CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
----------- ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI
BÒ SỮA
ĐỊA ĐIỂM
: XÃ PHONG PHÚ, HUYỆN TUY PHONG, TỈNH BÌNH THUẬN
CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ANH KHÔI VIỆT
Bình Thuận - Tháng 11 năm 2013
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
----------- ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRỒNG RỪNG KẾT HỢP
CHĂN NUÔI BÒ SỮA
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
ANH KHÔI VIỆT
(Giám đốc)
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
(Phó Tổng Giám đốc)
HOÀNG ANH KHÔI
NGUYỄN BÌNH MINH
Bình Thuận – Tháng
năm
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU DỰ ÁN......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN.................................................... 2
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................................... 2
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.......................................................................................... 2
I.3. Cơ sở pháp lý................................................................................................................ 3
CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN........................5
II.1. Môi trường thực hiện dự án.......................................................................................... 5
II.2. Chính sách về hỗ trợ nông lâm kết hợp....................................................................... 6
II.3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư.................................................................................... 7
CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN.................................................................... 9
III.1. Vị trí địa lý................................................................................................................. 9
III.1.1. Các nguyên tắc chọn địa điểm đầu tư dự án............................................................ 9
III.1.2. Địa điểm lựa chọn để đầu tư dự án.......................................................................... 9
III.2. Địa hình................................................................................................................... 10
III.3. Khí hậu – Thủy văn.................................................................................................. 10
III.4. Hiện trạng hạ tầng cơ sở.......................................................................................... 10
III.5. Nhận xét chung........................................................................................................ 11
CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN.......................................... 12
IV.1. Quy mô đầu tư dự án............................................................................................... 12
IV.2. Hạng mục công trình................................................................................................ 12
IV.3. Máy móc thiết bị...................................................................................................... 12
IV.4. Thời gian thực hiện dự án........................................................................................ 13
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN............................................................ 14
V.1. Trồng cây lâm nghiệp............................................................................................... 14
V.1.1. Cao su.................................................................................................................... 14
V.1.2. Keo lá tràm............................................................................................................ 22
V.2. Chăn nuôi bò sữa...................................................................................................... 28
V.2.1. Giống bò sữa.......................................................................................................... 28
V.2.2. Chăm sóc và nuôi dưỡng........................................................................................ 28
V.2.3. Nuôi bò sữa công nghệ cao.................................................................................... 31
V.3. Trồng cỏ.................................................................................................................... 31
V.3.1. Giống cỏ Ruzi........................................................................................................ 31
V.3.2. Giống cỏ Stylo....................................................................................................... 32
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẲNG..................................................... 35
VI.1. Giải pháp thiết kế mặt bằng...................................................................................... 35
VI.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án................................................................. 35
VI.1.2. Giải pháp quy hoạch............................................................................................. 36
VI.1.3. Giải pháp kết cấu.................................................................................................. 36
VI.1.4. Giải pháp kỹ thuật................................................................................................. 37
VI.1.5. Kết luận................................................................................................................. 38
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG............................................. 39
VII.1. Đánh giá tác động môi trường................................................................................ 39
VII.1.1. Giới thiệu chung.................................................................................................. 39
VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.................................................... 39
VII.2. Các tác động môi trường........................................................................................ 39
VII.2.1. Các loại chất thải phát sinh.................................................................................. 39
VII.2.2. Khí thải................................................................................................................ 40
VII.2.3. Nước thải............................................................................................................. 41
VII.2.4. Chất thải rắn........................................................................................................ 42
VII.3. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường............................................................. 42
VII.3.1. Xử lý chất thải rắn............................................................................................... 42
VII.3.2. Xử lý nước thải.................................................................................................... 43
VII.3.3. Xử lý khí thải, mùi hôi......................................................................................... 44
VII.3.4. Giảm thiểu các tác động khác.............................................................................. 44
VII.4. Kết luận.................................................................................................................. 44
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ................................................................................ 45
CHƯƠNG VIII: DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KEO LÁ TRÀM........................................... 46
VIII.1. Nội dung tổng mức đầu tư..................................................................................... 46
VIII.2. Tiến độ sử dụng vốn.............................................................................................. 47
VIII.3. Lịch vay và trả nợ.................................................................................................. 47
VIII.4. Tính toán chi phí của dự án................................................................................... 48
VIII.4.1. Chi phí nhân công.............................................................................................. 48
VIII.4.2. Chi phí hoạt động............................................................................................... 49
VIII.5. Hiệu quả kinh tế - tài chính................................................................................... 50
VIII.5.1. Doanh thu dự án................................................................................................. 50
VIII.5.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án............................................................................ 50
VIII.5.3. Phân tích rủi ro................................................................................................... 53
CHƯƠNG IX: DỰ ÁN TRỒNG CAO SU....................................................................... 55
IX.1. Nội dung tổng mức đầu tư....................................................................................... 55
IX.2. Tiến độ sử dụng vốn................................................................................................ 55
IX.3. Lịch vay và trả nợ.................................................................................................... 55
IX.4. Tính toán chi phí của dự án...................................................................................... 59
IX.4.1. Chi phí nhân công................................................................................................. 59
IX.4.2. Chi phí hoạt động.................................................................................................. 60
IX.5. Hiệu quả kinh tế - tài chính...................................................................................... 61
IX.5.1. Doanh thu dự án.................................................................................................... 61
IX.5.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án............................................................................... 61
IX.5.3. Phân tích rủi ro...................................................................................................... 64
CHƯƠNG X: DỰ ÁN CHĂN NUÔI BÒ SỮA............................................................... 67
X.1. Nội dung tổng mức đầu tư......................................................................................... 67
X.2. Tiến độ sử dụng vốn.................................................................................................. 69
X.3. Nguồn vốn đầu tư của dự án..................................................................................... 70
X.3.1. Biểu tổng mức đầu tư và nguồn vốn....................................................................... 70
X.3.2. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay....................................................... 70
X.4. Tính toán chi phí của dự án....................................................................................... 74
X.4.1. Chi phí nhân công.................................................................................................. 74
X.4.2. Chi phí hoạt động................................................................................................... 74
X.5. Doanh thu từ dự án.................................................................................................... 76
X.6. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án................................................................................... 78
CHƯƠNG XI: TỔNG HỢP HIỆU QUẢ DỰ ÁN............................................................ 83
XI.1. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư.................................................................... 83
XI.2. Vay và trả nợ............................................................................................................ 84
XI.3. Nhu cầu lao động của dự án..................................................................................... 84
XI.4. Tổng hợp hiệu quả dự án......................................................................................... 85
XI.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội........................................................................... 86
CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN.............................................................................................. 87
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA
GIỚI THIỆU DỰ ÁN
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
6
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
Chủ đầu tư
: Công ty TNHH Một thành viên Anh Khôi Việt
Giấy phép ĐKKD số : 4104001373
Ngày đăng ký: 17/07/2007
Mã số thuế
: 0305107036
Ngày đăng ký: 02/8/2007
Đại diện pháp luật
: Hoàng Anh Khôi
Chức vụ
: Giám đốc
Địa chỉ trụ sở
: 71/22, Chu Văn An, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Ngành nghề KD
: Trồng rừng, chăn nuôi gia súc- gia cầm
Vốn điều lệ
: 2,000,000,000 VNĐ (Hai tỷ đồng)
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án
: Trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Địa điểm đầu tư
: Khu vực Gò Săn, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, Bình Thuận
Diện tích
: 342.6015 ha
Dự án thuộc ngành
: Nông nghiệp
Thành phần dự án
:
+ Thành phần chính : Trồng rừng bao gồm 100 ha cao su; 200 ha keo lá tràm
+ Thành phần phụ
: Diện tích còn lại dùng để trồng cỏ và chăn nuôi bò sữa
Mục tiêu đầu tư
: Xây dựng trang trại trồng rừng với các loại cây cao su, keo lá
tràm kết hợp chăn nuôi bò sữa trên tổng diện tích 342.6015 ha.
Mục đích đầu tư
:
- Xây dựng thành công mô hình nông lâm kết hợp giữa trồng rừng và chăn nuôi nhằm
đảm bảo tính bền vững, vừa bảo vệ cải tạo rừng vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng
đến xuất khẩu:
+ Trồng rừng với cây cao su và keo lá tràm nhằm phủ xanh đất trống, đồi trọc, nhanh
chóng tạo lập được các đai rừng phòng hộ, làm hàng rào ngăn lửa phân phối hợp lý để chặn
đứng nạn xói mòn đất nhất là vào mùa mưa, đẩy nhanh tốc độ phục hồi độ phì của đất, tạo ra
thảm xanh, tạo ra tiểu khí hậu trong vùng góp phần làm thay đổi theo hướng bền vững về
mặt môi trường của vùng.
+ Xây dựng hệ thống sản xuất thức ăn hỗn hợp thô xanh khẩu phần hoàn chỉnh chất
lượng cao, đủ cung ứng cho giống cao sản.
+ Xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, áp dụng công nghệ cao, tập
trung giảm chi phí, tăng hiệu quả, giúp ngành chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững.
+ Nâng cao chất lượng sữa cho người tiêu dùng, giá thành sản phẩm thấp.
- Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa phương;
- Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh;
Hình thức đầu tư
: Đầu tư xây dựng mới
Hình thức quản lý
: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án
do chủ đầu tư thành lập.
Tổng mức đầu tư
: 136,167,484,000 đồng (Một trăm ba mươi sáu tỷ, một trăm sáu
mươi bảy triệu, bốn trăm tám mươi bốn ngàn đồng)
Vốn chủ đầu tư
: 33% tổng đầu tư tương ứng với số tiền 45,571,302,000 đồng
(Bốn mươi lăm tỷ, năm trăm bảy mươi mốt triệu, ba trăm lẻ hai ngàn đồng).
Vốn vay
: 67% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng số tiền cần vay là
90,596,182,000 đồng (Chín mươi tỷ, năm trăm chín mươi sáu triệu, một trăm tám mươi hai
ngàn đồng).
Thời gian thực hiện
: Thời gian hoạt động của dự án là 20 năm và dự tính quý I năm
2015 dự án sẽ đi vào hoạt động.
I.3. Cơ sở pháp lý
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 3/12/2004
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình;
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành luật
Đất đai;
Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập
doanh nghiệp;
Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành
Luật Thuế giá trị gia tăng;
Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ
môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát
triển rừng;
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ NN&PTNT v/v
hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản
lý chi phí khảo sát xây dựng;
Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự
toán xây dựng công trình;
Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản
lý chi phí khảo sát xây dựng;
Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án
hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng
dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường;
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và
xây dựng công trình;
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình;
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐBXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ v/v
ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình dân sinh;
Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2011của UBND tỉnh Bình Thuận v/v phê
duyệt kết quả quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020;
Quyết định số 384/QĐ-UBND ngày 06/02/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận v/v phê duyệt
quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;
Quyết định số 52/2006/QĐ-UBND ngày 26/6/2006 của UBND tỉnh Bình Thuận v/v Quy định
về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
Giấy chứng nhận đầu tư số 48121000360, do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp cho Công
ty TNHH MTV Anh Khôi Việt, chứng nhận lần đầu ngày 15/4/2009, chứng nhận thay đổi lần
thứ nhất ngày 30/7/2009;
Quyết định số 2338/QĐ-UBND tỉnh Bình Thuận ngày 18/8/2009 v/v thu hồi và cho Công ty
TNHH Một thành viên Anh Khôi Việt thuê đất để thực hiện Dự án đầu tư trồng cây công
nghiệp kết hợp chăn nuôi tại xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận;
Quyết định số 2338/QĐ-STC ngày 11/9/2009 của Sở Tài Chính tỉnh Bình Thuận v/v đơn giá
thuê đất đối với diện tích đầu tư trồng cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi của Công ty
TNHH MTV Anh Khôi Việt tại xã Phong Phú, huyện Tuy Phong;
Công văn số 4047/UBND-KT v/v chủ trương đầu tư trồng cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi
của Công ty TNHH MTV Anh Khôi Việt;
Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán
công trình.
CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU
TƯ DỰ ÁN
II.1. Môi trường thực hiện dự án
Tuy Phong là huyện phía bắc của tỉnh Bình Thuận, giáp với tỉnh Ninh Thuận, cách
thành phố Phan Thiết khoảng 90 km. Huyện ly là thị trấn Liên Hương. Trong huyện còn một
thị trấn nữa là Phan Rí Cửa. Các xã gồm có: Phan Dũng, Phong Phú, Phú Lạc, Vĩnh Hảo,
Vĩnh Tân, Phước Thể, Bình Thạnh, Chí Công, Hoà Minh, Hoà Phú. Tuy Phong có diện tích
795 km² và dân số 142.228 người (năm 2013). Nơi thực hiện dự án nằm trong xã Phong Phú
(phía tây của huyện Tuy Phong), là vùng có quỹ đất còn khá dồi dào nhất là đất để sản xuất
nông lâm nghiệp. Những năm gần đây được Nhà nước đầu tư nhiều công trình thủy lợi như
hồ Đá Bạc, hồ Sông Lòng Sông, hồ Phan Dũng… đã góp phần tạo điều kiện phát triển kinh
tế xã hội địa phương nói chung, kinh tế nông lâm nghiệp nói riêng.
Hình: Vùng thực hiện dự án
Bên cạnh đó, Bình Thuận là một trong những tỉnh có phong trào chăn nuôi bò phát
triển. Thấy được lợi ích lâu dài của việc nuôi bò sữa, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn
đã phối hợp với Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Trung xây dựng xong dự
án đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận từ 2003 - 2010, gồm 2 giai đoạn: Từ
năm 2003 - 2005, tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo bò để tạo ra đàn bò nền
lai Zebu rồi tuyển chọn bò cái nền lai cho thụ tinh nhân tạo với bò hướng sữa Holstein, tạo
-
-
ra bò lai F1. Từ năm 2005 - 2010, tiếp tục thụ tinh nhân tạo bò lai hướng sữa F1 và tập trung
phát triển mạnh bò lai hướng sữa HF2. Tổ chức các điểm thu mua sữa để phát triển đàn bò
sữa một cách bền vững và thiết lập hệ thống giống bò sữa từ tỉnh đến các hộ dân. Đến nay,
tỉnh đã có kế hoạch phát triển bò sữa đến năm 2020 với mục tiêu: phát triển chăn nuôi bò sữa
nhanh và bền vững, theo hướng trang trại, công nghiệp, với quy mô 10.000 con vào năm
2020, sản lượng sữa tươi đạt 17.000 tấn/năm, áp dụng VietGAP trong chăn nuôi bò sữa, an
toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, từng bước cơ giới hóa hiện đại hóa các khu chăn nuôi;
Tiếp tục nâng cao chất lượng con giống phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, áp dụng
công nghệ kỹ thuật tiên tiến; đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác trong chăn nuôi bò
sữa; chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô gia trại, trang trại kiểm soát an toàn sinh
học, chất lượng sữa và môi trường chăn nuôi tại nông hộ, trang trại; xây dựng và nhân rộng
các mô hình khuyến nông chăn nuôi bò sữa với công nghệ tiên tiến.
Mặc dù tỉnh Bình Thuận và Chính phủ đã ban hành những chính sách nhằm phát triển
nông lâm kết hợp nhưng với xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, những chính sách này chưa
thực sự đi vào cuộc sống bởi nơi đây rất khó khăn, giao thông chưa thuận lợi, khí hậu khó
lường, dân trí thấp, địa hình canh tác phức tạp... do đó cần phải có những cơ chế chính sách,
giải pháp kỹ thuật mang tính đặc thù như:
Phải có chính sách khuyến khích trồng rừng tạo ra môi trường tốt giữ nước chống xói mòn,
hạn hán bởi Bình Thuận hiện nay rất nhiều đất trống đồi trọc.
Cải thiện giống cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng, hướng đến xuất khẩu.
Đất đai rộng, phù hợp với nhiều loại cây như keo, cao su....rất thích hợp cho sự phát triển
trang trại như trồng rừng ở trên, dưới nuôi bò, trâu, dê, nai....cần phải có chủ trương định
hướng cụ thể.
Phải có những tổ chức đứng ra nắm bắt, điều tiết thị trường nông sản, bảo vệ quyền lợi của
người dân khi có tranh chấp xảy ra.
Để nông lâm kết hợp phát triển cũng cần phải có những định hướng phù hợp, nhiều nơi
chuyển đổi đất rừng sang trồng cây khác như cao su...do đó phá vỡ môi trường sinh thái, ảnh
hưởng đến cơ cấu cây trồng, ảnh hưởng sản phẩm của mô hình nông lâm kết hợp.
Tóm lại, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong hội tụ những điều kiện về vị trí địa lý, điều
kiện tự nhiên - kinh tế xã hội để dự án Trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa được hình thành
và phát triển.
II.2. Chính sách về hỗ trợ nông lâm kết hợp
+ Chính sách về đất đai
Nghị định 163/1999/NĐ-CP, ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm
nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm
nghiệp.
Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC, ngày 6/6/2000 về hướng dẫn việc giao
đất, cho thuê đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
Nghị định số 01-CP ngày 4/1/1995 của Chính phủ về giao khoán đất sử dụng vào mục đích
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước.
Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên,
cũng có những quy định khuyến khích làm nông lâm kết hợp. Ví dụ: được tận dụng tối đa
20% diện tích đất chưa có rừng được giao để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp (Điều 30)
- Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Mục tiêu, nhiệm
vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong quyết định này,
hàng loạt các chính sách được đề ra, nhờ đó đã có tác động thúc đẩy sản xuất nông lâm kết
hợp. Ví dụ như: chính sách về đất đai, chính sách về đầu tư và tín dụng, chính sách hưởng
lợi và tiêu thụ sản phẩm, chính sách thuế, chính sách về khoa học và công nghệ.
- Thông tư liên tịch số 28/1999/TTg-LT, ngày 3/2/1999 của Bộ NN-PTNT, Bộ KHĐT và Bộ
Tài chính về hướng dẫn việc thực hiện Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ
tướng Chính phủ.
+ Chính sách về khoa học công nghệ
Chính sách về khoa học công nghệ trong nông lâm kết hợp, tại Điều 9 của Quyết định
661/QĐ-TTg đã nêu rõ: Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường,
tập trung chỉ đạo việc nghiên cứu tuyển chọn, lai tạo, nhập nội các giống cây rừng có khả
năng thích nghi tốt, đạt hiệu quả cao và kỹ thuật trồng rừng thâm canh, các biện pháp bảo vệ
và phòng chống cháy rừng ...để phổ biến nhanh ra diện rộng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành quy trình, quy phạm hướng dẫn
kỹ thuật trong đó đề cập đến các biện pháp kỹ thuật áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp
trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng.
Viện khoa học Lâm nghiệp đã có nhiều nghiên cứu và rất thành công trong việc xây
dựng các mô hình nông lâm kết hợp trong các vùng sinh thái trên phạm vi cả nước. Những
kết quả nghiên cứu khoa học cùng với các mô hình này đã giúp cho nông dân áp dụng trên
diện tích đất được giao của các hộ và các trang trại đem lại hiệu quả sử dụng đất cao cả về
kinh tế và môi trường sinh thái.
+ Chính sách về khuyến nông lâm đối với nông lâm kết hợp
Chính sách về khuyến lâm để hỗ trợ phát triển nông lâm kết hợp của Chính phủ được
phản ánh trong:
- Nghị định 13/CP ngày 2/3/1993 về quy định công tác khuyến nông. Theo đó ngày 2/8/1993
đã ban hành Thông tư liên bộ số 01/LBTT về hướng dẫn thi hành Nghị định số 13/CP. Sau
khi có nghị định 13/CP, công tác khuyến nông lâm ở Việt Nam đã có những bước phát triển
rất nhanh chóng.
- Hệ thống tổ chức khuyến nông lâm đã được thiết lập từ trung ương đến địa phương. Ngoài
các hoạt động khuyến nông của Chính phủ, nhiều tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ
trong và ngoài nước đã thực hiện nhiều chương trình khuyến nông khuyến lâm trên phạm vi
cả nước.
II.3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư
Sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế, kỹ thuật cũng như các cơ chế
chính sách của Chính phủ nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng trong lĩnh vực nông lâm
nghiệp, Công ty TNHH Một thành viên Anh Khôi Việt chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng
dự án Trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tại khu vực Gò Săn, xã Phong Phú, huyện Tuy
Phong, Bình Thuận, một nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội để phát
triển nông lâm nghiệp một cách bền vững, lâu dài đồng thời đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
và hướng đến thị trường xuất khẩu;
Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong tỉnh và khu
vực ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng
thu nhập, tạo việc làm cho lao động tại địa phương và nhất là góp phần cải thiện môi trường
sinh thái chúng tôi tin rằng dự án Trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tại xã Phong Phú,
huyện Tuy Phong, Bình Thuận là sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN
III.1. Vị trí địa lý
III.1.1. Các nguyên tắc chọn địa điểm đầu tư dự án
Việc lựa chọn địa điểm đầu tư dự án chăn nuôi phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản
sau: - Phải phù hợp với mục tiêu và nội dung quy hoạch tổng thể, lâu dài của tỉnh.
- Phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu sinh lý, sinh trưởng
của động vật nuôi nhằm đem lại hiệu quả cao.
- Phải đáp ứng các yêu cầu và điều kiện để bảo vệ vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y nhằm đảm
bảo an toàn sinh học về mặt dịch tể trong chăn nuôi.
III.1.2. Địa điểm lựa chọn để đầu tư dự án
Dự án “Trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa” được xây dựng tại: Khu vực Gò Săn,
xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, Bình Thuận trên tổng diện tích 342.6015 ha.
Tứ cận :
- Đông Bắc giáp: Giáp đất UBND xã Phong Phú quản lý
- Đông Nam giáp : Giáp đất BQL rừng phòng hộ Lòng Sông- Đá Bạc quản lý
- Phía Bắc- Tây - Nam: Giáp đất UBND xã Phong Phú quản lý Ranh
giới khu đất dự án được giới hạn bởi tọa độ sau:
Tọa độ VN2000 BT
Số hiệu
S (m)
điểm
X (m)
Y (m)
M1
M2
M3
M4
M5
M6
M7
M8
M9
M10
M11
M12
M13
M14
M15
M16
M17
M18
M19
M20
M21
1250816.22
1250981.79
1250761.00
1250654.10
1250430.45
1250397.47
1250322.17
1250295.69
1250206.39
1250126.16
1250029.07
1249760.84
1249629.38
1249711.58
1249717.82
1249705.60
1249681.01
1249645.69
1249601.16
1249540.86
1249430.26
513169.63
514021.82
514428.09
514442.51
514369.97
514313.74
514252.41
514 240.65
514215.43
514221.11
514239.77
514152.76
514055.69
513962.79
513920.76
513842.90
513795.14
513779.45
513778.83
513799.33
513854.25
868.13
462.39
107.87
235.12
65.19
97.12
28.97
92.79
80.43
98.87
281.99
163.41
124.05
42.49
78.81
53.72
38.65
44.53
63.69
123.49
51.15
M22
M23
M24
M25
M26
M27
M28
M29
M30
M31
M32
M33
M34
M35
M36
M37
M38
M39
M40
M41
M42
M1
1249380.90
1249373.34
1249276.87
1249267.60
1249248.36
1249178.56
1248981.22
1248903.82
1248878.21
1248883.80
1248831.25
1248682.91
1248553.07
1248406.43
1248254.08
1248098.09
1247667.98
1248291.30
1249713.02
1249325.66
1249990.12
1250816.22
513867.67
513866.65
513795.42
513734.72
513670.91
513611.54
513553.24
513501.93
513338.24
513219.26
513119.77
513000.10
512928.25
512818.55
512746.90
512725.40
512300.40
511551.69
512415.55
512741.80
513475.44
513169.63
7.63
119.92
61.40
66.65
91.63
205.77
92.86
165.68
119.11
112.52
190.59
148.39
183.13
168.36
157.46
604.66
974.21
1663.59
506.45
978.06
880.89
III.2. Địa hình
Khu vực đầu tư dự án tương đối bằng phẳng, nằm trong thung lũng hai bên là núi
thấp, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Đất nơi đây chủ yếu là đất thịt, màu mỡ phù hợp với trồng rừng cũng như đồng cỏ
làm thức ăn xanh cho bò.
III.3. Khí hậu – Thủy văn
Tuy Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt khô hạn. Lượng mưa
trung bình hàng năm từ 500 - 800 mm thấp nhất nước. Huyện có 2 con sông chính chảy qua
là sông Lòng Sông và sông Lũy. Hai con sông này vào loại sông ngắn, hẹp, độ dốc cao, lưu
vực nhỏ mùa nắng thì khô cạn, mùa mưa lớn nước tràn sinh lũ quét.
Ngoài ra còn có dòng suối chảy trong khu vực thực hiện dự án với lưu lượng trung
bình năm khoảng 34.4m3/s và lượng mưa khoảng 1,800 mm làm cho gánh nặng về nước ở
mùa khô không là vấn đề lo ngại nữa.
III.4. Hiện trạng hạ tầng cơ sở
- Đường giao thông: đang đầu tư xây dựng
- Hệ thống điện: chưa có. Sử dụng máy phát điện dự phòng công suất 120KVA
- Nguồn nước: hệ thống cung cấp nước phục vụ nước sinh hoạt và nước tưới phục vụ trồng
trọt, chăn nuôi chủ yếu dựa vào ngầm và suối trong khu vực dự án.
- Theo kết quả kiểm kê rừng của Phân viện điều tra quy hoạch rừng II cung cấp cho tỉnh Bình
Thuận thì hiện trạng vùng dự án chủ yếu là đất nông nghiệp và đất trống có cây
bụi rải rác nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng.
- Theo kết quả kiểm tra, khảo sát thực địa của đoàn công tác gồm các Sở, Ban, Ngành của tỉnh
thì hiện trạng của khu vực này chủ yếu là đất bằng, phần lớn là đồng cỏ tự nhiên, rừng trạng
thái R1, R2.
III.5. Nhận xét chung
Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất đầu tư dự án rất thuận lợi
để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng là những yếu tố làm nên sự
thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng, trồng cây công nghiệp và chăn
nuôi bò sữa.
CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
IV.1. Quy mô đầu tư dự án
Dự án“Trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa” được đầu tư trên tổng diện tích
342.6015 ha. Trong đó bao gồm:
+ Trồng rừng: Trồng cây công nghiệp gồm cây cao su (100ha) và cây keo lá tràm
(200ha), nhằm phủ xanh đất trống, đồi trọc, nhanh chóng tạo lập được các đai rừng phòng
hộ, làm hàng rào ngăn lửa phân phối hợp lý để chặn đứng nạn xói mòn đất nhất là vào mùa
mưa, đẩy nhanh tốc độ phục hồi độ phì của đất, tạo ra thảm xanh cải tạo tiểu khí hậu trong
vùng. Cây cao su và keo lá tràm sẽ được tập trung trồng tại những khu đất cao, khô cằn tại
vùng dự án vừa phù hợp với điều kiện sinh thái của cây.
+ Chăn nuôi bò sữa với giống bò Holstein Friesian (HF)
+ Đồng cỏ được phát triển theo giống cỏ Signal tỷ lệ sử dụng > 92 và sẽ nguồn thức
ăn chính, đạt tiêu chuẩn cung cấp cho bò sữa tại trang trại.
IV.2. Hạng mục công trình
I
Hạng mục xây dựng + lắp đặt
I.1 Hạng mục xây dựng chung
1 Đường chính (5080 x 10)
2
4
Cổng (cổng chính, cổng phụ)
Khu vực quản lý kinh doanh
50,800
2
5,844
m2
cái
m2
+ Văn phòng làm việc
460
m2
+ Nhà bảo vệ
16
m2
+ Nhà công nhân
750
m2
+ Nhà ăn
614
m2
4,004
m2
+ Nơi đậu xe
I.2 Hạng mục xây dựng trồng rừng
+ Đường băng cản lửa
1
đường
I.3 Hạng mục chuồng trại chăn nuôi bò 42.6015
ha
+ Đồng cỏ
30
ha
+ Kho chứa thức ăn
990
m2
+ Khu vực nhập xuất
8,000
m2
+ Chuồng nhốt bò
10,620
m2
+ Sân vận động thả bò
30,000
m2
+ Đường nội bộ
3,026
m2
107
m2
5,000
m2
+ Hệ thống xử lý nước thải
+ Hệ thống xử lý phân
IV.3. Máy móc thiết bị
STT
Hạng mục
Số lượng
Đơn vị
II
Trang thiết bị máy móc
II.1
II.2
Trồng rừng
Máy móc thiết bị phòng chống cháy rừng
+ Máy bơm
+ Máy cắt thực bì
+ Máy cắt cành cao (HUSQVARNA 327P5X, công suất 0.9
KW)
+ Máy cưa động cơ xăng (HITACHI CS33EB)
+ Máy định vị GPS
+ Bình phun nước chữa cháy và hóa chất đeo vai
Dụng cụ PCCC rừng
+ Bồn nước di động
+ Vòi chữa cháy
+ Bình chữa cháy đeo vai
+ Kẻng, chuông báo động
+ Dao phát rừng
+ Bảng tuyên truyền nội quy cấm lửa
+ Địa bàn cầm tay
Trang bị PCCC rừng
+ Trang phục PCCCR
+ Ống nhòm chuyên dụng
+ Nhà bạt di động 2m x 2m
+ Đèn pin chuyên dụng
+ Xẻng gấp
+ Loa chỉ huy
Máy móc chăn nuôi bò
+ Máy kéo
+ Máy phát điện
+ Trạm biến thế
+ Máy cắt cỏ
+ Máy băm cỏ
+ Máy cày John Deer 6000
+ Máy trộn rãi thức ăn TMR
+ Máy bơm
+ Hệ thống PCCC
+ Giếng khoan
4
4
cái
cái
4
cái
4
1
4
cái
cái
bộ
15
20
15
15
25
30
15
bình
cuộn
bình
cái
cái
bảng
cái
10
5
4
14
15
4
bộ
cái
nhà
cái
cái
cái
2
1
1
1
1
1
2
20
1
1
cái
cái
cái
cái
cái
Máy
Máy
cái
HT
giếng
IV.4. Thời gian thực hiện dự án
Thời gian hoạt động của dự án là 20 năm và dự tính quý I năm 2015 dự án sẽ đi vào
hoạt động
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
V.1. Trồng cây lâm nghiệp
V.1.1. Cao su
Giống cao su
Dự án sử dụng giống GT1 để trồng cao su. Đây là dòng vô tính được tuyển chọn tại
Indonesia và được trồng nhiều nơi trên thế giới từ những năm 1960 - 1980. GT1 được trồng
qui mô rộng ở Việt Nam từ 1981. Ở Đông Nam Bộ, sinh trưởng và sản lượng của GT1 từ
kém đến trung bình. Trong điều kiện bất thuận của cao trình trên 600 m hoặc miền Trung,
GT1 sinh trưởng và sản lượng khá. Nâng suất của GT1 khởi đầu thấp, sau đó ổn định từ 1 1,4 tấn/ha/năm ở Đông Nam Bộ và 1.1 – 1.2 tấn/ha/năm ở Tây Nguyên cao dưới 600 m trong
120 năm khai thác đầu. GT1 tăng trưởng khi cạo trung bình, ít nhiễm bệnh loét sọc mặt cạo,
nhiễm trung bình bệnh nấm hồng và rụng lá mùa mưa, tương đối dễ nhiễm bệnh lá phấn
trắng, đáp ứng tốt với chất kích thích mủ và chịu được cường độ cạo cao, ít khô mủ, kháng
gió khá.
GT1 không còn được khuyến cáo ở Malaysia do hiệu quả kinh tế kém hơn nhiều
giống khác nhưng vẫn còn được khuyến cáo ở một số nước khác: Ấn Độ, Indonesia, Côte
D'Ivoire, Cambodia.
GT1 được khuyến cáo qui mô vừa ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên dưới 600 m và qui
mô lớn cho vùng Tây Nguyên 600 - 700 m, miền Trung.
Hình: Giống cao su GT1
1.
-
Quy trình kỹ thuật trồng cao su
Cây con cao su phổ biến hiện nay là dạng tum trần 1 năm tuổi, giá thành thấp và dễ
chuyên chở nhưng hạn chế là tỷ lệ trồng sống không cao khi gặp điều kiện môi trường bất
thuận. Cây con dạng bầu cắt ngọn và bầu có tầng lá có giá thành cao, phí chuyên chở lớn
nhưng tỷ lệ sống cao dù gặp thời vụ trồng ít thuận lợi.
Kỹ thuật làm vườn ươm tum trần
1.1.
Thời vụ : Thiết lập vườn ươm tum trần cần tiến hành trước khi trồng 10 12 tháng, tốt nhất là vào đầu mùa hạt rụng, từ 1/7 đến 30/8 ở Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên và trước 30/10 ở miền Trung.
1.2.
Chọn đất làm vườn ươm
Đất phải thoát nước tốt, bằng phẳng hoặc dốc nhẹ, sâu và độ phì tốt. Phải tr ánh đất có
nhiều sỏi hoặc đá. Dọn sạch gốc rễ cây cũ, cày bừa cho tơi xốp.
Nguồn nước phải gần và đủ lượng trong mùa khô để tưới.
Có đường giao thông thuận lợi để vận chuyển cây giống.
1.3.
Thiết vườn ươm tum
Thiết kế phải bảo đảm chống xói mòn, chống úng và thuận lợi cho việc thi công, vận chuyển
giống sau này. Lối đi rộng 3 - 5 m.
Mật độ thiết kế: 80.000 điểm/ha, hàng kép cách nhau 90 cm và 2 hàng đơn cách nhau 30 cm,
cây cách cây 20 cm và trồng kiểu nanh sấu.
1 ha vườn ươm tum có thể trồng cho 70 - 80 ha sản xuất.
1.4.
Đào rãnh, bón lót
Đào rãnh sâu 50 cm, rộng 50 cm và 2 mép rãnh cách 70 cm. Rãnh được đào từng đoạn sao
cho lớp đất mặt được lấp xuống đáy.
15 ngày trước khi trồng, sử dụng 20 tấn phun hữu cơ và 1 tấn phân supe lân bón cho 1 ha
trộn với đất để lấp đầy rãnh.
1.5.
Chuẩn bị hạt giống
Loại hạt giống: trong các giống trồng phổ biến hiện nay, dòng vô tính GT1 cho hạt làm
gốc ghép tốt nhát với tỷ lệ cây con khoẻ và đồng đều cao. Hạt của những dòng vô tính cao
sản khác có thể làm gốc ghép nhưng cần chú ý tỉa loại cây sinh trưởng kém và bị vàng lá.
Số lượng hạt giống cần cho 1 ha vườn ươm tum là khoảng 1.2000 kg.
Chỉ dùng hạt tươi, vỏ có màu sáng bóng, nặng. Loại bỏ hạt lép, bệnh, dị hình. Nếu được,
nên đập nhẹ làm vỏ hạt vừa nứt để chọn hạt tốt, ruột còn trắng, đầy.
Ngâm hạt trong nước sạch 20 giờ, vớt ra đem rấm vào líp cát.
Líp cát có chiều rộng khoảng 1 m, dài 10 m, dày 5 cm, chung quanh có nẹp chắn và phía
trên có mái che.
Hạt có thể được đặt úp bụng xuống theo hàng, hoặc trải hạt thành 1 lợp dày 10 cm và trên
phủ một lớp cát che kín lưng hạt.
Tưới nước hàng ngày 2 - 3 lần với lượng nước 4 lít/m2. Không để bị úng.
Cần sử dụng thuốc chống kiến và phòng trị nấm bệnh.
Sau khi rấm khoảng 5 - 7 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm. Chọn những hạt vừa phát triển rễ mầm
(nhú hạt gạo hoặc rễ chân nhện), đặt vào thúng có lót vật liệu (bao bố) ẩm mềm hoặc trong
thùng nước, che mát trong khi vận chuyển ra vườn ươm. Không sử dụng những hạt nẩy
mầm sau 2 tuần.
-
-
-
-
1.6.
Trồng hạt ở vườn ươm
Mỗi điểm thiết kế trồng 1 hạt. Moi đất tạo thành lỗ sâu rộng khoảng 3 cm, sâu 2 cm, đặt hạt
úp bụng xuống hoặc rễ quay xuống đất, dùng tay kéo đất lấp lưng hạt khoảng 1 cm và ém
chặt chung quanh.
Hàng ngày, kiểm tra để loại bỏ và trồng giặm ngay những cây con không đạt yêu
cầu.
1.7.
Tưới nước
- Tưới nước hàng ngày nếu không mưa ngay sau khi trồng hạt. Hai tháng sau trồng
có thể tưới 2 lần/tuần với lượng nước 10 lít/m2/lần. Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều
mát.
- Trước khi bón phân, cũng cần tưới nước đủ ẩm và sau khi bón, tưới để hoà tan
phân.
- Trước khi ghép, cần tưới nước đủ ẩm, tránh tưới ngay sau khi ghép, nên sau ghép
hơn 2 ngày.
1.8.
Làm cỏ
Vườn ươm phải luôn sạch cỏ để cây con phát triển tốt. Quanh gốc nên làm cỏ tay, hoặc
dùng thảm phủ nilông, tàn dư thực vật để phủ đất chống cỏ. Tránh gây thương tích gốc cây.
Trước khi ghép 1 tháng, phải ngưng làm cỏ xới xáo làm ảnh hưởng gốc ghép.
Làm cỏ thủ công là chính, có thể sử dụng hoá chất diệt cỏ khi vỏ cây đã hoá nâu và lá đã
ổn định. Thuốc diệt cỏ trên vườn ươm là các loại gốc glyphosate (3 - 4 lít/ha) hoặc Diuron
(3 kg/ha).
1.9.
Bón phân
Lần bón đầu tiên là sau khi trồng 1 tháng, khi cây có 2 tầng lá ổn định, các lần sau cách 1
tháng. Trước khi ghép 1 tháng, ngưng bón phân vào gốc.
Trộn phân đều và rải phân giữa 2 hàng đơn lần bón đầu, các lần sau bón dọc theo hai bên
hàng kép, xới nhẹ để vùi phân.
Trong mùa khô, bón phân kết hợp với tưới nước.
Liều lượng bón phân vườn ươm tum như sau (g/cây/lần):
Tháng sau Urê (46% Lân nung chảy (15% Phân Kali KCl (60%
P2O5)
K2O)
trồng
N)
1
3
6
2
2
3
6
2
3
3
6
2
4
3
9
3
5
6
9
3
6
6
9
3
7
6
9
3
Cộng
30
54
18
Có thể tăng cường phân bón lá để thúc đẩy sinh trưởng của cây con.
1.10.
Tỉa loại
Phải tỉa loại những cây sinh trưởng kém, dị hình, bệnh, lá trắng hay vàng, nhằm đảm bảo
vườn gồm những cây phát triển tốt, đồng đều.
Tỉa ít nhất 2 lần, lần 1 sau khi trồng hạt 1 tháng, lần 2 sau trồng 4 tháng. Tỷ lệ tỉa loại trung
bình khoảng 30%.
-
-
-
1.11.
Phòng trị bệnh
Những cây con sinh trưởng khoẻ mạnh, cần có biện pháp phòng trị kịp thời các loại bệnh và
côn trùng phá hại. Chỉ dùng các loại thuốc được phép sử dụng và có hướng dẫn cụ thể.
Những loại bệnh thường gặp trên vườn ươm và thuốc sử dụng như sau:
+ Bệnh lá phấn trắng (Oidium heveate): Kumulus 0.3%, Sumieight 0.2%, bột lưu
huỳnh (9 - 12 kg/ha) rắc trên lá non lúc sáng sớm.
+ Bệnh héo đen đầu lá (Colletotrichum gloeosporiodes): Boócđô 1%, Daconil
0,2%, Sumieight 0,15%, oxyclorua đồng 0,5%.
+ Bệnh rụng lá mùa mưa (Phytophthora palmivora): Boóc-đô 1%, Ridomil MZ 72 0,3
- 0,4%.
+ Bệnh đốm mắt chim (Helminthosporium heveae): Daconil 0,2%, Dithane M45
0,3% hoặc Boóc-đô 1%.
1.12.
Tủ gốc giữ ẩm
Cuối mùa mưa, tủ gốc cây con bằng rơm rạ khô hoặc thân cây họ đậu 1 lớp dày 3
- 5 cm, trên tủ 1 lớp đất. Không tủ sát gốc để tránh cháy nắng cho cây con.
Có thể sử dụng màng phủ nilông để tủ gốc ở vườn ươm.
1.13.
Ghép
Tiến hành ghép khi vườn ươm có trên 60% số cây đạt đường kính cách đất 10 cm trên 12
mm và khi tầng lá trên cùng ổn định (khoảng 8 - 9 tháng sau trồng).
Trước khi ghép 1 tháng, nếu còn cây còi cọc, dị hình, bệnh... thì cần loại bỏ, ngưng xới
xáo, bón phân, làm co gốc ghép ổn định.
Áp dụng kỹ thuật ghép mắt xanh hoặc xanh nâu. Chọn mắt ghép nách lá hoặc vảy cá từ
những cành gỗ ghép vỏ còn xanh, lấy trên các vườn nhân được kiểm định thuần giống và là
những giống được khuyến cáo trồng trong vùng. Càng gỗ ghép nên có tuổi tương đương với
gốc ghép để đạt tỷ lệ ghép sống cao. Vỏ gốc ghép và cành ghép phải tróc tốt. Không nên
ghép lúc nắng gắt hoặc mưa dầm. Trước hết, dùng giẻ lau sạch gốc ghép, sử dụng dao ghép
rạch 2 đường song song từ dưới lên sâu đến gỗ, cách đất 2 - 3 cm, rộng bằng 1/3 vòng
thân (12 - 15 mm), dài 8 cm, phía dưới 2 đường này rạch 1 đường ngang hơi nghiêng để
tạo cửa sổ trên gốc ghép. Để cắt mắt ghép, dùng dao rạch 2 đường song song ở 2 bên mắt
ghép được chọn, bề ngang nhỏ hơn cửa sổ (10 - 12 mm), rạch 2 đường ngang để có vỏ mắt
ghép dài 6 cm, dùng dao cắt một mảnh vỏ sâu vào gỗ
để có chứa mắt ghép và một lớp gỗ
mỏng phía dưới bảo vệ mầm. Cẩn thận tách mảnh vỏ ra khỏi lớp gỗ, kiểm tra mầm còn tốt
thì sử dụng để ghép. Dùng dao nạy nhẹ lớp vỏ cửa
sổ của gốc ghép, kéo từ từ lên, đưa
mảnh vỏ có mắt ghép áp vào tượng tầng của gốc ghép. Cắt cỏ cửa sổ của gốc ghép, còn
chừa lại phía trên khoảng 0,5 cm để giữ mắt ghép. Dùng dây băng trong (dây nilông) quấn
chặt chung quanh gốc, phủ kín toàn bộ cửa sổ, các mép dây băng chồng mí lên nhau để
nước không thấm vào.
Sau khi ghép 20 ngày, băng ghép được tháo mở và kiểm tra mắt ghép sống (vỏ còn xanh).
Các cây ghép chết có thể ghép lại lần 2 ở cửa sổ đối diện với lần 1 sau khi mở dây băng.
1.14.
Bứng nhổ, xử lý cây tum trước khi trồng
Đối với cây ghép sống, sau khi mở dây băng hơn 15 - 20 ngày, có thể bứng nhổ để trồng.
Cưa ngọn gốc ghép cách mép trên mặt ghép 5 cm, mặt cắt nghiên 30o về phía
đối diện mắt ghép. Cắt trụi rễ bàng nhung không phạm vào rễ cọc. Rễ cọc được cắt còn
40 - 45 cm tính từ cổ rễ, vết cắt xiên. Rễ được nhúng vào hỗn hợp nhão gồm 2/3 bùn +
1/3 phân bò tươi + 4% phân supe lân và nước để kích thích nhanh ra rễ. Mặt cắt ngọn gốc
ghép được bôi vaseline hoặc nhúng vào sáp nung chảy. Bóm tum thành bó 20 cây, mắt
ghép quay vào trong bằng dây mềm.
- Nên trồng ngay sau khi xử lý tum. Nếu phải chuyên chở xa hoặc chưa thể trồng ngay, thì
thời gian bảo quản không quá 7 ngày sau khi nhổ bứng. Để bảo quản tốt, xếp đứng các bó
tum vào hố cát sâu 50 cm, đáy hố có lớp cắt dày 10 cm, trên có mái che, lấp cát phủ kín rễ
tum và tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Khi vận chuyển, lót mùn cưa ẩm, dùng bao bố ẩm
che đệm giữa các lớp bó tum, tưới 2 lần/ngày vào lúc trời mát và phải che mát.
- Tiêu chuẩn của cây tum trần 10 tháng - 1 năm tuổi là có đường kính đo cách cổ rễ 10 cm
đạt từ 15 mm trở lên, mắt ghép sống ổn định, thuộc loại mắt ghép nách lá hoặc vảy cá, rễ
cọc thẳng và dài trên 40 cm, không bị tróc vỏ, không bị trầy giập.
2. Kỹ thuật làm vườn ươm bầu cắt ngọn
2.1.
Thời vụ : tiến hành làm vườn ươm bầu trước khi trồng 8 - 10 tháng, từ
1/7 đến
30/10.
2.2.
Chọn đất làm vườn ươm bầu
Tương tự vườn ươm tum trên.
2.3.
Thiết kế vườn ươm bầu
- Thiết kế phải bảo đảm chống xói mòn, chống úng và thuận lợi cho việc thi công,
vận chuyển giống sau này.
- Mật độ thiết kế: 100.000 điểm/ha.
- 1 ha vườn ươm bầu có thể trồng cho 100 - 110 ha sản xuất.
2.4.
Đào rãnh, chuẩn bị bầu đất
- Đào rãnh sâu 25 cm, rộng 30 cm, dài 20 m và 2 mép rãnh cách 90 cm.
- Bầu nilông dày 0,08 mm, kích thước 20 x 40 cm, ở 1/3 bầu phần đáy có đục nhiều lỗ 5
mm để thoát nước.
- Đất vào bầu là đất mặt trộn đều với phân lót gồm 20 tấn phân hữu cơ/ha và 1 tấn supe lân.
- Xếp 2 hàng bầu vào rãnh, lấp đất vào 2 bên ngoài hàng bầu, không lấp đất giữa 2 hàng bầu.
2.5.
Chuẩn bị hạt giống
- Loại hạt giống và chọn hạt: như vườn ươm tum.
- Số lượng hạt giống cần cho 1 ha vườn ươm bầu là khoảng trên 1.500 kg.
2.6.
Trồng hạt vào bầu
- Mỗi bầu trồng 1 - 2 hạt. Đặt hạt vào giữa, hạt úp bụng xuống hoặc rễ quay xuống đất, dùng
đất mịn phủ kín lưng hạt. Tưới ngay sau khi đặt hạt vào bầu.
- Hàng ngày, kiểm tra để loại bỏ và trồng giặm ngay những cây con không đạt yêu
cầu.
2.7.
Tưới nước
- Tưới nước hàng ngày (nếu không mưa) ngay sau khi trồng hạt: 1 ngày/lần khi
cây chưa đạt 1 tầng lá ổn định; khi cây có 1 - 2 tầng lá có thể tưới 2 ngày/lần; khi cây có trên
2 tầng lá, tưới 2 lần/tuần. Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Lượng nước: 10 lít/m2/lần.
-
-
3.
-
2.8.
Làm cỏ
Làm cỏ thủ công là chính. Dùng cuốc làm cỏ giữa 2 hàng bầu, nhổ bằng tay cỏ trong bầu.
Có thể phủ thảm nilông.
2.9.
Bón phân
Bón lần 1 khi cây có 2 tầng lá ổn định, phân rải đều cách gốc 3 cm. Tưới nước
đủ ẩm
trước khi bón và ngay sau khi bón để hoà tan phân.
Liều lượng bón phân vườn ươm bầu như sau (g/cây/lần):
Tháng sau Urê (46% Lân nung chảy (15% Phân Kali KCl (60%
P2O5)
K2O)
trồng
N)
1
1
2
0,5
2
1
2
0,5
3
2
3
0,5
4
3
3
1
5
3
4
1
6
3
4
1
Cộng
13
18
4,5
Có thể tăng cường phân bón lá để thúc đẩy sinh trưởng của cây con.
2.10.
Tỉa loại
Phải tỉa loại những cây sinh trưởng kém, dị hình, bệnh, lá trắng hay vàng, nhằm đảm bảo
vườn gồm những cây phát triển tốt, đồng đều.
Tỉa ít nhất 3 lần, lần 1 sau khi trồng hạt 1 tháng, lần 2 sau trồng 2,5 tháng, lần 3 sau 4 tháng
trồng.
2.11.
Ghép
Tiến hành ghép khi vườn ươm có trên 60% số cây đạt đường kính cách đất 10 cm trên 10
mm và khi tầng lá trên cùng ổn định (khoảng 7 - 8 tháng sau trồng).
Kỹ thuật ghép tương tự ở vườn ươm tum.
2.12.
Chuẩn bị bầu cắt ngọn trước khi trồng
Đối với cây ghép sống, sau khi mở dây băng hơn 15 ngày, có thể cắt ngọn để trồng. Cưa
ngọn gốc ghép cách mép trên mắt ghép 5 cm, mặt cắt nghiêng 30o về phía đối diện mắt ghép
và bôi vasaline phủ kín mặt cắt.
Sau khi cắt ngọn, nhấc bầu lên khỏi rãnh, cắt bỏ phần rễ phát triển ngoài bầu, tập trung lại
một nơi có che mát để vận chuyển đi trồng. Thời gian từ cắt ngọn đến khi trồng không quá 5
ngày.
Tiêu chuẩn của bầu cắt ngọn: đường kinh đo cách cổ rễ 10 cm đạt từ 14 mm trở lên, mắt
ghép sống ổn định, thuộc loại mắt ghép nách lá hoặc vảy cá, bầu không bị bể rách, cây
không bị long gốc.
2.13.
Các kỹ thuật khác
Tương tự như vườn ươm tum trần.
Kỹ thuật làm vườn ươm tum bầu 2 - 3 tầng lá
3.1.
Thời vụ : Tiến hành làm vườn ươm bầu 2 - 3 tầng lá trước khi trồng mới
hoặc trồng giặm 5 - 6 tháng.
3.2.
Trồng tum vào bầu
Tum phải đạt đường kính cách cổ rễ từ 13 mm trở lên, đuôi chuột thẳng, cách mí dưới mắt
ghép 29 cm cho kích thước bầu 20 x 40 cm. Mắt ghép sống ổn định.
Trước khi trồng tum 1 - 2 ngày, tưới ẩm đất trong bầu.