Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tập san lịch sử 6 bài 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.52 MB, 10 trang )

Trường THCS Ngô Sĩ Liên
Nhóm

- Môn Lịch Sử
Lớp 6A2

Tập san
6

Môn : Lịch sử

Bài 20
Từ sau Trưng Vươngđ ến
trước Lý Nam Đế
( Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI)
( tiếp theo )

Nhóm

- Lớp 6A2


Điểm

Lời phê của thầy cô giáo

Nhóm chúng con gồm
:

Mục lục
Thành viên trong nhóm


-------- 2
III/ Những biến chuyển về xã hội và văn hóa ở nước ta ở
các thế kỉ I-VI
--------3
IV/ Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
-------5
Ảnh minh họa về bài học
--------7
Câu hỏi bài học
-------8
Đọc thêm
------10
Tập san môn Lịch Sử 6 - Bài 20

Trang 2

Nhóm


III

Những biến chuyển về xã hội và văn
hóa nước ta ở các thế kỉ I – VI
a) Xã hội

Sơ đồ phân hóa xã hội (so sánh)

Quan sát sơ đồ, em có nhận xét gì về sự biến chuyển xã hội ở nước ta?
Trả lời : Xã hội nước ta từ khi bị phong kiến phương Bắc thống trị lại
tiếp tục phân hóa:

- Tầng lớp thống trị có địa vị và quyền lực cao nhất là bọn quan lại, địa
chủ người Hán.
- Tầng lớp quí tộc người Âu Lạc bị mất quyền lực, trở thành những
hào trưởng. Họ bị quan lại và địa chủ người Hán chèn ép, khinh rẻ
nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng ở địa phương và có uy tín trong
nhân dân.
- Nông dân công xã trước đây, bao gồm nông dân và thợ thủ công.Từ
khi bị đô hộ, một số giàu lên, song cũng có người nợ nần túng thiếu
(do bị tước ruộng đất, bị tô thuế nặng), một số trở thành nô tì hoặc
nông nô, nông dân lệ thuộc, số này gọi chung là tầng lớp nghèo.

Tập san môn Lịch sử 6- Bài 20

Trang 3

Nhóm


III

Những biến chuyển về xã hội và
văn hóa nước ta ở các thế kỉ I – VI

b) Văn hóa
- Mở trường dạy chữ Hán ở các quận.
- Tạo ra một tầng lớp người Việt nhằm phục vụ cho chính quyền đô hộ.
- Chúng đưa Nho Giáo, Đạo Giáo, Phật Giáo và những luật lệ,
phong tục của người Hán vào nước ta.
- Âm mưu đồng hoá dân tộc ta . Nhưng nhân dân ta vẫn nói tiếng
Việt, sống theo phong tục Việt.

Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?

Trả lời : Người Việt vẫn giữ được phong tục ,tập quán và tiếng nói
riêng của tổ tiên bởi vì:
- Trường học được mở, chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con em
mình đi học, còn đại đa số nông dân lao động nghèo khổ, không có
điều kiện, do vậy họ vẫn giữ được phong tục, tập quán, tiếng nói của
tổ tiên.
- Phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên đã được hình thành và
xác định vững chắc từ lâu đời, nó trở thành đặc trưng riêng của người
Việt, bản sắc dân tộc Việt và có sức sống bất diệt.
Sau hơn 1000 năm bị bọn
phong kiến người Hán thống trị
và cưỡng bức đồng hóa, dân
tộc Việt Nam vẫn không bị Hán
hóa, vẫn giữ nguyên được nòi
giống, tiếng nói và phong tục
tập quán
( ảnh )

Tập san môn Lịch Sử 6 - Bài 20

Trang 4

Nhóm


IV

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

( năm 248 )

a) Nguyên nhân: Do chính sách cai trị tàn bạo, hà
khắc của nhà Đông Ngô.
b) Diễn biến
-Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt tập
hợp nghĩa sĩ trên núi Nưa, mài gươm luyện võ,
chuẩn bị khởi nghĩa .
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ từ căn cứ
Phú Điền, Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân tiến về
phá các thành ấp của giặc ở quận Cửu Chân
rồi đánh khắp Giao Châu.
- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem
6000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh,
vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.
- Thế giặc mạnh, nghĩa quân chống đỡ không
nổi, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh
dũng hi sinh trên núi Tùng.

Tập san môn Lịch Sử 6- Bài 20

Trang 5

Nhóm


IV

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
(năm 248)

* Kết thúc: - Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp
- Bà Triệu hi sinh anh dũng trên núi Tùng

* Thất bại do lực lượng nhà Ngô rất mạnh và có nhiều
mưu kế hiểm độc.
* Ý nghĩa: - Tiêu biểu cho ý chí bất khuất,quyết giành lại
độc lập của dân tộc ta.
- Ca ngợi lòng dũng cảm hi sinh vì đất nước của phụ nữ
Việt Nam.

Khởi nghĩa Bà Triệu ( năm 248 )

Bà Triệu cưỡi voi ra trận
( Tranh Đông Hồ )

Tập san môn Lịch sử 6- Bài 20

Hình ảnh về sự yêu nước,
lòng dũng cảm hi sinh vì
đất nước của Bà Triệu
được khắc họa lên những
đồ dùng rất đỗi quen
thuộc để nhắc nhở con
người ta về lòng yêu
nước

Trang 6

Nhóm



Ảnh minh họa về bài học

Nước ta bị nhà Ngô đô hộ

Bà Triệu nổi dậy ở Cửu Chân

NHÀ NGÔ BẮT NHÂN DÂN TA LÊN RỪNG TÌM
NGÀ VOI, SỪNG TÊ GIÁC, MÒ NGỌC TRAI

HAI ANH EM BÀ TRIỆU TÍNH
CHUYỆN KHỞI NGHĨA

Triệu Quốc Đạt

Thanh niên gia
nhập nghĩa
quân và chuẩn
bị lương thực
Bà Triệu luyện võ ở căn cứ Núi Nưa

Khởi nghĩa Bà Triệu

Diễn biến cuộc khởi nghĩa

Bà Triệu cưỡi voi ra trận

Tập san môn Lịch Sử 6- Bài 20

Nghĩa công tấn Bà Triệu bao vây

công thành
thành Cửu Chân

Trang 7

Nhóm


CÂU HỎI
Câu 1. Tiết Tổng tâu :

Câu 2. Bà Triệu nói

Câu 3. Chính quyền đô hộ
đã làm gì để đồng hóa
nhân dân ta ?

Đáp án : D/Câu a,b đúng

Trả lời
Lời tâu của Tiết Tổng
muốn nói rằng: do chính
sách thống trị dã man, tàn
bạo của chính quyền đô
hộ, nhân dân ta căm thù
quân đô hộ, không cam
chịu áp bức, bóc lột đã nổi
dậy ở nhiều nơi.

Trả lời :

- Câu nói của Bà thể hiện ý chí, nguyện vọng
thiết tha của Bà là "giành lại giang sơn cởi ách
nô lệ".
- Bà Triệu là con người khảng khái, giàu lòng yêu
nước, có chí lớn, Bà là tiêu biểu cho ý chí bất
khuất của người phụ nữ Việt và dân tộc Việt
trong việc kiên quyết đấu tranh chống quân đô
hộ giành độc lập cho dân tộc.

Câu 4. Em biết gì về Lăng Bà Triệu ở núi Tùng ( Thanh Hóa ) ?

Câu 5. Em hãy giới thiệu đôi nét về Bà Triệu ?

Tập san môn Lịch Sử 6-bài 20

Trang 8

Nhóm


Câu 6. Đọc và trả lời câu hỏi :
"Ru con con ngủ cho lành
Cho mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi,
Coi bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng.
Túi gấm cho lẫn túi hồng,
Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân."
Ca dao
Qua câu ca dao trên, em thấy thái độ của nhân dân ta đối với cuộc khởi nghĩa Bà
Triệu như thế nào ?


Câu 7. " Vung giáo chống hổ dể - Giáp mặt " Vua Bà" khó."
Theo em, "Vua Bà" trong 2 câu thơ trên là ai ? 2 câu thơ trên muốn nói lên điều gì ?

Bà Triệu tự vẫn

Tượng Bà Triệu
Tập san môn Lịch Sử 6

Lăng Bà Triệu ở núi Tùng (Thanh Hóa)

Chân dung Bà Triệu

Trang 9

Lễ hội Đền Bà Triệu ở
Thanh Hóa

Nhóm


Doc
thêm :
.

__

I /Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?
Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong
giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của

mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết,
phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.
Đối tượng đồng hóa thường là nền văn hóa yếu và lạc hậu hơn. Đồng hóa ngôn ngữ là công cụ
đồng hóa văn hóa thông dụng nhất, quan trọng nhất, hiệu quả nhất. Một dân tộc bị mất tiếng nói mẹ
đẻ của mình và phải nói tiếng của một dân tộc khác thì không còn giữ được bản sắc dân tộc nữa.
+ Xem thêm tại đây : />II/ Tiểu sử về Bà Triệu
-Sinh Năm 225
Quê quán :Yên Định, Thanh Hóa
Mất Năm : 248
Mất tại : Hậu Lộc, Thanh Hóa
Nguyên nhân mất : Tự vẫn
Đài tưởng niệm : Đền Bà Triệu, Hậu Lộc, Thanh Hóa
Tên khác : Triệu Trinh Nương, Triệu Thị Trinh, Triệu Quốc Trinh
Dân tộc : Việt ( Xem thêm tại đây : )
III/ Vì sao không thể Hán hóa người Việt?
Thời Bắc thuộc, người Việt có thể không có chữ viết, hoặc
có thể đã có chữ viết nhưng bị xóa sạch qua 1.000 năm bị
Bắc thuộc. . Họ khôn khéo biến “kho” Hán ngữ thành “kho”
Hán - Việt để làm giàu thêm ngôn ngữ của mình. Có thể
thấy, nhiều từ mà chúng ta vẫn thường dùng bây giờ như
vô duyên, lãng mạn, bá đạo, triền miên, mạch lạc, la liệt...
là từ gốc Hán 100% trong kho tàng Hán - Việt mà ông cha
ta đã thu thập để thành vốn từ Việt.
Người Quảng Đông, Phúc Kiến, Vân Nam đã mất hẳn
ngôn ngữ “gốc”. Về mặt ngôn ngữ, họ hoàn toàn bị Trung
Hoa đồng hóa, chỉ phát âm khác mà thôi.
Xem thêm tại đây : />
IV/ Đền Bà Triệu đón bằng công
nhận Di tích quốc gia đặc biệt
Đình làng Phú Điền thuộc làng Phú

Điền, xã Triệu Lộc cũng nằm trong
khu di tích Bà Triệu. Đây là ngôi
đình cổ được dân làng Phú Điền xây
dựng để thờ Thành Hoàng làng
(cũng chính là nữ anh hùng Triệu
Thị Trinh). Trải qua nhiều thế kỷ,
ngôi đình vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ
kính của làng quê Bắc bộ xưa với
cây đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm tại đây : />
- Biên tập, biên soạn nội dung : Lê Việt Anh, Phạm Ngân Giang, Đào Bằng Linh
- Thiết kế bìa, tập san : Lê Việt Anh
- Chuẩn bị câu hỏi, nội dung phụ, ảnh, kiểm tra nội dung : Trần Thảo Linh,
Phùng Thanh Trang, Nguyễn Trần Mỹ Linh.
- Nguồn nội dung, ảnh : Internet

C Copyright by VietAnhDesign.

Việt Anh Design



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×