Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề thi văn 12 ( 22 câu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.74 KB, 14 trang )

Câu 5(2 điểm):
Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn.
1. Con người, cuộc đời:
- Lỗ Tấn (1881 - 1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, Lỗ Tấn là bút danh. Năm
13 tuổi bố lâm bệnh, không thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy. Trước
khi học thuốc, ông đã học 2 nghề: hàng hải và khai mỏ,với nguyện vọng tốt đẹp là làm giàu
cho Tổ quốc, nhưng đều thất bại.
- Nhờ học giỏi, ộng được học bổng sang Nhật. Ông chọn học nghề y, để chạy chữa cho những
người nghèo, ốm mà không thuốc như bố ông. Đang học dở ĐH y khoa ở Tiên Đài, ông đột
ngột đổi chí hướng, chuyển sang làm văn nghệ. Ông nghĩ rằng: chữa bệnh thể xác không
quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân.
- Lỗ Tấn còn vĩ đại ở chỗ ông kiên trì và không bao giờ lạc lối. Con đường giải phóng dân tộc
dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác-Lênin mà ông đã chọn, trước sau như một, cho đến khi chết ông
không có điều gì phải ân hận.
2. Sáng tác:
- Làm văn nghệ, ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của
quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương chạy chữa, giúp họ thoát khỏi tình trạng "ngủ mê
trong một cái nhà hộp bằng sắt, không có cửa sổ" (Lỗ Tấn).. Ông hát cho đồng bào mình
nghe bài hát lạc điệu của chính bản thân họ. Chủ đề "phê phán quốc dân tính" trong sáng tác
của ông càng trở nên sâu sắc, thấm thía vì nhà văn đã viết ra với thái độ tự phê phán.
- Sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn khá phong phú. Ngoài những tác phẩm nghiên cứu dịch
thuật, Lỗ Tấn là một cây bút tạp văn xuất sắc với 17 tập tạp văn, nổi tiếng nhất là các tập
Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng… Lỗ Tấn còn là một “danh thủ truyện ngắn của thế giới”
( A. Phađêep) với nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo
lối mới…
- Như con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật, ngòi bút hiện thực của Lỗ Tấn lạnh lùng và tỉnh
táo. ông nén lòng trước con bệnh, điềm tĩnh phanh phui các loại ung nhọt với ước mong cháy
bỏng là đem lại sức khoẻ và sự cường tráng cho họ. Có nhà nghiên cứu mượn hình ảnh chiếc
phích nước nóng - trong nóng ngoài lạnh - để hình dung phong cách nhà văn.
- Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng nổi tiếng ở Trung Quốc và trên thế giới. Năm 1981 toàn thế
giới đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá của nhân loại.


Câu 6(2 điểm):
Tóm tắt cốt truyện tác phẩm Thuốc (Lỗ Tấn)
Vợ chồng Hoa Thuyên, chủ quán trà, có đứa con trai là thằng Thuyên bị ho lao (một bệnh nan
y thời đó). Nhờ người giúp, lão Hoa Thuyên tìm tới pháp trường chém tử tù, gặp đao phủ,
mua bánh bao tẩm máu của một tử tù mang về bọc lá sen, nướng chín, cho con ăn, với niềm
tin tưởng chắc chắn như thế, thằng con sẽ khỏi bệnh. Đúng lúc thằng con ăn bánh, thì một
người khách xuất hiện ở quán trà, sau đó, một số người tiếp tục đến bàn tán về người tử tù
vừa bị chém sáng nay. Thì ra, người tử tội là Hạ Du - một nhà cách mạng kiên cường - bị
giam trong tù, vẫn còn vận động, cảm hoá cai ngục đi theo con đường cách mạng. Nhưng
chẳng ai hiểu gì về anh ta, coi anh là “làm giặc”, nhiều người cho anh là “điên”, và còn ca
ngợi việc cụ Ba đem đứa cháu của mình là Hạ Du ra đầu thú để lấy 20 lạng bạc trắng là
“khôn”.
Thằng Thuyên dù ăn bánh bao thấm máu tử tù, nhưng vẫn không khỏi bệnh lao, nên đã chết,
và mộ của nó chôn cùng nghĩa địa với mộ Hạ Du, chỉ cách một con đường mòn nhỏ. Năm
sau, vào tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên tình cờ đến nghĩa địa viếng mộ con.
Hai người mẹ đau khổ bắt dầu có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ
Hạ Du có một vòng hoa “hoa trắng, hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum
khum”. Bà mẹ Hạ Du, sau khi khóc thương kêu oan cho con, cứ lẩm bẩm một mình “ Thế này
là thế nào nhỉ?”
Câu 7(2 điểm):
Nêu những lớp nội dung ý nghĩa và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Thuốc
(Lỗ Tấn).
a.Về nội dung:
*Phê phán sự mê muội của người dân Trung Quốc khi tin tưởng rằng phương thuốc cổ quái
bánh bao chấm máu người, bọc lá sen, nướng chín có thể chữa khỏi bệnh lao.
* Nhưng Thuốc không chỉ có ý nghĩa chống mê tín dị đoan mà còn có ý nghĩa cách mạng.
Trung Quốc lúc bấy giờ đang bị các đế quốc xâu xé, xã hội biến thành phong kiến thuộc địa,
nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục, mang căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, một căn bệnh
cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. “Trung Quốc là một con bệnh trầm
trọng” (Tôn Trung Sơn) và người dân vẫn mê muội lấy máu của người cách mạng - những

người đang đổ máu để chữa chạy cho dân tộc - mà chấm bánh bao. Tác phẩm đặt vấn đề cần
có một phương thuốc để chữa căn bệnh trầm trọng của Trung quốc, chữa bệnh mê muội, đớn
hèn, tự thoả mãn của người dân, giúp họ thoát khỏi tình trạng "ngủ mê trong một cái nhà hộp
bằng sắt, không có cửa sổ" (Lỗ Tấn).
* Phê phán đường lối của cách mạng tư sản Tân hợi chỉ thay thang không đổi thuốc, chỉ làm
"cách mạng bên trên", không chú ý giác ngộ quần chúng lao khổ chiếm số đông, người cách
mạng xa rời quần chúng nhân dân, nhân dân không hiểu người làm cách mạng nên những
người dân nghèo khổ mua máu của người làm cách mạng như mua máu súc vật, Thuốc bày
tỏ lòng kính trọng của nhà văn đối với người làm cách mạng nhưng cũng đặt vấn đề phải có
một cuộc cách mạng kiểu khác, một cuộc cách mạng của quần chúng và vì quần chúng.
b. Về nghệ thuật:
- Xây dựng thành công hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người với cái nhìn từ nhiều phía,
góc độ, nhiều phương diện, ẩn chứa nhiều ý nghĩa.
- Nghệ thuật kể chuyện, dẫn chuyện hấp dẫn, đa nghĩa, với nhiều chi tiết nghệ thuật độc đáo,
giọng điệu linh hoạt
- Tác phẩm có kết cấu để ngỏ với hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du, câu hỏi của bà mẹ "Thế
này là thế nào?" và hành động bước qua con đường mòn của bà mẹ thằng Thuyên, gợi nhiều
ý nghĩa và dư vị sâu xa cho tác phẩm.
- Từ cách đặt tên tác phẩm đến cách dẫn truyện, xây dựng hình tượng nghệ thuật, thể hiện
nội dung tư tưởng… đều in đậm dấu ấn bút pháp và phong cách Lỗ Tấn: dung dị, trầm lắng,
nhưng rất sâu xa.
Câu 8(2 điểm):
Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về cuộc đời của X. Êxênin:
- Xecgây Êxênin (1895 - 1925) sinh trong 1 gia đình nông dân ở vùng làng quê tỉnh Riadan.
Từ bé, ông sống với ông bà ngoại là những người giàu có. Bà ngoại đã để lại ảnh hưởng của
tình cảm tôn giáo trong thơ Ê, còn ông ngoại lại để dấu ấn trong lối sống phóng túng, ham vui
chơi của nhà thơ. Êxênin học tiểu học ở trường làng, sau đó học ở một trường sư phạm của
nhà thờ. Ông theo học Đại học nhân dân một vài năm rồi bỏ học.
- Những năm sau Cách mạng tháng 10, Êxênin “hoàn toàn đứng về phía Cách mạng tháng
Mười”. Tuy nhiên nhà thơ tiếp thu Cách mạng tháng 10 theo khuynh hướng nông dân với

nhiều trăn trở, mâu thuẫn, day dứt: lý trí muốn nước Nga nghèo khổ thành nước Nga gang
thép nhưng tình cảm lại muốn có 1 nước Nga bằng gỗ, cổ xưa. Có những khía cạnh của cuộc
cách mạng vô sản, Êxênin không hiểu được, và chính những người hoạt động cách mạng
không phải bao giờ cũng hiểu nhà thơ.
- Những năm cuối đời, do nhiều nguyên nhân, nhà thơ sa vào những cơn khủng hoảng trầm
trọng. Cuối cùng khi dao động, nhà thơ đã tự vẫn bằng 1 sợi dây đàn sau khi viết lên tường 2
câu thơ bằng máu:
" Nếu sự sống chẳng có gì mới mẻ
Thì cái chết cũng đâu mới gì hơn"
Câu 9(2 điểm):
Trình bày những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn X.Êxênin.
Với 30 tuổi đời và hơn chục năm cầm bút, X.Êxênin (1895-1925) đã để lại một “di sản thơ ca
kì diệu”, trở thành một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Nga và Xô viết.
- Êxênin bắt đầu làm thơ từ rất sớm, khoảng 9 tuổi, bước vào làng thơ năm 16 tuổi và nhanh
chóng nổi tiếng khắp nước Nga. Êxênin tự coi mình là “nhà thơ cuối cùng của làng quê” đem
cây đàn thơ của mình “hát về nỗi sầu đồng ruộng”.
- Êxênin làm thơ, sống và hoạt động văn học ở Matxcơva từ năm 1912. Trong hoạt động văn
học của ông sau Cách mạng, tuy có những nhận thức mơ hồ, nhưng bao giờ cũng yêu quê
hương chân thành, đắm đuối, băn khoăn lo lắng về số phận quê hương, tuyệt đối tin tưởng
vào tương lai đất nước.
- Tình yêu quê hương đất nước là một trong những nguồn cảm hứng nổi bật trong thơ ông.
Êxênin đã sáng tạo ra những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên và cuộc sống làng quê Nga.
Ông đưa vào văn học hình ảnh thân thương của những cánh đồng Nga, ngôn ngữ, lời ca tiếng
hát của nhân dân Nga, thiên nhiên và cuộc sống làng quê Nga với những rung cảm đẹp, tinh
tế . Ông “sinh ra để diễn đạt nỗi buồn vô tận của đồng ruộng "(M.Gorki)
- Thơ Êxênin thể hiện niềm trắc ẩn, lòng yêu thương sâu sắc, sự đồng cảm chân thành trước
bất hạnh của con người, vạn vật, “thể hiện tình yêu với tất cả những gì có sự sống ở trên đời,
khẳng định tình thương là điều xứng đáng với con người hơn tất cả mọi điều” (M.Gorki). Thơ
tình Êxênin cũng rất hồn nhiên và trinh bạch.
- Êxênin đã để lại cho đời 1 di sản vô giá, “những bài thơ tươi tắn, trinh bạch, thanh thoát,

ngôn ngữ nhiều tầng, nhiều lớp” (A.Blôk). Êxênin được coi là "tài năng nghệ thuật độc đáo",
"là một chiếc đại phong cầm- tạo hoá sinh ra hoàn toàn cho thơ ca, sinh ra để diễn đạt "nỗi
buồn" vô tận của "đồng ruộng” (M.Gorki).
Câu 1 (2 điểm): Anh/ chị hãy nêu những nét chính trong quan điểm nghệ thuật
của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám.
Nam Cao là một nhà văn lớn của nền văn học hiện thực phê phán nói riêng và là một nhà văn
lớn của văn học Việt Nam nói chung. Sở dĩ Nam Cao có một vị trí xứng đáng như vậy bởi cả
cuộc đời cầm bút của mình, ông luôn trăn trở để nâng cao "Đôi Mắt" của mình. Tất cả những
gì Nam Cao để lại cho cuộc đời chính là tấm gương của một người "trí thức trung thực vô
ngần" luôn tự đấu tranh để vươn tới những cảnh sống và tâm hồn thật đẹp. Với những nét
tiêu biểu như vậy, Nam Cao đã thể hiện qua một hệ thống các quan điểm sáng tác của mình
trước cách mạng tháng Tám.
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám được thể hiện qua "Trăng
Sáng" và "Đời Thừa". Trong "Trăng Sáng", nhà văn quan niệm văn chương nghệ thuật phải
"vị nhân sinh", nhà văn phải viết cho hay, cho chân thực những gì có thật giữa cuộc đời, giữa
xã hội mà mình đang sống. Ông viết "Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không
nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp
người lầm than". Đó chính là quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Trước cách mạng, Nam
Cao mang tâm sự u uất, đó không chỉ là tâm trạng của một người nghệ sĩ "tài cao, phận thấp,
chí khí uất" (Tản Đà) mà đó còn là tâm sự của người người trí thức giàu tâm huyết nhưng lại
bị xã hội đen tối bóp nghẹt sự sống. Nhưng Nam Cao không vì bất mãn cá nhân mà ông trở
nên khinh bạc. Trái lại ông còn có một trái tim chan chứa yêu thương đối với người dân nghèo
lam lũ. Chính vì lẽ đó mà văn chương của ông luôn cất lên "những tiếng đau khổ kia thoát ra
từ những kiếp lầm than".
Trong "Đời thừa", một tác phẩm tiêu biểu của văn Nam Cao trước cách mạng, Nam Cao cũng
có những quan điểm nghệ thuật. Khi mà ta đã chọn văn chương nghệ thuật làm nghiệp của
mình thì ta phải dồn hết tâm huyết cho nó, có như thế mới làm nghệ thuật tốt được. "Đói rét
không có nghĩa lý gì đối với gã tuổi trẻ say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một
hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài
của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, suy ngẫm, tìm tòi, nhận xét, suy tưởng không biết

chán. Đối với hắn lúc ấy, nghề thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không có gì đáng quan tâm
nữa...". Nam Cao còn quan niệm người cầm bút phải có lương tâm và trách nhiệm đối với bạn
đọc, phải viết thận trọng và sâu sắc: "sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương
rồi, còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". Với Nam Cao, bản chất của văn
chương là đồng nghĩa với sự sáng tạo "văn chương không cần đến những người thợ khéo tay
làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết
tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". Quan điểm của Nam
Cao là, một tác phẩm văn chương đích thực phải góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc:
Nó phải chứa đựng một cái gì đó vừa lớn lao vừa cao cả, vừa đau đớn vừa phấn khởi: "Nó ca
ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn".
Văn nghiệp của Nam Cao (1915-1951) chủ yếu được thể hiện trước cách mạng tháng Tám.
Quan điểm sáng tác thể hiện trong hai truyện "Trăng Sáng" và "Đời Thừa" giúp ta hiểu sâu
hơn về Nam Cao. Qua đó, ta thấy được những đóng góp về nghệ thuật cũng như tư tưởng
của Nam Cao cho văn học Việt Nam. Từ đấy giúp ta hiểu vì sao Nam Cao - một nhà văn chưa
tròn bốn mươi tuổi lại để lại cho cuộc đời một sự nghiệp văn chương vĩ đại đến như vậy.
Câu 2 (5 điểm): Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu
A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài).
Mị là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" mà nhà văn Tô Hoài đã giành
nhiều tài năng và tâm huyết để xây dựng. Truyện được trích từ tập "truyện Tây Bắc" (1953)
của Tô Hoài. Trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc (1952), Tô Hoài đã có
dịp sống, cùng ăn, cùng ở với đồng bào các dân tộc miền núi, chính điều đó đã giúp Tô Hoài
tìm được cảm hứng để viết truyện này. Tô Hoài thành công trong "Vợ chồng A Phủ" không chỉ
do vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài
hoa. Trong "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nổi
bật và đáng chú ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý và hành động của Mị trong từng chặng
đường đời. Điểm nghệ thuật ấy thật sự phát sáng và thăng hoa trong đoạn văn miêu tả tâm
lý và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ. Qua đó ta thấy được giá trị
hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Trong tác phẩm này, điều gây cho bạn đọc ấn tượng nhất đó chính là hình ảnh của cô gái "dù
làm bất cứ việc gì, cô ta cũng cúi mặt, mắt buồn rười rượi". Đó là tâm lý của một con người

cam chịu, buông xuôi trước số phận, hoàn cảnh sống đen tối đầy bi kịch. Sở dĩ Mị có nét tính
cách ấy là do cuộc sống hôn nhân cưỡng bức giữa Mị và A Sử. Mị không được lấy người mình
yêu mà phải ăn đời ở kiếp với một người mà mình sợ hãi, lạnh lùng. Một nguyên nhân nữa
chính là do uy quyền, thần quyền, đồng tiền của nhà thống lý Pá Tra đã biến Mị thành một
đứa con dâu gạt nợ. Mang tiếng là con dâu của một người giàu có nhất vùng, nhưng thật sự
Mị chỉ là một kẻ nô lệ không hơn không kém. Điều đó làm Mị đau khổ, Mị khóc ròng rã mấy
tháng trời và từng có ý định ăn nắm lá ngón kết thúc cuộc đời mình. Thế nhưng "sống lâu
trong cái khổ, Mị quen khổ rồi". Chính vì thế Mị đã buông xuôi trước số phận đen tối của
mình, trái tim của Mị dần chai sạn và mất đi nhịp đập tự nhiên của nó.
Song song với nét tính cách đó lại là tâm trạng của một người yêu đời, yêu cuộc sống, mong
muốn thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối, đầy bi kịch. Điều đó đã được thể hiện trong đêm
mùa xuân.
Trong đêm mùa xuân ấy, tâm trạng của Mị phát triển theo những cung bậc tình cảm khác
nhau, cung bậc sau cao hơn cung bậc trước. Ban đầu, Mị nghe tiếng sáo Mèo quen thuộc, Mị
nhẩm thầm bài hát người đang thổi, rồi Mị uống rượu và nhớ lại kỷ niệm đẹp thời xa xưa... Mị
ý thức được về bản thân và về cuộc đời rồi Mị muốn đi chơi. Nhưng sợi dây thô bạo của A Sử
đã trói đứng Mị vào cột. Thế nhưng sợi dây ấy chỉ có thể "trói" được thân xác Mị chứ không
thể "trói" được tâm hồn của một cô gái đang hòa nhập với mùa xuân, với cuộc đời. Đêm ấy
thật là một đêm có ý nghĩa với Mị. Đó là đêm cô thực sự sống cho riêng mình sau hàng ngàn
đêm cô sống vật vờ như một cái xác không hồn. Đó là một đêm cô vượt lên uy quyền và bạo
lực đế sống theo tiếng gọi trái tim mình.
Sau đêm mùa xuân ấy, Mị lại tiếp tục sống kiếp đời trâu ngựa. Thế nhưng viết về vấn đề này,
Tô Hoài khẳng định: cái khổ cái nhục mà Mị gánh chịu như lớp tro tàn phủ khuất che lấp sức
sống tiềm tàng trong lòng Mị. Và chỉ cần có một luồng gió mạnh đủ sức thổi đi lớp tro buồn
nguội lạnh ấy thì đốm lửa ấy sẽ bùng cháy và giúp Mị vượt qua cuộc sống đen tối của mình.
Giá trị nhân đạo của tác phẩm ngời lên ở chỗ đó.
Và cuối cùng, luồng gió ấy cũng đến. Đó chính là những đêm mùa đông dài và buồn trên núi
rừng Tây Bắc đang về. Mùa đông rét buốt như cắt da cắt thịt, vì thế đêm nào Mị cũng ra bên

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×