Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

nghiên cứu đối chiếu phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng hàn và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.6 MB, 175 trang )

V IỆ N H À N L Â M

NGHI

THỨC BIỂU HU
ỉ k TIẾNG VIỆT

H a n o i U niversity

000081673

HÀ NỘI - nãm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thống
kê, kết quả trong luận án là tru n g thực và chưa được ai công bố trong bất kì
công trình kh o a học nào khác .

TÁ C GLẢ LU Ậ N Á N

N G H IÊ M TH Ị T H U H Ư Ơ N G


V IỆN HÀ N LÂ M
K H O A H Ọ C XẢ HỘI V IỆT N AM
H Ọ C V IỆN K H O A H Ọ C XÃ HỘI

N G H IÊ M THỊ T H U H Ư Ơ N G


NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIÉU PHƯƠNG THÚC BIẺU HIỆN
THỜI GIAN TRONG TIÉNG HÀN VÀ TIÉNG VIỆT
Chuyên ngành: N G Ồ N N G Ữ HỌC Ứ NG DỤNG
M ã số: 62 22 01 05

LU Ậ N Á N T IẾ N SĨ K H O A HỌC N G Ữ VĂN

N GƯ ỜI HƯ ỚNG DÂN KHOA HỌC
P G S .T S V Ũ V Ă N ĐẠI

HÀ NỘI-năm 2014


M Ụ* C L Ụ• C

MỞ

ĐẦU

Tranể

1.

L ý do lựa chọn đề tài

1

2.

M ụ c đích và nhiệm vụ nghiên cứu


4

3.

L ịc h sử vấn đề

5

3.1 P h ạ m trù “th ờ i” và “th ể ” tro n g các nghiên cứu ngôn ngữ học
3.2 P h ạm trù “thời” và “thể” trong các nghiên

cứu ứng dụng giảng

5
10

dạy tiến g Hàn
4.

P h ư ơ n g pháp và thủ pháp nghiên cứu

12

5.

Đ ổ i tượng, phạm vi và cứ liệu nghiên cứu

13


6.

Đ ó n g gớp của luận án

15

C ấu trúc của luận án
N Ộ I D Ư N G C H ÍN H C Ủ A LU Ậ N ÁN
C H Ư Ơ N G 1: C ơ SỞ LÍ L U Ậ N C Ủ A L U Ậ N Á N

18

1.1 C ơ s ở lí luân chung về các p h ư ơn g thức biểu hiện th òi gian
trong n gôn n gữ
1.1.1

^

N h ậ n xét chung

18

1 1.2 T h ờ i gian ngữ pháp

20

1.1.3

22


V ẩ n đề thời và thể tro ng tiến g H àn v à tiếng V iệt

1.2 C ác phạm trù ngữ pháp liên quan đến thời gian

27

12.1 v ề phạm trù “th ờ i”

27

1.2.2. v ề phạm trù “th ể”

29

13 V ấn đề thòi gian ngữ pháp

trong tiếng Hàn và tiếng Việt

31

1.3.1 T h ờ i gian ngữ pháp tro n g

tiếng H àn

31

1.3.2 T h ờ i gian ngữ pháp tro n g tiến g

V iệt


1.4 T iểu kết chương 1

34
35

CHƯ ƠNG 2: PH Ư Ơ N G T H Ứ C B IỂ U H IỆ N Ý N G H ĨA T H Ờ I
GIAN T R O N G T IẾ N G H À N

37

21 N h ậ n xét chung

37


2.2 H ình th ái tố chỉ th ò i gian trong tiếng H àn
2.2.1 H ình thái tố ở biểu thức kết thúc
2.2.2 H ình thái tố ở biểu thức liên kết câu
2.2.3 H ình thái tố ở biểu thức định từ
2.3 C ác h ìn h thái tố ch ỉ thể
2.3.1 V ấn đề các hình thái tố chỉ thể
2.3.2 T hể hoàn thành
2.3.3 T h ể tiếp diễn
2.3.4 T hể dự đoán
2.4 Tiểu kết ch ư ơ n g 2

C H Ư Ơ N G 3: Đ Ố I C H IẾ U P H Ư Ơ N G T H Ứ C B IỂ U H IỆN Ý
N G H ĨA T H Ờ I G IA N T R O N G T IẾ N G H À N V À T IẾ N G V IỆT
3.1 Đ ăt v ấ n đề
3.2 M ột số vấn đề về phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng

V iệt
3.2.1 “ Đ ã ” , “ đ an g ” , “sẽ” với phư ơ ng thức biểu hiện ý nghĩa thời
gian tro n g tiến g V iệt

3.2.2 v ề

“đ ã "

3.2.3 v ề “đang”
3.2.4 v ề “sẽ”
3.2.5 N h ậ n xét
3 .3 Đ ối ch iếu p h ư ơ n g thứ c biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn
và tiến g V i ệ t : K hảo sát trư ờn g hợp
3.3.1 Sự k h ác biệt về đặc điểm loại hình giữ a tiếng H àn và tiếng
V iệt liên q u an đến khảo sát
3.3.2 Đ ố i ch iếu cách dịch thời q u á khứ, hiện tại, tư ơng lai trong
tiến g H àn san g tiến g V iệt và ngư ợc lại
3.4 M ột số kết quả đ ối chiếu


D A N H M Ụ C C Á C BẢNG

Bảnơ 2.1 Ý nghĩa thời tương lai trong

và ~

s

si


Bảng 3.1 K ết hợp của các hư từ đã, đang, sẽ trong tiếng Việt

Trang 55
T ran s 82

D A N H M Ụ C C Á C B IẺ Ư Đ Ò

Biểu: C huyển từ “đã” tiếng V iệt sang tiếng Hàn

Trang

89

Biểu: C huyển từ “đang” tiếng V iệt sang tiếng Hàn

Trang 92

Biểu: C huyển từ “sẽ” tiếng V iệt sang tiếng Hàn

Trang 94

Biểu: C huyển từ “sắp” tiếng V iệt sang tiến g Hàn

Trang 95

Biểu : C huyển từ quá khứ tiếng H àn sang “đ ã” tiếng Việt

Trang 97

Biểu : C huyển từ hiện tại tiếng Hàn sang “đang” tiếng Việt


Trang 99

Biểu : C huyển từ tương lai tiếng H àn sang “sẽ” , “sắp” tiếng Việt

Trang 101


1

M Ở ĐẦU

1.

LÝ DO LỰ A CHỌN ĐỀ TÀI
1)

Cùng với không gian làm trục hoành, thời eian làm trục tung trên tọa độ

trong đời sốne của con người mọi naôn ngừ đều có các phạm trù không gian, thời
gian và những phươne tiện biểu hiện tương ứne. Đó có thể là phương tiện từ vựng
hoặc phương tiện neữ pháp. Có thê nói ngôn ngừ nào cũng sử dụng một lóp từ vựng
nhằm định vị không gian và thời aian trong các tình huống giao tiếp. Đây là một
điểm chuns của các neôn ngữ. Yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa chúng là phương
thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ sẵn có trong chức năng biêu thị không gian,
và thời gian. Thực vậy có ngôn ngừ ưu tiên các phương tiện từ vựng, ít sử dụng các
yếu tố khác. Ngược lại có ngôn ngừ khai thác tối đa các hình thái động từ, hoặc các
hình thái tổ kết hợp với vị từ để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp liên quan đến thời
gian một cách rất tinh tể. Hiện tượng này bắt nguồn từ sự khác biệt trong tri nhận về
thời gian, từ đặc điểm tư duy và từ văn hoá giao tiếp của các dân tộc. Tiếng Hàn và

tiếng Việt là ví dụ điển hình minh hoạ cho nhận định trên.
Thực vậy điểm chung của hai ngôn ngừ này là đều áp dụng phương thức biểu
thị thời gian theo sự phân chia truyền thống là quá.khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng
một trong những sự khác biệt nổi trội giữa chúng bắt nguồn từ đặc điểm loại hình
của chúng. Tiếng Hàn thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính tiêu biểu, trong khi đó
tiếng Việt là ví dụ điển hình của loại hình ngôn ngữ đon lập. Trong tiếng Hàn, sự
hiện diện của các hình thái tổ biểu hiện thời và thể, như ~ (S^)1- / ~ b / ~ (—) s /
~ẲỈ/~aÌI /~ s 5! là bắt buộc trong mọi trường hợp. Đây là một quy tắc ngữ pháp chặt
chẽ, áp dụng đối với mọi trường hợp sử dụng. Ngược lại trong tiếng Việt các hư từ
biểu hiện thời gian như đã, đang, sẽ được sử dụng một cách linh hoạt, tuỳ thuộc.
Nói cách khác, các từ này có thể xuất hiện, hoặc vắng mặt trong phát ngôn. Sự tuỳ
thuộc này do nhiều yếu tố chi phối mà chúng tôi sẽ phân tích sâu trong luận án. Đây


là điểm khác biệt rất dána chú ý dẫn đến nhiều hệ quả quan trọng đối với việc dạy
học tiếng Hàn như một ngoại neữ và dịch thuật. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa
có nehiên cứu đối chiếu nào m ans tính hệ thổne, nêu bật sự khác biệt giữa hai ngôn
ngữ Hàn-Việt trone cách biểu thị thời gian. Rõ ràng với mục đích phục vụ cho
giang dạv và dịch thuật, nghiên cứu phương tiện biểu thị thời gian trong tiếng Hàn
và tiếng Việt là một nhiệm vụ cấp thiết.
2) Xét trên phương diện đối chiểu ngôn ngừ Hàn-Việt nói chung và vân đê
biểu hiện thời gian trong đề tài cua chúng tôi nói riêng, có thể nhận thấy những
điểm sau.
Trên phương diện ngôn ngừ học ứng dụng, đề nâng cao chất lượng và hiệu
quả eiàna dạy và học tập. các nhà giáo học pháp ngoại ngừ cần phài dựa vào kết
quả của các công trình đối chiếu ngôn ngừ nhằm dự báo những khó khăn cùa người
học ờ những nội dung, những hiện tượng ngừ pháp có sự khác biệt rất lớn giữa các
ngôn ngữ. để từ đó xác định những chiến lược sư phạm phù hợp, nhằm tạo thuận lợi
cho quá trình tiếp thu ngoại ngữ của người học nói chung và của sinh viên tiếng
Hàn nói riêng. Những công trình nghiên cứu ngôn ngừ đối chiếu hướng đén những

ứng dụng vào dạy và học ngoại ngữ như vậy là rất cần thiết.
3) Trước xu hướng hợp tác quốc tế nói chung và giao lưu giữa hai nước Việt
Nam - Hàn Quốc nói riêng, nhu cầu học tập và nghiên cứu ngoại ngừ tiếng Hàn
đang tăng cao. Hơn bao giờ hết giảng viên và sinh viên càn được tham khảo những
công trình nghiên cứu mang giá trị ứng dụng trong học tập và nghiên cứu tiếng Hàn.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có 15 trường Đại học, cao đẳng tổ chức đào tạo, giảng dạy
ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc, ở Hàn quốc cũng có 5 trường đại học thành lập
khoa tiếng Việt và tổ chức giảng dạy ngành Việt ngữ học. Những năm đầu, hàng
năm, cả nước chi có 100 sinh viên ngành tiếng Hàn được tuyển vào hệ đào tạo chính
quy thì giờ đây. số lượng sinh viên chính quy mồi năm đã tăng lên đến gần 1.000
người. Sinh viên ngành tiếng Hàn ở các trường đào tạo chính quy khi tốt nghiệp ra
trường đều tìm được việc làm theo đúng chuyên môn được đào tạo.


3

“Hàn Quốc" và “tiếng Hàn Quốc" đã trơ thành những cụm từ quen thuộc với
người dân Việt Nam. Đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam tiếp tục được mờ rộng.
Theo số liệu thốne kê cùa Cục xúc tiến thương mại. hiện nay Hàn Quốc đang là
quốc 2 Ĩa dẫn đầu trons đầu về số lượne dự án dầu tư vào Việt Nam (với 3250 dự
án) và là quốc gia đứng thứ tư về tổng số vốn đàu tư. Việt Nam cũng là quốc gia
dứng thứ nhất trong số các quốc gia tiếp nhận viện trợ phát triển (ODA) cua Hàn
Quốc. Giao lưu siữa nhân dân hai nước Hàn-Việt cũng phát triên dưới nhiêu hình
thức đa đạne. Theo số liệu thốns kê tính đến tháne. 12 năm 2012 thì có khoảng
100.000 người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam (tại thành phố
Hồ Chí Minh và lân cận là 85 nghìn người, tại Hà Nội và vùng ngoại vi khoáng 15
nghìn người). Ngược lại, cũng có 120.468 người Việt Nam đang sinh sống và làm
việc tại Hàn Quốc. Tổng cục du lịch Hàn Quốc cũng cho biết, chỉ năm 2012 đã có
700.917 người Hàn Quốc đến du lịch ở Việt Nam và 32.141 người Việt Nam đến
thăm Hàn Quốc. Mỗi tuần có 182 chuyến bay qua lại giữa hai nước, và Hàn Quốc là

quốc gia đứng thứ nhất về lượng khách du lịch đến thăm Việt Nam. Vì thế, số người
đã, đang học tiếng Hàn và số người mong muốn sẽ học tiếng Hàn để phục vụ cho
công việc, sinh hoạt, làm việc, sinh sống tăng lên nhanh chóng khiến cho các cơ sở
đào tạo tiếng Hàn quốc cũng phát triển rất nhanh. Bên cạnh các trường đào tạo
chính quy, sổ các trung tâm ngoại ngừ lớn nhỏ tổ chức giảng dạy tiếng Hàn đã tăng
đến mức khó để đưa ra được một thống kê chính xác.
Trong bối cảnh trên nhu cầu học tiếng Hàn là rất lớn nhưng tất cả các học
viên đều khẳng định “tiếng Hàn rất khó”. Khó khăn của việc học ngoại ngữ này có
thề bắt nguồn từ nhiều lý do như sự khác biệt về văn hoá, lối sổng, cách tư duy, và
môi trường xã hội .v.v. Nhưng theo chúng tôi, khó khăn đầu tiên và căn bản nhất
xuất phát từ sự khác biệt về đặc điểm loại hình ngôn ngữ. Thực vậy sinh viên nói
tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, đại diện tiêu biểu của loại hình ngôn ngữ đơn lập, khi tiếp
xúc với tiếng Hàn đại diện điển hình của loại hình ngôn ngữ chắp dính, phải đối mặt
với nhiều khó khăn do sự khác biệt ngôn ngữ gây ra.


4

Nhằm góp phần giúp sinh viên Việt Nam khắc phục những khó khăn khi học
liếng Hàn, chúna tôi tập trung “Nghiên cứu đôi chiêu phương thức biêu hiện thòi
gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt" với mục tiêu chính là mô tả hệ thông biêu
hiện thời gian trong tiếng Hàn. xác định những phương thức biểu hiện thời gian
lươna đương trong tiếng Việt, phân tích nhữns điểm giống nhau và khác nhau giữa
phương thức biểu hiện thời gian trong hai ngôn ngừ: từ đó nhân mạnh các điểm cần
lưu ý trong quá trình giảng dạy và học tập cũng như trong quá trình dịch thuật từ
tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngược lại. Chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu
của luận án sẽ có những đóng góp đáng kể trên bình diện lý luận ngôn ngữ nói
chune và trên bình diện ứng dụng vào giảng dạy tiếng Hàn nói riêng.

2.


MỰC ĐÍCH VÀ NHIỆM v ụ
2.1.

N G H IÊ N

cứu

Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án này là thông qua nghiên cứu theo hướng đổi chiếu phương
thức biểu thị thời gian trong tiếng Hàn và Việt, góp phần làm sáng tỏ đặc điêm của
phương thức biểu hiện thời gian trong các ngôn ngữ đổi chiếu trong chức năng phản
ánh đặc trưng tư duy văn hóa dân tộc.
Đe đạt được mục đích trên, luận án đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ sau.
2.2 Nhiệm vụ của luận án
1) Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2) Tổng quan tình hình nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và
tiếng Việt.
3) Tập trung khảo sát một trong những phương thức biểu hiện thời gian là thời
và thể động từ trong tiếng Hàn và đối chiếu với tiếng Việt nhằm chì ra những tương
đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ.
4) Đề xuất một số ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc giảng dạy thời và thê
động từ tiếng Hàn cho sinh viên Việt Nam trên cơ sờ phân tích lồi sử dụng động từ
của sinh viên và đề xuất phương pháp khắc phục.


5

3.


LỊCH SỬ VÁN ĐỀ

3.1 Phạm trù “thòi” và “thể” trong các nghiên cứu ngôn ngũ học
Theo đánh giá mới đây của Unesco, trên thế giới có 6800 ngôn ngữ. Chúng ta
đều biết trong đa số trường họp. những gì được biểu đạt ở ngôn ngữ này cũng có thê
được thể hiện ở các naôn neữ khác. Điều này có nghĩa các ngôn ngữ đều có những
năng lực phổ quát nhất định. Tuy nhiên mỗi ngôn ngừ lại có những năng lực đặc thù
phan ảnh tính đặc trưng của loại hình ngôn ngừ và đặc trưng văn hóa của dân tộc sử
đụne nó.
Khi diễn đạt một nhận định về một sự tình bất kỳ, người nói cần sử dụng các
phương tiện ngôn ngữ và tuân thủ các quy tắc ngừ pháp. Trong biểu đạt ý nghĩa thời
gian các phương tiện được sử dụng gồm phương tiện từ vựng (hệ thống các từ chỉ
thời eian) và phương tiện ngữ pháp (thời, thể, tình thái ở vị từ,.v.v) hoặc các
phương tiện ngữ nghĩa phái sinh1 hình thành. Phạm trù thời và thê được khăng định
là những phạm trù ngữ pháp quan trọng của động từ trong các ngôn ngữ Châu Âu.
Theo giới hạn nghiên cứu trình bày trên đây, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào vân đê
“thời” và “thể” trong hai ngôn ngữ Hàn-Việt.
Trước hết chúng ta nhận thấy trong các nghiên cứu về ngừ pháp ngữ nghĩa tiếng
Hàn, phạm trù “thời'’ chiếm vị trí quan trọng, được hầu hết các công trình nghiên
cứu đề cập đến. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu tiếng Hàn, mà khởi đầu là các nghiên
cứu về hình thái học, vấn đề “thời” trong tiếng Hàn đã thu hút được sự quan tâm
của các nhà Hàn ngừ ngay tò những năm 90 của thế kỷ trước. Tựu trung lại có hai
xu hướng nghiên cứu chính như sau:
-

Xu hướng thứ nhất có quan điểm độc lập thể hiện qua những nghiên cứu của
nhóm học giả quý tộc Hàn quốc, vổn là những người có quan điểm riêng, không
chịu ảnh hưởng của các trường phái nghiên cứu nào khác.


1 “Phương tiện ngữ nghĩa phái sinh" là khái niệm chúng tôi tự đặt ra đê chi những phương tiện biêu
hiện vốn không phải có sẵn mà phái sinh nhờ sự kết hợp với các yêu tô xung quanh từ đó tạo ra
một giá trị biểu thị. Ví dụ: bối cành, tình huông, logic thoại, logic văn mạch .v.v.


6

- Xu hướng thứ hai chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ học phương Tây, bất đâu từ sau
năm 1970. khi các nhà truyền giáo đến Hàn Quốc, mang theo các kết quả nghiên
cứu neôn nsừ học lý thuyết của châu Ảu.
Cho đến nay các nhà nghiên cứu thuộc hai xu hướng khởi nguồn này vần còn
nhiều ý kiến trái ngược nhau do dựa vào cơ sờ lý thuyết và áp dụng phương pháp
tiếp cận khác nhau. Điều này chứne tỏ phạm trù “thời" trong tiếng Hàn là một phạm
trù phức tạp. đòi hoi phải thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu.
Những nghiên cứu sớm nhất về "thời’' trong tiếng Hàn là của Choi Kwang Ok
(1908). và Chu Si Kyung (1910). Ngay từ đầu thế ki 20, các tác già đã đặt ra những
vấn đề nghiên cứu tạo tiền đề cho nhiều nghiên cứu khác.
Cụ thể, Choi Kwang Ok (1908) cho rằng trong tiếng Hàn có sự tồn tại của thời
“quá khứ của quá khứ”. Chu Si Kyung (1910) chia thời gian thành ba “thời” : hiện
tại (lúc này), quá khứ (thời điểm đã qua) và tương lai (thời điểm sẽ đến) được biểu
hiện bằng cả biểu thức liên kết (hình thái tổ liên kết câu) và biểu thức kết thúc (hình
thái tố kết thúc câu). Trong nghiên cứu của mình, tác giả Chu Si Kyung đã dựa vào
tiêu chí thời điểm phát ngôn (lúc này/khi đô) để phân chia và mô tả ba thời nêu trên.
Tuy nhiên ông cũng thay đổi quan điểm về thời điểm của hành động, và cho rằng về
bản chất “thể” đã chứa đựng các yếu tố biểu hiện “thời” . Như vậy tác giả đã không
tách rời hai phạm trù “thời” và “thể” . Vì thế có thể coi nghiên cứu của ông là khởi
điểm cho xu hướng nhận thức “thời-thể” là một phạm trù phức hợp trong tiếng Hàn.
Ngoài ra, Chu Si Kyung cũng cho ràng hình thái tố ~ A/1 có giá trị biểu thị tương lai,
và đây là giá trị nội tại của hình thái tố này, không phải nhờ đến các yếu tố khác
mới có. Một phát hiện nữa của tác giả là ông đã nhận thấy hình thái tố này là lường

thái, nó vừa biểu hiện “thời” vừa biểu hiện “thể”. Kết quả nghiên cứu của Chu Si
Kyung đã khẳng định xu hướng cho rằng một hình thái tố có thể có hơn một giá trị
nghĩa, cụ thể là ở ~ 2JỈ.[100]
Sau Chu Si Kyung, vào những năm 1930, Park Seung Bin (1935) và Choi Hyun
Bae (1937) đã từng bước cụ thể hoá phạm trù thời trong tiếng Hàn khi các tác giả


7

mô tả. ngữ pháp hoá hoặc nghiên cứu từng hình thái tố và chỉ ra những lóp nghĩa
khu biệt của chúng. Park Seuna Bin đặc biệt chú ý đến thời quá khử hoàn thành và
thời quá khứ của quá khứ do các hình thái tố ~ 21. và ~

biểu thị. Ngoài những

nghiên cứu mô tả phương thức biểu hiện thời và thể trona tiếng Hàn nói chung,
Choi Hvun Bae còn có một số nghiên cứu về giá trị biểu hiện nghĩa hoàn thành mà
hình thái tố ~ 9Ẳ là công cụ biểu hiện.
Sau Choi Hyun Bae, Martin. S.E. (1954). Kim Ik B yung (1976), Lee Seung Ưk
(1977) đã phân tích sâu các giá trị ngữ nghĩa của các hình thái tố biêu hiện thời
gian. Các tác giả đã xác định ý nehĩa thời, thể được biểu đạt bơi hình thái tố ~
^ / '- ( c h ỉ hiện tại) trong các tổ họp kết thúc câu ~ b Q - /1- Ch, và cho rằng cần phải
tách hình thái tố ~ b/L - (chỉ hiện tại ) này ra khỏi cấu trúc kết thúc ~ bC-171- Q để
xem xét giá trị biều đạt thời và thể của nó.
Giai đoạn sau 1970, các nghiên cứu về thời trong tiếng Hàn đã phát triển mạnh
mẽ cả về số lượng và chất lượng. Phải nói rằng, ờ giai đoạn này, lý luận ngôn ngữ
châu Âu duợc các nhà truyền giáo phương Tây đưa vào Hàn Quốc đã được các nhà
ngôn ngữ học bản địa nhanh chóng tiếp thu và ứng dụng rộng rãi. Điều này giải
thích vì sao ở giai đoạn này đa số quan điểm nghiên cứu, lý luận ngôn ngữ Hàn nói
chung và các nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn nói riêng trùng hợp

với các luận điểm của ngôn ngữ học châu Âu. Ngoài ra, các hình thái tố biểu hiện
“thời” trong tiếng Hàn cũng được nghiên cứu theo mô hình khung thời gian ngữ
pháp của các ngôn ngữ châu Âu.
Tiếp thu những thành quả nghiên cứu có trước mà chủ yểu là các công trình coi
“thời” là trọng tâm, ở thời kỳ này, các tác giả đã xem xét lại các hình thức biểu hiện
thời gian trong tiếng Hàn và như các công trình nghiên cứu trước đó công nhận hình
thái tố là đa trị, vì ngoài chức năng biểu đạt “thời” nó còn có giá trị biểu đạt “thể”
và “tình thái". Nhìn tổng thể, giai đoạn sau 1970, các nghiên cứu về “thời'’ trong
tiếng Hàn đều tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Thứ nhất: xem xét lại quan điểm về “thời”,


8

- Thứ hai: nhận diện lại các giá trị vê “thê",
- Thứ ba là xác định giá trị tình thái trong các cấu trúc câu. và các loại câu.
Từ đó hình thành ba nhóm nghiên cứu chính là:
- Nhóm 1: Theo quan điểm hình thái tố biểu thị thời hoặc thể. tình thái là những đon
vị độc lập. Đâv là các nghiên cứu chu trương áp dụng phương pháp phân tích theo
các phạm trù n£Ũ pháp truyền thống.
- Nhóm 2: Cho rằng hình thái tố có thể có chức năng kép, vừa biểu hiện thời vừa
biểu hiện thể, nói cách khác, một hình thái tố đồng thời biêu hiện ý nghĩa thời” và ý
nshĩa "thể'". Đại diện tiêu biểu của xu hướng này là Nam Ki Sim.
-Khác với hai nhóm trên, nhóm 3 bảo vệ quan điểm một hình thái tô đông thời có
thể biểu thị cả thời, thể và tình thái. Đại diện của xu hướng này là Kim Seok Tuk
(1974) và Seo Jeong Soo (1976).
Sau đây chúng ta sẽ xem xét vấn đề này ở tiếng Việt. Có thể dễ dàng tìm thấy
nhiều khuynh hướng khác nhau trong tiếp cận và nghiên cứu về vấn đề thời và thể.
Xét theo thời gian, có thể xác định các khuynh hưởng sau.
Thứ nhất: những nghiên cứu về phạm trù thời gian trong tiếng Việt được thực

hiện ớ giai đoạn trước những năm 1960 chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ học Châu Au.
Các nghiên cứu này được chia thành hai khuynh hướng rõ rệt là:
-

Khuynh hướng mô phỏng ngữ pháp nhà trường: lấy ngữ pháp tiếng Pháp làm
chuẩn và tìm kiếm những sự tương ứng trong biểu hiện ý nghĩa thời và thê trong
tiếng Việt. Tiêu biểu là các nghiên cứu của Trương Vĩnh Kí (1883), Bùi Đức
Tịnh (1952) [39:2]
Khuynh hướng phủ nhận phạm trù thời thể trong tiếng Việt cho rằng các biêu
hiện về thời trong tiếng Việt là sử dụng các trạng từ chỉ thời gian làm túc từ.
Thứ hai: giai đoạn sau những năm 1960, các nhà Việt ngữ học đã bắt đầu có

những nghiên cứu không mô phỏng hoặc chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ học châu


9

Âu. Các công trình nghiên cứu thực hiện ờ giai đoạn này với sô lượng rât lớn. đêu
tập trung tranh luận về các vẩn đề quan trọng như:
Tiếng Việt có thời hay khôns có thời ? Đây là vấn đề cốt lõi được đặt ra trcng
các nghiên cứu của Nguyễn Kim Thản (1977), Đào 'lhản (1979), Lê Quang
Thiêm (1989) .v.v. Đáng chú ý là công trình cua Nguyễn Minh Thuyết chủ
trương coi thời và thể là hai phạm trù ngữ pháp thực sự tồn tại trong tiếng Việt
và nghiên cứu của ông đã rất thuyết phục ở chồ chứng minh được một cách rõ
ràna sự khu biệt giữa những bộ phận đối lập nhau (tương lai/phi tương lai, hoàn
thành/phi hoàn thành .v.v.) [39:9]
-

Thời là phạm trù độc lập hay là phạm trù gắn với phạm trù thể và tình thái ? Trả
lời câu hoi này, Đinh Ván Đức (2001) cho rằng tiếng Việt có thời mà không có

thể. Ngược lại các tác giả Cao Xuân Hạo (1998), Phan Thị Minh Thuý (2002),
nhận định ràng tiếng Việt không tồn tại thời và chỉ tồn tại thể.

- Thời trong tiếng Việt được chia thành 1 thời, 2 thời hay 3 thời? v ấn đề này được
nêu trong các nghiên cứu của các tác giả Đào Thản (1979), Lê Ọuang Thiêm
(1989), Nguyễn Minh Thuyết (1995).
Cũng có nhiều ý kiến khác nhau thảo luận về giá trị ngừ pháp-ngữ nghĩa của các
từ đã, đang, sẽ chỉ thời gian trong tiếng Việt. Theo Nguyễn Văn Thành: các từ đã,
đang, sẽ, xong, hết, được, nổi, .v.v đóng vai trò rất quan trọng trong cấu trúc ngừ
pháp tiếng Việt bởi chúng tạo nên những cấu trúc đổi lập về thời gian của một hành
động [35:52], Quan điểm của Cao Xuân Hạo (1998), Nguyễn Thị Quy (1995) rât
đáng chú ý khi các tác giả cho rằng các từ đã, đang, sẽ là vị từ trung tâm, vị từ tình
thái. Theo một số tác giả khác như Nguyễn Kim Thản (1977), hay Diệp Quang Ban
(2000), các từ nêu trên là những từ chỉ thời, thể, ngoài ý nghĩa thời gian, chúng còn
biểu hiện thể tiếp diễn hoặc thể hoàn thành. Khác với những ý kiến trên có tác già
cho rằng đây là những phó động tò với chức năng làm trợ từ cho các động, tính từ
trune tâm như Nguyễn Kim Thản (1977), hay Diệp Quang Ban (2000); hoặc xêp
chúng vào lớp từ đặc biệt như Bùi Đức Tịnh (2003). Trong công trình của mình,


10

Dương Hữu Biên (2007) còn nêu ra vẩn đề về sự tương tác giữa thể ngữ pháp và thể
từ vựng. Tác gia này thậm chí còn cho rằng cần nghiên cứu chi tiết hơn. sâu hơn sự
khu biệt cua tính thể theo một phối cảnh xuyên ngôn ngữ. Như vậy vân đê “thê”
ngày càne được nhìn nhận là một vấn đề thực sự phức tạp.
Sự ra đời cua ngôn nẹữ học tri nhận với quan niệm tư duy về thời gian của con
người gắn chặt với tư duy về sự chuyển động của không gian, haynói cách khác,
nghĩa thời gian xuất phát từ nguồn nghĩa không gian, đã có ảnh hưởng đến các
nghiên cứu gần đây về thời và thể. Áp dụng phương pháp tiếp cận của ngôn ngừ học

tri nhận, các tác giả Nguyễn Đức Dân (1996), Lí Toàn Thắng (2002) .v.v đã nghiên
cứu một cách có hệ thống những vấn đề ngừ pháp học thuần tuý cũng như những
vấn đề thuộc ngoại vi ngôn ngừ.
Một nghiên cứu gần đây nhất của tác giả Phan, Trang (2013) dưới góc nhìn của
ngữ pháp tạo sinh cho rằng một số nghĩa ngữ pháp của các phạm trù thời, thê, tình
thái .v.v là đặc tính của các cấu hình cú pháp nào đó chứ không phải là đặc tính bản
thân các mục từ từ vựng biểu đạt. Khi khảo sát cấu trúc cú pháp đa tầng của tiếng
Việt, tác giả này đã chỉ ra rằng trong tiếng Việt sẽ có chức năng đánh dấu thời ngôn
ngữ (Tense Phrase), đang, đã có chức năng ngoại thể ngữ (outer Aspect Phrase).
Như vậy bản chất ngữ pháp của các từ đã, đang, sẽ với ý nghĩa biểu hiện thời
gian vẫn còn được giới Việt ngữ học tiếp tục thảo luận. Chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiêu
vấn đề này ở chương 3 của luận án này.
3.2. Phạm trù “thòi” và “thể” trong các nghiên cứu ứng dụng giảng dạy tiếng Hàn
Các nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn phục vụ cho mục đích
giảng dạy tiếng Hàn như một ngoại ngữ trước hết tập trung vào việc mô tả ngữ pháp
tiếng Hàn. Có thể kể công trình của Kim Je Yeol (2001), (2003), (2004), một nghiên
cứu có nhiều đóng góp quan trọng. Tiếp theo là các nghiên cứu phân tích lôi của
người học của một số tác giả như Lee Jeong Hee (2001, 2002, 2003), No Jae Ưn
(2001), Song Ji Yoen (2002), Han Jeong Hee (2003), Lee Hae Young (2003), Park
Son Hee (2004) , Kim Ho Jeong (2004), (2006) và của các nhà nghiên cứu ngoài


11

Hàn Quốc, chuyên gia về lí luận giảng dạy tiếng Hàn như một ngoại ngữ như
Morimoto Kachuhiko (2002). Song Bi Rak (2005).
Theo Kim Jea Joen (2003). cần phai thay đôi phương pháp mô tả ngữ pháp
tiếng Hàn nói chune, và trình bày vấn đề biểu hiện thời gian của tiêng Hàn nói riêng
trong sách aiáo khoa dạy tiếng Hàn cho người nước ngoài. Cụ thể là thay vì áp đặt
ngay quan điểm coi nhừne biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn là "một phạm trù ngữ

pháp” cần từng bước nêu và giải quyết vấn đề. Điều này có nghĩa việc giảng dạy
các hình thái tố biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn phải chia thành hai giai đoạn.
Giai đoạn một có nhiệm vụ cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản liên
quan đến thời quá khứ, hiện tại, tương lai đơn được biểu thị bởi các hình thái tô
tương ứng. Giai đoạn hai nhàm mục tiêu phân tích những giới hạn cụ thê, những
neoại lệ của từng trường hợp sử dụng các hình thái tô đã trình bày ở giai đoạn một,
đồng thời hệ thống hoá cách dùng các hình thái tố, chỉ ra những trường họp ngoại
lệ, bất quy tắc. Có thể nói tác giả đã chỉ ra một cách chính xác những hạn chế trong
quá trình giảng dạy và đã đề xuất phương pháp khắc phục những hạn chế đó một
cách hợp lý là mô hình hóa về mặt lý thuyét. Tuy nhiên, đề xuất này của Kim Jea
Joen (2003) vẫn chưa được áp dụng trong việc cải tiến các chương trình sách giáo
khoa giảng dạy tiếng Hàn cho người nước ngoài và lý thuyết của ông không được
tất cả các nhà nghiên cứu đ.ồng tình do thiếu tính khả thi. Nói cách khác, thực tiên
giảng dạy cho thấy ý định lý thuyết hóa ngữ pháp là điều không dễ dàng thực hiện.
Xem xét các công trình nghiên cứu phân tích lỗi của người nước ngoài học
tiếng Hàn, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã chỉ ra được nguyên nhân mắc lỗi bắt
nguồn từ các yếu tố chính như: ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đôi với quá trình tiêp thu
ngoại ngữ, khả năng vận dụng các biểu thức ngôn ngữ, phương tiện biêu đạt đặc thù
của ngoại ngữ, yếu tố về môi trường và sách giáo khoa v.v. ơ lĩnh vực này. Lee
Jeong Hee (2001), (2002), (2003) đã thực hiện một số điều tra và cho thấy sinh viên
người Nhật Bản mà tiếng mẹ đẻ thuộc cùng loại hình ngôn ngữ với tiêng Hàn Quôc
lại có tỉ lệ mắc lỗi cao hơn so với người học mà tiếng mẹ đẻ của họ thuộc loại hình
naôn ngữ khác. Lee Hae Young (2003) tập trung nghiên cứu lôi của học viên Trung


Quốc qua neuồn dữ liệu là văn bản viết và ca lời thoại ghi âm. Kêt quả nghiên cửu
cho thấy, khác với học viên Nhật Bản, học viên Trung Quốc mà tiếng mẹ đẻ thuộc
loại hình ngôn ngừ đơn lập. gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng
chính xác các hình thái tố biểu hiện thời gian trong các câu ghép tiếng Hàn. Ngoài
ra là các công trình nghiên cứu của một số giáo sư ở các trường đại học ngoài Hàn

Quốc như Nhật Bản, Mông c ổ , Trung Quổc.v.v đã cổ gang lý giai những lồi sai mà
học viên nước đó mắc phải dưới lăng kính của ngôn ngữ học đối chiêu.
Dù còn ít ỏi nhưng phải công nhận rằng những thành qua nghiên cứu trong
lĩnh vực ứng dụng thành quả của ngôn ngừ học đối chiếu vào lí luận dạy học ngoại
ngữ đã có nhiều đóng £Óp tích cực vào công cuộc giảng dạy tiếng Hàn như một
ngoại ngữ. Tuy nhiên cho đến nay, theo hiểu biết của chúng tôi, chưa có công trình
nghiên cứu đối chiếu Hàn-Việt nào được thực hiện, cũng chưa có công trình nghiên
cứu nào về giáo học pháp ngoại ngừ tiếng Hàn ứng dụng kêt quả của nghiên cứu đôi
chiếu hai ngôn ngừ dành cho học viên Việt Nam. Vì thế chúng tôi dành chương 4
cùa luận án này để thảo luận về những vấn đề giáo học pháp tiếng Hàn như một
ngoại ngữ, dựa trên các kết quả nghiên cứu đổi chiếu đâ đạt được. Chính từ góc độ
của nghiên cứu ngôn ngừ học ứng dụng, cụ thể là nghiên cứu ngôn ngừ áp dụng vào
giảng dạy, ở luận án này chúng tôi không nghiên cứu riêng biệt một đối tượng cụ
thể là “thời”, “thể” hay “tình thái” . Thay cho những phạm trù riêng lẻ này chủng tôi
chọn “sự biểu hiện thời g ia n ’ trong tiếng Hàn. Sở dĩ có sự lựa chọn này vì khi giảng
dạy ngừ pháp ở trường học, cần phải chỉ ra cho người học bản chât và ý nghĩa đặc
trưng của mồi hình thái tổ biểu hiện thời gian của một ngôn ngữ thay vì chỉ mô tả ý
nghĩa ngữ pháp của chúng theo các phạm trù thời, thể như ở các nghiên cứu trước đây.
4.

PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN c ứ u
Những phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án này là:

a. Phương pháp miêu tả: áp dụng cho việc mô tả những biêu hiện thời gian trong
tiếng Hàn trên bình diện đặc trưng hình thái, cấu trúc, và ý nghĩa.


b. Phương pháp đổi chiếu: chúng tôi xác định mâu sô chung cho cả hai ngôn ngữ
Hàn-Việt dùne làm căn cứ đối chiếu là những hình thức biểu hiện thời gian trong
hai ngôn neữ này. Từ điểm nhìn này. chúng tôi sẽ xem xét. phân tích các phương

tiện biểu hiện thời gian mà hai nsôn ngữ sử dụng đề phát biêu về sự tương đông hay
khác biệt giữa chúng. Như vậy các bước đổi chiếu mà chúng tôi sẽ thực hiện gồm:
- Bước 1: Phân tích đối chiếu các phương tiện biểu hiện thòi gian trong hai hệ thông
ngôn ngữ. đặc biệt là các phạm trù thời và thê.
- Bước 2: Kiểm chứng các kết quả đối chiếu đã thu được trên bình diện hệ thống
ngôn ngừ bằng cách phân tích các bản dịch song ngữ Hàn- Việt và Việt-Hàn, đê
khẳng định hoặc xem xét lại các giá trị ý nghĩa ngữ pháp của các hình thái tố biểu
thị thời gian từ góc độ ngôn ngừ sử dụng thực tế.
- Bước 3: Phân tích các lỗi về dùng thời thể động từ tiếng Hàn mà học viên Việt
Nam thường mắc từ nguồn dữ liệu thực tế là bài viết bằng tiêng Hàn của sinh viên,
nhằm một lần nữa khẳng định sự khác biệt cơ bản giữa hai ngôn ngữ và những khó
khăn mà sự khác biệt này gây ra cho người học, từ đó giúp cho các nhà giáo học
pháp ngoại ngữ xác định được một chiến lược sư phạm phù hợp
Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số thủ pháp khác như thống kê trong quá trình
khảo sát lỗi và khái quát các nhóm lỗi, phân tích định tính, phân tích định lượng các
dừ liệu thu thập được từ bản dịch song ngữ và bài viết của sinh viên Việt N a m ..
5.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ c ứ LIỆU NGHIÊN c ứ u
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các phương thức biểu thị thời gian trong

tiếng Hàn và trong tiếng Việt.
v ề phạm vi nghiên cứu, phương thức biểu thị thời gian trong các ngôn ngữ
là một đề tài rất rộng. Trong khuôn khổ của một luận án, khó có thể giải quyết hết
tất cả các vấn đề liên quan. Chính vì vậy, trong công trình này chủng tôi chỉ tập
trung vào vấn đề thời và thể trong tiếng Hàn và đối chiếu với tiếng Việt. Sự giới hạn
này xuất phát từ những lý do sau.


14


Như chúng ta biết, phạm trù thời gian được biểu đạt bằng nhiều phương tiện,
trong đó có phương tiện từ vựng và ngữ pháp. Tuy nhiên tính thích đáng của một
nghiên cứu là tập trune làm sáng tỏ những điểm nôi trội, những nét đặc thù của một
naôn ngữ. Thực tế cho thấy thời và thể động từ là một phương tiện ngữ pháp biểu
hiện thời gian điền hình của tiếng Hàn, trong khi đó những vân đê liên quan đên
phạm trù thời và thể vẫn đang được tiếp tục tranh luận trong giới Việt ngữ học. Do
vậy đề cập đến vấn đề phức tạp này sẽ là một thách thức lớn. nhưng có thể tìm ra
được những điểm đáng chú ý trong hai ngôn ngữ. Mặt khác, các hình thái tô biêu thị
thời và thể độna từ tiếng Hàn có cấu tạo và hoạt động vô cùng phức tạp, rât khác
biệt so với các hư từ chỉ thời eian của tiếng Việt. Đây là nguồn gốc của những khó
khăn trong dạv và học tiếng Hàn như một ngoại ngừ. Vì vậy việc tập trung tìm hiêu
sâu một một phạm trù ngừ pháp điển hình cùa một ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta áp
dụng được các kết quả nghiên cứu trong giảng dạy ngôn ngữ đó một cách hiệu quả.
Hơn nữa nếu xét đến lớp từ vựng chỉ thời gian (bây giờ, hôm nay, sau đó...) ta thây
phương tiện biểu hiện này đều tồn tại trong hai ngôn ngừ. Nhưng kinh nghiệm
giảng dạy nhiều năm cùa chủng tôi cho thấy việc nhận diện ý nghĩa của lớp từ đó
khône gây khó khăn lớn cho người học tiếng Hàn. Vì vậy chúng tôi chỉ nghiên cứu
các phương tiện ngữ pháp.
Đó là lý do vì sao một nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và đối
chiếu với tiếng Việt lại tập trung chủ yếu vào các phạm trù thời và thể.
Ngoài ra, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy, cụ thể là cải
tiến nội dung ngữ pháp học đường, nghiên cứu của chúng tôi không thực hiện theo
đường hướng ngôn ngữ học tri nhận, loại trừ các yếu tố khả biến như ngữ dụng, ngữ
cảnh mà chi xem xét các giá trị ổn định là cú pháp và ngữ nghĩa.

v ề cứ liệu, nguồn cứ liệu phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ:
- Các công trình nahiên cứu về Việt ngữ học và Hàn ngừ học.
- Các tài liệu tiếng Hàn trích từ báo chí, tác phẩm văn học Hàn quốc có văn phong
chuân mực.



15

- Một số bản dịch song ngữ Hàn - Việt và Việt - Hàn.
- Bản dịch tiếng Hàn cuốn tiểu thuyêt "Cánh đông bât tận' của nhà văn
Nguyễn N sọc Tư. dịch giả Ha Jae Hong, Nhà xuất ban Dongso, xuất ban
tháng 5 năm 2008.
- Bản dịch tiếng Việt tiêu thuyết "Người ăn chay" của tác giả Hang Kang
(Hàn Quốc), người dịch Hoàng Hải Vân, Nhà xuất bản Trẻ, xuất bản tháng 1
năm 2011.
Đây là một sự lựa chọn ngẫu nhiên với đề tài nghiên cứu. Bời trước khi tiên
hành khảo sát nguồn cứ liệu này chúng tôi đã không thử khảo sát ở bât cứ tài liệu
nào tương tự.
- Các tư liệu khảo sát, quan sát của cá nhân nghiên cứu sinh.
- Một số lượng lớn bài viết luận bằng tiếng Hàn của sinh viên Việt Nam.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Những đóng góp quan trọng nhất của luận án này là:
-

Xây dựng được một khung lý thuyết tổng quan các xu hướng nghiên cứu chính
về biểu hiện thời gian trong ngôn ngừ, trong đó nhấn mạnh sự phân biệt giữa
thời gian vật chất và thời gian ngữ pháp

-

Mô tả sự hoạt động và nêu bật tính đặc thù của các phương thức biểu hiện thời
gian trong tiếng Hàn, đặc biệt là thời và thể động từ.

-


Làm sáng tỏ sự tương đồng và khác biệt trong chức năng, hoạt động của các
phương tiện biểu hiện thời gian trong hai ngôn ngữ Hàn -Việt, đặc biệt là các
hình thái tố tiếng Hàn và các hư từ chỉ thời gian trong tiếng Việt.

-

Cung cấp một bản tổng kết đầy đủ mang tính hệ thông, khái quát vê giá trị ngữ
pháp - ngữ nghĩa của các hình thái tổ biêu hiện thời gian trong tiếng Hàn và
những đon vị tương đương trong tiếng Việt, đồng thời kiểm chứng những giá trị
đó qua các bản dịch song ngữ. có nghĩa là qua thực tế sử dụng ngôn ngữ.
Trên phương diện lí luận dạy học, đây là công trình đâu tiên áp dụng kêt qua
nghiên cứu đối chiếu để phân tích lồi của học viên Việt Nam trong sử dụng các


16

phương tiện biểu hiện thời gian tiếng Hàn. Trên cơ sơ phân tích, khái quát hóa
các nhóm lồi một cách hệ thống, và chỉ ra phương pháp khắc phục, luận án đã đề
xuất một chiến lược sư phạm phù hợp với đối tượng sinh viên chuyên ngữ.

7.

CÁU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 171 trang, trong đó có 148 trang chính văn, 21 trang phụ lục và

danh mục tham khảo. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận của luận án
Trong chương này chúna, tôi đề cập đến những vân đê có tính lí luận căn bản vê
phương thức biểu hiện thời gian trong ngôn ngữ, cụ thể là vấn đề thời gian ngữ

pháp. Liên quan đến phương tiện ngữ pháp biểu hiện thời gian chúng tôi tiến hành
xem xét lại vấn đề phạm trù "thời’' và phạm trù "thể” trong ngôn ngừ nói chung và
trong hai ngôn ngữ Hàn- Việt nói riêng.
Chương 2: Phương thức biểu đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn
Trong giới hạn đối tượng nghiên cứu, chương này tập trung trình bày các hình
thái tổ ngữ pháp chỉ thời gian trong tiếng Hàn dưới các biểu thức kết thúc câu, biểu
thức liên kết câu và biểu thức định từ đồng thời đề cập đến các vấn đề về hình thái
tổ chỉ thể trong tiếng Hàn.
Chương 3: Đổi chiếu phương thức diễn đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn và
tiếng Việt
Ở chương này kế thừa thành quả nghiên cứu về Việt ngữ học của các tác già đi
trước chúng tôi nêu ra một sổ vấn đề chung trong phương thức diễn đạt ý nghĩa thời
gian trong tiếng Việt và xem xét những giá trị ổn định của các hư từ đã, đang, sẽ
trong chức năng biểu đạt ý nghĩa thời gian. Sau đó, căn cứ vào sự khác biệt về đặc
điểm loại hình giữa tiếng Hàn và tiếng Việt chúng tôi tiến hành đổi chiếu cách dịch
các thời quá khứ, hiện tại, tương lai trong tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngược lại.
Kết quả đổi chiếu cho phép chúng tôi bước đầu khái quát các trường hợp dịch tương
đương giữa hai ngôn ngữ.


17

Chương 4: Những vấn đề dạy và học phương thức biểu đạt ý nghĩa thời gian
trong tiếng Hàn cho người Việt
Chương này tập trung phân tích lồi và khái quát các nhóm lôi của sinh viên Việt
Nam học tiếng Hàn. chỉ ra các nguyên nhân và cơ chế mắc lỗi từ đó đề xuất phương
pháp giảng dạy cách diễn đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn có khai thác các
thành quả cùa nahiên cứu đối chiếu đã thực hiện ở chương 3.



18

C H Ư Ơ N G 1: C O S Ở LÍ LU Ậ N CỦ A LUẬN ÁN
Trong chươne này. trước hết chúng tôi sẽ trình bày về sự phân biệt thời gian
tự nhiên với thời gian vật chất, sự đồng nhất giữa thời gian ngữ pháp và thời gian
vật chất. Sau đó chúng tôi tập trung trình bày một cách hệ thống những quan niệm
của ngữ pháp đại cương liên quan đến thời và thể, những đặc trưng nghĩa và hình
thức biểu đạt hai phạm trù này trong các ngôn ngữ châu Au. đông thời chú ý đên
những phô niệm và những đặc trưng khác biệt giữa các ngôn ngữ. Đây là những vấn
đề lý luận cơ bản có liên quan đến cơ sờ và phương pháp luận khi giải quyết các vấn
đề đặt ra trons luận án.
1.1 C ơ SỞ LÍ L U Ậ N C H U N G V Ề CÁ C P H Ư Ơ N G T H Ứ C BIẾU HIỆN
T H Ờ I G IA N T R O N G N G Ồ N N G Ữ
1.1.1 N hận xét ch u n g
Như đã biết, con người sống trong một không gian và thời gian cụ thể.
Không gian và thời gian là những phạm trù cơ bản của nhận thức. Thế giới tự nhiên
mà chúng ta biết đều mang tính không gian và thời gian.
Từ góc độ triết học, không gian và thời gian được xem là hình thức tồn tại cơ
bản của vật chất. Thời gian gắn với vận động. Nếu vận động thực hiện theo một tiên
trình thì thời gian cũng diễn tiến theo một trục tuyến tính, tức là thời gian vận động
theo nguyên tắc đơn chiều. Trong một sổ nghiên cứu đê cập đên vân đê thời gian
với vai trò là một phạm trù tư duy - phạm trù nhận thức thì thời gian cũng được xem
xét dưới nhiều khía cạnh: ví dụ, đo lường khoảng cách, đo chiều dài thời gian v.v.
Trong đo chiều dài thời gian thì thời gian lại được chia nhỏ ra thành các phân đoạn
thời gian, thời đoạn thời gian, khoảnh khắc thời gian v.v.
Từ góc độ nhận thức, có thể khẳng định rằng mọi phạm trù hay ý nghĩa ngữ
pháp đều có tính hiện thực và bắt nguồn từ sự nhận thức của con người về thế giới
khách quan. Các phạm trù hay ý nghĩa ngữ pháp đó là những quy tắc tổ chức lời nói



19

cụ thể để phan ánh những nhận thức cùa con người từ thê giới khách quan và hiện
thực thế giới khách quan được phản ảnh thông qua những quy tắc tổ chức lời nói.
Vấn đề là rõ ràna cùna một hiện thực trona một thế giới khách quan (cái có
tính chất chung đối với toàn bộ thế giới khách quan - những phổ niệm cùa thế giới
khách quan) nhưng ở các ngôn ngữ khác nhau lại có phương thức biêu đạt khác
nhau. Điều này thể hiện qua tính chất, đặc thù của mỗi ngôn ngữ (cái có tính chất
riêng biệt ở từng ngôn ngữ). Ta có sơ đô sau:
Hiện thực khách quan

Như vậy, rõ ràng là ngôn ngữ là công cụ của tư duy, ngôn ngừ có quan hệ
với phạm trù vật chất thông qua tư duy của con người. Ngược lại, tư duy phản ánh
thế giới khách quan nhưng không hoàn toàn sao chụp lại y nguyên thể giới khách
quan mà tư duy bị chi phổi bởi sự độc lập sáng tạo của con người, thê hiện qua ngôn
ngữ, phục vụ cách thức chủ quan tiếp nhận và phản ánh thực tại của mỗi cá nhân,
mỗi cộng đồng. Đó là cách nhìn chủ quan, là nhận thức của người bản ngữ đổi với
sự tình được thể hiện trong ngôn ngữ mà họ sử dụng. Vì thời gian trong ngôn ngữ
thể hiện cách nhìn của một cộng đồng người bản ngữ nhất định nên có sự khác biệt
trong thời gian ở mỗi cộng đồng ngôn ngữ. Như vậy, thời gian trong ngôn ngữ
không chì phản ảnh thời gian trong triết học mà còn phản ánh cả mối quan hệ của
ngôn ngữ với tư duy và thể hiện cách nhìn nhận sự tình của người bản ngữ.
Rõ ràng là thời gian trong thế giới khách quan là thời gian được biêu hiện
dưới dạng vật chất, thuộc phạm trù ý niệm, có thể đánh dấu và chia tách. Các nhà
ngữ pháp truyền thống khi phân tích tiếng Hy Lạp và tiêng Latinh đã phân biệt các


×