Tải bản đầy đủ (.doc) (273 trang)

Trí thức việt nam tham gia kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 273 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM

NGUYỄN THANH HÓA

TRÍ THỨC VIỆT NAM THAM GIA KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)
Chuyên ngành
Mã số

: Lịch sử Việt Nam
: 9 22 90 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS Trần Văn Thức

2. PGS.TS Nguyễn Văn Huy

HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư
liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nhiều
tư liệu và kết luận khoa học mới của luận án chưa từng được nghiên cứu, công bố
trên bất kỳ công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thanh Hóa


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Lý do chọn đề tài
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nguồn tài liệu nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đóng góp của luận án
Bố cục của luận án
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1

3
3
4
5
5
6
7

1.1
1.1.1.
1.1.2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

1.1.3.
1.1.4.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.

2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.2.
2.2.1.
2.2.1.1.
2.2.1.2.

2.2.2.
2.2.2.1.
2.2.2.2.
2.2.2.3.
2.2.2.4.
2.2.2.5.

Những công trình nghiên cứu về đường lối, chính sách của Đảng đối với trí
thức
Những công trình nghiên cứu về đóng góp, vai trò của trí thức
Những ấn phẩm viết về lịch sử cuộc đời của các trí thức

Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và
những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Đánh giá những kết quả nghiên cứu đạt được
Những vấn đề chưa giải quyết thỏa đáng
Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: TRÍ THỨC VIỆT NAM THAM GIA KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP GIAI ĐOẠN 1945-1950
Khái niệm về trí thức và khái quát về trí thức Việt Nam đến năm 1945
Khái niệm chung về trí thức
Khái niệm về trí thức Việt Nam trong thời kỳ 1945-1954
Trí thức Việt Nam từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam đến Cách mạng tháng
Tám 1945
Trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến (1945-1950)
Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng đối với trí thức
Bối cảnh lịch sử
Chủ trương của Đảng đối với trí thức
Những đóng góp của trí thức trong giai đoạn 1945-1950

Giáo dục
Y tế
Quân sự, quốc phòng
Kinh tế, tài chính
Văn học, nghệ thuật
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: TRÍ THỨC VIỆT NAM THAM GIA KHÁNG CHIẾN

7
7
11
15
19
26
26
27
29
30
32
32
32
33
35
39
39
39
41
46
46
53

59
64
76
82
85


CHỐNG THỰC DÂN PHÁP GIAI ĐOẠN 1951-1954
3.1.

Bối cảnh lịch sử và quan điểm của Đảng với trí thức
trong tình hình mới

3.1.1
3.1.2.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4
3.2.5

Bối cảnh lịch sử
Quan điểm của Đảng đối với trí thức trong tình hình mới
Những đóng góp của trí thức trong giai đoạn 1951-1954
Giáo dục
Y tế
Quân sự, quốc phòng
Kinh tế, tài chính
Văn học, nghệ thuật

Tiểu kết chương 3
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
Một số nhận xét
Đặc điểm của trí thức Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp
Nguyên nhân tham gia kháng chiến của trí thức Việt Nam
Vai trò của trí thức tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp
Một số hạn chế của trí thức tham gia kháng chiến
Một số kinh nghiệm về việc vận động, phát huy vai trò trí thức trong
kháng chiến chống thực dân Pháp
Lấy mục tiêu độc lập dân tộc làm động lực để vận động, tập hợp trí thức
Tin tưởng và nhìn nhận đúng vai trò của người trí thức
Kinh nghiệm từ hạn chế của công tác vận động trí thức trong kháng chiến
chống Pháp
Kinh nghiệm về việc phát huy vai trò của trí thức trong thời đại ngày nay
Tiểu kết chương 4
KẾT LUẬN

4.1.
4.1.1.
4.1.2.
4.1.3.
4.1.4.
4.2.
4.2.1.
4.2.2.
4.2.3.
4.2.4.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

85
85
86
90
90
98
103
106
110
113
115
115
115
134
143
149
150
150
152
154
156
158
160
163
164
176




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử mỗi dân tộc đều in dấu đậm nét vai trò của trí thức. Lịch sử Việt Nam
cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trí thức là nguồn lực quan trọng để phát triển đất
nước. Có thể khẳng định trí thức là chìa khóa cho các quốc gia “mở cửa”, ngày một
phát triển vững mạnh hơn.
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, mỗi thời kỳ lịch sử, đội ngũ trí thức đều có
những đóng góp rất quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng, xây dựng và phát
triển đất nước. Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan tâm đến việc
vận động trí thức tham gia vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong mỗi thời
kỳ cách mạng khác nhau, Đảng có những sách lược vận động trí thức khác nhau. Đặc
biệt từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ra đời, dưới ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều trí thức trong và ngoài nước
đã tập trung về với Chính phủ mới để tham gia vào công cuộc xây dựng, bảo vệ chế độ
mới, tiếp đó là tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).
Thực tế lịch sử khẳng định đội ngũ trí thức đã có những đóng góp xứng đáng vào
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là thời kỳ phát triển nở rộ của
trí thức Việt Nam. Trí thức có mặt và thể hiện vai trò ở hầu hết lĩnh vực của cuộc
kháng chiến. Thành viên Chính phủ hầu hết là trí thức. Từ sau Cách mạng tháng Tám
1945, Chính phủ Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc để đấu tranh
giải phóng dân tộc, trong đó nêu cao vai trò của tầng lớp trí thức. Dưới ảnh hưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều trí thức trong và ngoài nước đã tập trung về với chính
phủ mới để tham gia vào cuộc kháng chiến. Có thể nói trí thức là nhân tố quan trọng,
góp phần vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ
Chí Minh từng khẳng định vị trí của người trí thức trong lúc cuộc kháng chiến đang
diễn ra ngày một ác liệt: “Trí thức Việt Nam đã gánh vác một phần quan trọng trong
cuộc kháng chiến cứu quốc và gánh một phần quan trọng trong công việc kiến quốc”

và “Không có những người đó thì công việc cách mạng khó khăn thêm nhiều” [87, tr.
472]. Ở những giai đoạn khác nhau của cuộc kháng chiến, người trí thức đều thể hiện
1


được tầm quan trọng và vai trò không thể thay thế, mà rõ nhất là ở các lĩnh vực: giáo
dục, y tế, kinh tế-tài chính, văn học-nghệ thuật, quân sự-quốc phòng...
Trí thức Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở thành mảng
đề tài quan trọng, thu hút nhiều tổ chức, nhà khoa học đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu và
đã có một số lượng nhất định các công trình được công bố dưới dạng khác nhau, nhiều
luận điểm khoa học có ý nghĩa được vận dụng vào thực tế.
Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu này chưa có tính hệ thống và cũng chưa thật
tương xứng với thực tế. Cụ thể, phần lớn các công trình chỉ tập trung vào một số vấn đề
về quan điểm của Đảng, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và vai trò của trí thức
trong cách mạng Việt Nam nói chung, kháng chiến chống Pháp nói riêng. Những công
trình này đi sâu phân tích quan điểm cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc sử dụng
trí thức thông qua những bài viết, lời kêu gọi trí thức, nhưng lại thiên về tình cảm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh với trí thức như một lý giải về việc tại sao Đảng và Chính phủ lại tập
hợp được một đội ngũ đông đảo như vậy, chưa lý giải được các nguyên nhân, động lực tại
sao họ lại đi theo cách mạng, vai trò của họ là gì, thể hiện ở những phương diện nào. Hơn
nữa, những nghiên cứu này cũng chưa nhìn nhận triệt để đóng góp của giới trí thức qua
các thời kỳ lịch sử khác nhau. Việc đi sâu nghiên cứu tại sao các trí thức từ nhiều nguồn
gốc xuất thân, nguồn gốc giáo dục khác nhau, ở các hoàn cảnh khác nhau lại được Chủ
tịch Hồ Chí Minh tập hợp lại phục vụ công cuộc giải phóng dân tộc? Lãnh đạo Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng các trí thức ở các lĩnh vực khác như thế nào để phục vụ
cuộc kháng chiến? Việc phân tích vai trò của trí thức tham gia kháng chiến chống Pháp sẽ
giúp chúng ta có điều kiện so sánh với thực tiễn lịch sử để nhìn nhận lại việc thực hiện
chính sách của Đảng vận động và sử dụng trí thức trong ở thời đại ngày nay và tương lai.
Nhìn chung, nghiên cứu về trí thức trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn còn
là một khoảng trống.


Hiện nay, vấn đề trí thức và vận động trí thức để xây dựng, phát triển đất nước
là vấn đề vô cùng quan trọng. Tình trạng chảy máu chất xám ra bên ngoài vẫn diễn ra
hàng ngày. Nhiều trí thức có tài, có đức song chưa có được môi trường làm việc tích
cực, chưa được trọng dụng, đãi ngộ một cách xứng đáng. Điều ấy làm ảnh hưởng tới
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy, những kinh nghiệm về vận động,
2


tập hợp trí thức trong kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn còn ý nghĩa thực tiễn,
nhằm áp dụng vào tình hình thực tế.
Xuất phát từ lịch sử vấn đề nghiên cứu và nhận thức như vậy, NCS quyết định
lựa chọn đề tài “Trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954)” để thực hiện luận án Tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích

+ Làm rõ quá trình hoạt động, vai trò và đóng góp của trí thức Việt Nam cho gia

kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
+ Rút ra những kinh nghiệm về việc vận động trí thức, phát huy vai trò trí thức
trong kháng chiến chống Pháp, để thúc đẩy vai trò của trí thức trong điều kiện đất
nước hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Nghiên cứu một cách có hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh về trí thức thời kỳ 1945-1954.
- Trình bày bối cảnh lịch sử, những hoạt động của trí thức Việt Nam tham gia
kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
- Đánh giá một cách khoa học, khách quan vị trí, vai trò và những đóng góp của

trí thức trong quá trình kháng chiến kiến quốc thời kỳ 1945-1954 ở một số lĩnh vực:
giáo dục, y tế, văn học-nghệ thuật, kinh tế-tài chính, quân sự-quốc phòng.
- Phân tích những đặc điểm, hạn chế của trí thức tham gia kháng chiến chống
Pháp, đồng thời rút ra những kinh nghiệm về việc vận động trí thức, phát huy vai trò
trí thức trong kháng chiến chống Pháp, để vận dụng vào phát huy vai trò của trí thức
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược.

3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Trong thời kỳ 1945-1954, do tác động của thời cuộc, trí thức
Việt Nam phân chia làm hai bộ phận: một bộ phận đi theo Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, tham gia kháng chiến chống Pháp; một bộ phận không đi theo Chính
phủ, ở trong vùng tạm chiếm hoặc tham gia Chính phủ của Bảo Đại. Luận án tập trung
nghiên cứu hoạt động, vai trò của bộ phận trí thức tham gia kháng chiến chống thực
dân Pháp.
- Về không gian: Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu ở miền Bắc.
- Về thời gian: 1945-1954, và trong chừng mực nhất định, có đề cập đến trí
thức thời kỳ trước năm 1945 để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
4. Nguồn tài liệu nghiên cứu
- Các nguồn tài liệu về chính sách của Đảng và quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh từ sau 1930 đến hết kháng chiến chống Pháp 1954 là nguồn tư liệu chính để khai
thác khía cạnh đường lối, chính sách vận động trí thức; các tài liệu như nghị định, sắc
lệnh, quyết định, văn kiện… liên quan đến chính sách vận động và sử dụng trí thức.
- Các công trình nghiên cứu về chính sách dân tộc qua các giai đoạn lịch sử dân

tộc, trong đó tập trung vào các công trình nghiên cứu chính sách vận động và sử dụng
trí thức trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954.
- Các nguồn tài liệu tiếp cận từ chính những người từng tham gia kháng chiến
chống Pháp, phân tích trải nghiệm, cảm nhận của chính họ. Các hồi ký, nhật ký của
các trí thức tham gia kháng chiến.
- Một số bài báo, tạp chí trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
- Các luận văn, luận án có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Ngoài ra, luận án còn sử dụng các nguồn tài liệu liên quan đến lịch sử hình
thành và đấu tranh của giới trí thức Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Trong đó tập trung vào các nguồn tài liệu về sự chuyển giao giữa các trí thức nho học
và các trí thức Pháp học; các phong trào đấu tranh như Đông du, Đông kinh nghĩa
thục…
4


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

- Quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án, tác giả vận dụng quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh và cách mạng.
- Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức và phát huy
vai trò của đội ngũ trí thức nói chung, trong kháng chiến chống thực dân Pháp nói
riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử, ngoài ra còn sử
dụng các phương pháp khác như logic, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… trong
đó chú trọng phương pháp phê phán sử liệu. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương
pháp phỏng vấn nhân chứng, đối chiếu với các tư liệu lịch sử.
6. Đóng góp của luận án
- Về lý luận

+ Khái quát sự đóng góp và vai trò của trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược thời kỳ 1945-1954.
+ Hệ thống hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
việc vận động và phát huy vai trò của trí thức trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Góp phần làm rõ sự vận dụng quan điểm của Đảng về vấn đề vận động, phát
huy vai trò của trí thức trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Về thực tiễn
+ Luận án bổ sung những tư liệu mới về những đóng góp của trí thức trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
+ Phản ánh tương đối đầy đủ, khách quan các bước phát triển và vai trò của trí
thức Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Nhận xét những đặc điểm, hạn chế của trí thức trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và những kinh nghiệm để phát huy vai trò của trí thức trong điều kiện
đất nước hiện nay.

5


7. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả liên quan đến
đề tài luận án, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được chia làm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án;
Chương 2: Trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp giai
đoạn 1945-1950;
Chương 3: Trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp giai
đoạn 1951-1954;
Chương 4: Một số nhận xét và kinh nghiệm.

6



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, có hàng trăm công trình nghiên cứu, bài trên các báo, tạp chí viết
về trí thức trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trên cơ sở những tài liệu thu thập
được, NCS nhận thấy trí thức được đề cập, nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, NCS muốn đề cập đến một số khuynh hướng, kết
quả nghiên cứu của các công trình, đề tài có liên quan đến trí thức trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp: (1) Những công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp; (2) Những công trình nghiên cứu về đường lối, chính sách của
Đảng đối với trí thức; (3) Những công trình nghiên cứu về đóng góp, vai trò của trí
thức; (4) Những công trình nghiên cứu về lịch sử cuộc đời của các trí thức.
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Có thể xem những công trình nghiên cứu loại này thuộc loại công trình nghiên
cứu gián tiếp liên quan đến đề tài luận án mà NCS thực hiện.
Bộ sách Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, lấy sự kiện
chiến thắng Biên giới 1950 làm mốc thời gian để phân chia hai giai đoạn nghiên cứu
của cuộc kháng chiến chống Pháp. Theo đó, công trình này được chia làm hai tập: Tập
1 từ năm 1945 đến 1950; Tập 2 từ năm 1951 đến 1954. Với cách phân chia như vậy,
cho thấy ý nghĩa của Chiến dịch Biên giới 1950 là vô cùng to lớn.
Theo nghiên cứu của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam thì ngoài ý nghĩa quân sự,
chiến thắng Biên giới còn có ý nghĩa quan trọng về mặt ngoại giao. Với chiến thắng
này: “đường giao thông quốc tế được mở ra trên nhiều hướng, hậu phương ta nối liền
với Trung Quốc láng giềng, với Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết và các
nước anh em khác ở Đông Âu” [190, tr. 572]. Từ đây trở đi, cuộc kháng chiến của
nhân dân Việt Nam nhận được nhiều viện trợ của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa,
đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô. Ảnh hưởng của Trung Quốc, Liên Xô tới cuộc
kháng chiến của Việt Nam ngày một sâu rộng hơn, trong đó có ảnh hưởng tới việc ứng

xử với trí thức. Nghiên cứu sinh phân chia nghiên cứu về trí thức thành hai giai đoạn
1945-1950, 1951-1954 với ý nghĩa như vậy.
7


Trong bộ Lịch sử Việt Nam do PGS.TS Trần Đức Cường làm Tổng chủ biên
(2014), mốc chiến thắng Biên giới 1950 cũng được lấy là sự kiện để phân chia hai giai
đoạn nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo đó, tập 10 đề cập
đến các sự kiện, diễn tiến lịch sử từ tháng 9-1945 đến cuối năm 1950; Tập 11 đề cập
đến các sự kiện từ sau chiến thắng Biên giới 1950 đến khi kết thúc cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, ký kết hiệp định Géneve (7-1954).
Một công trình đề cập khá chi tiết những diến biến những ngày đầu toàn quốc
kháng chiến là Toàn quốc kháng chiến - ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử
(19-12-1946 - 19-12-2016) [173], tập hợp hơn 90 bài viết, báo cáo khoa học nhân sự
kiện kỷ niệm 70 năm ngày toàn quốc kháng chiến, 2016. Trong ấn phẩm này, có nhiều
bài viết đề cập đến sự tham gia của một số trí thức trong những ngày đầu toàn quốc
kháng chiến, tiêu biểu như: Văn nghệ sĩ Việt Nam sẵn sàng bước vào cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược; Vai trò của Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu trong
Cách mạng tháng Tám và những năm đầu toàn quốc kháng chiến; Đồng chí Võ
Nguyên Giáp trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến; Trí thức Việt Nam trong
những ngày đầu toàn quốc kháng chiến… Những bài viết này trình bày những hoạt
động của một số trí thức ở các lĩnh vực khác nhau trong những ngày đầu toàn quốc
kháng chiến. Tư liệu của cuốn sách này góp phần làm rõ bối cảnh của cuộc kháng
chiến chống Pháp và bước đầu nêu lên sự tham gia của một số trí thức và của các
ngành vào cuộc kháng chiến.
Những công trình biên niên của Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Dân tộc thống
nhất như: Biên niên sự kiện lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất, tập I (1930-1954)
[20]; Biên niên lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2005, tập 1 (1945-1954) [21] đề cập
đến hoạt động của Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận - nơi tập hợp nhiều trí thức hoặc đề
cập đến các quan điểm, chính sách của nhà nước, của Đảng liên quan đến trí thức.

Một nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến thời kỳ chống Pháp, nhưng cụ
thể hơn là đề cập đến hoạt động của các lĩnh vực, các mặt của cuộc kháng chiến như
ngoại giao, giáo dục, văn hóa, tài chính, kinh tế quốc phòng góp phần làm rõ hơn đóng
góp của các ngành, trong đó có trí thức trong cuộc kháng chiến.

8


Cuốn sách Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995, Tập 1: Ngoại giao
Việt Nam 1945-1975 [110] (1996), ông Lưu Văn Lợi đánh giá việc ra đời của nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10-1949) có ảnh hưởng lớn tới cách mạng Việt Nam.
Ông cho rằng: “Năm 1950, đã chấm dứt tình trạng Việt Nam chiến đấu trong vòng vây
và đánh dấu bước chuyển biến mới” [110, tr. 144]. Kể từ đây Việt Nam nhận được
nhiều viện trợ của các nước Xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều
từ Trung Quốc, Liên Xô. Thông qua cuốn sách này, có thể tìm hiểu thêm về hoạt động
và những đóng góp về ngoại giao của một số trí thức; đồng thời giúp ích trong việc
tìm hiểu về bối cảnh, hoàn cảnh ảnh hưởng tới quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với
trí thức Việt Nam sau khi mở quan hệ với Trung Quốc, Liên Xô 1950.
Trong cuốn Hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ
1945-1950, TS Nguyễn Trọng Hậu cho rằng “chiến thắng biên giới – sự phá vây trên thực
tế, bước ngoặt của ngoại giao Việt Nam” [74, tr. 238]. Ông cũng khẳng định: “Thắng lợi
của Chiến dịch Biên giới năm 1950 đã chấm dứt tình trạng Việt Nam chiến đấu trong
vòng vây của kẻ thù. Từ đây, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của
nhân dân Việt Nam đã có một hậu phương rộng lớn, kéo dài từ Trung Quốc đến biển Ban
Tích” [74, tr. 243]. Thông qua cuốn sách này, có thể hiểu thêm về bối cảnh lịch sử, đóng
góp của những nhà trí thức ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Nhà nghiên cứu Đặng Phong, với công trình: Lịch sử kinh tế Việt Nam, Tập 1:
1945-1954 [136], cố gắng dựng lại toàn cảnh bức tranh về tình hình kinh tế Việt Nam
trong kháng chiến chống Pháp. Cuốn Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến

kháng chiến thắng lợi (1945-1954) [45], do Trần Dương chủ biên, với sự tham gia của
các ông Hà Phú Hương, Lê Văn Ngọ, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Thượng Đạt, Vũ
Ngọc Khuê, Đặng Phong, đã trình bày một số nét tổng quát về nền kinh tế Việt Nam
trong thời kỳ lịch sử từ Cách mạng tháng Tám đến kháng chiến chống Pháp thắng lợi
(1945-1954). Lĩnh vực kinh tế tài chính góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của
cuộc kháng chiến. Thông qua tài liệu này, có thể hiểu thêm về bối cảnh xây dựng và
phát triển nền kinh tế, tài chính Việt Nam, với sự tham gia của các trí thức trong thời
kháng chiến chống Pháp.

9


Trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, cuốn sách Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 40
mùa sen nở [1], 1991, tập hợp các bài viết của cán bộ, trí thức đã từng công tác trong
ngành ngân hàng kể từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Thông qua cuốn sách này, có
thể biết được những đóng góp của một số trí thức đối với nền kinh tế tài chính Việt
Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) như Phạm Văn Đồng,
Nguyễn Lương Bằng, Lê Viết Lượng.
Đối với lĩnh vực y tế, cuốn sách 100 năm Đại học Y Hà Nội – Năm tháng và sự
kiện [2] làm rõ bối cảnh phát triển của trường Đại học Y, các trí thức tham gia giảng
dạy, phục vụ kháng chiến; quá trình dạy và học của thầy và trò trường Y. Thông qua
quá trình đào tạo một số trí thức như Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Xuân
Nguyên, Hoàng Tích Mịnh, Đặng Văn Ngữ, Đặng Vũ Hỷ… đã giúp hình thành một
đội ngũ trí thức mới trong lĩnh vực y tế, có đóng góp to lớn cho cuộc kháng chiến. Tài
liệu này nêu bật được những đóng góp của trí thức về y tế và đào tạo cán bộ y tế trong
cuộc kháng chiến.
Trong lĩnh vực giáo dục, cuốn 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo
(1945-1995) [22] đã trình bày những số liệu, thành tựu đạt được của nền giáo dục các
cấp của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đây là nguồn tài liệu quan
trọng, góp phần hiểu thêm được về những đóng góp của nền giáo dục Việt Nam và

những trí thức giữ vai trò chủ chốt trong Bộ Quốc gia Giáo dục như Vũ Đình Hòe,
Đặng Thai Mai, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Khánh Toàn…
Trong lĩnh vực quân giới, cuốn Lịch sử quân giới Việt Nam thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945-1954) [104] nêu bật những thành tích của ngành quân giới
Việt Nam trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) mà trong
đó có sự đóng góp, tham gia của một số trí thức.
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, có thể kể đến bài viết của Trần Thanh Giang:
Sự phát triển các lĩnh vực văn hóa trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (19461954) [66]; GS.TS Trần Đình Sử với bài: Ý thức văn hóa của văn học cách mạng Việt
nam sau năm 1945 [157]; Nguyễn Phi Hoanh với cuốn sách: Lược sử mỹ thuật Việt Nam
[82]. Những bài viết, cuốn sách này trình bày về sự phát triển của lĩnh vực văn hóa, văn
học trong kháng chiến với sự tham gia của các trí thức, văn nghệ sĩ.
10


Nhìn chung, những công trình thuộc dạng liên quan gián tiếp đến đề tài luận án
giúp NCS tham khảo, bổ sung một số nội dung như: Có cái nhìn khái quát về bối cảnh,
tiến trình, những giai đoạn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Sự tham gia,
đóng góp của các ngành, các lĩnh vực vào cuộc kháng chiến, kiến quốc, trong đó có sự
tham gia của các trí thức.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đường lối, chính sách của Đảng đối
với trí thức
Đây là nhóm công trình quan trọng, phục vụ trực tiếp cho việc tham khảo của
đề tài luận án, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến luận án. Nghiên cứu về đường
lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với trí thức diễn ra từ rất sớm, ngay khi cuộc
kháng chiến chống Pháp đang diễn ra. Có thể thấy rằng, những công trình trong nhóm
này bàn đến vấn đề trí thức ở một số khía cạnh sau: Trí thức với cách mạng, với kháng
chiến; quan điểm của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh với trí thức; vấn đề vận động, phát
huy vai trò của trí thức trong thời đại ngày nay.
Trong nửa cuối cuộc kháng chiến chống Pháp (1951-1954), Liên Xô và Trung
Quốc là những nước có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Đặc biệt là Trung Quốc đã ủng hộ

và viện trợ cho Việt Nam rất nhiều, cả về vật chất, tinh thần và cử cố vấn sang giúp cho
Đảng, Chính phủ Việt Nam ở các lĩnh vực quân sự, kinh tế tài chính… Việc truyền bá tư
tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, các kinh nghiệm của Liên Xô, Trung Quốc vào Việt
Nam cũng ngày một mạnh mẽ, trong đó có cả vấn đề quan điểm, chính sách đối với trí
thức. Các công trình nghiên cứu về chính sách đối với trí thức được dịch và phổ biến ở
Việt Nam, trong đó tiêu biểu là những cuốn Chủ nghĩa Mác và vấn đề trí thức

[162] do Tân Thạch dịch, xuất bản năm 1949. Công trình này cung cấp, phổ biến các
khái niệm và quan điểm về trí thức, trí thức tranh đấu giai cấp, tri thức của thế giới
mới và của chủ nghĩa Mác về vấn đề trí thức trong hiện trình xã hội Việt Nam. Vào
thời điểm năm 1949, cuốn sách này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc truyền bá
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với trí thức. Thông qua việc học tập, nghiên
cứu những tài liệu dạng này, một bộ phận lớn trí thức đã dần thấm nhuần, chuyển hóa
bản thân, xác định lập trường tư tưởng hết lòng phục vụ kháng chiến.

11


Nghiên cứu về quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với trí thức là đề tài được
viết khá nhiều trong những năm gần đây. Bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức [75]
của Nguyễn Văn Hiền; bài Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức
[18]; bài Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức

[111] của Nguyễn Thắng Lợi; bài Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc trọng dụng nhân tài
trong xây dựng chính quyền cách mạng và kháng chiến kiến quốc [167] của Văn Tất
Thu… đã đề cập đến những nội dung chính: tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và cách
mạng; vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tập hợp trí thức; quan điểm trọng
dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng chính quyền cách mạng và
kháng chiến kiến quốc; những định hướng cải tạo, xây dựng và phát triển trí thức.
Trong bài Hồ Chí Minh với trí thức [135], PGS.TS Bùi Đình Phong lại có quan điểm

rất mới khi khẳng định: “Tìm hiểu về Hồ Chí Minh cầu hiền tài là một góc nhìn về
Cách mạng tháng Tám. Bởi vì chỉ có thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và với tầm
nhìn, bản lĩnh và khoan dung của Hồ Chí Minh thì đội ngũ trí thức Việt Nam mới có
điều kiện cống hiến thật sự cho đất nước” [135, tr. 14].
GS.TS Nguyễn Văn Khánh trong công trình Một số vấn đề về trí thức Việt Nam
[95] đã trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và của Đảng Cộng sản Việt
Nam về vấn đề trí thức, sự hình thành và phát triển của trí thức Việt Nam trong lịch sử.
Năm 2004, GS Nguyễn Văn Khánh và các tác giả Đỗ Xuân Tuất, Lê Ngọc Tú xuất bản
công trình Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây
dựng đất nước [97], trong đó giới thiệu khái quát những luận điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và vai trò của trí thức trong sự
nghiệp cách mạng; khái quát về trí thức Việt Nam thời phong kiến, quá trình hình
thành, cơ cấu và mô hình trí thức Việt Nam trong phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc; điểm qua một số hoạt động của trí thức Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến; giới
thiệu một số quan điểm và đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò và những
đóng góp của trí thức trong sự nghiệp cách mạng… Tuy nhiên, cuốn sách này chưa
phân tích rõ vai trò của trí thức như thế nào thông qua những con người, những bộ
phận trí thức cụ thể.
12


Năm 2015, GS Nguyễn Văn Khánh tiếp tục cho in công trình Trí thức Việt Nam
trong tiến trình lịch sử dân tộc [99] trình bày các quan điểm khác nhau về trí thức, sự
hình thành và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ trung và cận, hiện đại;
tập trung làm rõ những hoạt động đóng góp của trí thức trên các lĩnh vực kinh tế - xã
hội của đất nước, nhất là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước qua các thời
kỳ. Cuốn sách cũng giới thiệu tóm tắt thân thế và sự nghiệp của một số trí thức Việt
Nam tiêu biểu đã có những đóng góp nổi bật trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao, khoa học, văn học nghệ thuật… Nhìn chung, công

trình này đề cập nội dung khá rộng, trong đó có những sự kiện, nhân vật còn đang
được tiếp tục nghiên cứu và có những ý kiến đánh giá khác nhau.
PGS.TS Đức Vượng trong bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề trí thức [199]
đã khái quát 10 điểm về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với trí thức. Những vấn đề đó nhấn
mạnh việc cần thiết phải có nhận thức đúng đắn đối với trí thức; người trí thức cần phải
nhận thức được vai trò của mình đối với đất nước, nhân dân…. Một năm sau đó (2010),
PGS Đức Vượng cho xuất bản cuốn sách Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng
nhân tài [200] trình bày một cách có hệ thống về quá trình đào tạo cán bộ của Chủ tịch Hồ
Chí Minh qua các giai đoạn cách mạng, phân tích những gương mặt lãnh đạo cách mạng
đã được Người đào tạo trực tiếp hoặc gián tiếp như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy
Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hoàng Văn Thụ,
Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, v.v.. Cuốn sách cũng đã rút ra
những vấn đề then chốt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đào tạo cán bộ và
trọng dụng nhân tài với tư tưởng lớn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Phải trọng
nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc của chúng ta”. Đặc biệt,
năm 2014, PGS Đức Vượng cho xuất bản cuốn sách Thực trạng và giải pháp xây dựng
đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước [202] đề cập một cách hệ
thống tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức và xây
dựng lực lượng trí thức Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng. Cuốn sách Một số vấn đề về
trí thức Việt Nam [185] của Nguyễn Thanh Tuấn, cũng trình bày quan điểm về trí thức và
tiến bộ xã hội; điểm qua các chặng đường lịch sử của trí thức Việt

13


Nam. Cuốn sách cũng chỉ ra một số đặc điểm và xu hướng phát triển của đội ngũ trí
thức Việt Nam hiện nay.
Đề tài về người trí thức cũng được nhiều người quan tâm nghiên cứu dưới hình
thức các luận văn, luận án khoa học. Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Chủ trương của Đảng
về vận động, tập hợp tầng lớp trí thức thời kỳ 1930-1954 của Nguyễn Thu Hải, bảo vệ

năm 2006 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội. Mặc dù đề ra mục tiêu của luận văn (ở chương 2 và chương 3) là làm rõ chủ
trương vận động, tập hợp trí thức nhưng tác giả luận văn lại đề cập, khái quát một cách
khá chung chung (chủ yếu thông qua các văn bản như: Hội nghị Trung ương lần 2, 41947; Phong trào thi đua ái quốc, 1948; Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2, 7-1948;
Hội nghị giáo dục toàn quốc, 7-1948; vấn đề lực lượng cách mạng trong Đại hội Đảng
lần thứ 2, 2-1951...), chưa làm rõ những quan điểm, chính sách cụ thể của Đảng,
Chính phủ đối với trí thức. Tuy nhiên, thông qua cuốn luận văn này, có thể kế thừa tư
liệu về chủ trương của Đảng đối với trí thức trong thời kỳ 1945-1954, để thấy được
những bước chuyển biến trong quan điểm của Đảng đối với trí thức, đồng thời qua đó
mở rộng, nghiên cứu sự đóng góp của trí thức ở các lĩnh vực khác nhau dựa trên sự
lãnh đạo của Đảng.
Luận án tiến sĩ Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ
năm 1930 đến năm 1945 của Đặng Thị Minh Phượng, bảo vệ năm 2015, tập trung làm
sáng tỏ công tác trí vận của Đảng thời kỳ 1930-1945, khẳng định sự đúng đắn, sáng
tạo của Đảng, của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc hoạch
định đường lối, chủ trương, chính sách về công tác trí vận. Trên thực tế, luận án đã
góp phần hệ thống hoá quan điểm của Đảng về trí thức và công tác vận động trí thức
trong thời kỳ 1930-1945; cung cấp những luận cứ khoa học, kinh nghiệm trong việc
vận động trí thức ở những giai đoạn lịch sử tiếp sau. Ý nghĩa khoa học lớn nhất của
luận án là làm sáng tỏ công tác trí vận của Đảng thời kỳ 1930-1945, khẳng định sự
đúng đắn, sáng tạo của Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh trong việc hoạch định đường lối,
chủ trương, chính sách về công tác trí vận. Luận án giúp cho những người nghiên cứu
đi sau có cái nhìn khách quan về quan điểm của Đảng, chủ trương vận động trí thức
thời kỳ 1930-1945, là cơ sở để tiếp cận thời kỳ lịch sử 1945-1954.
14


1.1.3. Những công trình nghiên cứu về đóng góp, vai trò của trí thức
Trong phần này, NCS chia các công trình nghiên cứu thành hai nhóm: những
công trình nghiên cứu có liên quan gián tiếp và những công trình có liên quan trực tiếp

đến đề tài luận án.
Nhóm những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài luận án
PGS.TS Chương Thâu có những tìm tòi và đóng góp mới trong công trình Góp
phần tìm hiểu Nho giáo - nho sĩ - trí thức Việt Nam trước 1945 [166]. PGS.TS Chương
Thâu đã khái quát lược sử Nho giáo Việt Nam và đưa ra những nhận xét về Nho sĩ
Việt Nam thời cận đại, cuộc đấu tranh giữa tư tưởng bảo thủ và tư tưởng duy tân cuối
thế kỷ XIX, sự chuyển hướng tư tưởng trong phong trào quốc gia - dân tộc, ảnh hưởng
của Tân thư đối với một số nhà Nho yêu nước, trí thức Việt Nam trong giai đoạn giao
thời đầu thế kỷ XX, trí thức Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong đó có
nhiều người tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nghiên cứu về trí thức đầu thế kỷ 20, không thể không nhắc đến PGS.TS Trần
Viết Nghĩa với công trình Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây thời
Pháp thuộc [121]. PGS.TS Trần Viết Nghĩa đã phân tích thái độ ứng xử của trí thức
Nho học đối với văn minh phương Tây nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX để thấy
được những sắc thái tư tưởng mới mẻ trong cuộc đấu tranh giữa phái bảo thủ với phái
cấp tiến, thấy được vai trò tiên phong của nhà nho cấp tiến trong việc tiếp nhận văn
minh phương Tây. Theo ông thì trí thức Tây học được hình thành từ cuối thế kỷ 19,
đến đầu thế kỷ 20 từng bước trở thành một lực lượng xã hội quan trọng, có đóng góp
lớn trong mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng.
Trí thức Tây học có sự am hiểu sâu sắc hai nền văn minh Đông – Tây nên họ có những
bước tiến về nhận thức hơn hẳn so với thế hệ trước, nhất là trong thái độ ứng xử với
văn minh phương Tây. Cuốn sách này đã góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn về thái độ ứng
xử của trí thức Việt Nam khi phải đối diện với văn minh phương Tây, từ đó để thấy rõ
hơn vai trò của người trí thức với nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung và
xây dựng nền văn hóa Việt Nam nói riêng.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến công trình Ba thế hệ trí thức người Việt (18621954) - nghiên cứu lịch sử xã hội [165] của GS.TS Trịnh Văn Thảo - một học giả Việt
15


Nam, học tập và nghiên cứu tại Pháp từ sau năm 1950. Cuốn sách cung cấp không chỉ

những kết quả nghiên cứu, mà còn phương pháp luận, cách tiếp cận lịch sử-xã hội của
tác giả. GS Trịnh Văn Thảo đã vận dụng những lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
hiện đại của nhiều nhà xã hội học nổi tiếng phương Tây và bổ sung, thử nghiệm thành
công thêm chiều sâu lịch sử, phát triển ngành xã hội học lịch sử. Xuyên suốt chiều dài
cuốn sách, tác giả đã phân tích về các trí thức dựa trên các phương pháp liên ngành
khác nhau, đặc biệt là đặt đối tượng nghiên cứu vào trong bối cảnh xuất thân, đặc điểm
học vấn, bối cảnh chính trị, xã hội để tìm ra các điểm chung. Tác giả đã khảo sát rất cụ
thể tiểu sử và hành trình xã hội của ba thế hệ trí thức, những chuyển biến mang tính
khủng hoảng hay thử thách của từng thế hệ trong bối cảnh đất nước, khu vực và thế
giới. Từ trong các thế hệ trí thức, ông tìm ra nhóm trung tâm của mỗi thế hệ để phân
tích, đánh giá. Mục tiêu của ông là: “muốn qua thời kỳ lịch sử cận đại và hiện đại đầy
biến động và sóng gió của đất nước, tầng lớp trí thức Việt Nam đã trải nghiệm và ứng
phó như thế nào, từ đó tìm ra truyền thống của họ. Dĩ nhiên, mẫu số chung của mọi
tầng lớp xã hội, của cộng đồng người Việt nói chung là chủ nghĩa yêu nước. Nhưng
trong giá trị truyền thống chung đó, người trí thức Việt Nam còn mang truyền thống gì
qua sự tự hiển thị trong cách ứng xử, trong nhân cách và phong thái… đó là truyền
thống nho sĩ” [165, tr. 11-12]… GS Trịnh Văn Thảo cũng đề cập cụ thể đến nhiều trí
thức tên tuổi như: Đặng Thai Mai, Huy Cận, Tô Hoài, Vũ Đình Hòe, Vũ Văn Hiền,
Phan Anh, Hoàng Xuân Hãn…
Nhóm những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài luận án
Một số bài như: Ý nghĩa Cách mạng tháng Tám đối với trí thức Việt Nam [152]
của Đỗ Xuân Sảng; hay Hoàng Văn Đức với các bài: Trí thức Việt Nam trong cuộc
cách mạng dân chủ [62] và bài Hiện trạng đời sống viên chức trí thức [63] đã được
công bố từ rất sớm. Những bài viết nói trên một mặt nêu rõ ý nghĩa lịch sử của cuộc
Cách mạng tháng Tám đối với người trí thức, mặt khác, khái quát sự tham gia, đóng
góp của người trí thức đối với cuộc kháng chiến.
Nghiên cứu về trí thức Nam bộ được chú ý quan tâm hơn so với ở miền Bắc.
Năm 2002, các ông Hồ Hữu Nhựt, Trần Văn Giàu, Huỳnh Văn Tiểng..., cho ra đời
công trình Trí thức Sài Gòn - Gia Định 1945-1975 [132]. Những tác giả của cuốn sách
16



này là những trí thức vốn tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp, họ nhìn lịch sử
dưới con mắt của người vừa là nhân chứng, vừa là chủ thể lại vừa là nhà khoa học
nghiên cứu lịch sử. Cuốn sách trình bày sự chuyển hoá bản thân và hoạt động của đội
ngũ trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong 30 năm đấu tranh cách mạng (19451975); giới thiệu một số gương mặt trí thức tiêu biểu trong phong trào yêu nước và
cách mạng.
Năm 2003, Hồ Sơn Diệp cho ra đời cuốn sách Trí thức Nam bộ trong kháng
chiến chống Pháp (1945-1954) [59] với mong muốn phục dựng lại lịch sử của lực
lượng trí thức Nam bộ trong 9 năm kháng chiến; qua đó bước đầu tìm hiểu đặc điểm,
vai trò và một vài bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng cách mạng của đội ngũ
trí thức tại Nam bộ. Với khối tư liệu khá lớn, tác giả đã phân tích bối cảnh lịch sử và
sự hình thành đội ngũ trí thức tại Nam bộ giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, quá
trình xây dựng lực lượng trí thức yêu nước và kháng chiến cùng những hoạt động yêu
nước của họ trên các lĩnh vực, ở bưng biền cũng như ở các đô thị bị tạm chiếm. Những
nhận xét của tác giả về đặc điểm, vai trò của độ ngũ trí thức ở Nam bộ trong kháng
chiến chống Pháp cũng như những đề xuất về bài học kinh nghiệm trong xây dựng lực
lượng và phát huy trí tuệ của trí thức ở Nam bộ đã đặt ra không ít vấn đề cần được tiếp
tục triển khai nghiên cứu trong tương lai. Một trong những kết luận của tác giả là: “Trí
thức Nam kỳ hầu hết trưởng thành trong môi trường vật chất thật lý tưởng. Họ sinh ra
trong nhung lụa, lớn lên khi gia đình họ có đến hàng trăm mẫu ruộng…” [59, tr. 232].
Tuy nhiên, khi nghiên cứu cuốn sách này, chúng tôi thấy rằng tác giả tập trung làm rõ
những đóng góp của trí thức trong các lĩnh vực đấu tranh chính trị, quân sự là chính;
chủ yếu nhấn mạnh các sự kiện lớn, lồng ghép hoạt động của trí thức vào các phong
trào quần chúng; chưa làm rõ được vai trò thực sự của các trí thức, đặc biệt vai trò dẫn
dắt của họ ở các lĩnh vực khác nhau của cuộc kháng chiến.
Nghiên cứu về trí thức thời kỳ này còn có một số luận văn thạc sĩ. Luận văn
thạc sĩ Trí thức Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954
của Nguyễn Thị Như, 2005 [130], tuy nghiên cứu về trí thức trong kháng chiến chống
thực dân Pháp, nhưng chưa khái quát được vai trò và đóng góp của trí thức; chưa làm

rõ mối quan hệ giữa quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ đối với trí thức và
17


tác động của những chủ trương, quan điểm ấy ra sao. Ở các chương của luận văn, mặc
dù đề cập đến vai trò của trí thức trong các lĩnh vực, nhưng tác giả lại chủ yếu trình
bày đến các sự kiện của cuộc kháng chiến và kết quả của những lĩnh vực ấy, chưa gắn
với những trường hợp trí thức cụ thể. Hơn thế nữa, như tác giả thừa nhận trong phần
mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu thì luận văn này trình bày còn chưa được đầy đủ hoạt
động của trí thức trong từng lĩnh vực, chưa khái quát được toàn diện những đóng góp
đó. Đặc biệt còn chưa đi sâu phân tích các trường hợp trí thức tiêu biểu, cụ thể trong
từng lĩnh vực và cũng chưa lý giải tại sao họ lại tham gia kháng chiến. Luận văn chỉ
mới điểm qua một cách khá sơ lược những đóng góp của trí thức trong vài lĩnh vực
chủ yếu, chưa đặt trí thức và đóng góp của họ trong mối quan hệ với những chính
sách, chủ trương chung của Đảng đối với trí thức. Ngoài ra, những vấn đề luận văn đặt
ra, như lý giải nguồn gốc, cơ cấu, thái độ chính trị của trí thức trong kháng chiến,
nhưng trên thực tế vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Mặc dù chưa giải quyết thấu đáo
nhiều vấn đề, nhưng luận văn giúp nhận biết được những vấn đề còn trống về nghiên
cứu trí thức để tìm cách khỏa lấp các phần còn chưa được nghiên cứu, hoàn thiện hơn
trong công trình của mình.
Luận văn Sự ra đời và hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam trong những
năm 1944-1964 của Phạm Thị Mai Thủy, 2006 [168] đã khái quát toàn bộ quá trình ra
đời, hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam – một chính đảng của trí thức, tiểu tư sản
từ khi ra đời cho đến năm 1964. Tác giả luận văn đã phân tích hoạt động của các nhóm
và tổ chức khác nhau của trí thức như Hướng đạo sinh của Hoàng Đạo Thuý, Tạ
Quang Bửu, nhóm trí thức của Dương Đức Hiền, nhóm trí thức cấp tiến trong Tạp chí
Thanh Nghị... đến hệ thống tổ chức, điều lệ của Đảng Dân chủ Việt Nam để khái quát
thành luận điểm: được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngay sau khi ra
đời, Đảng Dân chủ Việt Nam, đã tự nguyện đấu tranh theo đường lối và sự lãnh đạo
của Đảng, là một thành viên tích cực của Mặt trận Dân tộc thống nhất, là hiện thân

sống động của công tác trí vận của Đảng trong giai đoạn tiền khởi nghĩa. Luận văn có
một chương nói về hoạt động của Đảng Dân chủ trong thời kỳ 1945-1954, là thời gian
mà đề tài luận án quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, chương này cũng chỉ đề cập tới sự
tham gia của Đảng Dân chủ vào những hoạt động, sự kiện lớn của cuộc kháng chiến,
18


chưa làm nổi bật những đóng góp cụ thể của các trí thức tiêu biểu là thành viên của
Đảng Dân chủ.
1.1.4. Những ấn phẩm viết về lịch sử cuộc đời của các trí thức
Gần đây, đã có những cuốn sách chuyên khảo về tiểu sử, lịch sử cuộc đời của
từng nhân vật. Công trình viết về lịch sử cuộc đời của các trí thức thường có đặc điểm:
một phần đăng tải những bài viết, hồi ký của những trí thức tự kể về cuộc đời mình;
một phần là những bài viết cảm nghĩ của những người cùng thời về trí thức đó, hoặc là
những bài viết của nhà nghiên cứu thuộc thế hệ sau. Đây là dạng tài liệu rất quan
trọng, phục vụ trực tiếp cho công tác khảo cứu, tìm hiểu về trí thức. Dưới đây, chúng
tôi xin giới thiệu một số công trình nghiên cứu quan trọng được sử dụng trong việc
nhìn nhận, đánh giá về trí thức phục vụ cho đề tài luận án.
Với Giáo sư Tôn Thất Tùng, nếu như cuốn Đường vào khoa học của tôi, trong
đó có nhật ký ở Điên Biên Phủ phản ánh lại quá trình ông tham gia Cách mạng và
cống hiến cho khoa học thì cuốn Tôn Thất Tùng - cuộc đời và sự nghiệp [174] phản
ánh khá đầy đủ về cuộc đời ông. Cuốn sách này có một phần nội dung là hồi ký, ghi lại
những năm tháng vào nghề và tham gia kháng chiến của bác sĩ Tôn Thất Tùng; một
phần là các bài viết của nhà báo, đồng nghiệp, học trò, biểu thị tình cảm quý mến, trân
trọng tài năng, đóng góp của bác sĩ Tôn Thất Tùng. Cuốn sách đã khắc họa được
những nét lớn về cuộc đời và sự nghiệp của bác sĩ Tôn Thất Tùng, một trí thức lớn tiêu
biểu trong thời đại Hồ Chí Minh.
Giáo sư Đặng Vũ Hỷ là một bác sĩ, trí thức trưởng thành từ nền giáo dục của
Pháp (từng học trường Y Đông Dương, rồi sang Pháp du học lấy bằng bác sĩ). Sau
ngày toàn quốc kháng chiến, ông tham gia Vệ quốc đoàn, phụ trách quân y tiền

phương ở Cổ Lễ, Nam Định. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia giảng dạy
và cứu chữa thương binh ở Liên khu 3 – 4, rồi giảng dạy ở trường Đại học Y ở Tuyên
Quang. Cuốn sách Đặng Vũ Hỷ - Cuộc đời và sự nghiệp [58] giới thiệu hơn 30 bài viết
là ký ức, những bài nghiên cứu của học trò, đồng nghiệp về quá trình xây dựng và phát
triển ngành da liễu ở Việt Nam của bác sĩ Đặng Vũ Hỷ.
Giáo sư, bác sĩ Trần Hữu Tước là người theo Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pháp về
nước năm 1946 tham gia kháng chiến chống Pháp. Ông có nhiều đóng góp quan trọng
19


cho nền y tế kháng chiến. Cuốn sách Trần Hữu Tước - Cuộc đời và sự nghiệp [180] giới
thiệu các bài viết của bác sĩ Trần Hữu Tước, thể hiện lập trường kiên định, tin tưởng tuyệt
đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các quan điểm về y học và y tế,
phát triển khoa học kỹ thuật trong thời đại mới. Sách còn giới thiệu nhiều bài viết của bác
sĩ Trần Hữu Tước, nói về sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn
Đồng và các vị lãnh đạo khác đối với ông... Phần hai giới thiệu một số tư liệu quý và các
bài viết của một số đồng nghiệp, bạn bè và học trò, thể hiện tài năng, đức độ và sự cống
hiến của bác sĩ Trần Hữu Tước. Cuốn sách cho thấy, bác sĩ Trần Hữu Tước là một trong
những trí thức có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển nền y tế Việt Nam trong
những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bác sĩ Đặng Văn Ngữ là một trí thức được đào tạo bởi nền giáo dục của Nhật Bản.
Năm 1949, ông từ Nhật trở về nước, lên Việt Bắc tham gia kháng chiến, có vai trò quan
trọng đối với việc giảng dạy, đào tạo ở trường Đại học Y. Ông là người nghiên cứu thành
công cách sản xuất thuốc penicilin - loại thuốc kháng sinh mới này đã góp phần rất lớn
trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho thương binh và nhân dân trong kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ sau này. Cuốn sách Đặng Văn Ngữ - Một trí tuệ Việt Nam [57] giới
thiệu những bài viết của GS Đặng Văn Ngữ khi tham gia kháng chiến chống Pháp, những
đóng góp của ông trong việc xây dựng nền y học Việt Nam.

Nghiên cứu về Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên có một cụm xuất bản

phẩm như: Tiếp bước chân cha (Hồi ký viết về Giáo sư Nguyễn Văn Huyên) (2003)
[71]; Nguyễn Văn Huyên - Một tấm gương đáng quý và cao đẹp (2007) [125] gồm các
bài viết về giáo dục trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ và viết về sự nghiệp nghiên
cứu dân tộc học. Ngoài ra, có thể kể đến cuốn Nguyễn Văn Huyên - cuộc đời và sự
nghiệp [124], giới thiệu các bài viết, bài nghiên cứu, đánh giá của những người cùng
thời, học trò, đồng nghiệp về Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên; giới thiệu một số bài viết
chọn lọc của ông Nguyễn Văn Huyên trong công tác giáo dục. Ông Nguyễn Văn
Huyên là người được đào tạo đại học và sau đại học ở Pháp, về nước nghiên cứu khoa
học và dạy học. Ông là một người trong nhóm bốn trí thức gửi điện yêu cầu Bảo Đại
thoái vị và là người ở cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục lâu nhất (1946-1975). Ông đã
góp phần xây nên nền quốc học toàn dân, xóa bỏ tình trạng 95% dân số mù chữ, tổ
20


×