Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tài liệu ôn thi hoá đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114 KB, 11 trang )

BÀI TẬP HÓA ĐẠI CƯƠNG
CHƯƠNG : ĐƯƠNG LƯỢNG
Bài 1:
Để trung hoà 10 gam dung dịch axit 9,8% cần vừa đủ 10 gam dung dịch NaOH
4%. Tính đương lượng của axit?
Bài 2:
Tính đương lượng của H3PO4 trong các trường hợp sau:
a,Biết 9,8 gam phản ứng vừa đủ với 4 gam NaOH
b,100 gam dung dịch H3PO4 9,8% phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M?
Bai 3:
Khi hoà tan 1,11 gam kim loại A vào dung dịch axit HCl thu được 0,4022 lít H 2 ở
0
19 C và 770 mmHg. Xác định đượng lượng của kim loại A?
Bài 4:
Khi hoà tan 5,4 gam kim loại A vào dung dịch axit HCl thu được 6,73 lít H 2
(đktc). Xác định đượng lượng của kim loại A?
Bài 5:
Xác định đương lượng của kim loại và của lưu huỳnh nếu 3,24 gam kim loại tạo
thành 3,48 gam oxit và 3,72 gam sunfua. Biết đương lượng của O là 8.
Bài 6:
Asen tạo thành 2 oxit, trong đó 1 oxit chứa 65,2% As, oxit thứ hai chứa 75% As.
Biết đương lượng của O là 8. Xác định các đương lượng của As.
Bài 7:
Dung dịch H2SO4 98%(khối lượng riêng là 1,84 g/ml). Tính nồng độ mol/l; nồng
độ đương lượng ?
Bài 8:
Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 2N bằng V ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính
V?
Bài 9:
Từ 500 ml dung dịch H2SO4 98% (d=1,84 g/ml) có thể pha được bao nhiêu lít dung
dịch H2SO4 3N; 6N?


Bài 10:
Để trung hòa 20 ml dung dịch chứa 12 gam kiềm trong 1 lít dung dịch phải dùng
24 ml dung dịch axit 0,25N. Xác định đương lượng của kiềm?
Bài 11:
Trung hòa 50 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,01N bằng V lít dung dịch HCl 0,05M. Tính
V?
CHƯƠNG: CẤU TẠO PHÂN TỬ
Bài 1:
Hãy so sánh nhiệt độ sôi của:
a. Isobutan và butan?
b. SO2 và CO2 ? Biết CO2 có cấu trúc phân tử thẳng còn SO2 có cấu trúc góc?
Bài 2:
1


Hãy sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần của:
H2O; H2S; H2Se; H2Te.
Bài 3:
Theo phương pháp cặp electron liên kết (phương pháp VB) thì có thể tồn tại các
hợp chất sau được không : SF6; ClF3; Cl7F; NCl5; NCl3? Giải thích?
CHƯƠNG: HIỆU ỨNG NHIỆT VÀ CHIỀU HƯỚNG CỦA QUÁ TRÌNH
Bài 1:
Cho các dữ kiện sau:
C2H4(k) + H2(k) → C2H6 (k)
∆Ho298,pu= -136,9 Kj/mol
C2H6 (k) + 7/2O2(k)→ 2CO2(k) + 3H2O(l) ∆Ho298,pu=-1559,8 Kj/mol
C(r) + O2(k) → CO2(k)
∆Ho298,pu=-393,5 Kj/mol
H2(k) + 1/2O2(k)→ H2O(l)
∆Ho298,pu=-285,8 Kj/mol

Hãy tính nhiệt sinh và nhiệt cháy của etilen?
Bài 2:
Tính hiệu ứng nhiệt của quá trình khử 0,05 mol Fe3O4 bằng Al , biết:
∆Ho298,s,Fe3O4=-207 Kcal/mol; ∆Ho298,s,Al2O3= -399 Kcal/mol
Bài 3:
Hãy tính xem để thu được 1 tấn vôi sống theo phản ứng : CaCO 3→ CaO + CO2
phải dùng bao nhiêu tấn cacbon. Biết:
∆Ho298,s,CO2= -94 Kcal/mol; ∆Ho298,s,CaCO3= -284,5 Kcal/mol; ∆Ho298,s,CaO= -152,1
Kcal/mol;
Biết hiệu suất sử dụng nhiệt của lò là:70%
Bài 4:
Tính nhiệt cháy của CH3OH , nếu biết:
o
∆H 298,c,C= -94,05 Kcal/mol; ∆Ho298,s,CH3OH= -173,65 Kcal/mol; ∆Ho298,c,H2= -68,32
Kcal/mol
Bài 5 :
Đốt cháy 1 mol benzen lỏng ở 250C, 1atm để tạo ra khí CO2 và nước toả ra một
nhiệt lượng bằng 3267kJ. Xác định nhiệt hình thành của benzen ở điều kiện trên, biết
rằng nhiệt hình thành chuẩn của CO2 và H2O tương ứng là: -393,5 và – 285,8 kJ/mol.
Bài 6:
Tính nhiệt hình thành của etan biết:
C+ O2 = CO2
∆Ho=-393,5 KJ
H2 + 1/2O2 = H2O
∆Ho=-285,8 KJ
2C2H6 + 7O2 = 4CO2 + 6H2O
∆Ho=-3119,6 KJ
Bài 7:
Xác định nhiệt hình thành 1 mol AlCl3 dựa vào các phương trình nhiệt hoá học dưới
đây:

Al2O3 + 3COCl2 = 3CO2 + 2AlCl3 ∆H1 = -232,24kJ
CO + Cl2 = COCl2
2Al + 3/2O2 = Al2O3

∆H2 = -112,4kJ
∆H3 = -1668,2kJ
2


Biết rằng nhiệt hình thành của CO và CO2 tương ứng bằng -110,4 và -393,13 kJ/mol
Bài 8:
Tính lượng nhiệt giải phóng ra khi khử 32,0 gam Fe 2O3 bằng Al. Biết
ΔH o298,s,Fe O = -822,0(kj/mol); ΔH o298,s,Al O = -1670,0(kj/mol)
2

3

2

3

ĐS. -169,6 kj
Bài 9:
Tính nhiệt cháy của C2H6 , nếu biết:
ΔH o298,s,CO = -94,0(kcal/mol); ΔH o298,s,H O = -68,0(kcal/mol); ΔH o298,s,C H = -20,0(kcal/mol)
2

2

2


6

ĐS. -372 kcal/mol
Bài 10
Cho phản ứng: CaCO3→ CaO + CO2
Tính lượng nhiệt cần cung cấp để thu được 28 kg vôi sống (CaO). Biết
∆Ho298,s,CO2= -94,0 Kcal/mol; ∆Ho298,s,CaCO3= -284,5 Kcal/mol; ∆Ho298,s,CaO= -152,1
Kcal/mol.
ĐS. 19200 kcal
Bài 11
Cho phản ứng xảy ra trong lò cao:
Fe2O3(r) + 3CO(k) → 2Fe(r) + 3CO2(k)
o
Tính ΔH 298, pu = ?
Biết
ΔH o298,s,Fe O = -822,16(kj/mol); ΔH o298,s,CO = -110,55(kj/mol); ΔH o298,s,CO = -393,51(kj/mol)
2

3

2

ĐS. -26,72 kj/mol
Bài 12
Cho phản ứng đốt cháy amoniac:
o
∆H 298,
4NH3(k) + 3O2(k) → 2N2(k) + 6H2O(l)
pu = ?

Biết rằng ở 25 oC và 1 atm thì cứ thoát ra 4,89 lít N 2 thì thoát ra 153,06 kj. Tính
o
∆H 298,
pu = ?

ĐS. -1530,60 kj/mol
Bài 13
Cho các phản ứng
ΔH o298, pu = -221,0 kj
2C(r) + O2(k) → 2CO(k)
ΔH o298,pu = - 483,6 kj
2H2(k) + O2(k) → 2H2O(k)
ΔH o298, pu = -393,5 kj
C(r) + O2(k) → CO2(k)
Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn?
CO(r) + H2O(k) → CO2(k) + H2(k)
ĐS. -41,2 kj/mol
Bài 14:
Xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng: S(r) + O2(k) 
→ SO2(k).

H
=

395, 2 KCal
→ 2SO3(k).
Biết:
2S(r) + 3O2(k) 
1
∆H 2 = −98, 2 KCal

→ 2SO3(k).
2SO2(r) + O2(k) 

3


Bài 15:
Xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng: 4KClO3 
→ 3KClO4 + KCl.

H1 = −23, 6 KCal
Biết:
2KClO3 
→ 2KCl + 3O2.
∆H 2 = 7,9 KCal
KClO4 
→ KCl + 2O2.
Bài 16:
Hãy tiên đoán dấu của ∆S trong phản ứng sau:
a) CaCO3 = CaO + CO2
b) NH3 + HCl(k) = NH4Cl(r)
c) BaO(r) + CO2 = BaCO3(r)
d) H2(k) + O2(k) = H2O(l)
Bài 17:
Cho các dữ kiện thực nghiệm:
N2(k)
∆H
(Kj/mol) 0
o
S 298 (j/mol)

191,5
o
298,s

H2(k)
0
130,6

NH3(k)
-46,19
192,5

Hãy cho biết có thể tổng hợp NH 3 ở nhiệt độ nào? Chấp nhận ∆H và ∆S không phụ
thuộc vào nhiệt độ.
Bài 18:
Cho các dữ kiện thực nghiệm:
Fe
O2
∆H
(KCal/mol) 0
0
o
S 298 (Cal/mol.K)
6,5
49,0
o
1.Tính ∆G 298 của các oxit sắt trên?
2.Oxit sắt nào bền nhất ở điều kiện chuẩn?
Bài 19:
Cho các dữ kiện thực nghiệm:

o
298,s

FeO
-63,7
14,0

S(r)
O2(k)
H2O(k)
∆H
(Kcal/mol) 0
0
-57,8
o
S 298 (Cal/mol.K) 7,62
49,01
45,13
Hỏi hỗn hợp O2 và H2S có bền ở điều kiện chuẩn hay không?
Bài 20:
Cho phản ứng:
CaCO3(r) ƒ CaO(r) + CO2(k)
o
298,s

CaCO3(r)
∆H
(KCal/mol) -288,5
o
S 298 (Cal/mol)

22,16
1.Hãy xét chiều phản ứng ở 298K?
o
298,s

CaO(r)
-151,9
9,5

4

CO2(k)
-94,0
51,06

Fe2O3
-169,5
20,9

H2S(k)
-4,8
49,1

Fe3O4
-266,9
36,2


2.Giả sử ∆H và ∆S không phụ thuộc vào nhiệt độ. Hãy tính nhiệt độ tại đó mà CaCO 3
bắt đầu bị phân hủy?

Bài 21:
Cho các dữ kiện thực nghiệm:
Cu
O2
∆H
(Kj/mol) 0
0
o
S 298 (J/mol.K)
33,3
205,0
o
1.Tính ∆G 298 của các oxit đồng trên?
2.Oxit nào bền nhất ở điều kiện chuẩn?

CuO
-155,2
43,5

o
298,s

Cu2O
-166,69
100,8

CHƯƠNG : TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC
Bài 1:
Cho phản ứng sau xảy ra trong dung dịch
C2H5Br + NaOH → C2H5OH + NaBr

Biết nồng độ ban đầu của NaOH là 0,07M. Sau 10 phút người ta lấy ra 100 ml dung
dịch hỗn hợp phản ứng thì thây nó phản ứng vừa đủ với 12,84 ml dung dịch HCl
0,5M. Tính tóc độ phản ứng trong khoảng thời gian trên?
Bài 2:
Cho phản ứng: A + 3B → 2C
1, Viết phương trình tác dụng khối lượng cho phản ứng trên?
2,Cho các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Nồng độ chất A là và B ban đầu là 0,01 mol/l.
- Trường hợp 2: Nồng độ ban đầu của chất A là 0,04 mol/l và B là 0,01 mol/l.
- Trường hợp 2: Nồng độ ban đầu của chất A và B là 0,04 mol/l.
Hãy so sánh tốc độ phản ứng trong các trường hợp trên?
Bài 3:
Cho phản ứng: 2SO2( k ) + O2( k ) → 2SO3(k)
Trộn 0,5 mol khí SO2 với 1,2 mol khí O2 trong một bình kín dung tích là 2 lít và hằng
số tốc độ phản ứng k=4.10-5 (mol/l.s)-1
1,Tính tốc độ đầu của phản ứng ?
2.Tính tốc độ phản ứng tại thời điểm SO2(k) còn lại 20%?
3.Đưa bình về 300C. Tính áp suất của bình tại thời điểm SO2 phản ứng là 90%?
Bài 4:
Cho phản ứng H 2(k) + I2(k) → 2HI(k). Lúc đầu chỉ có 2,5 mol H 2 và 2,5 mol I2
trong bình kín dung tích 10 lít. Sau 20 giây chỉ còn lại 2,4 mol I 2. Tính tốc độ đầu và
tốc độ tại thời điểm sau 20 giây của phản ứng, biết hằng số tốc độ phản ứng là
k=8,33.10-3 (mol/l.s)-1.
Bài 5:
1.Một phản ứng tiến hành ở 200C thì tốc độ phản ứng là v. Hỏi phải tăng nhiệt độ lên
bao nhiêu để tốc độ phản ứng tăng 1024 lần. Biết hệ số nhiệt độ phản ứng là 2.

5



2.Ở 1500C một phản ứng kết thúc trong 16 phút. Tính xem nếu tiến hành phản ứng đó
ở 1000C và 2000C thì phản ứng kết thúc trong bao lâu? Biết hệ số nhiệt độ phản ứng là
2.
Bài 6:
Một phản ứng hoá học có năng lượng hoạt hoá 43,05 KJ/mol. Hãy so sánh tốc độ
phản ứng ở 300C và 50C.
Bài 7:
Cho hệ cân bằng: 2A(k) + B(k) ƒ 2C(k). Biết ban đầu chỉ có 2 chất A và B. Tại thời
điểm cân bằng thì [ A] = 0,15M ; [ B] = 0, 2 M ; [ C ] = 0, 08M
a.Tính hằng số cân bằng của phản ứng?
b.Tính nồng độ đầu của A và B?
Bài 8:
Ở 8500C phản ứng sau có hằng số cân bằng: K= 1:
CO2(k) + H2(k) → CO(k) + H2O(k)
Biết nồng độ đầu của CO2 và H2 tương ứng là 0,2M và 0,8M.
a.Tính nồng độ của từng chất ở thời điểm cân bằng ?
b.Khi H2 phản ứng là 10% thì nồng độ chất khác là bao nhiêu?
Bài 9:
Cho 1 mol khí PCl3 và 2 mol khí Cl2 vào một bình kín có dung tích là 3 lít tại một
nhiệt độ xác định: PCl3(k) + Cl2(k) →PCl5(k) . Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng trong
bình chỉ còn 0,7 mol PCl3. Tính hằng số cân bằng ?
Bài 10:
Cho phản ứng FeO(r) + CO(k) → Fe(r) + CO2(k)
1.Tính nồng độ CO và CO2 lúc cân bằng ở 10000C, biết ỏ nhiệt độ này phản ứng có
hằng số cân bằng là 0,5 và nồng độ ban đầu của CO là 0,06M?
2.Sau khi cân bằng được thiết lập (ở điều kiện đã cho)thêm vào một lượng CO tương
ứng là 1 mol/l. Tính nồng độ CO và CO2 khi cân bằng được thiết lập?
Bài 11:
ở 5000C một phản ứng kết thúc sau 90 phút khi không có mặt chất xúc tác Ni.
Cũng ở nhiệt độ này khi có mặt chất xúc tác phản ứng kết thúc sau 45 giây. Hỏi năng

lượng hoạt hoá đã thay đổi như thế nào khi có mặt chất xúc tác Ni?
Bài 12:
1. Giả sử ∆H 0 và ∆S o không phụ thuộc vào nhiệt độ hãy thiết lập biểu thức liên hệ giữa
Kp1 (tại nhiệt độ T1) và Kp2 (tại nhiệt độ T2) với ∆H 0 ?
2. Cho phản ứng: NO(k) + 1/2 O2(k) ƒ NO2(k). Biết ∆H 0 = −56, 484 Kj/mol và
KP=1,3.106 ở 250C. Hãy tính hằng số cân bằng KP ở 3250C.
3.Cho phản ứng: 12 N2(k) + 32 H2(k) ƒ NH3(k).
Biết Kp ở 4000C là: 1,3.10-2 và ở 5000C là 3,8.10-3.
Tính ∆Η 0 của phản ứng ?
Bài 13:
Cho phản ứng thuận nghịch sau:
2 SO2( k ) + O2( k ) ƒ

2SO3(k)

Được thực hiện trong bình kín dung tích 100 lít ở nhiệt độ xác định. Ban đầu người ta
đưa vào bình 8 mol SO2 và 4 mol O2 áp suất trong bình lúc đầu là 3 atm. Ở thời điểm
6


cân bằng áp suất trong bình là 2,2 atm. Tính hằng số cân bằng K c của phản ứng và
nồng độ các chất lúc cân bằng?
Bài 14:
Tại 500C, dưới áp suất 0,344 atm độ phân ly của N 2O4 thành NO2 là 63%. Xác định
hằng số cân bằng KP và KC của phản ứng : N2O4(k) ƒ 2NO2(k) ?
Bài 15:
Cho bình kín có thể tích là 10 lít chứa 0,5 mol H 2 và 0,5 mol I2 phản ứng với nhau
ở nhiệt độ 448oC :
H2(k) + I2(k) → 2HI(k). Hằng số cân bằng áp suất ở 448oC là 50.
1.Tính áp suất tổng lúc cân bằng ?

2.Có bao nhiêu mol I2 chưa phản ứng lúc cân bằng ?
3.Tính áp suất riêng phần mỗi khí lúc cân bằng ?
Bài 16:
Ở 63oC, phản ứng N2O4(k) ƒ 2NO2(k) có hằng số cân bằng KP =1,27. Xác định
thành phần số mol khí của hỗn hợp lúc cân bằng khi áp suất của hệ lần lượt là 1 atm
và 10 atm?
Bài 17:
Cho phản ứng thuận nghịch giữa các khí trong bình dung tích 1 lít

→ 2NO2
¬



2NO + O2

Khi đạt trạng thái cân bằng thì nồng độ: [NO] = 0,08; [O2] = 0,24 và [NO2] = 1,92
a) Tính hằng số cân bằng của phản ứng.
b) Thêm vào bình x mol O 2 tới khi hệ đạt trạng thái cân bằng mới thì nồng độ của của

NO2 = 1,96 mol/l. Tính x và nồng độ O2 ở trạng thái cân bằng.
CHƯƠNG:DUNG DỊCH CHỨA CHẤT TAN KHÔNG ĐIỆN LY, KHÔNG BAY
HƠI
Bài 1:
Áp suất hơi của dung dịch chứa 13,68 gam đường C 12H22O11 trong 90 gam nước
0
ở 65 C là bao nhiêu nếu áp suất hơi nước bão hoà ở nhiệt độ này bằng 187,5 mmHg?
Bài 2:
Áp suất hơi bão hoà của nước ở 70 0C là 233,8 mmHg. ở cùng nhiệt độ này, áp
suất hơi bão hoà của dung dịch chứa 12 gam chất tan trong 270 gam nước bằng

230,68 mmHg. Xác định khối lượng phân tử chất tan?
Bài 3:
Khi hoà tan 3,24 gam lưu huỳnh vào 40 gam benzen thì nhiệt độ sôi của dung
dịch tăng lên 0,810. Tính xem một phân tử lưu huỳnh gồm mấy nguyên tử? Biết
ks(benzen) =2,64?
Bài 4:
Nhiệt độ đông đặc của dung dịch chứa 0,244 gam axit benzoic trong 20 gam
benzen là 5,2320. Điểm hoá rắn của benzen là 5,478 0C. Khối lượng mol phân tử của

7


axit benzoic trong dung dịch. Biết k đ(benzen)= 4,90 ? Nhận xét khối lượng phân tử
axit benzoic vừa tính được?
Bài 5:
Áp suất thẩm thấu của dung dịch chứa 3 gam đường trong 250 ml dung dịch ở
0
12 C bằng 8,314.104 N/m2. Xác định khối lượng mol của phân tử đường?
Bài 6:
ở 500C áp suất hơi bão hoà của nước là 120,5 mmHg.
1.Tính áp suất hơi của dung dịch C6H12O6 5% trong nước?
2.Tính nhiệt độ sôi của dung dịch trên. Biết ks(nước ) = 0,5.
3.Tính nhiệt độ đông đặc của dung dịch trên? Biết Kđ=1,86.
Bài 7:
Áp suất hơi nước bão hoà ở 70oC bằng 233,8 mmHg.
a) Tính áp suất hơi của dung dịch CO(NH2)2 15% trong nước ở nhiệt độ này.
b) Tính nhiệt đông đặc của dung dịch biết Kđ = 1,86.
CHƯƠNG: DUNG DỊCH ĐIỆN LY
Bài 1:
a,Biết độ điện ly của axit HA 0,01 M là 3%. Tính hằng số phân ly của axit và pH của

dung dịch axit đó?
b.Thêm 0,1 mol NaA vào 1 lít dung dịch trên? Tính pH của dung dịch thu được ? Biết
NaA có độ điện ly là 80%?
Bài 2:
a,Tính nồng độ các ion trong dung dịch NH 4OH (dung dịch NH3) 0,1M biết hằng số
điện ly của NH4OH là 1,8.10-5.
b.Thêm 0,02 mol NH4Cl vào 1 lít dung dịch trên? Tính pH của dung dịch thu được ?
Biết NH4Cl điện ly hòan tòan?
Bài 3:
a.Tính độ điện ly và pH của dung dịch axit CH 3COOH 0,1M. Biết hằng số phân ly
của axit CH3COOH là 1,8.10-5.
b.Tính nồng độ CH3COOH để độ điện ly của nó là 80% ?
Bài 4:
Tính pH của dung dịch H2SO4 0,01M? Biết nấc 1 phân ly hòan tòan còn nấc 2 có
hằng số phân ly là 10-2.
Bài 5:
Tính pH của dung dịch gồm HCOOH 0,01M và HNO 3 0,02M? Biết Ka của
HCOOH là 10-3,75, HNO3 là axit phân ly hòan tòan?
Bài 6:
Cho dung dịch NH3 0,1M có độ điện li 2,5%.
a) Tính hằng số điện li và pH của dung dịch.
b) Tính số mol NH4Cl cần thêm vào dung dịch trên để nồng độ OH- bằng hằng số điện
li của NH3, biết muối điện li hoàn toàn.
Bài 7:
Tính độ điện ly của dung dịch HCOOH 0,1M và HCOOH 0,01M? Giải thích? Biết
pKa=3,75.
Bài 8:
8



Tính số mol CH3COOH cần thêm vào 1 lít dung dịch CH3COOH có pH=4 để thu
được dung dịch có pH =3. Biết pKa(CH3COOH)=4,76.
Bài 9:
Thêm 0,5 gam axit fomic vào một lít dung dịch axit fomic có pH=4 được dung
dịch X. Tính pH của dung dịch X? Biết hằng số điện ly của axit fomic bằng 10-3,75.
Bài 10:
Một dung dịch chứa 8,49 gam NaNO 3 trong 100 gam nước ở 20oC, ở nhiệt độ này
áp suất hơi của nước nguyên chất là 17,54 mmHg
a) Tính độ điện ly của dung dịch và hệ số Vanhoff biết áp suất hơi của dung dịch bằng
17,02 mmHg.
b) Tính áp suất hơi bão hoà của dung dịch biết độ điện là là 67,74%
Bài 11:
Một dung dịch chứa 10,7 gam KIO3 trong 1 lít dung dịch ở 17,5oC có độ điện li
biểu kiến của KIO3 là 83%.
a) Xác định hệ số Vanhoff.
b) Xác định nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc của dung dịch biết KS = 0,52 và Kđ = 1,86.
c) Tính áp suất hơi bão hoà của dung dịch biết áp suất hơi bão hoà của nước bằng 760
mm Hg.
Bài 12:
Xác định nhiệt độ sôi của dung dịch chứa 34 gam BaCl 2 trong 400 gam nước.
Biết độ điện ly của BaCl 2 trong dung dịch là 74,5%. Hằng số nghiệm sôi của nước là
0,512.
Bài 13:
Một dung dịch có chứa 0,408 mol Ca(NO3)2 trong 1000 gam nước có áp suất hơi
bão hoà bằng 746,9 mmHg. Biết áp suất hơi bão hòa của nước là 760mmHg? Hỏi
dung dịch sôi ở nhiệt độ nào? Cho ks=0,5.
Bài 14:
Dung dịch chứa 80,6 gam NaCl trong 500 gam nước ở 100 0C có độ điện ly bằng
92%
a.Xác định áp suất hơi của dung dịch ở 1000C. Biết P0=760mmHg?

b.Xác định nhiệt độ đông đặc của dung dịch. Biết hằng số nghiệm đông của nước là
1,86.
Bài 15:
Xác định độ điện ly của Na 2SO4 trong dung dịch chứa 1,42 gam Na2SO4 trong
200 gam nước. Biết dung dịch này đông đặc ở - 0,250C. Biết kđ(H2O)=1,86.
Bài 16:
a.Tính độ tan của AgCl trong nước nguyên chất?
b.Tính độ tan của AgCl trong dung dịch NaCl 0,01M.
Biết độ điện ly của NaCl là 0,8 và tích số tan của AgCl là 10-10.
Bài 17:
Trộn 4 lít dung dịch AgNO3 10-2M với 5 lít dung dịch NaCl 10-3M có thu được kết
tủa không? Biết tích số tan của AgCl là 10-10.
Bài 18:
ở 250C cho tích số tan của PbI2 là 8,7.10-9.
a.Tính độ tan của PbI2 trong nước?
9


b.Trộn 200 ml dung dịch Pb(NO3)210-3M với 300 ml dung dịch KI 10 -3M thì có kết tủa
xuất hiện hay không?
Bài 19:
Biết tích số tan của CaC2O4 là: 4.10-9
a) Tính độ tan của CaC2O4 trong nước?
b) Tính độ tan của CaC2O4 trong dung dịch (NH4)2C2O4 0,05M nếu độ điện li biểu kiến
của (NH4)2C2O4 bằng 80%.
CHƯƠNG : ĐIỆN HOÁ
Bài 1:
Viết các quá trình xảy ra trên các điện cực khi tiến hành điện phân dung dịch gồm:
Fe(NO3)3; Cu(NO3)2; AgNO3?
Bài 2:

Cho các cặp OXH/Khử:
MnO4− 0
: ϕ =1,51V
Mn 2+
Cl2/Cl- ϕ0 = 1,36V
1.Tính sức điện động của pin tạo bởi 2 cặp OXH khử trên ở điều kiện chuẩn? Viết
phản ứng xảy ra trong pin?
2.Hỏi phản ứng trong pin xảy ra như thế nào tại pH=1 và pH=4? Biết nồng độ các
chất và ion khác là 1M
Bài 3:
Cho pin tạo bởi 2 điện cực: Zn | Zn 2+ 0,1M và Cu | Cu2+ 0,001M tại 250C. Tính
sức điện động của pin tại 250C. Viết phản ứng xảy ra trên các điện cực và phản ứng
xảy ra trong pin.
0
0
= 0,34V
Cho ϕ Zn Zn = −0, 76V ; ϕ
2+

Pb 2+

Pb

Bài 4:
Cho các cặp OXH/Khử:
Cr2O72− 0
: ϕ =1,33V
2Cr 3+
Cl2/Cl- ϕ0 = 1,36V
1.Tính sức điện động của pin tạo bởi 2 cặp OXH/kh trên ở điều kiện chuẩn? Viết phản

ứng xảy ra trong pin?
2.Hỏi phản ứng trong pin xảy ra như thế nào tại pH=1 và pH= 5? Biết nồng độ các
chất và ion khác là 1M.
Bài 5:
Cho các cặp OXH khử sau :
MnO4−
Fe3+
0
0
ϕ
=
1,51(
V
)
:

: ϕ = 0,77(V )
2+
2+
Mn
Fe
Xét chiều của phản ứng sau tại pH =2 và pH = 7?
MnO4- + H+ + Fe2+ 
→ Fe3+ + Mn2+ + H2O.
Biết nồng độ các chất và ion khác là 1M
Bài 6:
10


Cho các cặp OXH khử sau :

Cr2O72− 0
Fe3+
0
: ϕ =1,33V và
: ϕ = 0,77(V )
3+
2+
2Cr
Fe
Xét chiều của phản ứng sau tại pH =2 và pH = 8?
Cr2O72- + H+ + Fe2+ 
→ Fe3+ + Cr3+ + H2O.
Biết nồng độ các chất và ion khác là 1M
Bài 7:
Cho phản ứng oxi hoá khử sau: KIO3 + FeSO4 + H2SO4 → KI + Fe2(SO4)3 + H2O
Hãy cân bằng và xét chiều phản ứng ở pH = 2 và pH = 8. Cho C ion khác = 1mol/l và ϕ0
Fe3+/Fe2+ = 0,77V;
ϕ0 IO3-/I- = 1,055V.

11



×