Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.9 KB, 22 trang )

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Giáo viên: Lý Văn Tư


Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Ngay từ thời cổ đại đã có những phóng đoán thiên tài về sự tác động qua lại của các cái đối lập và xem sự tác động qua lại đó là cơ sở vận động của
thế giới.
+ Triết học Trung Hoa cổ đại luận giải về tính biến dịch của vạn vật thông qua sự chuyển hoá âm – dương.
+ Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Hêracơlít - người được Lênin coi là ông tổ của phép biện chứng, cho rằng: trong sự vận động biện chứng vĩnh viễn của
mình, các sự vật đều có khuynh hướng chuyển sang mặt đối lập.
+ Trên cơ sở quan điểm DTKQ, Platôn đã đi tới quan điểm xem phép biện chứng là học thuyết về sự vận động của khái niệm. Ông cho rằng khi giải
quyết bất kỳ vấn đề nào cũng phải xuất phát từ 2 luận điểm đối lập.


Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Trước khi Phép BC Mác xít ra đời, tư tưởng BC về những đối lập đạt được đỉnh cao nhất trong sự phát triển của nó trong học thuyết biện chứng của
các nhà triết học cổ điển Đức, tiêu biểu nhất là I.Cantơ và V.Hêghen.
+ Cantơ xem các mặt đối lập là những đối lập về chất; tuy nhiên ông từ bỏ việc thừa nhận mâu thuẫn khách quan.
+ Hêghen nhận thức được vai trò của mâu thuẫn trong quá trình vận động và phát triển. Ông khẳng định: “mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi sự
vận động và của tất cả mọi sức sống..”, “tất cả mọi vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bản thân nó”…


Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Kế thừa một cách có phê phán những học thuyết, M-A đã phát triển học thuyết mâu thuẫn biện chứng lên một tầm cao mới. Quan điểm lý luận đó
được thể hiện trong QL thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.


Vị trí QL



- Quy luật mâu thuẫn là một trong ba QL CB của phép BCDV, quy luật này có vị trí đặc biệt quan trọng trong phép BCDV. Nó chỉ ra nguồn gốc, động lực
của sự vận động và phát triển của SVHT, là chìa khóa để hiểu sâu sắc các QL, các cặp phạm trù của phép BCDV. Nghiên cứu QL này có ý nghĩa quan
trọng trong nhận thức và thực tiễn nói chung cũng như trong những vấn đề quân sự nói riêng.
- Vì QL đề cập đến vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của phép BC là vấn đề nguồn gốc của sự phát triển, nên V.I.Lê nin đã xem lý luận về sự thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng.


Nội dung quy luật

Mọi SVHT trong thế giới đều bao hàm mâu thuẫn, mâu thuẫn là khách quan phổ biến của mọi sự vật hiện tượng, sự thống nhất của các mặt đối lập là
tương đối tạm thời, là điều kiện tồn tại của SVHT. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối, là nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và
phát triển của SVHT.


Nội dung quy luật

-> Như vậy, QL này nói lên những tác động qua lại giữa các mặt đối lập và vai trò của những tác động này đối với sự vận động và phát triển của sự vật.
Nội dung cơ bản của QL thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập được làm sáng tỏ thông qua một loạt những phạm trù cơ bản “mặt đối lập”, “sự
thống nhất” và “đấu tranh của các mặt đối lập”.


Mặt đối lập và mâu thuẫn biện chứng

- Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những đặc điểm, những thuộc tính, những khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại khách
quan trong mọi sự vật hiện tượng, chúng liên hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.


Mặt đối lập và mâu thuẫn biện chứng


- Mâu thuẫn là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập bên trong SVHT.
+ Mâu thuẫn là vốn có của sự vật hiện tượng, nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, sự vật hiện tượng nào cũng bao hàm mâu
thuẫn không có sự vật hiện tượng nào không chứa đựng mâu thuẫn, mâu thuẫn của sự vật do cấu trúc bên trong của sự vật quy định.
+ Mâu thuẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, tư duy; trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của sự vật cũng có mâu thuẫn.
Trong tự nhiên: Hấp thụ – bài tiết
Trong xã hội: LLSX – QHSX
Trong tư duy: CNDV – CNDT, BC-SH
+ Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.


Mặt đối lập và mâu thuẫn biện chứng

- Mâu thuẫn biện chứng: Đặc trưng cho thấy sự khác biệt rất cơ bản giữa quan điểm duy vật biện chứng và quan điểm duy tâm, siêu hình về mâu
thuẫn cũng như sự khác biệt về chất giữa mâu thuẫn biện chứng với mâu thuẫn lôgic hình thức.
+ Mâu thuẫn biện chứng là phạm trù dùng để chỉ mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập, trước hết là hai mặt đối lập cùng tồn tại
trong SVHT.
+ Mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong cả tự nhiên lẫn trong xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là sự phản ánh mâu thuẫn trong hiện
thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức, của tư duy trên con đường vươn tới chân lý khách quan, chân lý tuyệt đối về hiện thực.


Mặt đối lập và mâu thuẫn biện chứng

+ Mâu thuẫn biện chứng khác với mâu thuẫn lôgic hình thức: Mâu thuẫn chỉ tồn tại trong tư duy, nó sai lầm do sai lầm trong tư duy. mâu thuẫn lôgic
hình thức là mâu thuẫn được tạo thành từ hai phán đoán phủ định nhau về cùng một sự vật và cùng 1 quan hệ tại cùng 1 thời điểm; trong hai phán
đoán đó chỉ có 1 chân lý. Việc giải quyết mâu thuẫn lôgic hình thức được thực hiện bằng cách loại bỏ nó khỏi tư duy.


Sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối tạm thời, là điều
kiện tồn tại của sự vật.


- Trong thời gian các mặt đối lập còn thống nhất, chúng nương tựa vào nhau, làm cơ sở điều kiện cho nhau, mặt này lấy mặt kia làm điều kiện để tồn
tại. Như vậy, cũng có thể xem sự thống nhất của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau của các mặt đối lập.
+ Hai mặt đối lập tuy có thuộc tính bài trừ nhau, phủ định nhau nhưng chúng lại có gắn bó chặt chẽ với nhau, chúng đồng thời tồn tại. Chẳng hạn,
nguyên tử nào cũng có hạt mang điện tích dương, hạt mang điện tích âm; cơ thể sinh vật nào cũng có đồng hóa và dị hóa…


Sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối tạm thời, là điều
kiện tồn tại của sự vật.

- Sự thống nhất còn được hiểu như là sự tác động ngang nhau trong tương quan giữa hai mặt đối lập tạo nên sự cân bằng tạm thời, sự ổn định tương
đối của sự vật. Mặt khác còn được hiểu như là sự đồng nhất giữa các mặt đối lập trong một chỉnh thể do chúng có nhân tố giống nhau.
+ Sự thống nhất của các mặt đối lập còn có nghĩa là sự phù hợp đồng nhất tác động ngang bằng nhau của các mặt đối lập. Sự thống nhất chỉ là tạm
thời, tương đối vì mỗi sự vật chỉ tồn tại trong 1 không gian, thời gian nhất định. Tính tương đối của “sự thống nhất” quy định trạng thái đứng im
tương đối của VC vận động.


Sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối tạm thời, là điều
kiện tồn tại của sự vật.

- Sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tương đối vì sự vật hiện tượng luôn vận động và phát triển không ngừng, hai mặt đối lập vừa thống nhất với
nhau nhưng đồng thời luôn đấu tranh với nhau, đấu tranh đến một mức độ nhất định mâu thuẫn được giải quyết sẽ phá vỡ sự thống nhất, sự vật cũ
mất đi sự vật mới ra đời.
+ Sự thống nhất của các mặt đối lập nó còn tạo địa bàn để các mặt đối lập đấu tranh với nhau.


Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, là nguồn gốc, động lực
bên trong của sự vận động và phát triển của SVHT..

- Đấu tranh của các mặt đối lập: là sự liên hệ, tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định nhau dẫn đến sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt
đối lập trong cùng một SVHT.

Ví dụ:

Đấu tranh giữa ta và địch là tiêu diệt lẫn nhau.
Giữa CNXH và CNTB là phủ định lẫn nhau.
Giữa hấp thụ và bài tiết là đòi hỏi và quy định lẫn nhau.


Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, là nguồn gốc, động lực
bên trong của sự vận động và phát triển của SVHT..

- Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối có nghĩa là nó diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của sự vật hiện
tượng, từ khi sinh ra đến khi mất đi và hết sức phức tạp, lúc thấp lúc cao, lúc không gay gắt, có lúc lại xung đột quyết liệt.
+ Khi sự vật còn đang là nó, mâu thuẫn chưa được giải quyết, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau nhưng đồng thời lại luôn đấu tranh với nhau,
đấu tranh đến một mức độ nhất định, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, sự vật mới lại bao hàm mâu thuẫn mới, hai mặt
đối lập lại tiếp tục đấu tranh với nhau cứ như vậy nó diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của SVHT.


Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, là nguồn gốc, động lực
bên trong của sự vận động và phát triển của SVHT..

+ Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, hai mặt đối lập phát triển trái ngược nhau, mỗi mặt giữ những vị trí khác nhau, có mặt là chủ yếu, có mặt
là thứ yếu. Mặt chủ yếu giữ vai trò chi phối khuynh hướng và tính chất của mâu thuẫn trong giai đoạn đó.


Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, là nguồn gốc, động lực
bên trong của sự vận động và phát triển của SVHT..

- Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc động lực bên trong của sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.
+ Trong sự vật bao giờ cũng chứa đựng cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu, chính sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới làm cho cái cũ mất đi, cái
mới ra đời.Cái mới là cái hợp quy luật, cái tất thắng, cái mầm mống cho sự phát triển.

+ Đấu tranh của các mặt đối lập đến một mức độ nhất định mâu thuẫn được giải quyết hai mặt đối lập chuyển hoá cho nhau, sự vật cũ mất đi, sự vật
mới ra đời, cứ như vậy làm cho sự vật hiện tượng luôn vận động và phát triển không ngừng.


MQH BC giữa thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Trong quá trình tồn tại của SV, thì thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập bên trong SV không thể tách rời nhau, có quan hệ biện chứng với nhau.
Sự thống nhất là điều kiện của đấu tranh. Sự đấu tranh là nguồn gốc, động lực trực tiếp dẫn đến sự phát triển của SV, khi SV mới ra đời tạo điều kiện,
tiền đề cho thống nhất mới ở trình độ cao hơn.


Ý nghĩa phương pháp luận

- Đối với nhận thức: Mâu thuẫn là khách quan, phổ biến, cho nên nhận thức mâu thuẫn của SV rất quan trọng, khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét
toàn diện các mặt đối lập, theo dõi quá trình phát sinh, phát triển của các mặt đó; phải biết phân đôi sự thống nhất để nhận thức và giải quyết sự
thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập; phải nhận dạng được vị trí, vai trò các loại mâu thuẫn để có hướng giải quyết.
- Đối với hoạt động thực tiễn: Phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn tìm ra phương thức giải quyết
+ Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi.
+ Mâu thuẫn được giải quyết bằng con đường đấu tranh (dưới các hình thức khác nhau cần phải có phương pháp giải quyết phù hợp từng loại mâu
thuẫn.)


Vận dụng

- Xem xét cả 2 mặt của vấn đề (KT-CT, Thời cơ-thách thức…) để khi khó khăn vẫn có niềm tin, khi thuận lợi không duy ý chí.
- giải quyết đúng đắn vấn đề KTTT với định hướng XHCN; giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng XH; đảng viên làm kinh tế tư nhân… để thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh…. Xác định đúng đối tượng, đối tác để vừa giữ được nguyên tắc, vừa thu hút lực lượng đầu tư.
- Đặc biệt, Đảng, Nhà nước ta đã vận dụng giải quyết MQH hợp tác và đấu tranh trong quan hệ đối ngoại 1 cách sáng tạo.



XIN
XINCHÂN
CHÂNTHÀNH
THÀNHCẢM
CẢMƠN
ƠN



×