Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.11 KB, 77 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ VĂN TRÚC

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18
TUỔI PHẠM TỘI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TÂY TRÀ,
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUÂN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ VĂN TRÚC

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18
TUỔI PHẠM TỘI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TÂY TRÀ,
TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành

: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số

: 8.38.01.04


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐẶNG QUANG PHƯƠNG

Hà Nội, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực.
Học viên thực hiện

Hồ Văn Trúc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG
HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI, TỪ THỰC
TIỄN HUYỆN TÂY TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI .................................................9
1.1. Những vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
.....................................................................................................................................9
1.2. Quy định của Bộ luật hình năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 2015 về các hình
phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội....................................................26
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI
18 TUỔI PHẠM TỘI TỪ THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ CÁC
GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP ỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT ....................................33
2.1. Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, từ thực tiễn
tại huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi. ........................................................................33
2.2. Những vi phạm, sai lầm trong thực tiễn áp dụng các hình phạt và nguyên nhân.
...................................................................................................................................37

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI ..................................................44
3.1. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội từ thực tiễn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi. ...........................................44
3.2. Hướng dẫn kịp thời thi hành pháp luật, thường xuyên tập huấn nghiệp vụ .......53
3.3. Tăng cường kiểm tra gắn với xét xử, tổng kết công tác xét xử và xây dựng án lệ
...................................................................................................................................54
3.4. Nâng cao năng lực, kỹ năng các chủ thể áp dụng pháp luật (TP, HTND); ........56
3.5. Bảo đảm sự độc lập xét xử của Thẩm phán. ......................................................61
3.6. Tăng cường công tác giám sát xét xử đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ......64
KẾT LUẬN ..............................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật dân sự;

BLHS

: Bộ luật hình sự;

BLLĐ

: Bộ luật lao động;

BLTTHS


: Bộ luật tố tụng hình sự;

CQĐT

: Cơ quan điều tra;

HĐXX

: Hội đồng xét xử;

QĐHP

: Quyết định hình phạt;

TAND

: Tòa án nhân dân;

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao;

TNHS

: Trách nhiệm hình sự;

VKS

: Viện kiểm sát nhân dân;


VKSNDTC

: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Huyện Tây Trà được thành lập ngày 01 tháng 12 năm 2003 theo Nghị
định số 145/2003/NĐ-CP của Chính phủ, trên cơ sở tách 9 xã từ huyện Trà
Bồng từ ngày thành lập các dân tộc cùng sinh sống, canh tác, tình hình kinh tế
- xã hội trên địa bàn huyện Tây Trà đã có những chuyển biến rất tích cực,
nhiều khu kinh tế và khu công nghiệp được hình thành và đưa vào hoạt động
có hiệu quả, chính sách đầu tư và phát triển của huyện, miền núi nơi có nhiều
đồng bào dân tộc thiếu số sinh sống được chú trọng; từ khi thành lập huyện
đến nay, nhìn chung về mặt đời sống của đồng bào các dân tộc đã thay da đổi
màu.
Tuy nhiên, các dân tộc sinh sống, làm ăn với nhau đã xảy ra không ít
mâu thuẫn, lười lao động, chỉ thích hưởng thụ trên những thành quả lao động
của người khác, ban ngày thì ngủ, ban đem thì đi lang thang theo dọc đường,
la hét quấy rầy, đã làm liên lụy ảnh hưởng trong cuộc sống một số xã vùng
đặt biệt khó khăn trong huyện chủ yếu là người đồng bào dân tộc Cor sinh
sống là chủ yếu đã làm mất đi truyền thống, văn hóa đậm đà bản sắc người
dân tộc. Những mâu thuẫn trong đời sống cộng đồng của người đồng bào, các
tệ nạn xã hội có chiều gia tăng, chính vì thế mà tình hình tội phạm đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi có
những đặc thù của nó.
Nhìn về gốc độ tâm, sinh lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là
người chưa đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần, họ là người trong giai
đoạn phát triển về nhân cách và cái tư duy suy nghĩ của họ còn hạn chế, chưa
chín chắn khi quyết định một hành vi của mình như người đã thành niên. Do

hành vi chưa được hoàn thiện nên họ nhận thức chưa đầy đủ và toàn diện về
1


hậu quả những hành vi tác động do mình gây ra, nhất là người dưới 18 tuổi
khi họ có hành vi phạm tội.
Thanh thiếu niên là tương lai của đất nước vì vậy bất cứ quốc gia nào
cũng chú trọng, quan tâm đến vấn đề chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên, đặc
biệt là phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội là một trong
những vấn đề được đặt lên hàng đầu.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển cảu Đất nước, Đảng,
Nhà nước ta luôn giành sự quan tâm, sâu sắt mọi mặt cho người dưới 18 tuổi
phạm tội. Bởi đây là nhóm đối tượng luôn tiềm ẩn nguy cơ bị lệch chuẩn, vi
phạm pháp luật hoặc bị xâm hại nếu không được sự quan tâm, chăm sóc đặc
biệt của gia đình và xã hội.
Đảng và Nhà nước phải quy định rõ, chặt chẻ hơn và cụ thể hóa pháp
luật với quy định trong điều ước quốc tế mà nước Việt Nam đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội, để được phù hợp với tùng vùng niềm. Pháp luật hình
sự Việt Nam hiện nay đặt biệt trọng đối với người dưới 18 tuổi khi họ phạm
tội, vì họ là đối tường được Cộng đồng xã hội đang rất quan tâm và được bảo
vệ.
Bộ luật hình sự Việt Nam đã quy định và được Quốc Hội thông qua về
trách nhiệm đối với người dưới 18 tuổi thành một chương riêng về mức độ
chịu trách nhiệm hình sự đối với họ. Điều này thể hiện tính nhân đạo sâu sắc
trong chính sách pháp luật hình sự của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Thực tiễn cho thấy, tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội ở huyện Tây
Trà hiện nay đang ngày càng gia tăng, với tính chất và mức độ nguy hiểm
cao. Nhiều em đã bị xử lý áp dụng các biện pháp tư pháp, áp dụng biện pháp
giáo dục như đưa vào trường giáo dưỡng, tại trường giáo dưỡng nhưng vẫn
không đảm bảo hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. Do đó Tòa án quyết định áp

dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy các biện
2


pháp khác không đảm bảo hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. Việc quyết định áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội luôn được xem xét,
cân nhắc kĩ trước khi quyết định. Việc áp dụng các hình phạt đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội trong thực tế vẫn gặp phải những hạn chế, tồn tại nhất
định, cần được nghiên cứu, khắc phục.
Có những trường hợp người dưới 18 tuổi họ không ý thức được hành vi
của mình, đồng thời đây cũng là lứa tuổi dễ bị tổn thương và thường có những
phản ứng tiêu cực trước sự tác động của chủ quan, khách quan bằng những
hành vi nhất thời và thiếu suy nghĩ, người dưới 18 tuổi tại huyện Tây Trà
phạm tội khi áp dụng hình phạt, một mặt họ là chủ thể của tội phạm, nhưng
mặt khắc họ là người họ còn là tư tưởng lạc hậu, thiếu giáo dục, sự chăm sóc
của gia đình, nhà trường và xã hội. Chính vì lẽ trên, Đảng, Nhà nước ta luôn
có đường lối, chính sách bảo vệ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói
chung.
Đồng thời phải xác định mục đích của việc áp dụng đối với người dưới
18 tuổi từ thực tiễn tại huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi, là nhằm giáo dục,
giúp đỡ họ sửa chữa những lỗi lầm mà họ gây ra, để cho họ cũng được phát
triển lành mạnh và để họ trở thành những công dân có ích cho xã hội, giữ gìn
truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc để góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế bền vững, cân đối giữa đồng bằng và miền núi.
Trong khi áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Tòa
án cần phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật. Từ thực tiễn áp dụng
hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại huyện Tây Trà, tỉnh Quảng
Ngãi trong thời gian qua cho thấy, nhìn chung người tiến hành tố tụng đã áp
dụng đúng, quyết định đúng hình phạt, đúng pháp luật đối với người dưới 18
tuổi phạm tội. Tuy nhiên, vẫn còn có một số trường hợp người tiến hành tố

tụng để xảy ra sai sót dẫn đến việc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
3


của họ trong quá trình tiến hành tố tụng.
Người tiến hành tố tụng khi áp dụng hình phạt đối với người dưới 18
tuổi phạm tội từ thực tiễn huyện Tây Trà về trình độ nhận thức và trình độ
chuyên môn chưa đáp ứng được khi áp dụng hình phạt đối với người đồng
bào dân tộc thiếu số. Vì vậy, việc nghiên cứu để góp phần hoàn thiện những
vấn đề lý luận, cũng như nghiên cứu áp dụng hình phạt đối với người dưới 18
tuổi phạm tội trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi với mục đích đưa
ra các giải pháp, nhằm bảo đảm áp dụng dúng hình phạt đối với người dưới
18 tuổi hết sức là cần thiết. Tất cả những vấn đề nêu trên là lý do để học viên
lựa chọn đề tài “Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ
thực tiễn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sĩ luật học của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Những vấn đề liên quan đến người chưa thành niên và quy định pháp
luật về người chưa thành niên phạm tội đã được nhiều học giả nghiên cứu
trong thời gian qua. Có thể kể đến một số công trình nghiêu cứu như: Võ
Khánh Vinh (2014), “Giáo trình luật hình sự Việt Nam Phần chung”, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội; Võ Khánh Vinh (2008), “Giáo trình luật hình sự
Việt nam phần các tội phạm”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Khoa luật,
Đại học quốc gia Hà Nội (1997), “Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần
các tội phạm”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Đại học Luật Hà Nội
(2015), “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội; Đại học Luật Hà Nội (2015), “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 2”,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Đinh Văn Quế (2000), “Tìm hiểu về hình
phạt và quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam”, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội; Đinh Văn Quế (2000), “Thực tiễn áp dụng Pháp Luật

Hình Sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Phương Đông; Khoa
4


Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), “Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương
trong Tố tụng hình sự”, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội;
Luận văn Thạc sỹ luật học của Vũ Thị Thu Quyên về “Hoàn thiện
pháp luật bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam
hiện nay”, năm 2003; TS Phạm Thị Thanh Nga & ThS Nguyễn Xuân Tĩnh
“Trẻ em” và “người chưa thành niên” trong pháp luật Việt Nam: nhìn từ nghĩa
vụ thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và tính thống nhất
của hệ thống pháp luật”; ThS Nguyễn Trường Sơn “Một số quy định của pháp
luật quốc tế và một số quốc gia về vấn đề quyền của người chưa thành niên
phạm tội” Bộ môn pháp luật, Học viện An ninh nhân dân; Nguyễn Thị Hương
(2011), Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, Luận
văn thạc sĩ luật học - Học 6 viện khoa học xã hội; Nguyễn Quốc Thiện
(2015), Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo
pháp luật hình sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ luật học Học viện khoa học xã hội; Nguyễn Gia Viễn (2015), Quyết định hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự từ thực tiễn tỉnh
Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ luật học - Học viện khoa học xã hội…Và một số
bài viết nghiên cứu như: Đinh Văn Quế (2003), Quyết định hình phạt tù đối
với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí luật học, Toà án nhân dân tối
cao, số 5; Nguyễn Khắc Quang (2012), Quyết định hình phạt trong trường
hợp người chưa thành niên chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, Tạp chí
Tòa án nhân dân, số 08; Lương Ngọc Trâm (2014), Hoàn thiện quy định pháp
luật hình sự Việt Nam về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành
niên phạm tội, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 19; Nguyễn Tất Viễn: “Tòa án
người chưa thành niên”, Tạp chí Vì trẻ thơ, số chuyên đề, năm 2000; Đặng
Thanh Nga: “Khía cạnh tâm lí của tội phạm vị thành niên cần được chú ý
trong điều tra truy tố và xét xử”, Tạp chí tâm lý học số 5/2002; Dương Tuyết

5


Miên: “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội” Tạp
chí luật học số 4/2002; Trần Văn Dũng: “Quyết định hình phạt trong trường
hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội”, Tạp chí luật học số 5/2000;
Chương Minh Mạnh: “Phân loại tội phạm với việc quy định trách nhiệm hình
sự của người chưa thành niên” Tạp chí kiểm sát số 8/2002; Trần Thị Phương
Thảo, Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục cảm xúc cho trẻ em, Tạp chí
nghiên cứu văn hóa… và nhiều công trình nghiên cứu khác.
Các công trình nêu trên hoặc chỉ là để nghiên cứu trên phương diện
pháp luật Hình sự về những quy định đối với chưa thành niên phạm tội (người
dưới 18 tuổi), nghiên cứu trên phương diện pháp luật Tố tụng hình sự về thủ
tục đối với người chưa thành niên phạm tội (người dưới 18 tuổi) mà chưa đi
sâu nghiên cứu trên phương diện áp dụng hình phạt đới với người dưới 18
tuổi phạm tội nói chung và trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi nói
riêng. Trong phạm vi đề tài của mình, tác giả đi sâu nghiên cứu cả về pháp
luật Hình sự và pháp luật Tố tụng hình sự được áp dụng hình phạt đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi với
mục đích đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng dúng hình phạt đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài hướng đến là nghiên cứu những quy định của pháp
luật có liên quan đến việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội; thực tiễn áp dụng tại huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi; Từ đó, đưa ra các
đề xuất, kiến nghị để luận văn hoàn thiện các quy định của pháp luật để nhằm
đảm bảo tốt hơn nữa các quyền và lợi ích áp dụng pháp luật đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội, đồng thời góp phần vào việc đấu tranh phòng, chống
tội phạm nói chung và áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

6


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để luận văn được hoàn thiện hơn, được đề cập đến phải nghiên cứu sâu
sắc và toàn diện những quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng
hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn huyện Tây Trà,
tỉnh Quảng Ngãi
- Thứ nhất, tìm hiểu vấn đề lý luận và quy định pháp luật về hình phạt
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội;
- Thứ hai, tìm hiểu về thực tiễn áp dụng pháp luật hình phạt đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội tại tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn từ năm 2014 đến
năm 2018;
- Thứ ba, các giải pháp bảo đảm việc áp dụng pháp luật đúng các hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Luận văn phân tích và làm sáng tỏ về áp dụng hình phạt đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn áp dụng hình phạt tại huyện Tây Trà, tỉnh
Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu các quy định áp dụng của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian từ năm
2014 đến tháng 11 năm 2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện theo quan điểm chỉ đạo theo đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước ta về áp dụng pháp hình phạt đối với
người chưa đủ 18 tổi phạm tội.

7


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài về áp dụng hình phạt đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội còn thực hiện phương pháp nghiên cứu các văn bản quy
phạm pháp luật và pháp luật chuyên ngành…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
Luận văn được bảo vệ thành công vừa có ý nghĩa về lý luận về áp dụng
hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và các phần bảo đảm áp dụng
hình phạt tại huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, trong cả nước nói
chung.
6.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua những đề xuất, kiến nghị, luận văn còn góp phần hoàn thiện
hơn nữa những quy định của pháp luật khi áp dụng hình phạt đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận để góp phần
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, quyết định hình phạt, nâng cao hiệu quả
hình phạt trong thực tiến áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội từ thực tiễn góp phần vào công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm,
luận văn này cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người tiến
hành tố tụng.
7. Kết cấu luận văn.
Luận văn gồm: 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật và áp dụng hình phạt đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội từ thực tiễn tại huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng hình phạt đối với người

dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn tại huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi.

8


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG HÌNH
PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI, TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN TÂY TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI
1.1. Những vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt đối với người dưới
18 tuổi phạm tội
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của người dưới 18 tuổi phạm tội
Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội, theo Bộ luật dân sự năm 2015
quy định tại Điều 21 về người chưa thành niên.
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo
pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ
giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động
sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật
phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Từ khái niệm tại Điều 21 của Bộ luật dân sự 2015 được định nghĩa như
sau: "Người chưa đủ 18 tuổi là người phát triển chưa đầy đủ về thể chất và
tinh thần".
Tại Điều 49 của Công ước. Việt Nam phê chuẩn ngày 20/2/1990 trong
phạm vi công ước này thì "Trẻ em có nghĩa là người chưa đủ 18 tuổi, trừ
trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm

hơn".
9


Về quy tắt phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội được Liên Hợp
Quốc thông qua ngày 14/12/1990 mặc dù không đưa ra khái niệm cụ thể về
người chưa đủ 18 tuổi phạm tội, song thông qua các quy định cũng giúp
chúng ta hiểu người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi.
Do sự phát triển của từng Nước khác nhau, nên mỗi quốc gia đưa ra
khái niệm khắc nhau về người chưa đủ 18 tuổi cũng khác nhau. Công ước về
Quyền trẻ em không áp đặt cho các Nước quy định về độ tuổi cho người chưa
đủ 18 tuổi, hiện nay các văn bản pháp luật quy định về quyền trẻ em cũng
chưa thống nhất.
Theo Nhà nghiêm cứu pháp luật Việt Nam cho thấy những thành tựu do
các ngành khoa học khác mang lại và pháp luật quốc tế, mà Nhà làm luật đã
đưa ra khái niệm về người dưới 18 tuổi như sau:
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo
pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ
giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động
sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật
phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Vậy, có thể thống nhất một quan điểm là “Người chưa thành niên là
người chưa đủ mười tám tuổi”. Hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về
quyền trẻ em mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và
được Viêt Nam phê chuẩn ngày 20/2/1990.

Theo quy định của Bộ luật dân sự sự thì “Người chưa thành niên là
10


người chưa đủ mười tám tuổi”. Nhưng chỉ những người chưa đủ 18 tuổi, từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi
phạm tội, còn người chưa chưa đủ 18 tuổi, dưới 14 tuổi thì không phải chịu
trách nhiệm hình sự. “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng do BLHS quy định còn người từ đủ 16 tuổi trở
lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (Điều 12 của Bộ luật hình
sự năm 1999 và Điều 12 của BLHS năm 2015”).
“Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người
chưa có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự”. Nếu phạm tội (rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng) Họ không chịu tất cả mọi trách
nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình gây ra. Đảng, Nhà nước ta đã rất
khoan hồng đã thể hiện chính sách nhân đạo đối với ngườ chưa đủ 18 tuổi
phạm tội mà họ đã thực hiện.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Bị cáo là
người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa
vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này”, như vậy, căn cứ vào
quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
nêu trên, thì có thể hiểu bị cáo là “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144,
150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266,
286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.
Từ phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa về người chưa đủ 18 tuổi
phạm tội như sau: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”


11


1.1.1.1. Các đặc điểm của người dưới 18 tuổi phạm tội
Người dưới 18 tuổi thường dễ có hành vi phạm tội vì có các đặc điểm
tâm sinh lý rất đặc trưng thể hiện qua một số mặt sau:
Về trạng thái cảm xúc: Người dưới 18 tuổi là người đang trong quá
trình phát triển cả về sinh lý, tâm lý và ý thức. Đây là giai đoạn đang phát
triển khá phức tạp. Thực tế cho thấy trạng thái tâm trạng, cảm xúc, cách suy
nghỉ của họ cũng đã phức tạp hơn người đã trưởng thành. Có nhiều trường
hợp chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặc, do xuất phát từ những lời qua tiếng lại, họ đã
không kiềm chế được bản thân dẫn đến sự nóng giận quá khích họ đã phạm
sai lầm.
Về nhận thức pháp luật: Lứa tuổi đối với người dưới 18 tuổi là giai
đoạn phát triển nhanh về mặt sinh học, nhưng lại thiếu cân đối về mặt trí tuệ.
Đây là một trong những lứa tuổi thích va chạm trong cuộc sống, nhưng khả
năng nhận thức đời sống thường ngày còn rất hạn chế, thậm chí họ không biết
gì về những vấn đề đang và đã diễn ra đối với họ. Theo tài liệu thống kê của
Cơ quan Công an huyện Tây Trà đối với người chưa đủ 18 tuổi thực hiện
hành vi phạm tội là để có thỏa mãn nhu cầu cá nhân họ, không quan tâm đến
việc gì mà họ đang thực hiện hành vi mà pháp luật cho rằng là nguy hiểm cho
xã hội.
Về nhu cầu độc lập: Các em luôn muốn thể hiện mình, chứng minh
mình là người lớn thông qua các hoạt động mang tính tích cực như thích tham
gia vào nhiều hoạt động mang tính xã hội, giao tiếp, tiếp xúc với nhiều bạn
bè, nhiều người lớn tuổi hơn mình.
(Nguồi NguyenThiTuyenThanh_ LV6423_2018_LH.pdf: “Ở lứa tuổi
người dưới 18 tuổi, nhu cầu độc lập thái quá thường biểu hiện ra bên ngoài
dưới dạng các hành vi như ngang bướng, cố chấp, dễ tự ái, gây gổ, phô

trương”)
12


Về

nhu

cầu

khám

phá

cái

mới: (Nguồn

LV

5268_

NguyenThiCam_2017.pdf: “Tìm hiểu, khám phá cái mới là một trong những
nhu cầu của các em ở lứa tuổi người dưới 18 tuổi”).
Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, là chủ thể của tội phạm thì phải là
người có năng lực trách nhiệm hình sự và phải đạt một độ tuổi theo luật định.
Một người được coi là có năng lực trách nhiệm hình sự thì phải đạt tới một độ
tuổi nhất định, có khả năng nhận thức đầy đủ về tính chất pháp lý của hành vi
của mình và có đầy đủ khả năng điều khiển được hành vi phù hợp với đòi hỏi
của xã hội.

Mặt khác họ không mắc những bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội, là chủ thể đặc biệt, độ tuổi từ 14 đến 16 là độ tuổi tâm sinh lý rất nhạy
cảm, ngay cả khi đã đủ 18 tuổi thì cũng chưa thể nói là khả năng nhận thức
của họ đầy đủ được.
(Nguồn LV3977_PhamHuuTruong_2016_LH.pdf: “Do vậy, người từ
14 đến dưới 16 tuổi, họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiệm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Không chỉ vậy, mặc dù
quy định từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
nhưng việc xem xét áp dụng mọi biện pháp điều tra, truy tố hay xét xử đều
được Nhà nước hết sức quan tâm,chỉ cho phép sử dụng những biện pháp riêng
do luật định để áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Ngay cả khi Tòa
án ra phán quyết cuối cùng thì cũng luôn cân nhắc về tình tiết độ tuổi, nhận
thức của các em, xem đó như một tình tiết giảm nhẹ để cân nhắc khi đưa ra
hình phạt. Vì vậy, trong mỗi giai đoạn giải quyết vụ án, việc xác định độ tuổi
của người phạm tội luôn có ý nghĩa nhất định. Trong giai đoạn xét xử cũng
vậy, việc xác định độ tuổi của bị cáo là người dưới 18 tuổi rất quan trọng vì
đây là căn cứ áp dụng các biện pháp để ngăn chặn, áp dụng các thủ tục đặc
13


biệt, và đưa ra phán quyết cuối cùng hợp tình, hợp lý, đúng luật đối với bị cáo
nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người dưới 18 tuổi.
Vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có một chương riêng
(Chương XXXII) quy định về thủ tục tố tụng đối với người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo là người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, trong Điều 301 quy định về phạm vi áp
dụng "Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi", nhà làm luật Việt Nam
không hề ghi nhận khái niệm pháp lý "thủ tục tố tụng đối với người dưới 18
tuổi" là gì?
Hoạt động xác định sự thật khách quan về tội phạm và người thực hiện

tội phạm trong xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội cũng như việc xác định
tổng hợp các yếu tố cấu thành tội phạm là: khách thể, mặt khách quan, chủ
thể, mặt chủ quan của tội phạm thì phải chú trọng đến: tuổi, trình độ phát triển
về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người
dưới 18 tuổi; điều kiện sinh hoạt và giáo dục; có hay không có người thành
niên xúi giục; nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Các quy định trên thể hiện quan điểm coi trọng việc xử lý người dưới
18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử của Tòa án, nó đòi hỏi phải xem xét
đầy đủ các khía cạnh liên quan đến người dưới 18 tuổi để từ đó áp dụng biện
pháp xử lý đúng đắn, có hiệu quả trong giáo dục cải tạo người dưới 18 tuổi
phạm tội, đồng thời có ý nghĩa trong phòng ngừa tội phạm.
1.1.2. Khái niệm áp dụnghình phạt và yêu cầu áp dụng hình phạt đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội
1.1.2.1. Khái niệm áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội
Về Định nghĩa: “Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội được hiểu là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự tiếp theo sau khi định
tội danh đối với hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi, thể hiện ở cơ sở hồ
14


sơ của vụ án và kết quả tranh tụng tại Tòa, xác định tình tiết của vụ án, nhận
thức đầy đủ các quy định của Bộ luật hình sự, Hội đồng xét xử lựa chọn mức
hình phạt để áp dụng đối với người dưới 18 tuổi bị kết tội và ra phán quyết
bản án kết tội về hình phạt đó”.
Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ áp dụng một số hình phạt nhất
định trong hệ thống hình phạt mà BLSH hiện hành quy định (theo quy định tại
Mục 4 Chương XII Bộ luật hình sự năm 2017), đó là: Cảnh cáo; Phạt tiền;
Cải tạo không giam giữ; Tù có thời hạn (Điều 98 của Bộ luật hình sự năm
2017).

Theo bộ luật hình sự năm 2015 tại Điều 99 quy định: “Phạt tiền được
áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu
người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ
16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà
điều luật quy định”.
(Điều 100 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Hình phạt cải tạo
không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm
trọng do vô ý hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm
trọng do cố ý”.
“Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18
tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó”.
“Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định”)
(Điều 101 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định Mức phạt tù có thời
hạn:
“Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều
luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức
15


hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn
thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù
mà điều luật quy định”.
“Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều
luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức
hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn
thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt
tù mà điều luật quy định”)
1.1.2.2. Các yêu cầu áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi

phạm tội
Quy định các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổiphạm tội
được pháp luật hình sự Việt Nam xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, bảo đảm các nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội. Vì người dưới 18 tuổi phạm tội là chủ thể tội phạm có tính chất đặc
thù; do đó, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải tuân theo những
nguyên tắc chung và nguyên tắc riêng nhất định. Khi xây dựng quy định các
hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải đảm bảo các
nguyên tắc này. Có như vậy thì mới thể hiện đúng chính sách pháp luật của
Đảng, Nhà nước, đảm bảo sự công bằng trong việc xử lý người dưới 18 tuổi
phạm tội.
Thứ hai, bảo đảm được mục đích của hình phạt đối với người dưới 18
tuổi phạm tội. Nghĩa là phải ưu tiên áp dụng các biện pháp có tính chất giáo
dục, thuyết phục trước. Việc áp dụng hình phạt chỉ đặt ra khi có đủ căn cứ cho
rằng việc áp dụng các biện pháp giáo dục quyết phục không đạt được hiệu quả
trong việc cải tạo người phạm tội. Quy định áp dụng hình phạt đối với người
dưới 18 tuổiphạm tội phải đảm bảo được mục đích chung của hình phạt đó là
mục đích phòng ngừa riêng và mục đích phòng ngừa chung.
16


Thứ ba, Yêu cầu này được pháp luật hình sự Việt Nam cụ thể hóa thành
một trong các nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi pháp tội, là nguyên
tắc mới được xác định trong Bộ luật hình sự 2015. Với nguyên tắc này, đòi
hỏi mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động xử lý đối với người
dưới 18 tuổi pháp tội, hay quyết định áp dụng hình phạt đối với người dưới 18
tuổi phạm tội phải đảm bảo rằng quyết định được đưa ra là tốt nhật cho họ,
trong mối quan hệ hài hòa với các lợi ích khác, cũng như bảo đảm sự nghiêm
minh của pháp luật.
Thứ tư, bảo đảm được yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm. Quy

định hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam ngoài mục đích giáo dục,
trừng trị, răn đe thì còn nhằm thực hiện yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội
phạm. Và đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng vậy. Khi xây dựng và
thực hiện quy định các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
đòi hỏi cũng phải đảm bảo được yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Thông qua quy định áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội để
các cơ quan có thẩm quyền sử dụng chúng làm công cụ đấu tranh chống tội
phạm, đồng thời cũng là công cụ để sử dụng trong hoạt động phòng ngừa tội
phạm.
1.1.3.1. Các nguyên tắc áp dụng hình phạt
Việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổiphạm tội được thực
hiện tuân theo các nguyên tắc chung và riêng quy định trong pháp luật hình
sự. Khi áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổiphạm tội, cần phải tuân
theo các nguyên tắc chung sau:
Một là, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Nguyên tắc này được thể hiện trong quy định tại Điều 2, Điều 30 và
Điều 50 của Bộ luật hình sự 2015.
Việc áp dụng hình phạt là chức năng, thẩm quyền của Tòa án nhân dân.
17


Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh Nhà nước tuyên
hình phạt sau khi kết luận về hành vi của bị náo nếu hành vi đó thỏa mãn đầy
đủ các yếu tố cấu thanh tội phạm của một tội danh cụ thể.
(Nguồn LV4133_ChauThanhTra_2016_LH.pdf: “Khi áp dụng hình
phạt Tòa án phải tuân thủ các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về nội
dung, phạm vi, điều kiện áp dụng các loại hình phạt”.
Khi Tòa án ra quyết định xét xử và tuyên một hình phạt phải phù hợp
với quy định của pháp luật.
Hai là, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa.

Nguyên tắc này được thể hiện thông qua việc xem xét đánh giá một số
tình tiết giảm nhẹ được quy định và còn được thể hiện thông qua các quy định
áp dụng hình phạt trong một số trường hợp đặc biệt”.
Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà
còn cải tạo, giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm.
Mặc dù hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà
nước nhưng trong hệ thống hình phạt vẫn mang tính nhân đạo sâu sắc, thể
hiện sự khoan hồng. Có nhiều hình phạt không cách ly người phạm tội ra khỏi
đời sống xã hội, không tước đoạt tự do của người phạm tội và hệ thống hình
phạt cũng không quy định những hình phạt gây đau đớn về thể xác hoặc hạ
thấp phẩm giá của con người. Mặt khác, bên cạnh tính nhân đạo thể hiện
trong hệ thống hình phạt thì pháp luật hình sự Việt Nam còn còn quy định hệ
thống miễn giảm hình phạt.
Ba là, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt:
Hình phạt được áp dụng khi người nào thực hiện hành vi phạm tội “ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng”. Ngoài ra nguyên tắc này còn được thể hiện khi áp
dụng hình phạt trong trường hợp đồng phạm.
18


Bốn là, nguyên tắc công bằng. Nguyên tắc này được thể hiện trong
nhiều quy định của pháp luật hình sự và không chỉ được đặt ra khi xét xử một
người phạm tội cụ thể mà còn được xem xét, đánh giá khi áp dụng hình phạt
đối với các tội phạm khác nhau. Việc quyết định áp dụng hình phạt được căn
cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và các yếu tố, đặc
điểm nhân thân, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tinh
thần của nguyên tắc công bằng ở đây chính là khi xem xét quyết định hình
phạt thì cần đặt tội phạm và hình phạt trong một thể thống nhất và biện chứng
với nhau, xem xét toàn bộ tình tiết vụ án để có quyết định áp dụng một hình

phạt thích đáng và hợp lý.
Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc trên khi xem xét quyết định áp dụng
hình phạt thì đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần phải tuân thủ thêm một
số nguyên tắc đặc thù. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng cũng như áp
dụng các quy định của pháp luật hình sự.
Thứ nhất, (Nguồn LV5794_HoangBichHang_2018_LH.pdf: “Nguyên
tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suất
trong quá trình xây dựng cũng như áp dụng các quy định của pháp luật hình
sự pháp luật tố tụng hình sự và các văn bản có liên quan đến người dưới 18
tuổi phạm tội”.
Đây là nguyên tắc mới được xác định trong Bộ luật hình sự 2015.
Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng quy
định các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần phải đảm
bảo đó là quyết định tốt nhất đối với họ, trong mối quan hệ hài hòa với các lợi
ích khác, đồng thời đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Quy định này
cũng phù hợp với quy định tại Điều 3 Công ước về quyền trẻ em. Nguyên tắc
này là một trong nhưng cơ sở pháp lý định hướng cho người tiến hành tố tụng
19


khi quyết định lựa chọn biện pháp xử lý cụ thể đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội nhằm tìm ra biện pháp xử lý phù hợp nhất đối với họ
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả
năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. (Điều 91 Bộ luật hình sự
2015). Quy định này nhằm cụ thể hóa nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất cho
người dưới 18 tuổi phạm tội.
Bởi lẽ người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển và hoàn thiện đầy đủ
về cả tâm, sinh lý, họ không có khả năng nhận thức đầy đủ về tính chất, mức

độ nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi của mình gây ra. Mặt khác
với mục đích giáo dục, giúp người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm nên
Bộ luật hình sự Việt Nam đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải xác định
chính xác mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do người dưới 18 tuổi thực
hiện, nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Chỉ khi làm rõ được các điều đó thì các cơ quan có thẩm quyền mới có
thể giúp người dưới 18 tuổi phạm tội nhận thức được sai lầm của mình, để từ
đó giao dục họ hoặc giúp họ có ý thức tự giác sửa chữa sai lầm để trở thành
công dân tốt.
Thứ hai, Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp
cần thiết và phải căn cứ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
vào những đặc điểm của nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
Người dưới 18 tuổi có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu
người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây thiệt hại không
lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả và
được gia đình, cơ quan tổ chức nhận giám sát giáo dục.
(Nguồn LV3302_NguyenAnhTu_2016_LH.pdf: “Việc truy cứu trách
20


×