Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng từ thực tiễn quận hải châu, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NHỰT

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ
XÂY DỰNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NHỰT

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ
XÂY DỰNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số
: 8.38.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐINH NGỌC VƯỢNG

HÀ NỘI, năm 2019




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các số liệu trích dẫn trong luận văn dựa trên số liệu bảo đảm độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Nhựt


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG .................................................................................. 6
1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ....................................... 6
1.2. Vai trò quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ............................................ 9
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ...................................... 10
1.4. Phương pháp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ................................ 11
1.5. Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng....... 13
1.6. Quy trình xử lý hành vi vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước về trật
tự xây dựng...................................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT
TỰXÂY DỰNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂUTHÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG ............................................................................................................. 29
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng ở quận Hải Châu ................................................................... 29

2.2. Thực trạng về trật tự xây dựng ở thành phố Đà Nẵng và địa bàn quận Hải
Châu................................................................................................................. 34
2.3. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân trong quản lý nhà nước về trật
tự xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu .................... 52
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝNHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG Ở QUẬN HẢI
CHÂU ............................................................................................................. 58
3.1. Quan điểm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hải
Châu................................................................................................................. 58
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
trên địa bàn quận Hải Châu ............................................................................. 61
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

CNH

Công nghiệp hóa

CP

Chính phủ

GPXD


Giấy phép xây dựng

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng Nhân dân



Nghị định

QLNN

Quản lý Nhà nước

QTĐT

Quy tắc đô thị

UBND

Ủy ban Nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu


Tên bảng

Trang

Bảng tổng hợp số GPXD đã được UBND quận Hải Châu

47

bảng
2.1

cấp cho các tổ chức, cá nhân từ năm 2013 đến năm 2017
2.2

Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra về trật tự xây dựng trên

50

địa bàn quận Hải Châu từ năm 2013 đến năm 2017
2.3

Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự

51

xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2013 đến
năm 2017

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu
sơ đồ
2.1

Tên sơ đồ
Phân cấp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

Trang
30


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hoá ngày càng cao là một xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế
giới. Trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế văn hoá - xã hội của mỗi một
quốc gia, các đô thị đóng vai trò như những trung tâm hạt nhân quan trọng.
Trong bối cảnh ở nước ta,quá trình CNH-HĐH đất nước, tốc độ phát triển đô
thị hóangày càng nhanh chóng đã và đang đặt ra nhiều thách thức về: quy
hoạch đô thị; xây dựng; phòng cháy, chữa cháy; giao thông đô thị; cư trú; hộ
tịch; an sinh xã hội và phát triển bền vững..v.v. Mặt khác, do tốc độ phát triển
đô thị quá nóng trong thời gian qua đã tạo ra nhiều sức ép, phát sinh nhiều hệ
lụy phức tạp trên thực tế cho quản lý nhà nước về trật tự xât dựng. Tình hình
vi phạm trật tự xây dựng đã và đang là một vấn đề nóng, dường như đây
chính là mặt trái của đô thị hoá với tốc độ quá nhanh trong khi quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng lại chưa đáp ứng kịp. Hiện tượng xây dựng không
phép, sai nội dung giấy phép xảy ra ở nhiều địa phương, đặc biệt ở các thành
phốlớn như Hà Nôi, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà Nẵng nói chung
và quận Hải Châu của thành phố Đà Nẵng nói riêng có thể nhận thấy các công
trình vi phạm pháp luật về xây dựng ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Mức độ
không chỉ dừng lại ở mấy căn hộ cơi nới không xin phép hay nhà trong kiệt

xây ban công lấn chiếm không gian công cộng hay lấn chiếm đất công, mà
nhà riêng sai theo kiểu nhà riêng, các công trình cao tầng sai theo kiểu cao
tầng,biệt thự sai theo kiểu biệt thự. Nhìn chung, về lý luận và thực tiễn chúng
ta chưa có nhiều kinh nghiệm về quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị hiện
đại. Đặc biệt, quá trình đô thị hóa chưa thực sự được gắn kết với các chương
trình phát triển tổng thể, bền vững về kinh tế-xã hội nên còn nhiều lung túng,
bất cập, sai lầm trên thực tế và chưa rút ra được những bài học kinh nghiệm

1


của nước ngoài. Điều này đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng phải được quan tâm một cách thực sự đúng mức. Đây chính là thách
thức của công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựngtrên địa bàn quận Hải
Châu.
Quận Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, trong quá
trình chỉnh trang, phát triển của quận Hải Châu trong thời gian qua, cũng
không tránh khỏi những tồn đọng trong trật tự xây dựng.Với những lý do yêu
cầu cấp bách như vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu khoa học để tìm ra
những giải pháp phục vụ cho quá trình phát triển đô thị của quận Hải Châu
nói chung, trật tự xây dựng ở quận Hải Châu nói riêng.Vì vậy em chọn đề tài
“Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng” để làm luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay có rất ít đề tài nghiên cứu quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng vì hoạt động này nhìn chung còn mới mẻ, chưa được chú trọng và quan
tâm đúng mức.
Qua nghiên cứu các tài liệu hiện hành nhìn chung các công trình nghiên
cứu của các tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các đề tài về quản lý nhà
nước về đô thị nói chung và quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực nói

riêng. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nghiên cứu về pháp luật xây dựng, thanh
tra xây dựng như: “Phát triển đô thị bền vững” do TS.Nguyễn Thế Nghĩa,Nhà
xuất bản khoa học xã hội năm 2002, giáo trình “ Quản lý đô thị” do GS.TS.
Nguyễn Đình Hương, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2003, đề tài khoa học
“Xác định mức độ thất thoát trong đầu tư xây dựng”của tổng hội xây dựng
Việt Nam 2005, “ Phòng, chống tham nhũng trong xây dựng cơ bản” của tác
giả Lê Thế Tiệm, “ Pháp luật và quản lý đô thị” do TS.KTS. Lê Trọng Bình
chủ biên, Trường Đại học Kiến trúc, Hà Nội năm 2009, “ Những nội dung cơ

2


bản của Luật thanh tra” Thanh tra nhà nước 2007, tạp chí Thanh tra 2007,
Luận văn thạc sĩ luật học “ Hoàn thiện pháp luật về Thanh tra xây dựng” do
Nguyễn Văn Kim…Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên chưa đề
cập cụ thể đến những vấn đề được coi là bức xúc của hoạt động thanh tra
chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Chính vì vậy, qua tìm hiểu,
rà soát và tham khảo các công trình khoa học, tài liệu nêu trên làm tài liệu
tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu về đề tài: “ Quản lý nhà nước về trật
tự xây dựng từ thực tiễn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng” cho thấy chưa
có công trình nghiên cứu nào. Từ thực tế về công tác của bản thân cho thấy
được sự cần thiết của việc nghiên cứu về đề tài này từ đó đưa ra phương
hướng, giải pháp, các kiến nghị khoa học nhằm góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước
về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà nẵng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận,cơ sở khoa học quản lý
nhà nước về trật tự xây dựng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
động quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn ở quận Hải Châu trong

thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp cần thiết nhằm tang cường và
hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn quận
Hải Châu trong thời gian tới
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Đánh giá
thực trạng, phân tích nguyên nhân, hạn chế của hoạt động quản lý nhà nước
về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hải Châu. Xác định các phương hướng
và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng tại quận Hải Châu trong thời gian tới.

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về trật tự xây dựng và thực
trạng hoạt động quản lý nhà nước về trật tự xây dựngtừ thực tiễnquận Hải
Châu thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trên phạm vi địa bàn quận Hải Châu và trong thời
gian năm năm từ năm 2013đến năm 2017.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách của Đảng và pháp
luật Nhà nước ta.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đã có sự kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau, như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống
kê, quy nạp, diễn dịch,…

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn
diện, có hệ thống dưới góc độ pháp luật hành chính về hoạt động quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng từ thực tiễn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng.
Công trình này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói

4


chung và quận Hải Châu nói riêng.
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, xây
dựng pháp luật về trật tự xây dựng và cho những ai quan tâm đến nội dung
nguyên cứu của đề tài này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, các
từ viết tắt và nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng từ thực
tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng ở quận Hải Châu

5



CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có
cả ngành khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội.Mỗi ngành khoa học nghiên
cứu về quản lý từ góc độ riêng của mình và đưa ra định nghĩa riêng về quản
lý.
Nội dung thuật ngữ quản lý có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Với ý
nghĩa thông thường phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt động tác động
một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng
nhất định để điều chỉnh các quá trinhg xã hội và hành vi của con người nhằm
duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo mục tiêu đã định.
- Chủ thể quản lý: Là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể luôn
là con người hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý
bằng các công cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc
nhất định.
- Đối tượng quản lý: Tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản
lý. Tùy theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng
quản lý khác nhau.
- Khách thể quản lý: Là sự tác động hay sự điều chỉnh của chủ thể quản
lý, đó là các hành vi của con người các quả trình xã hội.
Quản lý nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập
pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà
nước.
Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động bằng pháp luật của các

6



chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước tới các đối tượng quản lý nhằm
thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước.Như vậy tất cả
các cơ quan nhà nước đều làm chức năng quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, pháp luật là phương
tiện, công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước nhằm duy trì sự ổn định và pháp
triển của xã hội.
Như vậy, quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang
tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của con
người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ
máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người,
duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Quản lý nhà nước được hiểu theo 2 nghĩa:
Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là điều hành của bộ máy nhà nước,là toàn
bộ hoạt động của các tổ chức nhà nước,là sự tác động,tổ chức của quyền lực
nhà nước trên các phương diện từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp,
đến hoạt động tư pháp.Theo cách hiểu này,quản lý nhà nước là hoạt động của
cả ba hệ thống cơ quan nhà nước: cơ quan lập pháp,cơ quan hành pháp, cơ
quan tư pháp.Hay có thể hiểu là cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và
nhân dân lao động làm chủ”.
Tuy vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước là hoạt động hành
chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý,
điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật. theo
đó, quản lý hành chính nhà nước là hoạt độngquản lý được giới hạn trong các
cơ quan hành pháp, đó là Chính phủ và UBND các cấp: hệ thống các cơ quan:
quyền lực, xét xử và kiểm sát thực hiện quyền lập pháp và tư pháp không
thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước. Nếu tiếp cận khái niệm quản lý
nhà nước dưới góc độ này, quản lý nhà nước bao gồm có hai chức năng cơ

7



bản: (1) Lập quy được thực hiện bằng việc ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật để hướng dẫn thực hiện pháp luật : (2) Tổ chức, điều hành, phối
hợp các hoạt động kinh tế-xã hội để đưa luật pháp vào đời sống xã hội.
Quản lý nhà nước do bộ máy hành chính nhà nước thực hiện rất đa
dạng: quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nông nghiệp và phát triển nông
thôn, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, y tế, giáo dục, an ninh quốc
phòng v.v. Vì vậy, quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng chỉ là một bộ
phận của quản lý nhà nước, do đó quản lý nhà nước về xây dựng có đầy đủ
các đặc điểm của hoạt động quản lý, ngoài ra nó còn cón những đặc điểm
riêng mà chỉ có trong xây dựng, bao gồm:
- Đối tượng quản lý xây dựng là các công trình xây dựng trên địac bàn.
Công tác quản lý xây dựng gắn liền với yếu tố vị trí địa lý, thổ nhưỡng đất
đai, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như phong tục tập quán ở từng địa
phương, thẩm mỹ, khí hậu thời tiết từng khu vực cho đến quy hoạch khu chức
năng của từng đô thị…
- Quản lý theo một thể thống nhất từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch
chi tiết 1/2000, 1/1500. Gắn quy hoạch tổng thể Thành phố với Quy hoạch chi
tiết từng đơn vị quận, phường.
- Hoạt động quản lý xây dựng phải phù hợp với đặt điểm và điều kiện
kinh tế xã hội và đặc điểm tự nhiêm của từng địa phương.
- Quản lý xây dựng lấy cơ sở pháp lý là các điều luật về xây dựng, quy
hoạch-kiến thức, luật đất đai, luật dân sự.
-Hoạt động quản lý xây dựng là một chuỗi các hoạt động từ quản lý
quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết kế
xây dựng công trình, cấp giấy phép, hoạt động thanh tra, kiểm tra hậu cấp
phép (quản lý trật tự xây dựng).
Như vậy, quản lý nhà nước về trật tự xây dựng: là hoạt động mang tính


8


chất quyền lực của cơ quan hành chính nhà nước, nhằm tạo ra các điều kiện
để xác lập, duy trì và ổn định các quan hệ về trật tự xây dựng, theo quy định
của pháp luật về trật tự xây dựng. Đây là một hoạt động có vai trò, vị trí rất
quan trọng trong lĩnh vực trật tự xây dựng. QLNN về trật tự xây dựng là hoạt
động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm
quyền được tiến hành trên cơ sở pháp luật, nhằm bảo vệ trật tự xây dựng .
QLNN về trật tự xây dựng được tiến hành trên các lĩnh vực: ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật về trật tự xây dựng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về trật tự xây dựng; quản lý quy tắc trật tự xây dựng; quản lý kết
cấu hạ tầng trật tự xây dựng…
Từ những nhận thức chung về trật tự xây dựng, về QLNN có thể đi đến
khái niệm: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước và cá nhân có thẩm quyền, trên cơ sở Hiến pháp, Luật
để can thiệp vào lĩnh vực về trật tự xây dựng: nhằm điều chỉnh các hoạt động
về trật tự xây dựng đi theo một quy tắc, một trật tự nhất định, đảm bảo đúng
theo mục tiêu đã được xác định trước.
1.2. Vai trò quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng các cơ quan hành chính nhà nước
có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý pháp luật về trật tự xây dựng
thể hiện ở những điểm sau:
Một là, nhà nước quyết định tốc độ nhanh hay chậm của sự phát triển
kinh tế - xã hội. Xã hội càng phát triển đòi hỏi trật tự xã hội nói chung, trật tự
xây dựng nói riêng càng hiện đại, phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiện
nghi, văn minh hơn và an toàn hơn. trật tự xây dựng tốt sẽ tạo điều kiện phát
triển kinh tế. Có thể nói, sự phát triển của kinh tế – xã hội và mức độ bảo đảm
trật tự xây dựng cũng là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển
kinh tế- xã hội của mỗi địa phương. Trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất


9


nước hiện nay, muốn CNH, HĐH đất nước. Vai trò của trật tự xây dựngkhông
chỉ dừng lại ở góc độ phát triển kinh tế mà còn ở chỗ thúc đẩy phát triển xã
hội. Ở đâu có trật tự xây dựng phát triển thì ở đó hoạt động hiệu quả hơn. Nói
cách khác, công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tốt thì nhu cầu đời
sống dân sinh được đáp ứng tốt hơn.
Hai là, nhà nước quyết định sự đảm bảo về trật tự xây dựng. Hoạt động
trật tự xây dựng diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, trật tự xây dựng được bảo đảm thì
mọi lợi ích chính đáng khác củatổ chức, cá nhân được đảm bảo, người dân có
cuộc sống ổn định, nhu cầu phát triển kinh tế được thuận lợi là điều kiện góp
phần để đảm bảo về công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Như vậy,
quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là một bộ phận không thể tách rời, có
quan hệ khăng khít với trật tự an toàn xã hội; trật tự xây dựng được đảm bảo
thì mới góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội. trật tự an toàn xã hội được
đảm bảo vững chắc sẽ là cơ sở, là điều kiện để giữ vững công tác quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng.
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Theo Luật xây dựng năm 2014 hoạt động xây dựng bao gồm: lập quy
hoạch xây dựng; lập dự án đầu tư xây dựng công trình; khảo sát xây dựng;
thiết kế xây dựng công trình; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công
xây dựng công trình; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; lựa chọn nhà
thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác liên quan đến xây dựng
công trình.
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là hoạt động chấp hành và điều
hành của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền được tiến hành trên
cơ sở pháp luật, nhằm đảm bảo về công tác quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng.

Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng có hiệu quả, các cơ quan hành

10


chính nhà nước theo thẩm quyền phải thực hiện các hoạt động xây dựng và
ban hành các văn bản quản lý nhà nước về trật tự xây dựng.
Tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về trật tự xây dựng;
xử lý vi phạm các quy định về trật tự xây dựng.
Đây là ba khâu quan trọng của quy trình QLNN về trật tự xây dựng.
QLNN về trật tự xây dựng sẽ không đạt được mục tiêu nếu thiếu đi một trong
ba khâu đó. Giữa ba khâu trong quy tŕnh quản lư tồn tại mối quan hệ khăng
khít không thể tách rời, nó cấu thành nội dung của QLNN về trật tự xây dựng.
1.4. Phương pháp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là một trong những hoạt động
của quản lý nhà nước. Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng, nhà nước đã đưa ra những hình thức và phương pháp quản lý
phù hợp để quá trình quản lý đạt hiệu quả tốt nhất. Phương pháp quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng là cách thức thực hiện những chức năng, nhiệm vụ
của chủ thể quản lý đối với chủ thể thực thi nhằm đạt được những hành vi xử
sự cần thiết. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đã và đang thực hiện các
phương pháp sau:
 Phương pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục
Đây là nhóm phương pháp cơ bản, đầu tiên được nhà nước thường
xuyên sử dụng để động viên, khuyến khích các chủ thể thực thi, người dân
luôn chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng,phát huy năng
lực, tinh thần vì sự nghiệp phát triển chung.
 Phương pháp kinh tế
Là cách thức tác động gián tiếp đối với đối tượng quản lý bằng các cơ
chế, kích thích tạo sự quan tâm nhất định tới lợi ích vật chất thông qua các

chính sách như khen thưởng, nêu gương để người dân có động lực và tự điều
chỉnh hànhđộng nhằm thực thi đúng quy định của Nhà nước, góp phần vào lợi

11


ích chung.
 Phương pháp tâm lý – xã hội
Là phương pháp thể hiện các cách thức mà chủ thể quản lý về trật tự
xây dựng có thẩm quyền đặt ra tác động đến các đối tượng bằng các cơ chế,
biện pháp logic tâm lý – xã hội để biến các yêu cầu cao quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng thành các yêu cầu, ý thức tự giác của các tổ chức, người dân
trong hoạt động xây dựng.
 Phương pháp quản lý hành chính – tổ chức
Đây là nhóm phương pháp mang tính chất bắt buộc. Thực hiện phương
pháp này mang tính quy định của pháp luật và kế hoạch rõ ràng. Quá trình
thực hiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đòi hỏi cả chủ thể quản lý có
thẩm quyền và đối tượng bị quản lý phải tuân thủ tất cả các Luật,Nghị quyết,
thông tư, quyết định, chỉ thị đã được ban hành.
 Phương pháp cưỡng chế hành chính về trật tự xây dựng
Đây là biện pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng nhằm mục đích
đảm bảo trật tự, kỷ cương pháp chế trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự
xây dựng. Áp dụng để dập tắt những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây
dựng , ngăn chặn hậu quả thiệt hại do các tổ chức, cá nhân gây ra, hoặc để bảo
đảm việc xử lý vi phạm hành chính do các cơ quan, người có thẩm quyền áp
dụng.
Như vậy, quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là một khâu rất quan
trọng trong quản lý xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ
thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan QLNN về trật tự
xây dựng trên địa bàn theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ

quan đô thị. QLNN về trật tự xây dựng là việc kiểm tra, giám sát những công
trình xây dựng trên địa bàn không đúng với GPXD được cơ quan có thẩm
quyền cấp và có các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.

12


QLNN về trật tự xây dựng dựa trên cơ sở GPXD và đảm bảo công tác cấp
GPXD được thực thi có hiểu quả.
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là hoạt động thanh tra, kiểm tra,
giám sát và xử lý các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng của các tổ chức, cá
nhân nhằm bảo đảm quản lý trật tự xây dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể
được cấp có thẩm quyền phê duyệt tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân
trong xây dựng công trình, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá
nhân, ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng xây dựng trái phép trên địa
bàn.
Từ những vấn đề nêu trên có thể đưa ra khái niệm: Quản lý nhà nước
về trật tự xây dựng là sự tác động mang tính tổ chức, quyền lực của nhà nước
trên cơ sở pháp luật, của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm duy trì, bảo
đảm trật tự trong hoạt động xây dựng.
1.5. Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng
1.5.1. Thẩm quyền chung trong phối hợp hoạt động của các cơ quan
QLNN về trật tự xây dựng
Trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn theo
quy định của pháp luật, cần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có thẩm
quyền QLNN về trật tự xây dựng, bảo đảm công tác QLNN về trật tự xây
dựng được thực hiện thường xuyên, liên tục, thống nhất đúng thẩm quyền.
Phát huy hiệu quả mối liên hệ phối hợp giữa các cơ quan trong công tác
QLNN về trật tự xây dựng trên địa bàn.

Các công trình xây dựng trên địa bàn phải được thường xuyên kiểm tra,
giám sát và xử lý kịp thời từ khi các công trình đi vào khởi công cho đến khi
hoàn thành công trình xây dựng. Các công trình xây dựng có hành vi vi phạm
về trật tự xây dựng phải lập đầy đủ các hồ sơ vi phạm và xử lý kịp thời,

13


nghiêm minh, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động xây dựng
theo đúng quy định của pháp luật.
UBND quận lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện đối với Đội Kiểm
tra quy tắc đô thị quận phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng, UBND các
phường thực hiện nhiệm vụ trong công tác QLNN về trật tự xây dựng trên địa
bàn theo quy định của pháp luật.
Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận chịu sự hướng dẫn về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Xây dựng trong công tác QLNN về trật tự xây dựng trên địa
bàn.
1.5.2. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản
lý nhà nước về trật tự xây dựng
Theo Điều 10 của Nghị định 180/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của
Chính Phủ và Điều 36,64,71 của Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015 về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp xã,
phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
trên địa bàn theo quy định và các quy định khác có liên quan cụ thể như
sau:[13]
Quản lý việc xây dựng, giấy phép xây dựng theo quy định của pháp
luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về trật tự xây dựng và xử lý vi phạm
pháp luật về trật tự xây dựng theo thẩm quyền do pháp luật quy định.
Kiểm tra, đôn đốc tình hình trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn,ban
hành kịp thời các quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng

chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo thẩm quyền.
Tổ chức thực hiện cưỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm
theo quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện và Chánh thanh tra Sở Xây dựng.
Xử lý những cán bộ dưới quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây

14


dựng đô thị để xảy ra vi phạm.
Chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa
bàn.
Thực hiện thẩm quyền về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo
thẩm quyền và các quy định khác có liên quan.
Theo Điều 10 của Nghị định 180/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của
Chính Phủ và Điều 29, 50 của Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015 về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp quận,
huyện (gọi tắt là cấp huyện) trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên
địa bàn theo quy định và các quy định khác có liên quan cụ thể như sau:
Quản lý việc xây dựng, cấp phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về trật tự xây dựng đô thị, thực hiện các chính sách về nhà ở, quản
lý đất ở và nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn.
Đôn đốc, kiểm tra Chủ thịch UBND cấp xã trong việc thực hiện quản lý
trật tự xây dựng đô thị thuộc địa bàn, ban hành kịp thời quyết định cưỡng chế
phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo thẩm quyền.
Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện cưỡng chế
phá dỡ những công trình xây dựng vi phạm theo quyết định của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện và của Chánh thanh tra Sở Xây dựng.
Xử lý Chủ tịch UBND cấp xã, các cán bộ dưới quyền được giao nhiệm
vụ quản lý về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn để xảy ra vi phạm.

Chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa
bàn.
Kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi tắt là cấp tỉnh) ban hành biện pháp cần thiết, phù hợp thực tế nhằm
quản lý trật tự xây dựng đô thị có hiệu quả.
Thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm về trật tự xây dựng đô thị theo

15


quy định của pháp luật và các quy định khác có liên quan.
Theo Điều 10 của Nghị định 180/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của
Chính Phủ và Điều 22 của Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015 về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) trong quản lý
nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật và các
quy định khác có liên quan cụ thể như sau:
Ban hành các quy định, biện pháp nhằm xử lý, khắc phục tình hình vi
phạm trật tự xây dựng đô thị. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
phạm vi thẩm quyền.
Xử lý Chủ tịch UBND cấp huyện và các cán bộ dưới quyền được giao
nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm.
Chịu trách nhiệm về tình hình trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh.
Theo Điều 10 của Nghị định 180/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của
Chính Phủ quy định thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng đô thị của Chánh
thanh tra Sở Xây cụ thể như sau:
Chánh thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nắm
tình hình trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.
Tổng hợp tình hình trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn báo cáo Giám
đốc Sở Xây dựng .

Quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, quyết định cưỡng
chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đối với những công
trình do Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây
dựng trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện buông lỏng quản lý,
không ban hành quyết định kịp thời.
Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện, các tổ chức, cá nhân được phân công quản lý trật tự xây

16


dựng đô thị để xảy ra vi phạm.
Thực hiện thẩm quyền về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo
Điều 21 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ và
các quy định khác có liên quan.
Theo Điều 10 của Nghị định 180/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của
Chính Phủ quy định thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng đô thị của Giám đốc
Sở Xây cụ thể như sau:
Giám đốc Sở Xây dựng được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô
thị và chịu trách nhiệm về tình hình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị
thuộc thẩm quyền quản lý.
Báo cáo và đề xuất UBND cấp tỉnh những biện pháp nhằm chấn chỉnh,
khắc phục tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn.
Xử lý các cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng
đô thị để xảy ra vi phạm.[
1.5.3. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng
 Chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp phường, xã, thị trấn (gọi tắt là
cấp xã)
Chủ trì, phối hợp với Đội Kiểm tra qui tắc đô thị cấp huyện thường

xuyên tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và nhân dân
chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự xây đựng.
Chỉ đạo Tổ Kiểm tra QTĐT cấp xã phối hợp với Đội Kiểm tra quy tắc
đô thị cấp huyện kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng và
giải quyết các vấn đề khác liên quan đến trật tự xây dựng trên địa bàn.
Ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây
dựng, quyết định đình chỉ thi công công trình vi phạm, quyết định cưỡng chế
theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

17


Kiến nghị, trình các hồ sơ xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng
vượt quá thẩm quyền đến UBND cấp huyện xử lý theo thẩm quyền và quy
định của pháp luật.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trật tự xây dựng trên địa bàn
khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân và các cơ quan có liên quan.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn.
 Chức năng, nhiệm vụ của Đội Kiểm tra quy tắc đô thị cấp quận,
huyện (gọi tắt là cấp huyện)
Đội Kiểm tra quy tắc đô thị cấp huyện (viết tắc là Đội Kiểm tra QTĐT)
là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện
quản lý hành chính nhà nước về trật tự xây dựng, đất đai, công trình hạ tầng
kỹ thuật, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn.
Đội Kiểm tra QTĐT chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của
Chủ tịch UBND cấp huyện.
Tổ chức kiểm tra, phát hiện, lập biên bản (hiện trạng), biên bản vi phạm
hành chính về các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn.
Hướng dẫn, giải thích cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thực
hiện đúng các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn.

Tham mưu cho Chủ tịch UBND xây dựng và ban hành các biện pháp
quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, các quyết định xử phạt vi phạm hành
chính về trật tự xây dựng trên địa bàn.
Đội Kiểm tra QTĐT phối hợp chặt chẽ với công an, Phòng quản lý đô
thị và các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về trật tự xây dựng.
Tham gia, phối hợp tổ chức thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm
quyền về các biện pháp cưỡng chế, phá dỡ các công trình vi phạm về trật tự
xây dựng trên địa bàn.
 Chức năng, nhiệm vụ của UBND quận, huyện (gọi tắt là cấp huyện)

18


Chủ trì, phối hợp với Sở xây dựng thực hiện việc tuyên truyền, hướng
dẫn tổ chức, cá nhân và nhân dân thực hiện đúng quy định của pháp luật về
trật tự xây dựng.
Chỉ đạo Đội Kiểm tra QTĐT kiểm tra, giám sát, quản lý về tình hình
trật tự xây dựng trên địa bàn.
Chỉ đạo Đội Kiểm tra QTĐT phối hợp với UBND cấp xã kiểm tra,
giám sát, quản lý tình hình xây dựng trên địa bàn nhằm phát hiện kịp thời,
ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn.
Ban hành các quyết định đình chỉ thi công công trình, quyết định cưỡng
chế, quyết định xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn
theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Kiểm tra, giám sát tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn.
Kiến nghị, trình các hồ sơ xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng
vượt quá thẩm quyền đến UBND cấp tỉnh xử lý theo thẩm quyền và quy định
của pháp luật.
Giải quyết khiếu nại.tố cáo liên quan đến trật tự xây dựng trên địa bàn
khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan khác.

 Chức năng, nhiệm vụ của Sở xây dựng
Sở xây dựng là cơ quan chuyên môn của UBND thành phố, tham mưu
cho UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng trên địa bàn thành phố.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn
thành phố.
Ban hành các quyết định đình chỉ thi công công trình, quyết định cưỡng
chế, quyết định xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng theo thẩm quyền
và quy định của pháp luật.
Sở Xây dựng chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho Đội

19


×