Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phương pháp giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.89 KB, 3 trang )

Câu 8 trang 232. Giải thích vì sao trong giáo dục, không có phương
pháp giáo dục nào là vạn năng?
1. Khái niệm (giải thích):
Hoạt động giáo dục là hoạt động phối hợp tương tác và thống nhất giữa hoạt động chủ
đạo của giáo viên và hoạt động tự giác, tích cực, chủ động của học sinh nhằm thực hiện
mục tiêu dạy học.
Phương pháp giáo dục là cách thức hoạt động của nhà giáo dục và của người được thực
hiện thống nhất với nahu nhằm hoàn thành những nhiệm vụ giáo dục phù hợp với mục
đích giáo dục đề ra. Phương pháp giáo dục có mối quan hệ biện chứng với các nhân tố
khác như mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, kết quả giáo dục ,…
Trong hoạt động giáo dục, không có giáo dục nào là vạn năng vì trong hoạt động dạy
học, các phương pháp dạy học có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, mỗi
phương pháp dạy học đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Do vậy, cần lựa chọn và
vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt và sáng tạo, không có
một phương pháp dạy học nào là “vạn năng”.
2. Trong hoạt động dạy học cần sử dụng đa dạng các phương pháp:
Phương pháp dạy học là một yếu tố thuộc cấu trúc hoạt động dạy học nên phương
pháp dạy học bị chi phối bởi các mối quan hệ với các yếu tố bên trong của hoạt động dạy
học (nội dung, giáo viên, học sinh và môi trường dạy học) và các yếu tố của môi trường
bên ngoài. Vì lẽ đó, khi lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học cần dựa trên các cơ sở
như nhiệm vụ dạy học (mục tiêu học tập), nội dung dạy học, khả năng của học sinh, điều
kiện dạy học và khả năng của chính giáo viên.
Mục đích nào phương pháp ấy, không có phương pháp “vạn năng” cho mọi hoạt
động. Vì thế, muốn cho phương pháp phù hợp, hoạt động thành công, phải đảm bảo hai
điều kiện, đó là xác định được mục tiêu và tìm được mục tiêu và tìm được phương pháp
dạy học thích hợp với mục tiêu. Tính có mục đích của phương pháp là nét đặc trưng cơ
bản nổi bật nhất của nó. Ví dụ, để thực hiện mục tiêu của bài dạy là hình thành tri thức
mới thì phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại và trực quan rất thích hợp, còn
thực hiện mục tiêu hình thành kĩ năng vận dụng tri thức mới thì phương pháp luyện tập sẽ
phù hợp.
Nội dung nào, phương pháp ấy, không có phương pháp “vạn năng” ứng với mọi nội


dung. Ví dụ, phương pháp công tác thí nghiệm rất phù hợp với môn Hóa, môn Lí, môn
Sinh nhưng không phù hợp với môn Toán, môn Văn và môn Giáo dục công dân. Hoặc
trong một môn học, phương pháp thuyết trình sẽ phù hợp cho dạy học nội dung mới,
nhưng không phổ biến với cuộc sống người học, phương pháp đàm thoại sẽ phù hợp khi


dạy học các nội dung mới nhưng phổ biến trong cuộc sống người học. Sự tương ứng giữa
nội dung và phương pháp thể hiện ở logic phát triển của bản thân đối tượng nghiên cứu.
Theo Heghen – Triết gia người Đức thế kỉ XIX – phương pháp là hình thức về cách thức
vận động bên trong của nội dung. Nội dung chính là cấu trúc, tổ chức bên trong của hệ những bộ phận, những mối liên hệ cấu tạo nên hệ; còn hình thức là cách thức tồn tại và
biểu hiện của nội dung, cách thức tổ chức bên trong của nội dung, cách thức liên hệ các
bộ phận lại với nhau. Rõ ràng cấu trúc của nội dung quy định cách thức tổ chức của nó,
tức là quy định phương pháp.
Phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm, khả năng của học sinh – đối tượng của
phương pháp dạy. giáo viên cần lựa chọn những thao tác hướng vào đối tượng sao cho
phù hợp với những quy luật tâm lí lứa tuổi, phù hợp với tri thức, kĩ năng, vốn sống và cả
phong cách học đã được hình thành ở học sinh. Vì thế, khi lựa chọn phương pháp giáo
viên cần căn cứ vào đặc điểm, khả năng và trình độ lĩnh hội của học sinh. Với những học
sinh có động cơ học tập đúng đắn, thái độ học tập tích cực, luôn có ý thức tìm tòi, khám
phá, học lực khá giỏi thì phương pháp đàm thoại, sử dụng sách và phương pháp thí
nghiệm sẽ rất thích hợp. Từ sự phân tích trên, đòi hỏi giáo viên phải có những hiểu biết
nhất định về học sinh lớp mình phụ trách và trên cơ sở đó thao tác đúng đắn với đối
tượng. Ví dụ, căn cứ lí thuyết phân loại theo tám kiểu trí thông minh của Howard
Gardner, phương pháp thuyết trình và phương pháp đàm thoại sẽ phù hợp khi dạy học
cho học sinh mạnh về trí thông minh ngôn ngữ còn học sinh mạnh về trí thông minh vận
động sẽ phù hợp hơn với phương pháp dạy học thực hành. “Nếu học sinh không học được
theo cách bạn dạy thì bạn phải dạy theo cách học sinh học”.
Khả năng của giáo viên được coi là mặt chủ quan của phương pháp dạy. Khi lựa
chọn phương pháp dạy học, giáo viên cần căn cứ vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cá
tính và cả phong cách dạy của mình. Nếu một giáo viên có khiếu về ngôn ngữ chắc chắn

sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp thuyết trình. Hoặc một thầy có khả năng về công nghệ
thông tin chắc chắn sử dụng phương pháp trực quan có sự hỗ trợ của các phần mềm máy
tính như powerpoint.
Điều kiện, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất nhà trường hỗ trợ cho phương pháp
dạy học. Điều kiện dạy học thuận lợi như phòng học rộng, thoáng mát, bàn ghế tiện di
dời, số lượng học sinh trong lớp không quá đông, quỹ thời gian phân bố phù hợp, thiết bị
kĩ thuật dạy học đầy đủ cho phép giáo viên chọn phương pháp đàm thoại kết hợp với làm
việc nhóm.
3. Tác dụng của dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp:
Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể phát huy được những
mặt mạnh và mặt yếu của mỗi phương pháp. Mỗi chúng ta đều biết rằng mỗi một phương
pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, không có phương pháp nào là tối


ưu. Sinh viên, học viên sẽ có điều kiện tiếp thu bài một cách thuận lợi khi giảng viên lựa
chọn đúng phương pháp dạy học thích hợp cho đúng đối tượng và phù hợp với tiến trình
của bài giảng.
Mỗi khi thay đổi phương pháp dạy học đã làm thay đổi cách thức hoạt động tư duy của
sinh viên, học viên thay đổi sự tác động vào các giác quan, giúp cho sinh viên, học viên
đỡ mệt mỏi và có thể tiếp thu bài tốt hơn
Mỗi sinh viên, học viên thích ứng với những phương pháp dạy học khác nhau. Sử dụng
đa dạng các phương pháp sẽ tạo điều kiện thích ứng cao nhất giữa các phương pháp dạy
của giảng viên với phương pháp học của sinh viên và học viên, tạo sự tương tác tốt giữa
thầy và trò.
Mỗi lần thay đổi phương pháp dạy học là một lần giảng viên tạo ra cái mới, nhờ thế sẽ
tránh được sự đơn điệu, nhàm chán của tiết học. Nhờ đó tiết học sẽ sinh động hơn, hấp
dẫn, sinh viên và học viên hứng thú và có nhiều cơ hội tiếp thu bài học tốt hơn.
4. Kết luận:
Trong hoạt động giáo dục không có phương pháp giáo dục nào là vạn năng hoặc tối ưu.
Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng của nó. Vì vậy cần phối hợp các

phương pháp giáo dục một cách hợp lý và mềm dẻo, linh hoạt.
Những điều kiện lựa chọn phương pháp giáo dục: mục tiêu giáo dục cụ thể, nội dung giáo
dục cụ thể, đặc điểm lứa tuổi và trình độ của người học, trình độ và năng lực của nhà giáo
dục, điều kiện thực tế để vận dụng các phương pháp giáo dục (phòng học, trang thiết bị
học và dạy học), thời gian cho phép và thời điểm dạy học ,…
Cần kết hợp và thống nhất giữa hoạt động của nhà giáo dục với hoạt động của người
được giáo dục. Tuyệt đối tránh hai xu hướng: áp đặt, khi đề cao vai trò nhà giáo dục, hoặc
tự do vô tổ chức trong giáo dục khi đề cao vai trò người được giáo dục.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×