Tải bản đầy đủ (.doc) (239 trang)

Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu á và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 239 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO THỊ KIM BIÊN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE
Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á VÀ BÀI HỌC
CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO THỊ KIM BIÊN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE
Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á VÀ BÀI HỌC
CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh


2. TS. Lại Lâm Anh

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng
tôi. Tất cả số liệu và những trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc chính xác
và rõ ràng. Những phân tích của luận án chưa từng được công bố ở một công
trình nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Nghiên cứu sinh

Đào Thị Kim Biên


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài “Phát triển du lịch
MICE ở một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam”, tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên Học
viện Khoa học Xã hội, Khoa Quốc tế học. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự
giúp đỡ đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh và TS. Lại
Lâm Anh, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, tâm huyết và rất
trách nhiệm trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè đồng nghiệp ở nơi tôi công tác đã quan tâm,
hỗ trợ và tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận án tiến sĩ.
Cuối cùng tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn cổ vũ và động viên
tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận án này.

Trân trọng cảm ơn!
Nghiên cứu sinh

Đào Thị Kim Biên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN ................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về lý thuyết phát triển du lịch MICE ....................... 7
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................................... 7
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước.................................................................................. 10
1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về thực tiễn phát triển du lịch MICE ở một số
nước châu Á và Việt Nam ............................................................................................. 12
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................................. 12
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước.................................................................................. 18
1.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu, khoảng trống và hướng nghiên cứu của
luận án............................................................................................................................ 23
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ DU
LỊCH MICE VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE .................................................. 25
2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về Du lịch MICE ..................................................... 25
2.1.1. Nội hàm của du lịch MICE.................................................................................. 25
2.1.2. Đặc điểm loại hình du lịch MICE........................................................................ 30
2.2. Một số vấn đề lý luận về phát triển Du lịch MICE ................................................ 34
2.2.1. Quan điểm về phát triển du lịch MICE ............................................................... 34
2.2.2. Một số lý thuyết kinh tế với phát triển du lịch MICE ......................................... 36
2.2.3. Điều kiện phát triển loại hình du lịch MICE ....................................................... 43
2.2.4. Biện pháp phát triển loại hình du lịch MICE ...................................................... 48
2.2.5. Đánh giá về phát triển du lịch MICE .................................................................. 53

2.3. Thực tiễn phát triển loại hình Du lịch MICE ......................................................... 57
2.3.1. Bối cảnh và xu hướng toàn cầu tác động đến loại hình du lịch MICE ............... 57
2.3.2. Lợi ích từ phát triển du lịch MICE ...................................................................... 60
2.3.3. Lịch sử phát triển của du lịch MICE ................................................................... 64
2.3.4. Khái quát tình hình phát triển du lịch MICE trên thế giới .................................. 66
Chương 3: PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI MỘT SỐ NƯỚC VÀ VÙNG
LÃNH THỔ CHÂU Á ................................................................................................. 69
3.1. Phát triển du lịch MICE ở Singapore ..................................................................... 69
3.1.1. Thành tựu trong phát triển du lịch MICE ở Singapore ....................................... 69
3.1.2. Điều kiện cho phát triển du lịch MICE ở Singapore ........................................... 73


3.1.3. Các chính sách, biện pháp phát triển du lịch MICE ở Singapore ....................... 76
3.2. Phát triển du lịch MICE ở Hồng Kông (Trung Quốc)............................................ 86
3.2.1. Thành tựu trong phát triển du lịch MICE ở Hồng Kông (Trung Quốc).............. 86
3.2.2. Điều kiện cho phát triển du lịch MICE ở Hồng Kông (Trung Quốc) ................. 89
3.2.3. Các chính sách, biện pháp phát triển du lịch MICE ở Hồng Kông (Trung Quốc)
..... 91
3.3. Phát triển du lịch MICE ở Thái Lan ....................................................................... 96
3.3.1. Một số thành tựu cơ bản trong phát triển du lịch MICE ở Thái Lan................... 96
3.4. Một số bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch MICE ở Việt Nam ...............108
3.4.1. Bài học nâng cao nhận thức về phát triển du lịch MICE ..................................108
3.4.2. Bài học về lựa chọn loại hình sản phẩm du lịch MICE để phát triển cho phù hợp
..108
3.4.3. Bài học về tạo dựng sự hợp tác và liên kết trong phát triển du lịch MICE .......110
3.4.4. Bài học về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch MICE ...111
3.4.5. Bài học về tạo dựng các điều kiện đảm bảo cho phát triển loại hình du lịch
MICE.111
3.4.6. Kinh nghiệm từ những mặt hạn chế ..................................................................113
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở VIỆT NAM

TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM QUỐC TẾ .....................................116
4.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch MICE của Việt Nam ........................116
4.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch MICE của Việt Nam ...........................................116
4.1.2. Một số kết quả đã đạt được trong phát triển du lịch MICE của Việt Nam .......121
4.1.3. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân ...........................................................127
4.2. Một số đặc điểm của thị trường du lịch MICE Việt Nam ....................................133
4.3. Định hướng phát triển du lịch MICE ở Việt Nam................................................137
4.4. Một số giải pháp chủ yếu phát triển du lịch MICE ở Việt Nam trên cơ sở vận
dụng kinh nghiệm quốc tế ...........................................................................................139
4.4.1. Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch MICE ...............................................139
4.4.2. Lựa chọn sản phẩm du lịch MICE mang tính mũi nhọn để phát triển ..............141
4.4.3. Về đầu tư tạo dựng các điều kiện cho phát triển du lịch MICE ........................144
4.4.4. Về phát triển thị trường và quảng bá xúc tiến ...................................................145
4.4.5. Một số giải pháp khác........................................................................................148
KẾT LUẬN ................................................................................................................150
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...........................................................................152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................153
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AACVB
AEC
ASEAN

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt


Asian Association of Conventice and
Visitor Bureaus
ASEAN Economic Community

Hiệp hội các Cục phụ trách khách
tham quan và hội nghị châu Á
Cộng đồng kinh tế ASEAN

Association of Southeast East Asian
Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
Du khách quốc tế

DKQT
HDV

Hướng dẫn viên

HKTB

Hong Kong Tourism Board

Hội đồng Du lịch Hồng Kông

ICCA

International Congress and

Convention Association
Meeting, Incentive,
Convention/Congress,
Exihibition/Event.
Agreement on mutual recognition of
tourism professional

Hội nghị Quốc tế và Hiệp hội
Công ước.
Loại hình du lịch kết hợp hội
nghị, hội thảo, khen thưởng và
các sự kiện đặc biệt.
Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau
trong ASEAN về nghề du lịch

MICE
MRA- TP
PTDLBV
SECB
STB

Phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững

Singapore Exhibition and Convention
Bureau

Cục Hội nghị và Triển lãm
Singapore


Singapore Tourism Board

Tổng cục Du lịch Singapore

TCDL
UNESCO
UNWTO
VTOS
WTO

Tổng cục Du lịch
United Nations Educational Scientific
and Cultural Organization
United Nations World Tourism
Organization
Viet Nam Tourism Occupational
Skills Standards
World Trade Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa của Liên hiệp quốc
Tổ chức Du lịch Thế giới của
Liên hiệp quốc
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch
Việt Nam
Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Khách du lịch MICE đến các quốc gia Đông Nam Á ................................... 70
Bảng 3.2. Xếp hạng điểm đến du lịch hàng đầu ở châu Á và Thái Bình Dương –
Theo số lượng khách du lịch quốc tế .................................................................. 70
Bảng 3.3. Xếp hạng điểm đến du lịch hàng đầu ở châu Á và Thái Bình Dương –
Theo thu nhập từ du lịch quốc tế ........................................................................ 71
Bảng 3.4. Khách du lịch MICE đến các quốc gia và khu vực Đông Bắc Á ................. 87
Bảng 3.5. Thu nhập từ du lịch MICE của các quốc gia và khu vực Đông Bắc Á,
trong đó có Hồng Kông (Trung Quốc) ............................................................... 88
Bảng 3.6. Danh sách các nước, vùng lãnh thổ có doanh thu từ du lịch quốc tế cao
nhất năm 2013 .................................................................................................... 96
Bảng 3.7. Danh sách 10 thành phố có lượt khách quốc tế đến nhiều nhất .................... 97
trên thế giới năm 2013 ................................................................................................... 97
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2016..............................122
Bảng 4.2: Khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích kinh doanh, công vụ ..............123
giai đoạn 2010 - 2017 ..................................................................................................123
Bảng 4.3: Thu nhập du lịch MICE năm 2017 .............................................................124
Bảng 4.4: Số lượng lao động trong ngành du lịch từ năm 2010-2013 ........................131


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quan niệm về phát triển bền vững ................................................................34
Hình 2.2: Mô hình Kim cương ......................................................................................38
Hình 2.3: Cấu trúc của một ngành du lịch MICE..........................................................53
Hình 2.4: Dự báo số lượng du khách thế giới năm 2020 ..............................................66
Hình 4.1. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 .......................122
Hình 4.2. Khách du lịch MICE đến Việt Nam giai đoạn 2010-2017 ..........................123
Hình 4.3: Đối tượng/nhà tổ chức MICE ......................................................................134
Hình 4.4: Tỷ trọng sử dụng phòng tại khách sạn của khách MICE ............................134
Hình 4.5: Đối tượng gửi khách MICE sử dụng phòng của khách sạn ........................135
Hình 4.6: Đối tượng khách MICE sử dụng phòng họp của khách sạn........................135

Hình 4.7: Cơ cấu doanh thu MICE của khách sạn ......................................................136
Hình 4.8: Khó khăn của doanh nghiệp trong kinh doanh MICE.................................136


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

1


Ngày nay trên phạm vi toàn cầu với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, sự phát
triển không ngừng của kinh tế, thương mại và mức sống của người dân ngày càng được
nâng cao đã gắn kết hoạt động du lịch, giải trí của con người với công việc làm ăn.
Hàng năm, những sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao mang tầm quốc gia, khu
vực và quốc tế diễn ra với mật độ dày đặc đã trở thành một cơ hội tốt cho hoạt động du
lịch nói chung và loại hình du lịch MICE nói riêng phát triển.
Trong những thập kỷ vừa qua, du lịch MICE trên thế giới đã có những bước phát
triển vượt bậc. Du lịch MICE được coi là một trong những hoạt động kinh doanh năng
động nhất trong tương lai và tạo ra sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong việc thu hút
và mở rộng loại hình du lịch hấp dẫn này. Du lịch MICE đang phát triển mạnh ở các
nước châu Á – là khu vực có sự hấp dẫn bởi nền văn hóa phương Đông cổ kính với sự
ưu đãi về thiên nhiên và khí hậu đã tạo sự thu hút lớn đối với các du khách quốc tế và
đặc biệt là khách du lịch MICE. Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á phát triển
mạnh mẽ loại hình du lịch MICE như Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Nhật Bản,
Hàn Quốc,... Các quốc gia này với những điều kiện phát triển riêng, với những chính
sách, con đường đi riêng, nhưng đều có điểm chung là họ đã nhận thức được lợi ích to
lớn từ việc phát triển du lịch MICE, và đều đã tập trung các nguồn lực để biến loại
hình du lịch MICE thực sự trở thành một ngành “công nghiệp” đem lại những đóng
góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Như Thái Lan, năm 2015,
MICE thu hút hơn một triệu lượt khách quốc tế, mang lại nguồn thu 89,5 tỷ Baht,

chiếm hơn 13% tổng doanh thu của ngành du lịch nước này [94]. Hay như Singapore –
một quốc đảo nhỏ bé với rất ít các điều kiện để phát triển du lịch, họ đã tập trung cho
phân khúc du lịch MICE rất mạnh mẽ, và theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới,
từ năm 2009, Singapore đã dẫn đầu danh sách các thành phố tổ chức hội nghị với 637
hội nghị quốc tế được tổ chức tại đảo quốc này và chiếm 5,75% lượng hội nghị của
toàn thế giới, 40% doanh thu du lịch của Singapore là từ du lịch MICE [80]. Theo đánh
giá của Hiệp hội Du lịch châu Á, chỉ trong mười năm phát triển (từ 2005 đến 2015),
công nghệ du lịch MICE đã giúp các nước châu Á vừa tăng được lượng khách quốc tế
và doanh thu, vừa có tác động mạnh mẽ, tích cực đến giao lưu văn hoá, khuyến khích
đầu tư và tăng kim ngạch xuất khẩu.
Việt Nam được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn, thân thiện trong khu vực và
trên thế giới, với nhiều danh lam thắng cảnh và nền văn hoá đặc sắc, cơ sở vật chất kỹ

2


thuật du lịch đang ngày càng được cải thiện, phát triển, có tiềm năng và điều kiện
thuận lợi để phát triển loại hình du lịch MICE. Tuy nhiên, mặc dù được “du nhập” vào
Việt Nam từ những năm 1990, đến nay, MICE vẫn là loại hình mới đối với du lịch
Việt Nam. Các sự kiện MICE được tổ chức chủ yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh
tế của đất nước. Nhận thức về tầm quan trọng và lợi ích của du lịch MICE vẫn chưa
được đầy đủ, nên loại hình du lịch này được phát triển một cách thiếu chuyên nghiệp
và không mang tính dài hạn,… Điều đó đang dẫn đến một sự lãng phí rất lớn và sự tụt
hậu ngày càng xa giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới về sự
phát triển du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng.
Có thể nói, phát triển loại hình du lịch MICE là một hướng đi đúng cho ngành du
lịch Việt Nam. Và việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch
MICE ở một số nước để rút ra bài học phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam là
rất cần thiết, đặc biệt một số quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á như Singapore, Hồng
Kông, Thái Lan,… đã đi trước Việt Nam tới hơn 60 năm trong việc phát triển loại hình

du lịch MICE và đều đạt được những thành tựu ấn tượng, dù các điều kiện của họ có
thể không tốt hơn Việt Nam.
Do đó, NCS lựa chọn chủ đề “Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á
và bài học cho Việt Nam” để nghiên cứu cho luận án của mình. Trên cơ sở nghiên cứu
toàn diện về phát triển du lịch MICE tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ điển hình ở
khu vực châu Á, luận án sẽ đưa ra các giải pháp và khuyến nghị cần thiết nhằm phát
triển tốt hơn loại hình du lịch MICE ở Việt Nam trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án góp phần làm rõ cơ lý luận về du lịch MICE, phát triển du lịch MICE.
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển loại hình du lịch MICE tại một số nước và
vùng lãnh thổ châu Á, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời đề xuất các
giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch MICE ở Việt Nam thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch MICE và phát
triển du lịch MICE.

3


- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch MICE tại các quốc gia và vùng
lãnh thổ lựa chọn: Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) và Thái Lan. Rút ra bài học
kinh nghiệm về phát triển du lịch MICE, áp dụng cho Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng, đặc điểm, những kết quả đạt được,
những hạn chế, tồn tại của Việt Nam trong việc phát triển loại hình du lịch MICE.
- Trên cơ sở những phân tích, nghiên cứu đã thực hiện, đề xuất định những định
hướng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch MICE ở Việt Nam trong thời gian
tới (đến năm 2030).

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu về du lịch MICE và phát triển du lịch MICE.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Phạm vi nội dung: Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về du
lịch MICE và phát triển du lịch MICE, luận án tập trung nghiên cứu một cách tổng
quan về du lịch MICE tại Việt Nam và một số nước, vùng lãnh thổ ở châu Á, cụ thể là
Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, trong đó tập trung nhiều hơn ở Singapore. Luận án
làm rõ cung cách phát triển của loại hình du lịch này ở các nước và vùng lãnh thổ nêu
trên; nghiên cứu thực trạng, định hướng và giải pháp cho phát triển du lịch MICE ở
Việt Nam trong thời gian tới.
Luận án nghiên cứu về loại hình du lịch MICE và phát triển du lịch MICE dưới
giác độ vĩ mô, không đi vào các kỹ thuật kinh doanh du lịch MICE cụ thể.
Góc độ chủ thể nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu cả hai chủ thể phát
triển du lịch MICE là Nhà nước và các doanh nghiệp làm du lịch, tuy nhiên tập trung
chủ yếu ở góc độ chủ thể là Nhà nước (các chính sách, biện pháp phát triển du lịch
MICE).
+ Phạm vi thời gian: Du lịch MICE là loại hình tương đối mới vì vậy luận án
nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước và lãnh thổ châu Á, nghiên cứu thực trạng
phát triển loại hình du lịch MICE ở Việt Nam trong khoảng từ năm 2005 trở lại đây và
định hướng phát triển cho những năm tiếp theo, đến 2030.
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu sử dụng không gian rộng toàn cầu cho các lập
luận và sử dụng nghiên cứu tình huống của một số nước và lãnh thổ châu Á như:
Singapore, Hồng Kông, Thái Lan và Việt Nam.
4


4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của

chủ nghĩa Mác-Lênin trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội. Cách tiếp cận
nghiên cứu của luận án là cách tiếp cận nghiên cứu định tính.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phư ng ph p thống k m t

Luận án sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê

được thu thập từ các tài liệu trong và ngoài nước. Các tài liệu này được NCS tập hợp,
phân tích và mô tả nhằm làm rõ thực trạng phát triển loại hình du lịch MICE ở một số
quốc gia và lãnh thổ châu Á được lựa chọn là Singapore, Hồng Kông, Thái Lan,... ở
chương 3 và thực trạng phát triển du lịch MICE của Việt Nam trong chương 4.
- Phư ng ph p nghi n c u ph n t ch t ng h p: Luận án sử dụng phương pháp
này trong chương 1 nhằm nghiên cứu tổng quan dựa trên các công trình khoa học có
liên quan đến loại hình du lịch MICE và phát triển loại hình du lịch MICE, đặc biệt ở
khu vực châu Á và Việt Nam. Phương pháp này cũng được sử dụng trong chương 2 để
tìm hiểu những kiến thức lý luận về du lịch MICE và phát triển loại hình du lịch MICE
dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thông qua các nghiên cứu đã xuất bản thành các giáo
trình, trong các tạp chí khoa học trong và ngoài nước, các bài báo, tài liệu hội thảo, hội
nghị, các tài liệu nghe nhìn, internet…, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tình
hình thực tế trong những chương tiếp theo. Phương pháp này còn được sử dụng trong
chương 3 để tìm hiểu, phân tích những chính sách và biện pháp phát triển loại hình du
lịch MICE ở một số nước và lãnh thổ châu Á lựa chọn trong đối tượng nghiên cứu của
luận án; và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong chương 4, phương
pháp nghiên cứu phân tích cũng được NCS sử dụng để góp phần làm rõ tiềm năng,
thực trạng phát triển du lịch MICE ở Việt Nam; đồng thời tìm hiểu những điều kiện để
Việt Nam có thể vận dụng tốt những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển du
lịch MICE của các quốc gia và lãnh thổ nghiên cứu.
- Phư ng ph p so s nh NCS sử dụng phương pháp này trong chương 3 để so
sánh về những điều kiện cho phát triển loại hình du lịch MICE ở các nước và lãnh thổ

châu Á được lựa chọn nghiên cứu; và trong chương 4 để so sánh và làm rõ những điều
kiện tiềm năng của Việt Nam trong phát triển du lịch MICE, những ưu thế của Việt
Nam so với các quốc gia và lãnh thổ ở châu Á.

5


- Phư ng ph p điều tra xã hội học: Luận án sử dụng phương pháp này trong
chương 4 để tìm hiểu tình hình, cách nhìn nhận của các địa phương, doanh nghiệp đối
với hiện trạng hoạt động du lịch MICE tại Việt Nam; nhằm đánh giá thực tiễn phát
triển du lịch MICE ở Việt Nam, tìm ra những điểm yếu, những khó khăn thách thức
đối với việc phát triển du lịch MICE Việt Nam và nguyên nhân của những khó khăn
đó. Hình thức điều tra: Phát bảng hỏi, lấy ý kiến doanh nghiệp lữ hành, khách sạn,
công ty tổ chức sự kiện. Số phiếu phát ra tới công ty lữ hành, công ty tổ chức sự kiện,
các khách sạn từ 3* đến 5* là 300 phiếu, số phiếu thu về 240 phiếu.
Kết quả tổng hợp về: (1) Đối tượng/nhà tổ chức MICE; (2) Tỷ trọng sử dụng
phòng ngủ tại khách sạn của khách MICE; (3) Đối tượng khách MICE sử dụng phòng
họp của khách sạn; (4) Cơ cấu doanh thu MICE của khách sạn; (5) Khó khăn của
doanh nghiệp trong kinh doanh MICE [Phụ lục 03, 04, 05].
- Phư ng ph p thống k d

o Phương pháp này được luận án sử dụng ở

chương 4 để nhận định, phác họa xu hướng và những điều kiện mới đặt ra cho sự phát
triển loại hình du lịch MICE trong thời gian tới; từ đó đưa ra những giải pháp nhằm
phát triển loại hình du lịch MICE ở Việt Nam cho phù hợp.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp mới về khoa học chủ yếu sau:
- Một là: Đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về Du
lịch MICE và phát triển du lịch MICE; làm rõ cơ sở khách quan của việc phát triển du

lịch MICE, khái quát những tiêu chí đánh giá sự phát triển của du lịch MICE, chỉ ra
những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch MICE, khái quát được thực tiễn phát
triển du lịch MICE trên thế giới.
- Hai là, luận án làm rõ những thành tựu nổi bật trong phát triển du lịch MICE ở
ba quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á là: Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), và Thái
Lan; phân tích những điều kiện cho phát triển loại hình du lịch MICE ở từng quốc gia
và vùng lãnh thổ; nghiên cứu làm rõ các chính sách và biện pháp phát triển du lịch
MICE ở các nước và lãnh thổ này.
- Ba là, từ thực tiễn phát triển du lịch MICE ở một số nước và lãnh thổ châu Á,
rút ra một số bài học kinh nghiệm để phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam.
- Bốn là, trên cơ sở làm rõ tiềm năng, thực trạng phát triển, đặc điểm chung của
loại hình du lịch MICE ở Việt Nam, Luận án đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu để
phát triển tốt hơn loại hình du lịch này ở Việt Nam.

6


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có giá trị tham khảo về cơ sở lý luận và thực
tiễn cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến du lịch MICE và phát triển du lịch MICE
nói chung, và ở một số nước, lãnh thổ châu Á và Việt Nam nói riêng. Đồng thời, góp
phần hoàn thiện thể chế, chính sách về phát triển loại hình du lịch MICE, phục vụ cho
nhu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập.
Ngoài ra, luận án còn là tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy
những vấn đề liên quan đến du lịch MICE và phát triển du lịch MICE; là tài liệu tham
khảo cho các nhà hoạt động thực tiễn, kinh doanh loại hình du lịch MICE ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, trang bìa, mục lục, danh mục chữ
viết tắt, danh mục bảng, tài liệu tham khảo, phụ lục và các công trình nghiên cứu đã
công bố của tác giả, luận án được kết cấu như sau:

Chư ng 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án
Chư ng 2: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về Du lịch MICE và phát
triển Du lịch MICE
Chư ng 3: Phát triển Du lịch MICE ở một số nước và lãnh thổ châu Á
Chư ng 4: Định hướng và giải pháp phát triển loại hình Du lịch MICE ở Việt
Nam trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm quốc tế

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ
CỦA LUẬN ÁN
Trong chương này, các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề của luận án
được khái quát theo các nội dung liên quan đến mục đích của luận án, chủ yếu tập trung
vào: (1) Những nghiên cứu về lý thuyết phát triển du lịch MICE; (2) Những nghiên cứu
về thực tiễn phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á và Việt Nam. Từ đó chỉ ra
những điểm đã thống nhất, khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án.
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về lý thuyết phát triển du lịch MICE
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận về du lịch MICE và phát triển
du lịch MICE ở nước ngoài hầu hết là các bài viết trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo,
một số cuốn sách chuyên khảo, các luận án, luận văn, … của các chuyên gia về du lịch
và những nhà nghiên cứu quan tâm đến loại hình du lịch này.
(i) Một số nghiên c u về t c động và l i ích của du lịch MICE:
- Nghiên cứu của Larry Dwyer và Peter Forsyth (1997) đã cho rằng, ngành du
lịch MICE đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới; du lịch MICE hiện nay đã
phát triển thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nơi, và khẳng định sự tác động
to lớn về mặt kinh tế của ngành du lịch này đối với nền kinh tế địa phương và khu vực.
Nghiên cứu của Larry Dwyer và Peter Forsyth (1997) còn bàn về một số vấn đề liên

quan đến việc đánh giá các tác động kinh tế trong phạm vi ngành, tác động của toàn bộ
nền kinh tế và lợi ích ròng của một ngành MICE mở rộng trong một điểm du lịch. Bài
viết đánh giá các tác động hoặc các lợi ích quốc gia ròng của du lịch MICE, nhằm tăng
cường sự hiểu biết về tác động và lợi ích của du lịch MICE và từ đó khuyến cáo xây
dựng các chính sách phát triển du lịch MICE.
- Cuốn sách của Donald Getz (1997), được coi là một ấn phẩm rất sớm nghiên
cứu về sự kiện như là một loại hình du lịch mới đầy tiềm năng. Trong nghiên cứu của
mình, tác giả đã nêu ra các quan điểm về sự kiện, các xu hướng và lực lượng quản lý,
tổ chức, kinh doanh, lập kế hoạch sự kiện, kế hoạch du lịch sự kiện, tổ chức, lập trình
và quản lý dịch vụ du lịch sự kiện, nghiên cứu thị trường,... Tác giả cũng có những
đánh giá về tác động kinh tế, xã hội của loại hình du lịch sự kiện.
- Bài báo khoa học của A. Morgan và S. Condliffe (2006) đã cho các nhà hoạch
định chính sách, các nhà lập kế hoạch địa phương, các nhà đầu tư, và các bên quan tâm
khác thấy những nghiên cứu về tác động kinh tế liên quan đến du lịch sự kiện, các

8


công ước, và cơ sở hạ tầng của loại hình du lịch này. Bài viết thảo luận về các phương
pháp chính trong nghiên cứu tác động kinh tế, các yếu tố tăng và giảm tác động kinh tế
của các trung tâm hội nghị và du lịch sự kiện.
(ii) Một số nghiên c u về các yếu tố nh hưởng đến s phát triển của du lịch
MICE: - Nghiên cứu của Jianbin Chen (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh
điểm đến của du lịch MICE, tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát, thăm dò, điều
tra về quan điểm của khách du lịch MICE và kết luận, trong các yếu tố như: Chi phí
thuê, chi phí vận chuyển, giá sản phẩm du lịch, giá ăn ở không đắt đỏ, thân thiện và ấm
áp, môi trường đô thị và khí hậu dễ chịu, tiện nghi hội nghị, hội chợ, triển lãm, hệ
thống phòng họp, phòng nghỉ,… thì các yếu tố như: Cơ sở mua sắm và giải trí là
những yếu số quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch MICE. Trong đó, cụ
thể bao gồm bốn yếu tố: Chi phí, môi trường, chất lượng và các yếu tố giải trí. Công

trình này có đóng góp quan trọng vào việc xây dựng lý thuyết về mối liên hệ giữa hình
ảnh du lịch với khả năng cạnh tranh MICE. Nó củng cố các yếu tố tác động làm tăng
khả năng cạnh tranh của du lịch MICE bằng cách phân tích những ảnh hưởng quan
trọng của đô thị. Các kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng bởi các chính phủ,
những cá nhân và tổ chức có trách nhiệm phát triển du lịch ở các nước, để phân tích
những điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình xây dựng mô hình du lịch MICE đô thị
(UMTI), giúp ích cho mục tiêu, chiến lược định vị thị trường.
(iii) Một số nghiên c u tập trung vào những thách th c đối với phát triển du
lịch MICE.
- Nghiên cứu của L. Dwyer và N. Mistilis (1997) làm rõ những thách thức đối
với phát triển du lịch MICE ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đã mô tả bản chất
và phạm vi của ngành du lịch MICE. Các hình thái kinh tế, xã hội và văn hoá là các
yếu tố tác động đến loại hình du lịch này cũng được thảo luận trong bài viết. Từ đó,
các tác giả đã làm sáng tỏ một số thách thức gặp phải khi tối đa hóa quy mô, phạm vi
và lợi ích của loại hình du lịch này. Bài viết nhấn mạnh vào những thách thức liên
quan đến mức độ hỗ trợ của chính phủ đối với du lịch MICE, trình độ của cơ sở hạ
tầng, dịch vụ và đào tạo, các vấn đề tiếp thị. Mặc dù những thách thức này được thảo
luận trong bối cảnh phát triển du lịch MICE ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
nhưng chúng đều có liên quan trên phạm vi toàn thế giới.
(iv) Nhiều nghiên c u tập trung vào đặc điểm của khách du lịch MICE.
- Nghiên cứu của Joanne Jung-Eun Yoo và Kaye Chon (2010) đã phân tích, làm
rõ những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách du lịch MICE, nhằm kiểm tra
9


xem có các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người tham gia hội nghị và làm thay
đổi quyết định của họ theo thời gian hay không. Các tác giả đã lập ra một Ban nghiên
cứu, được lựa chọn từ một nhóm các khách sạn hiếu khách và các thành viên của hiệp
hội du lịch. Họ đã được khảo sát với một bảng câu hỏi giống nhau trong hai lần riêng
biệt, 107 bộ câu hỏi được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy có những

thay đổi đáng kể về tác động của các yếu tố sau đối với quyết định tham gia hội nghị:
Cơ hội kết nối, sự an toàn, tình trạng sức khoẻ, và khả năng du lịch. Kết quả thực
nghiệm của nghiên cứu này có thể là cơ sở để cho thấy quyết định tham gia hội nghị
tiềm năng của người tham dự có thể thay đổi theo thời gian như thế nào. Sử dụng
thang đo lường, các chuyên gia ngành công nghiệp MICE có thể đánh giá tác động của
các chiến lược tiếp thị của họ và hỗ trợ thay đổi quyết định tham gia hội nghị của
khách hàng. Tính độc đáo hay giá trị của nghiên cứu này là nỗ lực đầu tiên để đánh giá
các khía cạnh năng động của quá trình ra quyết định tham gia du lịch MICE.
- Nghiên cứu của Young-Joo Ahn và cộng sự (2016), khám phá hành vi khách
du lịch: Trường hợp "thành phố MICE Busan" của Hàn Quốc. Kết quả của nghiên cứu
cho thấy, các giá trị hữu hình (ví dụ, các trung tâm hội nghị, khách sạn, nhà hàng, cơ
sở hạ tầng giao thông, …) và các giá trị vô hình (như dịch vụ, thông tin, văn hóa, …)
gắn với du lịch MICE như là những yếu tố tạo dựng nên thương hiệu của thành phố.
Đồng thời, đó cũng là những yếu tố cạnh tranh, nên các giá trị hữu hình và vô hình này
không chỉ được nghiên cứu như là những yếu tố thông thường tác động đến sự phát
triển của du lịch MICE, mà còn được nghiên cứu như là tài sản độc đáo của địa
phương, là những yếu tố giúp định hình thái độ của du khách.
- Các nghiên cứu của Chiang Che Chao (2009), Chloe Lau, Tony Tse (2009)
cho thấy du khách MICE là những người khó tính hơn và có khả năng chi trả các dịch
vụ cá nhân cao hơn khách du lịch thuần túy, họ là những người được mời, được những
nhà tổ chức quan tâm chu đáo. Do vậy, để làm hài lòng khách du lịch MICE yêu cầu
chương trình phải hợp lý khoa học từ việc lựa chọn điểm đến, chọn các dịch vụ du lịch
và dịch vụ MICE, từ khi xây dựng kế hoạch, kịch bản hoặc chương trình và trong suốt
quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch MICE.
- Nghiên cứu của Brandi Nice (2004) về mối quan hệ giữa Golf và du lịch
MICE, tác giả đã phân tích hai loại hình du lịch hiện đại, đang rất phát triển hiện nay,
đó là du lịch MICE và du lịch thể thao. Với mỗi loại hình này, nghiên cứu đều chỉ rõ
những đặc trưng, ưu thế và những yếu tố điều kiện để giúp nó phát triển. Trong loại
hình du lịch thể thao, có rất nhiều bộ môn khác nhau, trong đó tác giả đi sâu nghiên
10



cứu về Golf, và nghiên cứu bộ môn thể thao này dưới góc độ như là một hoạt động du
lịch thể thao. Nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích, những điều kiện và mối quan hệ của
các yếu tố tác động tới hoạt động du lịch Golf. Từ đó, nghiên cứu phân tích mối quan
hệ giữa du lịch Golf và du lịch MICE, khẳng định giữa hai loại hình du lịch này có
mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau, đặc biệt trong các yếu tố: Du khách
MICE thường có nhu cầu về Golf; cơ sở vật chất, hạ tầng; nhân lực, … Trên cơ sở đó,
nghiên cứu đưa ra những giải pháp để gắn kết việc phát triển du lịch MICE với hoạt
động du lịch thể thao Golf, thậm chí đưa cả hoạt động Golf vào trong nội dung, kế
hoạch của các chương trình MICE; giúp du khách MICE chi tiêu nhiều hơn trong các
hoạt động của mình, đồng thời thúc đẩy hoạt động du lịch Golf phát triển. Tác giả sử
dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp, tiến hành rất nhiều các cuộc thăm dò, điều
tra bằng các bảng hỏi đối với du khách MICE, với các nhà tổ chức sự kiện MICE, …
Đây là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ và độc đáo. Kết quả của nghiên cứu này có
thể được vận dụng để giúp ngành du lịch MICE phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên
cứu mới chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa du lịch MICE với loại hình du lịch thể thao
chứ chưa nghiên cứu phát triển du lịch MICE một cách toàn diện.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, du lịch MICE là một loại hình du lịch còn khá mới mẻ, do đó các
nghiên cứu học thuật về du lịch MICE chưa nhiều, mà chủ yếu dưới dạng các bài viết
trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu hội thảo, các luận văn thạc sĩ, ... Nội dung của các
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nhận diện về du lịch MICE nói chung: Đặc trưng,
những tác động của loại hình du lịch này đối với nền kinh tế và những yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của du lịch MICE; đồng thời nhiều nghiên cứu tập trung vào
phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch MICE ở các thành phố lớn. Cụ thể
các công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận và thực tiễn cho phát
triển du lịch MICE nói chung có thể kể đến như:
- Nghiên cứu của Trịnh Lê Anh (2004), đã phân tích, so sánh du lịch MICE với
các loại hình du lịch khác và chỉ ra những đặc trưng riêng của loại hình du lịch này,

những đặc trưng khác biệt chủ yếu về phía khách du lịch MICE: MICE là một loại
hình du lịch cao cấp; Khách du lịch MICE là khách cao cấp, mục đích của du khách
MICE không chỉ đơn thuần là du lịch; Khách du lịch MICE trả chi phí rất cao cho
những lần hội họp của mình; Khách du lịch MICE yêu cầu phải có một sự tổ chức
hoàn hảo từ yếu tố nơi lưu trú, ăn uống phải tiện nghi, sang trọng, đến các trang thiết
bị hiện đại dành cho hội họp, yếu tố con người, cung cách phục vụ hay những điểm
11


tham quan, giải trí đặc sắc, … Một đặc trưng khác biệt quan trọng nữa của du lịch
MICE so với các loại hình du lịch khác, đó là du lịch MICE thường diễn ra quanh
năm, không có mùa vụ rõ rệt. Vì thế, bên cạnh lợi nhuận khổng lồ, việc kinh doanh và
phát triển du lịch MICE còn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tính
mùa vụ trong hoạt động du lịch.
- Cuốn sách của tác giả Sơn Hồng Đức (2011)“Đường vào kinh doanh du lịch
MICE”, được kết cấu thành hai phần, 8 chương. Phần một (gồm 4 chương) trình bày
cơ sở khoa học của việc phát triển du lịch MICE, trong đó khái quát lịch sử phát triển
của du lịch MICE từ “thuở ban đầu của hiện tượng” trên thế giới và sự phát triển ở
Việt Nam; phân tích nội hàm của khái niệm du lịch MICE. Đồng thời, tác giả nêu ra
câu hỏi: Tại sao cần đầu tư nhiều cho du lịch MICE? Và dựa trên bốn góc độ để trả lời:
(i) Đứng về mặt các doanh nghiệp, tổ chức; (ii) Đứng về mặt doanh số; (iii) Đứng về
mặt quảng bá hình ảnh của một quốc gia; và (iv) Đứng về phía người lao động du lịch.
Cuốn sách cũng chỉ ra môi trường thích hợp cho kinh doanh du lịch MICE, trong đó
nhấn mạnh đến môi trường vĩ mô, lĩnh vực cơ sở hạ tầng vi mô, yếu tố nhân sự và kỹ
năng nghiệp vụ, công nghệ thông tin. Cuốn sách cũng chỉ ra môi trường thích hợp cho
kinh doanh du lịch MICE, trong đó nhấn mạnh đến môi trường vĩ mô, lĩnh vực cơ sở
hạ tầng vi mô, yếu tố nhân sự và kỹ năng nghiệp vụ, công nghệ thông tin.... Tuy nhiên,
trong cuốn sách này, do tác giả đề cập quá nhiều vấn đề với tham vọng làm cho nó trở
thành cẩm nang toàn diện cho những ai quan tâm đến việc kinh doanh du lịch MICE,
nên đã khiến cho các vấn đề được trình bày chưa được sâu sắc. Tuy vậy, phải khẳng

định đây là một công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo cả về lý luận và thực tiễn
về du lịch MICE.
- Bài viết của Nguyễn Chí Tranh (2013) “Để phát triển du lịch MICE ở Việt
Nam”, đã đặt ra và giải quyết câu hỏi: Các doanh nghiệp cần làm gì để xây dựng một
thương hiệu du lịch MICE vững chắc tại Việt Nam? Tác giả đã khái quát tình hình
phát triển du lịch MICE ở Việt Nam, chỉ ra 5 thách thức lớn để khẳng định: Sức hút từ
du lịch MICE vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. (i) Kết cấu hạ tầng du lịch của Việt
Nam còn chưa phát triển; (ii) Việc phát triển du lịch MICE chủ yếu còn mang tính tự
phát; (iii) Quảng bá du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng; (iv) Sản phẩm du lịch
“đặc thù” của Việt Nam còn mờ nhạt, chưa gây ấn tượng và thu hút được du khách; và
(v) Nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch nói chung, du lịch MICE nói riêng còn thiếu
và yếu. Từ đó, nghiên cứu đưa ra 6 giải pháp để phát triển loại hình du lịch MICE tại
Việt Nam: Một là, phát triển kết cấu hạ tầng và chất lượng dịch vụ phục vụ khách
12


MICE; Hai là, tập trung vào tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị du lịch; Ba là,
thành lập trung tâm xúc tiến phát triển du lịch MICE; Bốn là, liên kết để phát triển thị
trường MICE; Năm là, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của đất nước;
Và sáu là, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng cho các đơn vị tổ chức và đội
ngũ phục vụ đối tượng khách du lịch MICE. Những giải pháp mà nghiên cứu đưa ra là
những gợi ý tốt cho việc phát triển du lịch MICE ở Việt Nam.
Nghiên cứu về du lịch MICE nói chung còn có một số các công trình, bài viết
khác như: Nguyễn Vũ Hà (2009) với bài viết “Ph n iệt du lịch MICE và dịch vụ t
ch c s kiện”; Nguyễn Đình Hòa (2009) “Du lịch MICE: Loại hình du lịch đầy triển
vọng”; Phạm Thị Khánh Ngọc (2009), “Bàn về du lịch MICE”; Nguyễn Trọng Hưng
(2013), “Du lịch MICE – Những góc nhìn”; Hạnh Ly (2014), “Tiềm năng ph t triển
du lịch MICE tại Việt Nam”, … Hầu hết các nghiên cứu tập trung phân tích các ưu thế,
tiềm năng của Việt Nam trong việc phát triển loại hình du lịch MICE, và khẳng định
đây là một hướng đi mới đầy triển vọng cho ngành du lịch Việt Nam. Các nghiên cứu

cũng chỉ ra thực trạng phát triển loại hình du lịch này ở nước ta còn nhiều bất cập,
chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Từ đó, dưới các góc nhìn khác nhau, các
nghiên cứu đưa ra những giải pháp cho việc phát triển du lịch MICE ở Việt Nam.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước về loại hình du lịch MICE mà NCS đã biết
chủ yếu là ở các khía cạnh riêng biệt, tập trung vào một trong các vấn đề như: Tác
động và lợi ích của du lịch MICE; các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch
MICE; những thách thức đối với phát triển du lịch MICE; đặc điểm của khách du lịch
MICE; hoặc so sánh loại hình du lịch này với các loại hình du lịch khác ... còn thiếu
các nghiên cứu tổng thể về sự phát triển của loại hình du lịch MICE. Đặc biệt, ở trong
nước còn thiếu vắng các nghiên cứu học thuật về phát triển loại hình du lịch MICE.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên là những tài liệu tham khảo
hữu ích hỗ trợ đắc lực cho nghiên cứu của luận án.
1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về thực tiễn phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á và Việt
Nam

1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
- Nghiên cứu của các tác giả Larry Dwyer và Nina Mistilis (1999) về phát triển
Du lịch MICE ở Úc cho thấy, du lịch MICE là một trong những phân khúc thị trường
du lịch đang phát triển nhanh chóng ở Úc. Tuy vậy theo các tác giả, trong khi nhu cầu
đối với loại hình du lịch này ngày càng tăng, nhưng có một số vấn đề về phía người
cung cấp dịch vụ MICE cần phải được giải quyết. Bài viết xác định năm thách thức
13


chính liên quan đến thúc đẩy hành vi hợp tác giữa các bên liên quan trong ngành, đó
là: (i) Hỗ trợ của chính phủ; (ii) Cơ sở hạ tầng; (iii) Đào tạo nhân lực; (iv) Dịch vụ, và
(v) Tiếp thị. Những thách thức này cần phải được quan tâm giải quyết để đáp ứng tối
đa quy mô và phạm vi của chúng, phục vụ cho sự phát triển du lịch MICE. Bài viết
thảo luận về từng thách thức đó và đánh giá những hàm ý, rút ra những bài học cho các
bên liên quan trong cả khu vực công và khu vực tư nhân. Bài viết kết luận với một số

nhận xét về sự phát triển của du lịch MICE ở Úc.
- Nghiên cứu của Lew, A.A. Và Chang, T.C (1999), về du phát triển du lịch
MICE ở Singapore, đã cho thấy, từ năm 1983, Singapore đã đứng đầu ở châu Á trong
việc tổ chức các hoạt động du lịch MICE. Thành công của Singapore trong lĩnh vực
này là nhờ cơ sở hạ tầng và nền kinh tế đã được hiện đại hóa sau khi giành được độc
lập vào năm 1965. Là một quốc gia - thành phố, Singapore đã có thể tồn tại và thịnh
vượng thông qua các chính sách phát triển thận trọng và tận dụng tối đa các nguồn lực,
đặc biệt là nguồn nhân lực. Tuy nhiên, những năm 1990, Singapore đã chứng kiến sự
phát triển nhanh chóng của các nước láng giềng như Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông
và Úc trong lĩnh vực du lịch MICE. Đồng thời, Singapore phải đối mặt với một số
thách thức nội bộ, bao gồm cả chi phí cao và thiếu các hoạt động văn hoá, sự nghèo
nàn về danh lam thắng cảnh, … Phân tích sâu hơn cho thấy, phần lớn thành công của
du lịch MICE Singapore là nhờ các cuộc họp khu vực, thay vì các sự kiện toàn cầu
thực sự. Tuy vậy, khi cạnh tranh khu vực nóng lên, Singapore cần phải phát triển thị
trường toàn cầu tốt hơn. Chính thách thức này là cơ sở để Singapore phát triển một
chương trình đầu tư và nỗ lực tiếp thị du lịch MICE vừa mang tính khu vực lại vừa
mang tính toàn cầu nhằm làm cho Singapore trở thành cổng vào/cửa ngõ toàn cầu
không chỉ cho những người đến từ Đông Nam Á mà còn cả từ các khu vực khác trên
thế giới.
Nghiên cứu cũng cho thấy sự phát triển của nền công nghiệp MICE của
Singapore là một phần quan trọng trong nỗ lực của quốc gia trong việc sử dụng và phát
triển các xu hướng toàn cầu về du lịch. Những hành động này nhằm mục đích không
chỉ để duy trì vị thế thống trị của Singapore trong vai trò dẫn đầu về du lịch MICE của
châu Á, mà còn đang phát triển nó thành một điểm đến hàng đầu về du lịch MICE toàn
cầu, thu hút một lượng lớn các cuộc họp và những người tham dự từ các khu vực ngoài
châu Á. Nghiên cứu đã làm rõ mối quan hệ hai chiều: Sự tác động của khu vực hóa và
toàn cầu hóa đối với sự phát triển du lịch MICE Singapore và ngược lại, sự phát triển

14



của du lịch MICE tác động đến quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế
Singapore.
- Nghiên cứu của Agnes Choi (2011) về tác động của CEPA (Hiệp định Đối tác
kinh tế toàn diện) đối với việc phát triển Ma Cao như là một điểm đến chính của du
lịch MICE. Kết quả nghiên cứu cho thấy, gần đây, việc phát triển du lịch MICE là một
trong những chiến lược đa dạng hóa du lịch của Văn phòng Du lịch Chính phủ Macao
(MGTO). Tháng 10 năm 2009, việc triển khai Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện
(CEPA) đã hạn chế những yếu tố bất lợi gây khó khăn, cản trở đối với việc kinh doanh
các dịch vụ du lịch MICE giữa hai địa điểm. Với cơ hội tuyệt vời này, sự phát triển du
lịch MICE ở Ma Cao có lợi từ việc đầu tư nước ngoài và tăng nhận thức về ngành
công nghiệp MICE. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu trước đây nhận xét rằng hình ảnh
như một trung tâm cờ bạc, nơi tập trung nhiều sòng bạc của Ma Cao có thể là một bất
lợi và cản trở đối với việc phát triển du lịch MICE, và hình ảnh đó cần phải được cải
thiện. Ngoài khía cạnh du lịch, hợp tác khu vực với các tỉnh lân cận của Trung Quốc là
rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ lâu dài. Để xem xét hiện
trạng phát triển du lịch MICE, công trình này đã thu thập được ý kiến của 36 chuyên
gia từ các lĩnh vực khác nhau để phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của Macao.
Kết quả cho thấy hầu hết những người được hỏi đều đồng ý về quan điểm của các tiêu
chí và các khía cạnh được đề xuất bởi các tác giả trước đây đã được áp dụng ở Ma Cao.
- Nghiên cứu của Meisong Fan (2011), đã xem xét các cơ hội và thách thức của
Auckland (New Zealand) trong việc thiết lập nơi này như một điểm đến hội nghị quốc
tế, một trung tâm phát triển du lịch MICE. Chính phủ New Zealand có kế hoạch xây
dựng trung tâm hội nghị lớn nhất New Zealand - Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở
Auckland để thu hút và phục vụ thị trường du lịch MICE toàn cầu. Điều này sẽ giúp
Auckland đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và cho phép thành phố có khả năng tổ chức các
hội nghị quy mô lớn. Nghiên cứu đánh giá các tài liệu liên quan đến ngành công nghiệp
hội nghị và sử dụng một tập hợp mười hai nghiên cứu và ba hiệp hội để phân tích dữ
liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có tám tiêu chí quan trọng được sử dụng thường
xuyên và sẽ tiếp tục được sử dụng để đánh giá thành công tiềm năng của các thành phố

hội nghị quốc tế. Các kết quả cung cấp dữ liệu cho một cuộc thảo luận về việc
Auckland có phù hợp và có thể trở thành một thành phố hội nghị quốc tế hay không?
Tương lai của ngành công nghiệp du lịch MICE của New Zealand phụ thuộc vào việc
liệu đất nước và thành phố có thể tận dụng được các cơ hội và vượt qua được những
thách thức hay không.
15


- Nghiên cứu của các tác giả Julie Whitfield, Leonardo (Don) A.N.Dioko, Don
Webber, và Lingue Zhang (2012), về giải pháp thu hút các hội nghị và triển lãm đến
các địa điểm tổ chức MICE: Trường hợp của Ma Cao. Nghiên cứu đã trình bày các
phân tích về những yếu tố quan trọng, những thuộc tính quyết định, cần thiết mà một
điểm đến cần phải có khi phát triển du lịch MICE. Các tác giả đã phân tích trường hợp
của Ma Cao với những yếu tố cạnh tranh như cơ sở hạ tầng, những khu vui chơi giải
trí nổi tiếng thế giới, … và mối liên hệ giữa các yếu tố đó với việc biến Ma Cao trở
thành điểm đến hấp dẫn của du lịch MICE.
- Các tác giả Rong Wu và Mu Zhang (2013), trong "Nghiên cứu tác động của
chiến lược tiếp thị của công ước và ngành công nghiệp triển lãm: Một nghiên cứu
trường hợp của thành phố Thâm Quyến - Trung Quốc", đã chỉ ra mối quan hệ gần gũi,
tự nhiên giữa du lịch và ngành công nghiệp tổ chức triển lãm, sự kiện. Các tác giả đã cố
gắng phân tích hiệu quả du lịch và chiến thuật tiếp thị của ngành công nghiệp hội nghị
và triển lãm bằng cách sử dụng phương pháp quy nạp và lý thuyết giá trị để phân tích
cung và cầu của du lịch. Từ trường hợp nghiên cứu cụ thể là thành phố Thâm
Quyến (Trung Quốc), các tác giả đã đi đến kết luận rằng các chiến lược về hội nghị và
triển lãm có thể đáp ứng được nhu cầu của Thâm Quyến, và giúp cải thiện hình ảnh du
lịch của thành phố này.
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Komain Kantawateera, Aree Naipinit,
Thongphon Promsaka Na Sakolnakorn, Chidchanok Churngchow và Patarapong
Kroeksakul (2013), đã sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong phát triển ngành du lịch ở thành phố Khon

Kaen, Thái Lan. Kết quả của phân tích cho thấy, nhiều loại hoạt động du lịch ở Khon
Kaen có thể được tăng cường, đặc biệt là trong thành phố và trung tâm thành phố, bao
gồm các hoạt động trong đền thờ và các nơi tôn giáo, các trung tâm mua sắm và các
hoạt động về đêm (quán rượu, nhà hàng, Spa, massage Thái, ...), tất cả đều là điểm thu
hút khách du lịch. Tuy nhiên, thành phố có tiềm năng được hưởng lợi từ ngành MICE
(Hội họp, Khuyến khích, Hội nghị và Triển lãm) bởi vì nó là trung tâm của vùng Đông
Bắc Thái Lan. Khon Kaen có rất nhiều cơ hội vì là tỉnh trung tâm trong Đông Bắc và
có một đường cao tốc từ Bangkok đến Nong Khai và Lào. Ngoài ra, chính sách của
chính phủ là thúc đẩy Khon Kaen trở thành địa phương phát triển kinh doanh. Tuy
nhiên, Khon Kaen cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề bất cập và các mối đe dọa đang,
cần khắc phục sớm để có thể phát triển được tốt loại hình du lịch MICE, như nạn ùn
tắc giao thông,...
16


×