Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 200 trang )

Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n


ĐÀM PHƯƠNG LAN

!


Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n


ĐÀM PHƯƠNG LAN

!

Chuyên ngành : KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
Mã số

: 9340301

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS ĐẶNG THỊ LOAN


i

LỜI CAM KẾT

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.


Người hướng dẫn

GS. TS Đặng Thị Loan

Tác giả

NCS Đàm Phương Lan


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện luận án này, NCS đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ gia
đình, Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân.
Lời đầu tiên, NCS xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã luôn bên cạnh động
viên NCS trên con đường học tập cũng như trong quá trình hoàn thiện luận án.
NCS cũng trân trọng gửi tới GS, TS Đặng Thị Loan – người đã tận tình
hướng dẫn, luôn động viên, khích lệ NCS trong suốt quá trình thực hiện luận án.
NCS cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ các Thầy, Cô
giáo trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng như các Thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè
trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh. NCS cảm ơn những tình cảm quý
báu đó.
Một lần nữa, NCS xi trân trọng cảm ơn tình cảm và sự giúp đỡ từ mọi
người đã giúp tôi hoàn thành luận án này.


iii

MỤC LỤC


LỜI CAM KẾT ................................................................................................................... i
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT........................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN.................................................................................................................... 6
1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài luận án....................... 6
1.1.1. Nghiên cứu so sánh kế toán ABC với phương pháp kế toán truyền thống......... 6
1.1.2. Các nghiên cứu về tỷ lệ vận dụng phương pháp kế toán ABC ...................... 8
1.1.3. Các nghiên cứu thiết lập các yếu tố tác động đến việc vận dụng phương
pháp kế toán ABC .............................................................................................. 11
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài ................................... 15
1.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án ............... 18
1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu........................................................................... 18
1.3.2. Định hướng nghiên cứu ............................................................................. 19
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠT
ĐỘNG (ABC) TRONG DOANH NGHIỆP................................................................... 21
2.1. Tổng quan về Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp ........................................ 21
2.1.1. Bản chất, vai trò của kế toán quản trị chi phí trong DN .............................. 21
2.1.2. Các giai đoạn phát triển của kế toán quản trị chi phí .................................. 22
2.1.3. Các phương pháp kế toán quản trị CP ........................................................ 25
2.2. Kế toán chi phí theo mức độ hoạt động (ABC) trong các doanh nghiệp ...................... 28
2.2.1. Khái niệm và sự phát triển của Kế toán ABC ............................................. 28
2.2.2. Nội dung kế toán ABC .............................................................................. 34
2.2.3. Các bước kỹ thuật triển khai kế toán ABC trong phân bổ CP, xác định giá
thành sản phẩm.................................................................................................... 39
2.2.4. So sánh kế toán CP theo mức độ hoạt động (ABC) và phương pháp kế toán
CP truyền thống (TCS) ........................................................................................ 47
2.3. Các lý thuyết nền tảng có liên quan đến vận dụng kế toán ABC ........................ 49

2.3.1. Lý thuyết về khuếch tán của những đổi mới (Theory of innovation diffusion)... 49
2.3.2. Lý thuyết bất định (Contigent theory) ........................................................ 51


iv

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai kế toán ABC trong DN ........................... 52
2.4.1. Các nhân tố kỹ thuật .................................................................................. 52
2.4.2. Các nhân tố tổ chức ................................................................................... 54
2.4.3. Nhân tố môi trường ................................................................................... 55
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..................................................................................................... 57
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 58
3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................... 58
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 59
3.2.1. Phương pháp định lượng ............................................................................ 61
3.2.2. Phương pháp định tính ............................................................................... 68
3.3. Vận dụng các bước kỹ thuật triển khai kế toán ABC .................................................. 70
TÓM TẮT CHƯƠNG 3..................................................................................................... 73
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI NỘI ĐỊA ....... 74
4.1. Khái quát về các DN sản xuất TACN nội địa Việt Nam ............................................ 74
4.1.1. Tổng quan ngành chế biến thức ăn chăn nuôi (TACN)............................... 74
4.1.2. Các DN sản xuất TACN nội địa ................................................................. 79
4.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất trong các DNSX TACN nội địa ...... 82
4.2. Thực trạng kế toán CP trong các DN sản xuất TACN nội địa. ................................... 86
4.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và các chính sách kế toán ...................... 86
4.2.2. Kế toán chi phí trong các DN sản xuất TACN nội địa ................................ 88
4.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán ABC trong các DN sản
xuất TACN nội địa ............................................................................................................. 98
4.3.1. Kết quả nghiên cứu định tính ..................................................................... 98

4.3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
kế toán ABC ...................................................................................................... 105
TÓM TẮT CHƯƠNG 4................................................................................................... 112
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG KẾ TOÁN CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ
HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TACN NỘI ĐỊA ... 113
5.1. Định hướng phát triển ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam đến nam 2020 và tầm nhìn
2030 .................................................................................................................................. 113
5.2. Nguyên tắc và định hướng vận dụng kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các
DNSX TACN nội địa ....................................................................................................... 115


v

5.2.1. Nguyên tắc vận dụng kế toán ABC trong các DNSX TACN nội địa ........ 115
5.2.2. Định hướng vận dụng kế toán ABC các DN sản xuất TACN nội địa........ 116
5.3. Các giải pháp vận dụng kế toán ABC trong các DN sản xuất TACN nội địa ............. 117
5.3.1. Giải pháp phân loại CP phục vụ cho mục tiêu quản trị DN ...................... 117
5.3.2. Giải pháp thiết kế triển khai kế toán ABC ................................................ 119
5.4. Một số khuyến nghị nhằm thực hiện các giải pháp tăng cường vận dụng kế toán ABC
trong các DNSX TACN nội địa ....................................................................................... 136
5.4.1. Về phía Nhà nước .................................................................................... 136
5.4.2. Về phía Bộ Tài chính ............................................................................... 137
5.4.3. Về phía các DN chế biến TACN nội địa .................................................. 138
TÓM TẮT CHƯƠNG 5................................................................................................... 143
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................................. 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 146
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 158



vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ABC – Activity based costing

Chi phí theo mức độ hoạt động

ANOVA – Analysic of Variance
APD
- Activity Product

Phân tích phương sai
Ma trận hoạt động – sản phẩm

dependence matrix
BSC – Balance Score card

Thẻ điểm cân bằng

BCTC
BP

Báo cáo tài chính
Biến phí

CAM-I
CP


Tổ chức liên hiệp thế giới về tiến bộ trong
sản xuất
Chi phí

CPSX
CPSXC

Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất chung

DN
DNSX

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp sản xuất

DT
ĐP

Doanh thu
Định phí

ĐPPB
EAD –

Định phí phân bổ
Ma trận chi phí – hoạt động

Expense


Activity

dependence matrix
EFA EPR -

Enterprise Resource

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

Planning


Giám đốc


IFAC – International Federation

Hoạt động
Liên đoàn kế toán quốc tế

of Accountants
IMA – Institute of Management
Accountants

Hiệp hội các nhà kế toán quản trị

IFRS
MCS – Management Control

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Hệ thống kiểm soát quản lý

system
NCTT

Nhân công trực tiếp

NVL

Nguyên vật liệu


vii

PB
PTGĐ

Phân bổ
Phó tổng giám đốc

PX
QLCC

Phân xưởng
Quản lý cấp cao

SP
TACN
TCS – Tranditional Cost system


Sản phẩm
Thức ăn chăn nuôi
Hệ thống xác định chi phí truyền thống

TGĐ
TNHH

Tổng Giám đốc
Trách nhiệm hữu hạn

TP
TQM - Total Quality

Trưởng phòng
Quản trị chất lượng toàn diện

Management


viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng mã hóa các đối tượng tham gia phỏng vấn tại 4 công ty .................... 70
Bảng 4.1: Thống kê nhà máy sản xuất TACN công nghiệp (2013 – 2017) ................. 78
Bảng 4.2: Cơ cấu nhà máy sản xuất TACN theo công suất năm 2017 ........................ 78
Bảng 4.3: Định mức vật tư (Cám đậm đặc cho lợn ,15kg) .......................................... 94
Bảng 4.4: Báo cáo CP sản phẩm tháng 3/2017 (trích) ................................................ 96
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả phân tích độ tin cậy của các nhân tố ............................ 108
Bảng 4.6: Kết quả phân tích KMO (lần 3)................................................................ 109

Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết H1 – H4Error!

Bookmark

not

defined.
Bảng 4.8: Kiểm định T-test giả thuyết chính ................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.1: Dự kiến các chỉ tiêu sản xuất TACN công nghiệp (2018-2020)............... 113
Bảng 5.2: Phân loại CP ............................................................................................ 120
Bảng 5.3: Danh mục các hoạt động trong Công ty CP Dinh dưỡng Hồng Hà ........... 123
Bảng 5.4: Bảng phân bổ CP – hoạt động .................................................................. 125
Bảng 5.5: Danh mục hoạt động và các tiêu thức phân bổ CP hoạt động ................... 127
Bảng 5.6: Tổng hợp CP hoạt động và tiêu thức phân bổ cho 2 dòng sản phẩm TACN
cho lợn và TACN cho gà ........................................................................ 129
Bảng 5.7: Bảng phân bổ CP chung cho từng loại SP TACN cho lợn ........................ 131
Bảng 5.8: Báo cáo chi tiết giá thành sản phẩm ......................................................... 132
Bảng 5.9: Bảng phân tích CP sản phẩm (tháng 3/2017)............................................ 133
Bảng 5.10: Phân tích lợi nhuận SP của 2 phương pháp ............................................ 135


ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Các giai đoạn phát triển của kế toán quản trị CP ........................................ 25
Hình 2.2: Sự phát triển của kế toán ABC ................................................................... 31
Hình 2.3: Các giai đoạn phát triển của kế toán ABC (1987 – 2010) ........................... 34
Hình 2.4: Hoạt động được coi như một quy trình chuyển đổi nguồn lực .................... 35
Hình 2.5: Mô hình phương pháp kế toán ABC ........................................................... 37

Hình 2.6: Mô hình phân bổ chi phí của kế toán ABC ................................................. 39
Hình 2.7: Sự khác biệt giữa kế toán ABC and TCS ................................................... 48
Hình 2.8: Quá trình chấp nhận sự đổi mới.................................................................. 50
Hình 2.9: Phân loại nhóm chấp nhận sự đổi mới ........................................................ 50
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 60
Hình 3.2: Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 61
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp
kế toán ABC trong các DN sản xuất TACN nội địa..................................... 64
Hình 3.4: Khung vận dụng phương pháp kế toán ABC ............................................ 71,,
Hình 4.1: Danh sách 30 quốc gia sản xuất TACN lớn nhất thế giới 2016 ................... 75
Hình 4.2: Sản lượng TACN công nghiệp Việt Nam (2007 – 2017) ............................ 75
Hình 4.3: Thị phần thức ăn chăn nuôi Việt Nam 2016 ............................................... 80
Hình 4.4: Cơ cấu doanh thu 2015 - 2017 của Masan group ........................................ 80
Hình 4.5: Cơ cấu doanh thu 2016 - 2017 của Dabaco................................................. 81
Hình 4.6: Kết quả kinh doanh năm 2016 – 2017 của công ty CP Dinh dưỡng Hồng Hà...... 82
Hình 4.7: Mô hình tổ chức quản lý Công ty cổ phần Dinh dưỡng Hồng Hà .............. 83
Hình 4.8: Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi ........................................ 85
Hình 4.9: Bộ máy kế toán công ty cổ phần Dinh dưỡng Hồng Hà .............................. 87
Hình 4.10: Tiêu thức phân loại CP trong các DN sản xuất TACN nội địa .................. 88
Hình 4.11: Tỷ lệ CP gián tiếp trong các DN sản xuất TACN nội địa .......................... 91
Hình 4.12: Tiêu thức phân bổ CPSXC trong các DN sản xuất TACN nội địa............. 92
Hình 4.13: Thống kê đối tượng khảo sát .................................................................. 106
Hình 4.14: Kinh nghiệm ở vị trí hiện tại của đối tượng khảo sát .............................. 107


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Vấn đề nghiên cứu
Nhìn nhận kết quả hơn 10 năm gia nhập nền kinh tế thế giới, nhiều nhà kinh tế

đánh giá rằng nền kinh tế Việt Nam đã có khởi sắc, những lợi ích do hội nhập mang lại
là không thể chối cãi trên nhiều lĩnh vực, song cũng không phủ nhận những thách thức
mà nền kinh tế phải đối mặt. Với lợi thế của một nước nông nghiệp, ngành chế biến
thức ăn chăn nuôi Việt Nam đã có những bứt phá ngoạn mục được ghi nhận trên thị
trường khu vực và trên thế giới. Hội nhập kinh tế giúp các doanh nghiệp trong ngành
có cơ hội tiếp cận với những công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, thu hút vốn đầu tư
từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của
ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là sự phân hóa ngày càng rõ rệt giữa hai khối doanh
nghiệp nội ngoại trong ngành. Các doanh nghiệp nước ngoài không ngừng chủ động
phát triển hoạt động sản xuất với tham vọng chiếm lĩnh thị trường. Trong khi đó, khối
doanh nghiệp nội cũng nỗ lực tìm kế phát triển để chiếm lĩnh và trụ vững. Điều này tạo
nên cuộc chạy đua gay gắt giữa hai khối doanh nghiệp nội – ngoại, nhưng phần thắng
dường như vẫn đang nghiêng về phía các doanh nghiệp ngoại với ưu thế vượt trội về
vốn đầu tư, năng lực quản lý, sản phẩm công nghệ hiện đại (nguồn:
Cùng với đó, khi tham gia hiệp định Đối tác
toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sân chơi của ngành chắc chắn
sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh. Với giá bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi hiện nay
đang được đánh giá cao gấp 2-3 lần sản phẩm cùng loại trên thị trường khu vực và thị
trường phương Tây… thì rõ ràng sản phẩm của các doanh nghiệp nội địa đang đứng
trước những thách thức không nhỏ về chiến lược cạnh tranh giá sản phẩm, trước miếng
bánh thị phần có thể bị chia sẻ ngày càng nhiều.
Một trong những yếu điểm của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội
địa là khả năng kiểm soát các chi phí, dẫn đến sự mất cạnh tranh về giá sản phẩm.
Phương thức quản lý chi phí truyền thống đã tồn tại từ rất lâu và vẫn đang được các
nhà quản lý vận dụng để hạch toán kinh doanh và ra quyết định quản lý. Với sự đổi
mới, hiện đại trong cách thức quản lý của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
kết hợp tiềm lực về nguồn vốn, công nghệ, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế
giới hiện đại hiện nay, việc thâu tóm thị trường thức ăn chăn nuôi là một điều có thể sẽ
xảy ra.
Để cải thiện tình hình này, xuất phát từ hạn chế của các doanh nghiệp sản xuất

thức ăn chăn nuôi nội địa, vấn đề được đặt ra là thay đổi phương thức quản lý và kiểm


2

soát được các chi phí, đặc biệt trong xác định giá thành để đạt mục tiêu cuối cùng là
tăng lợi nhuận. Bằng nhiều cách thức khác khau để kiểm soát chi phí, các nhà quản trị
nhận thấy sự cần thiết của kế toán quản trị trong quá trình quản lý, điều hành doanh
nghiệp. Với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế của một tổ chức,
chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán có tầm ảnh hưởng lớn đến chất lượng và
hiệu quả quản lý, để đạt được mục tiêu đã đề ra. Khi có những thay đổi trong môi
trường kinh doanh của các doanh nghiệp và ảnh hưởng của các yếu tố như mức độ
cạnh tranh, tầm quan trọng của hoạt động quản lý, quan hệ khách hàng, thông qua sự
kết hợp giữa chất lượng và lợi nhuận đã làm chuyển đổi vai trò của hệ thống thông tin
chi phí. Một hệ thống thông tin tài chính và phi tài chính luôn cần thiết để đáp ứng yêu
cầu của nhà quản trị trong quá trình ra quyết định, đặc biệt trong môi trường cạnh
tranh quốc tế, đòi hỏi nhu cầu tiết kiệm chi phí và thiết lập hệ thống kiếm soát chất
lượng. Kế toán chi phí theo mức độ hoạt động (Activity Based Costing - ABC) có thể
được xem là một trong những giải pháp quan trọng và hữu hiệu đã được nhiều nước
tiên tiến trên thế giới vận dụng và đánh giá cao về hiệu quả. Ngoài việc cung cấp
những thông tin về chi phí một cách đầy đủ, chính xác và mang tính cập nhật cho các
nhà quản lý trong việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kế
toán ABC còn góp phần trong việc nghiên cứu các giải pháp để có thể giúp doanh
nghiệp cải thiện hoạt động của mình từ đó nâng cao chất lượng quản lý, cũng như
chất lượng hoạt động nhằm tăng năng lực cạnh tranh và sức mạnh kinh tế trong nền
kinh tế thị trường.
Mặt khác qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và
các công trình của các nhà khoa học Việt Nam cho thấy: Kế toán ABC là một phương
pháp kế toán chi phí được nhiều nhà khoa học khẳng định lợi ích trong vai trò là công
cụ quản lý kinh tế, dù không hoàn toàn là mới mẻ đối với Việt Nam, song các nghiên

cứu vận dụng mô hình này lại rất hạn chế. Kết quả khảo sát ban đầu chứng minh, sự
hài lòng về chất lượng thông tin chi phí hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất thức
ăn chăn nuôi nội địa đang ngày một giảm và nhu cầu về một hệ thống thông tin kế toán
chi phí chính xác, tin cậy, hiệu quả trở nên cấp thiết. Tuy nhiên chưa có một nghiên
cứu cụ về việc triển khai vận dụng phương pháp kế toán này trong thực tế của một
ngành, một lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống thông tin chi
phí do phương pháp kế toán hiện tại cung cấp cho nhà quản trị. Xuất phát từ thực trạng
quản lý và kiểm soát chi phí qua thông tin kế toán quản trị hiện nay của các doanh
nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa trong nền kinh tế thị trường hội nhập, với
mong muốn có thể đóng góp thêm các giải pháp hữu hiệu để góp phần nâng cao năng


3

lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp này, tác giả chọn đề tài “Kế toán chi phí theo
mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa” để
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp vận
dụng kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn
chăn nuôi nội địa.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về kế toán chi phí theo mức độ hoạt động.
- Nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí và sự hài lòng về thông tin kế toán chi
phí sử dụng cho quá trình ra quyết định trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn
nuôi nội địa Việt Nam .
- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng phương pháp kế toán chi phí
theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa trên
cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu trước.
- Đề xuất các giải pháp triển khai vận dụng phương pháp kế toán chi phí theo

mức độ hoạt động và đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường vận dụng phương pháp
này trong thực tiễn các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là kế toán chi phí theo mức độ hoạt động
(ABC) và các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp kế toán ABC trong
các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về nội dung: (1) nghiên cứu tập trung vào nội dung và kỹ thuật triển
khai phương pháp kế toán chi phí theo mức độ hoạt động. (2) đánh giá thực trạng kế
toán chi phí nói chung và các nhân tố tác động đến vận dụng phương pháp kế toán chi
phí theo mức độ hoạt động khi triển khai trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn
nuôi nội địa, (3) vận dụng các bước kỹ thuật để triển khai phương pháp kế toán chi phí
theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa với
mục đích tính giá thành sản phẩm và đề xuất các giải pháp triển khai.


4

 Phạm vi về không gian: nghiên cứu được thực hiện trong các doanh nghiệp
sản xuất thức ăn chăn nuôi có vốn nội địa, phương pháp kế toán chi phí theo mức độ
hoạt động được triển khai trong các đơn vị hạch toán độc lập (không vận dụng ở đơn
vị cấp chiến lược).
 Phạm vi về thời gian: luận án sử dụng dữ liệu từ năm 2013 đến năm 2017 của
các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa. Mô hình kế toán chi phí theo
mức độ hoạt động cho các DN sản xuất TACN nội địa sử dụng dữ liệu kế toán tháng 3
năm 2017 của DN điển hình.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án sẽ trả lời các câu hỏi nghiên
cứu sau:
- Cơ sở lý luận của phương pháp kế toán ABC trong các DN là gì?
- Thực trạng kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi
nội địa hiện nay như thế nào?
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp kế toán chi phí theo
mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa và mức
đọ ảnh hưởng của các nhân tố đó?
- Các giải pháp nào được đề xuất để vận dụng kế toán chi phí theo mức độ hoạt
động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa?
5. Những điểm mới và hạn chế của luận án
Luận án lựa chọn nghiên cứu sâu về kế toán chi phí theo mức độ hoạt động và
vận dụng trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa nhằm cung cấp
thông tin chi phí tin cậy, chính xác phục vụ cho quản trị DN, đặc biệt là công tác tính
giá thành sản phẩm.
Luận án kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng làm rõ
bức tranh thực trạng công tác kế toán chi phí nói chung và các nhân tố tác động đến
việc vận dụng phương pháp kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh
nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa nói riêng, để từ đó đề xuất các giải pháp
triển khai vận dụng phương pháp kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các
doanh nghiệp này.
Mặc dù luận án đã phân tích được ưu thế của phương pháp kế toán chi phí theo
mức độ hoạt động so với phương pháp kế toán truyền thống trong việc xác định chính


5

xác giá thành sản phẩm, song chưa đi sâu nghiên cứu hiệu quả của thông tin do
phương pháp kế toán chi phí đề xuất mang lại.
6. Bố cục của luận án

Luận án được xây dựng trong 144 trang A4, ngoài mục mở đầu, kết luận, các
thông tin về chữ viết tắt, danh mục phụ lục, bảng biểu… luận án được thiết kế gồm
5 chương
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí theo mức độ hoạt động (ABC) trong
doanh nghiệp
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về thực trạng kế toán chi phí trong các doanh
nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa.
Chương 5: Giải pháp vận dụng kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các
doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài luận án.
Ra đời vào cuối những năm 1980 của thế kỷ XX trong bối cảnh đòi hỏi các nhà
kế toán trên thế giới tìm ra một số bài toán để giải quyết vấn đề lỗi thời, suy giảm tính
hữu ích của các phương pháp kế toán chi phí truyền thống, kế toán chi phí theo mức độ
hoạt động (gọi tắt là kế toán ABC) nổi lên như một giải pháp được lựa chọn. Với
những ưu thế đã được khẳng định, kế toán ABC đã được rất nhiều nhà nghiên cứu,
quản lý tìm hiểu, vận dụng và trở thành một mảng nghiên cứu thực tế quan trọng trong
lĩnh vực kế toán quản trị. Tầm quan trọng của phương pháp được các nhà nghiên cứu
khẳng định như một kỹ xảo cung cấp thông tin chi phí sản phẩm, dịch vụ một cách
chính xác hơn nhằm hỗ trợ các quyết định chiến lược.
Được Kaplan và Cooper giới thiệu từ những năm 1980, kế toán ABC đã làm

thay đổi những quan điểm về tính hữu ích của hệ thống kế toán chi phí đối với việc ra
quyết định của các nhà quản trị (Kaličanin và Knežević, 2013). Theo quan điểm học
thuật, nó đại diện cho sự tiến bộ trong khoa học tri thức. Chính vì vậy, nhiều nhà
nghiên cứu đã chứng minh trong các công trình nghiên cứu của họ với các bằng chứng
về ưu điểm của phương pháp này trong quá trình kiểm soát chi phí, nhằm bù đắp
những thiếu hụt về nhu cầu thông tin để có được chi phí cạnh tranh. Các nhà quản trị
cũng quan tâm đến phương pháp kế toán mới này và tìm cách hoàn thiện nó như một
giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh và phát triển chiến lược cho doanh nghiệp.
Cho đến nay, đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về kế toán ABC dưới
nhiều góc độ. Có thể tổng hợp các công trình nghiên cứu đó theo các hướng chính như
sau:

1.1.1. Nghiên cứu so sánh kế toán ABC với phương pháp kế toán truyền thống
Các nghiên cứu theo khía cạnh này thường xuất phát từ những hạn chế của
phương pháp kế toán truyền thống trong việc xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ của
một công ty, bằng cách sử dụng giá thành theo hệ thống chi phí hiện tại với kết quả
tính toán theo kế toán ABC.
Các tác giả trong bài báo “Activity – Based Costing: the new management
tool” đã đề cập đến phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động với 2 đặc điểm cơ


7

bản: Thứ nhất, giá thành sản phẩm theo phương pháp kế toán ABC gồm toàn bộ các
chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ, kể cả các chi phí gián
tiếp ngoài sản xuất như chi phí (CP) bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp (QLDN). Thứ
hai, đặc trưng của phương pháp này là phân bổ CP vào giá thành sản phẩm dựa trên
mức hoạt động và mức độ đóng góp của mỗi hoạt động vào quá trình sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm (Naughton-Travers, 2001). Chính vì vậy, dẫn đến sự khác biệt về tính chính
xác của giá thành sản phẩm so với phương pháp kế toán CP truyền thống Sự khác biệt

trong phân tích chi phí sản phẩm, dịch vụ theo hai phương pháp còn được trình bày
trong kết quả của nhiều nghiên cứu (Bhimani và Pigott, 1992; Cooper và Kaplan,
1987; Greeson và Kocakulah, 1997). Hầu hết các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng, dựa
trên cơ sở phân tích các hoạt động, kế toán ABC cung cấp thông tin về giá thành sản
phẩm, dịch vụ chính xác hơn so với phương pháp truyền thống.
Bjørnenak và Mitchell (2002) đã phân tích các tài liệu về phương pháp kế toán
ABC được tích lũy trong các tạp chí kế toán Anh và Hoa Kỳ trong thời gian mười bốn
năm kể từ khi các bài viết đầu tiên xuất bản. Họ đưa ra các bằng chứng tiếp cận
phương pháp kế toán ABC theo chiều dọc và chiều ngang để hiểu rõ hơn về cách thức
để bắt đầu, quá trình truyền đạt, phát triển và thay đổi. Nghiên cứu cho thấy phương
pháp kế toán ABC tốt hơn so với phương pháp kế toán chi phí truyền thống khi vận
dụng trong các doanh nghiệp sản xuất.
Một số nhà nghiên cứu khác cũng nhấn mạnh ưu điểm của kế toán ABC đối với
các công ty hoạt động trong một số lĩnh vực cụ thể. Điển hình là luận án “hệ thống kế
toán quản trị trong lĩnh vực dịch vụ: nghiên cứu thực nghiệm với các thước đo hiệu
quả phi tài chính trong các ngân hàng của Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản và các tổ
chức tài chính khác” . Dựa trên tình hình áp dụng kế toán ABC của 32 công ty dịch vụ
tài chính và ngân hàng, tác giả đã chỉ ra các hạn chế của hệ thống kế toán truyền thống
và ưu điểm của kế toán ABC trong các doanh nghiệp này. Nội dung chủ yếu của luận
án tập trung vào vai trò của KTQT trong đo lường và đánh giá hiệu quả bằng các chỉ
tiêu phi tài chính trong các ngân hàng và các tổ chức tài chính của Phần Lan, Thụy
Điển và Nhật Bản (Hussain, 2000).
Innes và Mitchell (1995) nghiên cứu về lợi ích và các ứng dụng của thông tin
kế toán ABC, kết quả cho thấy rằng kế toán ABC đã có một tác động tích cực trong tất
cả các lĩnh vực kế toán quản trị cốt lõi: định giá cổ phiếu, việc ra quyết định, kiểm
soát, đo lường hiệu suất và đánh giá.
Liên quan đến những lợi ích và sự hài lòng về kế toán ABC, các báo cáo cho
rằng kế toán ABC cung cấp việc phân tích sâu hơn, các thông tin cung cấp cho việc ra



8

quyết định có giá trị hơn, hiệu quả hơn. Hơn nữa, phương pháp này cũng cung cấp giá
thành sản phẩm chính xác hơn, cải thiện khả năng sinh lời của sản phẩm, và đánh giá
hiệu quả vốn đầu tư. Những phát hiện này cho thấy rằng kế toán ABC sẽ được sử dụng
để hiểu rõ các tiêu thức phân bổ chi phí, sự tác động và ảnh hưởng đến giá thành sản
phẩm để tạo điều kiện cho việc ra các quyết định chiến lược về giá cả và hiệu suất lợi
nhuận của mỗi dòng sản phẩm.

1.1.2. Các nghiên cứu về tỷ lệ vận dụng phương pháp kế toán ABC
Innes và Mitchell (1995) với nghiên cứu “A survey of Activity-Based Costing in
the UK’s largest companies”, công bố trên Management Accounting Research sử dụng
các kết quả của một cuộc khảo sát năm 1994 về phương pháp kế toán ABC trong 1000
công ty lớn nhất tại Anh. Cuộc khảo sát được dựa trên một bảng câu hỏi cho các công
ty niêm yết trên tờ Times 1000 (1994), và gửi đến 1000 công ty phi tài chính cùng với
60 công ty tài chính hàng đầu (công ty quản lý đầu tư đã được loại trừ). Về thực trạng
vận dụng kế toán ABC, các kết quả cho thấy 21% số người được hỏi đã sử dụng kế
toán ABC, 29,6% đang trong quá trình xem xét chấp nhận, 13,3% đã từng từ chối sau
khi đánh giá và 36,1% đã không quan tâm đến việc áp dụng kế toán ABC.
Năm 1997, Van Nguyen và Brooks đã tiến hành một cuộc khảo sát ở bang
Victoria, Úc. Các câu hỏi đã được gửi đến 350 công ty sản xuất của Úc và 120 phản
hồi tương ứng với tỷ lệ 34%. Kết quả báo cáo rằng chỉ có 12,5% (15 công ty) đã sử
dụng kế toán ABC, 2,5% (3 công ty) từ chối thực hiện, 8,3% (10 công ty) chỉ ra rằng
họ đang có có ý định áp dụng kế toán ABC trong tương lai, còn lại 76,7% (92 công ty)
không có kế hoạch sử dụng phương pháp kế toán này. Những phát hiện của nghiên cứu
này cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các công ty áp dụng kế toán ABC và những
đơn vị không áp dụng kế toán ABC là sự phức tạp của quá trình sản xuất, quy mô
doanh nghiệp và mức độ cạnh tranh (Van Nguyen và Brooks, 1997).
Năm 2000, trong một cuộc khảo sát 1.000 công ty lớn ở Anh về thực trạng chấp
nhận, triển khai kế toán ABC và xây dựng mô hình chuẩn cho phương pháp này trong

giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1999, Innes và cộng sự (2000) báo cáo kết quả vận
dụng chủ yếu tập trung vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Song cũng
trong báo cáo thể hiện sự tăng lên về con số thất bại trong vận dụng, từ chối sử dụng
hoặc không quan tâm đến phương pháp này. Số công ty triển khai thực sự không nhiều
trong đó bao gồm cả các công ty mới chỉ ở mức độ vận dụng thử nghiệm hoặc một
phần (17,5%). Tuy nhiên, các tác giả cũng kết luận ở giai đoạn nghiên cứu các công ty
có khuynh hướng triển khai kế toán ABC nhưng kinh nghiệm và kỹ thuật triển khai


9

vẫn còn là vấn đề đáng bàn. Cũng vì lý do này mà tỷ lệ công ty từ bỏ hoặc không quan
tâm đến phương pháp kế toán hiện đại như ABC vẫn còn ở mức 7,9% (Innes và cộng
sự, 2000).
Pierce và Brown (2004) thực hiện một nghiên cứu ở Ireland trong bài “An
Empirical study of Activity-Based systems in Ireland, The Irish Accounting Review” đã
tiến hành một cuộc khảo sát các công ty sản xuất lớn, và các tổ chức tài chính để điều
tra tình trạng vận dụng kế toán ABC tại Ireland. Bảng khảo sát có sử dụng một loạt các
câu hỏi kế thừa từ nghiên cứu của Innes và cộng sự (2000) đã được gửi qua đường bưu
điện cho từng cá nhân trong mỗi công ty. Tổng tỷ lệ phản hồi của nghiên cứu là 23,2%
trong số 550 phiếu được gửi. Kết quả cho thấy tỷ lệ vận dụng cao hơn so với báo cáo
trước đó ở Ireland. Khoảng 28% số công ty trả lời đã triển khai thực hiện kế toán
ABC, 52,4% công ty trả lời đã không xem xét đến vấn đề này, 9% công ty trả lời vẫn
còn đang nghiên cứu và 10,7% đã từng từ chối việc triển khai.
Nhiều nhà khoa học nghiên cứu về các tỷ lệ vận dụng phương pháp kế toán
ABC trong các lĩnh vực khác nhau của hầu hết các nước có nền kinh tế hiện đại. Một
số khảo sát cho thấy xu hướng gia tăng trong việc áp dụng và thực hiện phương pháp
kế toán ABC ở các nước phát triển (Baird và cộng sự, 2004), như ở Hoa Kỳ, Anh và
Pháp, các cuộc khảo sát từ đầu những năm 1990 và 2008 đã chỉ ra mức độ gia tăng vận
dụng kế toán ABC ở mỗi quốc gia này. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ vận dụng đã tăng từ 11%

(Armitage & Nicholson, 1993) lên 52% (Kiani & Sangeladji, 2003), với các công ty ở
Anh đã tăng từ 6% (Innes & Mitchell , 1991) đến 23% (Tayles & Drury, 2001). Tương
tự như vậy, 15,9% các công ty sản xuất ở Pháp vận dụng kế toán ABC (Alcouffe,
2002) đã tăng lên 33,3% (Rahmouni, 2008).
Ở các nước đang phát triển, trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu
cũng đã công bố kết quả điều tra về tỷ lệ vận dụng phương pháp kế toán ABC. Maelah
và Ibrahim (2007) đã khảo sát các doanh nghiệp sản xuất ở Malaysia. Bảng câu hỏi
khảo sát được chuyển cho các doanh nghiệp sản xuất trong cả nước bằng cách sử dụng
mẫu phán đoán có chủ đích. Đối tượng tham gia khảo sát là kế toán hoặc nhà quản lý
cấp cao. Nghiên cứu cho thấy phương pháp kế toán ABC ở Malaysia đang ở giai đoạn
sơ khai, với tỷ lệ chấp nhận 36%. Tại Ma-rốc, Elhamma (2012) đã thực hiện một cuộc
khảo sát thực nghiệm về việc vận dụng phương pháp kế toán ABC. Nghiên cứu dựa
trên dữ liệu được thu thập bằng 412 bảng câu hỏi gửi đến các doanh nghiệp, kết quả
cho thấy tỷ lệ vận dụng phương pháp kế toán ABC ở các công ty Ma-rốc là 12,9%. Tỷ
lệ này là 21,87% ở các doanh nghiệp lớn và 3,33% ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong đó 14,58% ở các doanh nghiệp công nghiệp và 7,14% ở các doanh nghiệp thuộc


10

lĩnh vực khác. Job và Okparachui (2012) đã lựa chọn 25 công ty sản xuất với hơn 500
nhân viên tại Khu chế xuất Calabar của Nigeria để thăm dò tỷ lệ vận dụng phương
pháp kế toán ABC. Kết quả nghiên cứu cho thấy 25 công ty (chiếm 62,5%) trong tổng
mẫu là đơn vị sử dụng phương pháp kế toán chi phí theo mức độ hoạt động. Cũng
trong năm 2012, Salawu and Ayoola gửi phiếu điều tra cho các nhà kế toán quản trị
từ 40 công ty sản xuất phía Đông Nam Nigeria được lựa chọn, trong đó 60% công ty
phản hồi đang vận dụng kế toán ABC. Askarany và Yazdifar (2011) đã đưa ra báo cáo
về thực trạng vận dụng phương pháp kế toán ABC ở Australia, New Zealand và Vương
quốc Anh. Dữ liệu được lấy từ các nguồn chính thông qua việc sử dụng các câu hỏi
cho 2.041 thành viên CIMA đã đăng ký tại Australia, New Zealand và Vương quốc

Anh vào năm 2007 (1.175 ở Australia, 366 ở New Zealand và 500 ở Anh) với 56 cuộc
phỏng vấn. Việc lựa chọn tổng số thành viên CIMA cho mỗi quốc gia và cả việc lựa
chọn từng thành viên của mỗi quốc gia dựa trên tổng số thành viên CIMA đã đăng ký
và các điều kiện ở mỗi quốc gia, là các nhà kế toán quản trị của các đơn vị trong năm
2007. Con số thống kê công bố, 42,6% các đơn vị ở Australia đang áp dụng kế toán
ABC ở một mức độ nào đó và tỷ lệ này ở New Zealand và Vương quốc Anh lần lượt là
38% và 36,4%.
Tuy nhiên, có thể nói các nghiên cứu trước đã đưa ra những kết quả không được
rõ ràng về tỷ lệ vận dụng kế toán ABC, do không có sự thống nhất về khái niệm vận
dụng. Một số nghiên cứu về mặt chấp nhận phương pháp kế toán ABC, trong khi đó có
nhiều tác giả lại khảo sát theo nghĩa vận dụng kế toán ABC trong thực tế. Hầu hết các
nghiên cứu đều khẳng định những ưu thế vượt trội của kế toán ABC, song nhìn chung
tỷ lệ vận dụng ABC còn thấp.
Tìm hiểu về nguyên nhân của các con số này, một số nhà nghiên cứu tập trung
vào các rào cản và tìm hiểu các vấn đề quan trọng nhất đối với việc vận dụng kế toán
ABC. Họ cho rằng các yếu tố cản trở việc triển khai vận dụng kế toán ABC là thiếu sự
hỗ trợ từ các nhà quản lý, sự không đầy đủ về nguồn lực, sự non kém về kinh nghiệm
và sự phức tạp về nhận thức các kỹ thuật kế toán quản trị hiện đại. Kết luận cuối cùng,
lý do quan trọng nhất để không xem xét vận dụng kế toán ABC là thiếu kiến thức và
kinh nghiệm, quy mô tổ chức nhỏ, sự hài lòng với hệ thống hiện tại, sự đơn giản của
quy trình sản xuất và sự không liên quan của ABC với bản chất của doanh nghiệp
(Pierce và Brown, 2004). Các nhà nghiên cứu như Innes và cộng sự (2000); Ghanbari
và cộng sự (2016) cũng khẳng định những hiệu quả từ việc vận dụng hệ thống kế toán
ABC đối với doanh nghiệp là rất lớn song họ cũng chỉ ra những lý do tại sao tỷ lệ vận
dụng kế toán ABC trong thực tế không cao, là bởi các doanh nghiệp cho rằng kế toán


11

ABC rất phức tạp và có nhiều rào cản như thiếu hỗ trợ từ quản lý hàng đầu, sự thiếu

hụt nguồn nhân lực, sự hài lòng với các hệ thống kế toán hiện tại, thiếu hiểu biết về kế
toán ABC. Tuy nhiên, có nhiều khó khăn mặt kỹ thuật như vấn đề xác định các tiêu
thức phân bổ chi phí, xác định và lựa chọn danh mục các hoạt động, quá trình phân bổ
nguồn lực cho các hoạt động, việc gán chi phí cho sản phẩm và các vấn đề về thu thập
dữ liệu cần thiết (Cohen và cộng sự, 2005). Cuối cùng, một số công ty đã không chấp
nhận kế toán ABC vì theo quan điểm của họ, kế toán ABC chỉ là một kỹ thuật có độ
nóng nhất thời và sự do dự về tính hiệu quả của thông tin kế toán ABC đối với các nhà
quản lý cấp cao, tâm lý ngại đổi mới dẫn do dự khi sử dụng nguồn lực của công ty để
đưa kế toán ABC vào hoạt động (Abdul Majid và Sulaiman, 2008).
1.1.3. Các nghiên cứu thiết lập các yếu tố tác động đến việc vận dụng phương
pháp kế toán ABC
Shields và Young (1989) đã phát triển một mô hình lý thuyết toàn diện cho việc
thực hiện hệ thống quản lý chi phí, bao gồm hệ thống quản lý CP từ kết quả của kế
toán ABC. Ý tưởng chính của mô hình mới này là để phát triển một chiến lược tập
trung vào các vấn đề về hành vi hơn kỹ thuật, chủ yếu là từ nhận thức được vai trò
quan trọng về hành vi con người trong quản lý chi phí. Theo mô hình này, kế toán
ABC là một sự đổi mới trong DN. Họ lập luận rằng quyết định triển khai thực hiện bị
tác động bởi bảy yếu tố hành vi và tổ chức. Bảy yếu tố này bao gồm: văn hóa, kiểm soát,
quản lý bộ phận, quy trình thay đổi, cam kết, bồi thường và đào tạo thường xuyên.
Trong tám trường hợp nghiên cứu điển hình được thực hiện để cung cấp cái
nhìn sâu sắc về các vấn đề khó khăn mà các công ty đang gặp phải trong qúa trình vận
dụng, Cooper và Kaplan (1992) nhận thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp gặp trở ngại
trong việc triển khai kế toán ABC đối với quá trình xác lập các hoạt động. Việc triển
khai thành công kế toán ABC khi xác định được sự tác động của các nhân tố cụ thể,
đứng đầu là các nhà quản lý cấp cao. Ngay cả trong điều kiện hiện nay, vẫn còn một
khả năng thất bại xuất phát từ sự chống đối của các thành viên trong nội bộ đơn vị. Do
vậy, việc triển khai phương pháp kế toán ABC sẽ hiệu quả hơn khi có sự tham gia
ngay từ đầu của các cá nhân hay nhóm không phải là kế toán viên (hay còn gọi là bộ
phận phi kế toán), đội ngũ các nhà quản trị cấp cao - những người sử dụng chính thông
tin kế toán ABC; các bản kế hoạch hành động với sự logic chặt chẽ giữa thiết kế, triển

khai và sử dụng phương pháp kế toán chi phí hiện đại này. Các tác giả kết luận rằng sự
thành công của việc đưa kế toán ABC vào vận dụng chủ yếu phụ thuộc vào các biến
hành vi và tổ chức.


12

Shields đã tiến hành một cuộc khảo sát trong 143 công ty sản xuất tại Hoa Kỳ
vào năm 1994, đây là nghiên cứu khảo sát đầu tiên xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
sự thành công của việc vận dụng kế toán ABC trong giai đoạn triển khai (Gosselin,
2007). Nghiên cứu này đã đưa ra 7 biến hành vi và tổ chức được xác định là quan
trọng đối với việc thực hiện kế toán ABC, bao gồm: (1) hỗ trợ từ quản lý cấp cao; (2)
liên kết với các chiến lược cạnh tranh; (3) liên kết để đánh giá hiệu quả và bồi thường;
(4) sự đầy đủ nội lực; (5) đào tạo; (6) quyền sở hữu thông tin kế toán của các bộ phận
khác không thuộc bộ phận kế toán (gọi tắt là quyền sở hữu phi kế toán); và (7) sự đồng
thuận và rõ ràng các mục tiêu của các hệ thống quản lý chi phí. Sự thành công của việc
triển khai kế toán ABC sẽ được tăng lên khi các yếu tố này được sử dụng kết hợp trong
chiến lược thực hiện. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng các nhân tố
kỹ thuật chỉ có thể giúp hỗ trợ sự thành công của việc vận dụng kế toán ABC nếu
chúng được sử dụng song song cùng với các biến hành vi và tổ chức được xác định
trước đó. Kết quả tương tự cũng được bởi Shields và McEwen (1996) đồng tình khi
phát hiện ra rằng một trong những nguyên nhân quan trọng cho sự thất bại của kế toán
ABC trong một số công ty có thể là do sự chú trọng quá mức vào việc thiết kế kiến
trúc và phần mềm kỹ thuật của kế toán ABC và ít tập trung vào các nhân tố hành vi và
tổ chức.
Thông qua quá trình sử dụng ba thước đo để đánh giá sự thành công của việc
triển khai kế toán ABC: giá trị cảm nhận chung, độ chính xác dữ liệu, hiệu quả sử
dụng các dữ liệu kế toán ABC, các tác giả nhận thấy rằng quá trình triển khai có ảnh
hưởng rõ ràng đến kết quả của kế toán ABC. Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao và sự
liên kết đánh giá cũng tác động tích cực đến việc vận dụng kế toán ABC trong môi

trường với kỳ vọng cao về lợi nhuận. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn tìm thấy mối quan
hệ tích cực giữa việc vận dụng kế toán ABC với sự hỗ trợ đầy đủ nguồn lực để thực
hiện. Như vậy, các kết quả này khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố tổ chức (sự
hỗ trợ của quản lý cấp cao và sự đầy đủ các nguồn lực) trong việc đưa kế toán ABC
vào thực tế sử dụng (Anderson và Young, 1999).
Từ quan điểm của một nước đang phát triển, Chongruksut (2002) đã tiến hành
một cuộc điều tra qua email của 292 công ty ở Thái Lan để xác định các yếu tố hành vi
và tổ chức có ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của việc vận dụng kế toán
ABC. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đồng thuận và sự rõ ràng về mục tiêu thực hiện
có ảnh hưởng lớn đến mức độ thành công của phương pháp kế toán ABC. Mặc dù các
yếu tố khác có thể không đủ giải thích sự ảnh hưởng khác nhau, nhưng chúng rất quan


13

trọng khi xây dựng môi trường và cơ hội cho người lao động để tìm hiểu về kế toán
ABC và tạo cho các nhân viên có động lực để làm việc với phương pháp kế toán này.
Tại Malaysia, một nghiên cứu điều tra các mối quan hệ giữa các yếu tố nhất
định (tầm quan trọng của thông tin chi phí, công nghệ thông tin, quản lý cấp cao,
quyền sở hữu phi kế toán, đào tạo, và thước đo hiệu suất) với giai đoạn vận dụng kế
toán ABC trong các ngành sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ
sở kết hợp hai phương pháp: nghiên cứu khảo sát và nghiên cứu điển hình. Kết quả
cho thấy, ngoài các yếu tố quan trọng như sự biến dạng chi phí, sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin... thì các yếu tố không kém phần quan trọng có ảnh hưởng đến việc
thành công khi vận dụng kế toán ABC gồm: sự hỗ trợ của quản lý cấp cao, sự liên kết
đánh giá hiệu quả (Maelah và Ibrahim, 2006). Một năm sau, các tác giả này lại tiếp tục
tiến hành một cuộc điều tra mới trong các ngành công nghiệp sản xuất tại Malaysia với
các yếu tố tương tự. Kết quả cho thấy rằng ngoài 2 yếu tố đã được khẳng định (sự hỗ
trợ của quản lý cấp cao và liên kết đánh giá hiệu quả) thì tính hữu ích của thông tin
cũng có ý nghĩa thống kê trong mối quan hệ với việc vận dụng kế toán ABC, trong khi

các biến khác gồm sự biến đổi về cơ cấu chi phí, công nghệ thông tin, đào tạo, và sự
hiểu biết về kế toán ABC không có ảnh hưởng đáng kể (Maelah và Ibrahim, 2007).
Nghiên cứu này không đề cập đến những lý do khác biệt trong kết quả giữa hai nghiên
cứu.
Kết quả từ một nghiên cứu khảo sát những công ty lớn nhất ở Ireland cho thấy
có sự khác biệt lớn so với các nghiên cứu trước đó. Các biến tổ chức như: sự hỗ trợ từ
quản lý cấp cao và sở hữu phi kế toán không có mối quan hệ với thành công trong vận
dụng kế toán ABC. Tuy nhiên, các tác giả đánh giá cao tầm quan trọng của việc sử
dụng thông tin kế toán ABC trong đánh giá hiệu quả đối với với sự thành công của
phương pháp. (Pierce và Brown, 2006).
Trong bối cảnh Trung Quốc, Fei và Isa (2010a) đã cố gắng để kiểm tra khả
năng triển khai thành công phương pháp kế toán ABC với sự tác động của các biến
hành vi và tổ chức trong các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu
cho rằng chỉ có hỗ trợ quản lý hàng đầu có liên quan tích cực và đáng kể.
Nghiên cứu của Byrne (2011) cũng đưa ra kết luận tương tự. Tác giả đã khảo
sát 30 công ty Úc, đã áp dụng kế toán ABC đầy đủ ở giai đoạn hoàn thiện. Byrne
chứng minh sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao là yếu tố quyết định sự thành công của việc
triển khai kế toán ABC. Hơn nữa, đào tạo liên tục, sự đầy đủ nguồn lực, liên kết đánh
giá, và cường độ cạnh tranh là các yếu tố có tác động tới việc triển khai kế toán ABC
trong giai đoạn đầu triển khai.


14

Charaf và Rahmouni (2010) thực hiện nghiên cứu tại Pháp với 66 công ty được
khảo sát qua email và các cuộc phỏng vấn với các nhà quản lý tài chính. Nghiên cứu
cũng khẳng định những tác động của các yếu tố tổ chức và kỹ thuật đến sự thành công
khi triển khai kế toán ABC, kết quả khẳng định chỉ có sự đào tạo đầy đủ và sự phức
tạp của công nghệ thông tin có tác động đáng kể. Đối với các biến: sự hỗ trợ từ quản
lý cấp cao, sự đồng thuận về mục tiêu, và sự phức tạp về mặt kỹ thuật có thể ảnh

hưởng tới các giai đoạn nhất định của việc triển khai kế toán ABC.
Bằng cuộc khảo sát của 75 công ty sản xuất và dịch vụ Saudi Arabia lớn nhất
mà đã thực hiện triển khai kế toán ABC, Al-Omiri (2011) đã đo lường mức độ thành
công của phương pháp và các yếu tố quyết định sự thành công đó. Để khám phá những
yếu tố ảnh hưởng, 13 biến được giải thích tương tự như các yếu tố trong nghiên cứu
của Shield. Bốn biến tương quan nhất với sự thành công khi triển khai kế toán ABC là
sự hỗ trợ từ các cấp quản lý trong công ty; sự hiểu biết, kiến thức của các nhà quản lý
về thông tin của kế toán ABC; khả năng sử dụng thông tin kế toán ABC cho việc ra
quyết định giảm chi phí và sự ủng hộ của các bộ phận phi kế toán. Kết quả khảo sát từ
những người đã từng triển khai nhưng sau đó từ bỏ hệ thống quản lý CP theo phương
pháp kế toán ABC cho thấy, các yếu tố như đào tạo không đầy đủ, sự không rõ ràng
trong mục tiêu, không liên kết để thực hiện chiến lược cạnh tranh, thiếu nguồn lực
nội bộ ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định việc từ bỏ của họ.
Khi tìm đáp án cho câu hỏi “tại sao sự thành công của việc triển khai kế toán
ABC ở các DN là khác nhau”, các tác giả Al-Saidi và Gowda (2014) đã tổng hợp các
nghiên cứu đã được thực hiện và phân chia các nhân tố ảnh hưởng thành 3 nhóm nhân
tố: các nhân tố kỹ thuật, nhân tố hành vi và tổ chức; nhân tố cơ cấu và văn hóa với 7
nhân tố cụ thể, bao gồm: (1) hỗ trợ từ quản lý cấp cao; (2) liên kết với các chiến lược
cạnh tranh, đặc biệt là chất lượng và tốc độ chiến lược; (3) liên kết để đánh giá hiệu
quả; (4) có đủ nội lực; (5) đào tạo trong việc thiết kế, thực hiện và sử dụng phương
pháp; (6) quyền sở hữu phi kế toán; và (7) đồng thuận và rõ ràng các mục tiêu của các
hệ thống quản lý chi phí.
Trong nghiên cứu của mình về các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai kế
toán ABC trong các DN sản xuất xi măng Lybian, Elagili (2015) đã tổng hợp những
yếu tố có tác động đến việc triển khai kế toán ABC từ các tài liệu nghiên cứu của các
nhà khoa học được công bố từ năm 1987 và đã tổng kết thành tám yếu tố tác động: (1)
quy mô của DN, (2) sự đổi mới, (3) hỗ trợ từ quản lý cấp cao, (4) hỗ trợ từ quản lý nội
bộ, (5) chi phí chung và cơ cấu chi phí, (6) tính hữu dụng và tầm quan trọng của thông
tin chi phí, (7) sự đa dạng phức tạp của sản phẩm và (8) cường độ cạnh tranh. Những



×