Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Thực trạng sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam 2019, từ đó đề xuất giải pháp giảm tác hại của mạng xã hội đến con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.08 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM 2019, TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP GIẢM TÁC HẠI CỦA
MẠNG XÃ HỘI ĐẾN CON NGƯỜI

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THÚY HẰNG

NGUYỄN MINH
MSSV: 1909278

Ngày hoàn thành: Tháng 5/2019


MỤC LỤC
Mục lục..........................................................................................................1
Danh mục hình...............................................................................................2
Danh mục từ viết tắt.......................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................4
1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................5
1.2.1 Mục tiêu chung...............................................................................5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................5
1.3 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................6
1.3.1 Không gian.....................................................................................6


1.3.2 Thời gian........................................................................................6
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................6
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận....................................................................................7
2.1.1 Các khái niệm cơ bản.....................................................................7
2.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................10
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MXH...........................................11
3.1 Thực trạng sử dụng MXH trên thế giới....................................................11
3.2 Thực trạng sử dụng MXH tại Việt Nam...................................................12
3.3 Tác động của MXH đến người dùng........................................................15
3.4 Biểu hiện nghiện MXH............................................................................18
3.5 Giải pháp giúp người dùng giảm tác hại khi nghiện MXH......................18
3.6 Giải pháp kiềm chế tiêu cực MXH...........................................................19
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................22
4.1 KẾT LUẬN.............................................................................................22
4.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................24
Tiếng Việt......................................................................................................24


DANH SÁCH HÌNH
Hìn
h

Tên bảng

Trang

2.1
3.1

3.1

Mục đích sử dụng mạng xã hội chủ yếu của người dùng
Thời gian truy cập mạng xã hội
Nội dung người dùng quan tâm mạng xã hội theo giới tính

09
13
14


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MXH

:

Mạng xã hội


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người có thêm một
phương thức để thu nhận thông tin. Việc phổ biến các mạng xã hội như
facebook, twitter, instagram, zalo… giúp cho những thành viên trong cộng
đồng dễ dàng nắm bắt các thông tin mới từ bạn bè hay xã hội. Tuy nhiên, đi
kèm với những lợi ích đó là những tác hại khôn lường đến sức khỏe con
người.
Hiện nay, tình trạng nghiện mạng xã hội, nghiện game của giới trẻ

dường như đã quá phổ biến. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng,
việc lạm dụng, nghiện mạng xã hội đang gây ra những ảnh hưởng rất lớn.
Nghiện mạng xã hội là một kiểu nghiện thói quen, khó bỏ và khó điều
trị hơn nghiện chất như nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy… Nghiện
mạng xã hội gây ra những rối loạn tâm thần khác nhau rất nguy hiểm như:
trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn cơ thể, tự
sát hoặc gây hấn (Nguyễn Khắc Dũng, 2018).
Sau hơn 21 năm xuất hiện (1997-2019), internet đã tạo nên nhiều thay
đổi lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Mạng máy tính ngày càng
được mở rộng, để từ đây, các hình thức giải trí trên mạng trở nên phong phú và
hiện đại hơn bao giờ hết. Theo đánh giá của Hãng nghiên cứu thị trường
ComScore (Mỹ), Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có dân số trực
tuyến lớn nhất tại khu vực ASEAN (Nguyễn Thị Lan Hương, 2018). Số liệu
của Tổng cục Thống kê cũng cho biết số lượng người sử dụng internet mỗi
năm trong nước đều tăng nhanh. Đây được đánh giá là điều kiện lý tưởng để
cho các mạng xã hội xuất hiện và nhanh chóng phổ biến tại Việt Nam. Cùng
với sự phát triển của internet, mạng xã hội được xem như một trong những
ứng dụng của internet có ảnh hưởng lớn nhất, đặc biệt là đối với giới trẻ ở cả
khu vực đô thị lẫn nông thôn hiện nay.
Do sự tiện lợi, nhanh hơn động đất, rộng trùm trái đất, sâu tới mọi
người, mạng xã hội đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống của hàng
trăm triệu thành viên khắp thế giới sử dụng nó như một tiện ích được ưa
chuộng nhất. Hiện nay đã có 96% dân số Mỹ, khoảng hơn 296 triệu người
tham gia mạng xã hội (Nguyễn Duy Hạnh và cộng sự, 2017).
Mạng xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục là một công cụ làm việc, ứng dụng
giải trí, nguồn thông tin quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam. Mỗi


ngày, trung bình một người trưởng thành (trên 16 tuổi) dành khoảng 2.12 tiếng
để truy cập mạng xã hội (Brand Vietnam, 2018). Tuy nhiên việc phụ thuộc

mạng xã hội lại gây ra rất nhiều hệ quả tiêu cực, ảnh hưởng rất lớn về mặt tinh
thần của con người.
Giáo sư Sir Simon Wessely, Chủ tịch Trường Cao đẳng Tâm lý học
Hoàng Gia (Anh) cũng cho rằng mạng xã hội gây ra những ảnh hưởng không
nhỏ đến tâm lý của người trẻ và đây chính là một trong các nguyên nhân khiến
người trẻ cảm thấy không hạnh phúc. Mặc dù chính giáo sư cũng nói rằng
mạng xã hội vẫn có những ảnh hưởng tích cực, nhưng trên thực tế, không cân
nhắc và tỉnh táo khi sử dụng mạng xã hội sẽ gây ra nhiều vấn đề về tâm lý,
tinh thần và sức khoẻ khi chúng ta rơi vào trạng thái "nghiện". Điều quan
trọng là sử dụng mạng xã hội như thế nào để tránh bị gây hại (Ngọc Ánh và
cộng sự, 2017).
Ở Việt Nam, tình trạng này cũng không phải là ngoại lệ. Sẽ không khó
để bắt gặp những hình ảnh các em học sinh, sinh việc liên tục "cắm mặt" vào
máy tính, điện thoại nhiều giờ mà quên ăn, quên ngủ, bỏ bê học hành…Theo
thống kê năm 2015 của Facebook, ở Việt Nam, mỗi tháng có tới 30 triệu người
dùng và những người này dành trung bình 2,5 giờ/ngày để vào Facebook. 3/4
trong số đó là những người trẻ, nằm trong độ tuổi từ 18 – 34 tuổi (Ngọc Ánh
và cộng sự, 2017). Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập,
làm việc, nó còn gây ra rất nhiều hậu quả đối với sức khoẻ, trong đó điển hình
nhất là tình trạng mắc bệnh tâm thần.
Vì thế, để hiểu rõ hơn về thực trạng sử dụng mạng xã hội (MXH) ở Việt
Nam 2019, cũng như những tác hại mà khi “nghiện” mạng xã hội mang lại,
tìm ra những giải pháp thích hợp để giảm thiểu những tác hại mà MXH đến
con người, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam
2019, từ đó đề xuất giải pháp giảm tác hại của mạng xã hội đến con
người”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam năm 2019, đánh
giá tác hại mà mạng xã hội đem lại cho con người, từ đó đề xuất giải pháp

thích hợp để giảm thiểu tác hại của MXH đến sức khỏe tâm thần người dùng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng xã hội của người dùng Việt Nam
năm 2019.
- Phân tích các tác động của mạng xã hội đến người dùng.


- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác hại của mạng xã hội đến người
dùng cũng như sử dụng mạng xã hội một cách khoa học.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian: Việt Nam.
1.3.2 Thời gian: Tháng 05/2019.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Mạng xã hội.


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Mạng xã hội
Mạng xã hội là một ứng dụng giúp kết nối mọi người ở bất cứ đâu, là
bất kỳ ai thông qua dịch vụ internet, giúp người dùng có thể chia sẻ những sở
thích và trao đổi những thông tin cần thiết với nhau. Mạng xã hội dành cho
mọi đối tượng sử dụng, không phân biệt giới tính, độ tuổi, vùng miền… Người
dùng có thể liên kết với nhau dù họ ở bất cứ đâu, chỉ cần có internet.
2.1.1.2 Đặc điểm của mạng xã hội
Mạng xã hội được chia làm hai đặc điểm chính: Một là sự góp mặt của
những chủ thể hoặc cá nhân. Hai là người dùng sẽ tự tạo ra nội dung của trang
web những thành viên còn lại sẽ được xem thông tin của người dùng tạo nên.
Hiện nay có rất nhiều loại hình mạng xã hội khác nhau.

Một số mạng xã hội được người dùng sử dụng nhiều nhất ở nước ta là:
Facebook, Youtube, Twitter, Instagram…
- Facebook là một trong số mạng xã hội hàng đầu và được sử dụng rộng
rãi trên thế giới. Facebook được trình làng vào năm 2005, cha đẻ của ứng dụng
này là Mark Zuckerberg. Anh từng là sinh viên của trường đại học Havard
danh tiếng. Hiện nay thì mạng Facebook là mạng xã hội có lượng người tham
gia nhiều lên đến 90% dân số của thế thới. Bạn có thể truy cập vào facebook ở
bất cứ nơi đâu nếu nó có internet.
- Youtube là một trang mạng xã hội dùng để chia sẻ những clip của
người dùng đến với những tài khoản khác. Đây là ứng dụng giúp cho người
dùng có thể xem được clip trên máy tính và điện thoại của mình hoặc người
khác. Youtube là sản phẩm của một nhân viên từng làm tại Paypai. Hiện nay
đây là trang mạng xã hội có lượng tải về nhiều nhất trên thế giới. Năm 2017
youtube đã xuất hiện ở 22 quốc gia trên toàn thế giới.
- Twitter được ra mắt vào năm 2016, ứng dụng này đã trở thành ứng
dụng phổ biến trên thế giới. Ứng dụng này có thể đưa tin tức trên thế giới đến
với người dùng. San Francisco là trụ sở chính của Twitter và hiện có 35 chi
nhánh trên toàn thế giới.
- Instagram là một ứng dụng giúp người dùng có thể chia sẻ những hình
ảnh và trạng thái của mình. Ứng dụng này được sáng lập bởi Mike Krieger và
Kenvin Systrom. Những người sáng lập này đã gọi nguồn vốn hơn 500 ngàn
USD để cho ra mắt Instagram.


Việc người dùng sử dụng những mạng xã hội cũng có nhiều lợi ích và
nhiều khó khăn: Lợi ích đó là người dùng có thể kết nối, chia sẻ thông tin của
mình cho người khác và ngược lại. Tác hại của mạng xã hội vì bản thân nó là
thế giới ảo, người dùng sử dụng lâu sẽ bị nghiện và có thể lầm tưởng đó là thế
giới thực.
2.1.1.3 Văn hóa mạng

Văn hóa mạng là một khái niệm có nội hàm rộng, khái quát lại là tất cả
những biểu hiện của con người tham gia vào cộng đồng mạng Internet và văn
hóa được thể hiện trên mạng Internet. Cụ thể, văn hóa mạng là thái độ, hành vi
ứng xử đúng mực đối với Internet, biết khai thác, sử dụng mạng trên cơ sở có
kiến thức, hiểu biết, tận dụng và khai thác tối đa những yếu tố tích cực, lành
mạnh trên mạng để góp phần nâng cao tri thức và xây dựng, hoàn thiện nhân
cách bản thân, đồng thời biết tự phòng ngừa, tiết chế, đề kháng với những mặt
trái, tiêu cực từ Internet. Văn hóa mạng là hệ thống những sự thể hiện, tương
tác và cách thức ứng xử của con người trong không gian của Internet, mà biểu
hiện cụ thể nhất là ở mạng xã hội.
2.1.1.4 Đối tượng tham gia mạng xã hội
Đối tượng sử dụng mạng Internet thường xuyên nhất là nhóm lứa tuổi
15 tuổi đến 40 tuổi. Nhóm đối tượng này lại gồm 2 thành phần chủ yếu là học
sinh, sinh viên và người đang đi làm. Nhìn chung họ là những người trẻ, có
điều kiện tiếp cận với máy tính và mạng Internet ngay khi còn ngồi trên ghế
nhà trường, nhanh nhạy trong việc tiếp thu được những tiến bộ khoa học công
nghệ cũng như những trào lưu mới trên thế giới.
- Nhóm người đang đi làm sử dụng mạng vào mục đích khác nhau do
tính chất của công việc khác nhau.
- Những người lao động chân tay có tiếp cận Internet và tham gia mạng
xã hội nhưng hạn chế về mặt thời gian cũng như mục đích sử dụng.
- Nhóm những người lao động trí óc tiếp cận và sử dụng Internet với
mức độ nhiều hơn do tính chất công việc đòi hỏi thông tin, tài liệu với số
lượng lớn.
- Nhóm đối tượng không sử dụng mạng thường xuyên.Nhóm này chủ
yếu là người già và người có hoàn cảnh khó khăn nên nhu cầu tiếp cận và điều
kiện tiếp cận thông tin hạn chế.
- Nhóm đối tượng người có hoàn cảnh khó khăn như đồng bào các dân
tộc thiểu số ở vùng núi khó khăn, hay biên giới hải đảo... ít có điều kiện tiếp
cận và sử dụng

2.1.1.5 Động cơ và mục đích sử dụng mạng xã hội
Có nhiều mục đích khác nhau đối với mỗi người sử dụng MXH, nhưng
khái quát lại có thể kể đến những mục đích cơ bản nhất là:


Thông tin.
Liên lạc, giao tiếp.
Giải trí.
Thương mại/ trao đổi (Nguyễn Duy Hạnh và cộng sự, 2017).

25.00%

25.00%

25.00%

25.00%

Hình 2.1 Mục đích sử dụng mạng xã hội chủ yếu của người dùng
Ở những người dùng Internet, tuy mục đích truy cập có thể giống nhau
nhưng cách thức lại có thể khác nhau và vô cùng đa dạng. Chẳng hạn cùng
mục đích là thông tin nhưng có người đọc, nắm bắt thông tin trên các cổng
thông tin hay trang web tin tức, báo mạng điện tử; có người lại truy cập, chủ
động sử dụng các công cụ tìm kiếm để tiếp cận các chủ đề thông tin mà bản
thân có nhu cầu. Hay với mục đích là giải trí, có người chơi game online, xem
phim, xem truyền hình hay nghe nhạc, đọc truyện...
2.1.1.6 Phương tiện, thời gian truy cập và các trang mạng phổ biến
Khoa học công nghệ là một cuộc chạy đua không ngừng nghỉ. Giá
thành truyền dẫn ngày càng có xu hướng giảm. Các thiết bị thông tin, truyền
thông ngày càng được đổi mới và có nhiều ứng dụng tiện lợi cho người sử

dụng hơn. Để truy cập Internet, người ta có thể sử dụng nhiều phương tiện
khác nhau như máy tính bàn, laptop, tivi có kết nối Internet hay điện thoại
thông minh. Với các loại phương tiện truy cập phong phú cũng như địa điểm
truy cập ở hầu khắp mọi nơi như vậy thì vấn đề thời lượng truy cập của các
nhóm đối tượng có xu hướng tăng là điều dễ hiểu. Theo kết quả điều tra của
Viện Nghiên cứu báo chí, Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam thì thời
gian truy cập mạng trung bình của các nhóm đối tượng trong một ngày là
khoảng 3,7 giờ. Đây là một con số khá cao. Tuy nhiên, thời gian truy cập
mạng của các đối tượng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như không
gian, tính chất công việc, mục đích truy cập...



2.1.1.7 Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội
Biểu hiện rõ ràng nhất của văn hóa mạng chính là “ngôn ngữ mạng xã
hội”. Ngôn ngữ mạng có khởi đầu giống như “tiếng lóng” hay “từ chuyên
môn”, chỉ phục vụ một nhóm nhỏ người dùng, nhưng sau đó, do sự kết nối
không giới hạn của các mạng xã hội mà nó nhanh chóng trở thành một “tài sản
chung” của một cộng đồng rộng lớn người dùng thông qua sự tương tác vượt
trội của mạng xã hội. Cao hơn nữa, ngôn ngữ mạng xã hội là của những người
cùng giao tiếp thông qua mạng xã hội. Tức là toàn bộ quá trình giao tiếp được
bộc lộ bằng ngôn ngữ trên mạng xã hội. Chính vì thế ngôn ngữ trên mạng xã
hội vừa phản ánh những đặc thù giao tiếp trên mạng xã hội, vừa phản ánh một
hiện tượng của đời sống. Hay nói cách khác, ngôn ngữ mạng xã hội phản ánh
văn hóa của người dùng trên mạng xã hội.
Một vấn đề đáng lo ngại là việc sử dụng ngôn ngữ mạng xã hội là một
sự hỗn tạp, lai căng làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, đặc biệt là giới
trẻ. Việc dùng tiếng Việt kết hợp với ngôn ngữ khác (phổ biến nhất là kết hợp
với tiếng Anh) có xu hướng tăng lên đáng báo động. Tiếng Việt được dùng
theo cách riêng với sự kết hợp “lạ hóa” và khó hiểu. Các biểu hiện lệch chuẩn

về đạo đức, văn hóa trên mạng xã hội hiện nay đã đến mức đáng báo động.
Nếu không có các thiết chế hoặc chế tài phù hợp để ngăn chặn thì rất có thể
những hiện tượng đó sẽ tiếp tục lan rộng và phát triển thành những hành vi
nguy hiểm cho xã hội.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần lớn dữ liệu thứ cấp mà đề tài sử dụng có nguồn từ những bài báo,
tạp chí, bài nghiên cứu, luận án, luận văn của các nhà nghiên cứu có liên quan
đến chất thải nhựa được đăng tải trên Internet. Chính vì thế, để đảm bảo tính
chính xác của số liệu, tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,
đối chiếu, sử dụng những website đáng tin cậy để lựa chọn và lọc ra những dữ
liệu có tính chính xác cao nhất.


CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÙNG
VIỆT NAM
3.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI
Thế giới đang chuyển dịch sang kỷ nguyên thông minh của “Công
nghiệp kỹ thuật số” với những cơ hội lớn khi mọi kế hoạch ngân sách đều là
ngân sách công nghệ thông tin, mọi công ty là công ty công nghệ, mọi doanh
nhân đang trở thành người “lãnh đạo số” và mỗi người đang trở thành một
công ty công nghệ. Năm 2014, chi tiêu công nghệ thông tin toàn cầu là 3.800
tỷ USD, riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 767 tỷ USD, tăng 5,5%
so với năm 2013 và ước tính đạt 933 tỷ USD vào năm 2017 (Nguyễn Duy
Hạnh và cộng sự, 2017). Cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ là tốc độ
ảnh hưởng nhanh và trực tiếp của thế giới mạng đối với người dùng và các cơ
quan, tổ chức.
Trong tương lai số hóa sẽ thay đổi mạnh mẽ thị trường CNTT nhờ
“Internet trong mọi sự vật”. Theo thống kê, năm 2009, trên thế giới đã có 2,5
tỷ thiết bị được kết nối Internet với địa chỉ IP duy nhất, đa phần là điện thoại

di động và máy tính. Đến năm 2020, dự báo con số này sẽ tăng lên 30 tỷ thiết
bị mà hầu hết trong số đó là sản phẩm tiêu dùng (Nguyễn Duy Hạnh và cộng
sự, 2017). Với xu hướng phát triển không ngừng của công nghệ thông tin,
Internet chiếm giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển của mỗi cá nhân, tổ
chức và rộng hơn là quốc gia, khu vực.
Trong lĩnh vực Internet nói chung, mạng xã hội nói riêng, Facebook đã,
đang và sẽ ngự trị vị trí số 1 trong thời gian tới. Vào Facebook, người dùng có
thể đọc hầu hết các thông tin “nóng” nhất. Từ chuyện một ca sỹ nổi tiếng đến
tình hình chính trị, xã hội hay sự kiện nào sắp diễn ra,... Tất cả được gói gọn
trong mục New Feeds của mỗi cá nhân. Theo Statista, tính đến thời điểm này,
đã có 1,79 tỷ người sử dụng mạng xã hội, và con số này dự đoán tiếp tục tăng
lên 2,44 tỷ người năm 2018 (Nguyễn Duy Hạnh và cộng sự, 2017).
Sự ra đời và phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet và các công
nghệ truyền dẫn không dây đã và đang làm nên một cuộc cách mạng lớn trong
lĩnh vực thông tin - truyền thông. Cùng với sự đi lên của đời sống kinh tế - xã
hội và sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ, sự tác động
mạnh của Internet là tất yếu và nhanh chóng tạo ra những biến đổi về văn hóa
- xã hội sâu sắc ở mọi nơi, mọi ngõ ngách của cuộc sống loài người.
Người dùng mạng xã hội trên thế giới đặc biệt là những người trẻ đang
nghiện mạng xã hội rất nặng. Theo một thống kê được đăng trên trang The
National Missing Persons Coordination Centre, có tới 87% người dân ở Úc sử


dụng Internet mỗi ngày (Ngọc Ánh và cộng sự, 2017). Bác sĩ Mubarak
Rahamathulla (chuyên gia về Internet và sức khỏe tâm thần ở Trường ĐH
Flinders - Úc) cũng đã khuyến cáo rằng những người sử dụng Internet thường
xuyên, nhất là người nghiện Internet thường dễ có xu hướng lệch lạc hành vi.
Đặc biệt, các mối quan hệ trên thế giới ảo của họ thường có ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Tại Mỹ, khảo sát mới của Hiệp hội Tâm lý Mỹ cũng đã chỉ ra rằng có

đến 86% người trưởng thành ở nước này cho biết họ liên tục kiểm tra email,
tin nhắn và mạng xã hội. Trong khi đó, thống kê tại các thanh thiếu niên ở một
số trường tư thục Anh đã cho thấy có tới 2/3 người được khảo sát tỏ ra mệt
mỏi vì sử dụng mạng xã hội thường xuyên (Ngọc Ánh và cộng sự, 2017).
The Royal Society of Public Health and the Young Health Movement
(Anh) đã thực hiện một cuộc khảo sát với gần 1.500 thanh thiếu niên ở độ tuổi
từ 14 - 24 về tác hại của các trang mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần
người trẻ. Kết quả khảo sát cho thấy rằng các mạng xã hội mang lại nhiều ảnh
hưởng tiêu cực cho giới trẻ như chứng lo âu, trầm cảm, ít giao tiếp, mất ngủ,
cảm thấy cô đơn. Có thể nói, nghiện mạng xã hội, nghiện chơi game online đã
và đang gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến mặt tinh thần, tâm lý của người dùng,
đặc biệt là giới trẻ ở rất nhiều nước trên thế giới.
3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DỤNG
VIỆT NAM
Mạng xã hội xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng năm 2005 - 2006 với sự
thâm nhập và phát triển của các mạng xã hội nước ngoài và sự hình thành,
phát triển của mạng xã hội do người Việt tạo ra.
Cùng với sự xuất hiện của hàng loạt các mạng xã hội lớn trên thế giới
như Linkedin (ra đời năm 2002), Facebook (2004), Youtube (2005), Twitter
(năm 2006), Google+ (2011), có sự xuất hiện và phát triển của hàng loạt mạng
xã hội thuần Việt như ZoomBan, Yobanbe, FaceViet.com, VietSpace, Clip.vn.
Yume, Tamtay.vn, Truongxua.vn, ZingMe, Go.vn,... Tuy nhiên, trong số đó,
một số trang mạng xã hội dần bị lãng quên do không đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của người tham gia.
Do sự tiện lợi, mạng xã hội đã trở thành một phần tất yếu trong đời
sống của hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới sử dụng nó như một tiện ích
được ưa chuộng nhất. Hiện nay đã có 96% dân số Mỹ, khoảng hơn 296 triệu
người tham gia mạng xã hội (Nguyễn Duy Hạnh và cộng sự, 2017).
Các hoạt động phổ biến trên các trang mạng xã hội thường là các hoạt
động thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm cá nhân; giao tiếp, liên lạc, trao

đổi thông tin với bạn bè, người thân; kết bạn làm quen những người mới; chia
sẻ, tìm kiếm các thông tin... Tuy nhiên, cũng có một xu hướng hiện nay đó là


các bạn trẻ dùng mạng xã hội, nhất là Facebook của mình để kinh doanh
online.
Thực tế cho thấy, sau gần 20 năm kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam (đối
với Internet), 10 năm (đối với mạng xã hội), Internet và mạng xã hội đã và
đang phát triển mạnh mẽ, luôn theo kịp sự phát triển và các mô hình Internet
và mạng xã hội trên thế giới, đồng thời ngày càng đi sâu vào cuộc sống của
người dùng Việt Nam, tạo ra một giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng, góp
phần cấu thành văn hóa Việt Nam đương đại, với một số biểu hiện khẳng định
sự tồn tại của lĩnh vực này trong xã hội Việt Nam.
Ở Việt Nam, tình trạng “nghiện” mạng xã hội này cũng không ngoại lệ.
Sẽ không khó để bắt gặp những hình ảnh các em học sinh, sinh việc liên tục
"cắm mặt" vào máy tính, điện thoại nhiều giờ mà quên ăn, quên ngủ, bỏ bê
học hành chỉ để online mạng xã hội hàng ngày, hàng giờ, hàng phút để thõa
mãn một cuộc sống “thực”.
Theo thống kê năm 2015 của Facebook, ở Việt Nam, mỗi tháng có tới
30 triệu người dùng và những người này dành trung bình 2,5 giờ/ngày để vào
Facebook. 3/4 trong số đó là những người trẻ, nằm trong độ tuổi từ 18 – 34
(Ngọc Ánh và cộng sự, 2017).
Theo nghiên cứu của Brand Vietnam, 2018: Khoảng thời gian từ 18:00
- 22:00 là thời điểm mà người dùng thường xuyên truy cập mạng xã hội nhất.
Trung bình 1 ngày người Việt Nam dành 2.12 tiếng để truy cập mạng xã hội,
riêng đối với Facebook thời gian truy cập mạng xã hội này là nhiều nhất (3.55
tiếng), cao hơn so với mức trung bình 1.42 tiếng.

Hình 3.1 Thời gian truy cập MXH của người dùng
(Nguồn: Brand Vietnam, 2018)

Người dùng có nhiều lý do để truy cập mạng xã hội. Trong đó, mục
đích chính là kết nối, liên lạc (26.8%). Khi truy cập mạng xã hội, người dùng


quan tâm nhiều nhất đến việc cập nhật tin tức 71.7% ở cả 2 giới. Riêng với nội
dung chia sẻ, tâm sự (nữ 67.2% và nam 55.3%) và quảng cáo/ bán hàng (nữ
41.6% và nam 29.5%) được nữ giới quan tâm nhiều hơn so nam giới.

Hình 3.2 Nội dung người dùng quan tâm trên MXH theo giới tính
(Nguồn: Brand Vietnam, 2018)
Xác định vị trí, tầm quan trọng của Internet đối với đời sống xã hội,
trong Quy hoạch phát triển Viễn thông quốc gia đến năm 2020 (được Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt tháng 7-2012), nước ta đã đề ra chỉ tiêu phát
triển Internet đến năm 2020 là: tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định đạt
15-20 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 35-40 thuê bao/100
dân; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 35-40%; tỷ lệ người sử dụng Internet
55-60% dân số; 100% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
được kết nối Internet băng rộng(3[1]).
Như vậy, với xu hướng chung của thế giới cùng với mục tiêu phát triển
nêu trên, trong tương lai, Internet ở Việt Nam sẽ phát triển rất nhanh với số
lượng người sử dụng tăng lên, thời gian truy cập ngày một nhiều. Và theo
chiều hướng đó, văn hóa mạng ở nước ta cũng có sự phát triển tương ứng.



3.3 TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN NGƯỜI DÙNG
Hiện nay các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Zalo…
ngày càng trở nên phổ biến. Lợi ích của mạng xã hội là chúng ta có thể dễ
dàng liên lạc, nắm bắt các thông tin mới từ bạn bè, người thân. Tuy nhiên, đi
kèm lợi ích thì những tác động tiêu cực đến người dùng của MXH là không

nhỏ.
3.3.1 Lãng phí thời gian
Khoảng thời gian mà bạn dành cho việc sử dụng mạng xã hội có thể
nhiều hơn là bạn tưởng tượng. Nhiều người trong chúng ta có thói quen vô
mạng bất cứ thời gian nào rảnh rỗi. Điều này khiến bạn mất đi khoảng thời
gian để não được thư giãn và nghỉ ngơi thực sự. Thói quen dùng mạng xã hội
quá nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc cũng như chất
lượng cuộc sống hàng ngày của bạn. Thậm chí bạn có thể trở nên nghiện mạng
xã hội đến mức khó tập trung làm việc.
3.3.2 Giảm tương tác trực tiếp
Hiện nay, tình trạng bạn bè dán mắt vô điện thoại vào các cuộc hội họp
đầu năm khá phổ biến. Nhiều người có thói quen sử dụng mạng xã hội thường
xuyên, thậm chí không thể tập trung vào cuộc sống thật. Nghiện mạng xã hội
khiến bạn trở nên sống “ảo” nhiều hơn sống “thật”. Thời gian cho người thật
việc thật bị giảm bớt, điều này có thể khiến các mối quan hệ của bạn bị rạn
nứt.
3.3.3 Bị bắt nạt qua mạng
Bắt nạt qua mạng là khi bất cứ một cá nhân nào bị đe dọa, xâm hại, bị
tra tấn tinh thần qua tin nhắn, mạng xã hội… Ví dụ như các tin đồn nói xấu vô
căn cứ từ các “anh hùng bàn phím”. Nhiều người sau khi sử dụng mạng xã hội
đã trở nên phán xét nhiều hơn ở trên mạng với những điều mà ngoài đời họ
không dám nói ra. Bắt nạt qua mạng có thể dẫn tới rối loạn lo âu, rối loạn trầm
cảm, tự làm đau bản thân và thậm chí tự tử. Nạn nhân thường thiếu tự tin và
tổn thương sự tự trọng nặng nề, có cảm giác sợ hãi, buồn bã, tức giận nhiều
hơn sau khi bị bắt nạt.
3.3.4 Suy nghĩ tiêu cực dễ dẫn đến rối loạn tâm thần
Các thông tin tràn lan trên mạng xã hội thường có nhiều nội dung
không chính xác như chỉ nhằm đùa cợt, chế giễu hoặc “câu like”. Nguyên
nhân là vì đa số bài viết đều không được kiểm chứng trước khi đăng tải, đồng
thời nhiều người có nhu cầu quảng bá cho các trang buôn bán online trên

mạng. Thế giới ảo có thể mang đến những suy nghĩ thiếu tích cực, dễ dẫn đến
căng thẳng, lo lắng, thậm chí là các bệnh lý như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh
cưỡng chế, rối loạn nhân cách kiểu hoang tưởng.


Bác sĩ La Đức Cương, giám đốc bệnh viện Tâm thần TW1 cho biết,
bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân đến khám và
điều trị tâm thần với nguyên nhân do "nghiện" mạng xã hội. Theo bác sĩ, thời
gian trước đây, các bệnh nhân nghiện mạng xã hội thường tìm đến các quán
net nhưng gần đây, Internet ngày càng phổ biến, nhà nào có điều kiện là có thể
lắp mạng nên các bạn trẻ thậm chí còn nghiện ngay cả ở nhà.
Các bệnh nhân mắc tâm thần do nghiện mạng xã hội, nghiện game chủ
yếu là thanh thiếu niên từ cấp 2 trở lên và nhiều nhất là ở lứa tuổi cuối cấp 3,
sinh viên ĐH. Đây là thời điểm các bạn trẻ có những thay đổi trong tâm lý,
tính khí bốc đồng, máu ăn thua nhiều hơn và cũng bị vướng nhiều cám dỗ hơn.
Các bệnh nhân đến viện thường rơi vào các trạng thái đã mắc trầm cảm
với các biểu hiện như thất thần, trạng thái đờ đẫn, không tập trung, cơ thể suy
nhược, có bệnh nhân bị sút cân nghiêm trọng... Đặc biệt, gần đây, có một
trường hợp nam sinh bị lên cơn co giật do sử dụng mạng 10 tiếng mỗi ngày
(Ngọc Ánh và cộng sự, 2017).
3.3.5 Bị mạo danh
Hiện nay, việc lừa đảo thông tin online, lấy đi thông tin người dùng
bằng một đường dẫn dính virus đã trở nên khá phổ biến. Tài khoản của bạn có
thể bị mất và sẽ có người mạo danh bạn thực hiện các hành động phi pháp như
lừa gạt tiền bạc danh sách bạn bè trên mạng của bạn. Thực tế cho thấy sự riêng
tư cá nhân đang dần mất đi trong khi mạng xã hội càng phát triển. Bạn sẽ cảm
thấy lo lắng vì tình trạng bảo mật và gặp rắc rối nếu bạn thực sự bị mạo danh
làm việc xấu.
3.3.6 Quên mục tiêu sống
Khi bạn quá chú tâm vào mạng xã hội thì bạn sẽ quên đi các nhiệm vụ,

mục tiêu mà bạn muốn hoàn thành. Thời gian dành cho việc phát triển bản
thân, học hỏi thì bạn có thể lại đem đi xài hoang phí chỉ bằng việc lướt mạng
và đọc các thông tin không cần thiết. Bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái chán nản,
mệt mỏi khi quá sa đà vào mạng xã hội và dẫn đến việc học sa sút, thiếu kỹ
năng cần thiết cho công việc, chất lượng sống mỗi ngày giảm đi.
3.3.7 Sống ảo, thích được chú ý
Sau một thời gian dài sử dụng, bạn dễ rơi vào trạng thái thích được
đăng tải nhiều điều trong cuộc sống hơn và nhận lại lượt thích. Đôi khi bạn có
thể cảm thấy những cái like “ảo” trên mạng là điều cần thiết mỗi khi bạn đăng
bất cứ điều gì. Mạng xã hội góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không
ngừng nghỉ để tìm kiếm những cái like ảo. Người dùng có thể rơi vào trạng
thái tự ti chỉ vì bài đăng ít like.
3.3.8 Mất ngủ


Ánh sáng tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của
bạn là chưa đến giờ ngủ. Đôi khi bạn đã cảm thấy buồn ngủ nhưng vẫn muốn
lướt facebook theo thói quen và hậu quả là sau đó bạn đã không thể ngủ sớm
như kỳ vọng. Hậu quả của tình trạng thiếu ngủ sẽ bắt buộc bạn phải đối mặt
với những cơn căng thẳng, gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe và tinh thần. Bạn dễ
cáu kỉnh và lo lắng, căng thẳng và dễ phạm sai lầm hơn trong công việc.
3.3.9 Đổ vỡ tình cảm
Đối với các cặp đôi thường xuyên sử dụng mạng xã hội để liên lạc với
đối phương thì thường dễ xảy ra nhiều vấn đề. Nguyên nhân là vì các tin nhắn
rất khó để chuyển tải đúng đắn nội dung mà người gửi muốn nói, dễ gây ra
hiểu nhầm và cãi vã. Mạng xã hội xuất hiện dẫn đến tình trạng cãi nhau hay
thậm chí là chia tay qua tin nhắn. Điều này có thể gây nên tổn thương to lớn
cho người bị động vì họ có thể phải đối mặt với sự căng thẳng khi thấy chữ
“đã xem” nhưng không trả lời.
3.3.10 Tự ti

Những gì người ta khoe khoang trên mạng không hẳn là con người thật
của họ. Tuy nhiên, khi nhìn thấy những hình ảnh bạn bè với các chuyến du
lịch khắp nơi có thể khiến bạn cảm thấy ganh tị và tự ti vì mình chưa làm được
những điều tương tự. Việc thường xuyên so sánh những thành tựu của mình
với bạn bè trên mạng sẽ dễ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, khiến bạn trở
nên khép kín và tự ti hơn.
3.3.11 Nguy cơ tiếp xúc với các thông tin không chính xác, không
lành mạnh
Là một kênh để thu nhận thông tin, tuy nhiên các thông tin trên mạng
xã hội đều không được kiểm chứng, dẫn đến có nhiều thông tin không chính
xác, sai lệch nội dung hoặc những thông tin “đùa”, “câu like”, “giật tít” làm
cho người dùng thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, hồi hộp, lo lắng…
Điều này dẫn đến những rối loạn bệnh lý như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh
cưỡng chế, rối loạn stress… Một số người trẻ tuổi (dưới 26 tuổi) là độ tuổi
chưa định hình phát triển vỏ não, phát triển nhân cách khi sử dụng mạng xã
hội sẽ dẫn tới những rối loạn nhân cách kiểu hoang tưởng, tự đề cao bản thân,
chống đối xã hội, tính vị kỷ, ích kỷ, một số có các hành vi kích động và gây
hấn.
Việc kiểm soát chất lượng và nội dung thông tin trên các trang mạng xã
hội luôn là một điều khiến các nhà quản lí phải thường xuyên đau đầu tìm giải
pháp. Sẽ chẳng lạ lùng hay khó hiểu nếu một ngày nào đó bạn thấy được một
tấm hình hay đoạn video sex có trên Mạng xã hội hay Youtube. Mạng xã hội
mang lại cho người sử dụng các giá trị do chính họ tự tạo ra và nhà phát triển


chẳng thế nào cấm người sử dụng suy nghĩ về những thứ “nhạy cảm” trong
cuộc sống được.
3.3.12 Lừa đảo, bảo mật
Việc lừa đảo thông tin online, lấy đi thông tin người sử dụng với một
đường dẫn dính virus không hề hiếm. Nạn nhân thương không hề biết mình đã

bị lừa cho tới khi hậu quả dần trở nên rõ ràng hơn. Điển hình nhất là việc các
cá nhân tung tin đồn nhảm không rõ cơ sở để câu kéo sự quan tâm của những
người dùng khác gây xôn xao xã hội. Ngoài ra, vấn đề bảo mật cũng có thể trở
nên hết sức đáng lo nếu không may bạn vô tình truy cập vào một đường dẫn
nào đó tưởng chừng an toàn do chính bạn bè của mình gửi. Tài khoản của bạn
bị mất và sẽ có người mạo danh bạn thực hiện các hành động phi pháp khác.
3.4 BIỂU HIỆN CỦA NGHIỆN MẠNG XÃ HỘI
Khi sử dụng liên tục từ 3 giờ mỗi ngày, trong thời gian từ 1 tháng trở
lên, người dùng đã có khả năng nghiện mạng xã hội. Ngoài ra, nghiện mạng
xã hội còn có những biểu hiện và đặc điểm sau:
Luôn muốn sử dụng, kiểm tra mạng xã hội, hoặc muốn tăng thời gian
truy cập mạng xã hội không kiểm soát được.
Dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, làm ảnh hưởng đến thời
gian và hiệu quả của các công việc khác của bản thân như học tập, làm việc,
chăm sóc bản thân và người xung quanh.
Thay đổi hành vi, thói quen, sở thích cũ sang các hành vi “ảo” trên
mạng xã hội: check-in, cày like, chụp ảnh tự sướng… không kiểm soát.
Việc truy cập mạng xã hội là điều đầu tiên và cuối cùng bắt buộc phải
thực hiện trong ngày.
Cảm thấy bồn chồn, buồn bực, bứt rứt, khó chịu, căng thẳng hoặc rối
loạn hành vi khi không được dùng hoặc bị cấm sử dụng mạng xã hội.
Có những rối loạn tâm thần do sử dụng mạng xã hội: trầm cảm, rối loạn
lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn chống đối xã hội, rối loạn giấc ngủ,
rối loạn ăn uống, rối loạn cơ thể, tự sát hoặc gây hấn.
Không từ bỏ được, dù đã biết tác hại.
3.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NGƯỜI DÙNG GIẢM TÁC HẠI KHI
NGHIỆN MẠNG XÃ HỘI
Giảm bớt, kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội.



Thiết lập kế hoạch, mục tiêu hoạt động trong ngày, ưu tiên các công
việc chính như học tập, công tác, chăm sóc bản thân, nghỉ giải lao thường
xuyên tránh cơ thể mệt mỏi.
Tập thể dục, đặc biệt vào buổi sáng, các khoảng thời gian hay sử dụng
mạng xã hội, làm một hành động khác mang tính chất tích cực để thay thế.
Dành thời gian nhiều hơn cho người xung quanh, tận dụng mọi cơ hội
có thể trò chuyện trực tiếp với bạn bè và người thân thay bằng sử dụng mạng
xã hội để trò chuyện.
Đến các cơ sở y tế, gặp gỡ các bác sĩ và cán bộ tâm lý khi cần thiết.
Hãy luôn ghi nhớ rằng, bạn đang sống trong thế giới thực, mọi tương
tác của bạn trong thế giới “ảo” chỉ mang tính chất hỗ trợ, chứ không phải là
thay thế.
3.6 NHỮNG GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ TIÊU CỰC MẠNG XÃ HỘI
Thứ nhất, tăng cường quản lý thông tin trên Internet nói chung và
mạng xã hội nói riêng:
Cần đẩy mạnh việc quản lý thông tin nhằm phát huy tính tích cực, ngăn
chặn và đẩy lùi những hệ lụy tiêu cực từ sự tương tác giữa các cá nhân, tổ
chức thông qua Internet tạo ra. Vì vậy, Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền
thông cùng các cơ quan, tổ chức có liên quan cần nghiên cứu, đánh giá và đưa
ra một cơ chế, chính sách phù hợp trong việc quản lý thông tin trên Internet.
Tham mưu, đề xuất và ban hành các cơ chế chính sách đặc thù nhằm
khuyến khích phát triển một số dịch vụ Internet quan trọng để thu hút người
dùng Việt Nam; tập trung phát triển các dịch vụ quan trọng nhất, như mạng xã
hội, công cụ tìm kiếm và các dịch vụ giải trí trực tuyến.
Song trùng với việc quản lý thông tin bằng pháp lý, Nhà nước cần có
những biện pháp trong xây dựng và quản lý văn hóa mạng nói riêng, Internet
nói chung từ Trung ương đến địa phương, trong đó nhân tố quan trọng là các
tổ chức, các nhân cụ thể, tránh tình trạng chung chung, vô trách nhiệm.
Thứ hai, tạo dựng nhân cách tốt cho các chủ thể tham gia văn hóa
mạng:

Đối với Nhóm đối tượng là người dùng trên các trang mạng xã hội, cần
tăng cường trang bị tri thức về việc phát triển năng lực cá nhân để mỗi người
tự ý thức về trách nhiệm, quyền hạn của chính mình khi tham gia mạng xã hội.
Nâng cao năng lực cá nhân cần được áp dụng trong cả môi trường gia đình,
nhà trường. Để tăng cường phát triển năng lực cá nhân, công tác truyền thông


nâng cao nhận thức cho người sử dụng mạng xã hội cũng cần được chú trọng
hơn nữa. Đặc biệt cần phải nâng cao giá trị thông tin của báo chí, để báo chí
trở thành công cụ định hướng tốt cho công chúng, tránh bỏ mất độc giả.
Cần nâng cao năng lực xã hội cho các cá nhân, đặc biệt là cho nhóm
học sinh, sinh viên. Đây là nhóm đối tượng chiếm phần lớn và là nhóm công
chúng chính trên các trang mạng Internet. Năng lực xã hội giúp cho các cá
nhân biết được mình là ai, mình có mối quan hệ như thế nào với cộng đồng, xã
hội, với các tổ chức hay cá nhân khác trong xã hội. Nâng cao năng lực xã hội
cho các cá nhân nên trở thành các chương trình cụ thể áp dụng trong các
trường học, đồng thời thực hiện các chiến dịch truyền thông xã hội lớn để hỗ
trợ thông tin cho các hoạt động trong nhà trường.
Đối với Nhóm đối tượng là các công ty công nghệ, các nhà mạng. Đối
với nhóm đối tượng này, nhà nước cần đưa ra các tiêu chuẩn kinh doanh tại
Việt Nam và khuyến cáo các công ty công nghệ áp dụng, trong đó có những
cảnh báo về các chuẩn mực đạo đức mà nhà mạng đòi hỏi. Việc ngăn chặn tác
động xấu và yêu cầu các sản phẩm nước ngoài tuân thủ nghiêm ngặt quy định
luật pháp Việt Nam trên môi trường Internet cần được tiến hành bằng cả giải
pháp quản lý và giải pháp kỹ thuật một cách nghiêm túc.
Nhóm đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước. Đây là nhóm đối tượng
đặc biệt, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này: Cần sớm
rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm
môi trường pháp lý rõ ràng, công khai, minh bạch và bình đẳng cho mọi đơn
vị, cá nhân cung cấp và sử dụng thông tin Internet trên lãnh thổ Việt Nam. Rà

soát và sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả các văn bản
hiện có phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Xây dựng các văn bản mới phù hợp với
xu thế phát triển và yêu cầu công tác quản lý nhà nước. Nghiên cứu đề xuất,
đàm phán các cơ chế phối hợp giữa các quốc gia trong việc quản lý các dịch
vụ thông tin xuyên biên giới, phù hợp với các cam kết quốc tế và yêu cầu hội
nhập.
Thứ ba, xây dựng chế tài xử phạt người ứng xử vô văn hóa trên mạng,
tiến tới xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trên mạng Internet:
Cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trên mạng Internet theo các
nguyên tắc sau:
Bố trí thời gian, địa điểm, mức độ truy cập Internet một cách phù hợp
đối với mỗi cá nhân, tổ chức.


Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc khi tương tác với các
chủ thể khác thông qua Internet nói chung, mạng xã hội nói riêng.
Cần nghiên cứu, thẩm định thông tin kỹ lưỡng trước khi bày tỏ quan
điểm cá nhân trên mạng Internet.
Tích cực chia sẻ những thông tin có hiệu ứng tích cực trên cộng đồng
mạng.
Tuyệt đối không tham gia các Website có nội dung xấu, lệch chuẩn,
thông tin không có độ tin cậy.
Tuyệt đối không cổ xúy cho những hành động xấu, không có văn hóa
được đăng tải trên các trang mạng Internet.
Ý thức sâu sắc về trách nhiệm cá nhân, tổ chức với những hành động
thông qua văn hóa mạng (Internet).
Thứ tư, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng
đồng:
Để mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên có ý thức tự
bảo vệ mình và trở thành bộ lọc thông tin, hướng dẫn những người chung

quanh nhận biết, sàng lọc các thông tin xấu, thông tin độc hại, đòi hỏi phải xây
dựng một đề án thông tin riêng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, đời sống,
trình độ nhận thức và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, bảo đảm tính đa dạng,
hấp dẫn, đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Huy động sức mạnh của cả hệ
thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, phối hợp trách nhiệm giữa các
cơ quan chức năng với các tổ chức, đoàn thể, giữa gia đình và nhà trường,
giữa ý thức cá nhân với các phong trào mang tính cộng đồng hướng tới một
văn hóa Internet lành mạnh, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào sự
phát triển của toàn xã hội.
Thứ năm, tăng cường các biện pháp kỹ thuật:
Trong bối cảnh nước ta vẫn chưa xây dựng được một hệ thống văn bản
pháp luật đủ mạnh để điều chỉnh những vấn đề đã và đang phát sinh, chưa xây
dựng được văn hóa và đạo đức trong hoạt động trao đổi thông tin trên các
trang mạng xã hội thì việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế, ngăn
chặn những thông tin độc hại, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Việt
Nam vẫn rất cần thiết.
Về mặt kỹ thuật công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước về thông tin trên
mạng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan và trung tâm an ninh
mạng, với các nhà cung cấp dịch vụ như Google, Yahoo, các công ty, tổ chức


trong nước... để xây dựng nên những phần mềm nhằm lọc các thông tin xấu,
nhạy cảm, ví dụ như văn hóa đồi trụy, ngăn chặn tin tặc đột nhập vào hệ thống
thông tin ăn cắp dữ liệu bí mật quốc gia.


×