Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chuyên đề: Giới thiệu chung về thế giới sống (SINH 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.99 KB, 6 trang )

Chuyên đề: Giới thiệu chung về thế giới sống
1.Các cấp tổ chức của thế giới sống.
- Sinh giới được phân chia thành các cấp độ từ nhỏ đến lớn như sau : phân tử – bào quan –
tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể – quần thể – quần xã – hệ sinh thái – sinh
quyển. Trong đó, các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm : tế bào, cơ thể, quần
thể, quần xã và hệ sinh thái.
- Các cấp độ tổ chức sống có mối liên hệ mật thiết, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và góp
phần duy trì sự thống nhất, ổn định của sinh giới.

2. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc : tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ
chức sống cấp trên.
- Là những hệ thống mở và tự điều chỉnh : có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi
trường bên ngoài, có khả năng tự kiểm soát và cân bằng hoá hệ thống trước những thay đổi
của điều kiện ngoại cảnh.
- Liên tục tiến hoá : sinh giới liên tục sinh sôi, nảy nở và không ngừng tiến hoá tạo nên
một thế giới sống vô cùng đa dạng nhưng lại gói gọn trong sự hài hoà và thống nhất.

3. Giới và hệ thống phân loại 5 giới.
- Giới (Regnum) trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có
chung những đặc điểm nhất định.
• Hệ thống phân loại 5 giới: Oaitâykơ và Magulis đã phân chia thế giới sinh vật thành 5
giới, đó là : giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động
vật.

4.Đặc điểm chính của mỗi giới
1. Giới khởi sinh (Monera)
- Đặc điểm : là những sinh vật chưa có nhân hoàn chỉnh, sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng, kích
thước rất nhỏ bé (1 – 5 ) và xuất hiện từ cách đây rất lâu (khoảng 3,5 tỉ năm trước).
- Đại diện : tất cả các loài vi khuẩn đã và hiện đang sinh sống trên Trái Đất.
2. Giới Nguyên sinh (Protista)


- Đặc điểm : là những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào và có lối sống dị
dưỡng hoặc tự dưỡng.
- Đại diện : tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
3. Giới Nấm (Fungi)
- Đặc điểm : là những sinh vật nhân thực, có cơ thể đơn bào hoặc đa bào phức tạp, sống dị
dưỡng hoại sinh và không có khả năng di chuyển.


- Đại diện : tất cả các loài nấm đã và hiện đang sinh sống trên Trái Đất.
4. Giới Thực vật (Plantae)
- Đặc điểm : là những sinh vật nhân thực, có cơ thể đa bào phức tạp, sống tự dưỡng quang
hợp và không có khả năng di chuyển.
- Đại diện : tất cả các loài thực vật đã và hiện đang sinh sống trên Trái Đất.
5. Giới Động vật (Animalia)
- Đặc điểm : là những sinh vật nhân thực, có cơ thể đa bào phức tạp, sống dị dưỡng và hầu
hết có khả năng di chuyển.
- Đại diện : tất cả các loài động vật đã và hiện đang sinh sống trên Trái Đất.

5. Bài tập tự luận giới thiệu chung về thế giới sống.
Vì sao nói : “Tế bào là cấp độ tổ chức cơ bản của các cơ thể sống” ?
Trả lời: Có thể nói tế bào là cấp độ tổ chức cơ bản bởi vì tế bào là đơn vị cấu trúc, đồng thời
nó cũng là đơn vị chức năng của tất cả các cơ thể sống. Mọi hoạt động trao đổi chất và năng
lượng của cơ thể đều thể hiện rõ nét ở hai cấp độ cơ bản, đó là tế bào và cơ thể. Ngoài ra,
khi nhìn vào quá trình tiến hoá của sinh giới, ta có thể nhận thấy sự sống chỉ thể hiện khi
xuất hiện tế bào và các đại phân tử cũng chỉ thể hiện chức năng sống trong tổ chức tế bào.
Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì ? Nêu một số ví dụ.
Trả lời: Đặc tính nổi trội là những đặc tính chỉ có ở những tổ chức sống cấp cao mà những
tổ chức sống cấp thấp hơn - đơn vị cấu thành nên nó - không có được. Như vậy, những đặc
tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác giữa các đơn vị thành phần.
Ví dụ : Trong cơ thể người, hệ hô hấp chỉ có nhiệm vụ trao đổi khí, hệ tiêu hoá có nhiệm vụ

tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng, hệ vận động chuyên hoá với chức năng vận động, hệ
thần kinh chuyên hoá với chức năng thu nhận, xử lý và trả lời các kích thích….vv. Tuy mỗi
hệ cơ quan chỉ đảm nhiệm một chức năng riêng biệt nhưng khi hoạt động thống nhất trong
một cơ thể trọn vẹn đã làm xuất hiện rất nhiều đặc tính nổi trội như : khả năng sinh sản; khả
năng vẽ, viết, làm việc bằng tay chân ; khả năng thể hiện cảm xúc ;… Tất cả những đặc tính
này có được là nhờ sự phối hợp hoạt động giữa nhiều hệ cơ quan trong cơ thể.
- Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh nhưng tập hợp của
khoảng tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với khoảng đường liên hệ giữa chúng
đã cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào
không thể có được.
Giới Nguyên sinh được phân chia thành mấy nhóm chính ? Nêu đặc điểm chung của
từng nhóm


Trả lời: Giới Nguyên sinh được phân chia thành 3 nhóm chính, đó là : tảo, nấm nhầy và
động vật nguyên sinh.
- Tảo : bao gồm những sinh vật nhân thực có cơ thể đơn bào hoặc đa bào, có thành tế bào
bằng xenlulôzơ, có lục lạp và sống tự dưỡng quang hợp.
- Nấm nhầy : bao gồm những sinh vật nhân thực có cơ thể đơn bào hoặc đa bào, không có
lục lạp và sống dị dưỡng hoại sinh.
- Động vật nguyên sinh : bao gồm những sinh vật nhân thực có cấu tạo đơn bào, không có
thành xenlulôzơ, vận động bằng lông hoặc roi và sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
Hãy trình bày một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của con người.
Trả lời:
1.Ở nam giới, khi bước vào tuổi dậy thì, các hoocmôn tuyến yên (LH, FSH) sẽ kích thích
các tế bào kẽ nằm giữa các ống sinh tinh trong tinh hoàn tiết ra hoocmôn sinh dục nam, đó
là testôstêrôn. Testôstêrôn được phóng thích vào máu và khi nồng độ hoocmôn này tăng
cao, theo đường máu, chúng sẽ ức chế quá trình sản xuất FSH, LH của tuyến yến, từ đó
giúp điều chỉnh và kiểm soát nồng độ testôstêrôn trong giới hạn bình thường.
2. Khi trời giá rét, để duy trì thân nhiệt, con người có một số phản ứng tự vệ như: run để

tăng cường sinh nhiệt, co cơ dựng lông (nổi gai ốc) và co mạch máu dưới da (biểu hiện ở
làn da bợt màu, tím tái) để hạn chế sự mất nhiệt.
3. Khi cơ thể dung nạp nguồn thực phẩm nhiễm bẩn, chứa vi sinh vật gây hại hoặc có nhiều
độc tố thì cơ thể tự vệ bằng cách tăng cường nhu động ruột và xuất hiện phản xạ nôn để đào
thải chúng ra ngoài cơ thể. Đó là lý do giải thích vì sao khi bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta
thường có biểu hiện : nôn ói, đau bụng quằn quại và tiêu chảy cấp.

6.Bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức.
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất
Câu 1. Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
A. các đại phân tử. B. tế bào.
C. mô.
D. cơ quan.
Câu 2. Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là
A. chúng có cấu tạo phức tạp.
B. chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan.
C. ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống.
D. cả A, B, C.
Câu 3. Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện
nay vẫn được sử dụng là
A. Linnê.
B. Lơvenhuc.
C. Hacken.
D. Uytakơ.
Câu 4. Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm
A.
khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng .
B.
loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
C.

cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể.


D.
trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể.
Câu 5. Giới nguyên sinh bao gồm
A.
vi sinh vật, động vật nguyên sinh.
B.
vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh .
C.
tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
D.
tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh.
Câu 6. Vi sinh vật bao gồm các dạng
A. vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi trùng, vi rút.
B.
vi khuẩn cổ, vi rút,vi tảo, vi nấm,động vật nguyên sinh .
C.
vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi rút, nấm .
D.
vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh .
Câu 7. Ngành thực vật đa dạng và tiến hoá nhất là ngành
A. Rêu.
B. Quyết.
C. Hạt trần.
D. Hạt kín.
Câu 8. Ngành thực vật có thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử là ngành
A. Rêu.
B. Quyết.

C. Hạt trần
D. Hạt kín.
Câu 9. Nguồn gốc chung của giới thực vật là
A. vi tảo.
B. tảo lục.
C. tảo lục đơn bào.
D. tảo lục đa bào nguyên thuỷ.
Câu 11. Đặc điểm cơ bản nhất dể phân biệt ngành động vật có xương sống với động
vật không xương sống là
A. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương ngoài.
B. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương trong.
C. có bộ xương trong và bộ xương ngoài.
D. có bộ xương trong và cột sống.
Câu 12. Nguồn gốc chung của giới động vật là
A. tảo lục đơn bào nguyên thuỷ.
B. động vật đơn bào nguyên thuỷ.
C. động vật nguyên sinh.
D. động vật nguyên sinh nguyên thuỷ.
Câu 13. Đặc điểm của vi khuẩn, xạ khuẩn là
A.Thuộc nhóm nhân sơ.
B. Sinh sản bằng bào tử.
C. Phagơ có thể xâm nhập vào cơ thể.
D. Hình thành hợp tử từng phần.
Câu 14. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:
1. quần xã; 2. quần thể; 3. cơ thể; 4. hệ sinh thái;
5. tế bào
Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…
A. 5->3->2->1->4.
B. 5->3->2->1->4.
C. 5->2->3->1->4.

D. 5->2->3->4->1.
Câu 15. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:
A. có khả năng thích nghi với môi trường.
B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
C. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.


D. phát triển và tiến hoá không ngừng.
Câu 16. Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ
A. khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.
B. khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.
C. khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống.
D. sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
Câu 17. Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là
A. quần thể sinh vật.
B. cá thể sinh vật.
C. cá thể và quần thể.
D. quần xã sinh vật .
Câu 18. Những con rùa ở hồ Hoàn Kiếm là:
A. quần thể sinh vật.
B. cá thể snh vật.
C. cá thể và quần thể.
D. quần xã và hệ sinh thái.
Câu 19. Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là:
A. giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài.
B. loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới.
C. loài - chi- họ - bộ - lớp - ngành - giới.
D. loài - chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới.
Câu 20. Giới khởi sinh gồm:

A. virut và vi khuẩn lam.
B. nấm và vi khuẩn.
C. vi khuẩn và vi khuẩn lam.
D. tảo và vi khuẩn lam.
Câu 21. Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là:
A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
B. Giới nguyên sinh, giới thực vật , giới nấm, giới động vật.
C. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm.
D. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.
Câu 22. Giới động vật gồm những sinh vật
A. đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
B. đa bào, một số đơn bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
C. đa bào, nhân thực, dị dưỡng, một số không có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
D. đa bào, một số tập đoàn đơn bào,nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng
nhanh.
Câu 23. Giới thực vật gồm những sinh vật
A. đa bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng,có khả năng phản ứng chậm.
B. đa bào, nhân thực, phần lớn tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.
C. đa bào, một số loại đơn bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng,có khả năng phản ứng
chậm.
D. đa bào, nhân thực, tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.
Câu 24. Nấm men thuộc giới


A. khởi sinh.
B. nguyên sinh.
C. nấm.
D. thực vật.
Câu 25. Địa y là sinh vật thuộc giới
A. khởi sinh.

B. nấm.
C. nguyên sinh.
D. thực vật.
Câu 26. Thực vật có nguồn gốc từ
A. vi khuẩn.
B.nấm.
C.tảo lục đơn bào nguyên thuỷ.
D. virut.
Câu 27. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với động
vật không xương sống là
A. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương ngoài.
B. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương trong.
C. có bộ xương trong và bộ xương ngoài.
D. có bộ xương trong và cột sống.
Câu 28. Nguồn gốc chung của giới động vật là
A. tảo lục đơn bào nguyên thuỷ.
B. động vật đơn bào nguyên thuỷ.
C. động vật nguyên sinh.
D. động vật nguyên sinh nguyên thuỷ.
1B
12D
22A

2C
13A
23D

3D
14B
24C


4B
15B
25D

5D
16D
26C

6D
17D
27D

7D
18A
28D

8A
19C

9B
20C

11D
21B



×