Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

So sánh truyền thuyết lịch sử việt nam và truyền thuyết đương đại nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.65 KB, 8 trang )

Sự chuyển đổi thể loại từ thần thoại sang truyền thuyết được bắt nguồn từ sự thay
đổi của hình thái xã hội. Truyền thuyết ( legend) là một thể loại VHDG tiếp chân
thần thoại, được nhân dân sáng tạo từ khi con người bắt đầu có ý thức về lịch sử.
Truyền thuyết dần dần trở thành nhận thức và cách lý giải những sự kiện trọng đại
của một quốc gia, dân tộc thuộc quan điểm của nhân dân về hệ tâm lý xã hội trong
ý thức dân gian. Theo quan niệm của các nhà khoa học thuộc giới folklore học thế
giới, truyền thuyết kết hợp những sự kiện lịch sử với các yếu tố huyền thoại và
truyện cổ tích theo nhiều cách khác nhau, thích ứng với môi trường văn hóa nhất
định. Truyền thuyết dân gian trên thế giới có chung các yếu tố truyền thống với
truyền thuyết tôn giáo và anh hùng, được các nhà văn hóa dân gian học xác định là
một thể loại văn hóa dân gian.
Các nước châu Âu cho rằng truyền thuyết là truyện kể về cuộc đời của các vị thánh
theo lịch Thiên chúa giáo, sau này dùng để chỉ những câu chuyện không chắc là có
thực hay không.
Đối với truyền thuyết Việt Nam nói riêng, có rất nhiều các quan niệm và định
nghĩa của các nghiên cứu được đưa ra. Từng có quan niệm đồng nhất truyền thuyết
với lịch sử, và ở một góc độ khác, truyền thuyết được gọi là cổ tích lịch sử. Tuy
nhiên sau quá trình nghiên cứu, người ta đưa ra các quan niệm và định nghĩa
truyền thuyết từ góc nhìn truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian:
“Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự
kiện, nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa hoặc nhân vật tôn giáo thông qua sự hư
cấu nghệ thuật thần kì” (Lê Chí Quế).
Kiều Thu Hoạch định nghĩa truyền thuyết như sau: “truyền thuyết là thể loại truyện
kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian, nội udng cốt truyện của nó kể
lại tích của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương
theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa
trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng các yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích
và thần thoại..”
Ở Việt Nam, khi phân loại truyền thuyết có sự khác nhau nhất định ở các nhà
nghiên cứu. Với cách chia của Đỗ Bình Trị thì truyền thuyết gồm: những truyền
thuyết về thời vua Hùng và những truyền thuyết sau đời vua Hùng. Ở bộ phận sau


lại được phân thành các nhóm về anh hùng dân tộc, về danh nhân văn hóa, về anh
hùng nông dân. Còn Lê Chí Quế lại phân loại gồm: truyền thuyết anh hùng, truyền
thuyết lịch sử và truyền thuyế về các danh nhân văn hóa. Kiều Thu Hoạch lại có
cách phân chia khác, gồm hai loại: truyền thuyết nhân vật và truyền thuyết địa
danh và truyền thuyết phong vật. Như vậy, trong lịch sử văn học dân gian Việt
Nam về thể loại truyền thuyết mới chỉ xuất hiện truyền thuyết lịch sử, còn thuật
ngữ truyền thuyết đương đại chưa được nhắc đến. Nếu truyền thuyết gắn với những
nhân vật lịch sử trong khoảng 100 năm trở lại đây thì những câu chuyện của Hồ
Chí Minh, Võ Nguyên Giáp hay những anh hùng khác đều mang tính chất dã sử.


Tuy nhiên những nhân vật lịch sử đi được vào đời sống tâm linh, được nhân dân
khẳng định để đi vào truyền thuyết thì phải trải qua hàng ngàn thế kỷ. Nhưng trải
qua nhiều thế kỷ thì nó không còn là tính chất đương đại nữa. Vì vậy xét về mặt
lịch sử, thười gian và đặc điểm của truyền thuyết thì trong văn học dân gian Việt
Nam không tồn tại thể loại truyền thuyết đương đại. Vậy nên trong bài viết này
xin được phép so sánh truyền thuyết lịch sử của Việt Nam với truyền thuyết đương
đại của nước ngoài.
Truyền thuyết lịch sử Việt Nam và truyền thuyết đương đại nước ngoài có một số
điểm chung như sau:
 Về nguồn gốc: khi con người ý thức được lịch sử, thôi thúc mỗi thành viên
trong xã hội nhận thức được giống nòi, nguồn gốc để cố kết cộng đồng, để
củng cố sức mạnh cộng đồng và tôn vinh giá trị cộng đồng. Xã hội Việt Nam
ngay từ khi mới xuất hiện, con người luôn đặt ra những câu hỏi chính yếu
rằng: nhà nước từ đâu mà có, tại sao phải xây dựng nhà nước, hay làm sao
để xây dựng một đất nước vững mạnh? Và truyền thuyết lịch sử ra đời nhằm
lý giải về những chiến công, về sự ra đời của nhà nước, về các lễ hội hay di
tích văn hóa thỏa mãn được mong ước của nhân dân, được lưu hành từ đời
này sang đời khác. Truyền thuyết đương đại là truyền thuyết của thời hiện
đại, giống như các truyện dân gian và truyện thần thoại khác, những truyện

kể ấy lưu hành trong xã hội, tam sao thất bản qua thời gian và chứa đựng
trong mình những ý nghĩa đã thúc đẩy cộng đồng bảo tồn và truyền bá nó.
 Đều thuộc nhóm thể loại truyền thuyết về nhân vật.
 Quá trình phát triển: hai thể loại trên đều phát triển trên tinh thần lí giải
những hiện tượng từ xã hội, có thật hoặc không có thật, được người đời có
thể tin hay có thể không tin về sự thật của nó. Lưu hành trong xã hội và được
truyền từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.
Ví dụ: đối với truyền thuyết lịch sử Việt Nam, để lý giải về cội nguồn dân
tộc, người ta hình thành nên truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu cơ. Lạc
Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu,
vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai
đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh
lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú
nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân...
Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái
bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một
người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp
khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời”, rồi 50 người con theo cha xuống biển,
50 người con còn lại theo mẹ lên núi. Đó là niềm tin cả dân tộc Việt Nam


đều là đồng bào, đều là anh em, con rồng cháu tiên và vì vậy Việt Nam cũng
là một đất nước tiên rồng.
Còn đối với truyền thuyết đương đại nước ngoài, những truyện kể nayfy
mang tính chất kinh dị. Mọi người thường tuyên bố rằng những truyện này
đã xảy ra với "bạn của bạn họ". Một số truyền thuyết đương đại đã lưu
truyền nhiều năm mà chỉ thay đổi chút ít cho hợp với từng vùng. Những
truyền thuyết gần đây có xu hướng lấy bối cảnh hiện đại như câu chuyện kể
về những người bị bắt cóc, chuốc thuốc mê và khi tỉnh dậy thì phát hiện
mình đã bị cướp đi một quả thận.

 Đặc trưng thi pháp:
- Đặc trưng ngôn ngữ:
Đặc điểm tiêu biểu của lời kể truyền thuyết là ngôn ngữ cô động, ít miêu
tả, chủ yếu chỉ thuật lại hành động của nhân vật, chú ý kể những chi tiết
về hoàn cảnh xuất thân của nhân vật, bối cảnh của câu chuyện, những lời
thoại nhân vật một cách cô động. Những lời thoại nhân vật được chú ý kể
là lời thể hiện khí khái, lòng nhiệt huyết của nhân vật đối với đất nước
trong hoàn cảnh lâm nguy.
Như lời của Gióng nói với sứ giả vua Hùng, lời khảng khái của bà Triệu:
“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển
khơi, đánh đuổi qua Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không
chịu khom lưng làm tỳ thiếp người”. Ở những truyện mang đậm chất dân
gian thì ngôn ngữ đầy ắp chất tưởng tượng tươi mát, bay bổng mà vẫn
mộc mạc chất dân gian. Đó là những truyện Tại sao đầm Đượng có mười
sáu đường nước chảy, Thuồng luồng ở cầu Hang, Núi chàng rể gù lưng,
Đồi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt…trong chuỗi truyền thuyết về Tản
Viên sơn thánh.
- Không gian trong truyền thuyết:
Không gian truyền thuyết là không gian đời thường, không gian chiến
trường và không gian xã hội, đất nước, khác với thần thoại chủ yếu là
không gian vũ trụ, không gian thiên nhiên.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng có không gian đời thường khi Gióng
còn nhỏ và không gian chiến trường khi Gióng ra trận. Truyền thuyết An
Dương Vương vừa có không gian đất nước bao quát một vùng đất vừa có
không gian đời thường trong phạm vi gia đình Vua, vừa có không gian
chiến trường. Không gian truyền thuyết gắn liền với các địa danh, di tích
cụ thể như làng Phù Đổng, huyện Quế Võ, Trân Sơn, núi Sóc Sơn (Thánh
Gióng), Phong Khê, núi Thất Diệu, Dạ Sơn (An Dương Vương), Thanh
Hóa, Lam Sơn, hồ Tả Vọng (Sự tích Hồ Gươm)…
Truyền thuyết đương đại lấy không gian chủ yếu là sinh hoạt đời thường,

từ những điều bình thường trong sinh hoạt mà nhân cách hóa chúng lên


thành các yếu tố bí ẩn, kinh dị, đáng sợ hay hài hước. Một vài truyền
thuyết là những truyện kể đạo đức lấy hình tượng ai đó (thường là đứa
trẻ) ngỗ ngược, cuối cùng kết thúc trong rắc rối, đau đớn hay chết chóc.
Tuy rằng được sinh thành, được sáng tạo theo yêu cầu của nhu cầu được nhận thức,
những câu chuyện trong truyền truyền thuyết được tin với niềm tin rất thật, tuy
nhiên tùy vào đặc điểm, hoàn cảnh, phong tục hay đời sống khác nhau của mỗi
quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ mà các thể loại truyền thuyết có những nét khác biệt
nhất định. Truyền thuyết lịch sử và truyền thuyết đương đại nước ngoài khác nhau
ở một số điểm như sau:
 Truyền thuyết đương đại nước ngoài:
- Thời gian: truyền thuyết đương đại là một loại hình văn hóa dân gian thời
hiện đại, xuât hiện từ thời kỳ công nghiệp hóa trở về sau.
- Cấu trúc: Nhiều truyền thuyết thành thị thực ra là những trò đùa được
thêm thắt và được kể như thể chúng có thật. Truyền thuyết thường có một
hoặc nhiều đặc điểm như: được kể lại nhân danh một nhân chứng khác,
thường được kể là "bạn tôi kể tôi nghe" mặc dù không bao giờ biết rõ
danh tính đầy đủ của "người bạn" đó; nó thiếu vắng thông tin cụ thể liên
quan đến vụ việc, chẳng hạn thiếu tên, ngày tháng, địa điểm và các thông
tin tương tự.
- Nhân vật: đều là con người với cuộc sống sinh hoạt trong đời thường,
nhưng sau khi trải qua một biến động lớn trong cuộc đời thì có những
thay đổi nhất định về mặt cấu tạo trên cơ thể, tính cách hay bị biến chất
theo chiều hướng đáng sợ kinh hãi.
- Truyền bá niềm tin: Người kể chuyện có thể tuyên bố rằng chuyện ấy đã
xảy ra với một người bạn, mục đích là nhằm cá nhân hóa và làm tăng tính
thuyết phục của câu chuyện. Nhiều truyền thuyết miêu tả những tội ác
kinh hoàng hoặc những tình huống có khả năng gây ảnh hưởng đến nhiều

người. Bất cứ ai tin vào những truyền thuyết này có lẽ sẽ cảm thấy cần
phải cảnh báo cho những người thân yêu được biết.
 Truyền thuyết lịch sử Việt Nam:
- Thời gian ra đời: truyền thuyết lịch sử ra đời và phát triển trong thời đại
anh hùng Việt Nam, đó là thời con người bứt ra khỏi đời sống dã man,
buoc vào chế độ văn minh đầu tiên: kết thúc thời kì tiền sử, sự khởi đầu
của thời kỳ sơ sử với sự hình thành của nhà nước Văn Lang đầu tiên,
thuộc thời kì văn hóa kim khí mà đỉnh cao và văn hóa Đông Sơn.
Thời gian truyền thuyết là thời gian lịch sử , thời gian thời đại, triều đại
nó được xác định cụ thể hơn so với thời gian thần thoại. Câu chuyện xảy
ra có khi kéo dài nhiều triều đại như truyền thuyết “Họ Hồng Bàng”, một
triều đại như truyện An Dương Vương kể từ khi ông vua này mở mang
bờ cõi, xây thành cho đến khi thất bại. Truyện “Sự tích Hồ Gươm” kể từ


khi Lê Lợi mới dấy binh khởi nghĩa cho đến khi đất nước thanh bình.
Truyện “Thánh Gióng” kể từ khi đất nước có giặc ngoại xâm đến khi giặc
tan. Tuy nhiên thời gian của truyền thuyết không ghi rõ thời điểm, ngày
tháng, câu chuyện xảy ra bao lâu.
- Cốt truyện: Nếu thần thoại, cốt truyện chỉ xoay quanh một nhân vật thì
cốt truyện truyền thuyết lại xoay quanh nhiều nhân vật, thậm chí có
truyện có hai hệ thống nhân vật đối lập nhau như truyện An Dương
Vương: Một bên là An Dương Vương, Mỵ Châu, thần Kim Quy; một bên
là Triệu Đà, Trọng Thủy. Như vậy cốt truyện của truyền thuyết phức tạp,
đa dạng hơn thần thoại.
Cốt truyện truyền thuyết thường theo ba đoạn đời nhân vật chính. Theo
Lê Trường Phát, cốt truyện truyền thuyết xây dựng theo 3 giai đoạn của
cuộc đời nhân vật:
+ Đoạn đời thứ nhất kể về hoàn cảnh và thân thế của nhân vật chính bao
gồm một số môtip. Môtip sự thụ thai kỳ lạ của mẹ người anh hùng do

quan hệ bí ẩn, bất thường với một hiện tượng, một sự vật nào đó. Môtip
về tướng lạ có từ khi lọt lòng như gan bàn chân có ba sợi lông trắng, có
nốt ruồi đỏ trong vành tai, trên trán có ba đường chỉ ngang, tay dài quá
gối,…Môtip về sự biểu hiện khác thường, hơn người khi còn trẻ như:
nâng cối đá lên cao, tay không giét cọp dữ, nhảy cao và xa khác thường,
có phép lạ, không nói không cười, có chí lớn…Môtip về hoàn cảnh xã
hội: loạn lạc liên miên, giặc ngoại xâm sắp xâm lược hoặc đang thống trị
hà khắc, triều đình mục nát, dân chúng lầm than…Môtip xuất thân của
nhân vật chính hoặc là con nhà nghèo đã qua thử thách cuộc đời hoặc là
con nhà nòi có truyền thống thượng võ, yêu nước thương nòi, gia đình
mang mối thù với giặc ngoại xâm…
+ Đoạn đời thứ hai là quá trình hoạt động của nhân vật chính. Phần này
kể lại hành động, chiến công, kì tích của nhân vật chính với nhiều tình
huống thăng trầm, gian nguy, thất bại rồi thành công.
+ Đoạn đời thứ ba là sự kết thúc của nhân vật chính. Có nhiều môtip về
giai đoạn này như môtip về sự hoá thân, thăng hoa của nhân vật (Dóng
bay lên trời, người anh hùng bị chém đầu nhưng tay vẫn giữ đầu rồi phi
đến chỗ đất thiêng mới hoá, hai Bà có hai đám mây ngũ sắc cuộn lên
trơi); môtip về sự hiển linh, hiển thánh giúp con cháu làm ăn và đánh
giặc; môtip về sự vinh phong, gia phong tên hiệu của các triều đại sau
cho người anh hùng; môtip về nghi lễ thờ cúng liên quan đến tôn vinh,
nhớ ơn người anh hùng.
Kết cấu truyền thuyết có hai loại: loại cốt truyện đơn và loại cốt truyện
xâu chuỗi. Những chuỗi truyện về Lê Lợi tập trung nói về người anh
hùng Lê Lợi. Các chuỗi truyện về Hùng Vương, về An Dương Vương


cũng có kết cấu như vậy. Với kiểu kết cấu này thì nhân vật lịch sử là nhân
vật trung tâm, còn các nhân vật khác là nhân vật phụ. Đối với chuỗi
truyền thuyết về Hùng Vương thì vai trò xuất hiện của nhân vật Hùng

Vương tương đối mờ nhạt trong các truyện đơn lẻ nhưng các truyện tập
hợp lại, chúng ta sẽ thấy vai trò của Hùng Vương càng rõ hơn. Đối với
loại chuỗi truyện về Hùng Vương thì Hùng Vương là nhân vật trung tâm
còn trong từng truyện thì Hùng Vương chỉ là nhân vật phụ mà nhân vật
chính lại là nhân vật được chú ý của truyện đó. Ví dụ truyện Sơn Tinh
Thuỷ Tinh thì hai nhân vật này là nhân vật chính còn nhân vật Hùng
Vương vẫn là nhân vật phụ.
- Đặc điểm nhân vật:
Nhân vật trong truyền thuyết xác định được thời gian sinh thành và kết
thúc. Nhân vật truyền thuyết là bất tử, nhưng có lý lịch rõ ràng, trải qua
các bước đường của cuộc đời như Thánh Gióng, bước đường sự nghiệp
như An Dương Vương, Lê Lợi, Hai bà Trưng, Bà Triệu…Nhân vật thần
thoại không có tuổi thì nhân vật truyền thuyết có tuổi mặc dù truyện
không nêu rõ bao nhiêu năm, chỉ trừ Lạc Long Quân, Âu Cơ, Sơn Tinh,
Thủy Tinh là các nhân vật theo phong cách thần thoại nên không có tuổi.
Nhân vật chính của truyền thuyết chủ yếu là người và một số nhân vật là
bán thần. Ngoài nhân vật chính còn có những nhân vật phụ. Nhân vật phụ
rất đa dạng, có nhân vật là người, nhân vật là thần.
Nhân vật là con người như Hùng Vương, Thánh Gióng, An Dương
Vương, Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi…Trong số nhân vật là con người, chỉ
có Thánh Gióng mang đậm màu sắc huyền thoại, còn lại các nhân vật
khác đều là nhân vật có thật trong lịch sử. Nhân vật huyền thoại Thánh
Gióng mang trong mình sức mạnh thần linh, còn nhân vật lịch sử bản
thân không mang sức mạnh thần linh nhưng được thần linh trợ giúp như
An Dương Vương, Lê Lợi… Như vậy, con đường của nhân vật chính đi
từ nhân vật bán thần đến nhân vật huyền thoại rồi cuối cùng là nhân vật
lịch sử. Nếu xem Hùng Vương và An Dương Vương là nhân vật chính thì
các nhân vật khác là nhân vật phụ nhưng xem Hùng Vương, An Dương
Vương là nhân vật trung tâm mà các truyện xung quanh có ý nghĩa độc
lập tương đối của nó thì các nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mai An Tiêm,

Lang Liêu, Mỵ Châu Trọng Thủy là nhân vật chính. Bên cạnh nhân vật
thần, bán thần và nhân vật là con người thì còn có các loại vật thần như
Ngựa sắt phun lửa, Gươm thần, Nỏ thần…Tất cả nhân vật thần và vật
thần đều được dựng lên để giúp đỡ nhân vật chính. Khác với thần thoại
đa số mỗi truyện là một nhân vật duy nhất thì truyền thuyết ngoài nhân
vật chính còn có các nhân vật phụ.
- Biện pháp xây dựng nhân vật:


Hai biện pháp song hành trong việc xây dựng nhân vật truyền thuyết là
thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên và thần thánh hóa các hoạt động
của con người. Thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên trong việc xây
dựng nhân vật phụ như thần Kim Quy trong truyền thuyết An Dương
Vương (Sự tích Loa Thành), vật thần như Ngựa sắt trong truyền thuyết
“Thánh Gióng”…Nhưng biện pháp chủ yếu, phổ biến trong truyền thuyết
vẫn là thần thánh hóa các hoạt động con người. Có hai cách xây dựng
nhân vật chính: Thần thánh hóa bản thân nhân vật như Lạc Long Quân,
Âu Cơ, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng. Thánh Gióng là nhân vật đặc
biệt, nhân vật trung gian quá độ của kiểu nhân vật bán thần và nhân vật
người. Việc sinh nở, ăn uống, hoạt động là con người nhưng sự lớn nhanh
như thổi, sức mạnh phi thường của Gióng là biểu hiện của thần thánh. Ở
đây có sử dụng biện pháp tổng hợp và khái quát sức mạnh của cộng đồng
theo kiểu nhân vật sử thi anh hùng.
Cách thứ hai là thần thánh hóa nhân vật bằng cách bao quanh nhân vật
chính những yếu tố hoang đường, kỳ diệu. An Dương Vương, Lê Lợi
không có yếu tố của thần thánh nhưng được các lực lượng thần thánh
giúp đỡ như thần Kim quy, Long Quân…Đây là xu hướng chủ đạo trong
truyền thuyết. Nhân vật xây dựng theo cách này có nhân tính, nhân cách
rõ hơn loại nhân vật được xây dựng theo cách thứ nhất. Phần lớn, nhân
vật truyền thuyết được xây dựng theo một chu trình, kết cấu theo công

thức sau: Lai lịch (bao gồm sinh đẻ thần kỳ và hình dáng dị thường > Tài
đức và sự nghiệp > Cái chết thần kỳ. Nếu có thần tích thì có hiển linh: âm
phù > gia phong, sắc phong của triều đình phong kiến.
- Yếu tố tưởng tượng và ý nghĩa của nó:
Yếu tố thần thánh trong nhân vật anh hùng là sự suy tôn cá nhân có tài có
công với cộng đồng. Ở thần thoại là sùng bái các vị thần tự nhiên thì
truyền thuyết là sùng kính các vị lãnh tụ bộ lạc và các anh hùng xuất
chúng. Nhân vật thần trong truyền thuyết chỉ là sự hình tượng hoá tượng
trưng cho một phát minh cải tạo vũ khí như nhân vật rùa vàng, cho một
thế lực thù đich như tinh con gà trắng trong truyền thuyết An Dương
Vương. Hình tượng nhân vật anh hùng một phần là hiện thực, một phần
là ước mơ của con người muốn bộ lạc mình có một nhân vật anh hùng
siêu việt có tài đủ sức chống lại kẻ thù và giúp dân sống hạnh phúc và
thanh bình. Theo Lê Trường Phát, nhân vật và sự kiện của truyền thuyết
lịch sử là những con người và sự kiện có thật ngoài đời…lựa chọn những
nhân vật lịch sử xuất phát từ quyền lợi, nguyện vọng, tư tưởng tình cảm
của mình. Truyền thuyết lịch sử là sự tái tạo lịch sử trên cơ sở cái cốt lõi
lịch sử rồi tiến hành sắp xếp lại để dựng lên tầm vóc của sự kiện và nhân
vật, đưa thêm vào đó những gì mà tâm tình, thái độ của nhân dân đối với


đối tượng phản ánh. Không những thế, truyền thuyết dân gian còn gắn
vào nhân vật những yếu tố thần kỳ lấp lánh…Những yếu tố ấy không có
thực ngoài đời nhưng có thực trong tâm tình của dân gian đối với lịch sử.
Như vậy ta thấy rằng, tuy đều thuộc thể loại văn học dân gian nhưng tùy vào từng
hoàn cảnh, thời gian, không gian cụ thể mà thể loại truyền thuyết có những đặc
điểm đặc trưng nhất định, là nét cơ bản của mỗi thể loại truyền thuyết.




×