Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TỔ CHỨC kĩ NĂNG SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.93 KB, 3 trang )

TỔ CHỨC, GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS
- Vấn đề học sinh thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô
tâm, đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít
các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con.
- Nhiều em có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của
Internet của thế giới game, ... mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện
những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ, rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội.
- Trước những yêu cầu hết sức thiết thực, tôi xin trình bày ra đây quan điểm
mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm đóng góp phần ý kiến giáo dục cho con
em chúng ta trở thành những con người, năng động, sáng tạo hòa nhập cùng cộng
đồng, và có ích cho xã hội.
1. Kĩ năng sống là gì?
Có thể quan niệm kĩ năng sống: Là năng lực ứng xử tích cực của mỗi người đối
với tự nhiên, xã hội và chính mình; để xử lí hiệu quả những đòi hỏi, thử thách của
cuộc sống. Cũng có quan niệm coi kĩ năng sống: Là khả năng thực hiện một hành
động hay hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh
nghiệm đã có để hành động.
2. Mục đích của việc giáo dục kĩ năng sống
- Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động (những tác
động của tự nhiên và xã hội hiện đại).
- Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy nhân tố tích cực, hạn
chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh.
3. Thực trạng kĩ năng sống của học sinh THCS
a. Thực trạng chung
Việc GD (rèn luyện) KNS cho học sinh là việc cấp bách ở mọi bậc học nhưng
đặc biệt với HS THCS vì ở lứa tuổi này:
+ HS thích bộc lộ cái tôi….
+ Các em cần tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ không phân biệt nó là tốt hay xấu.
+ Chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng
tới sức khỏe, tinh thần.


+ Các em cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình  cần đưa ra
quyết định đúng đắn.
b. Thực trạng tại trường THCS ABC
* Thuận lợi
- Bộ GD - ĐT đã đổi mới về nội dung giảng dạy theo hướng dẫn để áp dụng, dễ
triển khai các phương pháp dạy học tích cực, tăng thực hành…

1


- Sở GD - ĐT đã thực hiện tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra
đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng
- Về phía nhà trường:
+ HS của trường 1số có điều kiện kinh tế, có tố chất.
+ Trường luôn có truyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện các
mục tiêu giáo dục, các phong trào thi đua của Bộ, của Ngành.
+ Hoạt động chuyên môn: Đổi mới phương pháp,
+ Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề…
+ Hoạt động đoàn thể: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, xây dựng môi
trường xanh - sạch - đẹp; xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực…
- Hơn nữa nhận thấy tính cấp bách của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh. Chúng tôi, các giáo viên của trường đều rất trăn trở, làm thế nào để rèn luyện kĩ
năng sống có hiệu quả để đưa trường chúng tôi trở thành môi trường giáo dục tin cậy
cho PHHS về mọi mặt.
* Khó khăn
- Về phí học sinh: các em được gia đình nuông chiều quá trở thành các thói quen
xấu, khó thay đổi. Hơn thế do sức ép điểm số, do kỳ vọng của gia đình các em thiên
lệch về kiến thức.
- Về phía giáo viên:
+ Chương trình giảng dạy nặng do đó phải nghiêng nhiều về kiến thức.

- Tóm lại rèn luyện KNS ở trường THCS là việc làm nhằm giúp cho HS có thói
quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành người có ích
cho gia đình cho xã hội.
4. Giải pháp thực hiện ở trường THCS ABC năm học vừa qua:
a. Nguyên tắc tổ chức:
- Trên cơ sở tự nguyện; bao gồm những HS có cùng sở thích, năng khiếu và
năng lực,
- Được quyền tự chủ trong hoạt động và điều hành;
- Dưới sự hướng dẫn và được sự giúp đỡ của nhà trường, phụ huynh học sinh và
cộng đồng.
b. Hình thức thực hiện:
- Một số hình thức câu lạc bộ: KHKT, câu lạc bộ tuổi hồng.
- Gắn với các hoạt động giáo dục thể chất: Trò chơi dân gian.
- Gắn với các hoat động giáo dục thẩm mĩ:Âm nhạc, vẽ, kịch...
- Gắn với các hoạt động giáo dục nghề nghiệp: Hướng nghiệp cho các em HS
khối lớp 9
- Tổ chức các hoạt động dã ngoại, tham quan: Suối Tiên, Đại Nam, về nguồn...
 Trong các hoạt động kể trên, học sinh giữ vai trò chủ đạo, được phát huy tính
tích cực, tự chủ, tự giác.
2


4. Kế hoạch cần làm gì để thực hiện tốt việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng
trong trường THCS?
a. Giáo viên chủ nhiệm:
- Đổi mới phương pháp thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
- Đưa giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động sinh hoạt chủ nhiệm: khám phá bản
thân, tính năng động, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng phản hồi tích cực. v.v...
- Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, coi trọng việc tự rèn luyện của học sinh,
khuyến khích và động viên kịp thời, quan tâm đến học sinh thuộc diện đặc biệt (về

kinh tế, về sự phát triển thể chất…)
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận thức được tầm quan
trọng và cùng với nhà trường giáo dục và rèn luyện cho con em về kĩ năng sống.
- Có sự động viên và khuyến khích kịp thời.
b. Giáo viên bộ môn:
- Đưa giáo dục kỹ năng sống vào trong các giờ học bộ môn: kỹ năng tự giải
quyết vấn đề, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng hợp tác, ứng xử, kỹ năng phản hồi và
đánh giá tích cực.
c. Học sinh:
- Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ, phát huy tính tích cực trong mọi
hoạt động rèn luyện kĩ năng sống;
- Nhận thức rằng, việc rèn luyện kĩ năng sống là việc của mình, trước hết có lợi
cho việc học tập và sự tiến bộ về mọi mặt của chính mình, cho gia đình và sau đó cho
cộng đông, cho xã hội và đất nước;
- Không chỉ rèn luyện cho mình mà quan tâm đến việc rèn luyện chung của cả
một tập thể tổ, lớp và rộng hơn, của trường mình.
Một giáo viên có đầu tư kỹ lưỡng về nội dung lồng ghép thì chắn chắn có thể
thực hiện tốt mục tiêu của mình trong giáo dục chuyên môn cũng như giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh.
Tuy nhiên, không nên quá tham lam để đưa quá nhiều nội dung kỹ năng sống
cần giáo dục trong một tiết học, chỉ nên làm sao việc giáo dục kỹ năng sống diễn ra
một cách nhẹ nhàng và đều đặn qua các tiết học, đây là điều cốt lõi dẫn đến thành
công.

3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×