Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Trình bày các cách thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.41 KB, 12 trang )

A.MỞ BÀI
Ngày nay, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng đã
mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài, các
doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để tăng cường hoạt động kinh
doanh. Nhưng bên cạnh đó, việc nhận thức các đúng đắn về đăng ký nhãn
hiệu ra nước ngoài nhằm bảo vệ thương hiệu của mình là rất cần thiết. Để có
thể hiểu rõ hơn về những cách thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh
nghiệp Việt Nam tại nước ngoài em xin chọn đề số 18: “Trình bày các cách
thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài”
làm đề tài cho bài tập lớn của mình.
B.NỘI DUNG
I.Khái quát chung về nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
1. Một số khái niệm có liên quan
1.1 Khái niệm nhãn hiệu
Ở Việt Nam, Luật SHTT năm 2005 là một đạo luật chuyên ngành đầu
tiên của Việt Nam về SHTT trên cơ sở pháp điển hoá các quy định của pháp
luật về SHTT đã được ban hành từ trước.Luật SHTT của Việt Nam không có
điều khoản cụ thể nào về định nghĩa nhãn hiệu mà khái niệm nhãn hiệu được
quy định trong phần giải thích từ ngữ. Theo đó, “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng
để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” (Điều 4
khoản 16).
Còn theo Điều 785 Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thì: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng
hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn
hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó
được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”.
Và Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu
hiệu của doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt với
hàng hóa cùng loại của doanh nghiệp khác”.



Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty
thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công
nghiệp được pháp luật bảo hộ, nhưng tùy theo luật ở mỗi quốc gia, nhãn hiệu
cần đăng ký để trở thành thương hiệu được bảo hộ theo luật định (Registered
Trademark: "Thương hiệu đã đăng ký" hay là "nhãn hiệu cầu chứng").
1.2 Bảo hộ nhãn hiệu
Trước hết, bảo hộ được hiểu là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của Nhà
nước trong việc xác lập và bảo vệ các quan hệ xã hội phát sinh. Nói cách
khác, bảo hộ nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.
Theo quy định tại hiệp định TRIPs : “thuật ngữ bảo hộ phải bao gồm
các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, phạm vi, việc duy trì hiệu lực
và và việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ cũng như các vấn đề ảnh hưởng
đến việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ”
Như vậy, là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu là
một bộ phận của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Bảo hộ nhãn hiệu
không chỉ giới hạn việc xác lập quyền mà còn bao gồm cả viêc thực thi quyền
đó trên thực tế , cụ thể là việc áp dụng những biện pháp theo quy định của
pháp luật nhằm đảm vệ quyền sở hữu của chủ nhãn hiệu, đồng thời ngăn
chặn, xử lý hành vi vi phạm sử dụng, khai thác trái phép nhãn hiệu đó.
2. Vai trò, lợi ích của bảo hộ nhãn hiệu Việt Nam tại nước ngoài
Thứ nhất, doanh nghiệp hay chủ sở hữu của nhãn hiệu được phép độc
quyền sử dụng nhãn hiệu ở nước đã đăng ký, hoặc có thể chuyển giao quyền
này cho các chủ thể khác qua các bản hợp đồng chuyển nhượng và thu về
những khoản tiền;
Thứ hai, được đảm bảo về giá trị pháp lý từ đó giá trị kinh tế của nhãn
hiệu được gia tăng;
Thứ ba, tạo thế cân bằng trong đàm phán, cạnh tranh với các doanh
nghiệp cùng lĩnh vực tại nước sở tại;
2



Thứ năm, tránh nguy cơ bị lợi dụng, chiếm đoạt nhãn hiệu tại nước sở
tại, tránh được các chi phí tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu nhãn hiệu;
Thứ sáu, có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Thứ bảy, loại trừ rủi do và tạo điều kiện thuận lợi cho các danh nghiệp
khi tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài.
3.Hạn chế khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Việt Nam tại nước
ngoài
Trong trường hợp doanh nghiệp không đăng ký nhãn hiệu tại nước
ngoài, họ có nguy cơ mắc phải những rủi ro như sau:
Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể bị các bên đăng ký chiếm chỗ, các bên ở
đây bao gồm: doanh nghiệp Việt Kiều ở nước sở tại, doanh nghiệp của nước
sở tại doanh theo cùng lĩnh vực hoặc doanh nghiệp nước sở tại đã có hợp tác
với các doanh nghiệp Việt Nam. Bằng việc chiếm chỗ, họ có thể sử dụng uy
tín sẵn có của nhãn hiệu từ đó kiếm lợi, buộc chủ sử hữu phải mua lại nhãn
hiệu của chính họ với giá cao, gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh
nghiệp Việt Nam, làm giảm uy tín của nhãn hiệu để làm tổn hại đến hình ảnh
của doanh nghiệp thực tế làm chủ nhãn hiệu đó.
Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam chân chính sẽ có nguy cơ đối diện
với các hành vi vi phạm pháp luật tại nước ngoài và thua thiệt về kinh tế khi
mắc phải khi xảy ra kiện cáo.
II.Cách thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam
tại nước ngoài.
1.Đăng ký bảo hộ trực tiếp theo quy định của công ước Pari
1.1Khái quát về công ước pari
Công ước Paris là công ước đa phương đầu tiên quy định về bảo hộ sở
hữu công nghiệp được ký kết ngày 20/3/1883 tại Paris. Tính đến ngày
15/01/2002, có 162 nước là thành viên của Công ước này (Việt Nam đã là
thành viên của Công ước này).


3


Việc bảo hộ nhãn hiệu theo công ước Paris được thực hiện dựa trên hai
khía cạnh:
Một là, thiết lập những nguyên tắc bảo hộ chung cho tất cả các đối tượng
sở hữu công nghiệp được quy định trong công ước trong đó có nhãn hiệu.
Hai là, những quy định riêng về chế độ bảo hộ đối với nhãn hiệu.
Sự ra đời của Công ước Paris đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của
pháp luật về bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên công ước
Paris cũng bộc lộ một số thiếu sót nhất định như chưa thiết lập về hệ thống
đăng kí quốc tế cũng như chưa có các hình phạt đối với các nước thành viên
không bảo hộ tối thiểu quyền sở hữu trí tuệ.
Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo Công ước Paris được áp dụng
trong trường hợp quốc gia, nơi mà chủ nhãn hiệu muốn nhãn hiệu của mình
được bảo hộ là thành viên của Công ước Paris.
1.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia
Theo điều 2 và điều 3 của công ước Paris quy định rằng đối với việc bảo
hộ sở hữu công nghiệp, mỗi nước thành viên phải dành cho công dân của các
nước thành viên khác sự bảo hộ tương tự như sự bảo hộ dành cho công dân
của mình. Chế độ đối xử quốc gia tương đương cũng phải được dành cho
công dân của những nước không phải là thành viên của Công ước Paris nếu
họ cư trú tại một nước thành viên hoặc nếu họ có cơ sở kinh doanh tại một
nước thành viên. Quy định về chế độ đối xử quốc gia được đặt ra không chỉ
nhằm bảo đảm quyền của người nước ngoài được bảo hộ mà còn bảo đảm
rằng họ không bị phân biệt đối xử theo bất kỳ cách nào liên quan đến bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp. Liên quan đến chế độ đối xử quốc gia, Công ước
cũng đặt ra những ngoại lệ nhất định. Các quy định của luật pháp quốc gia
liên quan đến thủ tục xét xử và thủ tục hành chính, thẩm quyền xét xử, việc

lựa chọn địa chỉ giao dịch hoặc chỉ định đại diện được bảo lưu
1.3 Quyền ưu tiên khi nộp đơn

4


Quy định tại điều 4- công ước Paris định quyền ưu tiên đối với nhãn
hiệu, cụ thể là trên cơ sở một đơn hợp lệ đầu tiên đã được nộp tại một trong số
các nước thành viên, trong một thời hạn nhất định (12 tháng đối với sáng chế
và mẫu hữu ích, 6 tháng đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp) người
nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại bất cứ nước thành viên nào khác
và các đơn nộp sau sẽ được coi như đã được nộp vào cùng ngày với ngày nộp
đơn đầu tiên.Tuy nhiên, đăng ký có thể bị từ chối trong một số trường hợp
nhất định
Ngoài ra, những đơn nộp sau dựa trên cơ sở đơn nộp đầu tiên sẽ không
bị ảnh hưởng bởi bất cứ sự kiện nào có thể xảy ra trong khoảng thời gian ưu
tiên, chẳng hạn như việc công bố sáng chế hoặc bán các sản phẩm mang nhãn
hiệu hoặc mang kiểu dáng công nghiệp. Một trong những lợi ích thiết thực
nhất của quy định này là khi người nộp đơn muốn đạt được sự bảo hộ ở một
số nước, họ không buộc phải nộp đồng thời tất cả các đơn tại nước xuất xứ và
các nước khác mà có đến 6 hoặc 12 tháng để quyết định xem nên nộp đơn yêu
cầu bảo hộ ở những nước nào và tiến hành thủ tục nộp đơn ở các nước được
chọn lựa.
Việc rút hoặc từ chối đơn đầu tiên không làm mất khả năng được hưởng
quyền ưu tiên của người nộp đơn. Người nộp đơn có thể yêu cầu hưởng quyền
ưu tiên từ nhiều đơn cũng như có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên từ một
phần của một đơn nộp trước
2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo hệ thống đăng ký quốc tế Madrid
2.1 Khái quát về hệ thống
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng hệ thống đăng ký

nhãn hiệu Madrid để đăng ký nhãn hiệu của mình tại các quốc gia thành viên.
Hệ thống này được xây dựng trên cơ sở Nghị định thư Madrid 1989 ( Việt
nam trở thành thành viên vào ngày 11/7/206) và Thỏa ước Madrid 1891( Việt
Nam trở thành thành viên ngày 8/3/1949)

5


Thỏa ước và Nghị định thư là những điều ước quốc tế đa phương tiêu
biểu về đơn giản hóa quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ quốc tế về quyền
SHCN
2.2 Quyền nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Có ba loại đơn đăng ký quốc tế: Đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của
Thỏa ước; Đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư; Đơn quốc tế
chịu điều chỉnh của Thỏa ước và Nghị định thư.
Đối với nộp đơn theo Nghị định thư: Bắt đầu từ ngày 11/07/2006, Việt
Nam là thành viên của nghị định thư Marid nên nếu bất kỳ tổ chức, doanh
nghiệp hay cá nhân Việt Nam nào cũng có thể nộp đơn đăng ký bản quyền
quốc tế theo nghị định thư Marid để được bảo hộ thương hiệu quốc tế. Để
được đăng ký bản quyền theo nghị định thư Marid thì bạn cần có giấy chứng
nhận đăng ký thương hiệu tại Việt Nam
Đối với đăng ký theo Thỏa ước: Việc đăng ký quốc tế phải dựa trên văn
bằng bảo hộ nhãn hiệu đã được cấp tại nước xuất xứ. Tròn trường hợp nhãn
hiệu mới chỉ nộp đơn đăng ký quốc gia thì việc nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn
hiệu dựa trên đơn đăng ký đó sẽ không được chấp nhận theo thỏa ước
2.3Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Có ba loại đơn đăng ký quốc tế: Đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của
Thỏa ước; Đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư; Đơn quốc tế
chịu điều chỉnh của Thỏa ước và Nghị định thư.
Trong đơn quốc tế phải chỉ định một hoặc nhiều nước nơi nhãn hiệu cần

được bảo hộ. Nước chỉ định và nước xuất xứ đều phải là thành viên của Nghị
định thư và Thỏa ước Madrid
Đơn quốc tế được nộp đến văn phòng quốc tế của tổ chức SHTT thế
giới( Văn phòng quốc tế) thông qua cơ quan trung gian là cơ quan có thẩm
quyền của nước xuấ xứ. Kèm theo đơn là các khoản lệ phí, bao gồm lệ phí
đăng ký, lệ phí quốc gia. Sau khi nhận đơn, văn phòng quốc tế sẽ thông báo

6


với tât cả các nước thành viên và tiến hành đăng bạ quốc tế nhãn hiệu hàng
hóa.
2.4 Hiệu lực của đăng ký quốc tế
Đối với Thỏa ước Madrid: Điều 6 của thỏa ước quy định, đăng ký nhãn
hiệu tại văn phòng quốc tế có hiệu lực trong vòng 20 năm kẻ từ ngày đăng ký
và có khả năng gia hạn. Theo điều 7- Thỏa ước thì bất cứ nhãn hiệu nào cũng
có thể gia hạn 20 năm kể từ khi hết thời hạn đó.
Đối với Nghị định thư Madrid: Theo điều 6 nghị định thư, đăng ký nhãn
hiệu tại văn phòng quốc tế có hiệu lực 10 năm và có thể gia hạn. Điều 7 cũng
quy định bất cứ đăng ký quốc tế nào cũng có thể gia hạn thêm 10 năm kể từ
khi kết thúc hì hạn hiệu lực trước đó.
3.Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vào cộng đồng Châu Âu theo thể thức
nhãn hiệu cộng đồng (The community trade mark – CTM)
3.1 Khái quát về nhãn hiệu cộng đồng
Nhãn hiệu CTM gồm nhãn hiệu hình, nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu gồm cả
hình và chữ, hình dạng của hàng hóa, bao gói sản phẩm và đặc biệt có thể là
âm thanh hoặc mùi vị. Nhãn hiệu CTM có hiệu lực trên toàn phạm vi bộ Liên
Minh Châu Âu (gồm 28 nước thành viên tính đến năm 2013) và được đăng ký
tại Cơ quan Sở Hữu Trí Tuệ chung của Châu Âu OHIM chỉ bởi một đơn đăng
ký duy nhất.

Từ năm 1993, Liên minh Châu Âu EU đã đưa ra hệ thống đăng ký nhãn
hiệu khu vực, có giá trị tương đương hoặc thay thế nhãn hiệu quốc gia tuân
theo các nguyên tắc cơ bản của Công ước Paris.
Việt Nam là thành viên của công ước Paris, Hiệp định trips, do đó các
pháp nhân, cá nhân Việt Nam nếu có nhu cầu cũng có thể nộp đơn đăng ký
CTM tại OHIM.
3.2Nộp đơn, xét nghiệm đơn, phản đối đơn
a.Nộp đơn

7


Đơn đăng ký nhãn hiệu CTM có thể nộp trực tiếp tại OHIM theo địa chỉ
dưới đây, hoặc nộp qua bất kỳ Cơ quan sở hữu trí tuệ nào của các nước thành
viên Cộng đồng Châu Âu.
Có thể nộp đơn trực tiếp qua các kênh: nộp trực tuyến theo website của
OHIM, gửi qua bưu điện, nộp trực tiếp tại phòng nhận đơn của OHIM, gửi
fax, gửi đĩa lưu đơn điện tử
b.Xét nghiệm đơn
Đơn sau khi nộp tại OHIM sẽ được cơ quan này xét nghiệm về hình
thức. Nếu đơn có đủ các thông tin và tài liệu trên, ngày nộp đơn được ghi
nhận. Sau đó đơn được chuyển sang xét nghiệm nội dung.
Trong giai đoạn xét nghiệm nội dung, nhãn hiệu trong đó chỉ được xét nghiệm
trên cơ sở tuyệt đối (Điều 7) tức là đánh giá về khả năng phân biệt của nhãn
hiệu, ví dụ nhãn hiệu có thuộc các dấu hiệu loại trừ theo quy định của pháp
luật hay không; nhãn hiệu có phải là một thuật ngữ chung theo các ngôn ngữ
của cộng đồng cho hàng hoá và dịch vụ hay không...
c.Phản đối đơn
Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày công bố đơn trên bao CTM thì bên thứ
ba có quyền và lợi ích liên quan có thể tiến hành thủ tục phản đối đơn khi có

căn cứ cho rằng việc đăng ký nhãn hiệu trong đơn gây ra thiệt hại đến quyền
và lợi ích của mình. Nếu trong thời hạn trên mà đơn không gặp phải bất cứ
phản đối nào từ bên thứ ba thì nhãn hiệu OHIM sẽ có hiệu lực.
3.4 Thời hạn bảo hộ và gia hạn hiệu lực
Nhãn hiệu CTM có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được
gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Khi gia hạn, chủ sở hữu chỉ phải
nộp lệ phí gia hạn mà không phải nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu.
4.Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại từng quốc gia
Nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia diễn ra thuận tiện và
nhanh chóng thì các doanh nghiệp Việt Nam nên thuê các công ty Luật làm

8


đại diện pháp lý cho mình hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chuyên
nghiệp của từng quốc gia đó.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
nhều nhất tại các quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan,...
Với mỗi quốc gia, yêu cầu nộp đơn là khác nhau.Tuy nhiên, để đăng ký
thành công văn bằng bảo hộ nhãn hiệu quốc tế thì doanh nghiệp cần thực hiện
những bước cơ bản sau đây:
Một là, các tài liệu sau cần được người nộp đơn chuẩn bị: 01 bản Giấy
ủy quyền của HAIHAN-IP (theo mẫu); Mẫu nhãn hiệu (file mềm); Danh mục
hàng hóa/dịch vụ đi kèm nhãn hiệu; Tên nước đăng ký.
Hai là, chi phí đăng ký nhãn hiệu trược tiếp tại các quốc gia được tính
theo các điều kiện sau:Màu sắc nhãn hiệu: đen trắng hoặc có màu. Ở một số
nước, phí đăng ký cho nhãn hiệu đen trắng thấp hơn phí đăng ký nhãn hiệu
màu ; Số nhóm hàng hóa/dịch vụ: một số quốc gia tính phí cơ bản dựa trên 1
nhóm hàng hóa/dịch vụ và phải nộp phí bổ sung cho mỗi nhóm hàng hóa/dịch
vụ từ nhóm thứ 2 trở đi. Tuy nhiên, một số quốc gia lại tính phí cơ bản dựa

trên 3 nhóm đầu tiên và chỉ tính phí bổ sung từ nhóm thứ 4 trở đi; Quốc gia
dự kiến nộp đơn.
Ba là, thời gian xử lý đơn tại các nước khác nhau: Thời gian xử lý đơn
còn phụ thuộc vào Cục sở hữu trí tuệ các nước có đưa ra đối chứng hay không
có đối chứng.
III.Thực trạng bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam tại
nước ngoài hiện nay và giải pháp
Số lượng đơn đăng ký và nhãn hiệu được bảo hộ ở nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp vẫn
còn thờ ơ với một việc làm mang tính cấp thiết hàng đầu là đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ thì số
doanh nghiệp đăng ký theo hệ thống Madrid là hơn 445 nhãn hiệu, đăng ký
theo các hệ thống khác là khoảng 1500 doanh nghiệp. Đây là con số khá
9


khiêm tốn cho thấy sự quan tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu trong vấn đề
này thực sự rất mờ nhạt. Các doanh nghiệp tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu hàng hóa ở nước ngoài trong năm gần đây đã có sự gia tăng so với năm
2009: 39 doanh nghiệp đăng ký theo hệ thống Madrid, năm 2012: 70 doanh
nghiệp đăng ký theo hệ thống Madrid. Có thể nhận thấy số lượng doanh
nghiệp có hàng hóa xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp ra thị trường nước
ngoài là vài chục nghìn doanh nghiệp nhưng số lượng doanh nghiệp cũng như
số lượng nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài chỉ hơn 1500
nhãn hiệu như nêu trên là một tỷ lệ rất nhỏ.
1.Về phía doanh nghiệp
Thứ nhất, doanh nghiệp chỉ nên lựa chọn đăng ký nhãn hiệu ở nơi doanh
nghiệp xem đó là thị trường nhập khẩu trong trung và dài hạn – chọn nơi bảo
hộ là những nước đã là thị trường nhập khẩu của doanh nghiệp hẳn nhiên là
cần phải tiến hành càng sớm càng tốt, nhất là khi nhãn hiệu dự kiến đăng ký

đã được sử dụng ở đây.
Thứ hai, doanh nghiệp nên tìm hiểu và dự kiến ngân sách cho chiến lược
đăng ký nhãn hiệu ở các nước nhập khẩu được chọn, và tốt nhất ngân sách
này nên được xây dựng căn cứ vào tính toán mang tính so sánh của hai hoặc
nhiều hơn phương án đăng ký bản hộ nhãn hiệu.
Thứ ba, doanh nghiệp nên tìm kiếm ý kiến tư vấn của các Luật sư về thủ
tục, trình tự và những vấn đề pháp lý cần lưu tâm ở các nước nhập khẩu được
chọn. Doanh nghiệp không nên e ngại về việc bị phát sinh chi phí cho Luật sư
ở giai đoạn này bởi lẽ nếu bỏ qua nó, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ chịu chi phí
cao hơn nhiều lần khi triển khai chiển lược của mình ở giai đoạn sau. Chẳng
hạn, nếu không tham khảo ý kiến luật sư ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ
không thể biết và sự chuẩn bị trước cho những yêu cầu mà buộc doanh nghiệp
phải đáp ứng ngay trong quá trình nộp đơn (hoặc xác lập quyền), khiến cho
việc tiếp tục theo đuổi đơn thêm phần khó khăn và tốn kém. Cách làm đơn
giản nhất là doanh nghiệp nên tham vấn luật sư chuyên về SHTT. Trên hết,
10


mỗi doanh nghiệp, bên cạnh chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ, xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình cần có sự đầu tư hơn nữa để
bảo vệ tài sản trí tuệ của mình trên phương diện pháp lý, đừng để “mất bò,
mới lo làm chuồng“!
2.Về phía nhà nước
Thứ nhất, cần có những hoạt động xúc tiến thương mại, kèm với đó là
khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Việt
Nam tại nước ngoài theo các phương thức trên.
Thứ hai, Nhà nước cần hoàn thiện các quy định của pháp luật theo
hướng nâng cao xử lý, phạt vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp. Theo Ủy Ban thương mại Châu Âu tại Việt Nam đánh giá mức
tiền xử phạt vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại

Việt Nam hiện nay còn quá thấp.
C.KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập quốc tế cùng với xu hướng phát triển nền kinh
tế hàng hóa thì trong những năm qua nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp
Việt Nam đang hoạt động phát triển mạnh. Nhằm đảm bảo cho nhãn hiệu của
Việt Nam được bảo hộ tại nước ngoài, các doanh nghiệp đã chủ động trong
việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Với mục đích đưa hàng hóa, thương hiệu Việt
Nam vươn xa trên thị trường thế giới, Việt Nam cần tham gia ký kết các điều
ước đa phương, song phương với các quốc gia trên thế giới, đem lại một thị
trường rộng lớn cho hàng hóa, nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Tư pháp quốc tế. Trường Đại học Luật Hà Nội

2.

Hướng dẫn học Tư pháp quốc tế

3.

Luật sở hữu trí tuệ 2005- sửa đổi bổ sung năm 2009. NXB lao

động
4.


Công ước paris 1883

5.

Thỏa ước Madrid 1891

6.

Nghị định thư Madrid 1989

7.

Thương hiệu Việt Nam trước cơn sóng hội nhập, WWW.

express, 11/10/2002.
8.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu việc làm cần thiết, Báo

Công an Nhân dân ngày 21/8/2003

12



×