Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá môn công nghệ 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS THPT mỹ qúy, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.75 MB, 193 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN TẤN AN

XÂY DỰNG CHUYÊN ÐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ÐÁNH GIÁ
MÔN CÔNG NGHỆ 12 THEO ÐỊNH HUỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRUỜNG THCS&THPT
MỸ QUÝ, TỈNH LONG AN

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60140101

S KC 0 0 4 8 6 1

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN TẤN AN

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ MÔN CÔNG NGHỆ 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG
THCS&THPT MỸ QUÝ, TỈNH LONG AN


NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN TẤN AN

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ MÔN CÔNG NGHỆ 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG
THCS&THPT MỸ QUÝ, TỈNH LONG AN

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Võ Thị Ngọc Lan

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4/2016


LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: NGUYỄN TẤN AN
Giới tính: nam
Ngày, tháng, năm sinh: 06/02/1985

Nơi sinh: Long An
Quê quán: Đức Huệ - Long An
Dân tộc:
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: ấp 1 xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
Điện thoại cơ quan: 0723856020
Điện thoại nhà riêng:
Fax:
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo:
Nơi học (trường, thành phố):
Ngành học:

Thời gian đào tạo từ ……/…… đến ……/ ……

2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 9/2004 đến 6/2009
Nơi học (trường, thành phố): Đại học sư phạm kĩ thuật TPHCM
Ngành học: Kĩ thuật công nghiệp
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Bộ dụng cụ sửa chữa ô tô
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:
Người hướng dẫn: Th.S Phan Nguyễn Quý Tâm
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm


9/2009 đến
nay

Trường THCS&THPT Mỹ Quý, ấp 1
xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh
Long An

i

Giáo viên dạy môn Công nghệ
Kiêm nhiệm: Bí thư Đoàn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 03 năm 2016
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

ii


LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Võ Thị
Ngọc Lan đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã
đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học
vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo sau đại học, Viện Sư phạm kĩ thuật đã tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2016

Nguyễn Tấn An

iii


TÓM TẮT
Việc xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá theo tinh thần của Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Với đề tài “Xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Công nghệ
12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS&THPT Mỹ Quý” người
nghiên cứu đã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, cụ thể là:
Tổng quan về xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh như: các khái niệm cơ bản về xây dựng
chuyên đề dạy học, kiểm tra, đánh giá, đánh giá phát triển năng lực, mô

hình và cấu trúc năng lực; Các quan điểm tiếp cận dạy học theo chuyên đề
và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Quy
trình xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực học sinh theo trình tự 4 bước.
Khảo sát thực trạng việc dạy và học môn Công nghệ 12 ở trường
THCS&THPT Mỹ Quý, tỉnh Long An cho thấy 60% giáo viên vẫn còn sử
dụng phương pháp thuyết trình khi dạy học, chưa đổi mới phương pháp.
Xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh ở trường THCS&THPT Mỹ Quý: xây dựng hai
chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực học sinh môn Công nghệ 12.
Thực nghiệm sư phạm ở trường THCS&THPT Mỹ Quý, tỉnh Long An với
kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao và đồng đều hơn lớp đối chứng.

iv


SUMMARY

The construction of thematic teaching and assessment oriented student capacity
development in line with the trend innovative teaching methods and assessment in the
spirit of Resolution No. 29 / NQ-TW 11.04.2013 Plenum of 8 XI contribute innovative
approaches to teaching and assessment-driven capacity development of students.
With the theme "Building a thematic teaching and test, evaluate subjects
Technology 12 driven capacity development of students in secondary school & high
school My Quy. You" the researcher has completed the objectives and tasks of research,
tools so:
Overview of building thematic teaching and testing, assessment-driven capacity
development of students, such as the basic concepts of building thematic teaching, test,
evaluate, assess energy development human, model and capacity structure; The views

reach thematic teaching and assessment-driven capacity development of students;
Thematic construction process of teaching and assessment-driven capacity development
students in 4-step sequence.
Surveying the status of teaching and learning in secondary school Technology &
HS 12 My Quy, Long An Province showed that 60% of teachers are still using
presentation methods when teaching, yet innovative methods.
Construction thematic teaching and testing, assessment-driven capacity
development of students in secondary school & high school My Quy: construction of
two thematic teaching and assessment-driven capacity development of students subjects
Co. 12 technology.
Experimental Secondary School Teachers in My Quy, Long An province with
academic results of experimental classes and more uniform high-class controls.

v


MỤC LỤC
Trang
Quyết định giao đề tài
Lý lịch cá nhân

...................................................................................................... i

Lời cam đoan

.....................................................................................................ii

Cảm tạ

................................................................................................... iii


Tóm tắt

................................................................................................... iv

Mục lục

..................................................................................................... v

Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................... vi
Danh sách các hình ...................................................................................................vii
Danh sách các bảng ................................................................................................ viii

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2
4. Đối tượng và khách thế nghiên cứu ............................................................ 3
5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 3
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
8. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 3
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực học sinh
1.1 Tổng quan về chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực: .................................................................................... 5
1.1.1 Thế giới: ................................................................................................ 5
1.1.2 Việt Nam ............................................................................................... 8
vi



1.2 Các khái niệm cơ bản: ......................................................................... 11
1.3 Cơ sở xây dựng chuyên đề dạy học ....................................................

14

1.4 Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học ..........................................

23

1.5 Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ....................................

31

Chương 2: Thực trạng việc dạy và học môn Công nghệ 12 tại trường THCS &
THPT Mỹ Quý, tỉnh Long An
2.1 .. Giới thiệu: .....................................................................................

44

2.1.1 Tổng quan về trường THCS & THPT Mỹ Quý: ..........................

44

2.2 .. Khái lược bộ môn công nghệ THPT .............................................

44

2.3 .. Các yếu tố liên quan đến giảng dạy môn công nghệ 12 ...............


54

2.3.1 Các yêu cầu khi đổi mới đánh giá kết quả học tập THPT ..........

54

2.3.2 Mục tiêu chương trình môn công nghệ lớp 12 ............................

55

2.3.3 Yêu cầu chung khi giảng dạy môn công nghệ 12 .......................

56

2.4 . Khảo sát thực trạng việc dạy và học môn công nghệ 12 ............

58

2.4.1 Khảo sát thực trạng việc dạy môn công nghệ 12 ở huyện Đức Huệ

58

2.4.2 Thiết kế bộ công cụ và chọn mẫu khảo sát ..................................

58

2.4.3 Cách thu thập số liệu và xử lí số liệu ..........................................

59


Chương 3: Xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh
3.1 Cơ sở xây dựng chuyên đề: .............................................................

75

3.2 Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học .....

77

3.3 Xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá môn Công nghệ 12
theo định hướng phát triển năng lực học sinh ............................................... 79
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: ......................................................................................

125

1.1.Tóm tắt đề tài: .................................................................................

125

1.2. Những đóng góp của đề tài: ...........................................................

125

2. Hướng phát triển của đề tài:........................................................

127


3.Kiến nghị: ......................................................................................

127

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Biểu hiện của một số phẩm chất cần hình thành và phát

25

Bảng 1.2:

triển cho học sinh trong dạy học
Biểu hiện của một số năng lực cần hình thành và phát triển

26

Bảng 1.3:

cho học sinh trong dạy học
Mô tả tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học

30


việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong tiến trình dạy
học giải quyết vấn đề
Bảng 1.4:

Ví dụ mô tả về 4 mức độ yêu cầu cần đạt của một số

34

Bảng 1.5:

loại câu hỏi, bài tập thông thường
Một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực và

38

Bảng 2.1:

đánh giá kiến thức, kỹ năng
Số lượng GV được phỏng vấn tại các trường THPT trên địa

58

bàn huyện
Kết quả ý kiến GV về nhiệm vụ giảng dạy
Kết quả ý kiến GV về sử dụng PPDH
Kết quả ý kiến GV về việc chọn lựa PPDH
Kết quả ý kiến GV sử dụng PTDH trong dạy học
Tỉ lệ ý kiến GV cho rằng CSVC, PTDH, ĐDDH có phù hợp
Tỉ lệ ý kiến GV về mức độ thực tiễn của môn CN12
Ý kiến GV về cách tạo điều kiện học tập cho HS

Kết quả tham khảo ý kiến GV về cách chọn tiêu chí đánh giá
HS
Bảng 2.10: Kết quả ý kiến GV về những khó khăn gặp phải khi giảng dạy

59
61
63
64
65
66
67
68

Bảng 2.11: Kết quả ý kiến về đổi mới PPDH trong trường phổ thông
Bảng 2.12: Kết quả ý kiến GV về đổi mới PPDH theo hướng tích cực

70
71

Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 2.9:

Bảng 3.1:
Bảng 3.2:


hóa người học
Giáo viên chọn đối tượng thực nghiệm
Kết quả ý kiến GV về việc xây dựng chuyên đề dạy học
và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS đáp ứng
được lợi ích của yêu cầu đổi mới PPDH

viii

70

107
108


Bảng 3.3:

Kết quả ý kiến GV về hiệu quả việc xây dựng chuyên đề

109

Bảng 3.4:

dạy học và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS
môn CN12
Kết quả ý kiến GV về mức độ ủng hộ việc xây dựng chuyên

110

đề dạy học và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS

môn CN12
Kết quả mức độ ủng hộ của HS về cách dạy của GV
Kết quả mức độ hứng thú của HS về môn CN12
Bảng phân bố tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra
lần 1
Bảng 3.8: Bảng phân bố tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra
lần 2
Bảng 3.9: Giá trị trung bình và độ lệch tiêu chuẩn qua hai lần thực
nghiệm
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả học tập của học sinh
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:

ix

111
113
116
118
120
123


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1:
Hình 2.1:
Hình 2.2:
Hình 2.3:
Hình 2.4:

Hình 2.5:
Hình 2.6:
Hình 2.7:
Hình 2.8:
Hình 2.9:
Hình 2.10:
Hình 3.1:
Hình 3.2:
Hình 3.3:
Hình 3.4:
Hình 3.5:
Hình 3.6:
Hình 3.7:

Các thành phần cấu trúc của năng lực
Tỉ lệ % ý kiến GV về nhiệm vụ giảng dạy
Tỉ lệ % GV sử dụng PPDH
Tỉ lệ % GV lựa chọn PPDH
Tỉ lệ % GV lựa chọn phương tiện dạy học
Tỉ lệ % ý kiến GV về sự phù hợp của CSVC, PTDH, ĐDDH
Tỉ lệ % GV cho rằng mức độ thực tiễn của môn CN12
Tỉ lệ % ý kiến GV về cách tạo điều kiện học tập cho HS
Tỉ lệ % ý kiến GV về cách chọn tiêu chí đánh giá
Tỉ lệ % ý kiến GV về đổi mới PPDH
Tỉ lệ % GV về đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa người
học
Tỉ lệ % ý kiến GV về hiệu quả của việc xây dựng chuyên đề
dạy học
Tỉ lệ % mức độ ủng hộ của GV
Đánh giá mức độ ủng hộ của HS về PPDH mà GV sử dụng

Tỉ lệ % mức độ hứng thú học môn CN12 của HS
Biểu thị tần suất lũy tích bài kiểm tra 1
Biểu thị tần suất lũy tích bài kiểm tra 2
Tổng hợp kết quả học lực của học sinh

x

13
60
62
63
64
65
66
68
69
71
71
110
111
112
113
117
119
123


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là: Giáo dục con người Việt
Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia
đình, yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ
bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng
nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và
phương thức hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao
chất lượng; hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa
và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân
tộc... Hướng tới mục tiêu đó, cần phải đổi mới đồng bộ về mục tiêu giáo dục, chương
trình giáo dục, phương pháp giáo dục, cách thức kiểm tra, đánh giá và công tác quản lí
giáo dục.[1, tr.5]
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm
đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học.
Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận
dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải
chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh
giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết
quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời
nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Cùng với sự phát triển đất nước, ngành giáo dục cần phải đẩy mạnh đổi mới
liên tục cho phù hợp với thực tiễn, điều này giúp cho lực lượng sản xuất tương lai
không phải tụt hậu về kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, phát huy
khả năng hợp tác, tư duy sáng tạo, mà cần phải phù hợp với bốn trụ cột giáo dục của

1


UNESCO(1995) đã đề ra: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với

nhau và học để làm người “
Song trong thực tế dạy học môn Công nghệ hiện nay, một số ít GV có sử dụng
phương pháp mới ngoài phương pháp truyền thụ một chiều nhưng chỉ mang tính hình
thức, đối phó và ngẫu hứng. Nhưng đối với người nghiên cứu, môn học Công nghệ
không chỉ là môn lý thuyết suông, hàn lâm mà là môn học chứa nội dung thiết kế và
ứng dụng các nguyên lý khoa học vào thực tiễn; nếu HS học môn học này theo cách
truyền thụ một chiều, hay theo PPDH ngẫu hứng của giáo viên sẽ làm cho họ nhàm
chám, không hứng thú học tập. Vì thế, người GV phải làm thế nào để học sinh hứng
thú, tích cực, chủ động, sáng tạo để HS chiếm lĩnh các tri thức từ đó người học sẽ
hình thành các kỹ năng, thái độ, năng lực giải quyết vấn đề. Chính điều đó bắt buộc
người GV phải đổi mới PPDH phù hợp với xu thế dạy học hiện nay.
Do đó, trong phạm vi tiếp cận người nghiên cứu chọn đề tài: “Xây dựng
chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Công nghệ 12 theo định hướng phát
triển năng lực học sinh ở THCS&THPT Mỹ Quý, tỉnh Long An ” là cần thiết, với
hy vọng sẽ được tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi nhiều hơn về phương pháp dạy học để
phục vụ trong công tác giảng dạy.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực học sinh môn Công nghệ 12 tại trường THCS&THPT Mỹ Quý, Tỉnh Long
An nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, phát triển tư duy sáng tạo, khả năng làm
việc hợp tác, tinh thần tự học và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc
sống.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh
giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
- Khảo sát việc dạy và học môn công nghệ 12 tại trường THCS&THPT Mỹ
Quý
- Xây dựng hai chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh cho nội dung chương trình môn Công nghệ 12.
- Thực nghiệm sư phạm

2


4. Đối tượng và khách thế nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực trong môn Công nghệ 12 tại trường THCS&THPT Mỹ
Quý
- Khách thế nghiên cứu: GV và HS trong hoạt động dạy - học môn CN12 tại
trường THCS&THPT Mỹ Quý
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng được chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực vào giảng dạy môn CN 12 như người nghiên cứu đề xuất thì:
Thúc đẩy động cơ học tập, tạo sự yêu thích, hứng thú học tập, nâng cao kết quả
học tập của HS.
HS tiếp thu bài một cách tích cực, dễ dàng và thông qua việc giải quyết các vấn
đề giúp HS nhớ sâu kiến thức, hình thành năng lực phát hiện và giải quyết những vấn
đề gần gũi trong cuộc sống.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu: “ Xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá môn
Công nghệ12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS&THPT
Mỹ Quý, tỉnh Long An”. Việc tổ chức thực nghiệm tiến hành tại trường
THCS&THPT Mỹ Quý cho 76 HS ở một số bài học trong chương trình Công nghệ
12.
7. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu dưới đây được
sử dụng để thu thập thông tin và xử lí dữ liệu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Qua tài liệu Tập huấn xây chuyên đề dạy học
và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Kỷ yếu kiểm tra
đánh giá, các văn bản ... nhằm hệ thống cơ sở lí luận về xây chuyên đề dạy học và
kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Phương pháp điều tra: Qua phỏng vần giáo viên và phiếu khảo sát học sinh về
thực trạng xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh ở Trường THCS & THTP Mỹ Quý
- Phương pháp toán thống kê: Thống kê và xử lí số liệu thu được từ khảo sát từ
tháng 10 đến tháng 11 năm 2015.
8. Cấu trúc luận văn
Chương 1. Cơ sở lí luận về xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá

3


theo định hướng phát triển năng lực.
Chương 2. Thực trạng việc dạy và học môn Công nghệ 12 ở trường
THCS&THPT Mỹ Quý
Chương 3. Xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực học sinh ở trường THCS&THPT Mỹ Quý – Long An.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1.1. Tổng quan về chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực
1.1.1. Thế giới
Xu hướng chung của thế giới hiện nay là chuyển từ dạy học tập trung vào mục
tiêu, nội dung chương trình sang tập trung vào việc tổ chức quá trình dạy và học nhằm
hình thành năng lực cho học sinh. Khi chương trình được xây dựng theo cách tiếp cận
hình thành năng lực, thì người ta không quá xem trọng các tri thức nữa mà xem trọng

phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học. Giáo viên cần được huấn luyện để biết
cách tạo tình huống, tạo môi trường tương tác thân thiện tích cực, giúp mọi học sinh
đều có cơ hội bày tỏ quan điểm cá nhân, tranh luận, phản biện… nhờ đó tích cực hóa
học sinh, nuôi dưỡng hứng thú, tự tin của các em . Một giờ dạy/bài học thành công là
GV phải làm sao để từ học sinh kém, trung bình, khá đến học sinh giỏi đều được kích
hoạt, khám phá, trải nghiệm… và kết thúc một giờ học/bài học mỗi học sinh đều thu
nhận được ở góc độ của mình, đều tự biến đổi bản thân.[11, tr.6]

Về KTĐG, các nước trên thế giới không chỉ đạt được những thành tựu mới về
lý luận mà đã thành công trong việc triển khai thực tiễn ở các trường học.

1.1.1.1.Cách thức đánh giá năng lực và đánh giá môn học

Việc KTĐG kết quả học tập hoàn toàn giao cho GV và HS chủ động, PP đánh
giá được sử dụng đa dạng, sáng tạo và linh hoạt. Xu hướng đánh giá mới của thế giới
là đánh giá dựa theo năng lực (Competence base assessment), tức là “đánh giá khả

5


năng tiềm ẩn của HS dựa trên kết quả đầu ra cuối một giai đoạn học tập, là quá trình
tìm kiếm minh chứng về việc HS đã thực hiện thành công các sản phẩm đó”. ĐG
năng lực nhằm giúp GV có thông tin kết quả học tập của HS để điều chỉnh hoạt động
giảng dạy; giúp HS điều chỉnh hoạt động học tập; giúp GV và nhà trường xác nhận,
xếp hạng kết quả học tập.

Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh đánh giá quá trình bằng các hình thức, phương
pháp đánh giá không truyền thống như quan sát, phỏng vấn, hồ sơ, dự án, trình diễn
thực, nhiều người cùng tham gia, HS tự đánh giá... Đánh giá kết quả học tập thông
qua dự án hoặc nghiên cứu nhóm được chú trọng. Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ, để KTĐG

mức độ tiếp nhận và cảm thụ văn học của HS về một tác phẩm nào đó, GV yêu cầu
HS thành lập nhóm để phân tích nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó và có thể lập
dự án tham quan bảo tàng của nhà văn, nhà thơ. Qua phân tích tác phẩm và qua
chuyến tham quan, HS viết thu hoạch, trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm trước
lớp. Với cách này, HS có quyền tự do làm bài theo hiểu biết của mình, trao đổi, tương
tác với nhau, tìm hiểu từ thực tế, vận dụng nhiều kiến thức của nhiều môn học khác
nhau, hợp tác nghiên cứu có thể đưa ra nhiều nhận định sáng tạo. Đây là hình thức
học tập mang tính tích hợp cao, GV và HS cùng tham gia ĐG kết quả của từng nhóm.
1.1.1.2. Đánh giá về đạo đức và sự tiến bộ của học sinh
Việc đánh giá về đạo đức và rèn luyện của HS cũng được coi trọng, nhà trường
đưa ra tiêu chí rõ ràng và GV nhận xét trên những tiêu chí đó. Điều này không chỉ có
tác dụng hỗ trợ giúp đỡ HS tiến bộ mà sự phối hợp giữa GV và gia đình trong việc
GD HS tốt hơn. Ví dụ, cách nhận xét, đánh giá về HS của một trường phổ thông ở
Canada như sau: Sau mỗi học kỳ, cha mẹ học sinh đều nhận được 1 bản nhận xét với
9 nội dung chủ yếu sau: (1) Kỹ năng làm việc độc lập; (2) Năng lực sáng tạo; (3) Mức
độ hoàn thành các bài tập; (4) Năng lực sử dụng công nghệ thông tin; (5) Khả năng

6


hợp tác với những người xung quanh;(6) Khả năng giải quyết những xung đột của cá
nhân; (7) Mức độ tham gia các hoạt động tập thể của lớp; (8) Khả năng giải quyết vấn
đề;(9) Khả năng biết đặt mục tiêu để hoàn thiện trong tương lai. Tất cả các mục trên,
giáo viên chủ nhiệm đều nhận xét điểm mạnh, điểm tốt của HS đã đạt được trong quá
trình học tập, rèn luyện ở trường, và trong từng nội dung nhận xét, nếu học sinh có
hạn chế, GV có nhận xét đi kèm để HS rút kinh nghiệm.
1.1.1.3. Sự phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong đánh giá học sinh
Sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong việc ĐG HS được nhà trường
quan tâm. Chẳng hạn, một số trường tiểu học ở Hoa Kỳ, việc họp phụ huynh đầu năm
thực sự có ý nghĩa. Trong cuộc họp GV chủ nhiệm giới thiệu rất kỹ chương trình học

tập trong năm, mục tiêu cuối năm, cách trao đổi giữa bố mẹ và GV, cách chấm điểm
bẳng nhận xét O-Outstanding, G-Good, S-Satisfied, N- Need Improvement (xuất sắc,
khá, đạt và cần cố gắng). Từ lớp 3 trở đi, O và G rất hạn chế, vì sợ HS và bố mẹ đua
nhau “chạy theo điểm”. Nhà trường khuyến khích HS phải biết tự lập ngay từ nhỏ.
Trên tường phòng học là nội quy của lớp, do chính HS viết ra, chúng tự nghĩ ra luật
lệ, cách phạt và ký tên ở dưới. Nội quy là Lời thề danh dự của lớp, được treo đến cuối
năm học và lời thề mỗi lớp, mỗi khác.
1.1.1.4. Đánh giá thông qua các kỳ thi
Ngoài đánh giá trên lớp, hầu hết các quốc gia đều đánh giá HS thông qua các kỳ
thi như: tuyển sinh đầu cấp học, thi tốt nghiệp các cấp và tuyển sinh đại học.
Tuyển sinh đầu cấp: Có hai xu hướng tuyển sinh đầu cấp: (1) Xét tuyển dựa
vào kết quả học tập hoặc kết quả thi tốt nghiệp của cấp học trước (ví dụ ở Singapore,
xét tuyển vào trường THCS dựa vào điểm thi tốt nghiệp PSLE, xét tuyển vào trường
THPT dựa vào kết quả học tập năm cuối THCS). (2) Thi tuyển vào lớp đầu cấp kết
hợp với kết quả học tập cấp học dưới (Hàn Quốc).
Thi tốt nghiệp các cấp học: Phần lớn các quốc gia đều không tổ chức thi tốt
7


nghiệp ở bậc GD bắt buộc như Anh, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, NewZealand, Australia…
Rất ít quốc gia vẫn duy trì kỳ thi tốt nghiệp tiểu học. Hầu hết các quốc gia đều tổ chức
kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, ngoại trừ Hàn Quốc. Xu hướng chung là đa dạng
hóa các hình thức đánh giá và các loại bằng cấp khác nhau để thực hiện phân hóa theo
năng lực HS.
Tuyển sinh đại học: hầu hết các quốc gia đều sử dụng một số tiêu chí tuyển sinh
như điểm 3 kỳ thi (thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh và thi chuẩn hóa năng lực); Kết
quả học tập ở cấp THPT; Hồ sơ dự tuyển (bài tự luận theo chủ đề, thư giới thiệu…) và
yếu tố nhân thân như dân tộc, vùng khó khăn, nữ…
Đánh giá quốc tế: Bên cạnh đó, các nước tạo ra một số công cụ KTĐG rất hữu
hiệu như: Nghiên cứu về xu thế trong Toán học và Khoa học quốc tế (Trends in

International Mathematics and Scient ics - TIMSS); Nghiên cứu về sự tiến bộ về
năng lực đọc hiểu quốc tế (Program in International Reading Listeracy Strudy –
PIRLS); Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Program for International Student
Assessment -PISA);
Tóm lại, trong hơn 3 thập kỷ qua, KTĐG đối với GDPT quốc tế đã có những
bước tiến rất lớn cả về lý luận và thực tiễn. Thể hiện rõ xu hướng KTĐG của thế giới
là hướng đến đánh giá năng lực học sinh, phương pháp, cách thức đánh giá rất đa
dạng, sáng tạo và linh hoạt. [12, tr. 1-5]
1.1.2. Việt Nam
Ở bậc học đại học, bên cạnh bộ môn còn có các chuyên đề dạy học để sinh
viên có thể học chuyên sâu. Giáo trình Lí luận dạy học đại học của Lưu Xuân Mới đề
cập đến các chuyên đề dạy học ở bậc đại học. Riêng ở bậc phổ thông , việc xây dựng
chuyên đề dạy học mới triển khai ở một số trường chuyên để thử nghiệm.

8


Trong giai đoạn vừa qua, khoa học về KTĐG của Việt Nam đã có những
chuyển biến tích cực, nhưng nhìn chung vẫn còn chậm và chưa bắt kịp với thế giới.
Quy định của Luật GD: Khoản 1, điều 6 của Luật Giáo dục năm 2005, nêu rõ:
“Chương trình GD thể hiện mục tiêu GD; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi
và cấu trúc nội dung GD, PP và hình thức tổ chức hoạt động GD, cách thức đánh giá
kết quả GD đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.”
Thực hiện Luật GD, quá trình xây dựng khung chương trình và chương trình phổ
thông, Bộ GD&ĐT đã chú trọng đến KTĐG, ban hành nhiều văn bản về ĐG, xếp loại
HS, và khẳng định KTĐG là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy và học.
* Chỉ đạo về kiểm tra, đánh giá

Công tác chỉ đạo KTĐG của Bộ GD&ĐT thông qua hệ thống văn bản sau:
Cấp THCS, THPT: Quyết định 40/2006/QĐ-BGD&ĐT (Quyết định 40) ngày

05/10/2006 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT; Thông tư số
51/2008/TT-BGD&ĐT ngày 15/9/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết
định 40; Thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT (Thông tư 58) ngày 12/12/2011 ban
hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh THCS, THPT; Công văn số
8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn soạn đề
kiểm tra và một số quyết định, thông tư liên quan đến tuyển sinh THCS, THPT, thi tốt
nghiệp THPT…
Quyết định 40: Theo quyết định này, đánh giá, xếp loại HS có 2 lĩnh vực: (1)
ĐG hạnh kiểm của HS phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức;
ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức
phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của
lớp, của trường và hoạt động xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi
trường. (2) ĐG, xếp loại học lực: Căn cứ ĐG học lực của học sinh là hoàn thành
chương trình các môn học trong Kế hoạch GD của cấp THCS, THPT, kết quả đạt

9


được của các bài KT. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu và
Kém. Hình thức KT, bao gồm KT thường xuyên (miệng, 15 phút), KT định kỳ (1 tiết,
học kỳ).Việc ĐG học tập được thực hiện bằng cách KT và cho điểm các bài KT, tính
điểm TB môn học và điểm TB các môn học cuối kỳ và cuối năm.
Thông tư 58: Kế thừa Quyết định 40 và Thông tư 51, theo đó, các môn Thể dục,
Âm nhạc, Mỹ thuật thực hiện nhận xét với 2 bậc: Đạt và Chưa đạt, đồng thời xóa bỏ
hệ số khi tính điểm trung bình các môn cuối học kỳ, cuối năm. Quan điểm của Bộ
GD&ĐT cho rằng vai trò các môn học ảnh hưởng đến sự trưởng thành của HS sau
này là như nhau, do đó không phân biệt môn chính, môn phụ. Một số môn học quan
trọng như Toán, Văn, Ngoại ngữ, HS được học với thời lượng nhiều hơn và là môn thi
tốt nghiệp THPT thường xuyên.
Công văn số 8773: hướng dẫn soạn đề kiểm tra, một số yêu cầu được đặt ra

như: KT, ĐG dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình THCS, THPT đã được
Bộ ban hành; tăng cường câu hỏi mức độ thông hiểu, sáng tạo; ra đề bằng ma trận
kiến thức, kỹ năng; khuyến khích đánh giá bằng nhiều phương pháp và một số kỹ
thuật mới như kỹ thuật Rubric, ĐG môn GDCD vừa cho điểm vừa nhận xét v.v. Một
xu hướng mới trong KTĐG hiện nay là ra đề kiểm tra “mở” để tạo điều kiện cho HS
cơ hội thể hiện suy nghĩ và sáng tạo của mình.
* Các công trình nghiên cứu về đổi mới kiểm tra, đánh giá được đề cập trong Kỷ yếu
Hội thảo khoa học kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh bậc trung
học năm 2006 như: PGS.TS. Nguyễn Công Khanh, Đổi mới kiểm tra đánh giá học
sinh phổ thông theo cách tiếp cận năng lực, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
TS. Nguyễn Phú Tuấn, Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh trung học phổ thông;

10


1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Chuyên đề và chuyên đề dạy học
Chuyên đề là vấn đề chuyên môn được nghiên cứu riêng.
Chuyên đề dạy học được hiểu như sau: thay cho việc dạy học đang được thực
hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/ nhóm chuyên môn
căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng
các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong
điều kiện thực tế của nhà trường.[1, tr.7 ]
1.2.2. Đặc trưng của chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc
trưng cơ bản sau:
Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh
tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được
sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động

học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình
huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài
liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát
hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp,
đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát
triển tiềm năng sáng tạo.
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành
môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh
nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.

11


Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến
trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát
triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như
theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê
phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
1.2.3. Kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra: trong Đại từ điển Tiếng Việt Nguyễn Như Ý giải thích Kiểm tra là
xem xét thực chất, thực tế. Theo Bửu Kế, Kiểm tra là tra xét, xem xét, là soát xét lại
công việc. Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá và nhận xét. Theo Trần
Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
Một số nhà khoa học giáo dục cho rằng: Kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu,
chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để ĐG và nhận xét.
Đánh giá: là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công
việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu,
tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng,
điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Theo Đại từ điển Tiếng Việt

Nguyễn Như Ý, Đánh giá là nhận xét bình phẩm về giá trị.
Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống, là quá trình thu thập và xử lý
kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả GD, căn cứ vào mục tiêu
dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động trong GD tiếp
theo. Có thể nói rằng, Đánh giá là quá trình thu thập phân tích và giải thích thông tin
một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của các mục tiêu giáo dục. Đánh
giá có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng hay định tính.
1.2.4. Năng lực và mô hình cấu trúc năng lực
Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng La tinh “competentia”.
Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau. Năng lực được hiểu
như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc. Khái niệm
12


×