Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

phân tích ví dụ thực tế về rủi ro nhân lực, cụ thể là rủi ro an ninh thông tin mà công ty coca cola

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.34 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-----

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN

QUẢN TRỊ RỦI RO
Đề tài:

“Từ câu chuyện thực tế về QTRR của 1 doanh nghiệp nào đó, nhóm
đưa ra ý tưởng cho 1 kịch bản mà tất cả các thành viên đều
tham gia về rủi ro và quản trị rủi ro của chính doanh nghiệp đó
hoặc của 1 DN mà các bạn tự thành lập, tự quản lý trong tương lai.”

Nhóm thực hiện
Lớp học phần
Giáo viên hướng dẫn

: 04
: 1913BMGM0411
: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Hà Nội, 2019
1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
STT


LỚP HC

1

K53E2

2

K53E2

3

K53E3

4

K53E4

5

K53E4

6

K53E5

7

K53E1


8

K53E1

9

K53E3

10

K52Q1

11

K53E2

12

K53E4

ĐÁNH GIÁ

GHI CHÚ

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống thường ngày, không ai là không một lần gặp phải rủi ro.
Rủi ro hiện diện khắp mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoạt động của con người. Rủi

ro là một biến cố không chắc chắn, nó gây ra những tổn thất và bất lợi cho cá
nhân hay tổ chức. Rủi ro tồn tại khách quan và mang tính phổ biến, vì vậy con
người phải biết chấp nhận rủi ro trong cuộc sống và học cách để quản trị rủi ro.
Kinh doanh là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Một trong những rủi ro
mà các doanh nghiệp thường xuyên gặp phải đó là rủi ro nhân lực. Con người là
yếu tố cấu thành nên tổ chức doanh nghiệp, vận hành doanh nghiệp và quyết
định sự thành bại của doanh nghiệp. Các rủi ro liên quan đến con người đều có
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động cũng như lợi ích của tổ chức.
Quản trị tốt các yếu tố rủi ro nhân lực sẽ mang lại sự ổn định cao, đảm bảo hiệu
quả quá trình quản trị, duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của doanh
nghiệp.
Trong bài thảo luận này, nhóm 4 sẽ phân tích ví dụ thực tế về rủi ro nhân
lực, cụ thể là rủi ro an ninh thông tin mà Công ty Coca Cola đã gặp phải, từ đó
đề xuất giải pháp quản trị các rủi ro tương tự có thể xảy ra.

3


PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ RỦI RO NHÂN LỰC
1.1. Khái niệm và vai trò của quản trị rủi ro
1.1.1. Khái niệm
Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và
đánh giá) rủi ro, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục
các hậu quả của rủi ro.
1.1.2. Vai trò của quản trị rủi ro trong kinh doanh
- Nhận dạng và giảm thiểu, triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro trong
hoạt động của tổ chức; tạo dựng môi trường bên trong và môi trường bên ngoài
an toàn cho doanh nghiệp.
- Hạn chế, xử lý tốt nhất những tổn thất và những hậu quả không mong muốn

khi rủi ro xảy ra (mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được), giúp doanh
nghiệp nhanh chóng được phục hồi, ổn định và phát triển, góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động, hiệu quả kinh doanh.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra, tổ chức
triển khai các chiến lược hoạt động của tổ chức, chiến lược và chính sách kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Tận dụng các cơ hội kinh doanh, biến ‘cái rủi’ thành ‘cái may’ nhằm sử dụng
tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh.
1.2. Các nội dung của quá trình quản trị rủi ro
a, Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi
ro có thể xảy ra trong hoạt động của tổ chức.
Nhiệm vụ của nhà quản trị: xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong
hoạt động của doanh nghiệp, sắp xếp, phân loại, phân nhóm và chỉ ra các rủi ro
đặc biệt nghiêm trọng.
b, Phân tích rủi ro
Đó là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhân dẫn đếm rủi
ro, đo lường, đánh giá và phân tích những tổn thất mà rủi ro có thể gây ra.

4


Nhiệm vụ của nhà quản trị: phân tích các rủi ro đã được nhận dạng, đánh giá
mức độ thiệt hại do rủi ro xảy ra cũng như xác suất xảy ra rủi ro, nhằm tìm cách
đối phó hay tìm các giải pháp phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế giảm nhẹ thiệt hại.
c, Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm né tránh,
phòng ngừa, giảm thiểu và chuyển giao các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình
hoạt động của tổ chức.
Hoạt động kiểm soát tập trung chủ yếu vào: né tránh rủi ro, phòng ngừa rủi ro và

giảm thiểu tổn thất.
d, Tài trợ rủi ro
Tài trọ rủi ro là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương
tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra,
gây quỹ dự phòng cho những chương trình dể giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để
gia tăng những kết quả tích cực.
1.3. Các nguyên tắc quản trị rủi ro
Có 3 nguyên tắc:
- Nguyên tắc 1: Không chấp nhận các rủi ro không cần thiết, chấp nhận rủi ro
khi lợi ích lớn hơn chi phí.
- Nguyên tắc 2: Ra các quyết định quản trị rủi ro ở cấp thích hợp.
- Nguyên tắc 3: Kết hợp quản trị rủi ro vào hoạch địng và vận hành ở các cấp.
1.4. Rủi ro nhân lực
Rủi ro nhân lực là một biến cố nhân lực không chắc chắn mà nếu xảy ra sẽ gây
tổn thất cho tổ chức hoặc cá nhân. Thiệt hại trong quản trị rủi ro nhân lực có thể
xảy ra khi nhân lực trong DN bị thương tật, bị tử vong, khi họ tuổi cao về hưu,
khi một nhân lực rời bỏ DN…
Quản trị rủi ro nhân lực là quá trình nhận dạng, phân tích, những rủi ro nhân lực
và thiết lập các biện pháp kiểm soát và tài trợ khắc phục các hậu quả của rủi ro
nhân lực nhằm sử dụng tối ưu nguồn nhân lực của tổ chức.
Phân loại rủi ro nhân lực
a. Theo tính chất đặc thù của công việc
- Rủi ro liên quan đến hạn chế về thể chất và tư thế làm việc
- Rủi ro liên quan đến khoa học lao động
- Rủi ro liên quan đến môi trường vật lý
5


- Rủi ro từ công cụ, dụng cụ và nguyên vật liệu
- Rủi ro cháy nổ

- Rủi ro tâm lý xã hội và rủi ro liên quan đến hạn chế tổ chức
- Rủi ro liên quan đến các tác nhân hóa học và sinh học
b. Theo quá trình quản trị nhân lực
- Rủi ro trong công tác hoạch định nhân lực
- Rủi ro trong công tác tuyển dụng
- Rủi ro trong công tác sắp xếp và bố trí nhân lực
- Rủi ro trong công tác đào tạo và phát triển
- Rủi ro trong công tác đánh giá và đãi ngộ
- Rủi ro trong công tác quản lý
c. Theo chủ thể gây rủi ro
- Rủi ro do người lao động
- Rủi ro do người quản lý
d. Theo đối tượng chịu ảnh hưởng
- Rủi ro gây tổn thất cho cả người lao động và doanh nghiệp
- Rủi ro gây tổn thất cho doanh nghiệp
e. Theo phạm vi ảnh hưởng
- Rủi ro nội bộ
- Rủi ro bên ngoài
f. Theo môi trường quản trị
- Rủi ro nhân lực từ môi trường kinh tế
- Rủi ro nhân lực từ môi trường chính trị - pháp luật
- Rủi ro từ môi trường văn hóa – xã hội
- Rủi ro từ môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ

6


PHẦN II
RỦI RO NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY COCA COLA
2.1. Giới thiệu về Coca Cola

Công ty Coca Cola được thành lập vào ngày 8/5/1886. Trụ sở chính đặt tại
Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ. Coca-Cola từ khi thành lập đến bây giờ mang một
triết lý chung đó là: “Cung cấp thức uống hương Cola tuyệt hảo mang lại sự
sảng khoái cho tất cả mọi người"; và thương hiệu: "Truyền cảm hứng cho sự
sáng tạo và đam mê".
Coca-Cola được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton - chủ một
phòng thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân và được mua lại bởi Asa Griggs Candler
vào năm 1889. Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang
Georgia, tập đoàn Coca - Cola hiện đang hoạt động ở 200 nước trên khắp thế
giới. Hiện nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị
trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau đó là
nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác.
Coca-Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới.
Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola
sở hữu tới 15 nhãn hiệu. Mỗi ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống,
mỗi giây lại có hơn 10.000 người dùng sản phẩm của Coca-Cola. Trung bình
một người Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca-Cola 4 ngày 1 lần. Coca-Cola
hiện đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới và được biết đến rộng rãi bởi
phần lớn dân số thế giới.
Trên thế giới, Coca-Cola hoạt động tại 5 vùng: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu
Âu, Âu Á & Trung Đông, Châu Á, Châu Phi. Ở Châu Á, Coca-Cola hoạt động
tại 6 khu vực: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philipin, Nam Thái Bình Dương
& Hàn Quốc (Úc, Indonesia, Hàn Quốc & New Zealand), khu vực phía Tây và
Đông Nam Châu Á (SEWA).
2.2. Rủi ro “Bí mật kinh doanh của Coca Cola bị đánh cắp”
Tóm tắt vụ việc:
Tháng 5/2006, văn phòng của Pepsi Cola ở Purchase, New York (Mỹ)
nhận được một bức thư đựng trong chiếc phong bì chính thức của Coca-Cola.
Đáng chú ý hơn rất nhiều logo của “đối thủ” in trên chiếc phong bì là nội dung
bên trong: Một người với danh xưng “Dirk”, tự nhận là một nhân viên cấp cao

của Coca-Cola có “thiện chí” cung cấp cho Pepsi Cola những “thông tin tối mật”
của Coca-Cola.
7


Không lâu sau, ngày 19/5/2006, văn phòng của Coca-Cola ở Atlanta (Mỹ)
đã nhận được từ Pepsi Cola bức thư đặc biệt này, cả chiếc phong bì chính thức
của tập đoàn. Ban lãnh đạo của Coca-Cola tá hỏa và ngay lập tức nhờ Cục điều
tra liên bang (FBI) vào cuộc truy tìm “con ong trong tay áo”.
FBI cử một nhân viên giả làm người được Pepsi Cola giao trọng trách
thực hiện thương vụ với “Dirk”. Chẳng mấy khó khăn, FBI đã xác định được
“Dirk” thực ra là Ibrahim Dimson, sống tại quận Bronx, New York. Còn “sợi
dây liên hệ” giữa Dimson với tập đoàn nước giải khát lớn nhất thế giới là… Joya
Williams, 41 tuổi, trợ lý của Giám đốc thương hiệu toàn cầu của Coca-Cola –
ông Javier Sanchez Lamelas. Lẽ tất nhiên, Williams bị đưa vào tầm ngắm của cả
FBI và lực lượng an ninh của Coca-Cola.
Trong khi đó, không hề hay biết mặt nạ đã bị lột, Dimson đã chuyển qua
e-mail cho nhân viên FBI “lô hàng” đầu tiên: 14 trang tài liệu đóng dấu “tuyệt
mật”. Số tài liệu này được Coca-Cola xác định là thật và chứa đầy những bí mật
kinh doanh của tập đoàn. Lợi nhuận mà “Dirk” thu được từ lô hàng đầu tiên là
10.000 USD.
“Thừa thắng xông lên”, “Dirk” lại chào hàng mẫu sản phẩm mới của
Coca-Cola và ra giá 75.000 USD. Cùng thời gian này, camera an ninh đã ghi lại
được các hình ảnh Williams lục lọi hồ sơ trên bàn làm việc của sếp và lấy một
lon nước ngọt – mẫu sản phẩm mới cho vào túi.
Ngày 16/6/2006, nhân viên mật của FBI hẹn gặp “Dirk” tại sân bay quốc
tế Hartfield-Jackson ở Atlanta. “Dirk” giao tài liệu cùng mẫu sản phẩm cho
“người mua” và nhận lại 30.000 USD tiền mặt kèm lời hứa sẽ thanh toán nốt
45.000 USD.
Cá đã vào nhưng FBI chưa vội cất vó. Để “Dirk” ra về bình thường, FBI

đã phát hiện thêm một nhân vật trong đường dây gián điệp kinh tế này. Đó là
Edmund Duhaney – kẻ đưa đón “Dirk” đến Hartfield – Jackson để giao hàng và
là bạn của Williams.
Hơn chục ngày sau, ngày 27/6/2006, nhân viên FBI lại liên lạc với “Dirk”,
tỏ ý muốn mua nốt số thông tin bí mật còn lại với giá 1,5 triệu USD và được
“Dirk” đồng ý. Ngay trong hôm đó, FBI phát hiện một tài khoản ngân hàng
được mở đứng tên Dimson và Duhaney.
Kết cục của lần mua bán thứ 3 này là cả Williams, Dimson và Duhaney bị
tống giam chờ ngày ra hầu tòa. Vụ việc bị phơi bày ra ánh sáng đã làm chấn
động giới kinh doanh Mỹ và thế giới.
Nguồn:
/>
8


2.2.1. Nhận dạng rủi ro
Bí mật kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, nó quyết
định khả năng sống còn của doanh nghiệp. Bí mật kinh doanh luôn được các
doanh nghiệp bảo mật một cách tuyệt đối, không bao giờ được phép lộ ra ngoài.
Chính vì vậy khi bí mật kinh doanh của doanh nghiệp bị đánh cắp ta có thể thấy
được những mối hiểm họa cũng như mối nguy hiểm tiềm tàng trong doanh
nghiệp.
a, Mối hiểm họa
- Công tác quản lý, đào tạo nhân sự kém, chất lượng nhân viên chưa đáp ứng
được nhu cầu, không thường xuyên kiểm tra hay dà soát nhân viên của mình.
- Khâu tuyển dụng không khắt khe: công ty không có chính sách chặt chẽ trong
việc tuyển chọn nhân viên. Nhiều khi tuyển dụng còn theo cảm tính hoặc bằng
mắt.
b, Mối nguy hiểm
- Từ phía công ty: Công ty quá tin tưởng nhân viên của mình, cho nên đã cho

nhân viên biết những thông tin bí mật quan trọng của công ty mà đáng lẽ ra chỉ
những người đứng đầu công ty mới có thể biết được những thông tin đó.
- Từ phía nhân viên đánh cắp:
+ Ham lợi nhuận trước mắt, “đứng núi này mà trông núi nọ”.
+ Nhân viên thiếu kỹ năng, không trung thành với công ty.
+ Nhân viên này trước đây có thể là một nhân viên xuất sắc, luôn trung
thành với công ty nhưng vì một số lý do như: gia đình có người qua đời, cần tiền
cho người thân chữa bệnh,…rất dễ làm người ta dẫn tới sai lầm.
c, Nguy cơ rủi ro
- Khách hàng hoang mang, mất khách hàng, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Uy tín của công ty và mối quan hệ giữa các công ty khác bị suy giảm.
- Tốn kém chi phí cho điều tra, kiện tụng.
- Tăng chi phí đào tạo chuyên môn cho các nhân viên trong công ty.
- Đây là cơ hội, lợi thế phát triển cho các đối thủ cạnh tranh.
- Có thể làm cho doanh nghiệp sụp đổ, phá sản.

9


2.2.2. Phân tích rủi ro
a. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro
Rủi ro trên của Coca Cola trước hết đến từ việc Giám đốc thương hiệu
không bảo mật tốt tài liệu kinh doanh khiến cho trợ lý có cơ hội đánh cắp. Giám
đốc thương hiệu vì quá tin tưởng nhân viên mà lơ là cảnh giác, khiến cho tài liệu
mật bị đánh cắp một cách dễ dàng. Cùng với đó là đội ngũ an ninh của công ty
làm việc thiếu tránh nhiệm để vụ đánh cặp diễn ra trót lọt.
Nguyên nhân chính của rủi ro này đến từ người trợ lý thiếu lương tâm, vì
tiền mà sẵn sàng đánh đổi lợi ích của cả công ty.
Sâu xa hơn, đó là trong quá trình tuyển dụng và làm việc người quản lý,
lãnh đạo cấp trên không nhìn ra đặc điểm tính cách của nhân viên nên đã tin

tưởng sai người dẫn đến rủi ro đáng tiếc xảy ra.
b. Tổn thất
Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, ta có thể dự đoán những tổn
thất có thể có như sau:
- Tổn thất tài sản:
Vụ việc này chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng là hồi chuông cảnh
báo cho không chỉ hãng Coca-cola mà còn cho tất cả các tập đoàn, doanh nghiệp
trên thế giới. Hãng Coca-cola có hơn 100 năm hoạt động, có rất nhiều kinh
nghiệm về bảo hộ bí mật kinh doanh nhưng chỉ cần 1 giây phút sai sót cũng suýt
đánh mất bí mật kinh doanh. Giả sử, nếu bí mật kinh doanh của hãng Coca-cola
bị lộ, thì sẽ kéo theo một hậu quả vô cùng nghiêm trọng như tập đoàn này có thể
lâm vào nguy cơ bị phá sản, kéo theo nhiều doanh nghiệp nằm trong các hệ
thống cung cấp, sản xuất và phân phối vào tình thế lao đao, doanh thu giảm.
- Tổn thất con người:
Thứ nhất, nhân viên ăn trộm tài liệu này sẽ bị sa thải. Hơn nữa cấp trên
của nhân viên trực tiếp bị chỉ trích và chịu phải chịu trách nhiệm với ban quản
trị của doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu như tài liệu đó đã bị bán cho đối thủ thì
những nhân viên khác của Coca-Cola cùng người thân của họ ở nhiều quốc gia
trên thế giới sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng.
Những nhân viên hệ thống cung cấp, sản xuất, phân phối có thể lâm vào
tính trạng mất việc làm.
2.2.3. Kiểm soát rủi ro
Đối với vụ việc của Coca Cola thì các biện pháp kiểm soát cần có tính cấp
thiết cho toàn bộ nhân viên và đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp.
10


Thứ nhất, công công ty cần đề ra các hình thức kỷ luật hành chính hoặc
hình sự cho bất kỳ một nhân viên nào làm ảnh hưởng đến thông tin hay tài liệu
mật của công ty.

Thứ hai, trước đó công ty yêu cầu tất cả các nhân viên từ cấp quản lý đến
cấp dưới đều phải ký thỏa thuận không được tiết lộ bất kỳ một thông tin nào liên
quan đến chính sách hay tài liệu mật của công ty khi chưa được cho phép nếu vi
phạm sẽ áp dụng các hình thức kỷ luật đưa ra ở điều thứ nhất.
Xảy ra vụ việc làm mất quyền sở hữu của công ty có thể nói nguyên nhân
gián tiếp là ở đội ngũ bảo vệ, chính vì vậy đặc công ty đặc biệt cần phải kiểm
soát lại đội ngũ nhân viên an ninh và cho kiểm tra lại các camera cảm giám sát
và cần đề ra các yêu cầu cụ thể và hình thức khen thưởng đồng thời xử phạt đối
với đội ngũ an ninh. Yêu cầu họ làm việc có trách nhiệm hơn với công việc của
mình.
2.2.4. Tài trợ rủi ro
Sau khi nhận được tin nhân viên trong công ty đánh cắp tài liệu mật và có ý định
bán cho đối thủ cạnh tranh, Coca Cola đã nhanh chóng nhờ FBI vào cuộc và
việc bán tài liệu được ngăn chặn kịp thời. Trợ lý giám đốc thương hiệu bị sa thải.
Và sau vụ việc, Coca Cola đã thắt chặt an ninh và bảo mật lại tài liệu của công
ty.

11


PHẦN III
LIÊN HỆ VỚI RỦI RO AN NINH THÔNG TIN CỦA
DOANH NGHIỆP NÓI CHUNG
Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động trên thương trường đều có một bí mật kinh
doanh riêng nhằm tạo ra lợi nhuận và lợi thế trước đối thủ cạnh tranh. Ngày nay,
việc đánh cắp bí quyết kinh doanh đang diễn ra ngày một tinh vi hơn mà các doanh
nghiệp vẫn chưa thể lường trước hết được các tình huống có thể xảy ra. Các vụ
gián điệp kinh tế, mua chuộc nhân viên,… vẫn diễn ra khá phổ biến khiến nhiều
doanh nghiệp phải lao đao.
Bí mật kinh doanh một khi bị đánh cắp và tiết lộ ra bên ngoài sẽ dẫn đến

những hậu quả khó lường cho doanh nghiệp. Đây là một trong những rủi ro nhân
lực mà các doanh nghiệp cần hết sức quan tâm và có những biện pháp hợp lý để
quản trị rủi ro này.
Trước khi cho một nhân viên được quyền nắm giữ một thông tin bí mật,
Công ty phải yêu cầu nhân viên ký thỏa thuận là sẽ không tiết lộ thông tin ra ngoài.
Công ty nên đòi hỏi nhân viên ký thỏa thuận nhượng quyền sở hữu các sản phẩm
trí tuệ mà nhân viên tạo ra trong khi làm việc. Hai loại hợp đồng này thường qui
định tiền phạt rất nặng nếu nhân viên vi phạm hợp đồng. Thêm vào đó, công ty có
thể quy định trong nội quy là tất cả mọi thông tin và tin tức của công ty, bất kỳ loại
thông tin nào cũng đều là thông tin kín, không nhân viên nào được tiết lộ ra bên
ngoài cho bất kỳ ai. Vi phạm nội quy này, nhân viên có thể bị sa thải ngay lập tức.
Ngoài phương diện luật lệ, Công ty cần phải có các biện pháp lưu trữ và
bảo vệ thông tin bí mật. Thông tin bí mật không thể để đọc được trên màn ảnh,
máy fax, trên bàn. Dữ liệu trong máy vi tính phải được bảo vệ bằng mật mã và
chỉ các nhân viên có thẩm quyền mới đọc được. An ninh điện tử phải được thiết
kế đến mức tối đa. Đây là nhiệm vụ của các chuyên viên an ninh điện tử.
Nhân viên bị sa thải thường hay tức giận và có thể đùng bí mật thương
mại để làm hại công ty. Vì vậy, nên có chính sách là khi thông báo cho một nhân
viên bị nghỉ việc, sẽ cho một nhân viên an ninh theo về bàn làm việc để quan sát
việc thu dọn hành lý và sau đó đưa nhân viên này ra khỏi cửa ngay lập tức.
Ngoài ra, các nhân viên cũng cần được huấn luyện kỹ càng về việc giữ thông tin
bí mật: không để màn hình vi tính “on” khi mình không ngồi đó, không để giấy
tờ bừa bãi trên bàn và máy fax, bảo vệ password, bảo vệ dữ liệu trong máy tính.
Không dùng laptop làm việc nơi công cộng. Không nói chuyện về công ty với
người nhà. Khi thấy khách lạ đi qua hành lang của Công ty thì ngưng nói
chuyện. Không nói chuyện trong thang máy khi có nhiều người. Khi gặp nhau
trong nhà vệ sinh thì phải xem xét chắc chăn là không có ai trong đó trước khi
nói chuyện công việc,…
12



KỊCH BẢN CỦA NHÓM
Từ câu chuyện của Coca Cola, nhóm đã đưa ra ý tưởng cho kịch bản như sau:
Tóm tắt nội dung: Công ty nước giải khát Cola Coco sau khi quá trình nghiên cứu đã
quyết định sản xuất 1 loại nước giải khát mới – có tên là Future. Mấy ngày sau cuộc
họp, Cola Coco nhận được bức thư của Seppy – một trong những đối thủ cạnh tranh
của Cola Coco, nói rằng một nhân viên cấp cao của Cola Coco muốn bài tài liệu mật
cho Seppy. Ban lãnh đạo của Cola Coco lập tức tiến hành điều tra. Camera an ninh của
Cola Coco đã ghi lại được các hình ảnh trợ lý giám đốc thương hiệu của công ty - TTH
lục lọi hồ sơ trên bàn làm việc của sếp. Cola Coco đã cho người giả làm đại diện của
DEF giao dịch với TTH. TTH bị bắt quả tang và bị đuổi việc. Sau vụ việc, Cola Coco
đã cho bảo mật lại tài liệu, rà soát lại đội ngũ nhân viên để đảm bảo không có chuyện
tương tự xảy ra.
KỊCH BẢN
a, Nhân vật
1. Tổng giám đốc Cola Coco

: Dương Thùy Linh

2. Giám đốc thương hiệu

: Nguyễn Thị Lam

3. Trợ lý giám đốc thương hiệu

: Trần Thanh Huyền

4. Giám đốc kinh doanh

: Tạ Thúy Lan


5. Giám đốc nhân sự

: Bùi Mỹ Linh

6. Giám đốc tài chính

: Trần Thị Lưu

7. Thư ký

: Phạm Thu Huyền

8. Nhân viên giám sát camera

: Trần Đức Lâm

9. Giám đốc Seppy

: Phùng Thanh Huyền

10. Thư ký giám đốc Seppy

: Trần Thị Huyền

11. Người giả làm bên Seppy

: Đặng Lan

12. Nhân viên phục vụ quán café : Lê Linh

b, Nội dung
Cảnh 1: Phòng họp công ty Cola Coco
Ban lãnh đạo công ty họp bàn về kế hoạch sản xuất và cho ra mắt sản phẩm mới.
Bao gồm: Tổng GĐ, Thư kí, GĐ thương hiệu, GĐ kinh doanh, GĐ tài chính, GĐ nhân
sự.
Tất cả bước vào phòng họp (chào nhau). Thư kí phát bản tài liệu cho mọi người.

13


Tổng GĐ: Hôm nay, chúng ta họp để cho ra mắt sản phẩm mới, trên bàn là bản tài liệu
về sản phẩm mới - Future, mọi người xem qua rồi cho ý kiến.
GĐTH: Chúng ta nên chú trọng hơn vào hình ảnh sản phẩm để thu hút khách hàng vì
đối tượng của chúng ta là giới trẻ. Có thể mời ca sĩ làm đại diện cho sản phẩm lần này.
GĐTC: Tôi đồng ý với đề xuất của GĐTH, tôi có ý kiến thêm là vì đối tượng khách
hàng của sản phẩm này là học sinh, sinh viên nên giá thành nên hạ xuống 10.000/sp.
GĐKD: Tôi thấy hai ý kiến này khá là khả thi. Chúng ta cứ làm như vậy đi.
Tổng GĐ: Được rồi, thống nhất như vậy đi, GĐNS anh hãy sắp xếp bố trí nhân lực
phù hợp cho các khâu sản xuất.
GĐNS: Vâng thưa sếp.
Tổng GĐ: Ok. Cuộc họp của chúng ta kết thúc ở đây.
Cảnh 2: Phòng tổng giám đốc công ty Seppy
Thư ký bước vào, trên tay cầm một lá thư.
Thư ký: Thưa sếp, tôi vừa nhận được một bức thư có logo của công ty Cola Coco
Tổng giám đốc cầm lá thư và đọc.
Nội dung bức thư:
“Gửi Seppy, Tôi có trong tay những thông tin cực kỳ bí mật mà chỉ có vài giám đốc
điều hành chủ chốt của công ty được biết. Tôi thậm chí có thể cung cấp các sản phẩm
thực và đóng gói của một số sản phẩm nhất định, ngoài 5 giám đốc điều hành cấp cao
nhất ra, chưa ai được thấy. Tôi muốn chuyển chúng cho người trả giá cao nhất. Lời đề

nghị có một không hai này chỉ có giá trị trong vòng hai tuần. Ngài có thể liên lạc với
tôi theo số 0123456789”
Tổng giám đốc trầm ngâm suy nghĩ rồi cúi xuống viết một lá thư và đưa cho cô thư ký.
Tổng giám đốc: Cô đem bức thư này gửi tới văn phòng Cola Coco.
Thư ký nhận bức thư rồi đi ra ngoài
Cảnh 3: Văn phòng Tổng giám đốc công ty Cola Coco
Thư ký: Thưa sếp, có người gửi cho anh một lá thư.
Tổng giám đốc nhận lá thư và mở ra đọc.
Nội dung bức thư: “Một người với danh xưng "H", tự nhận là nhân viên cấp cao của
công ty anh có "thiện chí" cung cấp cho Seppy tài liệu về công thức sản xuất loại nước
giải khát mới của Cola Coco.”
Tổng giám đốc đọc xong bức thư, vô vùng tức giận, cho gọi Giám đốc thương hiệu
vào phòng. Tổng giám đốc đưa bức thư cho giám đốc thương hiệu đọc.

14


Tổng giám đốc: Chúng ta cần nhanh chóng tìm ra người này trước khi anh ta kịp bán
tài liệu cho công ty đối thủ khác.
GĐ thương hiệu suy nghĩ một hồi, như nhớ ra điều gì đó, nói: Tôi nghi ngờ một người.
Chúng ta hãy đến phòng bảo vệ xem lại camera an ninh.
Cảnh 4: Phòng bảo vệ
Nhân viên an ninh đang ngồi ăn bim bim. Hai vị giám đốc bước vào.
Nhân viên anh ninh (giật mình, vội cất bim bim): Em chào sếp!
Giám đốc thương hiệu: Tôi muốn kiểm tra camera an ninh.
Nhân viên an ninh tìm kiếm trên máy tính rồi mở ra một đoạn video. Sau khi kiểm tra
camera, họ phát hiện trợ lý giám đốc thương hiệu – cô TTH lục lọi hồ sơ trên bàn làm
việc của sếp.
Tổng giám đốc: Tôi có ý này, cậu cho người giả làm người bên Seppy liên lạc lại với
TTH để mua tài liệu đó, sau đó bắt quả tang tại chỗ.

Giám đốc thương hiệu: Vâng, tôi sẽ cho người sắp xếp việc này.
Cảnh 5: Cuộc trò chuyện điện thoại
ĐL: Chào chị, tôi là trợ lý giám đốc công ty Seppy, chúng tôi đã nhận được lá thư của
chị và đang cân nhắc, tôi muốn gặp chị để trao đổi. 5h chiều mai, chúng ta có thể gặp
nhau ở café Nhà Kho được không?
TTH: Được, vậy hẹn gặp chị vào 5h chiều mai.
Cảnh 6: Quán Café
Các nhân vật liên quan:
Trợ lý giám đốc Cola coco: Trần Thanh Huyền (TTH)
Người giả làm thư kí mua tài liệu: Đặng Lan (ĐL)
Gíam đốc thương hiệu: Nguyễn Thị Lam (NTL)
Phục vụ: Lê Linh (LL)
Cuộc trò chuyện
ĐL đã ngồi đó từ trước chờ, một lúc sau TTH đến
TTH: Chào chị, xin lỗi đã đến muộn, chị đến lâu chưa?
ĐL: Không sao, tôi cũng vừa mới đến thôi.
LL: Chào chị. Chị muốn dùng gì ạ?
TTH: Cho chị 1 đen đặc ít đường nhiều sữa.
LL: Dạ vâng!

15


TTH: Chúng ta vào thẳng vấn đề. Hôm qua chúng ta đã có cuộc trò chuyện trước qua
điện thoại vậy nên mục đích của cuộc gặp này có lẽ không cần phải nói lại chứ nhỉ?
ĐL: Đúng vậy
TTH: Phía cô thấy thế nào về lời đề nghị của tôi.
ĐL: Thật không hổ danh là một doanh nghiệp có tiếng, dự án thât sự khả thi và thu hút
... nhưng lý do gì khiến cô đưa ra lời đề nghị đó vậy? Như chúng tôi biết, cô cũng đã
làm việc tại công ty đó khá lâu, lại còn là một trợ lý đắc lực. Điều gì khiến cô lại có

một hành động có thể khiến công ty thua lỗ lớn như vậy.
TTH: Người không vì mình trời chu đất diệt. Thấy cơ hội mà không biết nắm bắt là
không sống thật với mình rồi... phải không. Xét ở góc độ nào thì.... khi tôi và cô, đều
đang ngồi ở đây thì cũng là đang “vì mình” cả thôi mà. Chúng ta đôi bên cùng có lợi.
ĐL: Vậy cô không nghĩ đến trường hợp chuyện chúng ta bị bại lộ sao?
TTH: Tôi biết cô biết, trời biết đất biết. Tôi không nói. Cô không nói thì ai có thể biết
được chứ. Chẳng lẽ là có gián điệp?
ĐL: Thôi được, cô đã nói thế rồi thì.... tôi cũng đồng ý lời đề nghị này. Đây là khoản
tiền chúng ta đã thương lượng (đưa phong bì)
TTH cầm lấy phong bì
NTL (từ sau bước lại, vỗ tay): Đúng là một thương vụ bạc tỉ!
TTH bàng hoàng: ơ. Giám đốc. Giám đốc có việc gì ghé qua đây sao?
NTL: Cũng chỉ là tình cờ ghé qua thôi. Cũng nhờ vậy mà tôi mới thấy rõ bộ mặt thật
của cô!
NTL nhìn ĐL: Xong việc của cô rồi đó!
TTH nhìn ĐL: cô... cô. Chuyện này là sao? Chẳng lẽ cô là....
ĐL: Cô đoán đúng rồi. Cô nên thông minh sớm hơn mới phải!
ĐL nhìn NTL: Tôi xin phép
Giám đốc thương hiệu quay lưng bước đi, TTH vội kéo lại
TTH: Giám đốc…tôi…
NTL nhìn TTH: Chúng ta về công ty nói chuyện
TTH cầm lấy túi sách và theo NTL về công ty.
Cảnh 7: Phòng tổng giám đốc công ty Cola Coco
GĐTH dẫn TTH vào.
Tổng GĐ: TTH, cô còn gì để nói không?

16


TTH: Tổng giám đốc, tôi biết mình đã sai, anh có thể cho tôi cơ hội sửa chữa lỗi lầm

được không, xin anh đừng sa thải tôi.
GĐTH: Không kiện cô ra tòa đã là nhân nhượng lắm rồi. Cô còn dám đòi hỏi ư. Tôi
không ngờ mình lại nuôi ong tay áo, tin tưởng cô như vậy mà cô lại phản bội tôi, phản
bội công ty.
Tổng GĐ: Nể tình những đóng góp của cô trong những năm qua, tôi quyết định sẽ chỉ
sa thải cô mà không tiếp tục truy cứu.
TTH: (Cúi đầu) Cảm ơn giám đốc.
Cảnh 8: Phòng họp Cola Coco
Tổng GĐ: Lý do có cuộc họp hôm nay chắc mọi người cũng đã rõ. Sau vụ việc của
TTH, tôi đặc biệt phê bình giám đốc thương hiệu vì đã không chú ý đến việc bảo mật
thông tin, quản lý nhân viên chưa chặt chẽ, cũng may sự việc này được phát hiện kịp
thời chưa gây ra nhiều thiệt hại cho công ty.
Giám đốc TH: Tôi rất xin lỗi vì để sự việc như vậy xảy ra. Tôi đảm bảo sẽ không có
chuyện tương tự xảy ra lần nữa.
Tổng GĐ: Từ vụ việc xảy ra tôi nghĩ GĐ nhân sự cần cận trọng hơn trong việc tuyển
nhân viên. Tất cả mọi người cần nên cảnh giác hơn. Chúng ta cần xây dựng một hệ
thống toàn diện và đồng bộ về vấn đề bảo mật tài liệu. Số người tiếp cận tài liệu mật
cần phải hạn chế đến mức tối thiểu. Đây là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng, tôi
không muốn vụ việc như này xảy ra thêm một lần nào nữa.
Mọi người: Vâng, Thưa tổng giám đốc!
(Kết thúc cuộc họp)

17


KẾT LUẬN
Nhân lực là nguồn lực không thể thiếu được của doanh nghiệp, có tính
quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quản lý các nguồn lực
khác sẽ không có hiệu quả nếu doanh nghiệp không quản lý tốt nguồn nhân lực,
vì suy cho cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người. Tài sản quý

giá nhất của một tổ chức chính là con người, nhưng rủi ro lớn nhất cũng là ở con
người.
Con người là một yếu tố rất khó kiểm soát, nhất là các vấn đề liên quan
đến đạo đức và tâm lý. Đây là những vấn đề mà khi tuyển dụng, thậm chí đã qua
một thời gian làm việc cũng rất khó để đánh giá. Để tránh các rủi ro không mong
muốn, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, xây dựng quy
trình tuyển dụng khoa học, bài bản. Quá trình đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân
lực cũng cần phải hết sức quan tâm, chú ý để tránh xảy ra những sai lầm đáng
tiếc. Trong quản lý nhân viên cần đẩy mạnh giám sát thông qua các quy trình
nghiệp vụ chặt chẽ; tổ chức đào tạo và cập nhật về đạo đức nghề nghiệp và các
trường hợp vi phạm để nhân viên ý thức và tránh vi phạm. Các nhà quản trị cấp
cao không nên tuyệt đối tin tưởng vào cấp dưới mà để lộ những bí mật kinh
doanh quan trọng của công ty.
Nói chung, các nhà quản trị cần thường xuyên quan tâm đến vấn đề quản
trị nhân lực. Nhân lực mạnh thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững
được.

18



×