Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Quản lý HTKT2 ĐHKTHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 21 trang )

Mục lục

I . MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
Nước khởi nguồn cho mọi sự sống, nước là một trong trong những nhu cầu không
thể thiếu với bất kì loài sinh vật nào kể cả con người. Chất lượng môi trường nước ảnh
hưởng trực tiếp lên sức khỏe cũng như sự sống của các loài. Hiện nay nhu cầu sống đó
đang dần bị đe dọa nghiêm trọng. Bên cạnh lượng nước bi thâm hụt do sử dụng nước
bừa bãi và không đúng mục đích là chất lượng nước đang suy giảm trầm trọng, mà
nguyên nhân chính là do ý thức của chính mỗi con người chúng ta.
Hằng ngày một lượng lớn nước thải được xả trực tiếp hoặc gián tiếp ra ngoài môi
trường mà chưa qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Hậu quả trước tiên
là gây mất cân bằng sinh thái, một số loài sinh vật bị tuyệt chủng do không thích nghi
với nguồn nước bị ô nhiễm. Tiếp đến là ảnh hưởng đến con người chúng ta. Nước bị ô
nhiễm gây các bệnh: da liễu, đường ruột… và hơn nữa là các bệnh mà thế giới cũng
chưa có phương thức cứu chữa như: ung thư… Chính vì vậy mà chúng ra cần xử lý
nước thải ngay tại nguồn để giảm thiểu những tác hại của nước thải đến môi trường.
Từ đó em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Đánh giá thực trạng và
đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thải sinh hoạt khu đô thị Văn Phú
– Hà Đông – TP Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu và mục đích của đề tài
- Mục tiêu: Đánh giá thực trạng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt trên địa bàn KĐT
Văn Phú
- Mục đích: Nghiên cứu đưa ra giải pháp để cải thiện thực trạng và nâng cao công
tác tổ chức quản lý vận hành cho hệ thống thoát nước thải KĐT Văn Phú
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng: Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt của KĐT Văn Phú - Hà Đông - TP
Hà Nội
- Phạm vi: Giới hạn trong khu vực KĐT Văn Phú - Hà Đông - TP Hà Nội
1.4. Phương pháp nghiên cứu đề tài


- Phương pháp thu thập thông tin, điều tra, khảo sát thực địa
1


- Phương pháp phân tích, xử lý thông tin
- Phương pháp kế thừa

2


II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng hệ thống thoát nước tại KĐT Văn Phú
2.1.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có quy mô khoảng 112,5ha, giới hạn bởi:
-

Phía Tây Bắc giáp Khu dân cư tái định cư đường QL6, cách tuyến QL 6 khoảng 25m
về phía Nam.

-

Phía Tây Nam giáp khu dân cư Văn La

-

Phía Đông Bắc giáp khu trung tâm hành chính mới và công viên cây xanh Quận Hà
Đông

-


Phía Đông Nam giáp đường gom ra ga đường sắt Ba La dự kiến

Khu đô thị mới Văn Phú – Nguồn: google.com/maps


Điều kiện khí hậu khu vực nghiên cứu
Đặc điểm khí hậu

a

Khu vực nghiên cứu nằm trung tâm quận Hà Đông, mang các yếu tố khí hậu của Hà
Đông tương tự như khí hậu của Hà Nội. Nhiệt độ trung bình năm 26,8. Biên độ dao
động nhiệt không lớn.
-

Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình năm: 38,20C
3


-

Nhiệt độ không khí trung bình năm: 23 oC

-

Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình năm: 15oC
Lượng mưa

b


Lượng mưa phân bố không đều theo các tháng trong năm chủ yếu tập trung từ tháng
5 và tháng 10. Chiếm tới 70% tổng lượng mưa của cả năm.
-

Lượng mưa trung bình năm 1620 mm.

-

Lượng mưa trung bình năm cao nhất 2497,1 mm.

-

Lượng mưa trung bình tháng 135 mm.

-

Lượng mưa 3 ngày ứng với các tần suất:
+ P = 5% = 346 mm
+ P = 10% = 295 mm
+ P = 20% = 240 mm
Độ ẩm:

c
-

Độ ẩm cao nhất 94 %

-

Độ ẩm thấp nhất 31 %


-

Độ ẩm trung bình 86%
Gió

d

e

-

Tốc độ trung bình mùa hè 2,2 m/s.

-

Tốc độ trung bình mùa đông 2,8 m/s.

-

Hướng gió chủ đạo mùa hè : Đông Nam.

-

Hướng gió chủ đạo mùa đông : Đông Bắc.
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt
Trung bình một năm có hai cơn bão ảnh hưởng đến địa bàn với cấp 7, cấp 8. Tốc độ
gió V = 30m/s.

f


Bức xạ
Tổng lượng bức xạ trung bình năm 122 Kcal/cm2
2.1.2. Thực trạng đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước khu đô thị Văn Phú – Hà
Đông
- Theo đồ án quy hoạch chi tiết khu đô thị Văn Phú – Hà Đông năm 2007: nhu cầu
thải nước của khu đô thị được tính toán như sau:

4


Bảng1: Tiêu chuẩn và nhu cầu thải nước.
STT

Đối tượng

1

Nước thải sinh hoạt
Đất ở biệt thự
Đất ở khác

2

Nhà trẻ mẫu giáo

3

Trường học


4

C.trình công cộng

5

Các nhu cầu khác

Khối lượng

Tiêu chuẩn

Nhu cầu

1.460 người
18.390 người
1.100 cháu

150 l/ng/ngđ
130 l/ng/ngđ

219 m3/ngđ
2.391 m3/ngđ

75 l/cháu/ngđ

83 m3/ngđ

3.630 h/s


20 l/hs/ngđ

73 m3/ngđ

23.900 m2 sàn

3 l/m2 sàn/ngđ

72 m3/ngđ

15%

426 m3/ngđ

3 Tổng cộng
3.264 m3/ngđ
4 Làm tròn
3.500 m3/ngđ
Tổng nhu cầu thu gom và xử lý nước thải của khu vực quy hoạch là 3.500 m3/ngđ.
- Giải pháp thiết kế quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước thải
Hệ thống thoát nước thải khu vực được tổ chức theo dạng hệ thống riêng hoàn toàn.
Nước thải và nước mưa được thu theo hai hệ thống đường cống riêng biệt.
Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi đổ vào hệ thống
thoát nước chính. Nước thải các công trình công cộng... cũng phải được xử lý sơ bộ
trước khi đổ ra hệ thống thoát nước chính. Đường cống thoát nước thải sử dụng ống
BTCT D200, D300, D400.
Hệ thống cống bố trí bám sát độ dốc đường để giảm độ sâu chôn cống. Độ sâu chôn
cống tối thiểu là 0,7m, độ sâu chôn cống tối đa là 5m tính từ đáy cống. Độ sâu chôn
cống qua đường tổi thiểu là 0,7m tính từ đỉnh cống.
Tại các vị trí độ sâu chôn ống quá lớn đặt các trạm bơm chuyển tiếp. Trạm bơm

chuyển tiếp bố trí bơm nhúng chìm để tiết kiệm diện tích đất xây dựng và đảm bảo mỹ
quan đô thị.
Theo Quy hoạch chi tiết nước thải khu vực này được thu gom về trạm xử lý tập
trung của khu vực Đông Nam KĐT. Trạm xử lý nước thải của khu vực dự án nằm phía
Nam khu vực thiết kế tại khu cánh đồng giữa đường điện 110KV và đường sắt, quy mô
công suất trạm xử lý là 3.500 m3/ngđ, với quy mô diện tích khoảng 1 ha. Trạm xử lý
nước thải xử dụng hệ thống khép kín với công nghệ hiện đại tránh gây ô nhiễm đến
môi trường xung quanh và phải đảm bảo khoảng cánh ly tối thiểu 150m đến các khu
dân cư tập trung. Nước thải sau trạm xử lý trước khi đổ ra nguồn phải đạt loại B của
tiêu chuẩn TCVN 5942-1995.
5


Sơ đồ quy hoạch hệ thống thoát nước thải khu đô thị Văn Phú
- Thực trạng hệ thống thoát nước thải khu đô thị: thực tế khu đô thị văn phú vẫn
đang sử dụng hệ thống nước thải chung, hệ thống thoát nước thải riêng biệt đang trong
quá trình xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên hệ thống này cũng chưa đồng bộ. Nhà
máy xử lý nước thải cho khu đô thị vẫn còn chưa xây dựng.

Hiện trạng quy hoạch khu đất xây dựng nhà máy xử lý nước thải vẫn là khu đất trống.
Ảnh: sinh viên
6


2.1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước thải sinh hoạt khu đô thị
Văn Phú
Tính đến trước ngày 12/08/2016, Công ty CP Môi trường đô thị quận Hà Đông
được giao nhiệm vụ quản lý, duy tu bảo dưỡng và khai thác hệ thống thoát nước quận
Hà Đông. Tuy nhiên đơn vị không đủ năng lực quản lý. Trình độ chuyên môn của các
cán bộ và công nhân đội thoát nước và công tác còn nhiều bất cập. Khi có sự cố về

thoát nước, thường không được kịp thời giải quyết. Công ty chưa tự chủ tài chính và
nhân lực. Hơn nữa, do cân đối tài chính hàng năm nên việc duy tu bảo dưỡng hệ thống
thường manh mún và chồng chéo.
Ngày 12/08/2016, UBND thành phố Hà Nội banh hành công văn số 7025/VP-ĐT,
theo đó UBND TP Hà Nội đã yêu cầu sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan bàn giao
quản lý duy tu, duy trì hệ thống thoát nước trên địa bàn quận Hà Đông. Trong đó đề
cập, Sở Xây dựng có công văn gửi UBND quận Hà Đông, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Công ty Môi trường đô thị Hà Đông, Công ty Thoát nước Hà Nội và
Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đề nghị phối hợp thực hiện khảo sát,
đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước quận Hà Đông, thống nhất đề xuất, báo cáo về
phạm vi tiếp nhận, bàn giao công tác duy tu duy trì hệ thống thoát nước trên địa bàn
quận Hà Đông về thành phố quản lý nhằm đảm bảo thoát nước, chống úng ngập mùa
mưa trên địa bàn.
UBND thành phố đã chấp thuận về đề xuất của Sở Xây dựng: giao Sở Xây dựng và
Công ty Thoát nước Hà Nội tiếp nhận quản lý, vận hành, duy tu duy trì toàn bộ hệ
thống thoát nước trên địa bàn quận Hà Đông từ tháng 8/2016. Công ty TNHH MTV
Thoát nước Hà Nội tiếp nhận, tận dụng hồ sơ, máy móc thiết bị, nhân công (nếu có) từ
Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hà Đông để hỗ trợ giải quyết khó khăn ban đầu khi
tiếp nhận.
Theo đó sơ đồ quản lý Nhà nước về tổ chức thoát nước quận Hà Đông được tổ chức
như sau:
UBND TP Hà Nội

Sở xây dựng Hà Nội

Công ty TNHH nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội

7



Sơ đồ quản lý Nhà nước về tổ chức thoát nước quận Hà Đông
2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2.1. Tổng quan về hệ thống thoát nước đô thị
a. Một số khái niệm
Hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải,
hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả) và phụ trợ
khác nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tiêu thoát nước mưa, nước thải và xử lý
nước thải.
Tùy theo tính chất và nguồn gốc, nước thải được phân làm ba loại chính:
- Nước thải sinh hoạt;
- Nước thải sản xuất;
- Nước mưa nhiễm bẩn.

Nước thải ra sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt có chứa nhiều chất bẩn hữu cơ
và vi trùng được gọi là nước thải sinh hoạt.
Nước thải sản xuất là nước thải ra từ quy trình công nghệ sản xuất, có thành phần
và tính chất rất khác nhau tùy thuộc vào loại hình công nghiệp, nguyên liệu sử dụng,
công nghệ áp dụng cũng như quy trình vận hành,…
Nước mưa sau khi rơi xuống, chảy trên bề mặt đường phố, quảng trường, khu dân
cư và xí nghiệp công nghiệp bị nhiễm bẩn, nhất là lượng nước mưa ban đầu cũng
được xem là nước thải.
Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây:
+ Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó tất cả mọi loại nước thải, nước
mưa được thu gom trong cùng một hệ thống.
+ Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt;
+ Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao
để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý.
Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển
tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả...) và phụ
trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải.

b. Nội dung quản lý thoát nước đô thị
- Quản lý quy hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước đô thị:

Ở nước ta, quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị nói chung, quy hoạch thoát nước và
8


quản lý hệ thống thoát nước đô thị nói riêng vẫn còn bị ảnh hưởng của quán tính bao
cấp, chủ yếu dựa vào các nguyên tắc thiết kế tĩnh, thiếu linh hoạt theo hướng thị
trường.
Trong khi đó, đô thị ngày càng khẳng định vai trò động lực then chốt trong nền
kinh tế, do đó cần cải cách công nghệ về quy trình lập quy hoạch xây dựng đô thị cũng
như quy hoạch thoát nước theo hướng chuyển từ quy hoạch tĩnh sang quy hoạch động,
với cách tiếp cận đa ngành. Với nhiệm vụ chính:
+ Đánh giá, dự báo phát triển kinh tế-xã hội, sự phát triển và bố trí dân cư, công
nghiệp dịch vụ, cơ sở hạ tầng của khu vực nghiên cứu quy hoạch;
+ Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng cơ sở hạ tầng, dự báo diễn biến môi
trường và khả năng tiêu thoát nước của các sông, hồ có liên quan;
+ Nhu cầu thoát nước bề mặt, thu gom, xử lý nước thải;
+ Triển khai lập đồng bộ từ quy hoạch tổng thể thoát nước tỷ lệ 1/5000-1/10.000 và
chi tiết thoát nước tỷ lệ 1/500-1/2000;
+ Lập kế hoạch đầu tư, phát triển hệ thống thoát nước theo quy hoạch được phê
duyệt; trong đó có kế hoạch huy động nguồn vốn, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành.
- Quản lý đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước
Trong những năm qua tình trạng thiếu vốn trầm trọng đầu tư cho phát triển cơ sở hạ
tầng. Nguồn vốn ngân sách đầu tư hạn chế và chưa có hiệu quả. Các dự án vốn ngân
sách nhà nước tiến độ triển khai chậm, quản lý đầu tư yếu, gây thất thoát nhiều, dẫn
đến hiệu quả đầu tư thấp. Còn tồn tại phổ biến tình trạng đầu tư dàn trải, nhiều công
trình dở dang, không đồng bộ, đầu tư mang tính chất chắp vá. Trong cơ cấu đầu tư,
chưa dành tỷ lệ vốn thích đáng cho công tác bảo trì, bảo dưỡng mạng, không bảo đảm

phát triển bền vững, tình trạng xuống cấp liên tục diễn ra. Công tác quản lý xây dựng
các dự án do nguồn vốn khác còn bỏ ngỏ, chất lượng công trình phụ thuộc nhiều vào
đạo đức kinh doanh của chủ đầu tư. Do đó công tác quản lý đầu tư xây dựng cần
giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện, nhằm đảm bảo hệ thống thoát nước đô thị
đồng bộ và hiệu quả.
- Quản lý vận hành khai thác hệ thống thoát nước.
Thống nhất tổ chức quản lý thoát nước từ trung ương đến địa phương, mỗi tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương phải xác định các đơn vị thoát nước chịu trách
nhiệm chính quản lý các hệ thống thoát nước trên địa bàn.
9


Tại các địa phương, tăng cường công tác pháp chế về thoát nước, xả nước thải, đảm
bảo tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các yêu cầu quy định.
Ưu tiên nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý vận hành
phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng sử dụng của từng địa phương.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vận hành hệ thống thoát nước đô thị
* Các yếu tố bên trong
- Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước
Là tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thoát nước được chính quyền đô thị thành
lập hoặc lựa chọn thông qua đấu thầu. Nội dung quản lý, vận hành được thực hiện
theo hợp đồng ký kết giữa chính quyền đô thị và đơn vị được giao quản lý, vận hành
HTTN, thông thường nội dung bao gồm:
Quản lý HTTN mưa, nước thải, hệ thống hồ điều hòa, quản lý các công trình đầu
mối; lập danh mục tài sản được giao quản lý; tổ chức bảo vệ tài sản; định kỳ kiểm tra,
đánh giá chất lượng tài sản; lập kế hoạch bảo trì công trình, thay thế hoặc mua sắm
trang thiết bị mới.
Việc quản lý, vận hành HTTN hiệu quả hay không của đơn vị thực hiện dịch vụ
phụ thuộc vào bộ máy tổ chức đơn vị đó, như trình độ, năng lực lãnh đạo, trình độ
nhân lực quản lý, vận hành.

+ Đội ngũ nhân lực lãnh đạo và quản lý:
Đối với lãnh đạo đơn vị: Là đội ngũ đề ra hướng đi, chiến lược phát triển cho công
ty cũng như ban hành các nội quy quy định hoạt động, sắp xếp nhân sự, khen thưởng
động viên cán bộ công nhân viên có thành tích hay kỷ luật những người vi phạm nội
quy. Một đơn vị thật sự vững mạnh khi có người lãnh đạo đề ra hướng đi đúng đắn,
sắp xếp nhân sự phù hợp, thúc đẩy cán bộ công nhân viên đồng thời vững vàng đối phó
với sự thay đổi.
Đối với đội ngũ quản lý: Là đội ngũ lập kế hoạch hoạt động, tổ chức công việc
cho nhân viên, kiểm soát công việc thực hiện.
+ Đội ngũ nhân viên, công nhân trực tiếp vận hành:
Đây là đội ngũ có số lượng đông đảo, với trình độ kiến thức cũng như kinh
nghiệm không đồng đều, họ là nhân lực trực tiếp thực hiện các khối lượng công việc
dưới sự điều hành của đội ngũ quản lý. Chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt hay không
phụ thuộc vào trình độ, thái độ, ý thức trách nhiệm, kinh nghiệm vận hành cũng như
10


sự tuân thủ của đội ngũ công nhân viên trực tiếp đối với công tác điều hành đội ngũ
quản lý.
- Mạng lưới hạ tầng cơ sở thoát nước.
Đối với bất kỳ một đô thị nào, hiệu quả thoát nước hay không phụ thuộc chủ yếu
vào mạng lưới thoát nước. Mạng lưới thoát nước, trong đó bao gồm các tuyến cống
thoát nước và các công trình phụ trợ khác. Đô thị được đầu tư xây dựng mạng lưới
thoát nước đồng bộ và hoàn chỉnh, mật độ đường ống cao chất lượng thoát nước sẽ
tốt hơn đối với các đô thị đầu tư xây dựng mạng lưới thoát nước mang tính chắp vá,
kế thừa. Mạng lưới thoát nước được coi là đồng bộ khi tiết diện cống thoát nước, cao
độ, độ dốc xây dựng và mật độ xây dựng phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị và
quy hoạch chuyên ngành thoát nước.
* Các yếu tố bên ngoài
- Bộ máy quản lý nhà nước về quản lý hệ thống thoát nước: Đây là bộ máy xây

dựng hành lang pháp lý về xây dựng, có nhiệm vụ hướng dẫn, thẩm định, kiểm định,
xử lý vi phạm khi có sai phạm xẩy ra... nghiệm thu, tiếp nhận công trình sau khi hoàn
thành đưa vào sử dụng.
Một trong các yếu tố làm ảnh hưởng đến công tác quản lý HTTN từ bộ máy quản
lý nhà nước là:
+ Sự phối hợp nhằm triển khai phổ biến các pháp lý trong đầu tư xây dựng chưa
hợp lý. Cụ thể, sau khi ban hành Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư, việc tập
huấn để phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền nội dung để đi vào thực hiện từ Bộ xuống
chính quyền địa phương, từ chính quyền đô thị xuống các tổ chức, các nhân hoạt
động xây dựng phải thông suốt. Tuy nhiên, do công tác tuyên truyền, hướng dẫn chưa
đầy đủ nên nhiều tổ chức, cá nhân không nắm bắt rõ về nội dung thực hiện theo pháp
lý trong xây dựng.
Ngoài ra, tình trạng pháp lý trong xây dựng thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cho
phù hợp, việc tiếp cận nội dung cái cũ chưa đầy đủ đã ra thêm cái mới, dẫn tới nhiều
chủ đầu tư, đặc biệt các chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách lúng túng.
- Ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ hệ thống thoát nước
Với tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh trong những năm gần đây, tình trạng thiếu
thốn đất ở cho người dân tại các đô thị, giá đất ở bị đẩy lên quá cao so với thu nhập
bình quân của người lao động, tình trạng chung tại các đô thị hiện nay là người dân
11


xây dựng nhà trái phép, một số người dân xây dựng lấn chiếm lên các công trình
thoát nước hoặc chặn dòng chảy thoát nước. Từ các hệ lụy trên dẫn đến ảnh hưởng
chất lượng thoát nước, gây cảnh ngập úng, mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường nước.
- Nguồn vốn đầu tư cho công trình thoát nước
Tại các đô thị hiện nay nhu cầu kinh phí trong công tác đầu tư xây dựng công
trình thoát nước là rất lớn so với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác, trong khi
nguồn vốn ngân sách hàng năm bố trí cho đầu tư xây dựng công trình thoát nước còn
nhiều hạn chế nên không kịp thời đáp ứng nhu cầu thoát nước, chống ngập úng,

chống ô nhiễm môi trường.
- Ảnh hưởng do biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu dẫn đến tăng cường độ mưa, tăng mực nước biển ...sẽ làm thay đổi
lớn trong các tiêu chuẩn và giải pháp quy hoạch, thiết kế hệ thống tiêu thoát nước
mưa. Theo dự báo vào cuối thế kỷ tới khả năng tiêu thoát nước bằng tự chảy đối với
các đô thị, khu dân cư nằm ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, các vùng thấp
ven biển sẽ bị hạn chế rất nhiều, thậm chí không còn. Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Cần
Thơ và các đô thị đồng bằng sông Cửu Long đều phải dùng bơm tiêu. Năng lượng
điện dùng vào nhu cầu này sẽ phải tăng gấp nhiều lần so với hiện nay.
Cường độ mưa lớn xuất hiện với tần suất cao hơn kết hợp với nước triều dâng làm
khả năng thoát nước kém đối với một số đô thị ven biển, dẫn đến khả năng gây ách
tắc giao thông do ngập nước, đường hỏng vì lũ cuốn và sạt lở đất.
2.2.2. Cơ sở pháp lý về hệ thống thoát nước thải
STT Số hiệu văn bản
Nghị định
1
Số: 80/2014/NĐ-CP
2

Số: 37/2014/NĐ-CP

3

Số: 154/2016/NĐ-CP

Trích yếu
Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải
Nghị định quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân Huyện,
Quận, Thị xã, thành phố thuộc Tỉnh

Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải

Quyết định
4

Số: 589/QĐ-TTg

Thông tư
5
Số: 04/2015/TT-BXD

Quyết định phê duyệt điều chỉnh định hướng
phát triển thoát nước đô thị và khu công
nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn
đến năm 2050
Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều
của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày
12


06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và
xử lý nước thải
Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn
6
QCXDVN 01:2008/BXD
7

QCVN 14:2008/BTNMT


8

QCVN 07:2010/BXD

9

TCVN 7957:2008

Quy chuẩn về Quy hoạch xây dựng
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trinh
hạ tầng kỹ thuật Đô thị
Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên
ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế

2.2.3. Kinh nghiệm về quản lý hệ thống thoát nước thải ( Singapore)
Singapore được công nhận là nhà tiên phong toàn cầu trong công nghệ xử lý nước
và đã thiết lập hẳn một đơn vị quản lý nước từ năm 1972 với tên gọi là Cục Quản lý
nước Singapore (PUB).

Mạng lưới kênh đào và cống rãnh được hình thành rộng khắp tại Singapore.
Trước đó, người dân Singapore đã sống dựa trên nguồn nước từ 3 hồ chứa và chủ
yếu nhập khẩu từ nước láng giềng Malaysia. Nhưng ngày nay, Singapore thu thập
nước mưa thông qua một mạng lưới đường ống dài 8.000 km, dẫn về 17 hồ chứa, đồng
thời thu lại nước đã qua sử dụng từ hệ thống đường hầm thoát nước nằm sâu 60m dưới
mặt

đất.


Hệ thống kênh đào với hơn 40 con kênh và rãnh thoát nước có chiều dài tổng cộng
1.000 km cùng với mạng lưới cống dài 8.000 km đã giúp Singapore xử lý được tình
trạng ngập lụt do triều cường và trời mưa lớn trong những năm qua. Tính từ năm 1973,
13


Chính phủ Singapore đã bỏ ra khoảng 2 tỷ đô la Mỹ để xây dựng hệ thống kênh và
cống thoát nước.

Một đường cống thoát nước đang được thi công tại đường phố Singapore.
Hiện nay, diện tích có nguy cơ ngập lụt ở Singapore đã giảm từ 3.200 ha trong
những năm 70 xuống còn 56 ha. Tuy một số nơi ở Singapore thỉnh thoảng vẫn bị ngập
khi mưa to kéo dài, nhưng thường không ngập lâu.

Hoạt động đua thuyền trên một dòng kênh ở phía Đông Bắc Singapore.
Bên cạnh nhiệm vụ hứng nước mưa làm nguồn dự trữ chiến lược và là một phần
cho giải pháp chống ngập lụt, những con kênh của Singapore bây giờ lại có thêm một
chức năng mới là trở thành những dòng suối, sông hồ phục vụ nhu cầu thư giãn, giải
trí và hòa mình với thiên nhiên của người dân.
14


III. Các vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp
3.1. Các vấn đề còn tồn tại
Qua thực tế khảo sát, vấn đề thoát nước thải sinh hoạt tại KĐT Văn Phú tồn tại một
số vấn đề như sau:
- Hiện tượng nước chảy tràn tại miệng các hố ga:

Tuy không mưa nhưng nước vẫn chảy tràn tại một hố ga. Ảnh: sinh viên
Việc nước thải chảy tràn không phải chỉ diễn ra một, hay ngày mà diễn ra thường

xuyên khiến người dân phải cậy nắp hố ga để nước có thể chảy ra bên ngoài. Nước
thải chảy tràn gây mất mĩ quan và bất tiện cho người dân trong khu vực. Nắp cống
được cậy lên còn gây khó khăn trong việc di chuyển và nguy hiểm cho người đi bộ
trên vỉa hè.
- Một số hố ga bị hư hỏng không được khắc phục:

Ảnh: sinh viên
Các hố ga hư hỏng này nếu không được xử lý mà vẫn tiếp diễn có thể gây ra hiện
tượng tắc cục bộ hệ thống thoát nước do bùn đất hoặc rác thải rơi vào hệ thống cống.
15


- Nguồn tiếp nhận: đang bị ô nhiễm, bốc mùi khó chịu

Con kênh phía Nam KĐT Văn Phú - Ảnh: Sinh viên
Do nhà máy xử lý nước thải chưa được xây dựng nên hầu hết nước thải sinh hoạt
của KĐT Văn Phú được thải ra con kênh phía Nam của KĐT. Theo quan sát bằng mắt
thường cũng có thể thấy màu nước đen và đã bốc mùi rất khó chịu.
- Tình trạng ngập úng khi xảy ra mưa lớn:

Ngập úng tại khu đô thị Văn Phú - Ảnh: Internet
Hiện tượng mưa lớn kéo dài khiến hệ thống thoát nước của KĐT Văn Phú không
đáp ứng cho việc tiêu thoát nước nên đã gây ra ngập úng. Điều này gây ra rất nhiêu
16


khó khăn và bất tiện cho người dân, không những thế đây còn là nguyên nhân gây ra
một số bệnh ngoài da và một số bệnh nguy hiểm khác.
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống thoát nước thải sinh
hoạt KĐT Văn Phú

3.2.1. Tăng cường cơ sở pháp lý
Hoàn thiện thể chế và pháp luật về BVMT: Xác định rõ trách nhiệm và phân công,
phân cấp hợp lý nhiệm vụ BVMT giữa các ngành, các cấp; Tăng cường cơ sở vật chất,
kỹ thuật cho cơ quan quản lý về BVMT, chú trọng cấp huyện, TP, cấp xã, phường, thị
trấn. Kiên quyết đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động hoặc buộc di dời cơ sở đối với các
cơ sở sản xuất, doanh nghiệp xả nước thải gây ô nhiễm môi trường nằm xen kẽ trong
khu dân cư. Tổ chức kiểm soát ô nhiễm nước thải, nhất là nước thải độc hại trong sản
xuất công nghiệp, y tế; Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất nuôi trồng thủy hải
sản và chế biến, bảo quản thực phẩm.
Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017) đã quy định rõ các
đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải bao gồm nước thải công
nghiệp và nước thải sinh hoạt. Việc áp dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường; nguồn thu từ phí nước thải thường được
sử dụng để chi trả cho công tác vận hành hệ thống và các hoạt động cải tạo môi
trường.
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hệ thống thoát nước khu
đô thị
- Nâng cao trình độ chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về quản lý hạ tầng
kỹ thuật, đội ngũ nhân lực quản lý vận hành hệ thống thoát nước.
- Tăng cường năng lực quản lý tại địa phương thông qua tổ chức các lớp tập huấn,
bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và có chế độ chính sách phù hợp
đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cấp thoát nước bảo vệ môi trường, nhằm
đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác quản lý hệ thống cấp thoát nước tại địa phương,
đơn vị. Tạo điều kiện để các cán bộ môi trường, cán bộ quản lý có liên quan được giao
lưu, trao đổi kinh nghiệm về các mô hình xử lý nước thải mang hiệu quả cao ở các tỉnh
thành trong nước. Cần có cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực được đào tạo
chính quy chuyên ngành cấp thoát nước.
17



- Tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước, chú trọng việc đào tạo các kỹ sư
cấp thoát nước, kỹ sư môi trường đủ kiến thức, năng lực chuyên môn để phục vụ cho
công tác quản lý hệ thống cấp thoát nước nói chung, và hệ thống thoát nước thải nói
riêng.
3.2.3. Đề xuất mô hình quản lý thoát nước quận Hà Đông

Sơ đồ được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu các phương pháp quản lý
(phương pháp quản lý hỗn hợp), hình thức cơ cấu tổ chức (hình thức cơ cấu tổ chức
quản lý trực tuyến - chức năng) và sự phân chia bộ phận phù hợp với nhiệm vụ quản lý
được giao có kể đến các đặc thù riêng của Hà Đông.
3.2.4. Đề xuất sự tham gia của cộng đồng và vai trò của chính quyền địa phương
trong công tác quản lý hệ thống
- Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống thoát nước
Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn nước. Xây dựng, ban
hành các chính sách khuyến khích mọi nguồn lực trong cộng đồng tham gia bảo vệ
nguồn nước. Tổ chức các cuộc họp định kỳ tại các tổ dân phố nhằm phổ biến các quy
định, kiến thức về bảo vệ, xử lý nguồn nước cấp, nước thải đến người dân; nâng cao
nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc xử lý nguồn nước thải ra môi
trường đối với các dự án, các quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội,…
Các cơ sở sản xuất phải tuân thủ các quy định về nguồn xả thải, đóng đủ các loại
phí về môi trường, đảm bảo cán bộ, nhân viên tại các cơ sở sản xuất được tập huấn các
kỹ năng về sức khỏe lao động, an toàn về môi trường… Xây dựng các mô hình bảo vệ
môi trường với sự tham gia của người dân như thành lập các tổ, đội bảo vệ môi trường
18


thường xuyên kiểm tra việc bảo vệ môi trường trên địa bàn để thông tin kịp thời về các
vi phạm đến cấp cao hơn, đồng thời hướng dẫn việc xử lý rác thải, nước thải…
Tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng trong quá trình triển khai, áp dụng các

quy định, chính sách về cấp thoát nước và cộng đồng trực tiếp tham gia giải quyết các
vụ việc về ô nhiễm nguồn nước. Biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá
nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường nước.. Tuyên truyền nâng cao ý thức về
bảo vệ môi trường nước của cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Lồng ghép giáo dục môi trường vào các buổi học trên lớp, hoạt động ngoại khóa qua
đó giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường của các em. Tổ chức các hoạt động hưởng
ứng các ngày lễ môi trường hằng năm với sự tham gia của người dân
- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác quản lý hệ
thống thoát nước
+ Tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các công trình hệ thống
thoát nước được Thành phố phân cấp; tổ chức thực hiện quản lý, duy trì hệ thống thoát
nước được giao chủ sở hữu.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì, duy
tu nạo vét hệ thống thoát nước được giao chủ sở hữu theo quy định.
+ Thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật về thoát nước và xử lý nước thải theo quy định.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết Luận

Qua quá trình nghiên cứu báo cáo: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
quản lý hệ thống thoát nước thải sinh hoạt khu đô thị Văn Phú – Hà Đông – TP
Hà Nội” đã nghiên cứu và đưa ra kết luận như sau:
- Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt của KĐT Văn Phú hiện nay vẫn chưa được
triển khai thực hiện
- Trong khu đô thị còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần được xử lý, khắc phục
- Báo cáo cũng đã nêu ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống
thoát nước thải cho khu đô thị
19



Vấn đề hệ thống nước thải của KĐT Văn Phú không những ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân sinh sống tại nơi đây mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của cả
đô thị cũng như thành phố Hà Nội. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh và mạnh
của một đất nước đang phát triển thì đây đang là một vấn đề hết sức cấp thiết và cần có
sự quan tâm đặc biệt. Chính vì vậy thế mà các nhà quản lý, các cấp chính quyền cần có
những giải pháp đầu tư nghiên cứu để xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước trong khu
vự một cách sớm nhất để giảm tình trạng ngập úng, ô nhiễm cũng như đảm bảo được
hoạt động đô thị luôn diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp, đảm bảo được sự phát triển của khu vực.
2. Kiến nghị

- Cần có những thay đổi, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hệ
thống thoát nước khu vực xây dựng mới đan xen với khu vực cũ đã xây dựng. Đặc
biệt vấn đề khớp nối giữa khu cũ và khu mới;
- UBND quận Hà Đông khi triển khai thực hiện xây dựng theo quy hoạch
HTTN tại các khu đô thị cần rà soát, đánh giá và điều chỉnh (nếu cần thiết) các quy
hoạch thoát nước đã có để có phương án xây dựng họp lý nhất, quản lý chặt chẽ cao
độ nền của các khu đô thị, khu dân cư xây dựng mới trên cơ sở hồ sơ cao độ nền được
lập từ các đồ án quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư xây dựng có liên quan.
- UBND quận Hà Đông thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định
và có cơ chế phân bố sử dụng nguồn thu này.

20


Tài liệu tham khảo
1

Lê Cường (2016), Quản lý hệ thống thoát nước khu đô thị Mỗ Lao, Phường Mộ Lao,


Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
2 Nguyễn Sỹ Quế (2013), Một số giải pháp quản lý hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu.
3 UBND Thành phố Hà Nội, Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 06/12/2017 quy
định về ban hành quy định về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa
bàn Thành phố Hà Nội.
4 Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
Chính phủ Việt nam: www.chinhphu.gov.vn
UBND thành phố Hà nội: www.hanoi.gov.vn
UBND quận Hà Đông: www.hadong.hanoi.gov.vn
Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội: thoatnuochanoi.vn
Và một số Website khác.

21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×