VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THỊ TỨ
THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THỊ TỨ
THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍNH MINH
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. THÁI THỊ TUYẾT DUNG
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài liệu,
số liệu trong luận văn là trung thực và chính xác, những kết quả nghiên cứu của
luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác nếu có sự
gian dối, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
VŨ THỊ TỨ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .... 5
1.1. Khái niệm thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ ............................................................................................................................. 5
1.2. Đặc điểm của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ .................................................................................................................. 8
1.2.1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng phổ biến trong xử phạt
vi phạm hành chính về giao thông đường bộ với không gian chủ yếu là đường bộ
............................................................................................................................. 8
1.2.2. Chủ thể thực hiện thủ tục này chủ yếu là người có thẩm quyền của Công
an nhân dân và Thanh tra giao thông vận tải ..................................................... 9
1.2.3. Nhiều trường hợp được áp dụng thủ tục xử phạt không lập biên bản, do
đó thủ tục xử phạt diễn ra nhanh gọn .................................................................. 9
1.3. Ý nghĩa của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao thông
đường bộ ................................................................................................................ 13
1.4. Pháp luật hiện hành về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao
thông đường bộ ...................................................................................................... 14
1.4.1. Thủ tục xử phạt có lập biên bản .............................................................. 16
1.4.2. Thủ tục xử phạt không lập biên bản ........................................................ 32
Chương 2: THỰC TRẠNG THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................................. 35
2.1. Các yếu tố đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh và tình hình vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh ................ 35
2.1.1. Các yếu tố đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến thủ tục xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ......................... 35
2.1.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Thành
phố Hồ Chí Minh ............................................................................................... 39
2.2. Bất cập pháp luật về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao
thông đường bộ ...................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Bất cập về cơ sở pháp lý của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực Giao thông đường bộ ........................................................................... 40
2.2.2. Bất cập về thủ tục dừng phương tiện ....................................................... 43
2.2.3. Bất cập về thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính ............................... 45
2.2.4. Bất cập về thủ tục xác minh tình tiết vụ việc ........................................... 46
2.2.5. Bất cập về thủ tục giải trình .................................................................... 47
2.2.6. Bất cập về thủ tục ra quyết định xử phạt và thi hành quyết định xử
phạt .................................................................................................................... 49
2.2.7. Bất cập về thủ tục xử phạt không lập biên bản ....................................... 51
2.3. Thực tiễn thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao
thông đường bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 55
2.4. Nguyên nhân của sự bất cập pháp luật và thực trạng thực hiện thủ tục xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao thông đường bộ .................................... 52
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THỦ TỤC XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ ............................................................................................................................. 61
3.1. Giải pháp về pháp luật .................................................................................... 61
3.1.1. Giải pháp về thủ tục dừng phương tiện ................................................... 61
3.1.2. Giải pháp về quy trình lập biên bản vi phạm hành chính ....................... 62
3.1.3. Giải pháp về xác minh tình tiết vụ việc ................................................... 63
3.1.4. Giải pháp về giai đoạn giải trình ............................................................ 64
3.1.5. Giải pháp về thủ tục ra quyết định xử phạt và thi hành quyết định xử phạt
........................................................................................................................... 65
3.1.6. Giải pháp về thủ tục xử phạt không lập biên bản .................................... 66
3.2. Giải pháp về các biện pháp đảm bảo hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ ...................................................................... 67
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây, mạng lưới giao thông phát triển nhanh cùng số lượng
xe lưu thông ngày một nhiều, điều này dẫn đến tình hình vi phạm giao thông đường
bộ diễn biến phức tạp và để lại hậu quả rất lớn. Giao thông đường bộ là một lĩnh vực
quan trọng, quá trình vận hành của nó tất yếu sẽ xuất hiện các hành vi vi phạm, chính
vì vậy cần có sự quản lý của nhà nước một cách đúng mức và phù hợp. Nhà nước
thực hiện việc quản lý giao thông đường bộ thông qua các quy định của pháp luật và
được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước mà cụ thể là xử phạt
vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, được quy định khá rõ ràng trong hai văn
bản Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26
tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ và đường sắt.
Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ (GTĐB) là loại vi phạm
rất thường xuyên. Nó diễn ra hàng giờ, hàng phút, thậm chí là hàng giây trên bất kì
con đường nào. Nó là nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2017, trên địa bàn cả nước đã xảy ra
20.280 vụ tai nạn giao thông, làm 8.279 người chết, 17.040 người bị thương. Trung
bình mỗi năm, tai nạn giao thông còn làm giảm đi khoảng 2,5 – 2,9% GDP. Do đó,
giảm thiểu tai nạn giao thông và tăng cường an toàn giao thông luôn là mối quan tâm
lớn của Nhà nước và xã hội. Một trong những giải pháp hữu hiệu là hoàn thiện các
quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, trong đó có
chế định thủ tục xử phạt.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB là loại vi phạm rất phổ biến, loại vi
phạm mà ai cũng có thể mắc phải dù là “vô tình” hay cố ý. Xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực GTĐB là một trong những lĩnh vực có tỉ lệ tham nhũng, tiêu cực
cao. Từ đó kéo theo là các quy định pháp luật về xử phạt loại vi phạm này có tẩm ảnh
hưởng rất rộng, có tác động đến rất nhiều chủ thể trong xã hội, một trong những
1
nguyên nhân là do thủ tục xử phạt chưa phù hợp thực tiễn. Điều đó làm giảm hiệu
quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý coi thường pháp luật. Do đó, cần
nghiên cứu và cần hoàn thiện thủ tục xử phạt loại vi phạm này để đảm bảo sự công
bằng, đảm bảo trật tự quản lý nhà nước về GTĐB, góp phần vào công cuộc đấu tranh
phòng chống tham nhũng nói chung.
Với những lý do nêu trên nên tác giả đã chọn đề tài “Thủ tục xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí
Minh” làm luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm vừa qua đã có nhiều công trình khoa học liên quan đến đề
tài nghiên cứu như:
- Lê Thị Bích Ngọc Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ từ thực tiễn Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học viện
Khoa học xã hội, 2018.
- Bùi Ngọc Tuấn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ từ thực tiễn tỉnh Phú Yên”, Luận văn thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính,
Khoa Luật, học viên Hành chính Quốc gia, 2017.
- Ngô Thị Hồng Loan, “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, 2014.
- Nguyễn Thị Thúy Diệu, Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, Khóa luận cử nhân, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh,
2013.
- Nguyễn Văn Minh: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa” Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật,
Đại học quốc gia Hà Nội, 2012.
- Hồ Thanh Hiền, Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ - qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Quốc
gia Hà Nội, năm 2012.
2
- Trương Thị Thanh Trúc, “ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ”, Luận văn cử nhân, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh,
năm 2007.
Các công trình này chưa nghiên cứu chuyên sâu về thủ tục mà chỉ dừng lại ở
một bức tranh khái quát về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, vốn là
một đề tài khá rộng. Do vậy, cần nghiên cứu đề tài thủ tục xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh để
nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và pháp
lý cũng như tìm hiểu những bất cập về pháp luật và những khó khăn, vướng mắc
trong thực tiễn, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và tháo gỡ một số vướng mắc.
Nhiệm vụ của nghiên cứu của đề tài này là bám sát các quy định của có liên
quan và tình hình thực tiễn để từ đó có những đề xuất phù hợp có giá trị tham khảo
và ứng dụng trong công công tác quản lý.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. Như phần trên đã đề cập, thủ
tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB có phạm vi khá rộng nên trong
phạm vi của luận văn này chỉ nghiên cứu các thủ tục được quy định trong Luật Xử lý
vi phạm hành chính 2012 từ giai đoạn phát hiện vi phạm, tiếp nhận vụ việc vi phạm,
xử lý vi phạm đến thi hành quyết định xử phạt trên địa bàn TPHCM từ năm 2013 đến
nay.
5. Cơ sở lý luận Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lê nin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước và pháp luật.
3
Ngoài ra, quá trình nghiên cứu tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học pháp lý truyền thống như phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh… để thực hiện đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn này là nguồn tài liệu tham khảo cho bất kì ai quan tâm hay nghiên
cứu các vấn đề có liên quan. Những đề xuất trong luận văn có giá trị tham khảo để
hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến đề tài và có thể là những giải pháp
hữu hiệu để tháo gỡ một số vướng mắc trong thực tiễn.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dụng chính của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Chương 2: Thực trạng về Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái niệm thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ
Giao thông là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện
chuyên chở. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ
(27, Khoản 1 Điều 3). Như vậy có thể hiểu GTĐB là việc đi lại từ nơi này đến nơi
khác của người và phương tiện chuyên chở trên đường, cầu đường bộ, hầm đường
bộ, bến phà đường bộ. Để đảm bảo cho quá trình giao thông được thông suốt, an toàn
và trật tự, Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh
các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này. Quốc hội đã ban hành Luật Giao thông đường
bộ quy định quy tắc GTĐB, kết cấu hạ tầng GTĐB, phương tiện và người tham gia
GTĐB, vận tải đường bộ. Sau đó Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
ngày 25 tháng 5 năm 2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và đường sắt (sau đây gọi tắt là Nghị định 46/2016/NĐ-CP), quy
định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục
hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm
quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực GTĐB. Và Bộ Giao thông vận tải ban hành ban hành Thông
tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08 tháng 4 năm 2016 Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia
về báo hiệu đường bộ và Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN
41:2016/BGTVT quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ, bao gồm: hiệu lệnh của
người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường,
cọc tiêu, tường bảo vệ và rào chắn, cột kilômét, cọc H, mốc lộ giới, gương cầu lồi,
dãy phân cách có lan can phòng hộ. Bằng Thông tư 91/2015/TT-BGTVT ngày 31
tháng 12 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an
toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, Nhà nước
5
quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham
gia GTĐB.
Ngoài ra, liên quan đến GTĐB các cơ quan có thẩm quyền còn ban hành một
số văn bản khác để cùng điều chỉnh về lĩnh vực này như: Nghị định 65/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ
đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15
tháng 4 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy
phép lái xe cơ giới đường bộ, v.v…
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB là những hành vi của cá nhân, tổ
chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực GTĐB một cách cố ý hoặc vô ý
mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm
hành chính, bao gồm: các hành vi vi phạm quy tắc GTĐB, các hành vi vi phạm quy
định về kết cấu hạ tầng GTĐB, các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham
gia GTĐB, các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia
GTĐB, các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, các hành vi vi phạm khác
về GTĐB [17, tr. 18-19]. Nói khác hơn, đó là những hành vi có lỗi mà cá nhân, tổ
chức đã thực hiện vi phạm những văn bản nêu trên và theo quy định của Nghị định
46/2016/NĐ-CP, hành vi đó phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Và đây cũng là cơ
sở làm phát sinh việc xử phạt vi phạm hành chính.
Bất kì hoạt động quản lý nào của Nhà nước cũng đều được thực hiện bằng
những hành động cụ thể. Những hành động ấy được diễn ra theo một trật tự về thời
gian, có trước có sau, đồng thời, những hành động này còn phải được thực hiện bằng
những cách thức nhất định, tức là diễn ra theo một thủ tục nhất định. Nếu quy trình
này bị phá vỡ thì hoạt động quản lý của Nhà nước không thể đạt được kết quả hoặc
cho dù có đạt được kết quả thì cũng thiếu chính xác hoặc hoạt động trở nên trì trệ,
kéo dài. Do đó mọi hoạt động quản lý của Nhà nước và hoạt động hành chính cũng
không ngoại lệ cần phải được thực hiện theo một thủ tục nhất định là một đòi hỏi tất
yếu. Như vậy, nổi bật lên trong khái niệm “thủ tục” là hai thuộc tính trình tự tiến hành
các bước, các hoạt động, các công việc cụ thể và cách thức thực hiện các bước, các
6
hoạt động, các công việc cụ thể đó như thế nào. Từ đó, có thể hiểu thủ tục hành chính
là trình tự và cách thức thực hiện hoạt động hành chính nói chung, hoặc là trình tự
và cách thức thực hiện những hoạt động cụ thể trong các ngành và lĩnh vực hoạt
động hành chính và do Luật hành chính quy định.[35, tr. 610]
Trong mọi hoạt động của Nhà nước nói chung cũng như trong hoạt động hành
chính nói riêng cần thiết phải được quy định thủ tục tương ứng. Đối với các việc đăng
kí hộ tịch thì có các thủ tục đăng kí hộ tịch, đối với việc khiếu nại, tố cáo thì có thủ
tục khiếu nại, tố cáo, đối với việc xử phạt vi phạm hành chính thì có thủ tục xử phạt
vi phạm hành chính,… Thủ tục hành chính, một mặt làm cho hoạt động hành chính
được diễn ra một cách suôn sẻ, trơn tru, đúng như pháp luật đã dự kiến, tạo cơ sở
pháp lý cho cán bộ, công chức thực hiện các công việc cụ thể để tiến hành hoạt động
hành chính nào đó, đồng thời tránh sự tùy tiện, lạm quyền từ phía các chủ thể có thẩm
quyền. Mặt khác, giúp cho các chủ thể có liên quan biết được quyền và nghĩa vụ của
mình trong hoạt động này là gì và nên làm hay phải làm những gì và có thể biết trước
kết quả sẽ đạt được vào lúc nào trong tương lai. Ngoài ra, với một thủ tục đã được
quy định rõ ràng, cụ thể còn giúp cho các đại biểu dân cử, Nhân dân dễ dàng theo dõi
để thực hiện quyền giám sát của mình.
Cũng giống như các hoạt động hành chính khác, hoạt động xử phạt vi phạm
hành chính cũng phải được tiến hành theo một trình tự nhất định của các bước và phải
được thực hiện theo những cách thức nhất định. Quy trình này gọi là thủ tục xử phạt
vi phạm hành chính. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là dạng thủ tục ngăn cấm
hay cưỡng chế thi hành. Đây là loại thủ tục khi cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi
phạm hành chính hay cố tình không thi hành các quyết định hành chính thì các cơ
quan hành chính hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền được thực hiện các biện pháp
ngăn chặn, xử phạt hay cưỡng chế thi hành. Nó được xếp vào loại thủ tục hành chính
liên hệ [21, tr. 18].
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng
hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện
hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
7
chính [28, Khoản 2 Điều 2]. Từ đó có thể hiểu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực GTĐB là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp
khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực GTĐB theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Từ những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm như sau: Thủ tục xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB là trình tự các bước và cách thức thực hiện
mà người có thẩm quyền xử phạt phải tuân theo để áp dụng hình thức xử phạt, biện
pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực GTĐB.
1.2. Đặc điểm của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ
1.2.1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng phổ biến trong xử
phạt vi phạm hành chính về GTĐB với không gian chủ yếu là đường bộ
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là vi phạm phổ biến,
đa dạng và được đánh giá là nhiều nhất trong tất cả các hành vi vi phạm được quy
định phải xử phạt vi phạm hành chính hiện nay. Bởi vì, giao thông đường bộ có một
hệ thống (mạng lưới) đường bộ phủ toàn bộ lãnh thổ đất liền của một quốc gia, với
đa dạng chủ thể tham gia giao thông, người đi bộ, đi xe đạp, xe máy, ô tô. Và đặc thù
của quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này gắn liền với sự “di động”
của địa điểm nơi diễn ra hành vi vi phạm nên thủ tục thực hiện rất đa dạng. Do địa
điểm vi phạm hành chính “di dộng”, “không cố định” gắn với không gian là “đường
bộ”, nên việc phát hiện, xác minh hành vi vi phạm là điều khó khăn, nhất là trong
điều kiện cần nhiều phương tiện hỗ trợ xử phạt vi phạm. Ở khía cạnh khác, tính không
cố định về địa điểm vi phạm hành chính khiến cho công tác giám sát hoạt động xử
phạt vi phạm hành chính đối với người có thẩm quyền là điều gặp nhiều khó khăn.
Chính tại đây có thể phát sinh những tiêu cực trong việc xử phạt vi phạm hành chính
trong giao thông đường bộ.
8
1.2.2. Chủ thể thực hiện thủ tục này chủ yếu là người có thẩm quyền của Công
an nhân dân và Thanh tra giao thông vận tải
Mặc dù Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định cho nhiều chủ thể có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB như: Chủ tịch Ủy ban nhân
các cấp, Công an nhân dân, Thanh tra giao thông vận tải, Thanh tra chuyên ngành bảo
vệ môi trường, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa,…
nhưng thực hiện thủ tục này chủ yếu là do Công an nhân dân (với vai trò chính là lực
lượng Cảnh sát giao thông đường bộ) và Thanh tra giao thông vận tải tiến hành. Trước
hết xuất phát từ nguyên nhân GTĐB là lĩnh vực quản lý của họ nên họ là những chủ
thể chủ yếu thực hiện việc xử phạt. Ngoài ra, xuất phát từ yêu cầu là vi phạm hành
chính trong lĩnh vực GTĐB phải được phát hiện và xử lý nhanh chóng để kịp thời giải
quyết số vụ vi phạm rất lớn mỗi ngày. Và để làm được điều đó, các chiến sĩ Cảnh sát
giao thông và Thanh tra viên phải “xuống đường” để thực hiện nhiệm vụ. Và cũng chỉ
có họ mới có quyền dừng phương tiện đang tham gia giao thông để xử lý vi phạm.
Những chủ thể khác không làm được việc này (việc “xuống đường” và việc dừng
phương tiện) nên ít có trường hợp để xử lí.
1.2.3. Nhiều trường hợp được áp dụng thủ tục xử phạt không lập biên bản, do
đó thủ tục xử phạt diễn ra nhanh gọn
Khảo sát qua các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thì
thấy rằng trong lĩnh vực GTĐB là có số trường hợp vi phạm có thể áp dụng thủ tục
xử phạt không lập biên bản là nhiều nhất. Thủ tục này được áp dụng trong trường hợp
xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối
với tổ chức. Với 19 Điều, 37 khoản, 147 điểm (khoảng 200 hành vi vi phạm) của
Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì trong lĩnh vực GTĐB là có nhiều khả năng áp dụng
thủ tục xử phạt không lập biên bản nhất. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là do
trong lĩnh vực này có rất nhiều hành vi vi phạm nhỏ (có mức phạt thấp), tình tiết đơn
giản nên đáp ứng điều kiện để được quy định áp dụng thủ tục xử phạt không lập biên
bản. Sau đây là bảng thống kê số trường hợp có thể áp dụng thủ tục xử phạt không
lập biên bản trong các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh
9
vực (Một điểm được tính là một trường hợp, nếu khoản không chia thành các điểm hoặc
điều không chia thành các khoản thì cũng tính là một trường hợp. Thông thường một điểm
quy định một hành vi vi phạm, đôi khi một điểm có thể quy định vài hành vi vi phạm).
Bảng 1.1
Số
Số
thứ
tự
trường
hợp có thể
Số, kí hiệu văn Lĩnh vực
xử
bản
phạt
không
biên bản
1
119/2017/NĐ-CP
2
67/2017/NĐ-CP
3
4
131/2013/NĐ-CP
28/2017/NĐ-CP
120/2013/NĐ-CP
102/2014/NĐ-CP
Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng
sản phẩm, hàng hóa
0
Dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
0
Quyền tác giả, quyền liên quan
0
Quốc phòng, cơ yếu
1
5
79/2015/NĐ-CP
Giáo dục nghề nghiệp
1
6
142/2017/NĐ-CP
Hàng hải
2
7
90/2017/NĐ-CP
Thú y
2
Thuế
2
8
129/2013/NĐ-CP
146/2017/NĐ-CP
9
147/2013/NĐ-CP
Hàng không dân dụng
2
10
173/2013/NĐ-CP
Khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ
2
64/2013/NĐ-CP
Hoạt động khoa học và công nghệ,
94/2014/NĐ-CP
chuyển giao công nghệ
11
12
13
127/2013/NĐ-CP
45/2016/NĐ-CP
Hải quan
3
3
158/2013/NĐ-CP
Văn hóa, thể thao, du lịch và quảng
28/2017/NĐ-CP
cáo
10
3
lập
14
15
16
162/2013/NĐ-CP
Trên các vùng biển, đảo và thềm lục
23/2017/NĐ-CP
địa của nước CHXHCN Việt Nam
144/2013/NĐ-CP
103/2013/NĐ-CP
41/2017/NĐ-CP
Bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ,
chăm sóc trẻ em
Thủy sản
Chứng khoán và thị trường chứng
145/2016/NĐ-CP
khoán
18
107/2013/NĐ-CP
Năng lượng nguyên tử
19
134/2013/NĐ-CP
21
79/2013/NĐ-CP
95/2016/NĐ-CP
4
5
108/2013/NĐ-CP
17
3
Điện lực, an toàn đập thủy điện, sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Thống kê
5
6
6
7
Giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch
22
31/2016/NĐ-CP
23
138/2013/NĐ-CP
Giáo dục
9
24
96/2014/NĐ-CP
Tiền tệ và ngân hàng
9
25
50/2016/NĐ-CP
Kế hoạch và đầu tư
10
26
102/2014/NĐ-CP
Đất đai
10
27
169/2013/NĐ-CP
Quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia
11
28
104/2017/NĐ-CP
29
178/2013/NĐ-CP
30
31
32
192/2013/NĐ-CP
58/2015/NĐ-CP
thực vật
Phòng, chống thiên tai; khai thác và
bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều
An toàn thực phẩm
7
12
12
Quản lí, sử dụng tài sản nhà nước; thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ 12
quốc gia; kho bạc nhà nước
99/2013/NĐ-CP
Sở hữu công nghiệp
98/2013/NĐ-CP
Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ
48/2018/NĐ-CP
số
11
14
15
33
34
35
163/2013/NĐ-CP
Hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công
155/2016/NĐ-CP
nghiệp
109/2013/NĐ-CP
49/2016/NĐ-CP
155/2016/NĐ-CP
15
Quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
17
Bảo vệ môi trường
18
Hoạt động xây dựng; kinh doanh bất
động sản; khai thác, sản xuất, kinh
36
139/2017/NĐ-CP
doanh vật liệu xây dựng; quản lý công 23
trình hạ tầng kĩ thuật; quản lý phát
triển nhà ở và công sở
37
159/2013/NĐ-CP
Hoạt động báo chí, xuất bản
23
38
33/2017/NĐ-CP
Tài nguyên nước và khoáng sản
24
39
40
41
42
95/2013/NĐ-CP
88/2015/NĐ-CP
185/2013/NĐ-CP
124/2015/NĐ-CP
174/2013/NĐ-CP
11/2013/NĐ-CP
67/2015/NĐ-CP
Lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 27
theo hợp đồng
Hoạt động thương mại, sản xuất, buôn
bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ 34
quyền lợi người tiêu dùng
Bưu chính, viễn thông, công nghệ
thông tin và tần số vô tuyến điện
41
Bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp,
hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, 51
phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
43
132/2015/NĐ-CP
Đường thủy nội địa
61
44
41/2018/NĐ-CP
Kế tóan, kiểm toán độc lập
65
45
176/2013/NĐ-CP
Y tế
65
An ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng,
46
167/2013/NĐ-CP
chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa 71
cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
47
46/2016/NĐ-CP
Giao thông đường bộ
12
147
Bảng 1.: Thống kê số trường hợp có thể áp dụng thủ tục xử phạt không lập
biên bản trong các lĩnh vực
Qua bảng thống kê trên thì thấy rằng trong lĩnh vực GTĐB có số trường hợp
có thể xử phạt theo thủ tục không lập biên bản là nhiều hơn hẳn các lĩnh vực khác.
Ngoài ra, xuất phát từ nguyên nhân là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
GTĐB thường là những vi phạm có tình tiết rõ ràng, vụ việc vi phạm thường được
“bắt quả tang”, người vi phạm cũng thường thừa nhận vi phạm, hoặc vi phạm thường
có chứng cứ xác thực (kết quả ghi lại được của phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp
vụ) nên việc xác minh không mất nhiều thời gian. Từ đó, vụ việc vi phạm thường
được giải quyết nhanh gọn.
1.3. Ý nghĩa của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao
thông đường bộ
Trước hết, đối với bản thân hoạt động hành chính, quy trình này tạo ra một cơ
chế pháp lý và bảo đảm trật tự quản lý trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực GTĐB. Cũng là một hoạt động hành chính nên việc xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực GTĐB cũng đòi hỏi phải thực hiện theo một thủ tục nhất định.
Nếu không như vậy, tức quy trình bị phá vỡ, thì hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực GTĐB sẽ trở nên tùy tiện, rối loạn, không thống nhất, từ đó việc
xử phạt không đạt được kết quả hoặc kết quả thiếu chính xác hoặc làm trì trệ hoạt
động xử phạt. Với việc phải thực hiện theo một thủ tục mà pháp luật đã quy định,
hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, trước hết là đảm bảo
trật tự quản lý nhà nước trong hoạt động này, đồng thời còn giúp cho hoạt động này
được thực hiện một cách trơn tru, chính xác và hiệu quả. Góp phần bảo đảm pháp chế
trong quản lý nhà nước.
Thứ hai, đối với người thi hành công vụ, thủ tục này cung cấp cho họ cơ sở
pháp lý với những quy định cụ thể để họ căn cứ vào đó thực hiện đúng nhiệm vụ,
quyền hạn của mình. Ví dụ: ai có quyền dừng phương tiện, dừng như thế nào, ai có
quyền lập biên bản, lập như thế nào, ai có quyền ra quyết định xử phạt, ra như thế
nào,… Hàng loạt những công việc, những hành động cụ thể cần phải thực hiện và
13
tiến trình, tuần tự thực hiện ra sao đều được quy định cụ thể và vì vậy, những người
thi hành công vụ biết họ phải làm gì và làm như thế nào để đi đến đích là hoàn thành
việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB.
Thứ ba, đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thủ tục này cung cấp cho họ những
công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước sự
“buộc tội” và khả năng lạm quyền của chủ thể có thẩm quyền. Thật vậy, hàng loạt
các câu hỏi mà người bị xử phạt có thể đặt ra như sau: tôi có hành vi vi phạm gì,
chứng cứ đâu, tôi được xử phạt theo thủ tục đơn giản hay thông thường, tôi có được
giải trình hay không, tôi có được nộp phạt nhiều lần hay không,… Những câu hỏi ấy
đều được thủ tục này giải đáp. Và căn cứ vào đó, người vi phạm biết họ nên làm hay
phải làm những gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xử phạt.
Ngoài ra, với khả năng lạm quyền từ phía chủ thể có thẩm quyền, tức chủ thể này phá
vỡ quy trình theo hướng gây bất lợi cho người vi phạm thì với những quy định của
thủ tục này, người vi phạm hoàn toàn có thể nhận ra điều đó và từ đó có những biện
pháp thích hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1.4. Pháp luật hiện hành về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực Giao thông đường bộ
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB không được quy
định tập trung mà được quy định rải rác ở nhiều văn bản. Đây cũng là đặc điểm đặc
trưng của thủ tục hành chính nói chung và điều này gây không ít khó khăn cho quá
trình áp dụng [21, tr. 13]. Trước hết phải kể đến là Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất và cũng là văn bản áp dụng chung cho thủ
tục xử phạt vi phạm hành chính trong mọi lĩnh vực. Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày
19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị
định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 97/2017/NĐ-CP). Nghị
định 46/2016/NĐ-CP, ngoài những quy định chung của các văn bản nêu trên thì đây
được coi là văn bản trung tâm về những quy định riêng áp dụng trong lĩnh vực GTĐB.
14
Ngoài ra, về cụ thể hóa các bước như dừng phương tiện đang tham gia giao thông,
buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính, lập biên bản vi phạm hành chính, biểu
mẫu biên bản, quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ và sử dụng
kết quả thu được làm căn cứ xác định vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành
chính,… thì có các văn bản như: Thông tư 01/2016/TT-BCA ngày 04 tháng 01 năm
2016 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra,
kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (sau đây gọi tắt là Thông tư
01/2016/TT-BCA), Thông tư 47/2011/TT-BCA ngày 02 tháng 7 năm 2011 của Bộ
Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP
ngày 24/3/2010 quy định việc huy động lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối
hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn
giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết (sau đây gọi tắt là Thông tư
47/2011/TT-BCA), Thông tư 02/2014/TT-BGTVT ngày 25 tháng 02 năm 2014 được
sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 32/2016/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2016 của
Bộ Giao thông vận tải quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm
hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra
ngành Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là Thông tư 02/2014/TT-BGTVT được sửa
đổi, bổ sung bởi Thông tư 32/2016/TT-BGTVT), Thông tư 37/2017/TT-BGTVT
ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định mẫu biên bản, mẫu
quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ,
đường sắt (sau đây gọi tắt là Thông tư 37/2017/TT-BGTVT), Thông tư 06/2017/TTBGTVT ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định quy trình
sử dụng phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ và sử dụng kết quả thu được từ
phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính
và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt
là Thông tư 06/2017/TT-BGTVT),…
Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì hiện nay có hai thủ tục
có thể được áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính. Điều này cũng không ngoại lệ
đối với xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. Đó là thủ tục xử phạt có
15
lập biên bản (hay còn gọi là thủ tục thông thường) và thủ tục xử phạt không lập biên
bản (hay còn gọi là thủ tục đơn giản).
1.4.1. Thủ tục xử phạt có lập biên bản
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản là loại thủ tục thông
thường với đầy đủ các bước (trừ những bước không bắt buộc hoặc không thuộc trường
hợp phải thực hiện) trong quy trình xử phạt vi phạm hành chính. Việc xử phạt vi phạm
hành chính theo thủ tục này phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ
xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định
xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. Thủ
tục này được áp dụng trong trường hợp phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân,
trên 500.000 đồng đối với tổ chức; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, Giấy phép
thi công, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Giấy phép
kinh doanh vận tải, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường
và Tem kiểm định của phương tiện, Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ
điều kiện hoạt động, chứng chỉ Đăng kiểm viên, Giấy chứng nhận hoạt động kiểm
định xe cơ giới; tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định,
tịch thu phương tiện, tịch thu còi, tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy
định, tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái
xe bị tẩy xóa, tịch thu phù hiệu (biển hiệu) đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ
quan có thẩm quyền cấp, tịch thu giấy phép lưu hành đã hết giá trị sử dụng hoặc
không do cơ quan có thẩm quyền cấp, tịch thu biển số, phương tiện sản xuất, lắp ráp
trái phép, tịch thu hồ sơ, các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo, tịch thu hóa chất độc hại,
chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu thông mang theo trên xe chở khách;
đình chỉ thi công, đình chỉ tuyển sinh (đối với cơ sở đào tạo lái xe) [ 28, khoản 1 Điều
57, khoản 1 Điều 56, khoản 1 Điều 21][10]. Với quy định tại khoản 1 Điều 57 và khoản
1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì vẫn áp dụng thủ tục xử phạt này trong
trường hợp tuy phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền dưới 250.000 đồng đối với cá nhân, dưới
500.000 đồng đối với tổ chức nhưng có thêm hình thức xử phạt bổ sung như liệt kê
trên. Hoặc chúng được áp dụng là hình thức xử phạt chính thì cũng áp dụng thủ tục
16
xử phạt này. Ngoài ra, trong trường hợp mức trung bình của khung tiền phạt là
250.000 đồng (đối với cá nhân), 500.000 đồng (đối với tổ chức) thì sẽ áp dụng thủ
tục xử phạt có lập biên bản hay thủ tục xử phạt không lập biên bản (sẽ được trình bày
sau) là do người có thẩm quyền xử phạt quyết định căn cứ vào mức tiền phạt cụ thể.
Ví dụ đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 46/2016/NĐCP có khung tiền phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng thì nếu người có thẩm
quyền xử phạt xử phạt 200.000 đồng (có tình tiết giảm nhẹ) thì áp dụng thủ tục xử
phạt không lập biên bản, còn nếu xử phạt 400.000 đồng (có tình tiết tăng nặng) thì áp
dụng thủ tục xử phạt có lập biên bản. Hoặc trong trường hợp tuy hành vi vi phạm có
mức phạt đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức nhưng
được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ thì cũng áp dụng
thủ tục này.
Khi phát hiện có vi phạm hành chính, chủ thể có thẩm quyền không ra quyết
định xử phạt ngay mà phải lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ giấy tờ, xác
minh tình tiết của vụ việc, giải trình (nếu có), củng cố hồ sơ,… Những công việc này
mất một khoảng thời gian nhất định. Và sau khi đảm bảo đầy đủ thủ tục xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB thì chủ thể có thẩm quyền mới ra quyết định
xử phạt. Thủ tục cụ thể gồm những giai đoạn sau đây:
1.4.1.1. Phát hiện vi phạm, tiếp nhận vụ việc vi phạm
Phát hiện vi phạm là việc chủ thể có thẩm quyền trực tiếp hoặc thông qua
phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ ghi nhận được hành vi vi phạm pháp luật về
GTĐB. Tiếp nhận vụ việc vi phạm có thể là do cá nhân tố cáo, do cơ quan tiến hành
tố tụng hình sự hoặc cơ quan khác chuyển đến. Tiếp nhận tin báo, tố cáo vi phạm là
việc chủ thể có thẩm quyền ghi nhận được vụ việc vi phạm do cá nhân khác báo, cung
cấp. Trường hợp đặc biệt và cũng ít thấy trên thực tế là chủ thể có thẩm quyền tiếp
nhận tin báo là sự “tự thú” của chính người vi phạm. Nhận hồ sơ do cơ quan tiến hành
tố tụng hình sự chuyển đến là việc người có thẩm quyền xử phạt nhận hồ sơ vụ việc
do trong quá trình giải quyết cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không khởi tố vụ án
hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều
17
tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính. Đây
là bước nhất định phải có trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính nói chung vì nó
là bước khởi động của quy trình xử phạt vi phạm hành chính. Nếu không có bước này
thì chẳng có vụ việc vi phạm để làm phát sinh thủ tục xử phạt. Tuy nhiên, trong lĩnh
vực GTĐB thì quy trình xử phạt vi phạm hành chính chủ yếu được khởi động bằng
việc phát hiện vi phạm (ít khi tiếp nhận vụ việc vi phạm). Cảnh sát giao thông trong
lúc đang tuần tra, kiểm soát, Thanh tra giao thông trong lúc đang thanh tra, kiểm tra
thông thường sẽ là người trực tiếp phát hiện vi phạm. Việc phát hiện vi phạm có thể
bằng mắt thường hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ.
Khoản 1 Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: Cơ quan, người có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kĩ thuật
nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ
môi trường. Trong lĩnh vực GTĐB có nhiều hành vi vi phạm hành chính nếu không
được trang bị phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ thì khó mà phát hiện ra, ví dụ
như hành vi chạy quá tốc độ, điều khiển xe mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt
mức quy định, xe chở hàng quá tải trọng cho phép,… Các loại phương tiện, thiết bị
kĩ thuật nghiệp vụ bao gồm: cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới, máy đo tốc độ có ghi
hình ảnh, phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở, thiết bị ghi âm và ghi hình, thiết
bị định vị vệ tinh, thiết bị đo, thử chất ma túy, thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị đánh dấu
hóa chất, thiết bị đo áp lực hơi của lốp xe cơ giới, thiết bị đo chiều cao hoa lốp xe cơ
giới, thiết bị đo hiệu quả phanh xe cơ giới, phương tiện đo độ ồn, phương tiện đo
nồng độ khí thải xe cơ giới, thiết bị đo âm lượng, thiết bị đo cường độ ánh sáng, thiết
bị đo độ rơ góc của vô lăng lái xe cơ giới, thiết bị trích xuất dữ liệu thông tin từ thiết
bị giám sát hành trình, thiết bị phát hiện giấy tờ, tài liệu giả [13]. Cụ thể hơn, Thông
tư 06/2017/TT-BGTVT đã quy định cụ thể quy trình sử dụng và việc sử dụng kết quả
thu được từ các phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ cụ thể. Theo đó, để đảm bảo
giá trị của kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ đòi hỏi phải
đáp ứng yêu cầu của người sử dụng phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ và yêu
cầu về phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ quy định tại Khoản 2 Điều 64 Luật Xử
18
lý vi phạm hành chính, Điều 79 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, Điều 6 và 7 Thông tư
06/2017/TT-BGTVT.
1.4.1.2. Dừng phương tiện vi phạm
Dừng phương tiện là việc người có thẩm quyền ra hiệu lệnh buộc phương tiện
đang tham gia giao thông phải dừng lại để kiểm tra, kiểm soát hoặc xử phạt vi phạm
hành chính. Dừng phương tiện là một bước đặc thù của thủ tục xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực GTĐB. Dừng phương tiện thường là bước tiếp theo sau khi phát
hiện vi phạm (trong trường hợp phương tiện đang lưu thông). Mặc dù chủ thể có thẩm
quyền vẫn có thể xử phạt bằng cách khác mà không cần dừng phương tiện nhưng việc
xử phạt không “quả tang”, thì cần phải có đầy đủ chứng cứ, mất thời gian để chứng
minh, tống đạt các loại văn bản… sẽ khiến cho việc xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực GTĐB trở nên chậm chạp, kéo dài trong khi số vụ vi phạm là rất nhiều mỗi
ngày. Do vậy, pháp luật quy định cho một số chủ thể nhất định có quyền dừng phương
tiện để việc xử phạt được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, dừng
phương tiện sẽ làm gián đoạn sự lưu thông bình thường của phương tiện đó, đôi khi
ảnh hưởng tới một số phương tiện lân cận hoặc ít nhiều cũng có sự nguy hiểm nhất
định. Do vậy, pháp luật quy định khá chặt chẽ về thẩm quyền cũng như điều kiện
dừng phương tiện [ 3, khoản 1 Điều 12]. Sau đây là những chủ thể có quyền dừng
phương tiện.
Thứ nhất là Cảnh sát giao thông đường bộ. Cảnh sát giao thông đường bộ thực
hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia GTĐB, xử
lý vi phạm pháp luật về GTĐB đối với người và phương tiện tham gia GTĐB. Và
theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA thì Cảnh sát giao thông
đường bộ có quyền dừng phương tiện. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp
Cảnh sát giao thông đường bộ đều được dừng phương tiện mà phải thuộc một trong
các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA, cụ thể là:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ
phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
19