Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.84 KB, 2 trang )
Vaiài nét về con đườn
VÀI NÉT VỀ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA
Theo những tài liệu còn lưu lại, Trương Khiên, người Trung Quốc
là người đầu tiên đặt những viên gạch xây nên nền móng của con
đường thương mại này. Vào thời nhà Hán (206 TCN-220), ông phải
mang những văn kiện ngoại giao từ Trung Quốc đi về phía Tây. Chính
chuyến Tây du này đã hình thành nên một con đường thương mại
phồn thịnh bậc nhất thời bấy giờ.
Hình thành từ thế kỷ 2 TCN nhưng lúc đầu Con đường tơ lụa này
được thành lập với ý định quân sự nhiều hơn mục tiêu thương mại.
Muốn tìm được những đồng minh nhằm khống chế bộ lạc Hung Nô,
năm 138 TCN, vua Hán Vũ Đế đã cử Trương Khiên đi về phía Tây với
chiếu chỉ ngoại giao trong tay, nhưng không may Trương Khiên đã bị
chính bộ lạc Hung Nô bắt và giam giữ. Sau 10 năm bị bắt giữ, Trương
Khiên trốn khỏi trại và vẫn tiếp tục nhiệm vụ, ông hành trình về Trung
Á, Tây Vực.
Tiếp kiến biết bao vị thủ lĩnh ở khu vực này nhưng chẳng ai chịu
giúp nhà Hán cả. Năm 126 TCN, Trương Khiên trở về nước. Tuy thất
bại nhưng với những kiến thức và thông tin thu được, ông đã viết cuốn
sách Triều dã kim tài trong đó đề cập đến những vùng đất ông đã đặt
chân tới, vị trí địa lý, phong tục tập quán, sản vật, hàng hóa và đặc biệt
là tiềm năng giao thương. Triều dã kim tài đã kích thích mạnh các
thương gia Trung Hoa. Sau đó Con đường tơ lụa dần được hình
thành, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu... đến Ba Tư
và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường
đến với Trung Hoa.
Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc của La
Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó
bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng nói rằng Nữ
hoàng Ai Cập Cleopatre lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi.
Chính trị thời đó cũng có ảnh hưởng lớn đến Con đường tơ lụa. Khi