Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Biện pháp thi công bể nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.35 KB, 68 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
*****************************

HỒ SƠ DỰ THẦU
GÓI THẦU XL7: XÂY DỰNG CẦU KM 64+845.11
PHÂN ĐOẠN : KM 56+0.00 ÷ KM 66+247.07
DỰ ÁN: XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN LA SƠN – TÚY
LOAN (KM 0 ÷ KM 80)
THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG- CHUYỂN GIAO (BT)

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP
TỔ CHỨC THI CÔNG

TỔNG CÔNG TY XDCTGT 8- CTCP (CIENCO 8)
HÀ NỘI: THÁNG …..NĂM 2014
Môc lôc
Trang


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG…………………………………………..
…………………..5
1. Tổng quan……………………………………………………………………………………5
2. Phạm vi dự án…..……………………………………………………………...……………5
3. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng………………..……………………….……………5
3.1. Đặc điểm địa hình địa mạo……………………………………………………………
5
3.2. Điều kiện khí hậu…………………………………………………………………..…5
3.3. Địa chất. …………………………………………………………………………...…6


3.4. Điều kiện thủy văn và địa chất thủy văn. …………………………………………….9
4. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật công trình………………..………………………..….……10
4.1. Quy trình, quy phạm áp dụng. …………………………………………………....…10
4.2. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật. …………………………………………………..…
10
PHẦN II: TỔ CHỨC THI CÔNG……………………………………………………..…….11
TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU
1. Bố trí mặt bằng công trường…………………………………………………………...…11
2. Các công trình phụ trợ…………………………………………..……………………...…12
2.1. Đường công vụ, bãi thi công…………………………………………………..…….12
2.2. Nước thi công và sinh hoạt……………………………………………………..……12
2.3. Cấp điện………………………………………………………………………..……12
2.4. Cấp bê tông……………………………………………………………………...…..12
3. Biện pháp thi công cọc khoan nhồi. …………………………………………..………….12
3.1. Trình tự các bước thi công cọc khoan nhồi. ……………………………………...…12
3.2. Công tác ống vách. ………………………………………………………………….13
3.3. Vữa khoan (dung dịch Bentonite) ………………………………………………..…13
3.4. Công tác khoan tạo lỗ. ……………………………………………………….…...…13
3.5. Vệ sinh lỗ khoan. ………………………………………………………………...….14
3.6. Công tác cốt thép. ………………………………………………………………...…14
3.7. Thiết bị đổ bê tông. ……………………………………………………………...….14
3.8. Công tác bê tông. …………………………………………………………….......…15
3.9. Công tác rút vách thi công. ………………………………………………………....16
3.10. Kiểm tra chất lượng cọc. ……………………………………………………………16
4. Biện pháp thi công mố. …………………………………………..…………………..……17
4.1. Biện pháp thi công mố M1. …………………………………………………………17
4.2. Biện pháp thi công mố M2. …………………………………………………………17
5. Biện pháp thi công trụ. …………………………………………..……………………..…19
5.1. Công tác chuẩn bị. ………………………………………………………………..…19
5.2. Thi công cọc khoan nhồi. ………………………………………………………...…19

5.3. Thi công hố móng. ………………………………………………………………….19
5.4. Thi công bệ trụ. ……………………………………………………………………..19
5.5. Thi công thân và xà mũ trụ. …………………………………………………...……19
6. Biện pháp thi công kết cấu nhịp. …………………………………………..………….….20
6.1. Chế tạo dầm Super T. ……………………………………………………….………20
6.2. Thi công lao lắp kết cấu nhịp dầm Super T. ……………………………………..…23
7. Thi công phần mặt cầu và các hạng mục khác. ……………………………………....…24
TỔ CHỨC THI CÔNG ĐƯỜNG
8. Biện pháp tổ chức thi công…………………………………………..…………..…….….24
8.1. Bố trí công trường và các công trình phụ trợ. ………………………………………
24
8.2. Trình tự các bước thi công. …………………………………………………………25
8.3. Biện pháp thi công các hạng mục.
PHẦN III: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1. Yêu cầu về vật liệu…………………………………………..………………………..........29
thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 2


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

2.

3.
4.

5.

1.

2.

1.

1.1. Bê tông………………………………………………………………………...….…29
1.2. Cốt thép. ………………………………………………………………...…………..30
1.3. Thép ứng suất trước và neo cáp. ……………………………………………..…..…30
1.4. Lớp phòng nước và tạo nhám. ………………………………………………..…….31
1.5. Vật liệu đặc chủng. ………………………………………………………..…..……31
Nguồn vật liệu…………………………………………..……………………………….…31
2.1. Xi măng………………………………………………………………….……..……32
2.2. Cốt thép………………………………………………………………….……..……32
2.3. Cốt liệu hạt mịn. ……………………………………………………….….…...……33
2.4. Cốt liệu hạt thô……………………………………………………………….…...…33
2.5. Nước……………………………………………………………………………...….34
2.6. Phụ gia cho bê tông…………………………………………………..………...……34
2.7. Vật tư dự ứng lực………………………………………………………….……...…35
2.8. Các vật tư nhập ngoại khác……………………………………………………...…..35
2.9. Các vật liệu dùng cho đường…………………………………………………..……36
2.10. Vật liệu đắp………………………………………………………………..…..……36
Thí nghiệm vật liệu…………………………………………..……………………….……36
Các yêu cầu kỹ thuật thi công. …………………………………………..……………….37
4.1. Công tác thi công cọc khoan nhồi. ……………………………………………...…..37
4.2. Công tác đà giáo ván khuôn. …………………………………………………......…39
4.3. Công tác bê tông. ……………………………………………………………………39
4.4. Công tác thi công dầm Super T…………………………………………………...…41
4.5. Công tác thi công đường. ………………………………………………………...…42
Kế hoạch quản lý chất lượng…………………………………………..………………….49
5.1. Chính sách chất lượng…………………………………………………..………...…49
5.2. Tổ chức bộ máy quản lý chất lượng………………………………………………....52

5.3. Nội dung công tác KCS…………………………………………………………...…52
5.4. Nghiệm thu bàn giao công trình…………………………………………………..…52
5.5. Bảo hành công trình…………………………………………………………………53
PHẦN IV: TIẾN ĐỘ THI CÔNG
Thời gian thi công và tiến độ thi công chi tiết. ……………………………………….…54
Biện pháp đảm bảo tiến độ…………………………………………..……………..…….54
2.1. Bố trí nhân lực. …………………………………………………………………………
54
2.2. Bố trí thiết bị thi công. …………………………………………………………………
54
2.3. Sử dụng phụ gia bê tông. ………………………………………………………………
54
2.4. Đà giáo ván khuôn. ……………………………………………………………………
54
2.5. Tổ chức thực hiện.
…………………………………………………………………….54
PHẦN V: BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, AN TOÀN GIAO
THÔNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
An toàn trong thi công…………………………………………..………………………..56
1.1. An toàn chung trên công trường. ………………………………………………………
56
1.2. An toàn cho con người. ……………………………………………………………..…
57
1.3. An toàn thiết bị…………………………………………………………………………
57
1.4. An toàn công trình…………………………………………………………………..…
58

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11


Trang 3


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

1.5.

An toàn cho các công trình đang sử dụng khai thác trong khu vực. ……………….…
58
1.6. An toàn khi thi công đào đắp đất. ……………………………………………..………
59
1.7. An toàn về điện. …………………………………………………………………….…
59
1.8. Phòng chống cháy nổ……………………………………………………………….…
59
1.9. Phòng chống bão lũ. ………………………………………………………………..…
69
1.10. Biện pháp bảo vệ an ninh khu vực. …………………………………………………62
2. Công tác đảm bảo giao thông. …………………………………………..…………….….62
3. Biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp…………………………..62
3.1. Các biện pháp chung. ……………………………………………………………...……
62
3.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình chuẩn bị thi công.….…
63
3.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình thi công. …………...…
64
3.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. ……………………………………….
…64
3.5. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, môi trường. ……………………..
……64

3.6. Các biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn. …………………………………….
…65
3.7. Công tác bảo vệ công trình công cộng cây xanh trong khu vực.
………………………65
PHẦN VI: THUYẾT MINH TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG
1. Sơ đồ tổ chức hiện trường. …………………………………………..………………..…..66
1.1. Sơ đồ tổ chức hiện trường. …………………………………………………………...
…66
1.2. Ban điều hành dự án.
……………………………………………………………………66
1.3. Các đội thi công công trình. …………………………………………………….………
67
2. Tổ chức nhân lực…………………………………………..………………………………68
2.1. Tổ chức nhân lực đội thi công cầu. ……………………………………………….……
68
2.2. Tổ chức nhân lực đội thi công đường. …………………………………………..
……..68

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 4


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

PhÇn I: giíi thiÖu chung
1. TỔNG QUAN

Đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - Nam Đông – Túy Loan nằm trong dự án Hồ Chí
Minh đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thế tại Quyết định số :

242QĐ – TTG ngày 15/02/2007 với quy mô mặt cắt ngang 2 làn xe, vận tốc thiết kế từ
40Km/h – 60Km/h theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN4054-2005. Theo nội dung kết luận của
lãnh đạo Bộ GTVT tại thông báo số: 328/TB-BGTVT ngày 15/07/2009 cho phép đầu tư
đoạn tuyến Khe Tre – Túy Loan theo quy mô đường cao tốc 4 làn xe với tốc độ thiết kế 6080 km/h .
Đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Hòa Liên – Túy Loan dài khoảng 82.0 Km. Điểm
đầu tuyến tại La Sơn thuộc huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên – Huế. Điểm cuối tuyến tại
Túy Loan thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Tuyến đi qua hai tỉnh thành là tỉnh
Thừa Thiên Huế và thành Đà Nẵng.
Đặc điểm của tuyến như sau:
-

Từ Nam Đèo Đề Bay (Km36+00) – Nam đèo Mũi Trâu: tuyến đi theo ĐT 601,
đoạn này thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng.

-

Đoạn Nam đèo Mũi Trâu – Hòa Liên: tuyến đi qua cầu Sập và cơ bản bám theo
tuyến đường ĐT 601 qua Hòa Bắc đi về Hòa Liên và nhập vào tuyến Nam hầm Hải Vân
– Túy Loan tại Km4+380.

-

Đoạn Hòa Liên – Túy Loan (Km80+0.00) : tuyến đi trùng với tuyến Nam hầm Hải
Vân - Túy Loan đã thi công xong.

2. PHẠM VI DỰ ÁN VÀ PHẠM VI GÓI THẦU

-

Tên dự án: Xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh, đoạn La Sơn- Túy Loan (Km

0- Km 80).

-

Địa điểm xây dựng: Xã Hòa Liên - Hòa Vang - TP. Đà Nẵng

-

Tên gói thầu: XL 7- Xây dựng cầu Km 64+845.11

3. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG CẦU.

3.1.

Đặc điểm địa hình, địa mạo.

Nhìn chung địa hình khu vực xây dựng cầu tương đối bằng phẳng. Đầu cầu phía La Sơn
là đồi cây lá rộng, đầu cầu phía Túy Loan là ruộng lúa. Khu vực có nhiều lăng mộ của dân
địa phương. Tuyến cầu cắt ngang qua mương thủy lợi rộng khoảng 5m, theo quy hoạch thì
mương này được điều chỉnh dòng để phù hợp với quy hoạch tổng theercuar toàn khu dân
cư và khu công nghệ cao.

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 5


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

3.2.


Điều kiện khí hậu.

Khu vực xây dựng cầu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao
và ít biến động. Đặc điểm khí hậu là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt
: Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh
thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
3.2.1. Nhiệt độ:
-

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25.9oC.

-

Cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 trung bình từ 28-30 oC.

-

Thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-23 oC.
3.2.2. Mưa.

-

Nhìn chung đây là khu vực có lượng mưa khá lớn, ở đồng bằng lượng mưa năm
khoảng 2000 – 2200 mm, trên lưu lượng vượt quá 3000 mm. Số ngày mưa toàn năm vào
khoảng 140 – 160 ngày.

-


Hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và tháng 11 đạt lượng mưa trung bình
khoảng 500 – 600 mm. Hai tháng lân cận là tháng 09 và tháng 12 lượng mưa trung bình
khoảng 250 – 300mm, mỗi tháng có khoảng 15 – 20 ngày mưa.
3.2.3. Độ ẩm :

-

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4 %.

-

Cao nhất vào tháng 10, tháng 11 trung bình từ 85.67 – 87.67%.

-

Thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 – 77,33 %.
3.2.4. Nắng:

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ
234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.
3.2.5. Gió :
-

Hướng gió thịnh hành ùa hè ( tháng 4 – 9)

-

Tốc độ trung bình

-


Hướng gió thịnh hành mùa Đông ( tháng 10-3) : Gió Bắc,gió Tây Bắc.

-

Tốc độ gió mạnh nhất
3.3.

: Gió Đông Bắc và Tây Nam.
: 13.33m/s.
: (34.48-19.26) m/s

Địa chất

Qua công tác khoan, đào thăm dò ĐCCT, công tác trắc hôi ĐCCT kết hợp với công
tác thí nghiệm cơ học đất cho thấy vị trí xây dựng công trình có cấu trúc địa chất từ trên
xuống dưới như sau :
3.3.1. Lớp đđ1 : Đất đắp loại cát pha sét lẫn dăm sạn, tảng màu xám vàng, trạng thái
cứng.
thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 6


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

Lớp này đất nằm trên bề mặt địa hình, được gặp tại các lỗ khoan LKBS94,
LKBS101-LKBS105, bề dày lớp thay đổi từ 0.80m (LKBS103) đến 3.10m (LKBS105).
Không lấy mẫu thí nghiệm trong lớp này.
3.3.2. Lớp A1 : Sét pha cát lẫn hữu cơ màu xám nâu, trạng thái dẻo mền – dẻo chảy.

Lớp A1 là lớp đất ruộng phân bố trên bề mặt địa hình, được gặp tại các lỗ khoan
LKBS95, LKBS98 và LKBS100, bề dày lớp thay đổi từ 0.30m (LKBS95) đến 4.30m
(LKBS105).
Trong thí nghiệm 04 mẫu đất, Ứng suất quy ước R’ < 1.00 kG/cm2.
3.3.3. Lớp tk1 : Cát hạt thô màu xám vàng, trạng thái bão hòa, kết cấu chặt vừa.
Lớp tk1 nằm xen kẹp giữa lớp A1 và chỉ gặp tại lỗ khoan LKBS105 với bề dày
1,30m. Đã thí nghiệm 01 mẫu đất, kết quả : Ứng suất quy ước: R’ = 3.00 kG/cm2.
3.3.4. Lớp A3 : Sét pha cát màu xám vàng, trạng thái dẻo cứng.
Lớp A3 nằm trực tiếp dưới lớp A1, được gặp tại các lõ khoan LKBS98, LKBS103
& LKBS104, bề dày lớp thay đổi từ 2m (LKBS98) đến 5.00m (LKBS103). Đã thí
nghiệm 03 mẫu đất, kết quả: Ứng suất quy ước, R’ = 1.50 kG/cm2 .
3.3.5. Lớp A4 : Sét cát pha màu xám vàng, trạng thái nửa cứng.
Lớp A4 nằm trực tiếp dưới lớp A1 và A3, được gặp tại các lõ khoan LKBS100, đến
LKBS105, bề dày lớp thay đổi từ 2.90m (LKBS100) đến 17.500m (LKBS105). Đã thí
nghiệm 15 mẫu đất, kết quả: Ứng suất quy ước, R’ = 2.50 kG/cm2.
3.3.6. Lớp A5 : Sét pha lẫn vỏ sò màu xám xanh, xám đen, trạng thái chảy.
Lớp A5 chỉ gặp cục bộ tại lỗ khoan LKBS98 với bề dày 3.40m. Đã thí nghiệm 04
mẫu đất, kết quả: Ứng suất quy ước, R’ < 1.00kg/cm2.
3.3.7. Lớp A6 : Sét pha cát lẫn vỏ sò màu xám xanh, xám đen, trạng thái dẻo chảy.
Lớp A6 nằm trực tiếp dưới lớp A4 và chỉ gặp tại lỗ khoan LKBS100 với bề dày
3.20m. Đã thí nghiệm 01 mẫu đất, kết quả ứng suất quy ước, R’ < 1.00 kG/cm2.
3.3.8. Lớp B2 : Cát hạt vừa lẫn sét, sỏi sạn màu xám trắng, xám vàng, trạng thái ẩm
– bão hòa, kết cấu rời rạc – chặt vừa.
Lớp B2 gặp tại lỗ khoan LKBS94, LKBS95 với bề dày thay đổi từ 3.40m(LKBS95)
đến 4.00m (LKBS94). Đã thí nghiệm 04 mẫu đất, kết quả ứng suất quy ước, R’ = 2.00
kG/cm2.
3.3.9. Lớp B3: Cát hạt thô lẫn sét, sỏi sạn màu xám trắng, trạng thái bão hào, kết
cấu chặt vừa.
Lớp B3 chỉ gặp ở lỗ khoan LKBS100 với bề dày 1.00m. Đã thí nghiệm 01 mẫu đất, kết quả
ứng suất quy ước: R’=3.00kG/cm2

3.3.10.

Lớp B4: Cuội tảng kẹp đất loại cát, cát pha màu xám vàng.

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 7


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

Đây là lớp cuội tảng kẹp đất cát, cát pha màu xám vàng. Lớp B4 gặp ở các lỗ khoan
LKBS95, LKBS104vaf LKBS105. Bề dày lớp thay đổi từ 1.90m (LKBS95)đến 9.30m
(LKBS105). Ứng suất quy ước, R’=6.00kG/cm2
3.3.11. Lớp D2 : Sét pha lẫn dăm sạn, tảng màu xám vàng, nâu đỏ, trạng thái cứng.
Lớp D2 phân bố rộng phía đầu cầu và giữa cầu, gặp tại các lỗ khoan LKBS92,
LKBS93, LKBS98 và LKBS100, bề dày lớp thay đổi từ 4.60m (LKBS92) đến 6.50m
(LKBS98, LKBS100). Đã thí nghiệm 04 mẫu đất, kết quả ứng suất quy ước,

R’ =

4.00 kG/cm2.
3.3.12.

Lớp D4 : Cát pha sét lẫn dăm sạn, tảng màu xám vàng, xám trắng, trạng
thái cứng.
Lớp D4 gặp tại lỗ khoan LKBS103, LKBS105

với bề dày thay đổi từ


4.00m(LKBS103) đến > 10.5 m (LKBS94). Đã thí nghiệm 03 mẫu đất, kết quả ứng suất
quy ước, R’ = 3.00 kG/cm2.
3.3.13.

Lớp E1 : Đá phiến sericit phong hóa vỡ dăm, vỡ vụn màu xám xanh, xám
vàng, độ cứng cấp 4-5.

Lớp E1 gặp ở hầu hết các lỗ khoan của cầu, cao độ mặt lớp biến đổi từ -26.71m
(LKBS104) đến 1.24m (LKBS92). Bề dày lớp biến đổi từ 1.50m (LKBS93) đến 10.40m
(LKBS 98). Đá có mức đọ phong hóa mạnh và không đều, chỉ số chất lượng lõi đạt :
TCR = 0 – 50 %, RQD = 0%. Trong lớp lấy được 04 mẫu thí nghiệm.
+ Cường độ kháng nén dọc trục khi khô: R nkh=55.68 kG/cm2
+ Cường độ kháng nén dọc trục bão hòa: R nbh=31.80kG/cm2
3.3.14.
Lớp E2a : Đá phiến sericit phong hóa nứt nẻ, vỡ tảng màu xám xanh, xám
vàng, độ cứng cấp 6.
Lớp E2a là đới đá phiến có mức độ phong hóa vừa nằm xen kẹp trong lớp E1,
được gặp tại lỗ khoan LKBS95 với bề dày thay đổi từ 1.00m (LKBS95) đến trên 1.40m
(LKBS98), chỉ số chất lượng lõi đạt : TCR = 35 ÷ 38%; RQD = 14-15%. Đã thí nghiệm
01 mẫu đá:
+ Cường độ kháng nén dọc trục khi khô R nkh = 246.60 kG/cm2
3.3.15.

Lớp E2b : Đá phiến sericit phong hóa nứt nẻ, vỡ tảng màu xám xanh, xám
vàng, độ cứng cấp 4-5.

Lớp E2b là đới đá phiến có mức độ phong hóa vừa nằm xem kẹp giữa lớp E1, được
gặp tại lỗ khoan LKBS95 với bề dày 1.00m, chỉ số chất lượng lõi đạt TCR=10%,
RQD=5%. Không lấy được mẫu thí nghiệm cường độ, mẫu chỉ là các mảnh vỡ sắc cạnh.
3.3.16.


Lớp E2 : Đá phiến sericit phong hóa nứt nẻ, vỡ tảng màu xám xanh, xám
hồng, độ cứng cấp 6.

Lớp E2 gặp ở hầu hết các lỗ khoan của cầu, cao độ mặt lớp biến đổi từ -15.52m
(LKBS100) đến -1.16m (LKBS93) chiều sâu đã khoan sau nhất vào lớp là 18.90m
thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 8


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

(LKBS92).Chỉ số chất lượng lõi trong quá trình khoan đạt: TCR=5÷86%, RQD=1÷38%.
Kết quả thí nghiệm 12 mẫu đá lấy được trong quá trình khoan trong lớp như sau :
+ Cường độ kháng nén dọc trục khi khô R nkh = 150.03 kG/cm2
+ Cường độ kháng nén dọc trục khi bão hòa R nbh = 127.03 kG/cm2.
3.3.17.

Lớp E3 : Đá phiến sericit phong hóa nứt nẻ, vỡ tảng màu xám xanh, độ
cứng cấp7-86.

Lớp E3 gặp ở các lỗ khoan LKBS93, LKBS94 và LKBS100, cao độ mặt lớp biến
đổi từ -19.32m (LKBS100) đến -6.56m (LKBS93), chiều sâu đã khoan sâu nhất vào lớp
là 5.50m (LKBS94). Chỉ số chất lượng lõi trong quá trình khoan đạt: TCR=35.2÷90.3%,
RQD=6÷65.3%. Kết quả thí nghiệm 07 mẫu đá lấy được trong quá trình khoan trong
lớp như sau :
+ Cường độ kháng nén dọc trục khi khô R nkh = 288.53 kG/cm2
+ Cường độ kháng nén dọc trục khi bão hòa R nbh = 226.82 kG/cm2.
3.4.


Điều kiện thủy văn và địa chất thủy văn.

Địa chất thủy văn khu vực chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết. Trong phạm vi chiều sâu
các lỗ khoan cho thấy địa tầng gồm 02 tầng chứa nước chính, đó là tầng chứa nước
trong các lớp cát hạt vừa, cuội tảng ( lớp B2, B3, B4) và tầng chứa nước trong các lớp
đá gốc nứt nẻ.
3.4.1. Các hiện tượng địa chất động lực công trình :
Nhìn chung trong khu vực cầu có thể xảy ra các quá trình, hiện tượng địa chất động lực
chủ yếu là :
-

Hiện tượng lún có thể xảy ra trong lớp đất sét pha cát, trạng thái dẻo chảy đến chảy
( A5, A6);

-

Hiện tượng xói ngầm có thể xảy ra trong lớp cát, cuội tảng ẹp cát, cát pha (lớp B2, B3,
B4).
Trên cơ sở tình hình địa chất của cầu với các số liệu phản ánh từ các lỗ khoan địa chất
công trình có thể xác định địa tầng chủ yếu là các lớp cát sét ở phía trên, tuy nhiên có
lẫn nhiều cuội sỏi chỉ số SPT lớn và tiếp theo là các lớp đất đá. Vì vậy móng công trình
hợp lí nhất về kĩ thuật , kinh tế và tiến độ thi công là móng cọc. Tuy nhiên ở 1 số vị trí
có thể đưa ra được 2 giải pháp là móng cọc đóng và cọc khoan nhồi để phân tích lực
chọn tối ưu với nhiều mặt về chất lượng, kĩ thuật, phù hợp với tổ chức thi công, huy
động thiết bị cho công trình để lựa chọn.

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 9



XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

3.4.2. Thủy văn : Cầu vượt suối và địa hình do đó thủy văn, thủy lực không ảnh
hưởng.
* Theo kết quả điều tra số liệu thủy văn thại khu vực xây dựng cầu như sau :
+ Mực nước lũ năm 1999

: 4.29m

+ Mực nước lũ năm 2007

: 2.80m

+ Mực nước lũ năm 2009

: 3.79m

+ Mực nước lũ năm 2011

: 5.06m

+ Mực nước khảo sát T3/2012

: 4.29m

* Kết quả số liệu thủy văn cho cầu như sau:
+ Tần suất


:P

= 1%

+ Lưu lượng

: Q1

= 177.00 m3/s

+ Mực nước

: H1% = 6.03 m

+ Vận tốc

: V1% = 1.65 m/s

+ Mực nước H10% = 5.32m; mực nước H50%=4.84m.
4. QUY MÔ, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH

4.1.

Quy trình, phạm vi áp dụng:

-

Tiêu chuẩn thiết kế cầu: 22TCN 272-05.

-


Áp dụng khung tiêu chuẩn dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số
2529/QĐ-BGTVT ngày 14/08/2007, về việc khung tiêu chuẩn áp dụng cho dự án xây
dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2010; Quyết định số 575/QĐ-BGTVT ngày
11/03/2013 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục
tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh; Quyết
định số 1356/QĐ-BXD ngày 31/12/2013, về việc công bố danh mục văn bản quy phạm
hết hiệu lực 2013. Quyết định số 212/QĐ-BXD ngày 25/02/2013 của Bộ Xây dựng về
việc hủy bỏ các tiêu chuẩn ngành xây dựng (đợt 1).
4.2.

Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:

-

Quy mô xây dựng: Kết cấu vĩnh cửu bằng BTCT và BTCT DƯL.

-

Tần suất lũ thiết kế: P=1% (Kết hợp vượt địa hình).

-

Khổ thông thuyền: Cầu vượt địa hình qua suối nhỏ không yêu cầu thông thuyền.

-

Tải trọng thiết kế: Hoạt tải thiết kế HL- 93.

-


Cấp động đất:

-

Khổ cầu:

B=(0.5+11.0+0.5)m = 12m.

-

Độ dốc dọc cầu:

i = 4%.

-

Tốc độ thiết kế:

V = 80km/h.

Cấp 7 (Hệ MSK-64).

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 10


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)


-

Đường hai đầu cầu: Theo tiêu chuẩn chung của tuyến.

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 11


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

PHẦN II: TỔ CHỨC THI CÔNG
TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ
-

Bố trí 3 mũi thi công chính như sau:
o Mũi số 1: Thi công các hạng mục cầu từ mố M1 đến trụ T11.
o Mũi số 2: Thi công các hạng mục cầu từ mố M2 đến trụ T12.
o Mũi số 3: Thi công đường đầu cầu 2 phía.

-

Ngoài các mũi thi công chính theo các hạng mục công việc trên ứng với các mũi như
vậy sẽ phân ra làm các mũi thi công chi tiết tương ứng với các thiết bị vật tư dự kiến để
đáp ứng tiến độ công trình.
TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU

1. Bố trí mặt bằng công trường.
-


(Xem bản vẽ bố trí mặt bằng công trường)

-

Bố trí công trường tại vị trụ T3, T4 và T5 nằm bên phải tuyến tại vị trí khu công nghệ
cao, nằm sát đường công vụ dọc cọc phục vụ thi công tất cả các hạng mục trong đó có
công tác vận chuyển dầm Mặt bằng công trường bao gồm các hạng mục chính sau :
o Văn phòng ban điều hành công trường, nhà y tế, an toàn vệ sinh lao động (có đầy đủ
trang thiết bị).
o Văn phòng tư vấn.
o Phòng thí nghiệm hiện trường.
o Khu nhà ở công nhân.
o Nhà bảo vệ.
o Kho vật tư.
o Bể nước thi công.
o Bãi đúc và chứa các cấu kiện đúc sẵn
o Bãi đúc và chứa dầm Super T (2 bãi đúc và diện tích chứa 50%/ 80 phiến dầm)
o Bãi gia công cốt thép.
o Bãi tập kết thiết bị.
o Bãi tập kết vật liệu + trạm trộn bê tông. (trường hợp bê tông tự sản xuất)
o Đường công vụ.
o Trạm biến áp cấp điện phục vụ thi công.
o Công trường được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cột thép góc và lưới thép
B40 cao 2.0m.

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 12



XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

2. Các công trình phụ trợ
1.1.
-

Đường công vụ, bãi thi công

Đường công vụ được bố trí dọc theo chiều dài cầu từ mố M1 đến mố M2 và kéo dài một
phần đi vào vị trí nút giao (phần kéo dài đảm bảo việc thông suốt trong cả quá trình thỉ
công). Đường được bố trí bên phải tuyến nằm giữa mặt bằng công trường và cầu. Kết
cấu đường bao gồm : Đất đắp, cấp phối đá dăm dày 25cm. B = 6m trong đó phần đá
dăm 5m và lề đường 0.5mx2.

-

Các bãi thi công gồm: Bãi đúc cấu kiện đúc sẵn, bãi gia công cốt thép, bãi chứa thiết
bị… được đắp bằng đất đầm chặt, mặt bãi gia cố bằng CPĐD dày 10cm. Bãi đúc và
chứa dầm được thay đất đắp mặt bằng bằng cát đắp đầm chặt kết cấu mặt lót đá dăm và
đổ bê tông đối với bệ đúc, lót đá dăm và dải tấm bản BTCT đối với bãi chứa.
1.2.

-

Nước thi công và sinh hoạt.

Nước thi công và sinh hoạt cho toàn công trường được lấy từ nguồn nước giếng khoan
tại công trường hoặc hoặc từ các nguồn nước khác tại địa phương đảm bảo chỉ tiêu kỹ
thuật, được tập kết về bể chứa tại công trường và được dẫn tới vị trí các hạng mục thi
công bằng đường ống thép và ống mềm.

1.3.

-

Cấp điện

Bố trí 01 trạm biến áp công suất 400-500KVA để cung cấp điện sinh hoạt và thi công
cho toàn bộ công trường. Cấp điện tới các vị trí thi công bằng hệ thống cáp bọc. Trước
khi tiến hành thi công, nhà thầu sẽ liên hệ với điện lực địa phương để có phương án đảm
bảo cấp điện cho thi công.

-

Ngoài ra huy động thêm 01 máy phát điện dự phòng có công suất 250KVA.
1.4.

-

Cấp bê tông

Bố trí 01 trạm trộn bê tông, công suất 60m3/h/trạm đặt tại công trường để cung cấp bê
tông cho toàn bộ các hạng mục. (trường hợp bê tông tự sản xuất)

-

Bê tông được cấp cho các hạng mục bằng xe mix và máy bơm, quá trình cấp bê tông
đảm bảo các yêu cầu về công tác bê tông.

3. Biện pháp thi công cọc khoan nhồi
-


Toàn bộ công tác thi công cọc khoan nhồi được tiến hành tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật
của hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
3.1.

-

Trình tự các bươc thi công cọc khoan nhồi

Chuẩn bị vật tư, máy móc, thiết bị thi công.
o San ủi tạo mặt bằng thi công.
o Rải tấm bản bê tông.
o Lắp dựng máy khoan.

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 13


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

-

Định vị lỗ khoan.

-

Rung hạ ống vách D=1.3m bằng búa rung.

-


Khoan tạo lỗ cọc bằng máy khoan đến cao độ thiết kế, trong quá trình khoan kết hợp bổ
sung dung dịch bentonite mới vào lỗ khoan.

-

Vệ sinh lỗ khoan bằng cách bổ sung dung dịch bentonite mới theo phương pháp tuần
hoàn nghịch.

-

Luôn phải đảm bảo cao độ dung dịch vữa bentonite cao hơn cao độ mực nước ngầm tối
thiểu là 1m.

-

Hạ lồng cốt thép cọc đến cao độ thiết kế, cố định lồng cốt thép.

-

Kiểm tra độ lắng đọng của mùn khoan ở đáy lỗ khoan, vệ sinh lại lỗ khoan nếu cần.

-

Lắp dựng ống và phễu đổ bê tông, điều chỉnh sao cho chân ống cách đáy lỗ khoan từ
20~30cm.

-

Đặt quả cầu xốp vào đáy phễu ống đổ bê tông.


-

Đổ bê tông cho đến hết chiều dài cọc theo thiết kế (trong quá trình đổ bê tông kết hợp
với rút ống, đảm bảo ống luôn ngập trong bê tông từ 2~5m).
3.2.

-

Công tác ống vách.

Ống vách phục vụ cho công tác thi công cọc khoan nhồi được chế tạo trong xưởng hoặc
tại công trường theo đúng bản vẽ thiết kế.

-

Ống vách phải được hạ đến cao độ yêu cầu. Các sai số phải nằm trong giới hạn cho
phép.
3.3.

-

Vữa khoan (Dung dịch Bentonite).

Vật liệu bentonite phải tuân theo các quy định của TCXDVN 326:2004 “Cọc khoan nhồi
- Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”

-

Betonite phải được tính toán và tập kết tại công trường đủ số lượng mới bắt đầu công

tác khoan.

-

Vữa bentonite phải được trộn bằng thiết bị trộn chuyên dùng và chứa trong bể chứa có
máy khuấy.

-

Trong quá trình khoan vữa bentonite phải được cấp bổ sung liên tục vào trong hố khoan.
3.4.

-

Công tác khoan tạo lỗ.

Trong quá trình khoan tạo lỗ phải thường xuyên theo dõi các lớp địa chất mà mũi khoan
đi qua và đối chứng với tài liệu khảo sát địa chất.

-

Trong quá trình khoan phải thường xuyên bổ sung dung dịch vữa bentonite vào lỗ khoan
để đảm bảo cho cao trình vữa trong lỗ khoan phải luôn cao hơn mực nước ngoài ống
vách tối thiểu là 1m.

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 14



XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

-

Phải thường xuyên theo dõi độ xiên của cọc, độ sai lệch toạ độ trên mặt bằng và độ mở
rộng hố khoan để kịp thời xử lý.

-

Để đảm bảo cho lỗ khoan ổn định không bị sụt lở cần hạn chế đến mức tối đa các va đập
hoặc các lực xung kích tác dụng vào lỗ khoan.
3.5.

-

Vệ sinh lỗ khoan

Sau khi công tác khoan tạo lỗ kết thúc cần tiến hành ngay công tác rửa và vệ sinh hố
khoan bằng cách thay và bổ sung vữa bentonite mới theo phương pháp tuần hoàn nghịch
cho đến khi hàm lượng cát trong vữa bentonite nhỏ hơn 6% và độ nhớt cũng như tỷ
trọng của vữa bentonite đạt đến yêu cầu.

-

Lượng chất bồi lắng đáy lỗ khoan sau khi đã vệ sinh lỗ khoan tuân theo quy định của
TCXDVN 326:2004 “ Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”.

-

Kiểm tra độ lắng đọng của các chất bồi lắng bằng cách đặt hộp thép không có nắp xuống

đáy lỗ khoan ngay sau khi đã vệ sinh xong, sau đó trước khi đổ bê tông lấy hộp thép lên
kiểm tra độ dày của lớp lắng đọng.
3.6.

-

Công tác cốt thép

Cốt thép đưa vào sử dụng phải đúng kích thước và chủng loại theo đúng yêu cầu của hồ
sơ thiết kế.

-

Khung cốt thép cọc được chế tạo sẵn thành các đốt theo hồ sơ thiết kế sau đó đưa ra vị
trí thi công tổ hợp và hạ xuống cao độ thiết kế.

-

Công tác hạ lồng cốt thép phải được làm hết sức khẩn trương để giảm tối đa lượng chất
lắng đọng xuống đáy lỗ khoan cũng như khả năng sụt lở thành vách.

-

Công tác hạ cốt thép phải được tiến hành ngay sau khi vệ sinh lỗ khoan xong và tiến
hành càng sớm càng tốt.

-

Toàn bộ thời gian của công tác hạ lồng cốt thép cọc không nên vượt quá 4h.


-

Để cho khung cốt thép cọc được đặt đúng vào tâm lỗ khoan, trên khung cốt thép phải
đặt sẵn các con kê có kích thước phù hợp và có khoảng cách giữa các tầng con kê từ 24m.
3.7.

Thiết bị đổ bê tông.

 ống đổ bê tông:
-

Bê tông cọc phải được đổ bằng ống dẫn thẳng đứng (ống tremie)

-

ống đổ bê tông phải được làm bằng thép có đường kính trong D= 23÷25cm và phải đảm
bảo kín nước hoàn toàn từ trên xuống dưới trong suốt quá trình đổ bê tông.

-

ống đổ bê tông được tổ hợp từ các đoạn ống có cùng đường kính, không bị móp méo và
chiều dài từ 0.5÷6m đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình thi công.

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 15


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)


-

Mối nối của ống đổ bê tông phải có cấu tạo đặc biệt, đảm bảo dễ tháo lắp và hoàn toàn
kín nước.

-

ống đổ bê tông phải có đủ chiều dài đảm bảo có thể đặt suốt chiều dài của cọc.

 Phễu đổ bê tông:
-

Phễu được thiết kế chuyên dùng cho công tác đổ bê tông trong nước, đảm bảo cho việc
tiếp nhận bê tông là liên tục và vữa bê tông không bị tràn ra ngoài và rơi vào hố khoan.

 Cầu ngăn nước:
-

Cầu ngăn nước được làm bằng cao su hoặc xốp (bọt biển) không thấm nước và phải có
tỉ trọng < 1 để có thể tự nổi lên trên mặt nước mà không nằm lại trong bê tông.
3.8.

Công tác bê tông:

 Trộn bê tông:
-

Bê tông phải được trộn bằng trạm trộn cân đong tự động hoặc máy trộn có hệ thống
định lượng có sai số không vượt quá 2%.


-

Thời gian trộn phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của thiết bị trộn nhưng không ít hơn 1.5
phút. Bê tông trước khi đổ ra khỏi thùng trộn phải có độ sụt đồng nhất.

 Vận chuyển bê tông:
-

Bê tông được vận chuyển bằng các xe chở bê tông chuyên dụng (xe mix) từ trạm trộn
tới máy bơm bê tông và cấp ra các hạng mục thi công qua hệ thống ống bơm và máy
bơm bê tông.

 Đổ bê tông:
-

Tổ hợp và lắp đặt ống đổ bê tông vào trong lòng lỗ khoan với đảm bảo ống được đặt
suốt chiều dài hố khoan.

-

Treo hệ thống ống đổ bê tông trên miệng ống vách thép.

-

Các công tác như: kiểm tra căn đáy lỗ khoan, lắp đặt lồng cốt thép, lắp đặt ống dẫn bê
tông phải được làm hết sức khẩn trương. Nếu thời gian này vượt quá 4 giờ thì phải tiến
hành thay và bổ sung vữa betonite mới cho đến khi độ nhớt và dung trọng của vữa
betonite đạt yêu cầu rồi mới tiến hành đổ bê tông cọc.

-


Sau khi lắp đặt lồng cốt thép xong và trước khi đổ bê tông nhất thiết phải kiểm tra độ
lắng đọng mùn của hố khoan.

-

Bê tông được rót vào ống dẫn bê tông thông qua phễu.

-

Tốc độ đổ bê tông thích hợp vào khoảng 0.6m3/phút. Trong 1 giờ tối thiểu phải đổ xong
4m dài cọc.

-

Chân của ống đổ bê tông phải luôn luôn ngập sâu trong vữa bê tông > 2m.

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 16


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

-

Trong suốt quá trình đổ bê tông cọc tránh không để bê tông tràn ra ngoài miệng phễu và
rơi vào trong lòng cọc làm ảnh hưởng đến độ nhớt của vữa betonite và làm ảnh hưởng
đến chất lượng bê tông của cọc.


-

Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra cao độ mặt bê tông trong lòng
cọc bằng thước dây và rọi chuyên dụng để kịp thời điều chỉnh cao độ chân ống đổ cho
phù hợp.

-

Trước khi đổ bê tông phải tính toán kỹ lưỡng năng lực cấp bê tông của các nguồn cung
cấp bê tông đảm bảo cho thời gian đổ bê tông cho một cọc tối đa là 6 giờ.

-

Bê tông cọc được đổ tới cao độ theo thiết kế (cao hơn cao độ đáy bệ > 1.0m).
3.9.

-

Công tác rút ống vách thi công.

Để thu hồi ống vách tạm thi công, công tác rút ống vách phải được tiến hành khi bê tông
cọc vẫn còn đủ độ linh động (rút ống vách trong quá trình đổ bê tông).

-

ống vách phải được rút chậm và đều để không làm ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.
3.10. Kiểm tra chất lượng cọc.

-


Công tác kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật dự án. Bao
gồm:
o Kiểm tra tính nguyên vẹn đồng nhất của bê tông thân cọc bằng phương pháp xung
siêu âm.
o Kiểm tra cường độ của bê tông cọc bằng phương pháp khoan lấy lõi bê tông thân
cọc.
o Kiểm tra chất lượng bê tông mùn khoan tại mũi cọc bằng phương pháp khoan mũi
cọc.
o Thí nghiệm cọc bằng phương pháp động biến dạng lớn PDA (hoặc nén tĩnh thẳng
tâm theo chiều dài cọc).

-

Trình tự thí nghiệm, báo cáo kết quả phải tuân thủ các quy định hiện hành, cụ thể là tuân
theo các tiêu chuẩn sau:
o Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu (TCXDVN 326:2004).
o Cọc khoan nhồi - Phương pháp xung siêu âm xác định tính đồng nhất của bê tông
(TCXDVN 358:2005).
o Cọc - Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép cọc dọc trục (TCXDVN
269:2000).
o Cọc - Thí nghiệm cọc theo phương pháp PDA (ASTM D4945-00).

4. Biện pháp thi công mố
(Xem các bản vẽ biện pháp thi công)
thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 17


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)


4.1.
-

Thi công mố M1

Công tác chuẩn bị:
+ Chuẩn bị vật tư và các máy móc, thiết bị thi công.
+ Xác định vị trí tim mố.
+ Dùng máy đào, thiết bị phá đá đào tới cao độ đáy bệ mố.

-

Thi công bệ mố:
+ Dùng máy khoan kết hợp với nhân công khoan tạo lỗ để đặt các thanh chốt neo
thép D32.
+ Vệ sinh lại bề mặt và tiến hành thi công lớp bê tông đệm 30Mpa dày 10cm.
+ Lắp dựng hệ văng chống, ván khuôn bệ móng (ván khuôn được liên kết với nhau
bằng bu lông kết hợp với các thanh nẹp thép hình).
+ Gia công, lắp đặt cốt thép bệ mố.
+ Tiến hành đổ bê tông bệ mố bằng máy bơm bê tông (bê tông được cung cấp và
vận chuyển tới công trường bằng xe mix chuyên dụng).
+ Bảo dưỡng bê tông bệ mố theo quy trình, quy phạm và chỉ dẫn kỹ thuật dự án.

-

Thi công tường thân, tường cánh mố:
+ Khi bê tông bệ đạt cường độ, tháo dỡ ván khuôn bệ.
+ Đắp đất trả hố móng.
+ Lắp dựng đà giáo thi công mố.

+ Lắp dựng ván khuôn, cốt thép tường thân và một phần tường cánh.
+ Đổ và bảo dưỡng bê tông theo quy trình, quy phạm và chỉ dẫn kỹ thuật dự án.
+ Lắp dựng đà giáo thi công tường đỉnh và phần còn lại của tường cánh.
+ Đổ bê tông và bảo dưỡng.
+ Thi công các bệ kê gối.
+ Tháo dỡ hệ đà giáo ván khuôn thi công
+ Hoàn thiện mố.
4.2.

-

Thi công mố M2

Công tác chuẩn bị:
+ Chuẩn bị vật tư và các máy móc, thiết bị thi công.
+ Xác định vị trí tim mố.
+ San đắp đường tạm, đắp đất san ủi mặt bằng đến cao độ thi công.
+ Dùng máy kinh vỹ định vị chính xác tim các cọc.

-

Thi công cọc khoan nhồi:

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 18


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)


+ Trình tự các bước thi công cọc khoan nhồi như trình bày ở trên (phần biện pháp
thi công cọc khoan nhồi)
-

Thi công hố móng :
+ Đào đất hố móng bằng máy kết hợp thủ công đến cao độ thiết kế.
+ Bơm hút nước và giữ làm khô hố móng.
+ Đập và xử lí đầu cọc.
+ Vệ sinh và hoàn thiện hố móng.
+ Thi công lớp bê tông đệm 10Mpa dày 10cm

-

Thi công bệ mố:
+ Lắp dựng hệ văng chống, ván khuôn bệ móng (ván khuôn được liên kết với nhau
bằng bu lông kết hợp với các thanh nẹp thép hình).
+ Gia công, lắp đặt cốt thép bệ mố.
+ Tiến hành đổ bê tông bệ mố bằng máy bơm bê tông (bê tông được cung cấp và
vận chuyển tới công trường bằng xe mix chuyên dụng).
+ Bảo dưỡng bê tông bệ mố theo quy trình, quy phạm và chỉ dẫn kỹ thuật dự án.

-

Thi công tường thân, tường cánh mố:
+ Khi bêtông bệ đạt cường độ, tháo dỡ ván khuôn bệ.
+ Đắp đất trả hố móng.
+ Lắp dựng đà giáo thi công mố.
+ Lắp dựng ván khuôn, cốt thép tường thân và một phần tường cánh.
+ Đổ và bảo dưỡng bê tông theo quy trình, quy phạm và chỉ dẫn kỹ thuật dự án.
+ Lắp dựng đà giáo thi công tường đỉnh và phần còn lại của tường cánh.

+ Đổ bê tông và bảo dưỡng.
+ Thi công các bệ kê gối.
+ Tháo dỡ hệ đà giáo ván khuôn thi công
+ Hoàn thiện mố.

5. Biện pháp thi công trụ
(Xem các bản vẽ biện pháp thi công)
5.1.

Công tác chuẩn bị

-

Chuẩn bị vật tư và các máy móc, thiết bị thi công.

-

Xác định vị trí tim trụ.

-

San đắp đường tạm, đắp đất san ủi mặt bằng đến cao độ thi công.

-

Dùng máy kinh vỹ định vị chính xác tim các cọc.

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 19



XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

5.2.
-

Thi công cọc khoan nhồi

Trình tự các bước thi công cọc khoan nhồi như trình bày trong phần biện pháp thi công
cọc khoan nhồi.
5.3.

-

Thi công hố móng

Sử dụng búa rung hạ cọc định vị và tường cọc ván thép bảo vệ mương hiện hữu đối với
các trụ T7 và T8.

-

Đào đất hố móng bằng máy kết hợp thủ công đến cáo độ đáy hố móng thiết kế.

-

Bơm hút nước hố móng nếu như hố móng tụ nước.

-


Đập và xử lý đầu cọc.

-

Vệ sinh bề mặt đáy hố móng, dùng nhân công chỉnh sửa hố móng đảm bảo kích thước
hình học và cao độ thiết kế.

-

Đổ bê tông tạo phẳng 10Mpa dày 10cm.
5.4.

Thi công bệ trụ

-

Lắp dựng hệ văng chống, ván khuôn bệ móng

-

Gia công, lắp đặt cốt thép bệ trụ.

-

Tiến hành đổ bê tông bệ trụ bằng máy bơm bê tông. Bê tông được cung cấp và vận
chuyển tới công trường bằng xe mix chuyên dụng.

-

Bảo dưỡng bê tông theo phương pháp bổ sung độ ẩm.

5.5.

Thi công thân, xà mũ trụ

-

Khi bê tông bệ đạt cường độ, tháo dỡ ván khuôn bệ.

-

Đắp đất trả hố móng.

-

Chuẩn bị vật tư thiết bị để tiến hành thi công thân trụ: Thân trụ được chia làm nhiều đợt
đổ bê tông tùy theo chiều cao của từng trụ mà xác định chiều cao đổ bê tông các đợt.
Chiều cao đổ bê tông các đợt dự kiến từ 4-5m (nhằm đảm bảo an toàn trong công tác thi
công bê tông).

-

Trình tự thi công của các đợt như sau:
+ Lắp dựng đà giáo thi công thân trụ
+ Lắp dựng cốt thép, ván khuôn thân trụ
+ Đổ và bảo dưỡng bê tông thân trụ

-

Thi công các đốt tiếp theo tiến theo trình tự như đốt trước và phải chú ý đến việc lắp đặt
các chi tiết chờ, tạo nhám bề mặt giữa các đốt.


-

Khi đã thi công xong thân trụ (bê tông đã đạt cường độ) thì tiến hành lắp dựng đà giáo
thi công xà mũ

-

Lắp dựng ván khuôn, cốt thép xà mũ.

-

Đổ và bảo dưỡng bê tông xà mũ.

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 20


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

-

Thi công các bệ kê gối.

-

Tháo dỡ cọc ván thép, hệ đà giáo thi công.

-


Hoàn thiện trụ.

6. Biện pháp thi công kết cấu nhịp dầm super T
6.1.
-

Chế tạo dầm Super T

Dầm được chế tạo tại bãi đúc và sang ra bãi chứa (xem trong bản vẽ bố trí mặt bằng
công trường, đường công vụ)
6.1.1. Thiết bị, công trình phụ tạm phục vụ đúc dầm:

 Bệ đúc:
-

Bê đúc là bệ chuyên dụng để đúc dầm Super T, đảm bảo không bị lún hoặc biến dạng trong
suốt quá trình đổ bê tông dầm, đặc biệt là khu vực 2 đầu dầm.

-

Bệ đúc phải được thiết kế đảm bảo khả năng chịu lực và ổn định, chịu được toàn bộ lực
căng của cáp truyền vào và trọng lượng bản thân dầm super T.

-

Ngoài ra bệ đúc còn được dùng để liên kết với ván khuôn ngoài của dầm nhằm đảm bảo độ
ổn định và khả năng chịu lực của ván khuôn ngoài.

 Dầm kích:

-

Dầm kích là kết cấu được sử dụng để chịu căng trước của cáp dự ứng dầm super T.

-

Dầm kích phải được thiết kế đảm bảo chịu lực và độ võng trong phạm vi cho phép để không
ảnh hưởng tới lực căng trong cáp trong quá trình căng.

 Ván khuôn trong (ván khuôn lõi):
-

Ván khuôn trong của dầm super T là ván khuôn thép được chế tạo bằng thép bản và thép
hình đủ độ cứng để không bị móp méo trong quá trình đổ và đầm bê tông dầm, đồng thời
phải thoả mãn các sai số cho phép.

-

Mặt trong của ván khuôn trong được bố trí các đầm rung phục vụ công tác đầm bê tông
trong quá trình đúc dầm.

 Ván khuôn ngoài:
-

Ván khuôn ngoài cũng cũng là ván khuôn thép được chế tạo bằng thép bản và thép hình đủ
độ cứng để không bị móp méo trong quá trình đổ và đầm bê tông dầm, đồng thời phải thoả
mãn các sai số cho phép.

-


Ván khuôn ngoài được liên kết với bệ đúc thông qua các bản thép chờ được đặt trong quá
trình thi công bệ đúc.

6.1.2. Thi công chế tạo dầm super T
 Công tác ván khuôn, cốt thép, căng cáp DƯL
-

Để thuận lợi cho thi công, tăng tiến độ và quản lý dễ dàng các kích thước của lồng thép, cốt
thép được gia công trên giá buộc thành khung.

-

Công tác cắt và uốn cốt thép được tiến hành bằng máy kết hợp với thủ công, sau đó được

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 21


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

chuyển đến khu vực thi công lồng cốt thép. Lồng thép dầm sẽ được nối hoàn chỉnh chiều dài
dầm trước khi cẩu lắp vào ván khuôn.
-

Vệ sinh và quét dầu ván khuôn ngoài.

-

Cẩu lồng thép đặt vào vị trí.


-

Cáp DƯL được bố trí theo sơ đồ cùng với lồng thép trước khi cẩu lắp lồng thép vào ván
khuôn.

-

Sau khi lắp lồng cốt thép vào ván khuôn, kiểm tra chiều dày lớp phủ bê tông, trắc dọc dầm,
bố trí cáp DƯL.

-

Lắp ván khuôn đầu dầm, các sợi cáp dự ứng lực được luồn qua ván khuôn đầu dầm và bản
neo tại bệ căng. Kiểm tra vị trí tại các sợi cáp đảm bảo các sợi cáp không bị chồng chéo,
căng lần lượt các sợi cáp theo thứ tự trong bảng. Sau khi toàn bộ các sợi cáp được căng kéo
xong, ván khuôn trong sẽ được lắp dựng. Ván khuôn trong được liên kết chặt với bệ khung
cứng BTCT đảm bảo ván khuôn không bị đẩy trồi lên khi đổ bê tông dầm cần kiểm tra độ
ổn định của ván khuôn, bề mặt ván khuôn trước khi đổ bê tông.

Công tác đổ bê tông.


-

Không được đổ bê tông muộn hơn 12 tiếng sau khi căng cáp DƯL.

-

Bê tông dầm được đổ theo các lớp xiên 30° so với mặt phẳng nằm ngang mỗi lớp có chiều

dày từ 15÷20cm và được đổ từ đầu dầm này sang đầu dầm kia.

-

Bê tông được cấp tới bệ đúc bằng xe mix hoặc máy bơm bê tông, xả xuống gầu bê tông
chuyên dùng, dùng cẩu long môn hoặc cần cẩu rót bê tông từ gầu vào ván khuôn đảm bảo
cho việc rót bê tông vào ván khuôn được đều đặn và không bị ùn tắc ứ đọng tại cổ ván
khuôn. Bê tông rót vào ván khuôn tới đâu thì tiến hành đầm lèn tới đó đảm bảo cho bê tông
luôn lấp kín tất cả các lỗ hổng trong ván khuôn và đạt độ đặc chắc cao nhất.

-

Trong trường hợp bê tông chưa xuống hết phải tạm dừng việc cấp bê tông sau đó tiến hành
đầm cho bê tông xuống hết rồi mới đổ thêm bê tông vào ván khuôn.

-

Thời gian đổ bê tông cho 1 dầm không quá 4 giờ.

Bảo dưỡng bê tông dầm super T.


-

Sau khi kết thúc công tác đổ bê tông dầm, dầm phải được bảo dưỡng ít nhất là 3 ngày.

-

Bê tông phải được che phủ bằng vải bạt, bao tải đay hoặc các tấm nhựa và phải duy trì độ
ẩm liên tục.


-

Sau khi đổ bê tông 3 ngày tiến hành ép mẫu kiểm tra cường độ bê tông.

-

Sau khi bê tông dầm đạt cường độ yêu cầu, tiến hành tháo dỡ và nhấc ván khuôn lõi ra khỏi
dầm.


-

Truyền lực căng trước vào bê tông.
Công tác truyền lực căng trước vào bê tông được thực hiện theo chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ
sơ mời thầu và phải được Tư vấn giám sát chấp thuận trước khi tiến hành cắt cáp.

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 22


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

-

Phải đánh dấu tất cả thép căng tại mỗi đầu của phiến dầm nhằm mục đích kiểm tra độ tụt
vào của thép căng. Trước khi truyền lực từ cáp vào dầm, cao độ mặt dầm, hai cạnh cách dầm
sẽ được khảo sát và đo đạc. Sau khi truyền lực, đo lại cao độ tại các vị trí này để xác định
độ vồng ngược của dầm. Độ vồng này sẽ được thực hiện ở 6 dầm đầu tiên và được báo cáo

ngay cho Tư vấn giám sát để phân tích.

-

Qui trình buông thép phải được tiến hành liên tục và phải thực hiện trong thời gian ngắn
nhất mà không được dừng.

-

Ứng suất trước phải được truyền vào phiến dầm bằng cách buông thép căng đối xứng, từ từ
và đồng thời.

-

Sau khi cắt cáp xong bằng nhiệt các đầu cáp còn thừa được cắt bằng đá cắt và được quét
một lớp keo EPOXY dày tối thiểu là 6mm.

 Sàng dầm và chứa dầm
-

Dầm sau khi đã được đúc xong và đảm bảo cường độ yêu cầu thì tiến hành sàng dầm ra
bãi chứa đã được bố trí sẵn. Sử dụng long môn (hoặc giá chữ A 2 đầu dầm) nhấc dầm
lên và đặt lên xe goong bánh thép (hoặc thuyền trượt) sàng ngang dầm ra vị trí chứa.

-

Bãi chứa dầm bố trí ở ngay vị trí đúc, sát với đường công vụ cấp dầm (cũng là đường
công vụ thi công các mố trụ cầu), đảm bảo cự ly sang không lớn quá. Số lượng dầm
chứa được phải đảm bảo công tác vận chuyển và lao lắp dầm có thể tiến hành nhịp
nhàng và liên tục.


-

Trong quá trình vận chuyển, lưu chứa và lao lắp, các phiến dầm phải được kê trên các
gối đỡ ổn định, đúng vị trí kê gối và được chống giữ vững chắc. Tránh mọi va đập hoặc
các yếu tố khác có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng dầm.
6.2.

Thi công lao lắp kết cấu nhịp dầm super T

(Xem bản vẽ biện pháp thi công lao lắp dầm super T)
-

Bố trí 2 mũi lao lắp dầm:
o Mũi 1: Lao lắp các nhịp từ trụ T11 đến mố M1
o Mũi 2: Lao lắp các nhịp từ mố M2 đến trụ T11.

-

Trình tự các bước lao dầm đối với mũi 1:
o Thi công lắp đặt giá nâng cấp dầm tại vị trí trụ T9 và T10
o Sàng dầm từ bãi chứa dầm lên thiết bị chuyên dụng, vận chuyển dầm trên đường
công vụ tới vị trí cấp.
o Sử dụng giá nâng cấp dầm nhấc dầm lên vị trí tạm tại vị trí nhịp biên.
o Sử dụng Xe lao dầm nhấc dầm và sang ngang dầm.
o Đặt gối, hạ dầm vào vị trí và chống đỡ tạm.
o Thi công lao lắp các dầm Super T còn lại của nhịp T9-T10

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11


Trang 23


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

o Di chuyển giá nâng cấp dầm tại vị trí trụ T9 về T11, di chuyển xe lao dầm về vị trí
nhịp T10-T11.
o Thi công dầm ngang, các tấm ván khuôn dầm Super T và mặt cầu nhịp T9-T10
o Việc thi công lao lắp nhịp T10-T11 tiến hành theo trình tự tương tự T9-T10.
o Thi công dầm ngang, các tấm ván khuôn dầm Super T và mặt cầu nhịp T10-T11
o Lắp đặt hoàn thiện xe lao dầm
o Thi công các nhịp còn lại từ T10 đến mố M1 theo trình tự như sau:
 Thi công hệ đường ray di chuyển cho xe lao dầm trên mặt cầu và tiến hành
lao dọc xe lao tới vị trí lao nhịp T8-T9.
 Thi công hệ đường vận chuyển dầm trên mặt cầu từ T11 đến T9
 Vận chuyển dầm từ bãi chứa tới vị trí cấp dầm là T10-T11 (đã bố trí sẵn
giá nâng cấp dầm).
 Sử dụng giá nâng cấp dầm lên mặt cầu nhịp T10-T11
 Vận chuyển dầm bằng xe goong và đường di chuyển đã bố trí sẵn để cấp
dầm ra trụ T9
 Dùng xe con của xe lao dầm nhấc dầm và lao dọc tới xà mũ trụ T8
 Di chuyển hệ xe lao theo phương ngang cầu để tiến hành sàng dầm và đặt
vào đúng vị trí chờ sẵn (đã lắp đặt gối cầu), chú ý việc lắp đặt các thanh
chống tạm giữ ổn định cho dầm.
 Lao hết các dầm còn lại theo trình tự tương tự
 Thi công dầm ngang, bản mặt cầu…nhịp T8-T9
 Khi bê tông bản mặt cầu nhịp T8-T9 đạt cường độ yêu cầu thì di chuyển
xe lao về vị trí lao lắp dầm nhịp T7-T8
o Lao lắp các nhịp còn lại từ T8 đến mố M1 tương tự như nhịp T8-9. Trong quá trình
thi công các nhịp ra đến đâu thì bố trí đường di chuyển xe lao và đường vận chuyển

dầm tới đó.
-

Trình tự các bước lao dầm đối với mũi 2:
o Lắp đặt giá nâng và sàng ngang dầm tại ví trí mố M2 và trụ T15.
o Sàng ngang và vận chuyển dầm từ bãi chứa tới vị trí nhịp T15-M2.
o Dùng giá nâng, nâng và sàng ngang dầm vào vị trí.
o Hạ dầm xuống xà mũ (đã lắp đặt gối chờ sẵn)
o Chống các thanh chống tạm giữ ổn định cho dầm.
o Lao lắp các dầm còn lại
o Thi công dầm ngang, bản mặt cầu…

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11

Trang 24


XÂY CẦU KM 64+845.11 , ĐOẠN LA SƠN TÚY LOAN (KM 0- KM 80)

o Di chuyển giá lao dầm và thi công lao lắp các nhịp dầm còn lại từ T15 đến trụ T11.
Trình tự thi công tương tự như nhịp T15-M2.
7. Thi công phần mặt cầu và các hạng mục khác.
-

Thi công lắp đặt khe co giãn

-

Thi công gờ lan can


-

Lắp đặt hệ thống thoát nước mặt cầu

-

Lắp đặt hệ thống chiếu sáng.

-

Thi công lớp phòng nước.

-

Thảm asphalt mặt cầu.

-

Lắp đặt hệ thống biển báo giao thông.
TỔ CHỨC THI CÔNG ĐƯỜNG 2 ĐẦU CẦU

8. Biện pháp tổ chức thi công
8.1.
-

Bố trí công trường thi công và các công trình phụ trợ.

Mặt bằng công trường, đường công vụ, trạm điện, nước thi công… : Đã trình bày ở
trên, sử dụng chung với mặt bằng công trường của phần cầu.
8.2.


Trình tự các bước thi công

-

Đường 2 đầu cầu : Theo tiêu chuẩn chung của tuyến.

-

Căn cứ theo tiến độ yêu cầu, dự kiến sử dụng một dây truyền thi công đường thi công
phần đường đầu cầu mố M1 sau đó luôn chuyển để thi công mố M2.
Bố trí dây chuyền thi công như sau: Dây chuyền đào nền, dây chuyền đắp nền, dây
chuyền xử lý đất yếu (nếu cần thiết), dây chuyền thi công kết cấu mặt đường.
o Dây chuyền đào nền sử dụng tổ hợp máy đào, ủi, máy khoan đá, máy nén khí, ô tô tự
đổ vận chuyển đổ đi hoặc kết hợp đắp.
o Dây chuyền đắp nền sử dụng tổ hợp máy ủi, san, lu rung, lu tĩnh, ô tô vận chuyển.
o Dây chuyền xử lý nền đất yếu sử dụng tổ hợp máy đào, ủi, ô tô tải, lu rung và nhân
công thủ công để thi công.
o Dây chuyền thi công kết cấu mặt đường tổ hợp máy ủi, san, lu rung, lu tĩnh, lu bánh
lốp (đối với thi công bê tông nhựa), ô tô tự đổ, máy nén khí.

-

Thi công phần đường đầu cầu được tiến hành sau khi đã thi công xong phần tường cánh,
tường đỉnh mố. Trình tự các bước thi công như sau:
o Bước 1: Chuẩn bị máy móc thiết bị, tiến hành các công tác thí nghiệm vật liệu đầu
vào, cấp phối các loại…
o Bước 2: Thi công nền đường

thuyÕt minh biÖn ph¸p tctc : cÇu km 64+845.11


Trang 25


×