Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014 (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20 KB, 128 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN HOÀNG VŨ

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Hà Nội, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN HOÀNG VŨ

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Hà Nội - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn luật học này là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học rất nghiêm túc và
nhiệt tình của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Như Phát.
Những thông tin, trích dẫn và bản án trong luận văn là trung thực, được
dẫn từ các nguồn tham khảo có thật. Các phân tích, bình luận, đánh giá, so
sánh, gợi mở và kiến nghị trong công trình đều dựa trên một quá trình làm
việc, tìm tòi, nghiên cứu một cách nghiêm túc của chính tác giả luận văn.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, học viên Trần Hoàng Vũ xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Trần Hoàng Vũ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP
LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ...................................................................6
1.1. Khái niệm về công ty cổ phần và đại diện công ty cổ phần ..........................6
1.1.1. Khái niệm Công ty cổ phần ........................................................................6
1.1.2. Người đại diện theo pháp luật ..................................................................10
1.2. Đặc điểm của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần ...........12
1.3. Cơ sở hình thành mối quan hệ đại diện giữa người đại diện theo pháp luật
với công ty cổ phần.............................................................................................17
1.4. Vai trò của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần ...............20
1.5. Căn cứ xác lập quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật trong công
ty cổ phần ............................................................................................................21
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA
NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ......25

2.1. Xác lập và chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật........................25
2.1.1. Điều kiện trở thành người đại diện theo pháp luật ..................................25
2.1.2. Các trường hợp xác lập và chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật
............................................................................................................................29
2.2. Số lượng người đại diện theo pháp luật .......................................................32
2.3. Chức danh quản lý của người đại diện theo pháp luật ................................34
2.4. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật ....37
2.4.1. Quyền hạn, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật .........................37
2.4.2. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật ......................................42
2.5. Giới hạn thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật .............................47
2.6. Cơ chế giám sát thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật .................49
CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA
NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ......57
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật .........................................................57


3.2. Những kiến nghị cụ thể ...............................................................................58
3.2.1. Kiến nghị về khái niệm người đại diện theo pháp luật ............................58
3.2.2. Kiến nghị về thời điểm phát sinh tư cách người đại diện theo pháp luật 59
3.2.3. Kiến nghị về công khai thông tin về người đại diện theo pháp luật ........62
3.2.4. Kiến nghị xây dựng án lệ về trách nhiệm của người đại diện theo pháp
luật ......................................................................................................................63
KẾT LUẬN ..............................................................................................................65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTCP


Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông



Tổng giám đốc hoặc Giám đốc

HĐQT

Hội đồng quản trị

LDN

Luật Doanh nghiệp

NĐDTPL

Người đại diện theo pháp luật


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc tiếp nhận các học thuyết pháp lý điển hình vào việc xây dựng và ban
hành pháp luật là một nhu cầu cần thiết, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp.
Theo đó, học thuyết về đại diện đã được pháp luật công ty nhiều quốc gia tiếp nhận,
phát triển các nguyên tắc của học thuyết vào mô hình quản trị công ty hiện đại, đặc
biệt là sự phân tách giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, kiểm soát công ty. Việt

Nam cũng là một quốc gia tiếp nhận gần như trọn vẹn học thuyết đại diện vào pháp
luật doanh nghiệp.
Việc chuyển giao vốn và quyền quản lý công ty từ cổ đông sang người quản
lý, người đại diện chính là đặc trưng pháp lý nổi bật của công ty cổ phần (CTCP), từ
đó đặt ra những vấn đề pháp lý cần phải giải quyết cho pháp luật doanh nghiệp,
trong đó có vấn đề người đại diện theo pháp luật (NĐDTPL) của CTCP. Bản thân
CTCP là bộ phận cấu thành của nền kinh tế, là một chủ thể độc lập của quan hệ
pháp luật. Tự bản thân công ty không thể đứng ra xác lập và thực hiện các giao dịch
mà nó chỉ hành động thông qua những con người cụ thể. Cho nên, CTCP cần có
NĐDTPL để nhân danh và vì lợi ích của công ty xác lập, thực hiện các giao dịch
với các chủ thể khác trong xã hội. Chế định NĐDTPL là một trong những chế định
quan trọng và có nhiều điểm mới trong Luật doanh nghiệp 2014 (LDN 2014) mang
tính đột phá, thể hiện tư duy rất thoáng về quyền tự do kinh doanh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, bản thân LDN 2014 và các văn bản pháp luật liên quan khi quy
định về NĐDTPL cũng tồn tại nhiều quy định bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn
đời sống kinh doanh của CTCP. Bên cạnh đó, quá trình làm ăn, giao thương với
CTCP thì khách hàng, đối tác cũng rất khó khăn trong việc xác định đúng NĐDTPL
của chính CTCP đó, trong nhiều trường hợp có thể tạo nên những rủi ro đe dọa bởi
nguy cơ hợp đồng vô hiệu.
Hiện nay, khoa học pháp lý rất cần những nghiên cứu để làm rõ các vấn đề lý
luận, thực trạng pháp luật về NĐDTPL trong CTCP, đồng theo đề xuất các kiến
nghị, giải pháp hữu ích để hoàn thiện các quy định của pháp luật doanh nghiệp.
1


Chính vì các lẽ đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Quyền, nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014” để làm
luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, chế định về NĐDTPL của doanh nghiệp đã được nhiều tác giả

quan tâm và nghiên cứu, điển hình như các công trình như:
Ngô Gia Hoàng – Nguyễn Thị Thương (2016), Người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 dưới góc độ quyền tự do
kinh doanh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7 (339). Bài viết trình bài khái quát
về NĐDTPL của doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh; những điểm mới nổi bật
về NĐDTPL của LDN 2014; đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật liên quan
đến NĐDTPL. Tuy nhiên, bài tạp chí này chỉ tiếp cận ở góc độ hẹp trên tinh thần
của quyền tự do kinh doanh mà chưa giải quyết các vấn đề lý luận, thực tiễn có liên
quan;
Nguyễn Hợp Toàn (2017), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ
ba trong trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần có nhiều
người đại diện theo pháp luật, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9. Bài viết trình bày cơ
bản về ý nghĩa của quy định có nhiều NĐDTPL của LDN 2014 và làm rõ cơ chế
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba trong trường hợp Công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần có nhiều NĐDTPL;
Phan Thành Nhân (2018), Thực trạng quy định của pháp luật về người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp và hướng hoàn thiện, Tạp chí Tòa án nhân
dân, số 7. Bài viết khái quát về các khía cạnh pháp lý quan trọng về NĐDTPL của
LDN 2014, từ đó có phân tích một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện;
Nguyễn Thị Thanh (2016), Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề (tháng 8). Bài viết trình bày những ưu
điểm của việc doanh nghiệp có nhiều NĐDTPL, từ đó có đề xuất các kiến nghị để
hoàn thiện pháp luật;
Bùi Đức Giang (2015), Hành lang pháp lý mới về người đại diện theo pháp
2


luật của luật doanh nghiệp 2014, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6(326). Bài
viết tập trung phân tích các quy định mới của LDN 2014 về chế định NĐDTPL, đặc
biệt về việc chỉ định, quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL cùng trách nhiệm dân sự của

chức danh này.
Bùi Thị Tâm (2017), Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp từ thực tiễn
Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học - Học viện khoa học Xã
hội. Đề tài này trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp, cũng như thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn của Tổng Công
ty thuốc lá Việt Nam về NĐDTPL.
Phạm Lâm Hải Nguyên (2014), Chế định người đại diện của doanh nghiệp
theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học – Trường Đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực
tiễn áp dụng các quy định về người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh
nghiệp 2005. Từ đó, đề xuất kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện
pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về chế định người đại diện của doanh nghiệp.
Ngoài các công trình tiêu biểu trên, khoa học pháp lý còn tồn tại khá nhiều
công trình nghiên cứu về chế định NĐDTPL của doanh nghiệp. Mỗi công trình đều
có phạm vi và mục đích nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu về NĐDTPL
trong CTCP, đặt trong đặc trưng của CTCP về vốn, quản trị nội bộ thì chưa có
nhiều. Đây được xem là “khoảng trống” để tác giả lựa chọn và nghiên cứu đề tài
này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật về
quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong CTCP. Từ đó, đề xuất các kiến nghị và giải
pháp khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về người đại diện
công ty cổ phần.
Để được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
sau: Một là, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về NĐDTPL trong CTCP; Hai là, phân
tích, đánh giá, bình luận thực trạng quy định của pháp luật doanh nghiệp về quyền
3


và nghĩa vụ của NĐDTPL trong CTCP; làm rõ về cơ bản thực tiễn pháp luật về

quyền quyết định về số lượng và thẩm quyền của NĐDTPL trong các CTCP; Ba là,
tìm ra các kiến nghị và giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện quy định về quyền và
nghĩa vụ NĐDTPL của LDN và văn bản liên quan.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo
pháp luật trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014”, cụ thể là: (i) những
vấn đề lý luận về đại diện trong pháp luật công ty, quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL;
(ii) thực trạng quy định của LDN 2014 về quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong
CTCP; (iii) thực tiễn áp dụng LDN 2014 về quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong
các CTCP.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định của LDN và các văn bản pháp
luật liên quan như Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 về quyền quyết định của CTCP về
số lượng và thẩm quyền của NĐDTPL, cũng như quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL
trong CTCP. Ngoài ra, đề tài cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng LDN 2014 về
quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong các CTCP.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để phục vụ nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ đạo sau: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh và phương pháp phân tích bản án.
Thứ nhất, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp: đây là hai
phương pháp nghiên cứu quan trọng của đề tài, được sử dụng ở cả 3 Chương của
luận văn, nhằm phân tích, giải mã và đánh giá các quy định của LDN 2014 về
quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL. Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng để tổng
hợp và đúc rút kết quả của quá trình nghiên cứu;
Thứ hai, phương pháp phân tích vụ việc: được sử dụng để phân tích, đánh giá
và bình luận một số tranh chấp về thẩm quyền của NĐDTPL trong CTCP. Từ đó,
tạo tiền đề để phát hiện các vấn đề liên quan, cũng như tạo ra các luận cứ quan trọng
cho việc nghiên cứu đề tài.
4



Thứ ba, phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh và đối chiếu các quy
định của các văn bản pháp luật sau: (i) BLDS 2015 với BLDS 2005 về vấn đề đại
diện trong quan hệ dân sự; (ii) LDN 2005 với LDN 2014 về chế định NĐDTPL của
doanh nghiệp. Qua đó, tác giả đánh giá những vấn đề tương đồng và khác biệt để
làm rõ những quy định tiến bộ, nhằm gợi mở, kiến nghị, đề xuất cho việc hoàn thiện
pháp luật.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc bổ sung vào lý luận nghiên
cứu về NĐDTPL, cung cấp các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan
Công trình có thể là tài liệu tham khảo đối với người học, doanh nghiệp, nhà quản
lý, nhà làm luật…
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn có 3 chương, cụ thể:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về người đại diện theo pháp luật trong
công ty cổ phần;
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo
pháp luật trong công ty cổ phần;
- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo
pháp luật trong công ty cổ phần.

5


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Khái niệm về công ty cổ phần và đại diện công ty cổ phần
1.1.1. Khái niệm Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một mô hình kinh doanh phổ biến, được pháp luật doanh
nghiệp của nhiều nước trên thế giới ghi nhận. Theo đó, CTCP là một hình thức tổ
chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội
nhất định. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần gắn liền với sự hình
thành của thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Chính vì vậy, đã có nhà nghiên cứu
đã cho rằng, “Công ty cồ phần là một loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay, được
xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn
cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển” [4,
Tr.18].
Trên thế giới, pháp luật các nước điều chỉnh loại hình CTCP có nhiều điểm
khác biệt đáng kể, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống pháp lý và
quan điểm pháp lý của các nhà lập pháp. Căn cứ vào khả năng huy động vốn từ
công chúng thì được phân biệt giữa “private company” và “public company”, trong
đó “public company” bao gồm “company limited by shares” và “company limited
by guarantee and having a share capital”, còn “private company” là các loại công ty
còn lại. Trong khi đó căn cứ chế độ trách nhiệm của thành viên thì được phân biệt
giữa “limited company” và “unlimited company”, trong đó “limited company” có
thể là “limited company byshares” hoặc là “limited company by guarantee”. Trong
các loại công ty đó thì “company limited by shares” có các đặc điểm cơ bản tương
tự với CTCP theo pháp luật Việt Nam. Loại công ty “joint stock company” trước
đây được đăng ký theo các Joint Stock Companies Act nay được phép đăng ký lại
dưới hình thức “company limited by shares”[37]. Ở Pháp có các loại hình CTCP
như Société anonyme (SA), Société par action simplifiée unipersonnelle (SASU),
Société par actions simplifiée (SAS); ngoài ra còn có société en commandite par
6


actions (SCA) là loại hình công ty kết hợp giữa đặc điểm đối nhân với đặc điểm đối
vốn. Ở Đức CTCP có tên gọi là Aktiengesellschaft (AG); bên cạnh đó còn có loại
công ty kết hợp giữa đặc điểm đối nhân với đặc điểm đối vốn là

Kommanditgesellschaft auf Aktien (KGaA). Ở Mỹ có public corporation và close
corporation với một số khác biệt ở luật của các bang khác nhau [32, Tr.246-249].
Ở Việt Nam hiện nay, CTCP là một trong bốn loại hình doanh nghiệp được
pháp luật ghi nhận, với một cơ chế pháp lý chặt chẽ, rõ ràng và minh bạch. Căn cứ
vào các đặc trưng pháp lý cơ bản được ghi nhận trong LDN 2014 thì có thể định
nghĩa về CTCP như sau: CTCP là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân, có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn, có vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần, trong đó phải có cổ phần phổ thông và có thể có
các loại cổ phần ưu đãi khác nhau, cổ phần được tự do chuyển nhượng (trừ một số
trường hợp ngoại lệ); công ty được phép phát hành các loại chứng khoán để huy
động vốn; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng tối thiểu là 03 và không hạn
chế số lượng tối đa. Bên cạnh đó, pháp luật chuyên ngành cũng có những quy định
đặc thù về CTCP, có nhiều điểm riêng biệt so với CTCP theo LDN, như pháp luật
chứng khoán (công ty đại chúng, công ty niêm yết), pháp luật ngân hàng (ngân hàng
hàng thương mại cổ phần). Về cơ bản, CTCP có các đặc tính cơ bản sau:
- Thứ nhất, Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. CTCP là
một trong bốn mô hình doanh nghiệp được pháp luật doanh nghiệp Việt Nam ghi
nhận.
Công ty cổ phần có đầy đủ những dấu hiệu của một doanh nghiệp, theo đó,
CTCP là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập
thông qua thủ tục đăng ký doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh. Cũng như
công ty HD và công ty TNHH, CTCP có tư cách pháp nhân.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là
pháp nhân khi có đủ các điều kiện: i) được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân
sự 2015, luật khác có liên quan; ii) có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của
Bộ luật Dân sự 2015; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu
7


trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một

cách độc lập. Theo LDN 2014, CTCP đáp ứng đầy đủ cả 4 điều kiện ở trên. Thời
điểm CTCP được công nhận có tư cách pháp nhân? Khoản 2 Điều 110 LDN 2014
quy định: “CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp”. Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ý nghĩa là
văn bản bằng chứng khai sinh ra doanh nghiệp. Kể từ thời điểm được cấp giấy này,
CTCP trở thành một chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế và được tự do tiến hành
hoạt động kinh doanh một cách bình đẳng như mọi doanh nghiệp khác trong nền
kinh tế.
- Thứ hai, vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi
là cổ phần. Vốn điều lệ CTCP là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn
điều lệ của CTCP tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh
giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Như
vậy, LDN 2014 phân biệt vốn điều lệ của CTCP theo thời điểm: thời điểm đăng ký
thành lập doanh nghiệp và thời điểm sau đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong
giai đoạn mới gia nhập thị trường, pháp luật doanh nghiệp cho phép nhà đầu tư có
một khoảng thời gian nhất định để thực hiện việc góp vốn. Quy định như trên tạo
điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc chuẩn bị tài sản để góp vốn vào
CTCP. Do đó, vốn điều lệ của CTCP tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp
chỉ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua chứ không phải là
tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán (vốn thực góp của cổ đông, tức là đã thanh
toán tiền mua cổ phần cho công ty). Vốn điều lệ của CTCP được thể hiện bằng một
chỉ số tiền đồng Việt Nam, chẳng hạn 10 tỷ đồng. Chỉ số này được chia thành nhiều
phần bằng nhau, chẳng hạn 1 triệu phần, mỗi phần như vậy bằng 10.000 đồng. Một
triệu phần đó được gọi là 1 triệu cổ phần; trị giá 10.000 đồng được gọi là mệnh giá
cổ phần (pháp luật chứng khoán gọi là mệnh giá cổ phiếu).
- Thứ ba, số lượng cổ đông ít nhất là ba và không bị hạn chế tối đa.
Luật doanh nghiệp 2014 quy định: cổ đông tối thiểu là 03 xuất phát từ ý chí
chủ quan và sự lựa chọn của nhà lập pháp Việt Nam. Còn việc không hạn chế số
8



lượng tối đa thực chất là xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của CTCP, là công ty
đối vốn và có tính mở, kênh huy động vốn rộng rãi, việc xác lập tư cách cổ đông
công ty rất dễ dàng. Nhà đầu tư khi sở hữu một, một số hoặc nhiều cổ phần của
CTCP thì người đó là cổ đông của CTCP đó. Cho nên LDN 2014 không hạn chế số
lượng cổ đông tối đa trong CTCP.
- Thứ tư, Công ty cổ phần có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn
Đây là một đặc điểm giống với công ty TNHH. Theo đó, khi CTCP bị tuyên
bố phá sản mà tổng tài sản của công ty không đủ để trả cho công ty thì các cổ đông
không có nghĩa vụ trả nợ thay cho công ty. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi có nguồn gốc từ
số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Do đó, đây là một ưu điểm nổi bật tạo ra tâm lý ưa
chuộng của nhà đầu tư đối với mô hình kinh doanh này.
- Thứ năm, cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Công ty cổ phần là mô hình công ty có tính mở. Yếu tố nhân thân trong
CTCP không quan trọng mà vốn mới là yếu tố quan trọng dẫn đến sự ra đời của mô
hình công ty này. Mặt khác, việc chia vốn điều lệ của CTCP thành các phần nhỏ
như vậy đã làm cho hoạt động của CTCP mang tính xã hội hóa cao. Bất kỳ nhà đầu
tư nào, nhiều hay ít vốn, nếu không thuộc trường hợp bị cấm thành lập và góp vốn
theo quy định của pháp luật thì đều có thể đầu tư vào CTCP thông qua việc mua cổ
phần. Do đó, khác với công ty TNHH và công ty HD, cổ phần được tự do chuyển
nhượng. Cần lưu ý là cổ phần được tự chuyển nhượng nhưng vẫn có những ngoại lệ
(tức là không được chuyển nhượng):
Một là: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển
nhượng cổ phần đó cho người khác (khoản 3 Điều 116 LDN 2014).
Hai là: Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ
thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận
của ĐHĐCĐ (khoản 3 Điều 119 LDN 2014).
Ba là: Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần (khoản 3

9


Điều 126 LDN 2014). Hạn chế chuyển nhượng trong trường hợp này chỉ có hiệu lực
khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
- Thứ sáu, CTCP được phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Đây là đặc điểm khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác. Cụ thể, doanh
nghiệp tư nhân và công ty HD không được quyền phát hành bất cứ loại chứng
khoán nào, còn công ty TNHH thì lại không được quyền phát hành cổ phần. Có thể
kết luận rằng CTCP có kênh huy động vốn rộng rãi trong công chúng. Đặc điểm này
đã tạo điều kiện thuận lợi cho CTCP tham gia mạnh mẽ và đóng vai trò chủ đạo trên
thị trường chứng khoán. Như vậy, CTCP là mô hình tổ chức kinh doanh linh hoạt
và hữu ích trong việc huy động vốn để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh. Ngoài
phát hành cổ phần các loại để huy động vốn thì CTCP được quyền phát hành các
loại chứng khoán khác, phổ biến là trái phiếu. Việc phát hành trái phiếu làm cho
công ty trở thành con nợ của người mua trái phiếu với rủi ro cao, trong khi đó vốn
thu được từ việc phát hành là vốn tự có, vốn chủ sở hữu và vì vậy CTCP không phải
chịu rủi ro khi thanh toán nợ.
Nhìn chung, với bản chất là công ty đối vốn, CTCP được nhà đầu tư ưa
chuộng, sử dụng để gia nhập thị trường, bởi các đặc thù quan trọng về chế độ trách
nhiệm tài sản hữu hạn và các kênh huy động vốn rộng rãi, tạo điều kiện cho nhà đầu
tư sẵn sàng đầu tư vào nhiều công ty khác nhau, thúc đẩy sự ra đời của thị trường
vốn. Tuy nhiên, mô hình công ty này tạo ra những rủi ro cho bên thứ ba, đặc biệt là
khách hàng, đối tác do có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn. Mặt khác, do số
lượng cổ đông rất đông nên sự phân hóa các nhóm quyền lợi và quản lý điều hành
trong công ty khá phức tạp.
1.1.2. Người đại diện theo pháp luật
Công ty cổ phần là một thực thể pháp luật do pháp luật tạo ra, không có hình
hài cụ thể, cho nên mọi hoạt động của pháp nhân thực hiện thông qua các hoạt động
của những cá nhân cụ thể. Vậy nên, trong lý luận về công ty, thì công ty với tư cách

là một pháp nhân - một thực thể pháp lý độc lập (a separate legal entity), tự bản thân
nó không thể hành động cho chính mình mà chỉ có thể hành động thông qua con
10


người cụ thể – những người quản lý công ty. Cũng vì thế, công ty luôn cần có người
đại diện trong giao dịch để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình
[17, Tr. 16]. Trong hoạt động của công ty, NĐĐDTPL sẽ đại diện cho công ty thực
hiện các giao dịch vì lợi ích của công ty với các đối tác, khách hàng và với cơ quan
Nhà nước.
Theo từ điển luật học, đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy
định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền [15, Tr. 13]. Theo BLDS 2015 thì
người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: i) Người được pháp nhân chỉ
định theo điều lệ; ii) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; iii)
Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. NĐDTPL sẽ nhân danh
và vì lợi ích của pháp nhân để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự [25]. Theo pháp
luật dân sự, đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định [24]. Đại diện theo pháp luật là một chế định có
vai trò rất quan trọng trong pháp luật dân sự lẫn pháp luật đầu tư kinh doanh.
NĐDTPL là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật doanh nghiệp 2005 không đưa ra định nghĩa thế nào là NĐDTPL mà
chỉ xác định ai là NĐDTPL của từng loại hình doanh nghiệp. Trong thực tế, có quy
ước chung là NĐDTPL có quyền đại diện đương nhiên cho doanh nghiệp về cả đối
nội lẫn đối ngoại. NĐDTPL được quyền ký kết hợp đồng, thỏa thuận mà không cần
ủy quyền hoặc chấp thuận nào. Nói cách khác, quyền của NĐDTPL của doanh
nghiệp mang tính đương nhiên, gắn với sự tồn tại của doanh nghiệp. Trong nội bộ
công ty, NĐDTPL khi nắm giữ các chức danh quản lý thì có quyền quyết định các
vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức
nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp…

Để nhất quán cách hiểu về người đại diện theo pháp luật, LDN 2014 đã đưa
ra định nghĩa NĐDTPL, qua đó, xác định các nội dung đại diện của người này:
“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh
nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp,
11


đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật”. LDN 2014 định nghĩa dựa trên việc xác định phạm vi và nội
dung đại diện, bao gồm 2 chức năng quan trọng:
(i) Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ
giao dịch của doanh nghiệp; và
(ii) Đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, ở chức năng thứ nhất, LDN lại giới hạn
phạm vi đại diện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chỉ dừng lại ở
“thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp” là không
chính xác. Bởi vì, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, NĐDTPL sẽ thay mặt doanh
nghiệp tiến hành các hoạt động đàm phán, thỏa thuận để ký kết các giao dịch, hợp
đồng. Dù giao dịch của doanh nghiệp không phát sinh các quyền và nghĩa vụ cho
doanh nghiệp thì NĐDTPL vẫn là người được doanh nghiệp “ủy thác” để tiến hành
hoạt động đó. Và khi NĐDTPL được doanh nghiệp “trao quyền” đại diện đứng ra
đàm phán, thỏa thuận ký kết các giao dịch nhưng không thực hiện đúng các trách
nhiệm của mình thì người đại diện này phải chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp.
Tác giả luận văn cho rằng, việc LDN 2014 xác định phạm vi đại diện của NĐDTPL
như vậy sẽ dẫn đến những hệ quả xấu cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp cũng như việc xác định trách nhiệm của NĐDTPL.
Dựa vào việc xác định hai khái niệm là CTCP và NĐDTPL, tác giả rút ra
định nghĩa về NĐDTPL trong CTCP như sau: NĐDTPL trong CTCP là cá nhân đại

diện cho CTCP trong việc xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ
giao dịch của công ty; đại diện cho CTCP với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật.
1.2. Đặc điểm của ngƣời đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần
Công ty cổ phần chỉ là một pháp nhân, một thực thể pháp lý do pháp luật tạo
12


ra, cho nên mọi hoạt động của công ty đều thực hiện thông qua những con người cụ
thể, trong đó đặc biệt có người đại diện theo pháp luật (NĐDTPL). Về cơ bản,
NĐDTPL trong CTCP có đặc trưng pháp lý như sau:
Thứ nhất, người đại diện theo pháp luật là người quản lý doanh nghiệp
Người quản lý doanh nghiệp trong CTCP theo LDN 2014 bao gồm Chủ tịch
Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và
cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao
dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Điều lệ công ty sẽ quy định cụ
thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp.
Luật doanh nghiệp 2014 đã nhấn mạnh hơn nữa đặc điểm NĐDTPL của
doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp khi khẳng định các chức danh đó phải
“có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại
Điều lệ công ty” là người quản lý công ty. Các chức danh quản lý phải có thẩm
quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch theo quy định tại Điều lệ thì mới được
xem là người quản lý doanh nghiệp. Vô hình trung, quy định này đã thể hiện rằng
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp. Quy
định như vậy là khá chặt chẽ, tạo cho việc quản trị doanh nghiệp được thống nhất.
Bởi vì trao cho một người có quyền nhân danh và vì lợi ích của doanh nghiệp thực
hiện các quyền và nghĩa vụ mà không cho họ nắm quyền quản lý thì họ không thể
chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó được. Thêm vào đó, NĐDTPL của

doanh nghiệp là người quản lý có thể tối đa hóa những quyền và nghĩa vụ mà pháp
luật trao cho họ.
Cần lưu ý rằng, NĐDTPL là người quản lý doanh nghiệp nhưng người quản
lý doanh nghiệp chưa chắc là NĐDTPL. Chẳng hạn, trong trường hợp Điều lệ của
CTCP A quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của
công ty; Giám đốc của CTCP A này cũng là người quản lý CTCP A nhưng không
phải là NĐDTPL của CTCP A vì Điều lệ không quy định. Bên cạnh đó, NĐDTPL
cũng khác với người đứng đầu các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của CTCP.
13


Người đứng đầu các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ là những người đứng đầu bộ
phận chuyên trách trong CTCP như Giám đốc/Trưởng phòng kế toán – tài chính,
Giám đốc/Trưởng phòng Nhân sự… Họ có năng lực tư vấn hoặc hỗ trợ bằng cách
cung cấp cho người quản lý thông tin và đưa ra những lời tư vấn. Những người
nhân viên quản lý doanh nghiệp này thường không được phép đưa ra những quyết
định hay có quyền đại diện cho CTCP[36].
Thứ hai, người đại diện theo pháp luật phải là cá nhân cụ thể
Bản thân CTCP chỉ là một pháp nhân được cổ đông thành lập để sản xuất,
kinh doanh. Cho nên, các hoạt động nhân danh CTCP với các bên liên quan đều
phải thực hiện thông qua những con người cụ thể. NĐDTPL phải là cá nhân, một
con người cụ thể.
Đặc trưng NĐDTPL là cá nhân được thể hiện rõ tại khoản 1 Điều 13 LDN
2014. NĐDTPL sẽ đại diện cho công ty xác lập và thực hiện giao dịch, cũng như
đại diện cho CTCP trong các mối quan hệ với Nhà nước. Trong trường hợp như
vậy, các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý phát sinh do hành vi đại diện của
NĐDTPL sẽ thuộc về CTCP, chứ không phát sinh cho NĐDTPL. Trong trường hợp
NĐDTPL vi phạm các nghĩa vụ của mình do pháp luật và CTCP quy định thì tự bản
thân họ sẽ phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý phát sinh đối với CTCP và các
bên liên quan.

Thứ ba, người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho CTCP thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của công ty.
Vai trò của NĐDTPL trong CTCP được thể hiện thông qua các chức năng
quan trọng: (i) Đại diện cho CTCP xác lập các giao dịch: các giao dịch của CTCP
chủ yếu là hợp đồng, là sự thoả thuận giữa CTCP với các bên về việc xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong quan hệ kinh doanh, thương mại. Các hợp
đồng này do NĐDTPL nhân danh CTCP xác lập; (ii) Đại diện cho CTCP thực hiện
các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch, hợp đồng đã xác lập; (iii) Đại diện
cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp
luật.
14


Thứ tư, thẩm quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật có những giới
hạn nhất định
Để hạn chế những rủi ro, cũng như đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông,
CTCP và các bên liên quan (như Nhà nước, chủ nợ, khách hàng, đối tác, người lao
động…) thì thẩm quyền của NĐDTPL thường có những giới hạn “quyền lực” nhất
định. Theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành, có những giao dịch, hợp đồng có giá
trị lớn, có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của CTCP thì NĐDTPL không đương nhiên
được xác lập và thực hiện mà cần phải được sự chấp nhân của ĐHĐCĐ hoặc HĐQT
(Xem Điều 135, Điều 149, Điều 163 LDN 2014). Hoặc trường hợp CTCP có nhiều
người NĐDTPL thì có thể thẩm quyền thường chỉ giới hạn trong những lĩnh vực,
ngành nghề kinh doanh nhất định… Việc giới hạn thẩm quyền của NĐDTPL trong
CTCP được căn cứ vào các quy định của pháp luật doanh nghiệp, điều lệ công ty.
Theo thông luật (common law) đưa ra 4 mối quan hệ sau để làm rõ vấn đề
này: (i) Thẩm quyền thực tế rõ ràng: Người quản lý có thẩm quyền này thông qua
các quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp, bao gồm điều lệ, hoặc theo sự phân
công/ủy quyền. Ví dụ hội đồng quản trị của công ty X cho phép ông Y, giám đốc

điều hành, được quyền thay mặt Công ty X ký các hợp đồng mua bán hàng hóa từ
500.000 đô la Mỹ trở lên; (ii) Thẩm quyền thực tế ngầm định: Đây là thẩm quyền
phái sinh từ thẩm quyền thực tế rõ ràng nêu trên. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi
một người quản lý không được phân công/ủy quyền để thực hiện một công việc cụ
thể thì công ty vẫn bị ràng buộc bởi các công việc anh ta thực hiện. Quay lại ví dụ
nêu trên, để ông Y có thể ký hợp đồng với đối tác Z, ông phải bay đến trụ sở của đối
tác Z. Các hợp đồng mini phục vụ cho việc ký kết như ăn nghỉ tại khách sạn gần trụ
sở của đối tác Z, di chuyển trên taxi đều có giá trị ràng buộc công ty X; (iii) Thẩm
quyền bề ngoài: Thẩm quyền bề ngoài được xác lập khi người đại diện không được
công ty trao quyền đại diện. Tuy nhiên, bên thứ ba nhận thấy hành vi của công ty
hàm ý là người đại diện đó được trao quyền. Khác với thẩm quyền thực tế, ở đây có
ba đối tượng liên quan là công ty, người đại diện và bên thứ ba. Để xác nhận liệu
một người nào đó có phải là đại diện bề ngoài của công ty hay không, người ta
15


thường dựa vào hai yếu tố sau đây: công ty, bằng hành động của mình (chứ không
phải là hành động của người đại diện) cho cả thế giới thấy là người quản lý đó có
quyền hành động thay cho mình (Điều kiện 1); và bên thứ ba ý thức được hành
động trên của công ty và, [một cách hợp lý], dựa vào hành động đó để giao kết với
người được đại diện (Điều kiện 2). Trong thông luật, thẩm quyền bề ngoài có vai trò
đặc biệt quan trọng vì không phải lúc nào bên thứ ba cũng có thể tiếp cận được với
các tài liệu quản trị về nội bộ của doanh nghiệp. Đặc biệt, với những doanh nghiệp
lớn với hàng chục ngàn nhân viên làm các nhiệm vụ có quy mô khác nhau, việc soát
xét thẩm quyền của tường người trong số họ dường như là bất khả thi; (iv) Phê
chuẩn Nếu người quản lý tham gia một giao dịch thay mặt cho công ty mà không
rơi vào bất cứ quan hệ thẩm quyền nào nêu trên thì giao dịch đó sẽ không ràng buộc
công ty. Tuy nhiên, nếu công ty, mà cụ thể là hội đồng quản trị chẳng hạn, ra một
văn bản phê chuẩn việc tham gia giao dịch của người đại diện thì giao dịch đó sẽ
ràng buộc công ty [34].

Thứ năm, chức năng của người đại diện theo pháp luật khác với người đại
diện theo ủy quyền.
Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền và theo pháp luật. Tuy nhiên,
khác với đại diện theo pháp luật thì đại diện theo ủy quyền là trường hợp quan hệ
đại diện được xác lập theo ý chí của hai bên. Do vậy, cả người đại diện và người
được đại diện đều phải có năng lực hành vi dân sự. Hai bên biểu hiện tự do ý chí
thông qua một hợp đồng ủy quyền hoặc một giấy ủy quyền. Ủy quyền là phương
tiện pháp lý cần thiết tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của
quan hệ dân sự, bằng nhiều hình thức khác nhau có thể tham gia vào các giao dịch
dân sự một cách thuận lợi nhất, bảo đảm thỏa mãn nhanh chóng các lợi ích vật chất,
tinh thần mà chủ thể quan tâm. NĐDTPL khác với người đại diện theo ủy quyền ở
đặc điểm:
Thứ nhất, về quyền nhân danh công ty. NĐDTPL của CTCP được pháp luật
và CTCP trao quyền đại diện đương nhiên, mà không cần thông qua bất cứ thủ tục
hay quyết định ủy quyền nào; còn người đại diện theo ủy quyền của công ty là
16


người được NĐDTPL của công ty ủy quyền để thực hiện một hoặc một số quyền và
nghĩa vụ nhất định. Người đại diện theo ủy quyền của công ty không có quyền
đương nhiên nhân danh công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ mà chỉ được nhân
danh công ty trong phạm vi ủy quyền và có nghĩa vụ nói rõ việc ủy quyền đó trong
các giao dịch.
Thứ hai: Quyền ủy quyền cho người khác: NĐDTPL của CTCP được quyền
ủy quyền cho người khác để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty do mình làm
đại diện theo pháp luật, chẳng hạn như Tổng giám đốc là NĐDTPL của CTCP có
thể ủy quyền cho các Phó tổng giám đốc, các giám đốc chi nhánh thực hiện một số
quyền và nghĩa vụ nhất định của công ty... Trong khi đó, người đại diện theo ủy
quyền của công ty không đương nhiên được ủy quyền lại cho người khác thực hiện
quyền và nghĩa vụ đại diện cho công ty mà mình đã được ủy quyền, trừ trường hợp

được người ủy quyền đồng ý.
Thứ ba, Thù lao đại diện: NĐDTPL của CTCP không hưởng thù lao đại diện.
NĐDTPL chỉ hưởng thù lao chức vụ (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
hoặc Giám đốc). Người đại diện theo ủy quyền của công ty có thể có thù lao đại
diện. Thù lao đại diện do các bên thỏa thuận; Thứ tư, Thời hạn đại diện: Thời hạn
đại diện của NĐDTPL của CTCP gắn với nhiệm kỳ hoặc thời hạn ghi trong chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động
được ký kết với CTCP. Thời hạn đại diện của người đại diện theo ủy quyền của
công ty được thể hiện rõ trong văn bản ủy quyền; Thứ năm, Quy định điều kiện cư
trú tại Việt Nam: NĐDTPL của công ty phải thường trú tại Việt Nam. Trong khi đó,
người đại diện theo ủy quyền của công ty không bị ràng buộc về điều kiện cư trú.
Sự khác nhau này là cần thiết để phân định quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm
của mỗi người khi thực hiện quan hệ đại diện cho công ty. Trong hoạt động kinh
doanh, việc xác định NĐDTPL hoặc người đại diện theo ủy quyền, trong nhiều
trường hợp sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý khác nhau.
1.3. Cơ sở hình thành mối quan hệ đại diện giữa ngƣời đại diện theo
pháp luật với công ty cổ phần
Trong đời sống, để thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần, các chủ
thể thường tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, có những
17


trường hợp mà ở đó các chủ thể không thể tự mình tham gia các giao dịch hay
không muốn tự mình tham gia các giao dịch nên cần đến sự trợ giúp của các chủ thể
khác thông qua hình thức đại diện. Đây là một phương thức cần thiết không thể bị
xóa bỏ trong bất kì chế độ phát triển nào dựa trên sự phân công lao động đối với sản
xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ [35, Tr. 431]. Nhờ vào phương thức này, các
quan hệ dân sự nói chung, quan hệ kinh doanh thương mại nói riêng, cùng với sự
phân công lao động tăng cường hơn, các chủ thể cũng thuận tiện hơn trong việc
giao kết các hợp đồng.

Trước công nguyên, luật La Mã không chấp nhận vấn đề đại diện do tính
chất trọng hình thức đối với hợp đồng [14, Tr. 26]. Càng về sau, cùng với sự thay
đổi của các hình thái kinh tế - xã hội thì quan hệ đại diện ngày càng phát triển hơn.
Từ giữa thế kỉ 19, các án lệ của các nước theo truyền thống thông luật (common
law) đã khẳng định rằng, công ty chỉ có thể hành động thông qua các Giám đốc
(directors) - là những người quản lý công ty. Bởi họ cho rằng, công ty là một thực
thể pháp lý độc lập, tự bản thân nó không thể hành động mà phải thông qua con
người cụ thể đại diện cho công ty xác lập và thực hiện các giao dịch.
Đến thế kỷ 20, các lý thuyết về đại diện xuất hiện trong nhiều nghiên cứu của
các giáo sư luật, kinh tế, quản trị ở phương Tây. Theo học thuyết về đại diện, quan
hệ giữa các cổ đông và người quản lý công ty được hiểu như là quan hệ đại diện hay quan hệ ủy thác. Mối quan hệ này được coi như là quan hệ hợp đồng mà theo
đó các cổ đông bổ nhiệm, chỉ định người khác để thực hiện việc quản lý công ty cho
họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản
của công ty [17, Tr. 22]. Và về sau, khi vấn đề tách bạch giữa quyền sở hữu và
quyền quản lý (nắm sở hữu nhưng không quản lý hoặc nắm quản lý nhưng không sở
hữu) xuất hiện thì cơ chế quản trị công ty được dùng để giải quyết các vấn đề về đại
diện [5, Tr. 46].
Theo học thuyết về đại diện, mối quan hệ giữa các cổ đông và người quản lý
công ty được hiểu như là quan hệ đại diện – hay quan hệ ủy thác. Mà trong đó, chủ
sở hữu bổ nhiệm, chỉ định người đại diện thực hiện việc quản lý công ty, trao cho
18


họ một số thẩm quyền, bao gồm cả quyền định đoạt tài sản để phục vụ lợi ích của
chủ sở hữu. Nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công
ty) đều muốn tối đa hóa lợi tích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý
công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ
đông và công ty [17, Tr. 11-18]. Làm thế nào để đảm bảo rằng người đại diện chỉ
hành động duy nhất vì lợi ích người chủ (principal) là một thách thức lớn lao.
Có thể thấy quan hệ đại diện đã xuất hiện trong cuộc sống như một nhu cầu

được xã hội chấp nhận và được pháp luật ghi nhận. Trong quan hệ kinh doanh,
thương mại, đại diện theo pháp luật được xem là cơ sở cho quá trình tồn tại và phát
triển của CTCP. Nếu không có NĐDTPL thì tất cả quyền và nghĩa vụ, cũng như các
hoạt động kinh doanh của CTCP không thể thực hiện được, bởi CTCP chỉ là một
pháp nhân, một thực thể pháp lý do con người tạo ra. Các chủ thể có mối quan hệ
kinh doanh với CTCP phải xác định ai là NĐDTPL của công ty để xác lập và thực
hiện các giao dịch làm ăn.
Thực chất, trong mỗi công ty đều có những mối quan hệ ẩn chứa sự xung đột
lợi ích ở những mức độ khác nhau, giữa một bên là cổ đông với tư cách là người sở
hữu vốn với một bên là những người quản lý điều hành công ty với tư cách là người
trực tiếp quản lý, sử dụng vốn, tài sản của công ty [18, Tr. 147]. Trên cả phương
diện lý luận và thực tiễn, tất cả các cổ đông, thành viên công ty nói chung – bất kể
là cổ đông góp nhiều vốn hay ít vốn – đều có thể phải đối mặt với việc bị “bóc lột”
bởi những người quản lý điều hành công ty [18, Tr. 29-36]. Các đặc tính của tự
nhiên của quan hệ đại diện dẫn đến giả thiết rằng, các cổ đông thường xuyên giám
sát hoạt động của người quản lý công ty nhằm đảm bảo lợi ích của mình, bằng cách
thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám
sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý
công ty [17, Tr. 11-18].
Đại diện theo pháp luật với tư cách là một quan hệ pháp luật. Trong quan hệ
này, NĐDTPL nhân danh CTCP xác lập, thực hiện các giao dịch với người thứ ba
chứ không phải nhân danh họ, với mục đích “vì lợi ích” của CTCP chứ không hoàn
19


×