Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

KHOA LUAN LE THI THU DU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.92 KB, 67 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG


TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHỦNG HOẢNG PR
Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ HẢI HẰNG
Sinh viên thực hiện:
1. LÊ THỊ THU DƯ
2. NGUYỄN TRẦN THỊNH
Lớp: THẠC SĨ QTKD – KHÓA 3

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 5/ 2019


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………..
.
………………………………………………………………………..
.
………………………………………………………………………..
.
………………………………………………………………………..
.
………………………………………………………………………..
.
………………………………………………………………………..


.
………………………………………………………………………..
.
………………………………………………………………………..
.
………………………………………………………………………..
.
………………………………………………………………………..
.
………………………………………………………………………..
.

2


Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)

3


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG, BIỂU

V

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


VI

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

VII

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
4
1.1. Khái quát chung về dịch vụ giao nhận hàng hóa
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ giao nhận
1.1.2. Người giao nhận
1.1.3. Vai trò của giao nhận đối với sự phát triển thương mại
1.1.4. Phạm vi các dịch vụ giao nhận

4
4
5
5
6

1.2. Khái quát chung về giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không
1.2.1. Khái niệm về giao nhận hàng không
1.2.2. Đặc điểm của vận tải hàng không
1.2.3. Vai trò của người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không trong
thương mại quốc tế.

1.2.4. Nội dung chủ yếu của dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường không

6
6
8

1.2.5. Các tổ chức quốc tế về giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

9
11
13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ GIAO NHẬN AOM
17
2.1. Khái quát về công ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận AOM
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.3. Địa vị pháp lý và nhiệm vụ kinh doanh
2.1.4. Cơ cấu tổ chức

17
17
18
18
20

2.2. Thực trạng giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2014-2016
2.2.2. Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không


22
22
28

4


2.3. Đánh giá chung về hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không
tại công ty
2.3.1. Ưu điểm
2.3.2. Nhược điểm

40
41
41

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO
NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH
DỊCH VỤ GIAO NHẬN AOM
44
3.1. Phân tích các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng
hóa và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty bằng ma trận SWOT
44
3.1.1 Phân tích các nhân tố khách quan ảnh hưởng hoạt động giao nhận hàng
hóa
44
3.1.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty bằng ma trận SWOT
46
3.2. Áp dụng thang đo khoảng - Interval Scale trong việc đánh giá chất lượng

dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty

49

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa
đường hàng không tại công ty
3.3.1. Mục đích của các giải pháp
3.3.2. Đề xuất một số giải pháp cho công ty
3.3.3. Kiến nghị với nhà nước

53
53
53
55

KẾT LUẬN

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

PHỤ LỤC

63

5



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại phát triển và xu thế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Việt Nam
đã không ngừng tiếp thu và áp dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản
xuất nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cung cấp cho thị trường trong và
ngoài nước. Với sự chuẩn bị, đầu tư một cách chu đáo và hiệu quả thì các doanh
nghiệp Việt Nam đã có những kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp để cạnh
tranh với đối thủ, khẳng định vị thế và đóng góp vào sự phát triển đất nước. Thế
nhưng, bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp thì những rủi ro tiềm ẩn có thể
xảy ra, nhất là rủi ro khủng hoảng truyền thông là vấn đề cần quan tâm và chú ý đến
hiện nay. Những cuộc khủng hoảng truyền thông xuất hiện ngày càng nhiều về số
lượng và mức độ nghiêm trọng càng tăng lên.
Cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông nhất là mạng Internet
càng là điều kiện thuận lợi cho các cuộc khủng hoảng truyền thông dễ bùng nổ.
Trên các trang báo mạng và cả trên truyền hình đã đưa nhiều thông tin về các doanh
nghiệp Việt Nam có những sản phẩm không đạt chất lượng, không đảm bảo vệ sinh
an toàn, hành động xả nước thải chưa xử lý ra môi trường, hay những hành vi vi
phạm đạo đức kinh doanh v.v. Có thể kể đến như vụ khủng hoảng nhiều năm về
trước của nhãn hàng mì Gấu Đỏ, sản phẩm khăn ướt Baby Care hay nước ngọt
Number 1 của Tân Hiệp Phát. Người tiêu dùng đã ý thức và đặc biệt quan tâm đến
chất lượng hàng hóa, hoạt động kinh doanh của công ty và cả trách nhiệm xã hội
của các công ty. Những thông tin được người tiêu dùng cập nhật thường xuyên từ
các trang web, các trang báo mạng, truyền hình v.v và khách hàng luôn mong muốn
tìm ra được những câu trả lời chính xác về sự thật những thông tin mà các phương
tiện truyền thông đã đưa tin.
Vấn đề khủng hoảng truyền thông là vấn đề gắn liền với sự tồn vong của các
doanh nghiệp. Khủng hoảng truyền thông xảy ra dù chưa xác định được tính đúng
hay sai của thông tin nhưng chắc chắn, ảnh hưởng xấu và hậu quả từ nó gây ra là vô
cùng to lớn đối với các doanh nhgiệp. Đối với khách hàng, khủng hoảng làm mất đi
niềm tin và nghi ngờ về sản phẩm, doanh nghiệp và dẫn đến quyết định thay đổi lựa

chọn tiêu dùng hàng hóa. Và đối với cơ quan nhà nước và xã hội, khi có khủng
hoảng truyền thông thì tất nhiên các cơ quan chức năng phải tiến hành hoạt động hỗ
trợ, điều tra. Nghiên cứu vấn đề khủng hoảng truyền thông có ý nghĩa vô cùng to
lớn với các doanh nghiệp, khách hàng, xã hội và sự phát triển của nền kinh tế đất
6


nước. Nó giúp chỉ ra những hạn chế cần khắc phục và tầm nhìn chiến lược, cách
thức quản lý của các doanh nghiệp và nhà nước để đảm bảo hoạt động kinh doanh
công ty diễn ra thuận lợi và mang lại nhiều hiệu quả, tránh được những thiệt hại
nặng nề từ khủng hoảng truyền thông gây ra. Đồng thời giúp cho các doanh nghiệp
khác có thể rút ra được những bài học giá trị từ những công ty trước về cách xử lý
khủng hoảng truyền thông. Và quan trọng, đây là nguồn tham khảo cho những cá
nhân quan tâm đến vấn đề khủng hoảng truyền thông ở một số doanh nghiệp Việt
Nam.
Với những lý do trên, nhóm chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Phân
tích và đánh giá khủng hoảng truyền thông của công ty cổ phần thực phẩm Á
Châu”. Việc nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ hơn về tình hình vấn đề, biết được những
nguyên nhân và có những giải pháp xử lý những khủng hoảng truyền thông ở một
số doanh nghiệp tại Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích vấn đề khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp tại Việt
Nam giai đoạn 2012 – 2015.
Thứ hai, phân tích những nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thông đối với
doanh nghiệp này.
Thứ ba, đề ra một số giải pháp phù hợp để xử lý khủng hoảng truyền thông cho
doanh nghiệp này.

3.

3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp định lượng: Sử dụng ma trận SWOT phân tích các điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, thách thức để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động giao nhận hàng hóa hàng không tại công ty.
3.2. Phương pháp thu thập thông tin: Nguồn thông tin bên trong là nguồn thông
tin có sẵn trong sổ sách kế toán của công ty, các tài liệu liên quan tới hoạt động kinh
doanh của công ty. Nguồn thông tin bên ngoài là nguồn thông tin lấy từ sách,giáo
trình chuyên ngành, tạp chí hàng không, internet,… về các vấn đề liên quan đến đề
tài nguyên cứu.

7


3.3. Phương pháp thống kê, mô tả: Dựa trên cơ sở thu thập những số liệu sơ cấp
và thứu cấp, so sánh và rút ra nhận xét, kết luận cảu vấn đề nghiên cứu.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty TNHH Dịch
Vụ Giao Nhận AOM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian: Công ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận AOM.
 Về thời gian: Số liệu kết quả hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng
không trong 3 năm 2014, 2015 và 2016.

5. Kết cấu của bài khóa luận
Nội dung khóa luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng
đường hàng không
Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường

hàng không tại công ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận AOM
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận
hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty TNHH Dịch Vụ Giao
Nhận AOM

8


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
1.1. Khái quát chung về dịch vụ giao nhận hàng hóa
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ giao nhận
Trong thương mại quốc tế sự luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia đã dẫn
đến hàng hóa xuất nhập khẩu phải được chuyên chở qua biên giới giữa các nước.
Do vậy, để hàng hóa đến tận tay người mua, hàng hóa phải trải qua hàng loạt những
giai đoạn như: thông quan xuất nhập khẩu, chuẩn bị giấy tờ, thuê phương tiện vận
chuyển, bốc xếp hàng lên phương tiện,…Tất cả những công việc đó gọi là nghiệp
vụ giao nhận.
Theo Quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội Giao nhận Vận tải
Quốc tế (FIATA): “Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding Service) là bất kỳ dịch
vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân
phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ
kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính,
khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm hàng hóa và thu
tiền hay những chứng từ liên quan đến hàng hóa.”
Theo Điều 163 Luật Thuơng mại năm 2005:. "Dịch vụ giao nhận hàng hóa là
hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoa nhận hàng từ
người gửi, tổ chức vận chuyến, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch
vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng,
của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách

hàng)".
Nhìn chung cả Quy tắc mẫu của FIATA và Luật Thương Mại đều định nghĩa
dịch vụ giao nhận theo hướng liệt kê tất cả các dịch vụ liên quan đến quá trình vận
chuyển hàng hóa từ tay người gửi hàng (nhà xuất khẩu) đến tay người nhận hàng
(người nhập khẩu).

9


1.1.2. Người giao nhận
Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác
của khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác, người kinh doanh các dịch
vụ giao nhận gọi là người giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi anh ta
tự đứng ra thực hiện các công việc giao nhận cho hàng hoá của mình), là chủ tàu
(khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận), công ty xếp
dỡ hay kho hàng hoặc người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào
khác thực hiện dịch vụ đó. Theo Luật Thương Mại Việt Nam điều 164, người làm
dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “Người giao nhận là
người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành động vì
lợi ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở.
Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng
giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá ..”
1.1.3. Vai trò của giao nhận đối với sự phát triển thương mại
Trong xu thế kinh tế hội nhập như hiện nay, cũng như sự mở rộng giao lưu
hợp tác thương mại giữa các nước, đã khiến cho dịch vụ giao nhận ngày càng có vai
trò quan trọng được thể hiện qua các phương diện :
 Giao nhận góp phần tạo điều kiện cho quá trình lưu thông của hàng hóa
nhanh chóng hơn. Giúp chuyên chở và thực hiện một số nghiệp vụ trong hoạt

động giao nhận vận tải và là cầu nối quan trọng giữa người gửi hàng và
người nhận hàng.
 Giao nhận góp phần giúp cho hàng hoá lưu thông nhanh chóng, an toàn và
tiết kiệm mà không có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người
nhận vào tác ngiệp.
 Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các
phương tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa và có hiệu quả dung tích

10


và tải trọng của các phương tiện vận tải, cũng như các phương tiện hỗ trợ
khác.
 Giao nhận giúp giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu, tiết kiệm chi phí.
Song song đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi
phí không cần thiết như chi phí xây dựng nhà kho, bến bãi của người giao
nhận hay do người giao nhận thuê, giảm chi phí đào tạo nhân công.
1.1.4. Phạm vi các dịch vụ giao nhận
Ngoại trừ một số trường hợp bản thân người gửi hàng/người nhận hàng
muốn tự mình tham gia bất cứ khâu thủ tục và chứng từ nào đó, còn thông thường
người giao nhận thay mặt chủ hàng lo liệu quá trình vận chuyển hàng hoá qua các
công đoạn. Người giao nhận có thể làm các dịch vụ trực tiếp hay thông qua những
người kí hợp đồng phụ hay những đại lý mà họ thuê, người giao nhận cũng sử dụng
những đại lý của họ ở nước ngoài. Những dịch vụ này bao gồm :





Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu).

Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu).
Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt
Dịch vụ khác

1.2. Khái quát chung về giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không
1.2.1. Khái niệm về giao nhận hàng không
Giao nhận hàng không là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận
tải hàng không nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng tới nơi
nhận hàng. Giao nhận hàng không thực chất là quá trình chuyên chở và giải quyết
các thủ tục liên quan đến quá trình chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không.
Người thực hiện dịch vụ giao nhận hàng không có thể là chủ hàng, các hãng
hàng không, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác.
Hiện nay dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không thường do đại
lý hàng hoá hàng không và người giao nhận hàng không thực hiện.
1.2.1.1 Đại lý hàng hóa (Cargo agents)
Là bất cứ người nào, thông thường là các công ty tư nhân, chịu trách nhiệm
về các lô hàng trên tàu bay của một hãng hàng không. Đại lý hàng hóa có thể thuê
11


hoặc bố trí chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không trên tàu bay của một
hãng hàng không trên cơ sở thuê chuyến hoặc thuê khoang.
Đại lý hàng hoá hàng không là bên trung gian giữa một bên là người chuyên
chở (các hãng hàng không) và một bên là chủ hàng (người xuất khẩu hoặc người
nhập khẩu). Nói đến đại lý hàng hoá hàng không, người ta thường gọi là đại lý
IATA vì đây là đại lý tiêu chuẩn nhất.
Đại lý hàng hoá IATA là một đại lý giao nhận được đăng ký bởi hiệp hội vận
tải hàng không quốc tế, được các hãng hàng không là thành viên của IATA chỉ định
và cho phép thay mặt họ.
Để có thể được đăng ký làm đại lý hàng hoá IATA, người giao nhận hoặc tổ

chức giao nhận phải gửi đơn xin gia nhập, trong đó phải đưa ra các bằng chứng
chứng minh anh ta có đủ các khả năng sau đây :
 Chứng minh được khả năng phát triển kinh doanh dịch vụ hàng hoá hàng
không mà anh ta đang đảm nhiệm.
 Có đội ngũ nhân viên có trình độ, trong đó có ít nhất 2 chuyên viên đủ trình
độ làm hàng nguy hiểm, đã tốt nghiệp lớp học do IATA tổ chức.
 Có nguồn cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết kể cả cơ sở làm việc thích hợp.
 Có tiềm lực tài chính cần thiết để tiến hành các hoạt động tiếp thị, xử lý hàng
hoá và cấp các chứng từ tài liệu kèm theo.
 Đơn xin gia nhập IATA được gửi trực tiếp đến ban quản lý IATA.
1.2.1.2. Người gom hàng hóa/ người giao nhận hàng hóa (Air freight
consolidators/forwarders)
Là cá nhân hoặc công ty hoạt động như một đại lý giao nhận thực hiện việc
gom các lô hàng dưới tên của mình. Đó là người thay mặt cho người gửi hàng
chuyển hàng hóa đến người nhận hàng. Đó có thể là một người hoặc một công ty
thực hiện các dịch vụ được chỉ định (như nhận hàng, gửi hàng,…) nhằm đảm bảo và
tạo thuận lợi cho việc chuyển hàng.
Người giao nhận hàng không là người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
không. Người giao nhận hàng không có thể là đại lý IATA hoặc không phải là đại lý
IATA, dịch vụ mà người giao nhận thường làm chủ yếu là dịch vụ gom hàng.
12


 Người giao nhận hoạt động theo hợp đồng ủy thác ký với chủ hàng
bảo vệ quyền lợi của người chủ hàng.
 Người giao nhận lo liệu vận tải nhưng không phải là người chuyên
chở. Anh ta cũng có thể có phương tiện vận tải, có thể tham gia
chuyên chở nhưng đối với hàng hóa anh ta chỉ là người giao nhận ký
hợp đồng ủy thác giao nhận, không phải là người chuyên chở.
 Cùng với việc tổ chức vận tải người giao nhận còn làm nhiều việc

khác trong phạm vi ủy thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này đến
nơi khác theo những điều khoản đã cam kết.
1.2.2. Đặc điểm của vận tải hàng không
Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là các đường thẳng nối hai điểm
vận tải với nhau.
 Tốc độ của vận tải hàng không khá cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian
vận chuyển nhanh, gấp 27 lần vận tải đường biển, 10 lần vận tải ô tô
và 8 lần vận tải tàu hỏa.
 Vận tải hàng không an toàn hơn so với các phương tiện vận tải khác,
thích hợp với các loại hàng có giá trị cao, mau hỏng, các loại hàng quý
hiếm.
 Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, trang bị hoàn
hảo về kỹ thuật, các phương tiện phục vụ cho việc vận tải như: sân
bay, đài kiểm soát, khí tượng,..đây là một những yếu tố cấu thành nên
giá cước hàng không.
 Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với
các phương thức vận tải khác.
 Vận tải hàng không đơn giản hoá về chứng từ thủ tục so với các
phương thức vận tải khác.
Bên cạnh ưu điểm trên, vận tải hàng không cũng có những hạn chế sau:
 Cước vận tải hàng không cao.

13


 Vận tải hàng không không phù hợp với vận chuyển hàng hoá cồng
kềnh, hàng hoá có khối lượng lớn hoặc có giá trị thấp.
 Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng
như đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao phục vụ.
1.2.3. Vai trò của người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không trong

thương mại quốc tế.
Ngày nay, ngành vận tải hàng hoá bằng đường hàng không ngày càng khẳng
định ưu thế của mình so với các phương thức vận tải khác. Nền kinh tế quốc tế đang
diễn ra mạnh mẽ, sự giao thương của các nước được mở rộng thì cũng là lúc ngành
vận tải hàng hoá hàng không đi vào qũy đạo, phát triển mạnh mẽ với sự tham gia
tích cực của những đại lý hàng hoá hàng không và người giao nhận hàng không.
1.2.3.1. Vai trò của đại lý hàng hoá hàng không.
Đại lý hàng hoá hàng không được coi như một mắt xích quan trọng, cần thiết
trong mối quan hệ giữa người gửi hàng/người nhận hàng và hãng hàng không cũng
như trong hoạt động vận chuyển hàng hoá.
Đối với hãng hàng không, đại lý là người khá am hiểu về tình hình thị trường
hàng hoá, về nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không của các nhà
xuất nhập khẩu. Với mạng lưới tiếp thị của mình, các đại lý có thể bảo đảm nguồn
hàng tương đối thường xuyên để các hãng hàng không thực hiện nghiệp vụ vận
chuyển của mình. Có thể nói tỷ trọng hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không
do các đại lý mang lại lớn hơn rất nhiều so với những đơn hàng trực tiếp tới các
hãng hàng không, tỷ trọng này thường tới 90%. Hơn nữa, với tư cách là người được
các hãng hàng không ủy thác, các đại lý hàng không có thể thực hiện, cung cấp các
dịch vụ cho người gửi hàng và đảm bảo giao hàng cho các hãng hàng không trong
điều kiện hàng đã sẵn sàng để chở. Bởi vậy, sẽ thuận tiện hơn nhiều cho các hãng
hàng không. Cần nhấn mạnh thêm rằng các hãng hàng không và các đại lý cùng
tham gia vào một quy trình vận tải nên có thể coi là những đối tác của nhau trong
một cuộc kinh doanh.

14


Thực tế cho thấy rằng, sự hợp tác này đã tồn tại trong nhiều năm nay và tiếp
tục vẫn được duy trì. Đó vừa mang lại lợi ích cho các hãng hàng không, vừa là lợi
ích cho các đại lý nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao cho người

gửi hàng và người nhận hàng.
Đối với người gửi hàng hay người nhận hàng, đại lý thực sự là cần thiết vì
bản thân các thủ tục, nghiệp vụ để xuất khẩu hay nhập khẩu một lô hàng vốn đã rất
phức tạp đòi hỏi người tiến hành phải có trình độ, tinh thông nghiệp vụ. Hơn nữa
đối với vận chuyển hàng không phải tuân theo các quy định rất nghiêm ngặt để đảm
bảo an toàn cho chuyến bay mà các quy định này ít có các chủ hàng nào thông thạo
như các đại lý hàng không. Khi đã ủy thác lô hàng của mình cho các đại lý hàng
không, người gửi hàng có thể yên tâm rằng lô hàng của mình sẽ đến tận tay người
nhận bởi đại lý đảm bảo mọi thủ tục, dịch vụ và đóng hàng bao gói, lưu kho, chọn
tuyến đường, nhận, cấp chứng từ... và đến cả giao hàng tận tay người nhận do các
đại lý thường có mạng lưới đại lý riêng của mình ở nước ngoài (các Công ty làm đại
lý lẫn cho nhau) đảm bảo việc nhận hàng đầy đủ.
1.2.3.2. Vai trò của người gom hàng/người giao nhận hàng không
Như theo định nghĩa ở trên, người giao nhận hàng không cũng có thể là đại
lý IATA hoặc không phải là đại lý IATA nhưng họ chuyên về dịch vụ gom hàng. Bởi
vậy vai trò của người giao nhận hàng không cũng tương tự như vai trò của đại lý
hàng hoá hàng không, nhưng thêm một số vai trò về dịch vụ gom hàng như sau:
 Đối với người gửi hàng, dịch vụ gom hàng làm giá cước thấp hơn. Hơn nữa,
khi giao dịch với người gom hàng, người gửi hàng cảm thấy thuận lợi hơn
với người vận tải bởi người gom hàng có thể lo việc vận tải cho lô hàng một
cách thích hợp.
 Đối với người chuyên chở, họ sẽ tiết kiệm được chi phí giấy tờ, thời gian, do
không phải trực tiếp giải quyết những lô hàng lẻ. Người chuyên chở có thể
tận dụng hết khả năng của phương tiện vận tải và họ cũng không sợ không
thu được tiền của các chủ hàng lẻ do đã có người gom hàng thu hộ.
 Đối với người giao nhận không làm dịch vụ gom hàng, anh ta sẽ được hưởng
giá cước thấp hơn của các hãng hàng không cho những lô hàng lớn. Anh ta sẽ
15



chuyển một phần lợi này cho khách hàng bằng cách chào cho họ giá cước
thấp hơn mà người gửi hàng phải trả cho các hãng hàng không. Vì vậy, người
giao nhận hàng không có thể đưa ra bản giá cước riêng của mình khi anh ta
làm nhiệm vụ thu gom hàng và đồng thời anh ta sẽ được hưởng khoản chênh
lệch giá cước giữa tiền cước mà anh ta phải trả cho những hàng không và
tiền cước thu được của các chủ hàng lẻ.
1.2.4. Nội dung chủ yếu của dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường không
1.2.4.1. Chuẩn bị các chứng từ.
Những chứng từ thường dùng trong vận chuyển hàng hóa hàng không là :





Vận đơn hàng không - Vận đơn chính (MAWB)/ Vận đơn phụ (HAWB)
Thư chỉ dẫn của người, gửi hàng
Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
Tờ khai của người gửi hàng về hàng nguy hiểm (nếu có)

 Các chứng từ khác (nếu cần) như: giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), giấy kiểm
tra chất lượng, tờ khai giá trị hàng hóa, giấy chứng nhận về vũ khí đạn dược,

1.2.4.2. Hoạt động giao nhận của các đại lý hàng không
 Hỗ trợ người gửi hàng tìm hiểu các thông tin liên quan và cần thiết theo yêu
cầu của nước nhập khẩu, không chỉ khi ký kết hợp đồng mà cả khi đàm phán
hợp đồng.
 Tạo phương tiện cho việc thu gom những chuyến hàng xuất khẩu của khách
hàng.
 Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ hàng không, hoàn thành việc lập vận đơn hàng
không kể cả mọi chi phí tính trong đó và đảm bảo những hóa đơn chứng từ

đó đáp ứng được mọi yêu cầu của việc vận chuyển hàng không của cơ quan
hải quan.
- Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của lô hàng có đầy đủ và
-

hoàn toàn phù hợp với luật lệ Nhà nước không.
Đảm bảo là giấy chứng nhận đóng gói và bản kê khai của người gửi
hàng (trong trường hợp hàng nguy hiểm và súc vật sống) do người
xuất khẩu cung cấp phù hợp với thể lệ của IATA và của Nhà nước.
16


-

Lo thu xếp bảo hiểm cho khách hàng.
Thu xếp vận chuyển và lưu khoang máy bay với hãng hàng không và

-

định lịch trình giao hàng tại sân bay.
Theo dõi việc di chuyển hàng.
Tạo phương tiện cho việc tiếp nhận những chuyến hàng nhập khẩu.
Lo thu xếp bảo hiểm cho khách hàng.
Thu xếp vận chuyển và lưu khoang máy bay với hãng hàng không và

-

định lịch trình giao hàng tại sân bay.
Theo dõi việc di chuyển hàng.
Tạo phương tiện cho việc tiếp nhận những chuyến hàng nhập khẩu.

Lo thu xếp việc chia hàng lẻ, cung cấp phương tiện vận chuyển lô
hàng từ sân bay đến tay người nhận hàng.

1.2.4.3. Hoạt động giao nhận của người giao gom hàng/ giao nhận hàng không
 Đối với hàng xuất khẩu:
- Gom hàng: Là việc tập hợp những lô hàng nhỏ, lẻ từ nhiều người gửi hàng
thành những lô hàng lớn và gửi nguyên đi theo cùng một vận đơn tới cùng
một nơi đến cho một hay nhiều người nhận. Việc gom hàng sẽ làm giảm
cước phí, tăng khả năng vận chuyển của phương tiện, đặc biệt là vận chuyển
bằng đường hàng không bởi trong hệ thống giá cước của các hãng hàng
không, những lô hàng lớn thường được hưởng giá cước thấp hơn những lô
-

hàng nhỏ.
Giám sát việc di chuyển hàng của khách bao gồm việc chuyển tải và chuyển

-

tiếp đến địa điểm giao hàng cuối cùng.
Cung cấp chuyến hàng lớn để thuê toàn bộ, thuê một phần hay thuê từng

-

phần nhỏ của máy bay.
Dán nhãn và xếp hàng hóa vào Container của máy bay để giao cho hãng

-

hàng không nhận chở.
Thu xếp việc thu hoàn lại các khoản thuế, phí trước đã thanh toán cho hàng


nhập, nay tái xuất.
 Đối với hàng nhập khẩu.
- Thu xếp dỡ hàng, chia hàng lẻ.
- Thu xếp việc khai báo hải quan.
- Giao hàng đến tay người nhận.
- Ứng tiền để thanh toán các khoản thuế, phí cho khách hàng.
- Thực hiện lập lại chứng từ về hàng tái xuất.

17


-

Thực hiện việc chu chuyển hàng hoá trong nước đến địa điẻm khai báo cuối
cùng.

1.2.5. Các tổ chức quốc tế về giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không
1.2.5.1. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (International Civil Aviation
Organization – ICAO)
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế được thành lập 04/04/1947, có tổng
hành dinh đặt tại Montreal, Canada. ICAO là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, hệ
thống hóa các nguyên tắc và kỹ thuật của dẫn đường hàng không quốc tế cũng như
tạo điều kiện về kế hoạch và phát triển ngành vận tải hàng không quốc tế. Mục tiêu
hoạt động của ICAO là thúc đẩy sự hợp tác các nước trong lĩnh vực dân dụng hàng
dân dụng nhằm:
 Đảm bảo sự tăng trưởng an toàn và trật tự trên toàn thế giới cho hàng không
dân dụng quốc tế.
 Khuyến khích phát triển mạng đường bay, sân bay và các phương tiện không
vận.

 Đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách và nhu cầu chuyên chở hàng hóa
bằng đường hàng không an toàn, hiệu quả cao.
1.2.5.2. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air Transport
Asociation – IATA)
IATA được thành lập tháng 4 năm 1945, ở La Habana, Cuba. Thành viên của
Hiệp hội này được dành cho tất cả những hãng hàng không có danh sách đăng kí ở
những nước là thành viên của ICAO và một số thành viên khác.
Mục đích chính của tổ chức này là trợ giúp các công ty hàng không đạt được
sự cạnh tranh hợp pháp và thống nhất giá cả. Để phục vụ cho việc tính toán giá
cước vận tải, IATA chia thế giới ra 3 khu vực:
 Nam, Trung và Bắc Mỹ.
 Châu Âu, Trung Đông và châu Phi. châu Âu theo IATA bao gồm châu Âu
theo địa lý và các nước Maroc, Algérie và Tunisia.
 Châu Á, Úc, New Zealand và các đảo Thái Bình Dương.

18


Để đạt được mục tiêu này, các hãng hàng không đã được bảo đảm một sự miễn thuế
đặc biệt bởi mỗi một cơ quan điều chỉnh cạnh tranh chính trên thế giới để tham
khảo về giá thông qua cơ quan này.
Ngoài ra, mục đích của IATA là đẩy mạnh việc vận chuyển hàng không an
toàn, thường xuyên và kinh tế vì lợi ích của người dân trên toàn thế giới và nghiên
cứu những vấn đề có liên quan đến vận chuyển hàng không. Cung cấp nhũng
phương tiện để phối hợp hành động giữa các vụ vận tải hàng không quốc tế hợp tác
với ICAO và các tổ chức khác.
Tóm lại, hoạt động của IATA bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến lĩnh
vực kỹ thuật, pháp lý, tài chính của vận tải hàng không nhưng quan trọng nhất vẫn
là sự điều chỉnh cơ cấu giá cước và giá vé của các tổ chức hội viên.
1.2.5.3. Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (International Federation of

Freight Forwaders Associations – FIATA)
FIATA được thành lập vào ngày 31/05/1926 và liên tục phát triển trong nhiều
năm qua FIATA đã trở thành người đại diện cho giới cung cấp dịch vụ logistics
chuyên nghiệp toàn cầu. Thành viên của FIATA chủ yếu là các Hiệp hội Giao nhận
và Logistics của các Quốc gia.
Mục tiêu hoạt động của tổ chức này là:
-

Hiệp nhất ngành giao nhận vận tải quốc tế.
Đại diện, thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của ngành bằng cách tham gia
làm cố vấn hoặc chuyên gia tại các cơ quan quốc tế kinh doanh giao

-

thông vận tải.
Mở rộng các dịch vụ thương mại của các nhà giao nhận đến mọi

-

người thông qua việc phổ biến thông tin, phát hành ấn phẩm,…
Nâng cao chất lượng dịch vụ của các nhà giao nhận bằng cách phát
triển và thúc đẩy điều kiện kinh doanh chuẩn quốc tế, đồng nhất tài

-

liệu giao nhận,...
Hỗ trợ, đào tạo nghề giao nhận hàng hóa, bảo hiểm trách nhiệm pháp
lý, công cụ thương mại điện tử như trao đổi dữ liệu điện tử, mã
vạch,...


19


Tóm lại, FIATA là một tổ chức lớn nhất trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển
hàng hóa, có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu.

20


TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung trong chương 1 nêu ra cơ sở lý thuyết chủ yếu cho những vấn đề sẽ
được triển khai trong chuyên đề khóa luận. Đó là những cơ sở lý luận, khái niệm về
giao nhận, người giao nhận, giao nhận và vận tải bằng đường hàng không, phạm vi
dịch vụ giao nhận, vai trò của giao nhận đối với thương mại và các tổ chức quốc tế
về giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không từ đó ta có thể hiểu biết thêm phần
nào hệ thống mảng kiến thức về nghiệp vụ dịch vụ giao nhận hàng hóa hàng không.
Vì vậy để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động giao nhận, người
giao nhận phải không ngừng hoàn thiện kiến thức, tinh thông về nghiệp vụ, nắm
vững và vận dụng tốt các quy định của pháp luật, thông hiểu các tập quán quốc tế có
liên quan đến hàng hóa được luân chuyển một cách an toàn, nhanh chóng với chi
phí thấp nhất là điều rất cần thiết.
Trên đây là cơ sở lý luận để ta có cái nhìn tổng quát chung trong lĩnh vực
giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tiếp đến qua chương 2 ta sẽ phân tích
thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty TNHH
Dịch Vụ Giao Nhận AOM.

21


Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA

BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ
GIAO NHẬN AOM
2.1. Khái quát về công ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận AOM
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, ngành dịch vụ giao nhận đã
và đang phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày
càng cao không chỉ trong nội địa mà còn quốc tế. Nắm bắt được xu thế đó, công ty
TNHH Dịch Vụ Giao Nhận AOM ra đời với mong muốn cung cấp cho khách hàng
những gói dịch vụ giao nhận đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý nhất, góp phần
thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trở nên nhanh chóng và đạt hiệu quả kinh tế cao
hơn.
-

Tên công ty: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ GIAO NHẬN AOM
Tên giao dịch: AOM LOGISTICS CO.,LTD
Trụ sở chính: Lầu 3, Tòa nhà Nam An, số 167-169 Điện Biên Phủ,

-

Phường ĐaKao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Mã số thuế: 0304912625
Số ĐT: (+84)838.277.183
Fax: (+84)838.277.185
Website: www.aom-logistics.com
Email:
Logo:
Lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ giao nhận, vận tải trọn gói và hoàn thiện,

dịch vụ ngoại giao đoàn và dịch vụ thương mại quốc tế.


22


2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
AOM Logistic.,LTD được ra đời từ tập đoàn UNIQUE LOGISTICS
INTERNATIONAL (ULI) của Hong Kong vào năm 2001 tại TP.Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, tập đoàn này còn mở một chi nhánh tại Hà Nội mang tên công ty TNHH
AA & Logistic. Ban đầu công ty có tên là công ty TNHH dịch vụ giao nhận hàng
không và đường biển đa phương MeKong. Đến tháng 03/2007 công ty mới chính
thức mang tên công ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận AOM, với hình thức là công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên do ông CHUNG, YEN SAN làm tổng giám đốc
và trụ sở tại số 167-169 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Hoạt động kinh doanh của công ty gắn liền với công ty mẹ ULI. Từ tháng
04/2010, công ty được tách ra hoạt động độc lập để phù hợp với cơ chế thị trường.
Đến nay cũng đã có những bước phát triển vượt bậc, tuy trong những năm đầu
đi vào hoạt động công ty còn gặp nhiều khó khăn như: thiếu vốn, nhân sự, quy mô
hoạt động còn hạn hẹp,… nhưng trong những năm gần đây công ty đã đạt được một
số thành tựu đáng kể, thể hiện qua doanh thu bán hàng trong những năm 2014-2016.
Đặc biệt, hợp đồng chỉ định tổng đại lý khai thác hàng hoá tại Việt nam cho công ty
AOM Logistics.,LTD của hãng hàng không Mandarin Airlines (AE) diễn ra vào
tháng 10/2015. Sự hợp tác này đã mở ra một cơ hội phát triển thương mại trong khu
vực Châu Á, nơi mà có sự tăng trưởng rất tiềm năng về thương mại hàng hoá.
Với kết quả kinh doanh các năm không ngừng tăng trưởng, hiện nay công ty
đã nâng cao được uy tín của mình đối với khách hàng trong khắp tỉnh thành cũng
như vùng lân cận và hiện nay doanh nghiệp đang có hướng mở rộng quy mô của
mình ra nhiều quốc gia khác trong thời gian tới.
2.1.3. Địa vị pháp lý và nhiệm vụ kinh doanh
2.1.3.1. Địa vị pháp lý

Công ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận AOM là công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn:

-

Là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân.
Các thành viên chịu các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
 Đại diện pháp luật: CHUNG, YEN SAN
23


 Vốn điều lệ: 1.500.000.000 VNĐ
 Ngày cấp giấy phép: 15/03/2007
2.1.3.2. Nhiệm vụ kinh doanh
AOM Logistics chỉ tập trung kinh doanh ở ba lĩnh vực chủ yếu mà công ty có
thế mạnh như sau:
 Air freight (giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không)
 Sea freight (giao nhận hàng hóa bằng đường biển)
 Incoming shipment (giao nhận hàng chỉ định)
Với slogan: “Hãy tin tưởng dịch vụ của chúng tôi sẽ làm hài lòng khách hàng
của các bạn”, công ty đã xác định cho mình các nhiệm vụ là như sau:
-

Công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh đúng với ngành nghề đang

-

kinh doanh.
Đề ra và thực hiện kế hoạch, mục tiêu kinh doanh đúng với những cam

-


kết trong điều lệ của công ty.
Tổ chức và điều hành quản lý công ty theo đúng cơ chế hiện hành.
Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách quy định của nhà nước

-

và chính quyền địa phương nơi đặt trụ sở công ty.
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tích cực chủ động trong việc tăng vốn,

-

đảm bảo vấn đề tài chính, thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế.
Tăng cường công tác nghiên cứu và thực hiện các biện pháp cần thiết
để nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các

-

đối tác trong và ngoài nước.
Nâng cao uy tín, thương hiệu của công ty, giữ vững khách hàng và tìm

-

kiếm khách hàng mới.
Tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch
đã đề ra, xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty

24



BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG
SALE

PHÒNG KẾ
TOÁN

BỘ PHẬN
CHỨNG TÙ

PHÒNG
LOGISTICS

BỘ PHẬN
GIAO NHẬN
HÀNG SEA

PHÒNG
OPERATION

PHÒNG
HÀNH
CHÍNH

BỘ PHẬN GIAO
NHẬN HÀNG
AIR


Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận AOM
Nguồn: Phòng Hành Chính
2.1.4.2 Chức năng của các phòng ban
 Ban Giám Đốc :
- Là cơ quan đầu não của công ty, thực hiện chức năng quản trị, chỉ đạo,
-

điều hành mọi hoạt động của công ty theo quy định của pháp luật.
Trực tiếp đàm phán với khách hàng và kí kết các hợp đồng dịch vụ.
Đưa ra chiến lược và tổ chức điều hành công tác dịch vụ theo hướng
có lợi cho công ty trong hiện tại và tương lai.

 Phòng Sale:
-

Thực hiện công tác marketing, nghiên cứu thị trường, nhằm tìm kiếm
tìm kiếm đối tác để từng bước mở rộng thị trường cả trong và ngoài

-

nước.
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ theo dõi thực hiện các hợp đồng
kinh tế cho đến khi hoàn thành hợp đồng đã ký kết đúng quy định của

-

pháp luật hiện hành.
Xây dựng và triển khai thực hiện phương án kinh doanh sau khi được


Ban Giám đốc công ty phê duyệt.
 Phòng Kế toán:
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×