Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ THÀNH TÍCH CỦA HỌC SINH VIỆT NAM TRONG PISA 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 113 trang )

MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP VÀ THÀNH TÍCH
CỦA HỌC SINH VIỆT NAM TRONG PISA 2012


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ........................................................... iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ........................................................... iv
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................3
4. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................4
6. Cơ sở dữ liệu ...............................................................................................5
7. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ................................................................5
8. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................6
9. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN..................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu ..............................................................................7
1.1.1. Nghiên cứu về các yếu tố của môi trƣờng học tập ................................ 7
1.1.2. Các nghiên cứu về đánh giá thành tích học tập của HS ...................... 13
Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của các yếu tố đến TTHT của HS ................ 14
1.1.3 Chƣơng trình đánh giá HS quốc tế (PISA) .......................................... 22
Tiểu kết chƣơng 1 ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU..................................38
2.1. Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................38
2.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................39




2.2. Đặc điểm học sinh trong mẫu tổng thể của PISA 2012 ........................41
2.3. Đặc điểm của mẫu học sinh Việt Nam trong PISA 2012.......................42
2.5. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................. 43
2.6. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................. 44
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................46
3. 1. Đặc điểm môi trƣờng học tập của học sinh Việt Nam .......................... 46
3.1.1. Cảm giác thuộc trƣờng ................................................................... 46
3.1.2. Đặc điểm so với trung bình các nƣớc OECD ................................. 47
3.1.3. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh .......................................... 50
3.1.4. Thái độ đối với trƣờng học: Kết quả học tập (Students' attitudes
towards school: Learning outcomes) ......................................................... 53
3.1.5. Thái độ đối với trƣờng học: Hoạt động học tập (Students'
attitudes towards school: Learning activities) ........................................... 56
3.1.6. Môi trƣờng kỷ luật .......................................................................... 59
3.1.7. Sự tham gia của phụ huynh với nhà trƣờng ..................................... 62
3.1.8. Nhận xét chung về 5 nhân tố môi trƣờng học tập ở Việt Nam ........ 70
3.1.9. Tƣơng quan của các đặc điểm môi trƣờng học tập với thành tích
Toán học của HS Việt Nam ....................................................................... 72
3.2. Ảnh hƣởng của môi trƣờng học tập đến thành tích Toán học của HS
Việt Nam ...................................................................................................... 74
Tiểu kết chƣơng 3 ......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .....................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................80
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Nguyên nghĩa

Ký hiệu

1

HS

Học sinh

2

KQHT

Kết quả học tập

3

KT-XH

Kinh tế xã hội

4

NC

Nghiên cứu


5

MTHT

Môi trƣờng học tập

6

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

7

PIRLS

8

PISA

9

TIMSS

Chƣơng trình Nghiên cứu quốc tế về tiến
bộ năng lực Đọc hiểu
Chƣơng trình đánh giá học sinh quốc tế
Chƣơng trình Nghiên cứu xu hƣớng Toán
học và Khoa học quốc tế


i


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Lĩnh vực trọng tâm đánh giá và số lƣợng các nƣớc và nền kinh tế tham
gia đánh giá trong PISA các năm 2000- 2012 PISA [2.34] ................................... 34
Bảng 2.1.Cơ cấu mẫu PISA 2012 của Việt Nam .................................................. 41
Bảng 2.2. Một số đặc điểm của mẫu.................................................................... 43
Bảng 3.1. Tỷ lệ % HS Việt Nam và trung bình của HS các nƣớc OECD báo cáo
rằng các em “đồng ý ” hoặc “rất đồng ý” về các nhận định về trƣờng học ............. 47
Bảng 3.2. Tỷ lệ % HS cáo rằng các em “đồng ý ” hoặc “rất đồng ý” về các nhận
định về trƣờng học phân theo các đặc điểm giới tính, vị trí trƣờng đóng, điều kiện
kinh tế - xã hội, loại hình trƣờng ......................................................................... 49
Bảng 3.3. Tỷ lệ học sinh lựa chọn các ý kiến ở “Mọi tiết học” hoặc “Hầu hết các tiết
học” về quan hệ của giáo viên và HS trong giờ học Toán ..................................... 51
Bảng 3.4. Tỷ lệ học sinh lựa chọn các ý kiến ở “Mọi tiết học” hoặc “Hầu hết các tiết học”
về quan hệ của giáo viên và HS trong giờ học Toán phân theo các nhóm HS .............. 52
Bảng 3.5. Báo cáo của HS về vai trò của trƣờng học của HS Việt Nam và trung bình
các nƣớc OECD................................................................................................. 54
Bảng 3.6. Tỷ lệ HS Đồng ý học Rất đồng ý về vai trò của trƣờng họcphân theo các
nhóm HS ........................................................................................................... 55
Bảng 3.7. Báo cáo mức độ đồng ý và rất đồng ý của HS về vai trò của trƣờng học
trong các hoạt động của HS Việt Nam và trung bình các nƣớc OECD .................. 57
Bảng 3.8. Tỷ lệ HS Đồng ý học Rất đồng ý về vai trò của việc cố gắng trong trƣờng
học phân theo các nhóm HS ............................................................................... 58
Hình 3. 1. Tỷ lệ HS lựa chọn Không bao giờ hoặc hiếm khi về các đặc điểm môi
trƣờng kỷ luật của học sinh Việt Nam và HS các nƣớc OECD.............................. 60
Bảng 3.9 . Tỷ lệ HS nhận xét Không bao giờ hoặc hiếm khi về các đặc điểm môi
trƣờng kỷ luật phân theo các đặc điểm trƣờng ..................................................... 61
Bảng 3.10. tỷ lệ % phụ huynh HS có tham gia với các nhà trƣờng ở Việt Nam và

các nƣớc OECD................................................................................................. 64

ii


Bảng 3.11. Kết quả phân tích tƣơng quan của các nhân tố môi trƣờng học tập va
thành tích Toán học của HS Việt Nam ................................................................ 72
Bảng 3.12. Tóm tắt mô hình hồi quy ................................................................... 75
Bảng 3.13. Kết quả kiểm định ANOVA .............................................................. 75
Bảng 3.14. Kết quả phân tích hồi quy.................................................................. 75

iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ
Hình 3.2. tỷ lệ % phụ huynh HS có tham gia với các nhà trƣờng ở Việt Nam phân
theo vị trí trƣờng đóng ....................................................................................... 66
Hình 3.3. tỷ lệ % phụ huynh HS có tham gia với các nhà trƣờng ở Việt Nam phân
theo điều kiện KT - XH...................................................................................... 68
Hình 3.4. tỷ lệ % phụ huynh HS có tham gia với các nhà trƣờng ở Việt Nam phân
theo loại hình trƣờng .......................................................................................... 69
Hình 3.5 . Các chỉ số môi trƣờng kỷ luật của Việt Nam và trung bình chung các
nƣớc OECD....................................................................................................... 71

Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Mô hình lý thuyết về ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng học tập đến
thành tích, kết quả học tập môn toán của học sinh................................................ 35
Sơ đồ 2.1. Quy trình các bƣớc và các hoạt động nghiên cứu về ảnh hƣởng của môi
trƣờng học tập đến thành tích học tập của HS Việt Nam ...................................... 38


iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trƣờng học tập có tác động tích cực tỉ lệ thuận đối với kết quả học
tập của học sinh. “Môi trƣờng học tập chất lƣợng cao có lợi cho tất cả học
sinh và đặc biệt có lợi cho những học sinh yếu kém “. Leadership Compass »
Vol. 5, No. 1, Fall 2007 by Alexandra Loukas.
Môi trƣờng học tập và bầu không khí nhà trƣờng (school climate) khác
nhau rất nhiều, có một số trƣờng học mang lại cảm giác thân thiện, mời gọi và
hỗ trợ. Một số khác mang lại cảm giác loại trừ, không chào mời, và thậm chí
không an toàn. Tất cả những cảm xúc và thái độ có đƣợc là nhờ môi trƣờng
của một trƣờng học, đƣợc gọi là môi trƣờng học tập. Mặc dù rất khó để đƣa ra
một định nghĩa ngắn gọn về môi trƣờng học tập, nhƣng nhiều nhà nghiên cứu
đều đồng ý rằng nó là một cấu trúc đa chiều bao gồm các kích thƣớc vật lý, xã
hội và học thuật.
Tất cả chúng ta ai cũng có và luôn nhớ về những khoảnh khắc tuổi thơ
khi chúng ta cảm thấy đặc biệt an toàn (hoặc không an toàn) ở trƣờng học, khi
chúng ta cảm thấy đặc biệt kết nối với một ngƣời lớn chăm sóc cho chúng ta
(hoặc cảm giác đáng sợ khi chúng ta một mình). Đây là những kỷ niệm ở
trƣờng mà tất cả chúng ta có xu hƣớng nhớ rất rõ: tốt / không tốt. Không có gì
ngạc nhiên rằng đây là một trong những loại hình kinh nghiệm học tập và
phát triển. Tuy nhiên, môi trƣờng học tập lớn hơn bất cứ kinh nghiệm của một
ngƣời nào. Khi mọi ngƣời cùng nhau làm việc, sẽ hình thành một nhóm làm
việc tốt hơn là một cá nhân tự làm. Một đánh giá toàn diện về môi trƣờng học
tập bao gồm các lĩnh vực chủ yếu của đời sống học đƣờng nhƣ an toàn, các
mối quan hệ, giảng dạy và học tập, và môi trƣờng cũng nhƣ các mô hình tổ
chức lớn hơn. Làm thế nào để chúng ta có thể cảm nhận về trƣờng học và phát

triển xu hƣớng dạng học tập theo nhóm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh

1


rằng môi trƣờng học tập tích cực gắn liền với thành tích học tập, những nỗ lực
phòng ngừa rủi ro hiệu quả và phát triển tính tích cực học tập của học sinh.
PISA là Chƣơng trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for
International Student Assessment) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organisation for Economic Cooperation and Development), viết tắt là
OECD. Chƣơng trình này nhằm đánh giá chất lƣợng giáo dục của học sinh
các trƣờng cơ sở của các quốc gia thành viên của tổ chức này và một số nƣớc
khác trên thế giới. Chƣơng trình đƣợc thực hiện theo chu kỳ 3 năm một lần
với học sinh ở độ tuổi 15. Mục đích của PISA là đánh giá việc tiếp nhận kiến
thức và kỹ năng cần thiết cho việc hòa nhập vào xã hội của học sinh năm cuối
cùng của bậc học cơ sở. Nội dung khảo sát, đánh giá tập trung vào các lĩnh
vực nhƣ đọc hiểu, toán và khoa học. Đây là những lĩnh vực đƣợc coi là cần
thiết cho cuộc sống sau khi kết thúc việc học ở trƣờng học cơ sở.
Tham gia PISA là cơ hội để Việt Nam học tập, trao đổi kinh nghiệm
đánh giá quốc tế, tăng cƣờng năng lực đội ngũ cán bộ đánh giá để có thể triển
khai thực hiện tốt các kỳ đánh giá quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đổi
mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá góp phần nâng cao
chất lƣợng giáo dục, đồng thời là bƣớc chuẩn bị tích cực cho lộ trình đổi mới
giáo dục sau năm 2015.
Tháng 12/2013, kết quả thi PISA 2012 đã đƣợc công bố. Việt Nam
đã đạt đƣợc các kết quả cao hơn nhiều so với mong đợi: Toán học (lĩnh vực
chính) đứng ở vị trí 17/65, Khoa học đứng ở vị trí 8/65 và Đọc hiểu đứng
vị trí 19/65. Tuy nhiên, hiện tại, chúng ta mới chỉ có báo cáo chung của
OECD về kết quả thi cũng nhƣ các nhân tố tác động tới kết quả đó của tất
cả các quốc gia tham gia, chứ chƣa có một báo cáo cụ thể về từng quốc gia

riêng biệt.

2


Với mục đích góp phần vào việc phân tích các nhân tố tác động tới kết
quả thi của học sinh Việt nam, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “ Môi trường
học tập và thành tích của học sinh Việt Nam trong PISA 2012 ”.
Toán học là lĩnh vực trọng tâm trong PISA 2012, mọi câu hỏi trong
phiếu hỏi học sinh chủ yếu là hỏi về việc học toán, một số nhân tố trong
MTHT hỏi về tình hình lớp học trong giờ học toán. Vậy nên đề tài chọn
môn Toán học để phân tích.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu, đo lƣờng và đánh giá một số yếu tố thuộc
về môi trƣờng học tập ảnh hƣởng đến thành tích của học sinh Việt Nam trong
Chƣơng trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) năm 2012. Trên cơ sở đó đề
tài kiến nghị các giải pháp cải thiện môi trƣờng học tập của học sinh Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế về lĩnh vực giáo dục từ kết quả nghiên
cứu thu đƣợc sau khi phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về ảnh hƣởng của các yếu
tố môi trƣờng học tập đối với thành tích học tập của học sinh. Tuy nhiên, các
đề tài đó chƣa đặt ra vấn đề đo lƣờng và đánh giá các yếu tố môi trƣờng và
ảnh hƣởng của chúng đến thành tích học tập của học sinh Việt Nam trên cơ sở
phân tích dữ liệu có sẵn từ một chƣơng trình đánh giá học sinh quốc tế. Báo
cáo quốc tế có thể đề cập chủ đề này nhƣng không chuyên sâu về học sinh
Việt Nam. Các nghiên cứu trong nƣớc có thể sử dụng PISA 2012 nhƣng chƣa
phân tích kỹ lƣỡng và chi tiết các yếu tố môi trƣờng học tập với đặc trƣng
kinh tế - xã hội của Việt nam và chƣa công bố. Do vậy, đề tài có tính mới về

nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu để có thể đóng góp cho khoa học đo
lƣờng và đánh giá trong giáo dục.

3


3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đo lƣờng, phân tích và đánh giá chi tiết, cụ thể theo vị trí
trƣờng, loại trƣờng, điều kiện kinh tế xã hội để làm rõ các yếu tố môi trƣờng
và ảnh hƣởng của các yếu tố đó đến thành tích học tập của học sinh qua dữ
liệu PISA 2012. Nhờ vậy luận văn có thể gợi mở suy nghĩ cho việc tìm kiếm
giải pháp phát huy những yếu tố có tác động thúc đẩy thành tích học tập và
kiểm soát những yếu tố có tác động cản trở đối với thành tích học tập của
học sinh Việt Nam. Luận văn có thể đóng góp những tri thức cần thiết cho
các bên tham gia giáo dục nhằm tìm cách đổi mới và và kiến tạo môi trƣờng
học tập thân thiện, lành mạnh và tích cực để góp phần nâng cao thành tích
học tập của của học sinh Việt Nam.
4. Giới hạn nghiên cứu
Tìm hiểu, đo lƣờng, đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới
việc học tập của học sinh là lĩnh vực rất rộng, vấn đề kết quả học tập của học
sinh cũng bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề
tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá sự ảnh hƣởng của một số
yếu tố thuộc về môi trƣờng học tập. Đó là năm yếu tố: (i) Cảm giác gắn kết
(Sense of Belonging to School), (ii) quan hệ thày trò (Student-Teacher
Relations), (iii) thái độ đối với nhà trƣờng (Attitude towards School), (iv) sự
tham gia của phụ huynh học sinh (Parent participation), (v) những cản trở về
việc học (Learning Hindrance) tới thành tích của học sinh Việt Nam trong kỳ
đánh giá PISA 2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu có sẵn để tổng quan

tình hình nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài. Đồng
thời luận văn sử dụng các phƣơng pháp đo lƣờng và đánh giá để xác định các
tiêu chí, chỉ tiêu, chỉ báo cần đo lƣờng, đánh giá. Đề tài sử dụng phƣơng pháp
phân tích các dữ liệu có sẵn (PISA) để đánh giá yếu tố môi trƣờng và ảnh
4


hƣởng của yếu tố môi trƣờng học tập đến thành tích học tập của học sinh. Tuy
đề tài không sử dụng phƣơng pháp khảo sát thực tế nhƣng toàn bộ quy trình
với các giai đoạn, các bƣớc của một cuộc khảo sát đo lƣờng, đánh giá đều
đƣợc thực hiện theo đúng các yêu cầu của phƣơng pháp đo lƣờng và đánh giá
trong giáo dục.
6. Cơ sở dữ liệu
Luận văn sử dụng cơ sở dữ liệu có sẵn bằng cách truy cập vào website
để triết xuất dữ liệu cần thiết cho
đề tài luận văn từ PISA 2012.
o PISA cung cấp các dữ liệu về học sinh cần được triết xuất để thực
hiện đề tài luận văn.
Đề tài luận văn tập trung vào các yếu tố môi trƣờng, do vậy luận văn sử
dụng cả ba bảng hỏi học sinh để tìm hiểu các nội dung câu hỏi và nội dung
các phƣơng án trả lời (xem phụ lục A, B, C).
7. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
7.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Môi trƣờng học tập của học sinh Việt Nam nhƣ thế nào qua PISA 2012?
- Có mối liên hệ giữa môi trƣờng học tập và thành tích PISA 2012
không?
- Mức độ tác động của các nhân tố môi trƣờng đến thành tích PISA 2012
nhƣ thế nào?
7.2. Giả thuyết nghiên cứu
Việt Nam có một môi trƣờng học tập khá tốt so với mức trung bình của

OECD. Các đặc điểm MTHT có một số khác biệt theo vị trí trƣờng
đóng, loại hình trƣờng, điều kiện KT-XH. Có ảnh hƣởng, có ý nghĩa
thống kê của các nhân tố môi trƣờng học tập đến kết quả PISA
- Mức độ gắn kết của học sinh với nhà trƣờng càng cao thì kết quả học tập
càng cao?
5


- Quan hệ thày trò càng tốt thì kết quả học tập của học sinh đó càng đƣợc cải
thiện?
- Thái độ với nhà trƣờng càng tích cực thì kết quả học tập của học sinh càng
tốt?
- Cha mẹ học sinh nào tham gia vào các hoạt động của nhà trƣờng thì những
học sinh ấy đạt thành tích cao trong học tập?
- Những học sinh không có những hành vi nhƣ: nghỉ học, bỏ tiết, đi muộn,
không tham gia các hoạt động của nhà trƣờng, không tôn trọng giáo viên, gây nhiễu
trong giờ học, uống rƣợu hoặc các chất cấm, có hành vi bạo lực thì kết quả học tập
càng cao?

8. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
8.1. Khách thể nghiên cứu
Toàn bộ 4959 học sinh 15 tuổi của Việt Nam đã tham gia kỳ đánh giá PISA
năm 2012 của OECD.

8.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nhằm vào đối tƣợng nghiên cứu chính là ảnh hƣởng của các
yếu tố môi trƣờng học tập đến thành tích học toán của học sinh.
9. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài

Chƣơng 2. Thiết kế và tổ chức nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng và mối quan hệ giữa môi trƣờng học tập và
thành tích toán học của học sinh Việt Nam trong PISA 2012
Kết luận
Các phụ lục

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về các yếu tố của môi trường học tập
Các yếu tố gắn kết
Do tầm quan trọng của nhận thức cá nhân, trƣờng học thƣờng xuyên
đánh giá học sinh cảm thấy nhƣ thế nào về môi trƣờng học tập của họ. Một số
công cụ đánh giá có sẵn để kiểm tra nhận thức của học sinh về môi trƣờng
học tập, bao gồm: Elementary and Middle School Climate Survey - Khảo sát
về môi trƣờng học tập trƣờng Tiểu học và Trung học (Haynes, Emmons, &
Comer, 1993), the Quality of School Life Scale (Epstein & McPartland,
1976), and the Elementary School Environment Scale (Sinclair, 1970).
Trƣờng học có thể sử dụng các công cụ này để khảo sát nhƣng cũng có thể
thay đổi chúng để tạo ra các công cụ của riêng mình. Không có một công cụ
nào đánh giá đƣợc mọi khía cạnh của môi trƣờng học tập. Tuy nhiên, kết quả
của các cuộc điều tra phát hiện học sinh cảm thấy thế nào về sự quan trọng
của môi trƣờng học tập và nhà trƣờng đã làm gì để thực hiện các bƣớc ban
đầu để cải thiện chất lƣợng của họ.
Trong những năm gần đây, rất nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc
thu thập và điều tra các thông tin liên quan đến các yếu tố xã hội, kinh tế và
văn hóa đƣợc cho là có ảnh hƣởng đến thành tích học tập. Nhiều kết quả

nghiên cứu đã xác định sự nỗ lực của bản thân học sinh, trình độ học vấn của
phụ huynh, thu nhập của gia đình (Devadoss & Foltz, 1996), tính tự giác, độ
tuổi của học sinh, sở thích học tập (Aripin, Mahmood, Rohaizad, Yeop, &
Anuar, 2008), đi học đầy đủ (Romer, 1993) là những yếu tố có ảnh hƣởng
đáng kể tới kết quả học tập của học sinh ở nhiều bối cảnh khác nhau.

7


Khi nghiên cứu về sự gắn bó của học sinh, tác giả Jon Douglas Willms
cho biết thuật ngữ “sự gắn bó của học sinh” (student engagement) đƣợc dùng
để chỉ thái độ của học sinh với trƣờng lớp và sự tham gia của các em vào các
hoạt động ở trƣờng. Theo kết quả trong nghiên cứu Sự gắn bó của học sinh ở
trường - Cảm giác gắn kết trường lớp và sự tham gia vào trường lớp - những
kết quả từ PISA 2000, tác giả phát hiện thấy có sự khác biệt về giới tính (giữa
nam và nữ) trong kết quả tìm đƣợc giữa các nƣớc. Thứ hai, những học sinh
đƣợc sinh ra ở nƣớc ngoài thƣờng có cảm giác gắn kết trƣờng lớp thấp hơn so
với những học sinh khác. Thứ ba, những học sinh ở các gia đình có điều kiện
kinh tế xã hội thấp thƣờng không cảm thấy thỏa mãn với trƣờng lớp. Nghiên
cứu cũng phát hiện ra rằng trong số các nƣớc OECD, có khoảng 25% học sinh
đƣợc ghi nhận là có cảm giác gắn kết trƣờng lớp thấp, khoảng 20% thƣờng
xuyên nghỉ học.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu Thái độ của học sinh về việc học tập và nhà
trường của một nhóm tác giả ở Đại học Évora (Bồ Đào Nha), trải nghiệm văn
hóa lại cho thấy nhiều kiểu thái độ khác nhau về điểm, về nhà trƣờng và việc
học tập. Ngoài ra, kinh nghiệm xã hội và mức độ quan tâm của cha mẹ cũng
là một yếu tố quan trọng trong thái độ đối với nhà trƣờng và việc học tập của
học sinh.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh
Trong nghiên cứu Các mối quan hệ giáo viên - học sinh và kết quả học

tập của học sinh, tác giả Ruby Larson (Đại học Nebraska ở Omaha - Hoa Kỳ)
đã tổng hợp đƣợc nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Những học sinh có mối
quan hệ tích cực với giáo viên cho thấy sự thích ứng tích cực đối với trƣờng
lớp, không kể khối lớp hay giới tính, tính trên phạm vi độ tuổi tiểu học
(Baker, 2006). Ngoài ra, những học sinh là nữ, đến từ những gia đình có điều

8


kiện kinh tế cao thƣờng mong muốn có mối quan hệ gần gũi và tích cực hơn
với giáo viên (Jerome và cộng sự, 2009). Nhiều nghiên cứu khác còn cho thấy
tác động tích cực của mối quan hệ giáo viên - học sinh tới việc học tập của
học sinh ở cả bậc tiểu học và mầm non.
Mối tƣơng quan giữa sở thích học tập của học sinh và phong cách giảng
dạy của giảng viên đã đƣợc chứng minh là có ảnh hƣởng tích cực về năng lực
của học sinh (Harb & El-Shaarawi, 2006). Theo Reid (1995), sở thích học tập
là “cách tự nhiên, quen thuộc và ƣa thích” của một ngƣời để tiếp nhận những
thông tin mới. Điều này nghĩa là các cá nhân có sự khác biệt về phƣơng thức
giảng dạy hoặc học tập nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho mình. Richard M.
Felder, (1993) nhận định rằng sự liên kết giữa sở thích học tập của học sinh
và phong cách giảng dạy của giảng viên mang lại sự hồi tƣởng về kiến thức
đã học và sự tiếp thu kiến thức mới tốt hơn.
Các tác giả Getinet Haile & Nguyễn Ngọc Anh trong đề tài Các yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả học tập ở Hoa Kỳ: Phân tích hồi quy điểm phân vị cho
điểm kiểm tra đã khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tập của sinh
viên ở các môn Toán học, Đọc hiểu và Khoa học ở Hoa Kỳ, đặc biệt chú
trọng tới các ảnh hƣởng tiềm năng của các yếu tố chủng tộc, hoàn cảnh gia
đình đối với sự phân phối điểm thi của sinh viên. Từ đó tác giả đƣa ra hai kết
luận quan trọng: thứ nhất, khoảng cách điểm thi đƣợc đo lƣờng trong thứ
hạng phân vị của các môn Toán học, Đọc hiểu và Khoa học giữa các nhóm

dân tộc là khác nhau; thứ hai, ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về gia đình nhƣ
trình độ học vấn cha mẹ cũng tạo nên sự khác biệt trong phân phối điểm số.
Nghiên cứu về yếu tố môi trƣờng gia đình
Về mối tƣơng quan giữa yếu tố gia đình với thành tích học tập của học
sinh, tác giả Nguyễn Thị Minh Phƣơng (2008) đã tiến hành nghiên cứu điền

9


dã tại ba thôn là Tam Sơn (xã Tam Sơn), Đồng Kỵ (xã Đồng Quang) và Phù
Lƣu (xã Tân Hồng) thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Theo nghiên cứu
này, sự quan tâm của bố mẹ nhất là sự định hƣớng của bố mẹ đối với việc học
tập của con cái đóng vai trò quyết định đến kết quả học tập của con cái ở
trƣờng và các năng lực, kỹ năng khác của con cái. Cùng với yếu tố gia đình và
yếu tố nhà trƣờng, các yếu tố ngoài nhà trƣờng nhƣ điều kiện kinh tế, cơ sở hạ
tầng, sự quan tâm của cộng đồng, dòng họ bao gồm cả các hoạt động khuyến
học ở cộng đồng đều có tác động tích cực đến việc học tập và kết quả học tập
của học sinh các cấp bậc giáo dục. Truyền thống hiếu học ở cộng đồng có thể
trở thành động lực thúc đẩy trẻ em đến trƣờng, những tấm gƣơng học giỏi và
thành đạt trở thành động cơ cho học sinh nỗ lực, cố gắng đạt kết quả cao trong
học tập. Ngƣợc lại những thói hƣ tật xấu ở cộng đồng kể cả lối sống lạc hậu
với những tệ nạn xã hội đều có thể cản trở cơ hội đến trƣờng của trẻ em, ảnh
hƣởng xấu đến thành tích học tập của học sinh.
Về mối tƣơng quan giữa yếu tố nhà trƣờng với thành tích học tập của
học sinh, trong nghiên cứu về Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của
sinh viên trường Đại học Đà Lạt công bố trên Tạp chí phát triển KH&CN, tập
14, số Q2-2011, Phan Hữu Tín và Nguyễn Thúy Quỳnh Loan đã xác định
những yếu tố tác động đến thái độ học tập của sinh viên chính quy trƣờng Đại
học Đà Lạt. Từ đó, hai tác giả đƣa ra những hàm ý quản lý cho nhà trƣờng
trong việc thúc đẩy thái độ học tập tích cực của sinh viên, từng bƣớc nâng cao

chất lƣợng đào tạo đại học. Kết quả phân tích cho thấy có 7 yếu tố tác động
đến thái độ học tập của sinh viên, bao gồm: Giảng viên; Phƣơng pháp giảng
dạy; Hệ thống cơ sở vật chất; Giáo trình, nội dung môn học; Thực hành, thực
tập thực tế; Động lực học tập; Điều kiện ăn ở, sinh hoạt. Trong đó, yếu tố
Động lực học tập và Giáo trình, nội dung môn học có tác động tích cực nhất.
Những kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho nhà trƣờng để

10


tiến hành những kế hoạch, chính sách chiến lƣợc nhằm nâng cao thái độ học
tập tích cực cho sinh viên.
Một nghiên cứu của Nguyễn Quang Đông với đề tài Khảo sát về các
yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học học phần Vật lý - lý sinh y học của sinh viên
chính quy trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, cụ thể nhƣ sau: việc xây
dựng mục tiêu cụ thể và xây dựng kế hoạch học tập, các yếu tố ảnh hƣởng đến
chất lƣợng tự học, địa điểm tự học, thời gian giành cho tự học, việc ghi chép
khi tự học, việc sử dụng tài liệu tham khảo, việc tự kiểm tra đánh giá việc tự
học và hình thức tự kiểm tra đánh giá, việc học nhóm khi tự học, những khó
khăn khi tự học. Từ đó đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực và
nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên.
Một nghiên cứu khác cũng về vấn đề này là của Nguyễn Công Khanh
(2009) đã chỉ rõ có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình học tập của sinh
viên. Mỗi sinh viên đến từ một môi trƣờng văn hoá - xã hội khác nhau nên
hình thành những thói quen, cách suy nghĩ, các năng lực nhận thức khác nhau,
từ đó có phong cách học tập khác nhau. Qua nghiên cứu, điều tra, khảo sát,
tác giả kết luận: điểm phong cách học có quan hệ tuyến tính với điểm học lực
trung bình các môn học và lý giải cho khoảng 3% - 14% sự biến thiên điểm
thành tích học tập của những sinh viên đƣợc chọn mẫu nghiên cứu. Nhóm
sinh viên có điểm cao về phong cách học tập cũng chính là nhóm sinh viên có

điểm học lực trung bình cao ở các môn học.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tập
Mối liên hệ giữa vấn đề nhân khẩu học và kết quả học tập cũng đƣợc
trình bày trong Luận văn Thạc sỹ Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của
sinh viên chính quy trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Viện
Đảm bảo chất lƣợng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả Võ Thị Tâm
đã đề cập đến tác động của đặc điểm sinh viên nhƣ động cơ học tập, kiên định

11


học tập, cạnh tranh học tập, ấn tƣợng trƣờng học, phƣơng pháp học tập với
kết quả học tập. Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra sự khác biệt về các tác động
của các yếu tố thuộc đặc điểm sinh viên và kết quả học tập giữa nhóm sinh
viên nam và nhóm sinh viên nữ; giữa nhóm sinh viên thành phố và nhóm sinh
viên các tỉnh.
Ngoài ra, có thể kể đến nghiên cứu của Trần Lan Anh với Luận văn
Thạc sỹ Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên đại
học, Trung tâm ĐBCLĐT & NCPTGD, ĐHQGHN đã hệ thống hóa cơ sở lý
luận về tính tích cực học tập của học sinh. Tác giả nghiên cứu sâu về những
nhân tố ảnh hƣởng đến tính tích cực học tập của sinh viên đại học theo hai
nhóm: nhóm yếu tố liên quan đến cá nhân và nhóm yếu tố liên quan đến môi
trƣờng. Từ đó, tác giả đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực
học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, tác giả Phan Thị Quế Hƣơng với Luận
văn Thạc sỹ Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp 6 người dân
tộc thiểu số huyện Đakrông - Quảng Trị, chuyên ngành Tâm lý học, Trƣờng
Đại học Sƣ phạm - Đại học Huế đã tìm hiểu và đánh giá sự thích ứng với hoạt
động học tập của học sinh lớp 6 ngƣời dân tộc thiểu số ở huyện Đakrông, tỉnh
Quảng Trị. Từ việc đi sâu phân tích kết quả học tập của các học sinh dân tộc
thiểu số lớp 6 tại một địa bàn vùng cao tại tỉnh Quảng Trị, tác giả chỉ ra sự tác

động qua lại giữa kết quả học tập với các nhân tố nhƣ môi trƣờng, nguồn gốc
xuất thân và điều kiện dạy và học hiện tại.
Tăng Thị Thuỳ (2014) đã nghiên cứu về “Những ẩn số đằng sau thành
tích của PISA Việt Nam”, tác giả đề cập đến những yếu tố về động cơ học tập,
sự tự tin vào khả năng của bản thân, sự lo lắng về điểm số của học sinh Việt
Nam có ảnh hƣởng đến việc học môn Toán.

12


Về PISA tại Việt Nam, nhóm tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, Vũ
Thị Kim Chi, Nguyễn Thuỳ Linh (2009) đã tiến hành nghiên cứu về mục
đích, tiến trình thực hiện và các kết quả chính trong kỳ thi PISA. Ngoài
việc trình bày mục đích, phƣơng pháp, tiến trình thực hiện, bài báo cũng đã
phân tích các kết quả chính của PISA qua các kỳ và nguyên nhân cơ bản
dẫn đến kết quả này. Sau khi Việt Nam tham gia Chƣơng trình Đánh giá
học sinh quốc tế năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2013) đã có
những trao đổi về PISA và những bài học rút ra cho giáo dục Việt Nam.
Nhìn chung, ở Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu các yếu tố
ảnh hƣởng tới việc học tập của học sinh các bậc học. Tuy nhiên, những yếu tố
về cá nhân học sinh mà cụ thể là cảm quan trƣờng học ảnh hƣởng nhƣ thế
nào đến kết quả học tập môn Khoa học của học sinh 15 tuổi chƣa đƣợc nghiên
cứu ở đề tài nào trƣớc đây. Do vậy, đề tài luận văn tập trung vào xác định các
yếu tố môi trƣờng học tập, đo lƣờng và đánh giá mối quan hệ của các yếu tố
đó đối với thành tích học tập của học sinh. Nhƣ vậy, có thể nói, đây là một đề
tài mới để tác giả đi sâu tìm hiểu và khai thác.
1.1.2. Các nghiên cứu về đánh giá thành tích học tập của HS
Mục đích của nhà trƣờng là tạo ra thành tích học tập (TTHT) của HS,
cụ thể là làm tăng kết quả học tập của HS. Do vậy, các nghiên cứu đánh giá
TTHT đƣợc xem là có vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là quá trình thu thập và

xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS. Đó là
nghiên cứu đánh giá về tác động và các yếu tố ảnh hƣởng đến TTHT của HS.
TTHT là mức độ thành tích mà một học sinh đã đạt vào cuối quá trình
học tập hoặc cuối một hoạt động học tập nhất định. TTHT đƣợc xem xét trong
mối quan hệ với công sức, thời gian mà HS bỏ ra để học tập, đƣợc tìm hiểu và
đánh giá so với mục tiêu xác định và rất có thể đƣợc xem xét so sánh với
TTHT của các HS khác. TTHT là mức độ đạt đƣợc kiến thức, thái độ và kĩ
13


năng mà HS đạt đƣợc trong một môn học, giờ học hay một năm học một môn
học nhất định hay một kỳ học, năm học xác định. Với từng môn học, TTHT
đƣợc cụ thể hóa và đo lƣờng, đánh giá thông qua mức độ, trình độ về kiến
thức, thái độ và kỹ năng.
Thang phân loại quá trình học tập của Benjamin Bloom cho biết quá
trình học tập diễn ra theo từng bƣớc, từng giai đoạn để đạt đƣợc những TTHT
nhất định đƣợc thể hiện dƣới hình thức các thang đo lƣờng trình độ kiến thức,
thái độ và hành vi. Thang đo của Bloom cho biết TTHT diễn ra trên từng
trình độ từ biết, hiểu, đến vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá.
Anderson & Krathwohl đã cải tiến thang đo của Bloom và nhấn mạnh
yếu tố khởi đầu là “ghi nhớ’ đến thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và
cuối cùng đạt tới mức độ cao nhất là “sáng tạo”.
Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của các yếu tố đến TTHT của HS
Tùy từng thời kỳ và từng hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể mà mục tiêu
giáo dục nhà trƣờng nhấn mạnh trình độ nhất định của thang bậc TTHT. Thời
phong kiến khi xã hội còn nghèo nàn thì mục tiêu chính của giáo dục nahf
trƣờng là bắt HS phải ghi nhớ những gì đƣợc giảng dạy. Khi đó TTHT của
HS đƣợc đo bằng các tiêu chí về số lƣợng của các tài liệu học tập đƣợc ghi
nhớ, đƣợc thuộc lòng với các mức độ chính xác nhất định.
Xã hội càng phát triển thì mục tiêu giáo dục nhà trƣờng càng đƣợc nâng

cao. HS không chỉ học để biết, hiểu mà còn phải biết vận dụng, phân tích,
đánh giá và cao hơn nữa, HS phải biết sáng tạo ra những điều mới cho xã hội.
TTHT đƣợc đo lƣờng thông qua tiêu chí kết quả học tập một môn học
nhất định, trong đó có môn toán.
TTHT nói chung và kết quả học tập môn học nhất định nào đó nói riêng
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau từ yếu tố đặc điểm cá nhân HS, đến yếu
tố gia đình, nhà trƣờng và yếu tố môi trƣờng học tập và cả yếu tố địa phƣơng,

14


vùng miền. TTHT của học sinh không chỉ phụ thuộc vào khả năng tinh thần
và thể chất của đƣa trẻ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của môi
trƣờng xung quanh. Điều này đã đƣợc kiểm chứng bởi nhiều công trình
nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam.
TTHT của HS phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế xã hội. Những HS
nghèo, HS có hoàn cảnh khó khăn thiếu cơ hội đến trƣờng và khi có cơ hội
đến trƣờng cũng thƣờng gặp phải nhiều khó khăn để đạt đƣợc TTHT cao.
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trƣờng gồm gia
đình và cộng đồng với thành tích học tập đều cho thấy các yếu tố này có ảnh
hƣởng lớn tới thành tích học tập của học sinh. Tuy nhiên, các nghiên cứu
cũng cho thấy mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng phụ thuộc vào
mức độ tƣơng tác của các yếu tố và sự can thiệp của các điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể. Ví dụ, trình độ học vấn của phụ huynh học sinh có thể làm tăng mối
quan tâm, chú ý và đầu tƣ của gia đình đối với việc đến trƣờng của học sinh.
Ảnh hƣởng của các yếu tố quan hệ cha mẹ và con cái phụ thuộc vào lứa tuổi
học sinh, lứa tuổi của cha mẹ và cấp bậc giáo dục. Yếu tố dân tộc, tôn giáo,
văn hóa bản địa, văn hóa cộng đồng cũng có ảnh hƣởng nhất định đến mối
quan hệ giữa cha mẹ và con cái và tác động đến thành tích học tập của học
sinh. Tuy nhiên các nghiên cứu này chƣa làm rõ những yếu tố nhƣ cảm giác

gắn bó với cộng đồng, mối quan hệ thày trò, quan hệ cha mẹ và con cái trong
mối tƣơng tác với nhau và ảnh hƣởng đến kết quả học tập của học sinh.
Một số nghiên cứu quốc tế về ảnh hƣởng của các đặc điểm gia đình đối
với thành tích học tập của học sinh phát hiện thấy quy mô gia đình, thành
phần và cấu trúc gia đình có những tác động nhất định đến thành tích học tập
của học sinh. Ví dụ nghiên cứu về thành tích toán học và đọc hiểu của học
sinh ở 31 nƣớc trên thế giới qua dữ liệu PISA cho biết thành tích học tập của
học sinh xuất thân từ những gia đình đơn thân thƣờng thấp kém hơn so với
gia đình đầy đủ. Phân tích kỹ các biến can thiệp có thể thấy mức độ ảnh

15


hƣởng này có thể bị giảm bớt do điều kiện kinh tế của gia đình: gia đình đầy
đủ mà điều kiện kinh tế khó khăn và bố mẹ không quan tâm đến con cái thì
kết quả học tập của con cái không cao.
Một số nghiên cứu về thuộc Chƣơng trình Nghiên cứu xu hƣớng Toán
học và Khoa học quốc tế (TIMSS), cho thấy ảnh hƣởng rõ rệt theo chiều tỉ lệ
thuận của yếu tố trình độ học vấn của cha mẹ đối với thành tích toán học của
học sinh: học vấn của bố mẹ càng cao thì càng có nhiều khả năng con cái họ
đạt đƣợc thành tích cao trong học tập. .
Nghiên cứu của Ali Reza Kiamanesh cho biết rõ sự phụ thuộc của
thành tích toán học của học sinh vào các yếu tố gia đình nhƣ trình độ học
vấn của cha mẹ, và các yếu tố thuộc về điều kiện học tập trong gia đình nhừ
số lƣợng sách, từ điển, máy vi tính và các trang thiết bị, đồ dùng học tập ở
gia đình. Cùng với các yếu tố môi trƣờng, các yếu tố bên trong của cá nhân
học sinh nhƣ sự nỗ lực, và kiến thức, ky năng học tập của học sinh cũng
tƣơng tác và làm tăng thành tích học tập của học sinh: ví dụ, học sinh nào
chăm chỉ, chịu khó, kỷ luật thƣờng đạt thành tích cao trong học tập kể cả kết
quả môn toán.

Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đều cho thấy ảnh hƣởng tích cực
của các điều kiện kinh tế - xã hội đối với việc học tập của học sinh. Trƣớc hết,
các yếu tố kinh tế - xã hội thuận lợi có tác động làm tăng cơ hôi đến trƣờng.
Tiếp đến do gia đình có điều kiện kinh tế nên học sinh cũng có thêm các điều
kiện học tập và nhất là đƣợc quan tâm đầu tƣ cho việc học tập. Nghề nghiệp
của phụ huynh học sinh có ảnh hƣởng rõ rệt đến thành tích học tập. Gia đình
nông dân thƣờng có ít điều kiện cho học tập hơn so với gia đình trí thức. Các
nghiên cứu cũng cho thấy mức độ ảnh hƣởng của gia đinh đến việc học tập
của con cái phụ thuộc vào giới tính của học sinh: tỉ lệ đi học của trẻ em gái ở
một số nƣớc thƣờng ít hơn trẻ em trai. Tuy nhiên, ở Việt Nam điều này có lẽ

16


chỉ xảy ra ở những vùng khó khăn. Tính chung trong phạm vi cả nƣớc, tỉ lệ đi
học của trẻ em gái ở bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông gần
nhƣ đạt đƣợc sự bình đẳng so với tỉ lệ trẻ em trai. Nhƣng đây là sự bình đẳng
ở cơ hội đến trƣờng và điều này phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố chính sách, cụ
thể là luật phổ cập giáo dục tiểu học và các quy định pháp lý thúc đẩy phổ cập
giáo dục trung học cơ sở. Yếu tố chính sách này có tác động nâng cao tỉ lệ
đến trƣờng không phân biệt giới tính nhƣng có thể không ảnh hƣởng đáng kể
đến thành tích học tập của học sinh ở nhà trƣờng.
Trên thế giới nghiên cứu của Femi Ogunshola & AM Adewale cho biết
các điều kiện kinh tế - xã hội không phải là những yếu tố quan trọng và do
vậy có tác động không lớn đến thành tích học tập của học sinh. Nghiên cứu
này phát hiện thấy trình độ học vấn của phụ huynh học sinh và tình trạng sức
khỏe của học sinh là hai yếu tố có ảnh hƣởng quyết định đến thành tích học
tập của học sinh.
Nghiên cứu về tình hình học tập của học sinh ở Nepal cũng cho thấy
các yếu tố gia đình gồm trình độ học vấn của các phụ huynh, các bậc ông bà

nội ngoại đều ảnh hƣởng đến thành tích học tập cụ thể là kết quả học toán của
học sinh. Không chỉ đặc điểm gia đình mà các yếu tố của nhà trƣờng với mối
quan hệ giữa thày cô giáo và học sinh cũng ảnh hƣởng đến kết quả học tập
của học sinh.
Nghiên cứu phát hiện thấy sự quan tâm của cha mẹ, nhất là mức độ đầu
tƣ thời gian của ngƣời mẹ cho việc học tập của con cái có vai trò quyết định
đối với trình độ năng lực trí tuệ của trẻ em. Một số tác giả cho thấy có sự tác
động tỉ lệ thuận của sự quan tâm của ngƣời mẹ đối với kết quả học tập của
học sinh nhất là trong cấp bậc giáo dục trung học cơ sở. Tuy nhiên, mức độ
ảnh hƣởng này phụ thuộc vào những yếu tố khác nữa nhƣ lứa tuổi của học

17


sinh, dân tộc, thành phần và cấu trúc gia đình và nghề nghiệp, điều kiện lao
động của các phụ huynh, cụ thể là của ngƣời mẹ.
Một nghiên cứu ở Canada cho biết: môi trƣờng tâm lý gia đình, quan hệ
vợ chồng, tình trạng hôn nhân, gia đình cũng ảnh hƣởng đến học tập của học
sinh. Tỉ lệ ly hôn cao của các cặp vợ chồng và những khó khăn trong giao tiếp
ngôn ngữ cũng đều là những yếu tố kìm hãm, cản trở sự tiến bộ trong học tập
của học sinh ở [2.14]. Tuy nhiên một phát hiện đặc biệt là trẻ em ngƣời dân
tộc thiểu số nếu đƣợc đến trƣờng học thì kết quả học tập của các em dân tộc
thiểu số không thấp kém so với các em học sinh khác trong cùng độ tuổi và
cùng cấp bậc giáo dục. Rất có thể điều kinh kinh tế - xã hội ở những vùng này
là đồng đều giữa các dân tộc nên yếu tố dân tộc không ảnh hƣởng nhiều đến
thành tích học tập.
Các nghiên cứu tình hình học tập của học sinh ở Hàn Quốc, Nhật Bản
và Phần Lan cho thấy các yếu tố kinh tế - xã hội của gia đình, động cơ học tập
của HS và môi trƣờng học tập của nhà trƣờng đều là những yếu tố có tác động
nhất định đến kết quả học toán của học sinh hai nƣớc này. Trong khi đó,

nghiên cứu này cho biết, mối tƣơng tác tích cực giữa thày và trò có ảnh hƣởng
tiêu cực đến học sinh Phần Lan nhƣng ảnh hƣởng không đáng kể đến kêt quả
học tập của học sinh ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nghiên cứu cho biết số lƣợng thành viên gia đình, trình độ học vấn của
phụ huynh, lứa tuổi của ngƣời mẹ khi sinh con, nghề nghiệp của ngƣời mẹ và
tình trạng thu nhập của gia đình đều là những yếu tố có ảnh hƣởng nhất định
đến kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, các yếu tố thuộc về cấu trúc gia
đình, hình thức gia đình nhƣ gia đình đơn thân lại không phải là yếu tố có ảnh
hƣởng đáng kể đến thành tích học tập của học sinh.
Nghiên cứu sánh gia đình đơn thân với gia đình đầy đủ cho biết có sự
khác nhau về thành tích học tập của học sinh xuất thân từ hai loại gia đình

18


×