNG Ổ CAI SỮA.................................................................44
BẢNG 4.9. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ CAI SỮA
HÌNH 4.9. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ CAI SỮA

44
45

4.10. KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI Ổ ĐẺ.................................................46
BẢNG 4.10. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI Ổ ĐẺ
HÌNH 4.10. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI Ổ ĐẺ

46
47

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................................48
5.1. KẾT LUẬN.............................................................................................48
5.2. ĐỀ NGHỊ.................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................50

PHỤ LỤC.......................................................................................................55
.........................................................................................................................55
HÌNH 7.2. LỢN ĐỰC PĐ.............................................................................55
vi


.........................................................................................................................56
HÌNH 7.4. LỢN LAI ( LY X PĐ) 3 NGÀY TUỔI.......................................56
.........................................................................................................................56
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN.........................................................57

vii


DANH MỤC HÌNH
Trang
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................I
MỤC LỤC...........................................................................................................II
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................V
MỞ ĐẦU.............................................................................................................4
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

4
5
5
5


TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU........................................................6
2.1. TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG
2.2. SỰ DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG
2.3. CÁC THAM SỐ KIỂU HÌNH
2.4. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
2.5. LAI TẠO VÀ ƯU THẾ LAI
2.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

6
7
10
11
18
20

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................23
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
SỐ TAI NÁI
PHIẾU THU NHẬN SỐ LIỆU ĐỀ TÀI
NGÀY SINH
TUỔI PHỒI GIỐNG LẦN ĐẦU
NGÀY PHỐI
PHỐI GIỐNG
VỚI ĐỰC
...
4
3
2

1
Ổ ĐẺ
SƠ SINH
NGÀY ĐẺ
SỐ CON SƠ SINH
KL Ổ SƠ SINH
KLTB 1 CON SƠ SINH
SỐ CON 21 NGÀY
21 NGÀY
KL Ổ 21 NGÀY
KLTB 1 CON 21 NGÀY
SỐ CON CAI SỮA
CAI SỮA
KL Ổ CAI SỮA
KLTB 1 CON CAI SỮA
NGÀY CAI SỮA
KC GIỮA HAI Ổ ĐẺ
3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU

23
24
25
27
27
27
27
27
27
27
27

27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
27

1


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................................28
4.1. SỐ CON ĐẺ RA/Ổ.....................................................................................28
BẢNG 4.1. PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON ĐẺ RA/Ổ
HÌNH 4.1. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON ĐẺ RA/Ổ


28
29

4.2. KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 LỢN CON SƠ SINH.........................30
BẢNG 4.2. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 LỢN CON SƠ SINH
HÌNH 4.2. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON SƠ SINH

30
31

4.3. KHỐI LƯỢNG Ổ SƠ SINH......................................................................32
BẢNG 4.3. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ SƠ SINH
HÌNH 4.3. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ SƠ SINH

32
33

4.4. SỐ CON 21 NGÀY.....................................................................................34
BẢNG 4.4. PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON 21 NGÀY
HÌNH 4.4. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON 21 NGÀY

34
35

4.5. KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON 21 NGÀY..................................36
BẢNG 4.5. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON 21 NGÀY
HÌNH 4.5. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON 21 NGÀY TUỔI

36
37


4.6. KHỐI LƯỢNG Ổ 21 NGÀY.....................................................................38
BẢNG 4.6. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ 21 NGÀY
HÌNH 4.6. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ 21 NGÀY

38
39

4.7. SỐ CON CAI SỮA.....................................................................................40
BẢNG 4.7. PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON CAI SỮA
HÌNH 4.7. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON CAI SỮA

40
41

4.8 KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON CAI SỮA...................................42
BẢNG 4.8. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH CAI SỮA
HÌNH 4.8. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON CAI SỮA

42
43

4.9. KHỐI LƯỢNG Ổ CAI SỮA.....................................................................44
BẢNG 4.9. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ CAI SỮA
HÌNH 4.9. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ CAI SỮA

44
45

4.10. KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI Ổ ĐẺ.....................................................46

BẢNG 4.10. PHÂN BỐ TẦN SỐ KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI Ổ ĐẺ
HÌNH 4.10. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI Ổ ĐẺ

46
47

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................................48
5.1. KẾT LUẬN.................................................................................................48
5.2. ĐỀ NGHỊ.....................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................50
PHỤ LỤC...........................................................................................................55
.............................................................................................................................55
HÌNH 7.2. LỢN ĐỰC PĐ.................................................................................55
2


.............................................................................................................................56
HÌNH 7.4. LỢN LAI ( LY X PĐ) 3 NGÀY TUỔI...........................................56
.............................................................................................................................56
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN............................................................57

3


Phần thứ nhất
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia Lai là tỉnh thuộc phía bắc Tây Nguyên, có vị trí quan trọng, là một
trong những trung tâm giao lưu về kinh tế, văn hóa xã hội của vùng Tây Nguyên
và cả nước. Trong những năm qua tình hình chăn nuôi nói chung và chăn nuôi

lợn nói riêng đã có những bước phát triển khá.
Nhưng trên thực tế khó khăn đối với các hộ chăn nuôi hiện nay là xác
định được việc sử dụng lợn nái thuộc dòng thuần chủng hay dòng lai để làm nái
sinh sản, cũng như việc xác xác định dùng giống lợn đực nào phối giống cho
đàn lợn nái để cho ra đàn lợn con có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả
kinh tế cao. Để có được đàn lợn thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh và đạt tỷ lệ nạc
ở mức độ tối đa của phẩm giống. Bên cạnh những tiến bộ di truyền, chọn lọc, cải
tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện chuồng trại…việc tạo ra những tổ
hợp lai trên cơ sở kết hợp được một số đặc điểm của mỗi giống, mỗi dòng và
đặc biệt việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn là rất cần thiết. Nhiều công
trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước cũng như trong thực tiễn của sản xuất đã
khẳng định, những tổ hợp lai dùng nhiều giống khác nhau đều làm tăng số con
sơ sinh/ổ, nâng cao tốc độ sinh trưởng, giảm chi phí thức ăn/1kg thể trọng, nâng
cao tỷ lệ và chất lượng thịt nạc, rút ngắn thời gian chăn nuôi… Vì vậy, hầu hết
các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng tổ hợp lai để
sản xuất lợn thịt thương phẩm, đã mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao,
giảm chi phí thức ăn và thời gian nuôi. Ở nước ta, bên cạnh một số giống lợn địa
phương thì các giống lợn thuần cao sản đã được sử dụng như: Yorkshire (Y),
Landrace (L), Duroc (D), Pietrain (Pi)…
Thông qua việc xác định được các tham số kiểu hình tính trạng năng suất
ở lợn nái LY ( Landrace x Yorkshire) khi cho phối giống với đực giống PĐ
(PIĐU) một cách có hệ thống trong điều kiện tự nhiên tại địa phương là rất có ý
4


nghĩa để công bố khả năng sinh sản của lợn nái LY ( Landrace x Yorkshire) vào
thực tế sản suất.
Với tính cần thiết của vấn đề, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tham số
thống kê các tính trạng năng suất ở lợn nái F 1 LY ( Landrace x Yorkshire) tại
tỉnh Gia Lai”.

1.2. Mục tiêu đề tài
Xác định được các tham số thống kê các tính trạng năng suất sinh sản chủ
yếu của lợn nái F1 Landrace x Yorkshire khi cho phối giống với lợn đực PĐ.
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Cung cấp thêm các tư liệu liên quan đến khả năng sinh sản, tiềm năng di
truyền của lợn nái lai F1 Landrace x Yorkshire hiện đang nuôi tại Trung tâm
giống vật nuôi tỉnh Gia Lai.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc đánh giá khả năng sinh
sản, khuynh hướng di truyền các tính trạng sinh sản và làm cơ sở cho việc chọn
lọc cũng, xây dựng chỉ số chọn lọc dựa trên ước tính giá trị giống của các tính
trạng.

5


Phần thứ hai

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Tính trạng số lượng
Là những tính trạng mà sự khác nhau giữa các cá thể là sự sai khác về
mức độ hơn là sự sai khác về chủng loại. Nếu xét về góc độ toán học dãy phân
bố các giá trị thu được ở các cá thể về tính trạng số lượng nào đó thường là liên
tục, còn đối với tính trạng chất lượng thường là rời rạc. Tính trạng số lượng còn
được gọi là tính trạng đo lường, tuy nhiên những tính trạng mà giá trị của nó thu
được bằng cách đếm như số lợn con trong một ổ, số lượng trứng gà đẻ ra trong
một năm vẫn được coi là tính trạng số lượng, đó là những tính trạng số lượng
đặc biệt. Hầu hết những tính trạng có giá trị về kinh tế của gia súc đều là những
tính trạng số lượng (Nguyễn Văn Thiện, 1995)

Tính trạng số lượng có những đặc trưng sau:
- Tính trạng số lượng có biến dị liên tục (Continuous variation)
- Phân bố tần số của tính trạng số lượng thường là phân bố chuẩn( Gauss)
- Tính trạng số lượng do nhiều gen quy định, mỗi gen chỉ có một tác dụng
nhỏ.
- Tính trạng số lượng dễ chịu tác động của ngoại cảnh.
- Ở tính trạng số lượng, khi lai tạo thì thu được thế hệ F 1 là tương đối
đồng nhất (thường là trung gian giữa bố và mẹ nếu năng suất của bố và mẹ khác
nhau nhiều, hoặc vượt quá nếu năng xuất của bố và mẹ khác nhau ít); thế hệ F 2
phân ly không theo tỷ lệ nhất định đống thời có thể có hiện tượng phân ly tăng
tiến (transgressive segregration).
- Sự di truyền của tính trạng số lượng cũng tuân theo các định luật di
truyền cơ bản của Mendel và cũng có những đặc điểm riêng biệt.

6


2.2. Sự di truyền tính trạng số lượng
Trong quá trình tạp giao các tính trạng chất lượng sẽ phân li theo tỷ lệ
nhất định, nhưng đối với các tính trạng số lượng sự phân ly không phù hợp với
các tỷ lệ đó. Cho nên khi mới bắt đầu nghiên cứu sự di truyền các tính trạng số
lượng người ta đã thu được những kết quả hầu như đối lập với các định luật của
Mendel, và vid thế Ganton, Pearson đã cho rằng tính trạng số lượng không tuân
theo các định luật Mendel, thậm chí Bateson, Der Vries còn khẳng định tính
trạng số lượng là những tính trạng không di truyền. Mãi đến năm 1908 nhờ các
công trình nghiên cứu của Nilsson-Ehle người ta mới xác định rõ: các tính trạng
số lượng có biến dị liên tục, cũng di truyền theo đúng các định luật của các tính
trạng chất lượng có biến dị gián đoạn, tức là các định luật cơ bản về di truyền
của Mendel (trích từ Trần Đình Miên, 1992, 1994)
Ngành di truyền có liên quan đến tính trạng di truyền số lượng gọi là di

truyền học số lượng hoặc di truyền học sinh trắc. Nó vẫn lấy các quy luật của
Mendel làm cơ sở, nhưng do đặc điểm riêng của tính trạng số lượng khác với
tính trạng chất lượng nên phương pháp nghiên cứu trong di truyền Mendel về 2
phương diện: thứ nhất là đối tượng nghiên cứu không thể dừng lại ở mức độ cá
thể mà phải mở rộng tới mức độ quần thể bao gồm các nhóm cá thể khác nhau;
thứ hai là sự sai khác giữa cá thể không thể chỉ là sự phân loại mà phải có sự đo
lường các cá thể.
Cơ sở lý thuyết của di truyền số lượng được thiết lập vào khoảng năm
1920 bởi các công trình nghiên cứu của Fisher,1958; Haldane,1932; Wright,
1926 (trích Trần Đình Miên, 1992, 1994), sau đó được các nhà di truyền và
thống kê bổ sung và nâng cao, đến nay nó đã có cơ sở khoa học vững trắc và
được ứng dụng rộng rãi trong việc cải tiến giống vật nuôi.
Để giải thích hiện tượng các tính trạng số lượng người ta đã đưa ra giả
thuyết đa gen.
Giả thuyết đa gen: Xuất phát từ các kết quả thí nghiệm về sự phân li
những tính trạng chất lượng khi tạp giao giữa các loại lúa tiểu mạch đỏ và tiểu
mạch trắng, Nilsson-Ehle (1908) đã nêu ra giả thuyết đa gen, nội dung như sau:
7


tính trạng số lượng chịu tác động của nhiều cặp gen, phương thức di truyền của
các cặp gen này tuân theo các quy luật cơ bản của di truyền: phân li, tổ hợp, liên
kết… Mỗi gen thường có tác dụng rất nhỏ đối với kiểu hình, nhưng nhiều gen có
giá trị cộng gộp lớn hơn. Tác dụng của các gen khác nhau trên cùng một tính
trạng có thể là không cộng gộp có thể là cộng gộp. Ngoài ra còn có thể có các
kiểu tác động ức chế khác nhau giữa các gen nằm ở những locus khác nhau.
Hiện tượng đa gen có hai kiểu chủ yếu: kiểu các đa gen sắp xếp ở những
locus tương ứng trong các nhiễm sắc thể tương đồng và kiểu các đa gen sắp xếp
ở những locus khác nhau nhưng xác định sự phát triển của cùng một tính trạng
bên ngoài. Trong sự di truyền của các tính trạng số lượng, kiểu thứ 2 thường gặp

hơn cả, và trong trường hợp như vậy rất ít khi hoặc hoàn toàn không thấy được tỉ
lệ rõ rệt khi phân li.
Đôi khi cho tạp giao giữa 2 bố mẹ khác nhau về các tính trạng đa gen
được F1 là trung gian, nhưng ở F2 (có khi cả F3, F4…) thấy có một số cá thể vượt
hẳn bố, mẹ gọi là sự tăng tiến dương; hoặc một số cá thể thấp hơn bố mẹ gọi là
sự tăng tiến âm và hiện tượng này gọi là sự tăng tiến khi phân li (transgressive
segregration). Trên thực tế số gen tham gia xác định 1 tính trạng số lượng nào đó
thường là rất lớn, do đó nhận được những cá thể Biểu hiện rõ rệt nhất sự tăng
tiến là một việc rất khó khăn.
Nếu biết được chính xác số lượng gen quyết định tính trạng số lượng thì
có thể đề ra các phương pháp trực tiếp nghiên cứu các tính trạng số lượng đó,
mặc dù về phương diện di truyền học và thực tiễn công tác giống đây là vấn đề
rất quan trọng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một phương pháp nào để trả
lời một cách chính xác. Trên thực tế người ta thường dùng 2 phương pháp:
- Dựa vào kiểu hình trội thuần ở F 2: nói chung ở mỗi bên bố mẹ có n cặp
gen thì ở F2 có (1/4)n cá thể trội thuần. Nhược điểm của phương pháp này là đã
xem các gen có tác dụng như nhau đối với kiểu hình và chúng có sự tổ hợp tự
do, bỏ qua hiện tượng liên kết, ức chế v.v…
Theo Morgan, 1911; Wright,1933 (trích từ Phan Cự Nhân, 1977). Các gen
có thể hoạt động riêng rẽ, song phần lớn chúng hoạt động theo nhóm liên kết.
8


Gia súc sống trong một môi trường nhất định, nên có sự hình thành hoạt
động của tính trạng không chỉ chịu sự chi phối của các gen mà còn chịu ảnh
hưởng rất lớn của điều kiện môi trường.
Giá trị của bất kỳ tính trạng số lượng nào (giá trị kiểu hình) đuề được
Biểu hiện thông qua giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường: P = G + E
Trong đó: P – Giá trị kiểu hình (phenotypic value)
G – Giá trị kiểu gen (genotypic value)

E – Sai lệch môi trường (environmental deviation)
Tùy theo phương thúc tác động khác nhau của các gen – allen, giá trị kiểu
gen bao gồm các thành phần khác nhau: giá trị cộng gộp (additive value) hoặc
giá trị giống (breeding value): A; sai lệch trội (dominance deviation): D; sai lệch
át gen (epistasic deviation) hoặc sai lệch tương tác (interaction deviation): I, do
đó:
G=A+ D+ I
Sai lệch môi trường cũng thể hiện thông qua sai lệch môi trường chung
(general environmental deviation): Eglà sai lệch giữa cá thể do hoàn cảnh thường
xuyên và không cục bộ gây ra; sai lệch môi trường đặc biệt ( spicial
environmental deviation): Es là sai lệch cá thể do hoàn cảnh tạm thời và cục bộ
gây ra.
Như vậy một khi kiểu hình của một cá thể được cấu từ hai locus trở lên thì
giá trị kiểu hình của nó được Biểu thị:
P = A + D + I + Eg + Es
Tất cả các giá trị kiểu hình và kiểu gen của các tính trạng số lượng luôn
biến thiên do tác động qua lại giữa các tổ hợp gen và môi trường. Để định hướng
cho việc chọn lọc các tính trạng cần phải nghiên cứu phương sai của chúng.
Phương sai giá trị kiểu hình được thể hiện như sau:
σ2P = σ2A + σ2D + σ2I + σ2Eg + σ2Es + σ2EG
Trong đó: σ2A : Phương sai giá trị kiểu gen cộng gộp
σ2D : Phương sai của sai lệch trội
σ2I : Phương sai sai lệch át gen
9


σ2Eg : Phương sai của sai lệch môi trường chung
σ2Es : Phương sai của sai lệch môi trường đặc biệt
σ2EG : Phương sai do tác động tương tác giữa di truyền và môi
trường

Để phục vụ cho công tác chọn giống gia súc người ta thường xác định
mức độ di truyền và mối tương quan di truyền của các tính trạng.
2.3. Các tham số kiểu hình
- Số trung bình (X, M): Biểu thị mức độ tập trung của các giá trị khác
nhau của một tính trạng, đồng thời Biểu thị chất lượng nhất định của tổng thể
chứ không đơn thuần về mặt số lượng.
- Độ lệch chuẩn (SD, σx): Biểu thị độ phân tán tuyệt đối của các giá trị
của một tính trạng, nó có đơn vị đo như số trung bình.
- Hệ số biến sai (Cv%): Biểu thị mức độ biến dị của các tập hợp số liệu;
khi so sánh mức độ biến dị của các tính trạng khác nhau không thể dùng σ x mà
phải dùng Cv%.
- Độ lệch (Skewness – S): Trong kỹ thuật tính toán nếu sự hạn chế của số
liệu không đủ đã bị loại trừ thì độ lệch Biểu thị mức độ đối xứng của một dãy
phân bố; hiệu số giữa số trung bình cộng Mode là thước đo độ lệch. Để đặc
trưng cho mức độ bất đối xứng người ta đưa ra hệ số bất đối xúng. Độ lệch và hệ
số bất đối xứng giảm khi độ lệch tăng lên.
Nếu S = 0, đồ thị đối xứng
Nếu S < 0, đồ thị phân bố lệch sang phải
Nếu S > 0, đồ thị phân bố lệch sang trái
Dựa vào tham số này để biết xu hướng của tính trạng
- Độ nhọn (Kurtosis – K, g2): Biểu thị mức độ chuẩn của dãy phân bố.
Nếu: K = 0, có đường cong chuẩn
K < 0, có đường cong tù hơn đường cong chuẩn
K > 0, có đường cong nhọn hơn đường cong chuẩn
10


2.4. Khả năng sinh sản của lợn nái
2.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái
2.4.1.1. Sự thành thục về tính dục

Bình thường lợn nái thành thục về tính dục lúc 200 ngày tuổi, phạm vi
biến động 135 – 250 ngày (Hughes et al, 1980). Etiene et al(1974), Robertson
(1959),Self (1955) lại cho rằng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê do
mức độ biến động trong từng giống rất cao. Mặc dù hệ số di truyền của tuổi
thành thục tính dục rất thấp, thậm chí bằng 0, nhưng Burger et al (1952) lại nhận
thấy sự khác biệt giữa các gia đình về tuổi thành thục của lợn cái. Nhận xét này
cũng được xác nhận trong các công trình nghiên cứu của Reddy et al (1958),
Hughes et al (1975).
Theo Schmidt (1954) lợn cái được sinh ra trong mùa xuân thành thục vê
tính sớm hơn lợn cái sinh ra vào các vụ khác. Brooks et al (1969) cho rằng có
thể sử dụng những con đực thành thục tính dục để thúc đẩy sự thành thục về tính
dục sớm của nhũng lợn cái hậu bị.
Theo Brooks et al (1969) mặc dù tuổi không hoàn toàn phản ánh đúng sự
thành thục tính dục của lợn cái, song nó vẫn là chỉ tiêu đánh giá chính xác hơn
so với khối lượng con vật. Brody (1945) kết luận rằng độ thành thục tính dục
liên quan chặt chẽ tới điểm uốn trên đường cong sinh trưởng và mức độ dinh
dưỡng kém làm thay đổi điểm uốn đường cong sinh trưởng tính theo tuổi chứ
không làm thay đổi điểm uốn của đường công sinh trưởng tinha theo khối lượng.
Anderson et al (1967) với 9 thực nghiệm, mức ăn hạn chế về năng lượng
đac làm chậm tuổi thành thục tính dục 16 ngày, nhưng ở 5 thực nghiệm khác,
mức ăn hạn chế lại làm cho tuổi thành thục tính dục sớm hơn 11 ngày. Duee et al
(1974) đã nghiên cứu ảnh hưởng của mức protein, vitamin và khoáng tới tuổi
thành thục tính dục của lợn cái.

11


2.4.1.2. Số trứng rụng
Số trứng rụng trong một chu kỳ động dục là giới hạn cao nhất của số con
đẻ ra trong một ổ. Đánh giá ảnh hưởng của nhân tố di truyền đối với số trứng

rụng, Burger et al (1952), Baker et al (1958) đã nhận xét rằng, các giống lợn
màu trắng có số trứng rụng nhiều hơn các giống lợn màu đen. Theo Stewart et al
(1945) số trứng rụng chịu ảnh hưởng của cận huyết, hệ số cận huyết cứ tăng
thêm 10%, số trứng rụng sẽ giảm từ 0,6 tới 1,7.
Rathnassabapathy et al (1956) cho rằng: nếu tuổi của nái hậu bị tăng thêm
10 ngày thì số lượng trúng rụng tăng thêm từ 0,068 tới 0,67. Haines et al (1959)
cho biết số trứng rụng trong một chu kỳ động dục đầu tiên là 11,3; trong chu kỳ
thứ hai là 12,3. Theo Warnick et al (1951), số tế bào trứng rụng trong 4 chu kỳ
động dục đầu tiên lần lượt là 10,0; 10,8; 11,9; 12,0. Theo Perry et al (1954) số
trứng rụng của lợn nái non và nái trưởng thành là 13,5 và 21,4; phạm vi biến
động là 7-16 và 15-25. Theo Vangen, (1981): số trứng rụng trong chu kỳ động
dục đầu tiên của lợn nái là 8-10, còn trong chu kỳ động dục thứ ba là 12-14; trng
bình mỗi lợn nái có số trứng rụng là 15-20 trong một chu kỳ động dục. Tỷ lệ số
con đẻ ra/số trứng rụng sẽ giảm thấp khi trứng rụng tăng lên (Cunninhgham,
1979).
Theo Perry (1954), số trứng rụng tăng lên đáng kể trong 4 ổ đẻ đầu tiên,
đạt được mức ổn định ở ổ thứ 6 và không có hiện tượng giảm trong các ổ đẻ sau.
Số trứng rụng liên quan đến khối lượng lợn nái. Trong khi Bowman et al
(1961), Omtver et al (1965), Young et al (1974) và nhiều tác giả khác đã xác
nhận mối quan hệ này thì Zimmerman et al (1960) và một số tác giả khác lại phủ
nhận. Roberton et al (1951) lại cho rằng lợn nái được ăn tự do có số trứng rụng
trong chu kỳ thứ nhất và thứ hai caop hơn những lợn nái từ ngày tuổi thứ 70 trở
đi chỉ được ăn mức 70% so với ăn tự do. Self, (1955) khảo sát các mức ăn khác
nhau ở lợn nái non đã nhận xét mức ăn cao trong 3 tuần lễ (giữa chu kỳ động
dục thứ nhất và thứ hai) gây được số trúng rụng nhiều hơn. Anderson et al
12


(1972) đã tóm tắt 39 thực nghiệm đã rút ra kết luận: thời gian thích hợp tập trung
mức năng lượng cao để tăng số trứng là 11-14 ngày trước khi động dục.

Những nghiên cứu về ảnh hưởng của vụ mùa tới số trứng rụng đã rút ra
những ý kiến trái ngược nhau (Gosset, 1959). Một số thực nghiệm đã xác nhận
mối quan hệ giữa số trứng rụng với cả hai yếu tố nhiệt độ môi trường và thời
gian chiếu sáng trong ngày. Tuy vậy Hughes et al (1980) lại cho rằng nhiệt độ
môi trường chỉ ảnh hưởng tới số trứng rụng, còn thời gian chiếu sáng lại chỉ ảnh
hưởng tới số con đẻ ra vì thời gian chiếu sáng ảnh hưởng tới lỷ lệ chết của thai
nhiều hơn là ảnh hưởng của số trứng rụng.
2.4.1.3. Tỷ lệ thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh của các trứng rụng trong chu kỳ động dục của lợn nái phụ
thuộc chủ yếu vào thời điểm phối giống (Hancock, 1961). Theo Self (1955),
Hancock, 1961: trong điều kiện bình thường, tỷ lệ thụ tinh là 90 – 100%, nếu số
trứng rụng ở mức bình thường, tỷ lệ thụ tinh sẽ không có gì ảnh hưởng đến sự
phát triển của các trứng đã thụ tinh. Người ta cũng có bằng chứng cho thấy, nếu
số trứng rụng quá mức bình thường thì tỷ lệ trứng phát triển bình thường sau khi
thụ tinh giảm thấp.
2.4.1.4. Tỷ lệ thụ thai
Thụ tinh nhân tạo có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai 10 – 20% so với phối
giống trực tiếp chủ yếu do yếu tố kỹ thuật thụ tinh nhân tạo chưa thực hiện đúng
vào thời điểm phù hợp với sự rụng trứng. Trong phối giống trực tiếp, ảnh hưởng
của con đực đối với tỷ lệ thụ thai rất rõ rệt.
Scofield, (1972) cho biết không phát hiện thấy ảnh hưởng của vụ mùa tới
tỷ lệ thụ thai, nhưng Nedeleniuc (1973) lại xác nhận rằng trong các tháng 6, 7 và
8 tỷ lệ thụ thai giảm khoảng 10% so với khi phối giống vào các tháng 11 và 12.
Brooks et al (1969) cho biết các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ cai
sữa tới phối giống trở lại ảnh hưởng tới tỷ lê thụ thai. Có rất ít thông tin về mối
13


quan hệ giữa tuổi, genotyp hoặc khối lượng cơ thể với tỷ lệ thụ thai. Warnick et
al (1950) cho rằng từ khi phối giống tới ngày có chửa thứ 12, các giống có số

liệu trứng rụng nhiều thường có tỷ lệ sảy thai cao hơn. Giữa số lượng trứng rụng
và thứ tự ổ đẻ có mối quan hệ chặt chẽ, vì vậy cũng sẽ có mối liên quan chặt chẽ
giữa tỷ lệ thụ thai và tuổi của lợn nái. Hafez, (1960) cho rằng chế độ dinh dưỡng
tốt sẽ cải thiện được số trứng rụng nhưng lại hạ thấp tỷ lệ thụ thai.

2.4.1.5. Tỷ lệ chết phôi
Cho tới nay, các nghiên cứu đều xác nhận rằng 30 – 40% phôi bị chết
trong thời gian làm tổ ở sừng tử cung. Perry, (1954) cho rằng 28,4% phôi bị chết
vào ngày 13-18 sau khi thụ tinh và vào ngày thứ 20-40 là 34,8%. Scofield,
(1972) khi nghiên cứu giai đoạn 9-13 ngày sau khi phối đã kết luận rằng đây là
pha khủng hoảng của sự phát triển vì phần lớn trường hợp chết phôi diễn ra
trong giai đoạn này.
Một số nghiên cứu xác nhận số phôi chết phụ thuộc vào số trứng rụng,
nhưng nghiên cứu lại cho rằng 2 tính trạng này không liên quan trừ khi số trứng
rụng quá cao. Wrathall, (1971) cho rằng số phôi chết tăng 1,24% theo mỗi một
trứng rụng tăng lên.
Người ta cũng cho rằng thiếu vitamin, khoáng cũng có thể gây chết toàn
bộ phôi, mức ăn làm tăng tỷ lệ chết phôi ở lợn nái non, hormone, nhiễm khuẩn
… đều ảnh hưởng tới tỷ lệ chết phôi (Reddy, 1958,Hanes, 1959).
2.4.1.6. Tỷ lệ chết thai
Kể từ ngày có chửa thứ 30 trở đi, tỷ lệ thai chết thấp hơn tỷ lệ chết phôi,
Wrathall, (1971) ước tính cho tới khi đẻ có khoảng 10% thai bị chết. Tỷ lệ thai
chết tỷ lệ thuận với số phôi còn sống ở đầu thời kỳ bào thai. Perry, (1954) cho
rằng tỷ lệ thai chết thường cao ở những sừng tử cung chứa trên 5 bào thai.
14


2.4.1.7. Thời gian chửa
Các nghiên cứu đều xác nhận thời gian mang thai của lợn là một yếu tố
không biến đổi, không chịu ảnh hưởng bởi các kích bên ngoài cũng như kích

thước của bào thai. Braude et al (1954) nhận xét rằng thời gian chửa của các
giống lợn trắng Anh là 114 ngày, phạm vi là 110-120 ngày. Burger (1952) cũng
cho rằng không có sự khác biệt về thời gian chửa giữa giống Large White và
giống Large Black.
2.4.1.8. Số con trong ổ
Hughes et al (1980) cho rằng năng suất của đàn lợn giống được xác định
bởi chỉ tiêu số lợn con bán được khi cai sữa/nái/năm, do vậy số con trong ổ là
tính trạng năng suất sinh sản rất quan trọng. Theo các tài liệu của Thomas,
(1973), Rindgeon, (1973,1974) trung bình số con đẻ ra còn sống là 10,4, số con
còn sống đến cai sữa là 8,6, tỷ lệ nuôi sống là 86,7%. Giới hạn cao nhất của số
con trong ổ bị giảm đi là do: một số trứng không được thụ tinh, một số thai chết
khi đẻ, một số lợn con chết từ khi sơ sinh tới cai sữa.
Khá nhiều nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề lợn con chết từ sơ sinh tới
cai sữa. Người ta thống kê khoảng 3% - 5% lợn con chết sơ sinh bao gồm cả lợn
chết do đẻ khó và lợn con chết trong giai đoạn có chửa cuối cùng. Ridgeon,
(1974) gợi ý rằng mục tiêu cho mỗi ổ đẻ là 10-12 lợn con còn sống khi đẻ và
9,6-10,5 lợn con cai sữa, nghĩa là tỷ lệ chết không quá 10%-13%.
Theo Veterinary Ivesigation Service (1960), các nguyên nhân chủ yếu làm
lợn con chết trong giai đoạn sơ sinh tới cai sữa là: bị mẹ đè và bỏ đói (50%),
nhiễm khuẩn (11,1%), dinh dưỡng kém (8%), di truyền (4,5%), các nguyên nhân
khác (26,4%). Tỷ lệ lợn con chết ở các ngày tuổi: dưới 3, 3-7, 8-21 và 22-56 lần
lượt là 50, 18, 17 và 15%. Skjervold (1963) đã nêu ra dẫn chứng về các nguồn
ngoại cảnh và di truyền có thể ảnh hưởng tới số con trong một ổ.

15


2.4.1.9. Thời gian tiết sữa
Hughes, et al (1980) nhận thấy rằng mặc dù cai sữa 8 tuần tuổi là tốt cho
cả mẹ và con, nhưng nó sẽ giới hạn 1,8 – 2 ổ đẻ/nái/năm. Cai sữa 3 tuần tuổi có

thể đạt 2,5 ổ/nái/năm với chi phí rất rẻ.
2.4.1.10. Thời gian từ cai sữa tới động dục trở lại
Burger, (1952) cho biết lợn Large White sớm động dục trở lại hơn lợn
Large Black (7,85 so với 16,08 ngày).
Hughes et al (1980) nhận định rằng sự khác biệt về tính trạng này giữa các
giống lợn Yorkshire, Large White và Landrace có thể có ý nghĩa, nhưng trên
thực tế, sự khác biệt này lại rất nhỏ. Aumaitre A. et al (1975) cho biết số ổ đẻ
tăng lên từ 1- 6 , thời gian từ cai sữa tới động trở lại giảm 18,3 tới 17,6 ngày.
Legault et al (1975)cho rằng trong khoảng thời gian sau cai sữa 9 ngày, tỷ lệ lợn
nái động dục trở lại trong mùa đông không cao bằng mùa hè, nhưng giá trị trung
bình của thời gian động dục trở lại sau cai sữa trong mùa đông lại thấp hơn mùa
hè.
Đã có rất nhiều bằng chứng về việc sử dụng hormon sinh sản làm giảm
đáng kể thời gian từ cai sữa tới động dục trở lại (Lê Xuân Cương, 1985, 1986).
2.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản ở lợn
2.4.2.1. Di truyền
Giống là quần thể vật nuôi đủ lớn trong cùng một loài, có cùng chung một
nguồn gốc, có một số đặc điểm chung về hình thái và ngoại hình, sinh lý và
năng suất, sinh vật học và khả năng chống chịu bệnh tật đồng thời có thể truyền
đạt lại các đặc điểm đó cho đời sau (Nguyễn Văn Thiện, 1986). Tất cả các chức
năng trong cơ thể con vật đều chịu sự điều kiển của các yếu tố di truyền để đạt
đến mức độ lớn hơn hay bé đi, dĩ nhiên là các tính trạng sinh sản đều chịu sự
ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố di truyền. Yếu tố dòng di truyền hay giống
cũng ảnh hưởng đến tính trạng năng suất sinh sản. (Nguyễn Văn Đức, 1997).
16


×