VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HOA
CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, Năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HOA
CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN MINH ĐỨC
HÀ NỘI, Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
chính tôi dưới sự hướng dẫn khoa học là TS. Trần Minh Đức. Các số liệu, ví dụ
trong luận văn đều đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn
thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy
định của Học viện Khoa học Xã hội.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hoa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP.................................................................................................. 6
1.1. Sự cần thiết của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường...........6
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp......7
1.3. Nội dung của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp............................................... 11
1.4. Các yêu cầu đối với pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp........19
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp..................................................................................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG................................................................................................................................ 25
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp........25
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
tại thành phố Đà Nẵng...................................................................................................................... 31
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TỪ
THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............................................................................... 53
3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ
thực tiễn thành phố Đà Nẵng......................................................................................................... 53
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng..................................................................................... 54
3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng..................................................................................... 56
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Tên đầy đủ
ASEAN
Association of Southeast Asian Nation - Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á
CERs
Chứng chỉ giảm phát thaie (Certified emission reduction)
DN
Doanh nghiệp
FTA
Free trade agreement – Hiệp định thương mại tự do
NLĐ
Người Lao động
NSNN
Ngân sách Nhà nước
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
WTO
World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
2.1.
Tổng hợp số thu thuế thu nhập doanh nghiệp
37
2.2.
Tỷ lệ % số thu thuế TNDN/GDP
38
2.3.
Kết quả thu thuế TNDN trên tổng nguồn thu trên địa bàn Đà
Nẵng
39
2.4.
Số tiền miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
40
2.5.
Số lượng doanh nghiệp kê khai thuế tại Đà Nẵng
42
2.6.
Tình hình vi phạm nộp thuế doanh nghiệp tại Đà Nẵng
47
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, Việt Nam đã tích cực thực hiện chính sách mở cửa và chủ
động hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy nội lực, đảm bảo độc lập, tự chủ, bình
đẳng và cùng có lợi để tăng cường và phát triển quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh
vực với các nước kể cả trong lĩnh vực xây dựng pháp luật.
Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý
thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba
nền tảng cơ bản. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp, số 32/2013/QH13 áp dụng từ 01/01/2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Luật về thuế của Quốc hội, số 71/2014/QH13 áp dụng 01/01/2015 cùng nhiều
văn bản hướng dẫn thi hành. Hiện nay quy định về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp đã chứng tỏ được những ưu thế vượt trội so với luật cũ phần nào dung hòa lợi
ích của Nhà nước và doanh nghiệp nộp thuế. Tuy nhiên, những quy định về căn cứ tính
thuế thu nhập doanh nghiệp chưa thực sự hoàn toàn khắc phục được những hạn chế
trước khi sửa đổi luật cũng như đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Xây dựng hệ thống
chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc
đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu
quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước
Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997, nằm trong vùng
Nam Trung Bộ. “Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số Đà Nẵng năm 2016
là 1.046.200 người. Số liệu thống kê giai đoạn 2012 - 2017 cho thấy, tốc độ tăng
trưởng GRDP Đà Nẵng đều từ 8-9%”. Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người
của Thành phố cũng tăng cao qua từng giai đoạn và luôn cao hơn bình quân chung
của cả nước. Là một thành phố năng động, chính quyền Đà Nẵng luôn tạo môi
trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển. Chính quyền và người dân Đà Nẵng
luôn thấy rõ vai trò của phát triển kinh tế, phát triển kinh doanh. Do đó,
1
những năm gần đây số lượng doanh nghiệp tại Đà Nẵng thành lập mới nhiều, trung
bình 1000 doanh nghiệp đăng ký mới trên một năm, đóng góp một nguồn ngân sách
rất lớn cho thành phố Đà Nẵng, đăc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên,
việc quy định về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp tại Đà Nẵng trên thực tiễn
còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Thực tế đã
xuất hiện tình trạng doanh nghiệp khiếu nại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
những quyết định xử phạt, quyết định truy thu thuế, quyết định nộp thuế có liên
quan đến căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế... mà một trong những nguyên
nhân của tình trạng này là do bất cập trong việc áp dụng và thi hành những căn cứ
tính thuế. Với mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này
nhằm tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết cho thực trạng trên, chính là lí do tôi
chọn đề tài: “Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện
nay từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp là có tính cấp thiết, có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến nội dung đề tài đã có một số công trình nghiên cứ như sau:
- Báo cáo “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020” do Bộ
- Công trình nghiên cứu của ban kinh tế Chính Phủ “Kinh nghiệm cải cách
chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của một số nước trên thế giới” (2013);
- Lý Vân Phi (2011), luận văn thạc sĩ “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại
cục thuế thành phố Đà Nẵng” , Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng;
- Lương Thị Minh Kiều (2015). Luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản
lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng”, Đại Học Đà Nẵng;
- Nguyễn Thị Thoảng (2016), luận văn thạc sĩ “Quản lý thuế thu nhập trên địa
bàn Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh”, Đại Học Thương Mại Hà Nội
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chi tiết, chuyên sâu vào một bộ phận cốt lõi
của luật thuế - căn cứ tính thuế TNDN. Đặc biệt, là chuyên sâu ở mức độ công trình
2
nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành luật kinh tế, để phân tích những
vấn đề lý luận và đánh giá toàn diện thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứu tính
thuế TNDN tại thành Phố Đà Nẵng. Đây là vấn đề mới cần được nghiên cứu về mặt
lý luận và thực tiễn. Do đó, đề tài không trùng lặp với các công trình đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và quy định hiện hành của pháp luật Việt
Nam về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp trên cơ sở luật thuế thu nhập doanh
nghiệp 2008 và sửa đổi bổ sung năm 2013.
Phân tích thực trạng, đánh giá ưu điểm và hạn chế của quy định của pháp luật
hiện hành về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực tiễn tại Đà Nẵng.
Thông qua việc phân tích đánh giá đó, tác giả đề xuất những biện pháp và định
hướng hoàn thiện quy định pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
nhằm góp phần xây dựng những quy mới có hiệu quả áp dụng và mang tính bền
vững hơn cũng như nâng cao vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp tại thành phố
Đà Nẵng và cả nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN. Luận văn
trình bày các quy định của pháp luật về căn cứ tính thuế TNDN trên góc độ các quy
định luật pháp, chính sách và ứng dụng vào quản lý thuế.
- Luận văn tìm hiểu về thực trạng áp dụng pháp luật thuế TNDN trên địa bàn
Đà Nẵng.
- Luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về
căn cứ tính thuế TNDN hiện nay và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về căn cứu tính thuế TNDN trên địa bàn Đà Nẵng
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật
về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam và quá trình áp dụng thực
tiễn tại thành phố Đà Nẵng.
3
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được
phân tích ở nhiều mức độ, nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi một
bản luận văn không thể phân tích hết các vấn đề đó, nên như mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu đã trình bày ở trên thì luận văn chủ yếu tập trung vào nghiên cứu sự thể
hiện căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong các quy định
của
pháp luật thuế
thu nhập doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam. Luận văn giới hạn không gian nghiên
cứu là những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về
căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp và áp dụng thực tiễn tại Thành phố Đà
Nẵng. Các số liệu từ năm 2013 đến 2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa MácLenin. Trong đó các vấn đề lý luận và thực tiễn về căn cứu tính thế được phân tích
trên quan điểm biện chứng tác động qua lại giữa quy định pháp luật và vận dụng
trong thực tiễn tại Thành Phố Đà Nẵng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình thực hiện luận văn người viết đã sử dụng các phương pháp
phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài ra tác giả đã thu thập được các tài liệu thực tế
liên quan đến việc áp dụng quy định pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp ở Đà Nẵng.
- Phương pháp phân tích, diễn giải được sử dụng nhằm phân tích đánh giá một
số điều luật cụ thể; Phương pháp thống kê các số liệu về thuế TNDN trên địa bàn
Đà Nẵng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn nêu và phân tích có hệ thống những vấn đề lý luận của pháp luật thuế
TNDN hiện hành. Đồng thời luận văn nêu và phân tích những ưu điểm, bất cập của
pháp luật thuế TNDN hiện hành. Đề tài chỉ đi vào nghiên cứu sâu về căn cứ tính thuế
TNDN chứ không phân tích tất cả các vấn đề về thuế TNDN nói chung dưới góc
4
độ pháp luật. Những vấn đề đó có ý nghĩa hoàn thiện cơ sở lý luận về căn cứ thuế
thu nhập doanh nghiệp, góp phần đảm bảo sự bền vững của ngân sách nhà nước.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn một mặt đã đánh giá được những ưu điểm, tiến bộ mà pháp luật về
căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đạt được kể từ khi Luật thuế TNDN số
32/QH13/2013 ra đời cho đến nay, một mặt chỉ ra những bất cập, hạn chế còn tồn
tại trong quy định pháp luật về căn cứ tính thuế TNDN. Những ví dụ điển hình của
luận văn hết sức cụ thể, sát thực, cập nhật và phản ánh rõ bất cập của pháp luật về
căn cứ tính thuế TNDN đã chỉ ra tại Thành Phố Đà Nẵng trong chương 2. Xuất phát
từ những thực trạng đó, luận văn đã đưa ra hướng hoàn thiện cũng như một số biện
pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết
quả luận văn có thể được sử dụng trong việc ban hành và áp dụng căn cứ tính thuế
thu nhập doanh nghiệp được tốt hơn. Ngoài ra, những vấn đề nghiên cứu của luận
văn có thể được tham khảo để biên soạn giáo trình về thuế, mà cụ thể là phần pháp
luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Chương 2. Thực trạng pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
và thực tiễn áp dụng tại thành phố Đà Nẵng
Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính
thuế thu nhập doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
5
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. Sự cần thiết của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường
Thuế TNDN là một trong những sắc thuế đóng vai trò quan trọng cho sự tồn
tại và phát triển của Nhà nước, nhất là trong nền kinh tế thị trường, cụ thể như sau:
Thứ nhất, thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN
“Thuế TNDN là loại thuế trực thu và khoản thu từ loại thuế này chiếm một tỷ
trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN. Điều này được thể hiện bởi phạm vi áp dụng của
thuế TNDN là tương đối rộng, bao quát các nguồn thu từ các đối tượng nộp thuế
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại thu nhập ở mọi lĩnh vực, trên mọi
địa bàn. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế
ngày càng được mở rộng hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về
thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN” [1].
Thứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết
vĩ mô nền kinh tế.
Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế TNDN áp dụng chung cho
các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong
cạnh tranh góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
“Nhà nước có thể hạ thấp mức thuế suất, tạo ra những điều kiện ưu đãi về thuế
thuận lợi nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng để tăng đầu tư và mở rộng sản xuất để
nhằm nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng nhanh chóng. Ngược lại, Nhà nước có thể
tăng thuế, thu hẹp đầu tư, Nhà nước có thể giữ vững nhịp độ tăng trưởng theo mục
tiêu đặt ra nếu trong thời kỳ phát triển quá mức nền kinh tế có nguy cơ dẫn đến sự
mất cân đối. Như vậy, trong cùng một hành lang pháp lý như nhau, các doanh
nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng như nhau, cùng bán trên thị trường như nhau
nếu cơ sở sản xuất càng hạ thấp giá thành sản phẩm, càng thu được nhiều lợi nhuận
6
thì càng phát triển mạnh và ngược lại thì các doanh nghiệp sẽ càng dễ dẫn đến tình
trạng phá sản” [3].
Nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển của các ngành quan trọng nhất, giữ
vững vị trí then chốt trong nền kinh tế hoặc san bằng tốc độ tăng trưởng giữa các
ngành nghề thông qua chính sách thuế TNDN. Nhà nước không chỉ khuyến khích
đầu tư bằng việc đưa ra một mức thuế suất hợp lý mà còn sử dụng biện pháp miễn,
giảm thuế TNDN như một biện pháp khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề, các
lĩnh vực, các vùng mà nhà nước cần tập trung khuyến khích đầu tư nhằm đảm bảo
cơ cấu kinh tế theo vùng, ngành hợp lý.Như vậy, thuế TNDN là một trong những
công cụ để Nhà nước điều chỉnh cơ cấu vùng, ngành kinh tế hợp lý [4].
Thứ ba, Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thề hiện chính sách công
bằng xã hội
Trong chính sách thuế TNDN, Nhà nước đã thiết kế đối tượng điều tiết khác
nhau với các mức thuế suất và chế độ ưu đãi khác nhau. Từ đó, kích thích các doanh
nghiệp đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh để có thu nhập cao một cách
chính đáng. Một trong những vai trò của thuế TNDN là điều tiết thu nhập, đảm bảo
sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế TNDN được áp dụng cho các
loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thể hiện sự bình đẳng, công
bằng về chiều ngang và chiều dọc. Về chiều ngang, bất kể một doanh nghiệp nào
kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào nếu có thu nhập tính thuế thì phải nộp thuế
TNDN. Về chiều dọc, các doanh nghiệp với cùng một ngành nghề kinh doanh
không phân biệt quy mô kinh doanh nếu phát sinh thu nhập tính thuế thì đều phải
nộp thuế TNDN.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Để đưa ra cách hiểu về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp, trước hết cần
làm rõ một số khái niệm sau:
Khái niệm thu nhập và thuế thu nhập:
7
Trên thực tế thu nhập của một cá nhân, tổ chức thường được nhận biết qua các
đặc điểm sau:
Thứ nhất: “Thu nhập luôn gắn liền với một chủ thể nhất định trong nền kinh
tế, xã hội thể hiện tính sở hữu của thu nhập. Thông thường việc xác định thu nhập
của chủ thể khác nhau trong một thời gian nhất định được biểu hiện dưới hình thức
giá trị là hình thức thông qua đó có thể biết được tổng số thu nhập từ các nguồn
khác nhau của một cá nhân hay một pháp nhân khác” [21].
Thứ hai: “Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau người ta chia ra các thu nhập
nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý khác nhau như thu nhập công ty, thu nhập cá
nhân, thu nhập thường xuyên, thu nhập không thường xuyên, thu nhập từ lao động
và các thu nhập khác” [25].
“Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào các thu nhập thực
tế của các tổ chức và cá nhân. Thuế thu nhập gồm có thuế TNDN và thuế thu nhập
cá nhân” [25].
Khái niệm thu nhập doanh nghiệp:
“Xét về khía cạnh pháp lý, không phải toàn bộ thu nhập phải tính thuế mà thu
nhập tính thuế là thu nhập thực tế phát sinh, tức là thu nhập nhận được sau khi đã
trừ đi các chi phí. Như vậy, có thể hiểu thu nhập là các khoản tiền hoặc vật chất mà
các thể nhân hoặc pháp nhân nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
hoặc từ các hành vi hợp pháp khác” [4].
Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp:
“Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu
nhập của các doanh nghiệp” [26]. Hiện nay ở các nước phát triển, thuế TNDN giữ
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN và thực
hiện phân phối thu nhập.
Như vậy, có thể hiểu về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
“Căn cứ tính thuế là những yếu tố được sử dụng làm cơ sở xác định số thuế
phải nộp cho từng đối tượng tính thuế riêng biệt. Căn cứ tính thuế TNDN bao gồm
thu nhập tính thuế và thuế suất” [9].
8
Căn cứ tính thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kì = thu nhập
tính thuế trong kì X thuế suất (%)
Trong đó: Thu nhập tính thuế trong kì = Doanh thu tính thuế thu nhập - Chi
phí hợp lí + thu nhập tính thuế khác
Thu nhập tính thuế trong kì: là đối tượng điều tiết của thuế thu nhập doanh
nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và thu nhập
khác
Doanh thu tính thuế thu nhập là toàn bộ số tiền bán hàng, tiền gia công, tiền
cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá. Cách xác định doanh thu được quy định cụ thể tùy
theo tính chất và phương thức giao dịch của từng loại hàng hóa, dịch vụ được giao
dịch
Ví dụ: đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh bá ra là toàn bộ số tiền
bán hàng, cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở sản xuất, kinh
doanh được hưởng; đối với kinh doanh hàng hóa là toàn bộ số tiền thu về gia công;
đối với hoạt động cho thuê tài sản là toàn bộ só tiền thu về theo từng kì dựa vào hợp
đồng cho thê; đối với hoạt động tín dụng là tiền lãi cho vay phải thu phát sinh trong
từng kì thuế.
Các khoản chi phí hợp lý được quy định rõ ràng trong luật. Đó là các khoản
chi phí tất yếu của doanh nghiệp dùng để đầu tư, để trả lương, trả công cho người
lao động, chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ví dụ: Khấu hao tài sản cố định trong kì, chi phí mua nguyên vật liệu; chi phí
tiền lương, tiền công; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ; chi trả tiền vay, trích
các khoản dự phòng, giảm giá; trợ cấp thôi việc; chi quảng cáo, tiếp thị; các khoản
thuế, phí, lệ phí phải đóng, tiền thuê đất… Đồng thời, Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp cũng quy định rõ các khoản chi phí không được trừ khi tính thu nhập tính
thuế để loại bỏ chi phí không hợp lí hoặc tránh gian lận trong kê khai, tính thuế, nộp
thuế của các doanh nghiệp. Các loại chi phí không được tính vào chi phí hợp lý bao
gồm: các khoản thu không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp; các khoản
tiền phạt như phạt vi phạm hợp đồng, phạt vi phạm hành chính.
9
Thuế suất: theo điều 10 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi và bổ
sung năm 2013 thì mức thuế suất được áp dụng là 25%. Bên cạnh đó nhà nước cũng
quy định một số thuế suất ưu đãi đối với một số loại hình doanh nghiệp hoặc một số
ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được quy định tại điều 13 Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2013
Từ phân tích trên, có thể thấy căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp có các
đặc điểm sau:
Ngoài những đặc điểm chung của thuế là có tính cưỡng chế và tính pháp lý
cao, là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp. Căn cứ tính thuế TNDN
còn có một số đặc điểm riêng, cụ thể là:
Thứ nhất: “Thuế TNDN là loại thuế trực thu. Nên căn cứ tính thuế của loại
thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng tính
thuế, tức là đối tượng nộp thuế và đối tượng tính thuế TNDN là một”.
Thứ hai: “Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh vào thu
nhập tính thuế (hay là lợi nhuận) của các doanh nghiệp”.
Thứ ba: “Tính thuế nhu nhập doanh nghiệp chỉ tính vào phần thu nhập còn lại
sau khi đã trừ đi chi phí liên quan để tạo ra thu nhập đó (còn gọi là thu nhập tính
thuế)”.
Thứ tư: “Tính thuế TNDN áp dụng mức thuế suất thống nhất. Về nguyên tắc,
thuế có tính chất lũy tiến. Tuy nhiên, do những điều kiện cụ thể mà một số nước
trong đó có Việt Nam áp dụng mức thuế suất thống nhất” [27].
1.2.2. Vai trò của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Thứ nhất, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế thu nhập doanh
nghiệp: Xuất phát từ ý nghĩa của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp trong việc điều
chỉnh quan hệ pháp luật giữa Nhà nước với chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế cũng như
hiệu quả của nó mang lại cho ngân sách quốc gia cho thấy việc hoàn thiện căn cứ
tính thuế thu nhập doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và cần thiết. Căn cứ tính
thuế thu nhập doanh nghiệp đảm bảo chính sách thuế doanh nghiệp của quốc gia
10
trong mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội phù hợp với bối cảnh thế giới thì
không thể không tính đến việc hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ hai, giúp cán bộ thuế quản lý được khoản thu thuế doanh nghiệp: Căn cứ
tính thuế thu nhập doanh nghiệp giúp cán bộ thuế, Thanh tra thuế trên cơ sở phân
tích và quản lý rủi ro, gồm: Thu thập, phân tích thông tin liên quan đến rủi ro từ các
nguồn bên trong và bên ngoài; xác định, đánh giá, xếp hạng rủi ro trong khuôn khổ
phân loại doanh nghiệp nộp thuế, các sắc thuế chính, các nghĩa vụ thuế chính; quản
lý các rủi ro chính thông qua việc xây dựng và thực thi kế hoạch nâng cao sự tuân
thủ…
Thứ ba, giúp giải quyết khiếu nại, tố cáo thuế: Căn cứ tính thuế hỗ trợ cơ chế
giải quyết tranh chấp đơn giản, minh bạch và toàn diện, trong đó phải giải thích
công khai, rõ ràng về quyền của doanh nghiệp nộp thuế và cách thức pháp lý để
xem xét lại các quyết định của cơ quan thuế; giám sát các nguyên nhân cơ bản gây
ra tranh chấp và biện pháp khắc phục; khẩn trương thực hiện hoàn lại số thuế nộp
thừa nếu kết quả giải quyết tranh chấp là có lợi cho doanh nghiệp nộp thuế...
Thứ tư, căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp giúp cơ quan thuế thống kê,
đánh giá hiệu quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp là cơ sở tính toán các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải thu, là cơ sở để
thống kê nguồn thu, đánh giá các cấu phần chính trong nguồn thu thuế thu nhập
doanh nghiệp.
1.3. Nội dung của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
1.3.1. Thu nhập tính thuế
Để bao quát những khoản thu nhập mới phát sinh, Khoản 2 Điều 7 Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung 2013, thu nhập chịu thuế là: "Thu nhập chịu
thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh
doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam" [25].
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
11
Thu nhập
=
chịu thuế
Chi phí
Doanh
-
thu
Các khoản
+
được trừ
thu nhập khác
Việc xác định thu nhập chịu thuế đối với một số hoạt động sản xuất, kinh
doanh được Luật thuế TNDN hiện hành quy định như sau:
- Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn (trừ thu nhập từ chuyển nhượng
chứng khoán) được xác định bằng tổng số tiền thu theo hợp đồng chuyển nhượng
trừ giá mua phần vốn được chuyển nhượng, trừ chi phí liên quan đến việc chuyển
nhượng;
- “Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng
quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ chuyển nhượng quyền
góp vốn, quyền tham gia dự án đầu tư. Mặt khác, cũng tại khoản này quy định
khoản "hoàn nhập dự phòng" là thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế, tuy
nhiên xét về bản chất kinh tế thì dự phòng là một khoản được tính trước vào chi phí
được trừ khi xác định lãi/lỗ của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh, mang tính
phòng ngừa rủi ro, nếu thực tế không phát sinh rủi ro thì khoản dự phòng đã trích
lập được điều chỉnh giảm chi phí thì mới là phù hợp”(122/2011/NĐ-CP). Trong quá
trình thực thi Luật, nội dung này đã được Chính phủ căn cứ theo thẩm quyền sửa
đổi, bổ sung tại Nghị định số 122/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số
124/2008/NĐ-CP, theo đó, bổ sung các khoản thu nhập nêu trên vào diện thu nhập
chịu thuế và quy định khoản "hoàn nhập dự phòng" doanh nghiệp được tính giảm
trừ chi phí không tính vào thu nhập chịu thuế khác để phản ánh đúng bản chất hoạt
động kinh tế của hoạt động trích lập dự phòng.
- Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng “giá
bán trừ giá mua của chứng khoán được chuyển nhượng, trừ các chi phí liên quan
đến việc chuyển nhượng chứng khoán [26].
- Đối với thu nhập từ bản quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ được
xác định bằng “tổng số tiền thu được trừ giá vốn hoặc chi phí tạo ra quyền sở hữu
trí tuệ, công nghệ được chuyển giao, trừ chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển quyền
12
sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao” [26] và các khoản chi được trừ khác;
- Đối với thu nhập về cho thuê tài sản được xác định bằng “doanh thu cho
thuê trừ các khoản trích khấu hao cơ bản, chi phí duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng tài
sản, chi phí thuê tài sản để cho thuê lại (nếu có)” [26] và các chi phí khác được trừ
liên quan đến việc cho thuê tài sản;
- Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản (trừ bất động sản) bằng “số tiền
thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản trừ giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ
sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý” [26] và các khoản chi phí được
trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản;
1.3.2. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
Doanh thu theo quy định của Luật thuế TNDN là “toàn bộ tiền bán hàng, tiền
gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được
hưởng.” [27].
Nghị định 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật thuế TNDN quy định như sau: “Doanh thu để tính thu
nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả
trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu
được tiền hay chưa thu được tiền”.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ tự dùng. Tuy nhiên để đơn giản cho quá trình
quản lý và việc tính thu nhập chịu thuế mà không làm ảnh hưởng đến kết quả (vì
cho dù tính theo chi phí hay tính theo giá bán của hàng hóa tương tự trên thị trường
thì giá đó cũng đều được tính vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế của toàn
bộ quá trình sản xuất kinh doanh nghiệp), Luật thuế TNDN đã căn cứ vào chi phí
sản xuất để tính doanh thu của hàng hóa tiêu dùng nội bộ.: Doanh thu để tính
thu nhập chịu thuế là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Trong trường hợp này về
nguyên tắc cũng phải căn cứ vào giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại
hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm tính thuế (như trường hợp hàng hóa
dùng để trao đổi biếu tặng). Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số
trường hợp được quy định cụ thể như sau:
13
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán
hàng hóa trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm;
- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ
được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương
đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ;
- Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao
gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục
vụ cho việc gia công hàng hóa;
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp
đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để
tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước;
- Đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay,
doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế;
- Đối với hoạt động kinh doanh sân gôn là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơi
gôn và các khoản thu khác trong kỳ tính thuế;
- Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu cước vận chuyển hành
khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế;
- Đối với điện, nước sạch là số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng;
- Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm là số tiền phải thu về
phí bảo hiểm gốc; phí dịch vụ đại lý (bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi
thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%), phí nhận tái
bảo hiểm; thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo hiểm
trừ (-) các khoản hoàn hoặc giảm phí bảo hiểm, phí nhận tái bảo hiểm, các khoản
hoàn hoặc giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
1.3.3. Thu nhập được miễn, giảm thuế
Căn cứ vào tính chất của những khoản thu nhập miễn thuế có thể thấy pháp
luật Việt Nam hiện hành đã căn cứ vào những cơ sở sau để xây dựng quy định về
thu nhập miễn thuế. Khi xây dựng quy định về thu nhập được miễn thuế đối với
thuế TNDN pháp luật quốc gia phải cân nhắc kỹ lưỡng để vừa đảm bảo được
14
nguyên tắc công bằng, vừa phù hợp với định hướng phát triển một số lĩnh vực nhất
định trong những thời kỳ phát triển của đất nước, khuyến khích sự phát triển của
các doanh nghiệp trong nền kinh tế…:
- Thứ nhất, “miễn thuế vì lý do xã hội như: các khoản tài trợ nhận được để sử
dụng cho hoạt động từ thiện, nhân đạo, giáo dục, văn hóa…
- Thứ hai, “miễn thuế vì lý do muốn khuyến khích một hoạt động, một lĩnh
vực cụ thể nào đó như: thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng khoa học và phát triển
công nghệ; thu nhập của doanh nghiệp ở lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp tại địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ chuyển nhượng chứng
chỉ giảm phát thải (CERs) vì mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”
[26]…
- Thứ ba, “miễn thuế có thể vì lý do quản lý như: các khoản thu nhập từ thực
hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô” [26]…
- Thứ tư, “miễn thuế theo quy định của các Hiệp định, hiệp ước, thoả
thuận quốc tế đã ký kết giữa các nước” [26]…
* Các khoản thu nhập được miễn thuế theo luật thuế TNDN 2013
Theo Điều 4 Luật thuế TNDN quy định 07 khoản thu nhập miễn thuế bao gồm:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất muối của HTX; thu nhập của HTX hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn kinh tế
- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập
từ hoạt động đánh bắt hải sản. Theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành thì các
khoản thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành
lập theo Luật HTX và thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ
nông nghiệp đang là thu nhập được miễn thuế và HTX dịch vụ nông nghiệp thuộc
diện hưởng thuế suất ưu đãi 20%.
- Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của doanh nghiệp ở
địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;Thu nhập từ sản xuất muối của HTX; thu
nhập của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm
15
nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ; Thu nhâ p từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm
̣̣
và thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghê m
̣ ới lần đầu tiên áp
dung taị Viêṭ Nam.
̣̣
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người
nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 51% trở lên trong tổng số lao động bình
quân trong năm của doanh nghiệp.
- Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số,
người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
Trường hợp cơ sở dạy nghề có cả đối tượng khác thì phần thu nhập được miễn thuế
được xác định tương ứng với tỷ lệ học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết
tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội trong tổng số
học viên.
1.3.4. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
“Thuế suất là mức phải thu được xác định theo tỷ lệ phần trăm của đối tượng
tính thuế. Nó là một bộ phận quan trọng quyết định số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp và thường được coi là linh hồn của mỗi sắc thuế. Mức thuế suất cao hay
thấp thể hiện chính sách động viên phù hợp với khả năng đóng góp và trình độ quản
lý của mỗi quốc gia được thể hiện thông qua mức thuế suất được quy định ở mỗi
thời kỳ khác nhau” [25].
Thuế suất thuế TNDN được quy định tại Điều 10 Luật Thuế TNDN. Cụ thể
như sau:
- Thuế suất thuế TNDN là 25%, trừ các trường hợp về hoạt động tìm kiếm,
thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
- Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu
khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí,
16
điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế
suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Tài chính. Tài nguyên quý hiếm khác quy định tại khoản này bao gồm:
bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.
Để thực hiện chiến lược cải cách thuế, đồng thời phù hợp với xu thế cải cách thuế
của các nước, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 Luật thuế
TNDN theo hướng: giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 22%; riêng đối
với doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có tổng
doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng (sau đây gọi là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và
vừa) thì mức thuế suất giảm xuống còn 20%. Số lao động và doanh thu làm căn cứ xác
định đối tượng áp dụng thuế suất 20% tại khoản này là số lao động và doanh thu bình
quân của 02 năm trước liền kề. Đồng thời, để tăng cường khả năng thu hút đầu tư và
chính sách rõ ràng, tiến tới đơn giản hoá các mức ưu đãi thuế theo Chiến lược cải cách
thuế đến năm 2020 mà không ảnh hưởng quá lớn đến cân đối ngân sách của năm áp
dụng, Chính phủ trình Quốc hội cho bổ sung quy định lộ trình giảm thuế suất phổ thông
ngay trong Luật, cụ thể: kể từ ngày 01/01/2016 mức thuế suất phổ thông là 20% và
mức thuế suất ưu đãi 20% được điều chỉnh giảm xuống còn 17%.
Việc điều chỉnh mức thuế suất ưu đãi 20% xuống 17% kể từ 01/01/2016 vừa
đảm bảo sự tương quan giữa mức thuế suất phổ thông 20% với mức thuế suất ưu
đãi 10% và vẫn đảm bảo sự hấp dẫn của mức thuế suất ưu đãi 10% so với mức thuế
suất ưu đãi 17%.
Mức thuế suất phổ thông giảm xuống còn 22% và việc áp dụng thuế suất 20%
đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn thu
hút đầu tư so với các nước trong khu vực (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia: 25%)
và cũng không gây tác động giảm thu đột ngột tạo sức ép về cân đối ngân sách của
năm áp dụng, đồng thời không xáo trộn nhiều tới hệ thống chính sách ưu đãi. Doanh
nghiệp có quy mô nhỏ và vừa được áp dụng thuế suất thấp hơn so với các trường
hợp thông thường sẽ có điều kiện tăng tích tụ, tích luỹ tái đầu tư, phát triển sản xuất
kinh doanh, nâng cao được năng lực cạnh tranh.
17
- Việc đề xuất tiêu chí doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất
20% được dựa trên:
+ Về tiêu chí lao động để xác định doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa xác
định theo mức bình quân giữa các ngành của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP;
+ Về tiêu chí doanh thu: dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu theo dõi, cập nhật hết
năm 2009 của ngành thuế (63 Cục thuế và 75 Chi cục thuế lớn).
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp doanh nghiệp
thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 20% và thuế suất từ 32% đến 50% quy định tại
điểm 2, điểm 3 khoản này và đối tượng được ưu đãi về thuế suất quy định tại khoản
6 và khoản 7 Điều 1 của Luật này.
Về ưu đãi thuế
Luật thuế TNDN hiện hành (Điều 13, Điều 14) quy định ưu đãi thuế (bao gồm
ưu đãi thuế có thời hạn thuế suất 10% trong 15 năm, miễn 4, giảm 9 và thuế suất
20% trong 10 năm, miễn 2, giảm 4 áp dụng cho doanh nghiệp thành lập mới từ dự
án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế và thuế suất ưu đãi 10% hoặc 20% đối
với phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi) đối
với một số lĩnh vực, địa bàn cần khuyến khích đầu tư và quy định cụ thể lĩnh vực ưu
đãi và địa bàn ưu đãi.
Theo hướng nêu trên, Chính phủ trình Quốc hội về sửa đổi, bổ sung ưu đãi
thuế cụ thể như sau:
- Bổ sung vào diện áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4
năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với dự án đầu
tư thuộc lĩnh vực: công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; sản
xuất vật liệu mới, năng lượng mới không sử dụng nhiên liệu hoá thạch; phát triển
công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường; dự án sản xuất có quy mô và phạm vi ảnh
hưởng lớn đến kinh tế xã hội. Cụ thể như sau:
- Về bổ sung ưu đãi thuế đối với lĩnh vực công nghệ cao để thực hiện được
Luật công nghệ cao.
Luật thuế TNDN (Điều 13, Điều 14) quy định doanh nghiệp thành lập mới từ
18
dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, tại khu công nghệ cao được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm, miễn
thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại khoản 7, khoản 8 Điều 1 dự thảo Luật.
- Về bổ sung ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực: sản xuất vật liệu
mới, năng lượng mới không sử dụng nhiên liệu hoá thạch; phát triển công nghệ sinh
học; bảo vệ môi trường.
Theo Luật thuế TNDN hiện hành thì các lĩnh vực nêu trên (trừ hoạt động xã
hội hoá trong lĩnh vực môi trường đang được áp dụng thuế suất ưu đãi 10%) không
thuộc lĩnh vực ưu đãi thuế.
Theo pháp luật về đầu tư (Nghị định 108/2006/NĐ-CP) thì các lĩnh vực này
hiện đang thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực tế vẫn cần thiết phải
khuyến khích đầu tư để hướng tới phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
1.4. Các yêu cầu đối với pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp
Có nhiều tiêu chí để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống luật thuế
thu nhập doanh nghiệp nói chung và căn cứ tính thuế thu nhập nói riêng, trong đó có
bốn tiêu chí cơ bản là: Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ
thuật pháp lý của hệ thống luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ nhất, tính toàn diện
Tính toàn diện là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống
luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Tính toàn diện của căn cứ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp thể hiện ở hai cấp độ:
- Ở cấp độ chung: Đòi hỏi căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải có đủ
các yếu tố cấu thành theo cơ cấu nội dung lôgíc về việc tính thuế và thể hiện thống
nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.
- Ở cấp độ cụ thể: Đòi hỏi yếu tố cấu thành việc tính thuế phải có đủ các quy
phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề đó.
19