Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài tập Chương I_ Vậtlý 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.98 KB, 2 trang )

Gv: Đỗ Văn Hoài Bảo
Trường : THPT_THỐT NỐT
Chương I CHƯƠNG I K11
Câu 1: Ðể lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí giãm 2 lần thì
A.tăng khoảng cách giữa hai điện tích
2
lần.
B.tăng khoảng cách giữa hai điện tích 2 lần.
C.giãm khoảng cách giữa hai điện tích 2 lần.
D.giãm khoảng cách giữa hai điện tích
2
lần.
Câu 2: Lực tác dụng giữa hai điện tích điểm sẽ thay đổi thế nào khi đồng thời tăng độ lớn
mỗi điện tích lên 3 lần, khoảng cách giữa chúng tăng 3 lần và hằng số điện môi giãm 2 lần.
A. Lực điện tăng 2 lần. B. Lực điện tăng 4 lần
C. Lực điên giãm 4 lần. D. Lực điện giảm 2 lần.
Câu 3: Một điện tích điểm q = -2.10
- 9
C đặt trong điện trường đều có cường độ điện
trường bằng 2.10
7
V/m chịu tác dụng của lực điện có độ lớn bằng
A. F = 0,04 N B. F = 4.10
16
N C.F = 100N D. F = - 0,04 N
Câu 4: Một điện tích điểm q = - 3.10
– 7
C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại
điểm N cách điện tích điểm q một khoảng 3cm có độ lớn là
A. 3.10
6


(V/m) B. 3.10
5
(V/m) C. 9.10
5
(V/m) D. 9.10
6
(V/m)
Câu 5: Hai điện tích điểm đặt cách nhau 1m trong không khí. Nếu tăng độ lớn của mỗi
điện tích lên ba lần rồi đặt cách nhau 1,5m cũng trong không khí thì lực tương tác giữa hai
điện tích
A. tăng lên 4 lần B. giãm 4 lần C. tăng 4,5 lần D. giãm 4,5 lần.
Câu 6: Chọn câu SAI
A.Cường độ điện trường là đại lượng vô hướng.
B.Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện
trường tại điểm đó.
C.Ðiện trường đều có các đường sức điện là những đường thẳng song song và cách đều
nhau.
D.Ðiện trường là môi trường bao quanh điện tích.
Câu 7.Chọn câu SAI
A.Tổng đại số các điện tích trong một hệ luôn là hằng số.
B.Vật nhiễm điện âm âm là vật thừa êlectron.
C.Vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
D.Tổng đại số tất cả các điện tích của một vật bằng 0 vật đó trung hoà về điện.
Câu 8: Chất nào sau đây không phải là chất dẫn điện:
A. Nước cất. B. Kim loại. C.Dung dịch axít. D. Dung dịch bazơ.
Câu 9: Vật nào sau đây khi cầm chúng trên tay cọ xát vào len rồi chạm vào điện nghiệm
thì hai lá điện nghiệm không xoè ra:
A. Thanh kim loại B.Thanh thuỷ tinh
C. Thanh nhựa êbônít D.Thanh nhựa và thanh thuỷ tinh.
Câu 10: Các đường sức điện của một điện tích điểm không thể

A.song song nhau B.xuất phát từ vô cực
C.kết thúc ở vô cực D.là đường thẳng.
Câu 11: Ðộ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên không phụ thuộc vào
A.dấu của điện tích B. khoảng cách hai điện tích
C. chất điện môi D. độ lớn và khoảng cách giữa hai điện tích.
Gv: Đỗ Văn Hoài Bảo
Trường : THPT_THỐT NỐT
Câu 12: Cường độ điện trường tại một điểm cách điện tích điểm có độ lớn Q một đoạn r,
đặt đứng yên trong chân không
A. tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách r.
B.tỷ lệ với bình phương khoảng cách r.
C. tỷ lệ nghịch với độ lớn điện tích Q
D. Có chiều hướng ra.
Câu 13: Chọn câu ÐÚNG khi nói về các đường sức điện :
A. Có thể song song nhau.
B. Có thể cắt nhau.
C. Luôn là đường cong.
D. Là đường cong kín vì xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Câu 14: Thuyết điện tử giải thích các hiện tượng nhiễm điện của các vật dựa vào sự có
mặt và sự di chuyển của
A. êlectron.
B.Iôn dương khi vật nhiễm điện dương.
C.Iôn âm và dương khi vật trung hoà về điện.
D.Iôn âm khi vật nhiễm điện âm.
Câu 16: Chọn câu SAI khi nói về công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong
điện trường :
A.Không phụ thuộc vào điện tích di chuyển.
B.Không phụ thuộc vào dạng đường đường đi của điện tích trong điện trường đều.
C.Phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.
D.Không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích trong điện trường bất kỳ.

Câu 17: Chọn câu ÐÚNG
A.Tổng đại số các điện tích của một hệ cô lập về điện là không thay đổi.
B.Tổng các điện tích của một hệ cô lập về điện là không thay đổi.
C.Tổng đại số các điện tích của một hệ cô lập được bảo toàn.
D.Tổng các điện tích của một hệ cô lập về điện được bảo toàn.
Câu 18: Chọn phát biểu SAI
A.Chất điện môi luôn là chất rắn.
B.Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.
C.Trong vật cách điện có rất ít điện tích tự do.
D.Chất cách điện còn gọi là điện môi.
Câu 19: Người ta chế tạo ra điện nghiệm dựa vào sự tương tác giữa
A.các điện tích cùng dấu
B.các điện tích
C. các điện tích trái dấu
D. các điệm tích nhiễm điện hưởng ứng.
Câu 20:Chọn câu SAI
A.Không thể làm thanh thuỷ tinh nhiễm điện vì nó là chất cách điện.
B.Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện.
C.Ðiện là một thuộc tính của vật và điện tích là số đo của thuộc tính đó.
D.Các điện tích cùng loại (dấu) đẩy nhau, khác loại (dấu) hút nhau.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×